Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn huyện tân châu tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.27 MB, 84 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

QHSDĐ: Quy hoạch sử dụng đất
KHSDĐ: Kế hoạch sử dụng đất
UBND: Ủy ban nhân dân
HĐND: Hội đồng nhân dân
NĐ-CP: Nghị định Chính phủ
BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường
STNMT: Sở Tài nguyên và Môi trường
QĐ: Quyết định
NSNN: Ngân sách nhà nước
VLXD: Vật liệu xây dựng
CB: Cán bộ
CNV: Công nhân viên
BDĐC: Bản đồ địa chính
DTTN: Diện tích tự nhiên


HỆ THỐNG BẢNG
2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 ............................................................ 26
2.2. Hiện trạng sử dụng các loại đất nông nghiệp năm 2017 .......................... 27
2.3. Hiện trạng sử dụng các loại đất phi nông nghiệp năm 2017 .................... 28
2.4. Biến động đất nông nghiệp ...................................................................... 30
2.5. Biến động đất phi nông nghiệp ................................................................ 31
2.6. Tổng hợp kết quả thực hiện KHSDĐ nông nghiệp năm 2017 ................. 34
2.7. Tổng hợp kết quả thực hiện KHSDĐ phi nông nghiệp năm 2017........... 36
3.1. Tổng hợp KHSDĐ nông nghiệp năm 2018.............................................. 52
3.2. Tổng hợp KHSDĐ phi nông nghiệp năm 2018 ....................................... 53
3.3. Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất năm 2018 .................................. 57
3.4. Danh mục công trình, dự án thực hiện năm 2018 .................................... 58
3.5. Bảng trung gian ........................................................................................ 59




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn................................................................................. 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3
5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn .................................................................................... 3
6. Bố cục của luận văn ..................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA KẾ HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT ĐAI 4
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 4
1.1.1. Tổng quan về đất đai ............................................................................................. 4
1.1.2. Tổng quan về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.................................................... 7
1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................................... 11
1.2.1. Văn bản Trung ương, Bộ, ngành ......................................................................... 11
1.2.2. Văn bản tỉnh, huyện ............................................................................................. 11
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN CHÂU, TỈNH TÂY NINH ................. 14
2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế xã hội ...................... 14
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường. .................................................... 14
2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội .................................................................. 20
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ................................... 24
2.2. Tình hình quản lý sử dụng đất đai .......................................................................... 25
2.2.1. Công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất,lập BĐĐC............ 25
2.2.2. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử đụng dất ......................................................... 25
2.2.3. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
GCNQSDĐ .................................................................................................................... 26
2.2.4. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển MĐSDĐ ........................... 26

2.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai và biến động đất đai ..................................... 26
2.3.1. Đánh giá hiện trạng theo từng loại đất ................................................................ 26


2.3.2. Biến động đất đai ................................................................................................. 30
2.3.3. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng đất năm 2017 ............................................. 32
2.4. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước ................................ 33
2.4.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2017 ......................... 33
2.4.2. Đánh giá những tồn tại trong kế hoạch sử dụng đất năm 2017 ........................... 39
2.4.3. Đánh giá nguyên nhân tồn tại trong kế hoạch sử dụng đất năm 2017 ................ 40
CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN TÂN CHÂU, TỈNH TÂY NINH ....................................................... 43
3.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện ............................................... 43
3.1.1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................ 43
3.1.2. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ................................................. 43
3.2. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018 ............................................................ 45
3.2.1. Dự báo nhu cầu sử dụng đất ................................................................................ 45
3.2.2. Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu sử dụng đất .... .51
3.2.3. Phân bổ diện tích đất đai cho các mục đích sử dụng. .......................................... 52
3.2.4. Diện tích các loại đất chuyển mục đích ............................................................... 56
3.2.5. Diện tích các loại đất thu hồi ............................................................................... 57
3.2.6. Danh mục các công trình, dự án thực hiện trong KHSDĐ năm 2018 ................ 58
3.2.7. Luận chứng lựa chọn vị trí và tính cấp thiết của công trình, dự án ..................... 59
3.3. Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất................................................. 64
3.3.1. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường ............................................ 64
3.3.2. Giải pháp tổ chức thực hiện ................................................................................. 65
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 68
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 69



MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
nguồn nội lực, là nguồn vốn to lớn của quốc gia, là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trường sống, địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,
văn hóa, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và việc tổ
chức sử dụng đất gắn chặt với sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Quy hoạch sử dụng đất là sự tính toán, phân bổ đất đai của Nhà nước một
cách cụ thể, hợp lý cả về số lượng lẫn chất lượng, vị trí, không gian... cho các
mục tiêu kinh tế xã hội của cả nước cũng như từng địa phương trong mỗi giai
đoạn phát triển của đất nước.
Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời
gian để thực hiện quy hoạch. Và công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm
cấp huyện là một nội dung quan trọng trong quản lý Nhà nước về đất đai, là một
trong những giải pháp của việc tổ chức thực hiện phương án quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020.
Tân Châu là huyện biên giới ở phía Bắc tỉnh Tây Ninh, với lợi thế vùng
chuyên canh cây công nghiệp tập trung, có trình độ chuyên môn hóa cao; đặc
biệt kinh tế mậu biên ngày càng phát triển (đường biên giới với Vương quốc
Campuchia dài 47,5 km); khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng từng bước
khẳng định vai trò trong nền kinh tế chung của huyện. Bên cạnh đó, an sinh xã
hội là chương trình mục tiêu quan trọng của một huyện biên giới; xem phát triển
cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh, thúc đẩy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng
tâm. Chính vì vậy, nhu cầu chuyển đổi sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi
nông nghiệp với số lượng khá lớn, trong khi đất đai bị giới hạn về diện tích và
ngày càng trở nên quý giá. Vì vậy, để có cơ sở khoa học và pháp lý cho việc
phân bổ sử dụng đất đối với các mục tiêu phát triển cần thiết phải tiến hành xây
dụng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của huyện Tân Châu là
nhằm cụ thể hóa và chi tiết hóa quy hoạch sử dụng đất, làm căn cứ để Nhà nước
thực hiện thẩm quyền về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất; đồng thời để quản lý và sử dụng quỹ đất một cách khoa học và chặt
chẽ. Bên cạnh đó, việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018 nhằm đáp ứng
nhu cầu đất đai cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển
của các ngành, các lĩnh vực trên nguyên tắc phù hợp với quy hoạch sử dụng đất,
đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm, hợp lý.
Xuất phát từ tầm quan trọng để đánh giá hiệu quả và nâng cao tính khả thi
của phương án quy hoạch sử dụng đất, việc tiến hành thực hiện đề tài “Xây
dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh
Tây Ninh” là cần thiết.
1


2. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn
2.1. Mục tiêu
Xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn huyện Tân Châu,
tỉnh Tây Ninh nhằm giúp quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai theo quy hoạch, kế
hoạch và pháp luật; đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả;
bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước
biển dâng, đảm bảo phát triển bền vững.
Xác định cụ thể diện tích các loại đất sử dụng vào các mục đích nông
nghiệp, phi nông nghiệp đã được phân bổ trong kỳ kế hoạch; đề xuất việc
khoanh định, phân bổ đất đai đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến
năm 2018, đảm bảo hài hòa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của huyện, đóng góp tích cực vào quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, pháp lý về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đai.
- Kiểm kê đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện về thực trạng sử dụng
đất trên địa bàn huyện để làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng kế
hoạch sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.
- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 nhằm rút ra
những kết quả đạt được và những mặt tồn tại cần khắc phục trong xây dựng kế
hoạch sử dụng đất năm 2018.
- Xác định các chỉ tiêu điều chỉnh sử dụng đất cấp tỉnh đã phân bổ cho
huyện đến năm 2018 và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
- Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực đến năm 2018 và
phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
- Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối xác định các chỉ tiêu sử dụng đất
cho các ngành, lĩnh vực đến năm 2018 và phân bổ đến từng đơn vị hành chính
cấp xã.
- Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đất đai, các quy luật phân vùng sử dụng đất, các chính sách của nhà nước
liên đến vấn đề sử dụng đất đai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đơn vị hành chính huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.
2


- Phạm vi thời gian: Lập kế hoạch sử dụng đất năm 2018.
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu, điều tra nhu cầu sử dụng đất năm 2018
của huyện Tân Châu nhằm đưa ra những phương hướng và kế hoạch sử dụng đất
hợp lý, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu và điều tra, khảo sát thực địa: thu thập các
tài liệu, số liệu, bản đồ, thông tin của công trình, dự án trên địa bàn quận Tân
Bình làm cơ sở để điều tra, thu thập dữ liệu, rà soát số liệu đã có về hiện trạng
sử dụng đất.
Phương pháp dự báo: dùng để dự báo quy mô dân số, chuyển dịch cơ cấu
sử dụng đất, dự báo nhu cầu SDĐ của các ngành, lĩnh vực.
Phương pháp so sánh: so sánh KHSDĐ năm 2017 với kết quả thực hiện
KHSDĐ năm 2017 làm cơ sở xây dựng KHSDĐ năm 2018.
Phương pháp kế thừa: phân tích các tài liệu đã có trên địa bàn quận; công
trình, dự án đã và đang được xây dựng có liên quan đến việc sử dụng đất để so
sánh biến động đất đai; đồng thời đưa vào kế hoạch những công trình, dự án
chưa được thực hiện nhưng phù hợp với kinh tế - xã hội của thành phố.
Phương pháp chuyên gia: tham gia ý kiến của chuyên gia trong các lĩnh
vực đất đai, kinh tế, xã hội, môi trường và các lĩnh vực có liên quan.
5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất việc khoanh định, phân
bổ đất đai đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2018, đảm bảo hài
hoà các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế
xã hội của huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.
Xác định lợi thế và hạn chế của huyện, xác định diện tích các loại đất để
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong khai thác quỹ đất
nói riêng. Bên cạnh đó, đánh giá được thực trạng và tiềm năng đất đai của xã
làm cơ sở phân bổ, sử dụng đất đai hợp lý, khoa học, hiệu quả và bền vững.
6. Bố cục luận văn
- Mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của kế hoạch sử dụng đất đai
- Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác kế hoạch sử dụng đất đai trên
địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh
- Chương 3: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn huyện

Tân Châu, tỉnh Tây Ninh
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
3


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tổng quan về đất đai
a. Khái niệm
Trong nền sản xuất, đất đai giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Đất đai là điều
kiện vật chất mà mọi sản xuất và sinh hoạt đều cần tới. Đất đai là khởi điểm tiếp
xúc và sử dụng tự nhiên ngay sau khi nhân loại xuất hiện. Trong quá trình phát
triển của xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật
chất và văn minh tinh thần, tất cả các kỹ thuật vật chất và văn hóa khoa học đều
được xây dựng trên nền tảng cơ bản là sử dụng đất đai.
Luật đất đai hiện hành đã khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô
cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của
môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công tình
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”. Như vậy, đất đai là điều kiện
chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Nói cách
khác, không có đất sẽ không có sản xuất cũng như không có sự tồn tại của chính
con người. Do vậy, để có thể sử dụng đúng, hợp lý và có hiệu quả toàn bộ quỹ
đất thì việc hiểu rõ khái niệm về đất đai là vô cùng cần thiết.
Về mặt thuật ngữ khoa học “Đất” và “Đất đai” có sự phân biệt nhất định.
Theo các nhà khoa học thì “Đất” tương đương với từ “Soil” trong tiếng Anh, nó
có nghĩa trùng với thổ hay thổ như ng bao hàm ý nghĩa về tính chất của nó. Còn
“Đất đai” tương đương với từ “Land” trong tiếng Anh, nó có nghĩa về phạm vi

không gian của đất hay có thể hiểu là lãnh thổ.
Tuy nhiên, khái niệm đầy đủ và phổ biến nhất hiện nay về đất đai như
sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu
thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề
mặt, thổ như ng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với
nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định
cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại
(san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa...)” (Hội
nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, 1993).
Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có thời hạn theo chiều thẳng
đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm động thực vật,
nước mặt, nước ngầm và tài nguyên khoáng sản trong lòng đất) theo chiều
ngang - trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ như ng, địa hình, thủy văn cùng
nhiều thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt
động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người.
4


b. Vai trò và đặc điểm của đất đai trong phát triển kinh tế - xã hội
Đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, cùng với vòng quay của bánh xe thời
gian thì con người xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo đất đai và biến đất
đai từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của con người,
tức cũng là sản phẩm của của xã hội.
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng
là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh
vật khác trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là
điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu
sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu không có đất đai thì
không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản
xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay.

Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai
từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia.
Tuy nhiên, vai trò của đất đai đối với từng ngành rất khác nhau:
- Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức
năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng
dự trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản). Quá trình sản xuất và
sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất
lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất.
- Trong các ngành nông-lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá
trình sản xuất, là điều kiện vật chất – cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng
lao động (luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo….)
và công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi…). Quá
trình sản xuất nông-lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá
trình sinh học tự nhiên của đất.
Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội lòai người, sự hình
thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất-văn minh tinh thần, các tinh
thành tựu kỹ thuật vật chất-văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng
cơ bản - sử dụng đất.
Mục đích sử dụng đất nêu trên biểu lộ rõ nét trong các khu vực kinh tế xã
hội phát triển mạnh, cùng với sự tăng dân số nhanh đã làm cho mối quan hệ giữa
người và đất ngày càng căng thẳng những sai lầm liên tục của con người trong
quá trình sử dụng đất đã dẫn đến huỷ hoại môi trường đất, một số công năng nào
đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai càng trở nên quan trọng và mang
tính toàn cầu.
Qua đó ta thấy, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu
trên mà nó còn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng
cả xương máu và vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của
quốc gia đó, ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Đất đai
còn là nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị trường nhà
5



