Đồ án tốt nghiệp
Đề Tài : Thiết kế mở rộng nhà máy nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang, công suất từ 1000 m3/ngày đêm lên
3000 m3/ngày đêm.
LỜI NÓI ĐẦU
Đồ án tốt nghiệp là bước ngoặt quan trọng để tạo hành trang cuối cùng trước khi rời
khỏi giảng đường đại học. Sinh viên chuyên ngành Cấp thoát nước liên hệ các số liệu
thực tế để thiết kế những công trình thực tế mà không còn là giả thuyết trên giấy nữa.
Từ xưa đến nay, nước là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản
xuất hằng ngày của con người. Đặc biệt trong thời kì đô thị hóa hiện nay, việc sử dụng
nước sạch là nhu cầu thiết yếu của xã hội.
Vậy để có nguồn nước sạch đảm bảo chất lượng vệ sinh để sử dụng chúng ta cần phải
làm gì ?
Và với mỗi nguồn nước khác nhau ta có những cách xử lý khác nhau như thế nào?
Có các biện pháp và công trình gì để xử lý nguồn nước thô trở thành nước sạch, phù hợp
với từng mục đích riêng của con người?
Những vấn đề môi trường nào sẽ phát sinh trong quá trình xây dựng mới một nhà máy,
một trạm xử lý nước cấp?
Khi vấn đề gia tăng dân số phát sinh sẽ có những hướng giải quyết nào khi nhà máy
nước hiện hữu không thể đáp ứng được đủ nhu cầu dùng nước của người dân tại thị trấn?
Đề tài “Thiết kế mở rộng nhà máy nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang, công suất từ
1000 m3/ngày đêm lên 3000 m3/ngày đêm” sẽ giúp chúng ta trả lời những câu hỏi đó.
Đề tài gồm các chương:
Phần mở đầu
Chương I Giới thiệu tổng quan về thị trấn Óc Eo
Chương II Giới thiệu phương pháp khai thác nước thô và công trình xử lý nước
Chương III Đề xuất phương pháp khai thác nước thô và công nghệ xử lý nước
Chương IV Tính toán thiết kế các công trình xử lý
Chương V Khái toán sơ bộ kinh phí xây dựng và chi phí quản lý vận hành
Chương VI Sơ bộ các vấn đề về môi trường của đề tài
Kết luận – Kiến nghị
Đề tài giúp ta hiểu hơn về các loại nguồn nước dùng để cấp nước, tính toán và thiết kế
được các công trình xử lý nước cấp phù hợp với từng loại nguồn nước.
SVTH : Trần Ngọc Phương Vy
CBHD : ThS Đới Tiến Dũng
Đồ án tốt nghiệp
Đề Tài : Thiết kế mở rộng nhà máy nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang, công suất từ 1000 m3/ngày đêm lên
3000 m3/ngày đêm.
Tiếp cận các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định trong thiết kế các công trình này.
Riêng đồ án tốt nghiệp, đây là cơ hội thuận lợi để sinh viên có thể vận dụng những gì đã
học vào thực tế thiết kế, qua đó rèn luyện cho bản thân khả năng làm việc độc lập, nhận
diện vấn đề và giải quyết khoa học.
Hiểu thêm về ngành nghề Cấp Thoát Nước mà bản thân đang theo đuổi. Từ đó chuẩn bị
tốt cho việc trở thành một kỹ sư cấp thoát nước sau khi tốt nghiệp.
SVTH : Trần Ngọc Phương Vy
CBHD : ThS Đới Tiến Dũng
Đồ án tốt nghiệp
Đề Tài : Thiết kế mở rộng nhà máy nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang, công suất từ 1000 m3/ngày đêm lên
3000 m3/ngày đêm.
TÓM TẮT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Thị trấn Óc Eo là một trong ba thị trấn thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, Việt
Nam. Tại thị trấn có một nhà máy nước hiện hữu công suất 1000 m3/ngày. Và đáp ứng
việc cung cấp nước sạch cho khoảng 40% dân số tại thị trấn. Thị trấn Óc Eo với quy mô
dân số khoảng 13692 người tính đến năm 2025 theo quy hoạch của tỉnh An Giang và
tổng diện tích tự nhiên là 989,9 ha.
Việc cung cấp đủ nước sạch cho người dân sử dụng góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống và phát triển xã hội cho thị trấn Óc Eo. Việc nâng công suất nhà máy nước tại thị
trấn là hết sức cấp bách và cần thiết để góp phần giúp thị trấn Óc Eo ngày càng phát
triển hơn trong tương lai.
Lựa chọn biện pháp nâng công suất là mở rộng diện tích và xây dựng thêm một trạm xử
lý cạnh trạm xử lý hiện hữu cho nhà máy nước thị trấn Óc Eo.
Việc mở rộng nhà máy nước, nâng công suất từ 1000 m3/ngày đêm lên 3000 m3/ngày
đêm để đảm bảo việc cung cấp đầy đủ nhu cầu nước sạch của người dân tại thị trấn.
Mang những ý nghĩa thực tiễn tích cực cho thị trấn Óc Eo (kinh tế, văn hóa, xã hội …).
Trạm xử lý giai đoạn II của nhà máy nước thị trấn Óc Eo có công suất 2000 m3/ngày
đêm. Diện tích khu đất dành cho giai đoạn II của nhà máy là 1308 m2.
