Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG ĐẬU PHỘNG Ở TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 83 trang )

BÁO CÁO
RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG ĐẬU PHỘNG
Ở TỈNH TRÀ VINH
Nhóm Tư vấn:
PGs.Ts. Nguyễn Phú Son (Tư vấn trưởng)
Ts. Huỳnh Trường Huy
Ths. Nguyễn Thị Thu An
Ths. Lê Văn Gia Nhỏ
Cn. Lê Bửu Minh Quân

Tháng 02/2016


MỤC LỤC
Tháng 02/2016......................................................................................................................i
MỤC LỤC............................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH............................................................................................................iv
TÓM TẮT BÁO CÁO.........................................................................................................1
1. GIỚI THIỆU....................................................................................................................2
2. MỤC TIÊU......................................................................................................................3
2.1. Mục tiêu chung.............................................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................................3
3. PHƯƠNG PHÁP.............................................................................................................3
Nghiên cứu này được thực hiện dựa vào khung phân tích chuỗi giá trị đậu phộng được
trình bày ở hình 1.................................................................................................................3
3.1. Khung phân tích............................................................................................................3
3.2. Thu thập thông tin.........................................................................................................4
Thông tin thứ cấp.................................................................................................................4


Thông tin sơ cấp..................................................................................................................4
.............................................................................................................................................6
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................................7
4.1. Tổng quan về địa bàn khảo sát sản phẩm đậu phộng....................................................7
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên......................................................................................................7
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội..........................................................................................8
4.2. Thực trạng sản xuất đậu phộng Trà Vinh....................................................................12
4.3. Mô tả sơ đồ chuỗi giá trị và chức năng thị trường của các tác nhân tham gia trong
chuỗi..................................................................................................................................14
4.4. Mô tả chức năng thị trường của các tác nhân.............................................................18
4.4.1. Nông hộ trồng đậu phộng........................................................................................18
4.4.2. Thương lái/chủ vựa trong tỉnh.................................................................................22
4.4.3. Thương lái ngoài tỉnh...............................................................................................25
4.4.4. Các cơ chế biến đậu phộng rang, đậu phộng muối..................................................26
4.4.5. Đại lý/Người bán sỉ..................................................................................................26
4.4.6. Người bán lẻ............................................................................................................27
4.5. Phân tích kinh tế chuỗi...............................................................................................27
4.6. Phân tích thuận lợi và khó khăn của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị...................32
4.6.1. Thuận lợi..................................................................................................................32
4.6.2. Khó khăn..................................................................................................................34
4.7. Giải pháp nâng cấp chuỗi...........................................................................................40
4.7.1. Phân tích ma trận SWOT.........................................................................................40
4.7.2. Giải pháp cải tiến/đổi mới sản phẩm.......................................................................44
4.7.3. Giải pháp đầu tư phát triển......................................................................................45
Dựa trên cơ sở hỗ trợ của dự án AMD, SME và Chính sách Tái cơ cấu nông nghiệp để
phát triển thêm ngành ngành nghề chế biến phân bón từ việc sử dụng nguồn vỏ đậu
phộng hiện chưa được sử dụng triệt để như hiện nay tại địa phương. Qua khảo sát một số
cơ sở tuốt đậu và sản xuất đậu phộng rang ở Tây Ninh được biết, một số cơ sở này đã sử

i



dụng vỏ đậu để chế biến phân bón cho cây kiểng. Do vậy, ngành nghề này nếu được phát
triển sẽ góp phần làm gia tăng thu nhập cho các cơ sở này. Do vậy, một cách gián tiếp,
điều này sẽ là điều kiện để các cơ sở này có thể mua đậu phộng từ các hộ trồng với giá cả
cao hơn. Một mặt sẽ cung cấp thêm nguồn phân hữu cơ cho ngành cây kiểng.................47
...........................................................................................................................................47
4.7.4. Giải pháp tái phân phối............................................................................................48
4.7.5. Giải pháp cắt giảm chi phí sản xuất.........................................................................49
4.8. Kế hoạch nâng cấp chuỗi............................................................................................51
5. KẾT LUẬN....................................................................................................................73
Tài liệu tham khảo.............................................................................................................75

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Khung phân tích ma trận SWOT............................................................................4
Bảng 2. Cơ cấu mẫu khảo sát.............................................................................................11
Bảng 3. Tình hình sản xuất đậu phộng tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 2010-2014)...................12
Bảng 4. Diện tích và năng suất gieo trồng đậu phộng 2012-2014.....................................13
Bảng 5. Chi phí sản xuất của người trồng đậu phộng năm 2015.......................................20
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2015..........................................................................................20
Bảng 6. Đánh giá rủi ro trong hoạt động trồng đậu phộng của nông dân..........................21
Bảng 7. Giá trị gia tăng thuần theo kênh thị trường thu gom đậu tươi, còn vỏ.................28
Bảng 8. Giá trị gia tăng thuần theo kênh thị trường đậu nhân...........................................30
Bảng 9. Phân tích ma trận SWOT của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị Đậu
phộng.................................................................................................................................41

iii



DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Khung phân tích CGT để xây dựng kế hoạch nâng cấp chuỗi...............................6
Hình 2. Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh............................................................................7
Hình 3. Sơ đồ chuỗi giá trị đậu phộng tỉnh Trà Vinh.........................................................17