đất, nó là tài sản đảm bảo sự an toàn về tài chính, có thể chuyển nhượng qua các
thế hệ...
c. Quy luật phân vùng sử dụng đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở không gian bố trí lực lượng
sản xuất và là không gian phát triển đô thị. Đất đai là không gian phân bố các
hoạt động kinh tế - xã hội của con người. Các hoạt động này diễn ra trên bề mặt
trái đất nhưng lại có tính tập trung, từ đó hình thành các trung tâm và hệ thống vị
trí trung tâm với các cấp độ khác nhau.
Vị trí trung tâm là điểm nút trao đổi thông tin, hàng hóa và dịch vụ cho
các dân cư xung quanh nó. Nếu không có vị trí trung tâm thì con người sẽ mất
nhiều chi phí vật chất và thời gian lưu thông để thực hiện trao đổi hàng hóa, dịch
vụ với nhau. Mỗi vị trí trung tâm có một bán kính phục vụ nhất định. Cấp độ của
vị trí trung tâm được xác định bởi tính chất tiêu thụ của loại hàng hóa và dịch vụ
mà nó cung ứng: hàng hóa và dịch vụ có tính chất tiêu dùng thường xuyên thì
mức độ tập trung thấp, mức độ phân tán cao, vị trí các trung tâm thực hiện các
chức năng trao đổi và cung ứng hàng hóa, dịch vụ này có cấp độ thấp. Ngược
lại, các loại hàng hóa và dịch vụ có tính chất tiêu dùng không thường xuyên thì
mức độ tập trung cao, vị trí các trung tâm thực hiện các chức năng trao đổi và
cung ứng hàng hóa, dịch vụ này có cấp độ cao.
Các vị trí trung tâm phân bố tương đối với nhau trong không gian theo
nguyên tắc thị trường, nguyên tắc giao thông và nguyên tắc hành chính hình
thành hệ thống trung tâm. Trong một hệ thống vùng thị trường của các vị trí
trung tâm là hình lục giác đều.
Do tính hướng tâm của tất cả người tiêu dùng và nhà sản xuất mà hình
thành các phân vùng sử dụng đất đai khác nhau trong không gian.
Cơ chế phân vùng sử dụng đất đai trong không gian trước tiên được
nghiên cứu bởi Von Thunen (1826) về phân vùng sử dụng đất nông nghiệp và
phát triển bởi William Alonso (1964) về phân vùng sử dụng đất đô thị căn cứ

vào mô hình kinh tế tân cổ điển về sự cân bằng giữa chi phí vận chuyển và chi
phí đất đai bị ảnh hưởng bởi khoảng cách địa lý. Tuy nhiên, vai trò của khoảng
cách địa lý và chi phí vận chuyển ngày càng kém quan trọng trong sự hình thành
các trung tâm và sự phân vùng chức năng đất đai.
Theo đường hướng của lý thuyết Vị thế- Chất lượng, phân vùng chức
năng đất đai trong không gian bị chi phối bởi việc lựa chọn vị trí định cư cũng
như nơi bố trí xí nghiệp phụ thuộc vào nhu cầu vị thế xã hội và chất lượng tự
nhiên của đất đai. Những người có nhu cầu về vị thế thì sẽ chọn lựa vị trí tiệm
cận vào trung tâm, còn những người có nhu cầu về độ phì, diện tích thì sẽ lựa
chọn vị trí ngoại vi trung tâm. Mà từ đó hình thành các phân vùng sử dụng đất
đai khác nhau. Cùng với mức độ lợi nhuận của tư bản trong các ngành nghề
khác nhau thì có khả năng chi trả cho việc thuê đất, từ đó hình thành các mức
giá khác nhau tại các vị thế khác nhau.
6


R
12

Thương mại
và dịch vụ

7

Dân cư
Công nghiệp

2
Khu mua bán


0

A

B

và văn phòng

Khoảng cách đến trung tâm vị
thế

Khu ở

Khu công nghiệp

Hình 1.1. Mô hình phân khu chức năng đất đai trong không gian
Vì vậy, cơ chế phân vùng SDĐĐ được lý giải theo cách khác trong lý
thuyết “Vị thế - Chất lượng”. Theo đó, các phân vùng chức năng đất đai là hệ
quả của sự lựa chọn cạnh tranh về chất lượng tự nhiên và vị thế xã hội của đất
đai. Mỗi loại hình kinh doanh, mỗi người có nhu cầu khác nhau về vị thế và chất
lượng của đất đai. Các loại hình kinh doanh như thương nghiệp, dịch vụ có nhu
cầu cao về vị thế thì sẽ lựa chọn vị trí tiệm cận vào trung tâm. Nông nghiệp và
công nghiệp có nhu cầu cao về chất lượng tự nhiên, về độ phì và diện tích thì sẽ
chọn vị trí ngoại vi trung tâm. Cùng với mức độ lợi nhuận của tư bản trong các
ngành nghề khác nhau thì có khả năng chi trả cho việc thuê đất, từ đó hình thành
các mức giá khác nhau tại các vị thế khác nhau. Giá đất – mục đích sử dụng – vị
thế của đất đai có quan hệ chặt chẽ với nhau.
1.1.2. Tổng quan về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
a. Khái niệm
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo

không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển KT-XH, QP-AN, bảo vệ môi
trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử
dụng đất đai của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng KT-XH và đơn vị hành
chính trong một khoảng thời gian xác định.
Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời
gian để thực hiện quy hoạch. KHSDĐ nhằm thực hiện chi tiết, cụ thể hóa quy
hoạch sử dụng đất để sử dụng đất theo quy định.
7


b. Đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã hội, tính
khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp
thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân.
Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện như sau:
- Tính lịch sử xã hội
Trong QHSDĐ luôn nảy sinh quan hệ giữa người với đất đai - yếu tố tự
nhiên cũng như quan hệ giữa người với người và nó thể hiện đồng thời hai yếu
tố: thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và thúc đẩy sự phát triển của các mối
quan hệ sản xuất. Do vậy, quy hoạch sử dụng đất luôn là một bộ phận của
phương thức sản xuất xã hội và lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát
của quy hoạch sử dụng đất. Nói cách khác quy hoạch sử dụng đất có tính lịch sử
xã hội. Tính chất lịch sử của quy hoạch sử dụng đất xác nhận vai trò lịch sử của
nó trong từng thời kỳ xây dựng và hoàn thiện phương thức sản xuất xã hội, thể
hiện ở mục đích, yêu cầu, nội dung và sự hoàn thiện của phương án quy hoạch
sử dụng đất.
- Tính tổng hợp
Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất biểu hiện chủ yếu ở hai mặt:
+ Mặt thứ nhất: Đối với của quy hoạch sử dụng đất là khai thác, sử dụng,
cải tạo, bảo vệ...tài nguyên đất đai cho nhu cầu toàn bộ nền kinh tế uốc dân

(trong quy hoạch sử dụng đất thường đụng chạm đến việc sử dụng của tất cả các
loại đất chính).
+ Mặt thứ hai: Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa
học, kinh tế và xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số đất đai,
sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, môi trường và sinh thái...
Với đặc điểm này quy hoạch sử dụng đất lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn
bộ nhu cầu sử dụng đất, điều hòa các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh
vực; xác định và điều phối phương hướng, phương thức phân phối sử dụng đất
phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội, đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân luôn
phát triển bền vững, đạt tốc độ và ổn định.
- Tính dài hạn
Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất thể hiện ở chỗ thời hạn của quy
hoạch sử dụng đất là 10 năm hoặc lâu hơn. Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng
đất phụ thuộc vào dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế xã hội
quan trọng như sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quá trình đô
thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn... Quy hoạch dài
hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát triển lâu dài kinh tế xã hội. Cơ cấu và
phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài (cùng
với quá trình phát triển kinh tế xã hội) cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến.
- Tính chính sách
8


Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rất rõ đặc tính chính trị và chính sách xã
hội. Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên
quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng
đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch
kinh tế xã hội, tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai
và môi trường sinh thái.
- Tính khả biến

Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước, theo nhiều
phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải
pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc
phát triển kinh tế xã hội trong một thời kỳ nhất định. Khi xã hội phát triển, khoa
học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự
kiến của của quy hoạch sử dụng đất không còn phù hợp thì việc chỉnh sửa, bổ
sung hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết. Điều
này thể hiện tính khả biến của quy hoạch. QHSDĐ luôn là quy hoạch động, một
quá trình lặp lại theo chu kỳ “Quy hoạch - thực hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh
lý - Tiếp tục thực hiện...” với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp
ngày càng cao.
c. Nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước;
Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong KHSDĐ cấp tỉnh và
diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện, cấp xã trong năm
kế hoạch.
Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án sử
dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật đấ trong năm
kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư
nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ
cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ,
sản xuất, kinh doanh.
+ Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với các
loại đất phải xin phép quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của
Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
+ Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;
+ Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
Đối với quận đã có quy hoạch đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt thì không lập quy hoạch sử dụng đất nhưng phải lập kế hoạch

sử dụng đất hàng năm; trường hợp quy hoạch đô thị của quận không phù hợp
với diện tích đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thì phải điều
chỉnh quy hoạch đô thị cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
9


d. Những điểm bất cập trong QH, KHSDĐ hiện nay
Công tác lập, triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất về cơ bản ngày
càng hoàn thiện và đạt được kết quả tích cực nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại
nhiều bất cập trong trên thực tế.
Công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chưa phù hợp về thời gian,
nội dung với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã
hội. Chất lượng của nhiều quy hoạch còn thấp, thiếu đồng bộ trong sử dụng đất
cũng như chưa đầy đủ căn cứ pháp lý thể hiện ở việc các quy hoạch phải điều
chỉnh, bổ sung nhiều lần; thiếu tính khả thi, không đảm bảo nguồn lực đất đai để
thực hiện.
Việc không đồng nhất các chỉ tiêu thống kê các loại đất dẫn đến việc đánh
giá các chỉ tiêu thực hiện quy hoạch không đầy đủ, chính xác. Chỉ tiêu phê duyệt
chưa đảm bảo diện tích đất tối thiểu so với quy chuẩn xây dựng về giao thông, y
tế, giáo dục…
Nhiều địa phương còn gặp khó khăn, bị động khi giải quyết đối với
trường hợp biến động các chỉ tiêu sử dụng đất trong quá trình thực hiện so với
các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch được duyệt, phát sinh các dự án, công trình
chưa có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.
Công tác quản lý thực hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế, bất cập về cơ
chế, nhiều nơi bị buông lỏng, thiếu sự phân cấp, phân công hợp lý về chức năng
đối với các sở chuyên ngành như xây dựng, quy hoạch – kiến trúc và ủy ban
nhân dân các quận, huyện trong quản lý, theo dõi việc lập, thẩm định, trình
duyệt và thực hiện quy hoạch. Lực lượng cán bộ chuyên trách cho công tác này
còn nhiều hạn chế về năng lực.

Công tác lấy ý kiến của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
chưa thực sự được chú trọng. Tình trạng quy hoạch “treo” còn phổ biến. Trên cả
nước vẫn còn hàng ngàn dự án “treo” chưa được thu hồi. Việc xử các dự án sau
khi thu hồi cũng đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Sau khi chấm dứt pháp lý dự án, trả lại quyền lợi hợp pháp cho người dân
nhưng trên thực tế, do chủ đầu tư đền bù, giải phóng mặt bằng không liền thửa,
liền khoảnh nên cả người dân lẫn doanh nghiệp đều khó để sử dụng phần đất của
mình, chính quyền cũng khó điều chỉnh quy hoạch.
Bên cạnh đó, dù là hủy bỏ dự án nhưng quy hoạch không thay đổi nên
người dân không dám xây dựng kiên cố hay đầu tư sản xuất lâu dài vì lo nhà
nước thực hiện quy hoạch sẽ không được bồi thường do không có các chính sách
đối với người dân sau khi thu hồi dự án “treo” hoặc các quy hoạch chậm thực
hiện.

10


1.2. Cơ sở pháp lý
1.2.1. Văn bản Trung ƣơng, Bộ ngành:
Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 09/12/2013.
Nghị định số: 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013.
Chỉ thị số: 08/CT-TTg ngày 02/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về công
tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ
cuối (2016-2020).
Thông tư số: 28/2014/TT-BTNMT ngày 20/5/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất;
Thông tư số: 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất.
Công văn số: 4389/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 16/10/2017 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc lập kế hoạch sử dụng đất năm 2018.
1.2.2. Văn bản tỉnh, huyện:
Nghị quyết số: 38/2017/NQ-HĐND ngày 11/12/2017 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Tây Ninh khóa VIII, kỳ họp thứ 17 về thu hồi đất để thực hiện các dự
án phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh
Nghị quyết số: 39/2017/NQ-HĐND ngày 11/12/2017 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Tây Ninh khóa VIII, kỳ họp thứ 17 về chuyển mục đích sử dụng đất
trồng lúa, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ để thực hiện các dự án trên địa bàn
tỉnh Tây Ninh (đợt 2 năm 2017);
Quyết định số: 2196/QĐ-UBND ngày 01/11/2013 của UBND tỉnh Tây
Ninh về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất chi tiết 05 năm kỳ đầu (2011 – 2015) huyện Tân Châu;
Quyết định số: 71/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Tây
Ninh về việc ban hành bảng giá các loại đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
năm 2015-2019;
Quyết định số: 77/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND tỉnh Tây
Ninh về việc ban hành hệ số điều chỉnh giá đất để tính giá đất cụ thể trên địa bàn
tỉnh Tây Ninh;
Quyết định số: 1263/QĐ-UBND ngày 09/6/2017 của UBND tỉnh Tây
Ninh về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2017 trên địa bàn huyện Tân
Châu;
Công văn số: 1488/UBND-KTN ngày 27/5/2017 của UBND tỉnh Tây
Ninh về việc lập, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử
11


dụng đất 05 năm (2016 – 2020) và kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của các

huyện, thành phố.
Công văn số: 2320/STNMT-CCQLĐĐ ngày 15/6/2017 của Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh về việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất giai
đoạn 2016 – 2020 và báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng đất 05 kỳ đầu 20112015.
Công văn số: 4925/STNMT-CCQLĐĐ ngày 10/11/2017 của Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh về việc khẩn trương hoàn thành lập kế
hoạch sử dụng đất năm 2018 cấp huyện.