Giai đoạn II gồm các công trình xử lý: Công trình thu và trạm bơm cấp I, bể phản ứng
cơ khí, bể lắng Lamella, bể lọc Aquazur, bể chứa và hồ lắng bùn.
Nguồn nước được lựa chọn để xử lý thành nước cấp cho sinh hoạt tại nhà máy là nước
tại kênh Ba Thê, đã được dùng là nguồn nước thô cho giai đoạn I của nhà máy. Dựa vào
chất lượng nguồn nước tại kênh Ba Thê, đề xuất, so sánh và lựa chọn sơ đồ công nghệ
tối ưu nhất cho giai đoạn II của nhà máy nước. So sánh giữa sơ đồ công nghệ của giai
đoạn I và giai đoạn II của nhà máy nước để giải thích lý do áp dụng, những ưu điểm về
mặt kinh tế, kỹ thuật.
Sơ bộ về những vấn đề môi trường cần quan tâm khi xây dựng và vận hành trạm xử lý
giai đoạn II của nhà máy nước.
Công tác khái toán chi phí xây dựng cho giai đoạn II của nhà máy nước thị trấn Óc Eo
dựa theo các công trình và thiết bị đã đề xuất. Chi phí đầu tư xây dựng, thiết bị và các
chi phí khác được ước tính là 15.087.646.000 VNĐ. Chi phí quản lý vận hành 4.634.162
VNĐ. Giá thành cho 1m3 nước cấp là 3,984 VNĐ/m3.
SVTH : Trần Ngọc Phương Vy
CBHD : ThS Đới Tiến Dũng
Đồ án tốt nghiệp
Đề Tài : Thiết kế mở rộng nhà máy nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang, công suất từ 1000 m3/ngày đêm lên
3000 m3/ngày đêm.
ABSTRACT
Oc Eo town is one of three towns in Thoai Son district, An Giang province, Vietnam. In
the town there is an existing water plant with a capacity of 1000m3/day. About 40% of
potulation in the town access to clean water supply. According to the plan of An Giang
province, Oc Eo town' population is about 13.692 people by 2025 and its total natural
area is 989,9 ha.
Providing clean enough water for people to contribute improve the quality of life and
social development for the town of Oc Eo. Increasing the capacity of the water plant in
the town is urgent and necessary to contribute to Oc Eo town's development in the future.
The Selection of capacity enhancement measures is expanding the area and constructing
an additional treatment plant next to the existing treatment plant for the Oc Eo town
water plant.
The expansion of the water plant raises the capacity from 1000m3/day to 3000m3/day to
ensure the full supply of clean water needs of people in the town. Bringing positive
practical implications for Oc Eo town (economic, cultural, social ...).
The second stage of the Oc Eo town water plant has a capacity of 2000 m3/day. The land
area for the second phase of the plant is 1308 m2.
Stage II includes treatment facilities: Grade and Raw water pumping station I,
Mechanical Reactor, Lamella Sedimentation Tank, Aquazur Filtration Tank,
Sedimentation Tank and Reservoir.
Water source for treatment at the factory selected is in Ba The canal. It was used as raw
water for the first phase of the plant. Basing on the quality of the water source in Ba The
canal, I propose, compare and select the best flowchart for the second phase of the water
plant. Comparing with the technological diagrams of phase I and phase II of the water
plant to explain the reasons for application, the economic and technical advantages.
Preliminary environmental issues need attention when constructing and operating the
Phase II treatment plant.
Estimation of construction costs for phase II of Oc Eo town water plant based on the
proposed works and equipment. The cost of construction, equipment and other expenses
is estimated at 15,087,646,000 VND. Management fee 4,634,162 VND. The cost for
1m3 of feed water is 3,984 VND / m3.
SVTH : Trần Ngọc Phương Vy
CBHD : ThS Đới Tiến Dũng
Đồ án tốt nghiệp
Đề Tài : Thiết kế mở rộng nhà máy nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang, công suất từ 1000 m3/ngày đêm lên
3000 m3/ngày đêm.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TCVN – Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN – Quy chuẩn Việt Nam
TBC1 – Trạm bơm cấp I
NPSH – Net Positive Suction Head – Cột áp hút đầu vào
SVTH : Trần Ngọc Phương Vy
CBHD : ThS Đới Tiến Dũng
Đồ án tốt nghiệp
Đề Tài : Thiết kế mở rộng nhà máy nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang, công suất từ 1000 m3/ngày đêm lên
3000 m3/ngày đêm.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Kế hoạch thực hiện
Bảng 3.1 Tiêu chuẩn dùng nước đô thị loại IV, đô thị loại V
Bảng 3.2 Tiêu chuẩn dùng nước tại thị trấn Óc Eo tính đến 2025
Bảng 3.3 Tổng hợp nhu cầu dùng nước
Bảng 3.4 Chọn hệ số bmax
Bảng 3.5 Chất lượng nước kênh Ba Thê mùa khô
Bảng 3.6 Chất lượng nước kênh Ba Thê mùa mưa
Bảng 3.7 Tiêu chuẩn chất lượng nước sau xử lý
Bảng 4.1 Liều lượng phèn để xử lý nước đục
Bảng 4.2 Nồng độ trung bình của cặn đã nén chặt
Bảng 4.3 Tốc độ lọc chế độ làm việc bình thường và tăng cường
Bảng 4.4 Cường độ rửa bể lọc
Bảng 4.5 Trị số K và phụ thuộc vào tỷ số L/H o
Bảng 5.1 Khái toán chi phí các hạng mục xây dựng
Bảng 5.2 Khái toán chi phí hạng mục thiết bị
Bảng 5.3 Bảng chi phí nhân công và quản lý
Bảng 5.4 Bảng chi phí năng lượng
Bảng 5.5 Bảng chi phí hóa chất
Bảng 5.6 Bảng tổng hợp giá thành sản xuất 1m3 nước sạch
Bảng 6.1 Ưu - nhược điểm của các phương pháp khử mặn
SVTH : Trần Ngọc Phương Vy
CBHD : ThS Đới Tiến Dũng
Đồ án tốt nghiệp
Đề Tài : Thiết kế mở rộng nhà máy nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang, công suất từ 1000 m3/ngày đêm lên
3000 m3/ngày đêm.
DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Tỉ lệ giữa các loại nước trên thế giới (Liêm, 1990)
Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang và vị trí dự án
Hình 1.2 Bản đồ khu vực Dự án:thị trấn Óc Eo,các xã Vọng Đông,Thoại Giang,Tây Phú
Hình 1.3 Sơ đồ công nghệ của nhà máy nước giai đoạn I
Hình 2.1 Công trình thu nước ven bờ loại kết hợp
Hình 2.2 Công trình thu nước ven bờ loại phân ly
Hình 2.3 Công trình thu nước xa bờ dùng ống tự chảy
Hình 2.4 Công trình thu nước xa bờ loại dùng ống xi phông
Hình 2.5 Công trình thu nước xa bờ loại đặt trực tiếp ở lòng sông
Hình 3.1 Mặt bằng tổng thể hai giai đoạn nhà máy nước Óc Eo
Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ 1
Hình 3.3 Sơ đồ công nghệ 2
Hình 4.1 Sơ đồ cấu tạo song chắn rác
Hình 4.2 Sơ đồ cấu tạo lưới chắn rác phẳng
Hình 4.3 Mặt cắt A – A công trình thu nước
Hình 4.4 Mặt đứng công trình thu và trạm bơm cấp I
Hình 4.5 Mặt cắt A – A công trình thu nước và mặt cắt B – B trạm bơm cấp I
Hình 4.6 Bể phản ứng cơ khí kết hợp bể lắng Lamella
Hình 4.7 Sơ đồ tính toán ống lắng
Hình 4.8 Mặt cắt bể lọc Aquazur
Hình 4.9 Chụp lọc đuôi dài
Hình 4.10 Máng chữ V phân phối nước
Hình 4.11 Xi phông đồng tâm điều chỉnh tốc độ lọc
Hình 4.12 Mặt bằng bể chứa nước sạch
SVTH : Trần Ngọc Phương Vy
CBHD : ThS Đới Tiến Dũng
Đồ án tốt nghiệp
Đề Tài : Thiết kế mở rộng nhà máy nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang, công suất từ 1000 m3/ngày đêm lên
3000 m3/ngày đêm.
DANH MỤC BẢN VẼ
Bản vẽ số 01 – Mặt bằng vị trí
Bản vẽ số 02 – Mặt bằng tổng thể
Bản vẽ số 03 – Sơ đồ cao trình công nghệ
Bản vẽ số 04 – Mặt đứng công trình thu nước và trạm bơm cấp I
Bản vẽ số 05 – Mặt cắt A-A công trình thu nước và Mặt cắt B-B trạm bơm cấp I
Bản vẽ số 06 – Mặt cắt 1 – 1, 2 – 2 công trình thu nước
Bản vẽ số 07 – Mặt bằng bể phản ứng cơ khí và bể lắng Lamella
Bản vẽ số 08 – Mặt cắt 1 – 1 bể phản ứng cơ khí và bể lắng Lamella
Bản vẽ số 09 – Mặt cắt 2 – 2 bể phản ứng cơ khí và mặt cắt 3 – 3 bể lắng Lamella
Bản vẽ số 10 – Mặt bằng bể lọc Aquazur
Bản vẽ số 11 – Mặt cắt 1 – 1, 2 – 2 bể lọc Aquazur
Bản vẽ số 12 – Mặt bằng bể chứa nước sạch
Bản vẽ số 13 – Mặt cắt 1 – 1 bể chứa nước sạch
Bản vẽ số 14 – Mặt cắt 2 – 2 bể chứa nước sạch
SVTH : Trần Ngọc Phương Vy
CBHD : ThS Đới Tiến Dũng
Đồ án tốt nghiệp
Đề Tài : Thiết kế mở rộng nhà máy nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang, công suất từ 1000 m3/ngày đêm lên 3000
m3/ngày đêm.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................5
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................5
2. Khách thể và đối tượng của đồ án ............................................................................8
3. Giới hạn và phạm vi của đồ án .................................................................................8
4. Mục đích của đồ án...................................................................................................9
5. Nhiệm vụ của đồ án ..................................................................................................9
6. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................9
7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ....................................................................................10
8. Kế hoạch thực hiện .................................................................................................11
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THỊ TRẤN ÓC EO ............................. 12
1.1 Vị trí địa lý thị trấn Óc Eo ....................................................................................12
1.2 Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội – Quy hoạch chung .....................................14
1.2.1 Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội ............................................................... 14
1.2.2 Quy hoạch chung ............................................................................................ 15
1.3 Hiện trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật ....................................................................16
1.3.1 Điện ................................................................................................................16
1.3.2 Giao thông ......................................................................................................17
1.4 Hiện trạng nhà máy nước hiện hữu ......................................................................17
1.5 Sự cần thiết về việc mở rộng nâng công suất nhà máy ........................................18
1.5.1 Sự cần thiết việc nâng công suất nhà máy .....................................................18
1.5.2 Phương án lựa chọn nâng công suất ............................................................... 19
CHƯƠNG II GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC NƯỚC THÔ VÀ CÔNG
TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC .................................................................................................20
2.1 Thực trạng về các loại nguồn nước ......................................................................20
2.1.1 Nước mặt ........................................................................................................20
SVTH : Trần Ngọc Phương Vy
CBHD : ThS Đới Tiến Dũng
1
Đồ án tốt nghiệp
Đề Tài : Thiết kế mở rộng nhà máy nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang, công suất từ 1000 m3/ngày đêm lên 3000
m3/ngày đêm.