iv


TÓM TẮT BÁO CÁO
Báo cáo này được thực hiện theo Điều kiện tham chiếu (ToR) về “Rà soát,
Phân tích, Đánh giá và Xây dựng Kế hoạch Phát triển Chuỗi giá trị ngành hàng
Lúa, Gạo và Đậu phộng ở Trà Vinh” Hoạt động này thuộc Hợp phần 1 của Dự án
Thích ứng BĐKH vùng ĐBSCL tại Trà Vinh. Mục đích chính của báo cáo là trình
bày:
1. Phân tích và đánh giá hoạt động của CGT đậu phộng nhằm tìm ra các lỗ
hổng trong chuỗi giá trị;
2. Đề xuất các giải pháp để nâng cấp chuỗi giá trị đậu phộng, dựa trên phân
tích thuận lợi và khó khăn của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị, đặc biệt là
các hộ nghèo sản xuất đậu phộng chịu ảnh hưởng của BĐKH; và
3. Xây dựng kế hoạch hành động để nâng cấp chuỗi giá trị, dựa trên các giải
pháp đã được xây dựng, nhằm tăng khả năng thích ứng với BĐKH cho các hộ sản
xuất và các tác nhân khác tham gia trong chuỗi giá trị đậu phộng ở Trà Vinh.
Nội dung chính của báo cáo bao gồm 03 thành phần: (i) đánh giá thực trạng
sản xuất và tiêu thụ đậu phộng ở Trà Vinh, (ii) Mô tả chức năng thị trường của các
tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị đậu phộng, (iii) Phân tích những thuận lợi và
khó khăn của các tác nhân trong chuỗi giá trị đậu phộng, (iv) Đề xuất giải pháp
nâng cấp chuỗi giá trị và (v) Xây dựng kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị. Đậu
phộng. Phạm vi rà soát, phân tích chuỗi giá trị đậu phộng của tỉnh; được thực hiện

trên địa bàn của 2 huyện Cầu Ngang và Duyên Hải. Đây là 2 huyện có qui mô sản
xuất đậu phộng lớn nhất tỉnh và có truyền thống sản xuất lâu năm.
Kết quả rà soát và phân tích chuỗi giá trị đã đưa ra được 11 giải pháp để nâng
cấp chuỗi giá trị, bao gốm: Phát triển dịch vụ chế biến và tồn trữ đậu phộng; Bố trí
lại lịch thời vụ sản xuất theo hướng rải vụ trong vụ Đông Xuân và tăng diện tích
gieo trồng vụ Thu Đông và Hè Thu; Đầu tư hệ thống tưới tiêu; Phát triển các tổ
chức kinh tế hợp tác; Phát triển các hình thức liên kết dọc giữa các tác nhân trong
chuỗi giá trị đậu phộng; Thúc đẩy DNNVV phát triển thương hiệu sản phẩm.;
1


Nghiên cứu đầu tư máy tuốt đậu phộng; Sản xuất phân bón từ vỏ đậu phộng; Nâng
cao trình độ và nhận thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh và thuốc BVTV cho các hộ
sản xuất đậu phộng và nâng cao năng lực sản xuất cho các hộ trồng đậu phộng.
1. GIỚI THIỆU
Dự án Thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh
Trà Vinh (Dự án AMD Trà Vinh) do Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế tài trợ
(IFAD). Mục tiêu tổng thể của dự án là xây dựng sinh kế bền vững cho người
nghèo nông thôn trong điều kiện biến đổi khí hậu. Mục tiêu cụ thể là nâng cao
năng lực thích ứng của cộng đồng để tăng cường khả năng ứng phó biến đổi khí
hậu. Đối tượng của dự án là hộ nghèo và cận nghèo, hộ do phụ nữ làm chủ và hộ
người dân tộc khmer sẽ được ưu tiên.
Dự án có 3 hợp phần chính: Hợp phần 1 “Nâng cao kiến thức về biến đổi khí
hậu”; Hợp phần 2 “Đầu tư cho sinh kế bền vững” và Hợp phần 3 “Quản lý dự án”.
Hoạt động tư vấn này thuộc khuôn khổ của hợp phần 2.Mục tiêu của hợp phần là
nâng cấp tính bền vững và hiệu quả của các khoản đầu tư thích ứng với BĐKH.
Hợp phần này có 2 tiểu hợp phần:
Tài chính nông thôn để cải thiện sinh kế; gồm các hoạt động: (a) thành lập
các Tổ tiết kiệm và tín dụng mới (SCG), (b) chuyển đổi các mạng lưới tín dụng
thành các Tổ chức tài chính vi mô (MFI), (c) hỗ trợ vốn cho đầu tư vào thích ứng

biến đổi khí hậu và chuỗi giá trị;
Đầu tư thích ứng BĐKH: gồm các hoạt động (a) Xây dựng cơ sở hạ tầng cho
cộng đồng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, (b) Đồng tài trợ cho hoạt động
thích ứng với biến đổi khí hậu, (c) Quỹ Hợp tác Công - Tư (PPP).
Hoạt động “Rà soát, Phân tích, Đánh giá và Xây dựng Kế hoạch Phát triển
Chuỗi giá trị ngành hàng Lúa, Gạo và Đậu phộng ở Trà Vinh” được thực hiện
trong khuôn khổ của hợp phân 1, nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch
nâng cấp chuỗi giá trị giúp cho các hộ sản xuất đậu phộng thích ứng tốt hơn với
tác động của BĐKH.
2