12


TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chương 1 đã tổng quan được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
Nêu lên những khái niệm về đất đai, về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, biết
được các quy tắc, căn cứ pháp lý để lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, cũng
như biết được trong công tác QHSDĐ hiện nay đang gặp phải những bất cập gì.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của có vai trò quan trọng trong
công tác quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là công tác giao đất, cho thuê đất,
thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

13


CHƢƠNG 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN CHÂU – TỈNH TÂY
NINH
2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển KT-XH
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trƣờng
a. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý
Huyện Tân Châu nằm phía Bắc tỉnh Tây Ninh, là huyện biên giới phía bắc
tiếp giáp Vương quốc Campuchia, cách trung tâm thành phố Tây Ninh 36 km,
có tọa độ địa lý 1060006’-1060029’ kinh độ Đông và 1100025’-1100046’ vĩ độ
Bắc, được thành lập theo Quyết định số: 48/QĐ-HĐBT ngày 13/5/1989 của Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng, trên cơ sở chia tách địa giới hành chính từ huyện Tân
Biên và huyện Dương Minh Châu, có tổng diện tích tự nhiên 95.118ha. Đến
ngày 12/01/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số: 21/2004/NĐ-CP về việc
điều chỉnh địa giới hành chính huyện Tân Châu và huyện Dương Minh Châu,
trên cơ sở sáp nhập 3 ấp: Tà Dơ, Đồng Kèn, Suối Bà Chiêm, thuộc xã Suối Đá,
huyện Dương Minh Châu về huyện Tân Châu và ranh giới hành chính được xác
định như sau:
-Phía Đông giáp: thị xã Bình Long và huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.
-Phía Nam giáp: thành phố Tây Ninh và huyện Dương Minh Châu.
-Phía Tây giáp: huyện Tân Biên.
-Phía Bắc giáp: Vương quốc Campuchia (có đường biên giới dài 47,5km).
Toàn huyện Tân Châu được chia thành 12 đơn vị hành chính cấp xã, bao
gồm 11 xã và 01 thị trấn, có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế mậu biên, động
lực để phát triển thương mại dịch vụ; vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung
có thế mạnh của tỉnh Tây Ninh, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
có mối liên hệ giao thông đối ngoại, liên vùng và nội huyện thuận lợi nhờ hệ
thống đường tỉnh phân bố đều đã hình thành bộ khung cơ bản mạng lưới giao
thông cho huyện (100% xã - thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã, đã được
nhựa hóa), trong chiến lược phát triển hệ thống giao thông sẽ có các tuyến
đường quan trọng của vùng Đông Nam bộ đi qua địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi
giao thương với các tỉnh trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam,
vùng Tây Nguyên, vùng Đồng bằng sông Cửu Long như: Quốc lộ 14C nối liền
các tỉnh thuộc vùng Biên giới Việt Nam - Campuchia; đường ĐT.794, nối liền
khu Kinh tế cửa khẩu Kà Tum với các tỉnh lân cận; mạng lưới các tuyến đường
tỉnh, kết nối với các trục đường huyện, liên xã và nội bộ xã.

14


* Địa hình, địa mạo
Phần lớn là địa hình đồi đỉnh bằng, lượn sóng nhẹ, độ cao tuyệt đối từ 18
đến 148,5m; song phổ biến là 40m - 60m, địa hình có xu hướng thấp dần từ Tây
sang Đông, từ Bắc xuống Nam, nơi bằng thấp là khu vực Hồ Dầu Tiếng; nhìn
chung phần lớn địa hình khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng
cây công nghiệp lâu năm (cao su, điều…).
* Khí hậu
Huyện Tân Châu mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, thể hiện
qua từng yếu tố như sau:
Nền nhiệt độ cao đều quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 26,6 oC, giá trị
trung bình cao thường xuất hiện vào các tháng 3 và tháng 4 (trung bình 27,628,3oC); nhiệt độ thấp thường xuất hiện trong tháng 12 và tháng 2, chế độ nhiệt
cao, ổn định và biên độ nhiệt khá lớn là yếu tố thích hợp để phát triển cây trồng,
đặc biệt là các loại cây công nghiệp và cây có củ; cũng như quá trình phân giải
hữu cơ và biến đổi trạng thái vật chất trong đất.
Lượng mưa khá cao, số ngày có mưa bình quân 140 ngày/năm; sự phân
bố lượng mưa năm phụ thuộc chặt chẽ vào mùa gió, có trên 90% lượng mưa
hàng năm xuất hiện vào mùa gió Tây Nam, còn được gọi là các tháng mùa mưa
(đầu tháng 5 đến trung tuần tháng 11). Mưa nhiều làm cho quá trình rửa trôi các
cation kiềm và dinh dư ng trong đất xảy ra mạnh mẽ hơn, dẫn đến chua hóa và
nghèo kiệt hóa dinh dư ng. Mùa khô, từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau,
lượng mưa thấp, chỉ chiếm dưới 10% tổng lượng mưa cả năm.
* Thủy văn
Tân Châu là một huyện biên giới có địa hình cao, ít ảnh hưởng của chế độ
thủy triều. Song, trên địa bàn có sông Sài Gòn chảy dọc ở phía Đông huyện đây
cũng là ranh giới tự nhiên của tỉnh Tây Ninh với tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình
Phước. Ngoài hồ Dầu Tiếng, còn có các suối, như: Suối Ngô, Suối Tà Tôn, suối
Tà Ly, suối nước trong, suối nước đục… và hệ thống kênh tưới, kênh tiêu, các

hồ chứa nhỏ là phụ lưu, tạo nên mạng lưới thủy văn chính trên địa bàn huyện
Tân Châu.
b. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Căn cứ kết quả Điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỉnh Tây
Ninh, tỷ lệ 1:100.000 do Viện Quy hoạch - Thiết kế Nông nghiệp thực hiện năm
2005, trên địa bàn huyện Tân Châu có 02 nhóm đất chính và chia thành 05 đơn
vị bản đồ đất:
- Đất xám trên phù sa cổ (X): Đất xám trên phù sa cổ có quy mô diện tích
82.330,27ha, chiếm 74,77% diện tích tự nhiên, đất xám phân bố thành những
khu vực rộng lớn, chiếm giữ gần hết phần bậc thềm có độ cao từ 10m đến 50m
hoặc đến 60m, trên những bề mặt không bị đọng nước hoặc những khu vực
15


nghèo nước ngầm. Đất xám trên phù sa cổ ở Tân Châu có địa hình khá bằng
phẳng và tầng đất hữu hiệu dày. Tuy nhiên đất xám có cơ giới nhẹ, dễ cải tạo, lại
được phân bố ở địa hình khá bằng phẳng thuận lợi cho việc cung cấp nguồn
nước tưới cũng như thuận lợi trong việc thực hiện các biện pháp canh tác. Vì
vậy, nó có thể thích hợp với nhiều loại cây trồng cạn nhiệt đới.
Hiện nay hầu hết diện tích đất xám trên phù sa cổ ở Tân Châu đã đang
được sử dụng cho các mục tiêu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở và đất
chuyên dùng. Do những lợi thế về địa hình và phạm vi thích hợp rộng nên trong
phần đất nông nghiệp nhiều loại cây trồng cạn khác nhau đang được trồng trên
đất xám như: cao su, điều, mãng cầu, xoài, sầu riêng, bưởi, cam, chôm chôm,
nhãn, chuối, khoai mì, đậu phộng, bắp,... tất cả đều sinh trưởng phát triển tốt.
- Đất xám có tầng loang lổ glây (Xf): Đất xám có tầng loang lổ glây có
diện tích 911,97ha, chiếm 0,83% DTTN, phân bố ở hai xã Tân Hưng 736,96ha
và Tân Phú 175,01ha. Đất xám phân bố ở địa hình tương đối thấp, nơi có mực
nước mạch lên xuống nông và có thể bị đọng nước bề mặt một số giai đoạn