2.1.2 Nước dưới đất .................................................................................................21
2.2 So sánh và lựa chọn nguồn nước khai thác ..........................................................21
2.2.1 So sánh nguồn nước mặt và nước dưới đất tại thị trấn ...................................22
2.2.2 Lựa chọn nguồn nước để xử lý .......................................................................22
2.3 Tổng quan về các phương pháp khai thác nước mặt ............................................23
2.3.1 Các công trình khai thác nước mặt .................................................................23
2.3.2 Lựa chọn công trình thu nước mặt .................................................................27
2.4 Tổng quan về các phương pháp xử lý nước mặt ..................................................28
2.4.1 Các phương pháp xử lý nước tự nhiên ........................................................... 28
2.4.2 Các công trình xử lý nước mặt .......................................................................32
2.4.3 Các công nghệ xử lý nước thường dùng hiện nay ..........................................41
CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC NƯỚC THÔ VÀ CÔNG
NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC ..................................................................................................44
3.1 Quy mô và công suất nhà máy .............................................................................44
3.2 Đề xuất sơ đồ công nghệ ......................................................................................47
3.2.1 Dữ liệu chất lượng nguồn nước ......................................................................47
3.2.2 Dữ liệu về mặt bằng tổng thể nhà máy nước .................................................50
3.2.3 Sơ đồ công nghệ ............................................................................................. 51
3.3 Các hạng mục đầu tư xây dựng mới .....................................................................54
3.4 Công tác quản lý nhà máy cấp nước ....................................................................58
3.4.1 Quản lý bể phản ứng cơ khí ...........................................................................58
3.4.2 Quản lý bể lắng............................................................................................... 58
3.4.3 Quản lý bể lọc Aquazur ..................................................................................59
CHƯƠNG IV TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ .......................61
4.1 Công trình thu nước và trạm bơm cấp I ............................................................... 61
4.1.1 Công trình thu nước........................................................................................61
SVTH : Trần Ngọc Phương Vy
CBHD : ThS Đới Tiến Dũng
2
Đồ án tốt nghiệp
Đề Tài : Thiết kế mở rộng nhà máy nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang, công suất từ 1000 m3/ngày đêm lên 3000
m3/ngày đêm.
4.1.2 Trạm bơm cấp I .............................................................................................. 67
4.2 Tính toán cột áp và chọn bơm cho trạm bơm cấp I ..............................................68
4.3 Trạm xử lý nước ...................................................................................................70
4.3.1 Bể phản ứng cơ khí.........................................................................................70
4.3.2 Bể lắng Lamella.............................................................................................. 72
4.3.3 Bể lọc Aquazur ............................................................................................... 79
4.3.4 Bể chứa nước sạch ..........................................................................................92
4.3.5 Hồ lắng bùn ....................................................................................................92
4.3.6 Nhà hóa chất ...................................................................................................94
4.4 Cao trình các công trình trong nhà máy nước ......................................................96
4.4.1 Cao trình bể chứa nước sạch ..........................................................................96
4.4.2 Cao trình bể lọc Aquazur ...............................................................................96
4.4.3 Cao trình bể lắng Lamella ..............................................................................97
4.4.4 Cao trình bể phản ứng cơ khí .........................................................................97
CHƯƠNG V KHÁI TOÁN SƠ BỘ KINH PHÍ XÂY DỰNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ
VẬN HÀNH ..................................................................................................................98
5.1 Khái toán chi phí các hạng mục xây dựng ........................................................... 98
5.2 Khái toán chi phí hạng mục thiết bị .....................................................................99
5.3 Chi phí khác ..........................................................................................................99
5.4 Khái toán chi phí vận hành công nghệ ...............................................................100
5.4.1 Chi phí nhân công và quản lý .......................................................................100
5.4.2 Chi phí năng lượng .......................................................................................100
5.4.3 Chi phí hóa chất ............................................................................................101
5.4.4 Bảng tổng hợp giá thành sản xuất 1m3 nước sạch ........................................101
CHƯƠNG VI SƠ BỘ CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỀ TÀI ................103
6.1 Mục tiêu của việc đánh giá tác động môi trường ...............................................103
SVTH : Trần Ngọc Phương Vy
CBHD : ThS Đới Tiến Dũng
3
Đồ án tốt nghiệp
Đề Tài : Thiết kế mở rộng nhà máy nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang, công suất từ 1000 m3/ngày đêm lên 3000
m3/ngày đêm.