2. MỤC TIÊU
2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng giải pháp và kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị đậu phộng ở Trà
Vinh, nhằm giúp cho các hộ sản xuất đậu phộng thích ứng tốt hơn dưới tác động
của BĐKH.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mô tả sơ đồ CGT của sản phẩm được lựa chọn.
- Phân tích kinh tế chuỗi của sản phẩm được lựa chọn.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các tác nhân tham gia trong CGT của
sản phẩm được lựa chọn.
- Xây dựng các giải pháp và kế hoạch nâng cấp CGT sản phẩm được lựa chọn.
3. PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu này được thực hiện dựa vào khung phân tích chuỗi giá trị đậu
phộng được trình bày ở hình 1.
3.1. Khung phân tích
Công cụ chính được sử dụng trong nghiên cứu này là Phân tích ma trận
SWOT - như đã được trình bày trong bảng 1. Phân tích ma trận SWOT được sử
dụng để đưa ra các đề xuất giải pháp nâng cấp, dựa vào sự kết hợp giữa các điểm

mạnh (S) và cơ hội (O) để hình thành nhóm giải pháp công kích (SO); giữa các
điểm mạnh (S) với thách thức (T) để hình thành nhóm giải pháp thích ứng (ST);
giữa các điểm yếu với cơ hội để hình thành nhóm giải pháp điều chỉnh (WO) và
giữa các điểm yếu (W) với thách thức (T) để hình thành nhóm giải pháp phòng thủ
(WT).

3


Bảng 1. Khung phân tích ma trận SWOT

S: Điểm mạnh

O: Cơ hội

T: Thách thức

O1

T1

O2

T2

……….

……

Ok

SmOk : Giải pháp công kich

Tl
SmTl: Giải pháp thích ứng

S1
S2

Tận dụng điểm mạnh để đeo Tận dụng điểm mạnh để hạn

……

đuổi cơ hội

chế những rủi ro bên ngoài có

Sm
W: Điểm yếu

WnOk: Giải pháp điều chỉnh

thể xảy ra
WnTl: Giải pháp phòng thủ

W1
W2

Tận dụng cơ hội để khắc phục Giải pháp vừa khắc phục

…….


những điểm yếu

Wn

những điểm yếu, vừa hạn chế
những rủi ro có thể xảy ra

3.2. Thu thập thông tin
Thông tin thứ cấp
Những thông tin thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ
các báo thường niên của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (SNN&PTNT),
Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (PNN&PTNT) của các huyện trong
tỉnh, Niên giám thống kê của tỉnh Trà Vinh và một số nghiên cứu sẵn có trước đây
có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ đậu phộng tại Trà Vinh.
Thông tin sơ cấp
Xác định cỡ mẫu nghiên cứu
Tổng số quan sát được phỏng vấn trực tiếp trong nghiên cứu bao gồm: 8 đại
lý bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; 83 hộ sản xuất đậu phộng tại 2 huyện
4


Duyên Hải và Cầu Ngang; 13 thương lái (cũng là những người cung cấp đậu
giống); 6 đại lý/cửa hàng bán phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, 2 chủ vựa (bán
đậu nhân); 2 cơ sở sản xuất đậu phộng rang và đậu phộng muối; 4 doanh nghiệp
sản xuất kẹo và 4 người bán lẻ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã thực hiện những
cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các chuyên gia có liên quan đến các đơn vị hỗ
trợ/thúc đẩy CGT đậu phộng thuộc SNN&PTNT, PNN&PTNT tại 4 huyện Cầu
Ngang, Duyên Hải, Trà Cú và Châu Thành và UBND các xã: Mỹ Long Bắc (Cầu
Ngang), Ngũ Lạc (Duyên Hải), Ngọc Biên (Trà Cú) và Hưng Mỹ (Châu Thành).

Thêm vào đó, nghiên cứu còn thực hiện 4 cuộc thảo luận nhóm tại 4 xã kể trên để
lấy thông tin chung.
Phương pháp lấy mẫu
Đối với tác nhân hộ sản xuất, phương pháp lấy mẫu thuận tiện được áp
dụng. Các tác nhân còn lại trong chuỗi được lựa chọn khảo sát theo phương pháp
liên kết chuỗi. Các chuyên gia được phỏng vấn. cũng như các hộ nông dân tham
gia trong các buổi thảo luận nhóm được lựa chọn có chủ đích (là những người am
tường và có trải nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đậu phộng.

5


Hình 1. Khung phân tích CGT để xây dựng kế hoạch nâng cấp chuỗi

6


4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.1. Tổng quan về địa bàn khảo sát sản phẩm đậu phộng
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Trà vinh giáp với Vĩnh Long ở phía tây. Phía đông giáp giáp với Biển
Đông. Nam giáp với Sóc Trăng và phía bắc giáp với Bến Tre. Trà Vinh có 01 thành
phố và 07 huyện trực thuộc là thành phố Trà Vinh, các huyện Càng Long, Tiểu
Cần, Cầu Kè, Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang và Duyên Hải.
Diện tích tự nhiên: 2.341 km2, được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu với
02 cửa Cung Hầu và Định An, có 65 km bờ biển nên giao thông đường thủy có
điều kiện phát triển.

Hình 2. Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh
Thời tiết, khí hậu: Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu mát mẻ

quanh năm, nhiệt độ trung bình từ 26 – 270C, độ ẩm trung bình 83 - 85%/năm,
7


lượng mưa trung bình 1.500 mm, ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ và rất thuận lợi cho
đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Tài nguyên thiên nhiên
Tỉnh có 234.115 ha. Trong đó, đất nông nghiệp: 185.868 ha. Đặc biệt có đất
giồng cát rất phù hợp cho việc canh tác cây đậu phộng; đất lâm nghiệp: 6.745 ha;
đất chuyên dùng: 12.880 ha, đất ở nông thôn: 3.845 ha, đất ở thành thị: 566 ha, đất
chưa sử dụng: 900 ha, trong đó có đất cát giồng chiếm 6,62%. Diện tích rừng là
6.745 ha, nằm dọc bờ biển tại các huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú với các
loại cây như: bần, đước, mắm, dừa nước, chà là,… đất bãi bồi: 1.138 ha. Diện tích
đất và mặt nước nuôi trồng thủy sản khoảng 51.600 ha (diện tích nuôi tôm sú
29.000 ha).