trong năm. Nhìn chung, đất xám có tầng loang lổ glây là một trong những loại
đất có nhiều ưu điểm về đặc tính lý hóa học, phân bố ở địa hình khá bằng phẳng,
nguồn nước tưới chủ động là điều kiện thuận lợi để áp dụng các tiến bộ khoa
học - kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp. Nhìn chung đất xám có tầng loang lổ
đỏ vàng là loại đất khá thích nghi với chuyên canh lúa nước hoặc luân canh lúa
nước với cây trồng cạn hàng năm; cũng có thể trồng cây lâu năm, tùy theo vị trí
địa hình và điều kiện thoát thủy mùa mưa.
- Đất xám glây (Xg): Đất xám glây có diện tích là 11.671,58ha, chiếm
10,6% DTTN; phân bố ở các thung lũng ven suối hoặc các trũng thấp trong vùng
phù sa cổ, xuất hiện khá phổ biến trong địa bàn huyện Tân Châu, phân bố nhiều
ở các xã phía Tây của huyện, nhiều nhất là ở xã Tân Đông 2.380,8ha (20,4%).
Đất xám gley phân bố trên những bề mặt địa hình thấp, có mực nước ngầm
nông, thường bị đọng nước 2-4 tháng trong năm và có mức glây dao động từ
trung bình đến mạnh thường xuất hiện ở độ sâu từ 0-5cm, trong phân loại đất
được xếp vào đất xám glây. Nhìn chung, xám glây cũng là một trong những loại
đất có nhiều ưu điểm cho sử dụng nông nghiệp; đất chua vừa, hàm lượng dinh
dư ng cho cây trồng khá cao, lại được phân bố ở địa hình thấp bằng thuận lợi
cho việc cung cấp nguồn nước tưới cho cây trồng.
- Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ (Fk): Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ
có diện tích 2.702,07ha, chiếm 2,45% DTTN; phân bố trên bề mặt địa hình vòm
thoải có độ cao từ 55m đến 95m, độ dốc 3-8o; phân bố chủ yếu ở xã Tân Hòa
2.153,9ha (79,71%). Đất có thành phần cơ giới nặng, cấu trúc viên-cụm, tơi,
xốp, chua vừa và có hàm lượng dinh dư ng khá cao. Đây là một loại đất có ưu
thế cho phát triển các cây lâu năm, vì vậy đề nghị nên ưu tiên cho trồng cao su
và các loại cây lâu năm khác.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Đất nâu vàng trên phù sa cổ có diện
tích 4.948,81ha, chiếm 4,49% DTTN, phân bố ven sông Sài Gòn có địa hình
16



vách sườn nghiêng góc theo hướng đông Bắc trên địa bàn xã Tân Hòa.
Nhìn chung, đất đai ở huyện Tân Châu có tầng dày khá, độ dốc thấp, địa
chất ổn định, nên thuận lợi đối với cho xây dựng công trình phi nông nghiệp,
phát triển công nghiệp, đô thị và trồng cây cao su, một số cây ăn quả đặc sản.
Riêng các loại đất xám gley, đất xám có tầng loang lổ gley thích hợp trồng lúa
nước, các loại rau màu và cây công nghiệp hàng năm..
* Tài nguyên nƣớc
Nguồn nước mặt của huyện Tân Châu chủ yếu là từ 2 sông lớn là sông
Tha La và sông Sài Gòn, đã xây dựng hồ Dầu Tiếng với dung tích thiết kế 1,58
tỷ m3, ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các suối và kênh mương đã xây dựng,
đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước cho sinh hoạt.
Nước ngầm là nguồn tài nguyên quý giá và ở Tân Châu có trữ lượng
không lớn nên cần thận trọng trong quá trình khai thác và phải được quản lý sử
dụng một cách có hiệu quả. Trong đó, cần ưu tiên khai thác nước ngầm phục vụ
sinh hoạt và công nghiệp ở nông thôn, những nơi có nguồn nước ngầm khá có
thể khai thác phục vụ tưới cây ăn quả đặc sản, rau, thủy sản, cung cấp nước cho
chăn nuôi, tưới bổ sung cho cây công nghiệp hàng năm. Trong khai thác và sử
dụng nước ngầm cần tiết kiệm và tránh ô nhiễm. Các khu vực có công nghiệp
chế biến, khu dân cư và đô thị nên sử dụng nước mặt qua hệ thống cấp nước tập
trung. Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện Tân Châu, phân bố thành 2 khu
vực: Khu vực nước ngầm trung bình khá: Phân bố ở phía nam huyện Tân Châu;
Khu vực nghèo nước ngầm: Phân bố ở bắc huyện Tân Châu, bề dày tầng chứa
nước mỏng lại xuất hiện khá sâu nên khó khai thác, nên một số khu vực thuộc
phía Bắc như: xã Tân Hòa và xã Suối Ngô mực nước ngầm sâu, nên rất thiếu
nước sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô.
* Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng ở Tân Châu có vị trí vô cùng quan trọng, đặc biệt là chức
năng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ biên giới và có giá trị về cảnh quan môi
trường, lịch sử - văn hóa. Theo quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2010 có
32.268ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng phòng hộ 28.830ha, đất rừng đặc

dụng 32ha. Đất rừng sản xuất 3.406,84ha, song có cây lâu năm trồng ở đất rừng
sản xuất là 1.354ha. Động vật dưới tán rừng có một số loài quý hiếm như: chồn
dơi, cu ly, khỉ, voọc, sóc và nhiều loài chim quý hiếm,...
* Tài nguyên khoáng sản
Theo tài liệu kết quả thăm dò, khảo sát của ngành Địa chất; Quy hoạch
khai thác tài nguyên khoáng sản tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2005-2010 và định
hướng đến năm 2020; Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Tây Ninh đến
năm 2020. Trên địa bàn huyện Tân Châu có trữ lượng các loại khoáng sản làm
vật liệu xây dựng khá lớn, chất lượng tốt như sau:
- Đá vôi xi măng: Được thành tạo từ trầm tích hệ tầng Tà Thiết, đá vôi có
diện lộ nhỏ tại khu vực Sroc Con Trăn, Chà Và thuộc xã Tân Hòa; Sroc Tâm
17


thuộc xã Suối Ngô. Đá vôi có màu xám, xám đen, xám trắng, phân lớp mỏng
đến vừa có xen kẽ các lớp kẹp mỏng sét vôi, bột kết.
- Cao lanh: Đã phát hiện và đánh giá 3 mỏ cao lanh trên địa bàn huyện
Tân Châu. Cao lanh có màu vàng nhạt đến trắng xám. Tổng tài nguyên cao lanh
dự báo là 5,95 triệu tấn.
- Đất sét gạch ngói: Đã phát hiện trên 6 mỏ sét gạch ngói với tài nguyên
dự báo khoảng 6,358 triệu m3, đất sét địa bàn huyện có thành phần cơ lý đủ tiêu
chuẩn làm gạch.
- Đá xây dựng và ốp lát: trên địa bàn huyện Tân đang thăm dò trữ lượng
đá ốp lát (đá granodiorit) trên diện tích 100ha tại xã Tân Hòa
- Cát xây dựng: Các mỏ cát xây dựng phân bố chủ yếu dọc theo 2 sông
chính sông Sài Gòn, sông Tha La chảy vào hồ Dầu Tiếng. Đã phát hiện 4 mỏ với
trữ lượng và tài nguyên dự báo là 15,95 triệu m3, đang được khai thác cung cấp
cát cho xây dựng trên địa bàn huyện như mỏ cát trên đoạn suối Chà Và khu 1
(Tân Hòa) có trữ lượng 0,21 triệu m3, mỏ cát xây dựng trên suối Tha La (Suối
Dây) trữ lượng 0,15 triệu m3.