6.2 Các tác động của nhà máy nước đến môi trường ...............................................103
6.3 Các biện pháp giảm thiểu tác động ....................................................................104
6.4 Những biện pháp xử lý nước nhiễm mặn trước biến đổi khí hậu.......................106
6.4.1 Các phương pháp khử muối .........................................................................106
6.4.2 So sánh các phương pháp khử mặn ..............................................................109
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .........................................................................................111
Kết luận ....................................................................................................................111
Kiến nghị ..................................................................................................................112
BÀI HỌC BẢN THÂN ...............................................................................................113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................114
SVTH : Trần Ngọc Phương Vy
CBHD : ThS Đới Tiến Dũng
4
Đồ án tốt nghiệp
Đề Tài : Thiết kế mở rộng nhà máy nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang, công suất từ 1000 m3/ngày đêm lên 3000
m3/ngày đêm.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
- Vai trò của nước sạch:
Nước là một loại tài nguyên thiên nhiên vô cùng quan trọng đối với sự sống của các sinh
vật trên Trái Đất, bao gồm cả con người. Nước đóng vai trò thiết yếu trong đời sống và
sản xuất của con người. Nước cần cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, sản xuất công
nghiệp ... toàn bộ các mặt của cuộc sống. Con người không ngừng khám phá sử dụng
nước vào những mục đích phục vụ lợi ích khác nhau trong cuộc sống.
Hình 1 Tỉ lệ giữa các loại nước trên thế giới (Liêm, 1990)
Nó là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hầu hết các lĩnh vực kinh
tế, xã hội: từ nông nghiệp, công nghiệp, du lịch đến các vấn đề về sức khỏe của con
người.
SVTH : Trần Ngọc Phương Vy
CBHD : ThS Đới Tiến Dũng
5
Đồ án tốt nghiệp
Đề Tài : Thiết kế mở rộng nhà máy nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang, công suất từ 1000 m3/ngày đêm lên 3000
m3/ngày đêm.
Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày : Hàng ngày chúng ta không chỉ ăn và hít không khí
mà chúng ta còn cần phải uống nước để duy trì sự sống cho cơ thể. Nước chiếm 60-70%
trọng lượng cơ thể. Bị thiếu hụt nước con người sẽ mệt mỏi và không có sức đề kháng
bệnh tật và nhanh chóng suy mòn. Nước dùng trong sinh hoạt tắm giặt, vệ sinh.
Đối với nông nghiệp: Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt. Thiếu nước, các
loài cây trồng, vật nuôi không thể phát triển được. Bên cạnh đó, trong sản xuất nông
nghiệp, thủy lợi luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Trong công tác thủy lợi, ngoài hệ
thống tưới tiêu còn có tác dụng chống lũ, cải tạo đất…
Đối với công nghiệp: Mức độ sử dụng nước trong các ngành công nghiệp là rất lớn. Tiêu
biểu là các ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu công nghiệp như than, thép,
giấy…đều cần một trữ lượng nước rất lớn.
Đối với du lịch: Du lịch đường sông, du lịch biển đang ngày càng phát triển. Đặc biệt ở
một nước nhiệt đới có nhiều sông hồ và đường bờ biển dài hàng ngàn kilomet như ở
nước ta.
Đối với giao thông: Là một trong những con đường tiềm năng và chiến lược, giao thông
đường thủy mà cụ thể là đường sông và đường biển có ý nghĩa lớn, quyết định nhiều
vấn đề không chỉ là kinh tế mà còn là văn hóa, chính trị, xã hội của một quốc gia.
Có thể thấy phần lớn các hoạt động kinh tế đều phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên nước.
Giá trị kinh tế của nước không phải lúc nào cũng có thể quy đổi thành tiền, bởi vì tiền
không phải là thước đo giá trị kinh tế, có những dịch vụ của nước không thể lượng giá
được nhưng lại có giá trị kinh tế rất lớn
Từ những vai trò hết sức quan trọng đó, ta thấy được tầm quan trọng của nước đối với
con người. Mà bên cạnh đó, việc sản xuất nước sạch là hết sức cần thiết để con người
tồn tại và xã hội phát triển.
Tuy nhiên cũng cần phân biệt nguồn nước tài nguyên và nguồn nước dùng để ăn uống,
sinh hoạt. Nước tài nguyên là nguồn nước sông, suối, ao, hồ, nước dưới đất hoặc nước
mưa. Còn nước dùng để ăn uống, sinh hoạt là nước phải đảm bảo an toàn đối với sức
khỏe của con người, tức là nước sạch. Một số nguồn nước tài nguyên, trong một số
trường hợp, có thể sử dụng trực tiếp cho sinh hoạt như nước dưới đất sâu, nước mưa,
còn lại đa số các nguồn nước cần phải được xử lý mới có thể trở thành nước sạch để sử
dụng.
Nước sạch giúp cho con người duy trì cuộc sống hàng ngày bởi con người sử dụng nước
sạch để cung cấp cho các nhu cầu ăn uống, hoặc sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt
SVTH : Trần Ngọc Phương Vy
CBHD : ThS Đới Tiến Dũng
6
Đồ án tốt nghiệp
Đề Tài : Thiết kế mở rộng nhà máy nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang, công suất từ 1000 m3/ngày đêm lên 3000
m3/ngày đêm.
như tắm rửa, giặt giũ, rửa rau, vo gạo... Để thỏa mãn các nhu cầu vệ sinh cá nhân và
sinh hoạt, mỗi người cần tới khoảng 120 lít nước/ngày.