4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tăng trưởng kinh tế
Mức tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1996 - 2000 đạt 8,87%; thời kỳ 2001- 2005
đạt 11,64%; thời kỳ 2006 - 2010 đạt 11,64%. Dự báo thời kỳ 2010 – 2015 đạt
14%. Với mức tăng trưởng này đã dẫn đến thu nhập của người dân cũng gia tăng,
và do vậy làm tăng sức mua của người dân nói chung.
Cơ cấu kinh tế
 Nông nghiệp - thủy sản
- Nông nghiệp
Tốc độ tăng trưởng hàng năm ngành nông nghiệp: 2%
+ Lúa: Diện tích: 90.000 ha. Sản lượng hàng năm: 1,15 triệu tấn, trong đó
lúa cao sản 50.000 ha, sản lượng 360.000 tấn.


8


+ Cây dừa: Diện tích: 14.500 ha, có trên 03 triệu cây với sản lượng 130
triệu trái là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến như: Tơ xơ dừa,
mùn dừa, than hoạt tính, than gáo dừa, cơm dừa nạo sấy, phân vi sinh, thảm xơ
dừa.
+ Cây mía: Diện tích khoảng 6.500 ha. Năng suất 100 tấn/ha tập trung tại
các vùng Trà Cú, Tiểu Cần.
+ Cây đậu phộng: Diện tích: 4.500 ha. Sản lượng bình quân hàng năm
khoảng 22 nghìn tấn, tập trung tại các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và một số ít ở
Trà Cú và Châu Thành.
+ Cây bắp: Diện tích: 5.700 ha. Sản lượng hàng năm: 28.000 tấn, tập trung
tại các huyện Trà Cú, Cầu Ngang.
+ Cây ăn quả: Diện tích: 19.200 ha. Sản lượng hàng năm: 198.000 tấn.
Gồm các loại: xoài Châu Nghệ, bưởi năm roi, cam, quýt đường Nhị Long, nhãn,
chôm chôm, sầu riêng, măng cụt Tân Quy,...
+ Chăn nuôi: Đàn heo: 420.000 con/năm, trên 95% là giống heo lai kinh tế,
đàn bò: 160.000 con/năm, đàn trâu: 2.000 con, đàn dê: 8.000 con, đàn gia cầm:
5.300.000 con.
 Về công nghiệp
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành là 15%. Các ngành công
nghiệp chủ lực: Công nghệ cao (hóa chất cơ bản, dược phẩm, mỹ phẩm, điện tử…)
và các ngành công nghiệp khác như chế biến nông thủy hải sản, chế biến dừa, mía
đường, hạt điều, thức ăn chăn nuôi, giày da, may mặc, bánh kẹo (trong đó có bánh
kẹo sử dụng nguyên liệu đậu phộng). Các làng nghề, hợp tác xã sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ: dệt chiếu, đan đát, sản phẩm quà lưu niệm.

9



 Thương mại - dịch vụ
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 20%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa hàng
năm tăng bình quân 14%. Trên địa bàn tỉnh có trên 1.000 doanh nghiệp và hộ kinh
doanh hoạt động trên lĩnh vực thương mại với khoảng trên 3.000 cửa hàng đại lý
bán lẻ. Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị và trung
tâm thương mại đến năm 2020. Các hệ thống siêu thị bán lẽ như COOP MART,
VINATEX đã triển khai dự án đầu tư và hoạt động rất hiệu quả tại tỉnh.
Xã hội
 Dân số và lao động
- Dân số khoảng 1,1 triệu người với 03 dân tộc chính: Kinh, Khmer, Hoa, trong
đó dân tộc Khmer chiếm khoảng 30% dân số.
- Lao động trong độ tuổi trên 70%, trong đó có 34% đã qua đào tạo sẽ là nguồn
cung cấp lao động tốt cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là các ngành có
nhu cầu sử dụng nhiều lao động.
 Mạng lưới đào tạo:
Tỉnh có Trường Đại học Trà Vinh, Trường Cao đẳng y tế, Trường Trung cấp
Văn hóa nghệ thuật, Trường Trung cấp nghề, Trung tâm công nghệ thông tin quốc
tế NIIT, Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và 08 trung tâm dạy nghề, 02 trung tâm kỹ
thuật tổng hợp - hướng nghiệp, 04 trung tâm giáo dục thường xuyên, trên 40
trường trung học phổ thông.
Kết cấu hạ tầng
 Giao thông đường bộ
- Toàn tỉnh có 03 Quốc lộ chính là 53, 54 và 60 hiện nay đang được nâng cấp
lên cấp 3 đồng bằng nối Trà Vinh với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long.