- Vật liệu san lấp: Vật liệu san lấp gồm đất san lấp và laterit san lấp. Đến
nay đã thống kê được 2 điểm đất san lấp với tài nguyên dự báo khoảng 23,2
triệu m3 và 12 điểm laterit san lấp, tài nguyên dự báo 20,61 triệu m3. Nguồn vật
liệu này phân bố tập trung ở các xã Tân Hòa, Tân Đông, Suối Dây, Suối Ngô,
Thạnh Đông… có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu tại chỗ, với tổng trữ lượng
ước tính 43,81 triệu m3.
* Tài nguyên nhân văn
Huyện Tân Châu được chọn xây dựng căn cứ của các Tổ chức Đảng,
Chính quyền lãnh đạo cách mạng trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc.
Từng là nơi hoạt động của các chiến sỹ cách mạng tiền bối, một số vùng đất của
Tân Châu đã trở thành chiến khu nổi tiếng của miền Đông Nam bộ trong chiến
tranh - Căn cứ Xứ Ủy Nam Bộ (X40 Đồng Rùm) và Căn cứ Mặt trận giải phóng
Miền nam Việt Nam.
Ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh, đồng bào Tân Châu đã hòa
nhập vào cuộc đấu tranh của dân tộc chống áp bức, chống xâm lăng giải phóng
đất nước. Tuy nghèo gạo, ít muối, thiếu người, nhưng đã hết lòng ủng hộ cách
mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, lại có con người giàu lòng yêu nước. Khi
chiến tranh kết thúc, đất nước đã hoàn toàn giải phóng. Đảng bộ, quân và dân
Tân Châu vững bước trên con đường xây dựng xã hội mới, chiến thắng nghèo
nàn lạc hậu, đổi mới toàn diện với mục tiêu dân giàu - nước mạnh - xã hội dân
chủ, công bằng và văn minh.
Cộng đồng dân cư Tân Châu với nhiều dân tộc sinh sống như Kinh,
Chăm, Khơme,... và có nhiều tôn giáo khác nhau: Cao Đài, Phật giáo, Công
giáo, Hồi giáo, Tin lành, Hòa hảo... người dân Tân Châu cần cù sáng tạo với tinh
thần cách mạng tiến công; hợp thành lực lượng đoàn kết thống nhất, để vươn lên
18


giành độc lập và xây dựng quê hương giàu mạnh ngày một phồn thịnh. Tạo nên
nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng, phong phú mang đậm bản sắc dân tộc Việt

Nam.
c. Thực trạng môi trƣờng
Huyện Tân Châu có diện tích cao su lớn với quy mô 30.939ha, chiếm
27,86% diện tích tự nhiên, tạo nên độ che phủ lớn, cộng với diện tích mặt thoáng
hồ Dầu Tiếng đã góp phần cân bằng môi trường. Theo tài liệu đánh giá thực
trạng môi trường ở Tân Châu thực hiện vào năm 2010, thực trạng môi trường
trong từng môi trường thành phần như sau:
- Môi trường đất: Chất lượng đất chưa có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng,
hàm lượng các kim loại nặng chỉ đóng vai trò vi lượng, chưa ảnh hưởng tới chất
lượng của đất cũng như việc canh tác các loại cây trồng. Tuy nhiên, vấn đề cần
được quan tâm đối với môi trường đất là việc sử dụng đất và các hoạt động khai
thác khoáng sản đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết cấu đất và lan truyền ô nhiễm
sang môi trường không khí.
- Môi trường nước mặt: Chất lượng nguồn nước mặt còn khá tốt, mức độ
ô nhiễm trong nước chủ yếu liên quan đến hữu cơ, một số điểm quan trắc chỉ số
COD, BOD5, DO, Xianua, Coliform vượt mức cho phép nhưng chưa ở mức cao,
đây là vấn đề báo động đối với cơ quan quản lý ngành của huyện Tân Châu. Tuy
nhiên, với tốc độ phát triển công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và đô
thị nhanh như hiện nay thì việc thực hiện các biện pháp hạn chế, ngăn ngừa ô
nhiễm cũng như những kế hoạch lâu dài nhằm bảo vệ nguồn nước mặt trên địa
bàn Tân Châu là việc làm cấp thiết.
- Môi trường nước ngầm: Hầu hết các thông số môi trường đều nằm trong
giới hạn cho phép, chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn nước sạch theo quy chuẩn;
tuy nhiên chỉ tiêu pH ở một số khu vực thấp hơn quy chuẩn, chỉ tiêu Coliform có
dấu hiệu ô nhiễm. Đặc biệt là các giá trị về E.coli, thủy ngân, Arsen, amonia, sắt
không phát hiện. Cho thấy chất lượng nước đáp ứng nhu cầu sử dụng cho sinh
hoạt của người dân. Tuy nhiên cần phải hạn chế việc khai thác nước ngầm mà
phải từng bước chuyển sang sử dụng nước mặt đã qua xử lý. Vì khai thác nước
ngầm quá mức sẽ dẫn tới hiện tượng thông tầng, sụt lún và cạn kiệt nguồn nước
ngầm.