Nước sạch không chỉ là trong, không màu, không mùi, không vị mà còn phải an toàn
đối với sức khỏe của người sử dụng. Nếu sử dụng nước không sạch thì sẽ ảnh hưởng rất
lớn tới sức khỏe, vì nước là môi trường trung gian chuyển tải các chất hóa học và các
loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây bệnh mà mắt thường không nhìn thấy được.
Các hóa chất thường gặp trong nước như sắt, chì, măng gan, asen, thủy ngân, nitrit,
nitrat, amoni, hóa chất bảo vệ thực vật, các sản phẩm dầu, mỡ và các hóa chất dùng
trong công nghiệp… Nếu hàm lượng của các chất này trong nước vượt quá tiêu chuẩn
cho phép sẽ gây hại đối với sức khỏe như ngộ độc kim loại nặng (asen, thủy ngân, chì,
hóa chất bảo vệ thực vật). Nếu hàm lượng hóa chất thấp hơn, có thể chưa ảnh hưởng
ngay đến sức khỏe, nhưng các hóa chất có khả năng tích tụ trong các mô của cơ thể, về
lâu dài có thể gây nên các bệnh nhiễm độc mãn tính hoặc ung thư.
Việc sử dụng nước bị nhiễm bẩn các yếu tố vi sinh vật cũng là nguyên nhân gây nên các
bệnh hoặc các vụ dịch đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn. Nước cũng như
thực phẩm rất dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn E. Coli, Salmonella gây bệnh tiêu chảy,
phẩy khuẩn tả gây bệnh tả… Nhiều người dùng chung một nguồn nước bị nhiễm vi
khuẩn gây bệnh có thể gây bùng phát các vụ dịch trong cộng đồng và nếu phân hoặc
chất thải của những người này không được quản lý tốt, gây ô nhiễm môi trường thì dịch
bệnh lại càng có nguy cơ lan rộng hơn (Trích từ Tạp chí môi trường – Đất nước mãi
xanh ngày 17/09/2015).
Việc tìm hiểu, đánh giá và xử lý nguồn nước thô để trở thành nước sạch phục vụ nhu
cầu sinh hoạt hàng ngày của con người mang nhiều ý nghĩa về khoa học và kinh tế. Đề
tài về xử lý nước cấp là rất thực tế cho xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, phát
triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có thể gây ra những tác động xấu đến
nguồn nước mặt, thậm chí là nguồn nước dưới đất nên cần nghiên cứu và tìm ra sơ đồ
công nghệ phù hợp với từng loại nguồn nước cần xử lý để phục vụ cho từng mục đích
sử dụng khác nhau.
- Sự cần thiết nâng công suất nhà máy:
Vấn đề gia tăng dân số và phát triển của đô thị đòi hỏi nhu cầu nước sạch cũng ngày một
tăng cao. Việc nhà máy nước hiện hữu không còn đủ khả năng cung cấp nước sạch cho
tất cả hộ dân tại địa phương là vấn đề chung của nhiều khu vực đang trên đà phát triển
và không riêng gì thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang. Để khắc phục hiện tượng quá tải này,
SVTH : Trần Ngọc Phương Vy
CBHD : ThS Đới Tiến Dũng
7
Đồ án tốt nghiệp
Đề Tài : Thiết kế mở rộng nhà máy nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang, công suất từ 1000 m3/ngày đêm lên 3000
m3/ngày đêm.
cần phải mở rộng nâng công suất nhà máy nước lên phù hợp với số liệu của dân số tại
địa phương, việc nâng công suất nhà máy có thể thực hiện theo nhiều phương án như :
Mở rộng nhà máy nước, hoặc cải tạo lại nhà máy nước hiện hữu... Để quyết định sử
dụng phương án nào cần phải được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh và đưa ra phương
án phù hợp nhất.
2. Khách thể và đối tượng của đồ án
- Khách thể nghiên cứu là hệ thống sự vật tồn tại khách quan trong các mối liên hệ người
nghiên cứu cần khám phá, là vật mang đối tượng nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu
chính là nơi chứa đựng những câu hỏi mà người nghiên cứu cần tìm câu trả lời. Vậy
khách thể của đề tài này là kênh Ba Thê và nhà máy nước thị trấn Óc Eo.
- Chất lượng nước mặt hiện tại nói chung có những chỉ tiêu vượt mức cần xử lý thường
gặp là : Độ đục, độ màu, mùi vị, Coliform, E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt... Ngoài ra
còn có các chỉ tiêu cần xử lý nếu vượt quá quy chuẩn như : pH, hàm lượng Amoni, Clo
dư, Hàm lượng Florua, hàm lượng Clorua, ...
- Đối tượng nghiên cứu là bản chất sự vật hoặc hiện tượng cần được xem xét và làm rõ
trong nhiệm vụ nghiên cứu. Cần phân biệt Đối tượng nghiên cứu với Khách thể nghiên
cứu.
- Đối tượng nghiên cứu cụ thể là nguồn nước mặt tại kênh Ba Thê thuộc thị trấn Óc Eo,
tỉnh An Giang. Tìm hiểu những chỉ tiêu vượt quá mức quy định cần phải xử lý để phục
vụ cho mục đích sinh hoạt theo QCVN 01:2009/BYT QUY CHUẨN KỸ THUẬT
QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĂN UỐNG (National technical regulation on
drinking water quality). Từ đó đề xuất được công nghệ áp dụng và tính toán để đảm bảo
việc cấp nước đáp ứng đầy đủ nhu cầu dùng nước của người dân tại thị trấn Óc Eo, tỉnh
An Giang.