10



- Từ Trà Vinh đi thành phố Hồ Chí Minh theo Quốc lộ 60 qua đường cao tốc
Trung Lương dài 130 km
- Từ Trà Vinh đi thành phố Hồ Chí Minh theo Quốc lộ 53 qua Quốc lộ 1A dài
200 km
- Từ Trà Vinh đi thành phố Cần Thơ theo Quốc lộ 53 qua Quốc lộ 1A dài 100
km
 Giao thông đường thủy
Trà Vinh hiện tại có 02 cửa biển chính: Cửa Cung Hầu (sông Tiền) và cửa
Định An (sông Hậu) nối liền các tỉnh trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và
thành phố Hồ Chí Minh cho phép tàu 5..000 tấn cập cảng Cần Thơ và cảng Sài
Gòn để thông thương với quốc tế.
Bảng 2. Cơ cấu mẫu khảo sát
Tác nhân tham gia
Đại lý/ cửa hàng vật tư nông nghiệp

Số quan sát
6

Nông dân

83

Thương lái
Chủ vựa
Cơ sở sơ chế
Cơ sở chế biến
Bán sỉ
Bán lẻ

8

2
1
4
1
3
Tổng

117

Tổng số quan sát điều tra tất cả các tác nhân là 117 quan sát, bắt đầu từ những
đại lý, cửa hàng vật tư nông nghiệp, nhà cung cấp đầu vào phân bón, thuốc nông
dược phục vụ cho việc sản xuất đến những người trồng đậu phộng sau đó là các
tác nhân thu mua bao gồm thương lái, chủ vựa đến các cơ sở sơ chế, chế biến và
cuối cùng là người bán sĩ và bán lẻ trước khi sản phẩm đậu đến tay người tiêu
dùng cuối cùng.

11


4.2. Thực trạng sản xuất đậu phộng Trà Vinh
Trà Vinh là một tỉnh nằm trong vùng sản xuất lúa trọng điểm của cả nước –
vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Nhưng một số huyện có diện đất giồng cát, triền
giồng (Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành), việc sản xuất lúa của bà
con những khu vựa này thường không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đổi lại, nó
rất phù hợp cho các loại cây màu phát triển, do đất không bị ngập úng trong đó cây
đậu phộng được các nông hộ đánh giá là cây dễ trồng mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Đậu phộng được sản xuất từ 01 đến 03 vụ trong năm tùy vào chất lượng đất
và việc trồng xem canh hoa màu trong năm. Thời gian gieo trồng chính (vụ Đông
Xuân) thường bắt đầu vào khoảng tháng 12 dương lịch hàng năm và thu hoạch vào
tháng 03 dương lịch năm sau. Vụ phụ Hè Thu bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8 và vụ

Thu Đông từ tháng 09 đến tháng 12 dương lịch.
Bảng 3. Tình hình sản xuất đậu phộng tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 2010-2014)
5 năm thực hiện QH chuyển đổi

Chỉ
tiêu

Thực
hiện
2005

DT
NS

3.555
3,81

Chỉ
tiểu

Thực
hiện
2005

SL

13.559

Tăng
BQ

20102010
2011
2012
2013
2014
2014
(%/năm)
4.396
4.513
4.662
4.642
4.610
4.565
1,20
4,39
4,66
4,73
5,08
5,09
4,79
3,77
5 năm thực hiện QH chuyển đổi
Tăng
BQ 5
BQ
năm
20102010
2011
2012
2013

2014
20102014
2014
(%/năm)
19.296 21.035 22.057 23.561 23.465 21.883
5,01
BQ 5
năm
20102014

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh, 2014

So với các năm trước những năm gần đây năng suất đậu đã được cải thiện,
một phần nhờ đất trồng phù hợp và thời tiết thuận lợi. Bên cạnh đó, nhờ việc lựa
chọn giống đậu cao sản và chủ động học hỏi kỹ thuật của cán bộ tại địa phương từ
sự hỗ trợ của các phòng NN&PTNT các huyện.
12


Năm 2005 diện tích trồng đậu phộng đạt 3.555 ha; năm 2010 tăng lên đến
4.396 ha; năm 2014 đạt 4.610 ha, BQ 5 năm thực hiện quy hoạch chuyển đổi cơ
cấu sản xuất nông nghiệp (2010-2014) mỗi năm trồng 4.565 ha, tăng 1,2% mỗi
năm. Năng suất đậu phộng ở Trà Vinh thuộc loại khá cao: năm 2005 đạt 3,81
tấn/ha, đến 2014 đạt 4,39 tấn/ha. Sản lượng đạt tương đối ổn định, mỗi năm trên
22.000 tấn. Trong những năm tới, sẽ tập trung phát triển thâm canh, mở rộng diện
tích trồng để tăng năng suất.
Bảng 4. Diện tích và năng suất gieo trồng đậu phộng 2012-2014
Diện tích (ha)
Năm


Năng suất (tấn/ha)

2012

2013

4.662

4.642

4.610

4,73

5,08

5,09

Thành phố Trà Vinh

30

23

26

3,47

3,35


3,54

Huyện Càng Long

57

59

60

2,54

2,64

2,75

100

89

88

4,19

4,38

4,43

2


1

3

3,00

3,00

2,00

238

248

243

4,41

4,88

4,63

3.237

3.245

3.365

4,47


4,98

4,90

Huyện Trà Cú

177

145

109

6,18

5,21

5,20

Huyện Duyên Hải

821

830

722

5,82

5,79


6,65

Toàn tỉnh

Huyện Cầu Kè
Huyện Tiểu Cần
Huyện Châu Thành
Huyện Cầu Ngang

2014

2012

2013

2014

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh 2014.