- Nước thải công nghiệp: Công nghiệp trên địa bàn huyện chưa thực sự
phát triển, tuy nhiên trong tương lai sẽ hình thành các cụm công nghiệp, vấn đề
gây ô nhiễm môi trường, cần được quan tâm và có giải pháp hợp lý, hiệu quả
ngay từ đầu. Thông số phân tích tại một số doanh nghiệp, đặc biệt là các cơ sở
chế biến cao su, khoai mỳ, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, cho kết
quả báo động về ô nhiễm hữu cơ và và ô nhiễm vi sinh. Hơn thế, số liệu quan
trắc tại các cống nước thải tập trung đã xác định nhiều thông số vượt tiêu chuẩn
với mức độ khá cao. Như vậy, cần phải áp dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ;
đồng thời với việc xử lý thích đáng theo Luật môi trường khi phát hiện vi phạm.
- Nước thải sinh hoạt: Nhìn chung mức độ ô nhiễm của nước thải sinh
19


hoạt còn ở mức thấp. Tuy nhiên cũng cần có kế hoạch thu gom và xử lý trước
khi thải ra nguồn để đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Môi trường không khí: Môi trường không khí tại các điểm quan trắc đều
đạt giá trị giới hạn theo quy chuẩn, riêng tiếng ồn và nồng độ bụi trong không
khí ở khu Nhà máy xi măng theo phản ánh của cộng đồng dân cư và cán bộ xã
Tân Hòa là phải giám sát tăng cường thêm biện pháp xử lý. Nhìn chung, chất
lượng môi trường không khí trên địa bàn huyện Tân Châu cơ bản chưa bị ô
nhiễm SO2, NO2, CO, bụi và Pb.
Tóm lại, thực trạng môi trường ở Tân Châu còn khá tốt, tuy nhiên trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội chắc hẳn sẽ tác động tiêu cực lên môi trường.
Song, đi đôi với sự phát triển cần phải có những giải pháp, biện pháp cụ thể để
kiểm soát và xử lý các tác nhân gây tác hại lên môi trường để đảm bảo phát triển
bền vững.
2.1.2. Thực trạng phát triền kinh tế - xã hội
a. Thực trạng kinh tế
Cơ cấu các ngành kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng theo định hướng, cụ
thể: Nông–lâm–thủy sản: 34,67%; Công nghiệp-xây dựng: 56,23%; Thương

mại-dịch vụ: 9,1%.
* Nông nghiệp
Giá trị sản xuất ngành Nông-lâm-thuỷ sản ước thực hiện được 5.029,456
tỷ đồng, đạt 101,28% so kế hoạch và tăng 10,14% so cùng kỳ.
- Về trồng trọt: Diện tích gieo trồng là 64.139,2 ha, đạt 103,04% so với kế
hoạch, giảm 0,1% so cùng kỳ.
Nhìn chung, các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường, tuy
nhiên một vài nơi có xuất hiện một số dịch bệnh trên cây trồng như: bệnh rệp
sáp hồng, nhện đỏ, thối thân, thối củ, cháy lá vi khuẩn trên cây mỳ, sâu đục thân
trên cây mía, vàng rụng lá trên cây cao su…Qua theo dõi và khảo sát trên cánh
đồng các ngành chức năng đã kịp thời khuyến cáo, hướng dẫn nông dân xử lý
kịp thời, tránh lây lan nên mức độ thiệt hại không đáng kể.
- Về chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn là 483.339 con, đạt
134,69% so kế hoạch, bao gồm: đàn trâu, bò hiện có 23.401 con; đàn heo:
19.000 con; đàn gia cầm các loại: 440.938 con. Tỷ trọng chăn nuôi so với giá trị
sản xuất nông nghiệp chiếm 4,14%.
Công tác phòng, chống các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia
cầm và công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ được tăng cường thực hiện, trong
năm không phát sinh các ổ dịch nguy hiểm; thực hiện tốt kế hoạch tiêm phòng
định kỳ và tiêm phòng bổ sung gia súc, gia cầm năm 2017. Việc triển khai đưa
các lò giết mổ nhỏ lẻ vào khu tập trung vẫn chưa đạt được kế hoạch đề ra, tình
trạng giết mổ tự phát vẫn còn gây khó khăn cho công tác quản lý và đảm bảo
chất lượng sản phẩm giết mổ.
20


* Lâm nghiệp
Số vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng được phát hiện và xử lý
trong năm là 76 vụ, tồn năm trước chuyển sang 02 vụ, giảm 55 vụ so cùng kỳ;
đã xử lý 75 vụ, đang xác minh để xử lý 03 vụ, thu nộp ngân sách 242,4 triệu

đồng. Các địa phương có rừng đã phối hợp ngành chức năng thực hiện các giải
pháp, nhiệm vụ PCCCR. Tuy nhiên, trong năm vẫn xảy ra 05 vụ cháy rừng
(giảm 04 vụ so cùng kỳ), diện tích thiệt hại khoảng 1,31 ha.
Thực hiện quy hoạch điều chỉnh di dời, bố trí dân cư của tỉnh, huyện đã
xây dựng và triển khai, thực hiện kế hoạch di dời dân cư trên đất lâm nghiệp,
đến nay cơ bản đã hoàn thành việc bố trí ổn định tại chỗ và ký hợp đồng trồng
rừng cho 492/492 hộ; Thu hồi đất của Công ty TNHH MTV Cao su 30/4 và
Công ty TNHH MTV Cao su Tân Biên với diện tích hơn 10,87 ha. Đến nay, các
đơn vị vẫn đang thực hiện thanh lý cây cao su để bàn giao đất cho huyện phân lô
và xây dựng cơ sở hạ tầng để bố trí dân cư; Việc thu hồi đất dự án 661 giao lại
trên địa bàn xã Tân Thành, Suối Dây thực hiện chậm, đang trong giai đoạn chờ
cấp trên thẩm định và phê duyệt.
* Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất Công nghiệp - xây dựng ước thực hiện được 8.156,721 tỷ
đồng, đạt 87,84% kế hoạch, tăng 9,32% so cùng kỳ. Trong đó:
Các ngành sản xuất công nghiệp chính có tốc độ tăng trưởng như: Đường
164.911 tấn, tăng 10,09% so cùng kỳ; Tinh bột mì 419.120 tấn, tăng 7,5% so
cùng kỳ; Clanke 846.080 tấn, tăng 1,5% so cùng kỳ; Xi măng 828.527 tấn, tăng
5,4% so cùng kỳ. Trong năm qua, công suất của một số nhà máy sản xuất trên
địa bàn huyện được nâng lên, đảm bảo tăng năng suất và hoạt động hiệu quả hơn
so với cùng kỳ.
* Thƣơng mại – dịch vụ
Giá trị thương mại - dịch vụ ước thực hiện được 1.319,321 tỷ đồng, đạt
32,7% kế hoạch, tăng 7,95% so cùng kỳ. Các dịch vụ bưu chính, viễn thông tiếp
tục phát triển, tổng doanh thu đạt trên 89.408 triệu đồng. Ngành điện lực phối
hợp chặt chẽ với các ngành đảm bảo kinh tế phát triển liên tục, thông suốt. Tiềm
năng thương mại biên giới tiếp tục được phát huy; tiếp tục hoàn chỉnh đề án phát
triển và quy hoạch xây dựng một số chợ trọng điểm trên địa bàn huyện; Tổ chức
công bố khai trương cửa khẩu chính Kà Tum; Đấu giá bến bãi Kà Tum và bến
bãi Vạc Sa, kêu gọi đầu tư theo quy hoạch.

Về tình hình thị trường: giá cả thị trường một số mặt hàng thiết yếu
(lương thực, thực phẩm, nhiên liệu…) nhìn chung được đảm bảo ổn định, không
xảy ra biến động lớn, không xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tạo sốt ảo để
nâng giá hàng hóa tùy tiện. Công tác đấu tranh, chống buôn lậu, hàng giả và gian
lận thương mại được các đơn vị tập trung đẩy mạnh thực hiện, kết quả đến nay
đã phát hiện, ngăn chặn và xử lý 223 vụ vi phạm buôn lậu, hàng giả và gian lận
thương mại; đã xử lý hàng hoá tịch thu nộp NSNN trên 730 triệu đồng.
21


×