3. Giới hạn và phạm vi của đồ án
- Tìm hiểu, đánh giá và xử lý nguồn nước thô của kênh Ba Thê thành nước cấp cho mục
đích sinh hoạt của người dân thị trấn Óc Eo.
- Phạm vi nghiên cứu : Trong đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu phương án nâng công
suất nhà máy cấp nước thị trấn Óc Eo hiện hữu, đáp ứng nhu cầu về nước sạch của người
dân.
SVTH : Trần Ngọc Phương Vy
CBHD : ThS Đới Tiến Dũng
8
Đồ án tốt nghiệp
Đề Tài : Thiết kế mở rộng nhà máy nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang, công suất từ 1000 m3/ngày đêm lên 3000
m3/ngày đêm.
4. Mục đích của đồ án
- Nghiên cứu việc nâng công suất nhà máy cấp nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang bằng
công tác mở rộng nhà máy, xây dựng mới thêm một trạm xử lý nước cấp cạnh nhà máy
hiện hữu. Công suất nhà máy hiện hữu là 1000 m3/ngày, nghĩa là việc mở rộng nâng
công suất nhà máy lên 3000 m3/ngày sẽ phải xây dựng thêm một trạm cấp nước mới
cạnh trạm cấp nước hiện hữu công suất 2000 m3/ngày, kể cả công trình thu nước.
- Nâng cấp hệ thống cấp nước Thị Trấn Óc Eo nhằm đảm bảo đủ cấp nước cho toàn bộ
hộ dân trong khu vực dự án ở thời điểm hiện tại và đảm bảo dự phòng phát triển trong
tương lai. Điều kiện cần để mỗi hộ dân của khu vực đều có nước sạch sử dụng là xây
dựng mạng lưới tuyến ống cấp nước mới đến từng hộ dân là đảm bảo khả năng chuyển
tải nước trên toàn bộ mạng lưới.
- Thiết kế được trạm xử lý nước phù hợp với chất lượng nguồn nước đã được quan trắc
qua 2 mùa : mùa khô và mùa mưa.
5. Nhiệm vụ của đồ án
- Đánh giá tổng quan về thực trạng cấp nước hiện nay tại thị trấn Óc Eo.
- Trình bày nguyên nhân,sự cần thiết phải mở rộng nâng công suất trạm cấp nước thị
trấn Óc Eo, tỉnh An Giang từ 1000 m3/ngày đêm lên 3000 m3/ngày đêm.
- Trình bày các loại công trình thu nước mặt và lựa chọn loại công trình phù hợp.
- Trình bày các phương pháp xử lý nguồn nước mặt thường được áp dụng và có hiệu
quả cao.
- Đề xuất phương án thiết kế nâng công suất thích hợp nhất với chất lượng nguồn nước
tại địa phương.
- Tính toán thiết kế các công trình tại trạm cấp nước thị trấn Óc Eo bắt đầu từ công trình
thu nước và trạm bơm cấp 1.
- Phương án xử lý ô nhiễm có thể xảy ra sau khi xử lý nước (bùn thải, nước thải sau xử
lý...).
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập tài liệu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội và quy hoạch chung của thị trấn. Tham khảo tài liệu từ các môn học đã hoàn
thành và thông tin từ kỳ thực tập tốt nghiệp vừa qua.
SVTH : Trần Ngọc Phương Vy
CBHD : ThS Đới Tiến Dũng
9
Đồ án tốt nghiệp
Đề Tài : Thiết kế mở rộng nhà máy nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang, công suất từ 1000 m3/ngày đêm lên 3000
m3/ngày đêm.
- Phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu về đề tài của đồ án tốt nghiệp, những kiến thức
cần thiết để thực hiện đồ án.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến giáo viên hướng dẫn về cách trình bày đồ
án tốt nghiệp, tham khảo ý kiến của cán bộ hướng dẫn bên ngoài về đề tài đồ án tốt
nghiệp đã chọn.
- Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết: Sắp xếp những thông tin đa dạng thu thập được
từ các nguồn, các tài liệu khác nhau thành một hệ thống với một kết cấu chặt chẽ (theo
quan điểm hệ thống – cấu trúc của việc xây dựng một mô hình lý thuyết trong nghiên
cứu khoa học) để từ đó mà xây dựng một lý thuyết mới hoàn chỉnh giúp hiểu biết đối
tượng được đầy đủ và sâu sắc hơn.
- Phương pháp so sánh đánh giá: Để so sánh đánh giá và đưa ra lựa chọn tối ưu hợp lý
nhất cho các phương án được đề xuất.
- Phương pháp toán học: Để tính toán các công trình trong nhà máy nước.
- Phương pháp đồ họa: Sử dụng phần mềm AutoCad để thực hiện bản vẽ thiết kế.
7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
+ Ứng dụng các kiến thức chuyên ngành đã học như: Công trình thu và trạm bơm, Hóa
nước vi sinh, Thủy lực, Xử lý nước cấp, Cơ khí ngành nước ... để tìm hiểu, đánh giá và
xử lý nguồn nước thô hiện tại ở kênh Ba Thê.