Diện tích gieo trồng đậu phộng chung của tỉnh qua các năm 2012 – 2014 tuy
có biến động nhưng với mức độ không nhiều, dao động ở mức 4.600 ha. Các huyện
có diện tích trồng nhiều là huyện Châu Thành, huyện Cầu Ngang, huyện Trà Cú và
huyện Duyên Hải có diện tích trồng đậu phộng cao nhất toàn tỉnh, trong đó tập
trung nhiều ở huyện Cầu Ngang với diện tích chiếm khoảng 69,4% trong tổng diện
13


tích trồng đậu phộng năm 2012 của tỉnh, chiếm khoảng 72,9% trong năm 2014.
Huyện Duyên Hải bên cạnh diện tích canh tác thì năng suất đạt cao nhất năm 2014
với 6,65 tấn/ha, theo sau đó là các huyện Trà Cú và Cầu Ngang

Chính sách hỗ trợ:
Hình thức hỗ trợ cho nông hộ sản xuất đậu phộng hiện nay ở các huyện chỉ
về mặt kỹ thuật vào đầu vụ sản xuất.
Riêng huyện Cầu Ngang tổ chức mô hình sản xuất giống ở xã Long Sơn với
diện tích 40-50 ha, 10-20 ha xã Mỹ Long Bắc và Mỹ Long Nam). Công ty ADC đầu
tư sản xuất tại xã Mỹ Hòa với hình thức đầu tư vật tư nông nghiệp đầu vào cho
nông dân. Nông dân có thể thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc có thể trả sau
vào cuối vụ.
Khảo sát tại huyện Trà Cú còn ghi nhận được những hộ thuộc vùng được
khuyến khích chuyển đổi mô hình canh tác sẽ được hỗ trợ 40% chi phí giống, 20%
chi phí phân bón, song song đó cơ quan chức năng địa phương cũng có hỗ trợ tìm
kiếm đầu ra thông qua việc tham quan, tổ chức hội thảo tại các vùng lân cận.
Định hướng phát triển sản xuất đậu phộng:
Các huyện chủ yếu sẽ duy trì cơ cấu diện tích hiện tại và thực hiện theo quy
hoạch sử dụng đất thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới tuy nhiên phần lớn
có sự luân canh giữa các loại cây màu (đặc biệt là giữa bắp giống và đậu phộng) tùy
theo chính sách việc có nhận được các chính sách hỗ trợ hay không, xu hướng giá
cả như thế nào. Tại huyện Cầu Ngang ngoài việc khuyến khích người dân chuyển
đổi từ vụ lúa năng suất thấp sang cây màu, người nông dân còn được khuyến khích
phát triển sản xuất đậu giống.
4.3. Mô tả sơ đồ chuỗi giá trị và chức năng thị trường của các tác nhân tham
gia trong chuỗi

14


Để thấy đường đường đi của sản phẩm đậu phộng được sản xuất bởi các hộ
nông dân đến người tiêu dùng (công nghiệp và cuối cùng) như thế nào. Đồng thời
để xác định những kênh thị trường chính của sản phẩm đậu phộng ở Trà Vinh bao
gồm những kênh thị trường nào, chuỗi giá trị sản phẩm đậu phộng được mô tả qua

hình 3. Sơ đồ CGT cũng cho thấy được những tác nhân nào tham gia trong CGT
và chức năng thị trường của các tác nhân như thế nào. Ngoài ra, sơ đồ CGT còn
cho thấy những đơn vị/tổ chức nào đóng vai trò hỗ trợ/thúc đẩy chuỗi, trong khâu
nào và mức độ hỗ trợ ra sao.
Hình 3 cho thấy, phần lớn đậu phộng được sản xuất ra bởi các hộ nông dân
được bán cho các thương lái trong tỉnh (83%). Trong đó có cả một số thương lái
Trung Quốc đến.tận các huyện có trồng đậu phộng để mua (có nhờ một người dân
trong tỉnh đứng ra để mua hộ. Sau đó, phần lớn lượng đậu phộng này được bán
các thương lái/chủ vựa ngoài tỉnh như Bình Dương, Daklak, Tây Ninh (khoảng
65,4%). Cộng với một ít lượng hàng mua từ các chủ vựa ở Trà Vinh, những
thương lái/chủ vựa ngoài tỉnh dành hết toàn bộ lượng đậu phộng mua được từ các
thương lái ở Trà Vinh để bán cho người tiêu dùng công nghiệp (sử dụng đậu phộng
để chế biến ra phân bón, bánh kẹo, ép dầu phộng), hoặc bán cho các công ty chế
biến xuất khẩu. Như vậy, có thể nói đây là 1 trong những kênh phân phối chính
của CGT đậu phộng. Một lượng sản phẩm đậu phộng khác (khoảng 11% trong số
83%) được bán cho các cơ sở chế biến đậu rang và đậu muối trong tỉnh. Những
sản phẩm này được xem là những sản phẩm GTGT và được bán cho các đại
lý/người bán sỉ trong tỉnh, kế đó đến tay người tiêu dùng cuối cùng sau khi được
bán qua người bán lẻ trong tỉnh. Vậy đây được xem là kênh thị trường chính thứ
hai của CGT đậu. Kênh chính thứ ba là kênh mà ở đó đậu của nông dân làm ra
được bán cho các chủ vựa trong tỉnh (khoảng 14%). Sau đó, những chủ vựa này
bán lại cho các siêu thị, trước khi đến tay người tiêu dùng.
Tóm lại, có 4 kênh thị trường chính của chuỗi giá trị đậu phộng như sau:

15


Kênh 1: Nông dân  Thương lái trong tỉnh (đậu tươi, còn vỏ)  Chủ vựa/Thương
lái ngoài tỉnh  Người tiêu dùng công nghiệp/Xuất khẩu
Kênh 2: Nông dân  Thương lái trong tỉnh (đậu nhân)  Chủ vựa trong tỉnh (đậu

nhân)  Người tiêu dùng công nghiệp/Xuất khẩu
Kênh 3: Nông dân  Thương lái trong tỉnh (đậu nhân)  Cơ sở chế biến  Đại
lý/Người bán sỉ  Người bán lẻ  Người tiêu dùng cuối cùng
Kênh 4: Nông dân  Chủ vựa trong tỉnh (đậu tươi, còn vỏ)  Chủ vựa/Thương
lái ngoài tỉnh  Người tiêu dùng công nghiệp/Xuất khẩu

16


Cung cấp
đầu vào

Sản
xuất

Thu gom

3%
Thương
Thươnglái/Chủ
lái/Chủ
vựa
trong
vựa trongtỉnh
tỉnh
cung
cungcấp
cấpgiống
giống
Thương

Thươnglái/Chủ
lái/Chủ
Thương
lái/Chủ
vựa
vựangoài
ngoàitỉnh
tỉnh
vựa
ngoài
tỉnh
cung
cấp
giống
cungcấp
cấpgiống
giống
cung
Cửa
Cửahàng/Đại
hàng/Đạilý

Cửa
hàng/Đại

trong
trongtỉnh
tỉnhcung
cung
trong

tỉnh
cung
cấp
cấpphân
phânbón
bón&
&
cấp
phân
bón
&
thuốc
BVTV
thuốcBVTV
BVTV
thuốc
Công
Côngty
tyKinh
Kinh
Công
ty
Kinh
doanh
doanhVật
Vậttư

doanh
Vật


Nông
nghiệp
Nôngnghiệp
nghiệp
Nông

Nông
Nông
Nông
dân
dân
dân

thể/
cáthể/
thể/


Thương
Thương
Thương
lái
lái
lái
trong
trong
trong
tỉnh
tỉnh
tỉnh


83%
91%

Tổ
Tổ
Tổ
hợp
hợp
hợp
tác
tác
tác

Thương mại

Sơ chế,
Chế biến

11,1%
11,8%


Cơsở
sở

sở
chế
chế
chế

biến
biến
biến
(đậu
(đậu
(đậu
rang,
rang,
rang,
đậu
đậu
đậu
muối)
muối)
muối)

9,1%
8,5%

0,9%
11,8%
12,4%

2,3%
2,4%

0,9%

65,4%
70,1%


Chủ
vựa
Chủvựa
vựa
Chủ
trong
tỉnh
6% trong
trongtỉnh
tỉnh
(đậu
vỏ)
(đậuvỏ)
vỏ)
(đậu

SởNông
Nôngnghiệp
nghiệp&
&Phát
Pháttriển
triểnNông
Nông
Sở
thôn
thôn
Liênminh
minh
Liên

Hợptác
tácxã

Hợp

Đại
lý/
Đạilý/
lý/
Đại
Người
Người
Người
bán
bánsỉ
bán
sỉsỉ

11,8%
12,4%

0,6%

Người
Người
Ngườ
bán
ibán
bánlẻlẻ
lẻ


14,1%
14,8%

Người
Người
tiêu
tiêu
dùng
dùng
cuối
cuối
cùng
cùng

Người
Người
tiêu
tiêu
dùng
dùng
công
công
nghiệp
76,8%
75,5% nghiệp
//
Xuất
Xuất
khẩu

khẩu

7,6%
8,2%

11,4%
5,4%

14%

0,9%

Nhà
hàng/Quán
ăn
Nhàhàng/Quán
hàng/Quánăn
ăn
Nhà

Chủ
vựa
Chủvựa
vựa
Chủ
trong
tỉnh
trongtỉnh
tỉnh
trong

(đậu
(đậunhân)
nhân)
(đậu
nhân)

2,0%

Tiêu dùng

Chủ
vựa/
Chủvựa/
vựa/
Chủ
Thương
Thươnglái
lái
Thương
lái
ngoài
tỉnh
ngoài
tỉnh
ngoài tỉnh

Siêu
thị
Siêuthị
thị

Siêu

0,6%

SởCông
Côngthương
thương
Sở
Hiệphội
hộidoanh
doanhnghiệp
nghiệp
Hiệp

Hình 3. Sơ đồ chuỗi giá trị đậu phộng tỉnh Trà Vinh

Dự án
án IMPP
IMPP
Dự

17


4.4. Mô tả chức năng thị trường của các tác nhân
4.4.1. Nông hộ trồng đậu phộng
4.4.1.1. Đặc điểm hộ trồng đậu phộng
Qua khảo sát 115 nông dân trồng đậu phộng (62% nam giới, 38% nữ giới)
cho thấy, có 70% người trồng đậu là dân tộc Khmer, 30% dân tộc Kinh. Người
trồng đậu có độ tuổi trung bình là 45 tuổi (± 12 tuổi) và có trung bình 8 năm kinh

nghiệm trồng đậu phộng (36% nông dân có từ 8 năm kinh nghiệm trở lên). Trình
độ học vấn của người nông trồng đậu phộng khá thấp (42% cấp I, 33% cấp II và
10% có trình độ học vấn cấp III) và cũng có nông dân không được đi học (15%).
Số nhân khẩu trung bình của hộ là 4 người (từ 4 đến 12 người), trong đó có
khoảng 3 người là lao động chính (từ 1 đến 3 người). Ngoài ra, có 19% hộ được
khảo sát thuộc nhóm hộ nghèo, 25% là hộ cận nghèo. Kết quả khảo sát cho thấy,
có 18% nông dân tham gia HTX/THT, 36% nông dân tham gia hội đoàn thể ở địa
phương (hội nông dân/hội phụ nữ).
4.4.1.2 Hoạt động trồng và bán đậu phộng
Hoạt động trồng
Đất đai: Tổng diện tích đất bình quân của hộ trồng đậu gần 6,4 công/hộ thấp
nhất là 0,5 công/hộ, cao nhất 40 công/hộ (1 công = 1.000 m2), trong đó diện tích
trồng đậu phộng bình quân là 3,7 công (chiếm 58% tổng diện tích). Có 17% hộ
trồng đậu thuê thêm đất để trồng với giá thuê trung bình 0,99 triệu đồng/công/năm.
Tất cả những hộ được khảo sát trồng 1 vụ/năm (vụ Đông Xuân) với thời gian
khoảng 3 tháng/vụ.
Nguồn nguyên liệu đầu vào:
Đậu phộng giống: Phần lớn người trồng đậu phộng mua giống từ thương lái
hoặc chủ vựa trong và ngoài tỉnh (98%). Ngoài ra, một số hộ có thể tự chủ được
nguồn giống do trồng được 3 vụ/năm và tự để giống để trồng cho vụ sau. Nhu cầu
giống bình quân 20 kg/công, chi phí giống bình quân gần 1,3 triệu đồng/công
(chiếm 28% chi phí sản xuất). Các loại giống được nông dân sử dụng là: i) Miền
đông đất đỏ (62% nông dân sử dụng), giống này được thương lái/chủ vựa mua từ
18


các tình Đắc lắc, Bình Dương, Tây Ninh,… về bán thiếu cho nông dân; ii) Đậu vồ
(12% nông dân sử dụng), giống đậu này năng suất không cao nhưng chất lượng
hạt đậu tốt hơn những giống khác; Giống MD7 (11% nông dân sử dụng), đây là
giống được nông dân đánh giá có năng suất cao nhất nhưng loại giống này hiện

nay đã bị lai tạo làm chất lượng giống giảm; iv) Các loại giống khác như đậu thồ,
đậu trung, AR7,… (15% nông dân sử dụng).
Phân bón:
Phân hữu cơ: 42% hộ trồng đậu được khảo sát có sử dụng phân bón hữu cơ
(phân bò) song song với phân bón vô cơ. Có 89% tận dụng phế phẩm từ dây đậu
phộng để nuôi bò và trong số này có 64% hộ tận dụng nguồn phân bò để bón lại
cho cây đậu phộng mà không phải mua thêm phân hữu cơ (11% hộ bán dây đậu
phộng sau khi thu hoạch). Việc sử dụng phân hữu cơ giúp giảm chi phí sản xuất,
duy trì độ màu mỡ của đất đai, giảm ô nhiễm môi trường góp một phần nhỏ giúp
giảm thiểm hiện tượng biến đổi khí hậu và đặc biệt là nông hộ có thể tận dụng
nguồn phân bò do kết hợp trồng đậu phộng với nuôi bò. Số hộ còn lại không sử
dụng phân bón hữu cơ do không biết cách ủ phân, một số hộ không nuôi bò nên
không có nguồn phân ổn định.
Phân vô cơ: Chi phí phân vô cơ trung bình của các hộ nông dân trồng đậu
phộng là 1,31 triệu đồng/công (chiếm 28% chi phí sản xuất). Trong đó 74% hộ
mua phân bón cuối vụ trả (thời hạn 3 tháng) với giá mua cao hơn trả tiền mặt trung
bình khoảng 7,5%.
Thuốc BVTV: Chi phí thuốc BVTV trung bình là 454 ngàn đồng/công
(chiếm 10% chi phí sản xuất) bao gồm thuốc trừ cỏ, thuốc bệnh, thuốc sâu và
thuốc dưỡng cây. Có 74% nông dân mua thuốc BVTV trả sau (do họ thường mua
cùng với phân bón), giá mua trả sau cao hơn so với mua trả trước trung bình
khoảng 9%.
Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất bình quân 4,7 triệu đồng/công (tương
đương 6,06 triệu đồng /tấn đậu tươi). Trong đó, chi phí trung gian gồm giống,
19


phân bón, thuốc BVTV chiếm 67%; chi phí trung gian gồm chi phí lao động, thu
hoạch, tưới,… chiếm 33%. Với diện tích trung bình 3,7 công/hộ thì sản lượng đậu
phộng tươi thu được sau khi trừ hao hụt khoảng 3.338 kg/hộ (năng suất bình quân

871 kg/công), lợi nhuận trung bình từ trồng đậu phộng đạt khoảng 14,95 triệu
đồng/hộ/năm. Chi phí giống, phân bón và chi phí thu hoạch chiếm tỷ trọng cao
nhất trong tổng chi phí sản xuất. Do đó, nếu nông dân chủ động được nguồn
giống, sử dụng phân hữu cơ, cơ giới hóa trong thu hoạch sẽ có cơ hội giảm chi phí
sản xuất, tăng lợi nhuận cho hộ.
Bảng 5. Chi phí sản xuất của người trồng đậu phộng năm 2015

Khoản mục

Chi phí sản xuất
1 tấn đậu tươi
(ngàn đồng/tấn)

Chi phí sản xuất trên
1.000 m2 đất
Giá trị
(Ngàn đồng/1.000m2)

Tỷ trọng

Giống

1.315

28%

1.618

Phân vô cơ


1.310

28%

1.681

75

2%

92

Thuốc bảo vệ thực vật

454

10%

557

Tổng chi phí đầu vào

3.154

67%

3.948

Lao động (chuẩn bị đất, gieo,
chăm sóc,…)


392

8%

484

Thu hoạch

926

20%

1.081

Chi phí khác (tưới, thuê đất,
phân bổ máy móc, công cụ,…)

233

5%

548

Tổng chi phí tăng thêm

1.551

33%


2.113

Tổng chi phí

4.705

100%

6.061

Phân hữu cơ

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2015

20


×