+ Mở rộng nâng công suất nhà máy nước để phù hợp cho nhu cầu xã hội hiện tại và
tương lai của thị trấn Óc Eo. Trong khi nhà máy hiện hữu không đáp ứng đủ.
+ Tạo điều kiện phát triển xã hội, thu hút các nhà đầu tư đến với thị trấn Óc Eo, từ đó
tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân cũng như toàn xã hội.
+ Tạo điều kiện cho các ngành kinh tế địa phương phát triển, đặc biệt là các ngành liên
quan đến nước sạch và du lịch.
+ Chi phí khám chữa các bệnh do nguồn nước bẩn gây ra sẽ giảm, ngày công lao động
tăng, số lượng và chất lượng sản phẩm tăng.
+ Cung cấp đủ lưu lượng, đạt chất lượng và kịp thời cho các đối tượng dùng nước sinh
hoạt và các mục đích khác tại thị trấn Óc Eo.
+ Điều kiện sống được nâng cao, môi trường sống vệ sinh, lành mạnh, làm cho sức khỏe
cộng đồng được nâng cao.
SVTH : Trần Ngọc Phương Vy
CBHD : ThS Đới Tiến Dũng
10
Đồ án tốt nghiệp
Đề Tài : Thiết kế mở rộng nhà máy nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang, công suất từ 1000 m3/ngày đêm lên 3000
m3/ngày đêm.
8. Kế hoạch thực hiện
Bảng 1 Kế hoạch thực hiện
Thời gian
Công việc
Tuần 1 Tuần 2 - 3 Tuần 4-7 Tuần 8-16
Tuần17-18
Thu thập tài liệu về điều
kiện tự nhiên-kinh tế xã
hội, quy hoạch, hiện
trạng chất lượng nguồn
nước...
Phân tích và đánh giá tài
liệu.
So sánh và lựa chọn
công nghệ xử lý thích
hợp.
Tính toán thiết kế các
công trình theo công
nghệ đã chọn và tính
toán khối lượng xây
dựng.
Thực hiện bản vẽ thiết
kế cho trạm xử lý thuộc
giai đoạn II của nhà máy
nước.
SVTH : Trần Ngọc Phương Vy
CBHD : ThS Đới Tiến Dũng
11
Đồ án tốt nghiệp
Đề Tài : Thiết kế mở rộng nhà máy nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang, công suất từ 1000 m3/ngày đêm lên 3000
m3/ngày đêm.
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THỊ TRẤN ÓC EO
1.1 Vị trí địa lý thị trấn Óc Eo
Thị trấn Óc Eo (tiếng Khmer : O Keo) là một trong ba thị trấn thuộc huyện Thoại Sơn,
tỉnh An Giang, Việt Nam.
Huyện Thoại Sơn ngày nay là một trong 11 huyện thị của tỉnh An Giang, nằm về phía
đông nam tứ giác Long Xuyên; huyện lỵ đặt tại thị trấn Núi Sập. Phía Bắc giáp huyện
Châu Thành, Tây Bắc giáp huyện Tri Tôn, Đông giáp thành phố Long Xuyên, Nam giáp
huyện Thốt Nốt (Cần Thơ), Tây và Tây Nam giáp huyện Tân Hiệp và Hòn Đất (Kiên
Giang). Thoại Sơn có diện tích tự nhiên là 46,885,52 ha; trong đó có 41,261,22 ha đất
canh tác. Toàn huyện có 42,267 hộ với 180,951 nhân khẩu, được phân bố trên 14 xã, 3
thị trấn (Núi Sập, Óc Eo và Phú Hòa) với 76 ấp (số liệu thống kê ngày 31-12-2010).
Thị Trấn Óc Eo không chỉ là một nơi gắn liền với địa danh di tích Óc Eo mà còn là địa
danh gắn liền với vết tích vật chất vả vương quốc Phù Nam, là một quốc gia hung mạnh
của Đông Nam Á, xuất hiện cách đây khoảng 2000 năm.
Địa giới hành chính thị trấn Óc Eo: Đông giáp xã Vọng Đông; Tây giáp tỉnh Kiên Giang;
Nam giáp xã Bình Thành và tỉnh Kiên Giang; Bắc giáp xã Vọng Thê.
Thị trấn Óc Eo với quy mô dân số khoảng 13692 người tính đến năm 2025 theo quy
hoạch của tỉnh An Giang và tổng diện tích tự nhiên là 989,9 ha.
Kênh Ba Thê là một con sông đổ ra Sông Hậu. Sông có chiều dài 57 km . Kênh Ba Thê
chảy qua các tỉnh Kiên Giang, An Giang.
Nguồn nước thô tại trạm cấp nước thị trấn Óc Eo thuộc giai đoạn I của dự án lấy nguồn
nước tại kênh Ba Thê để xử lý thành nguồn nước sạch cấp cho sinh hoạt.
Địa điểm xây dựng nhà máy mới: dự kiến khoảng 1308 m2 liền kề với trạm cấp nước
Óc Eo cũ tại tỉnh lộ 943 thuộc ấp Tân Hiệp A, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn.
SVTH : Trần Ngọc Phương Vy
CBHD : ThS Đới Tiến Dũng
12
Đồ án tốt nghiệp
Đề Tài : Thiết kế mở rộng nhà máy nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang, công suất từ 1000 m3/ngày đêm lên 3000
m3/ngày đêm.
Dưới đây là bản đồ hành chính huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang và vị trí của khu vực
dự án.
Khu vực Dự án
Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang và vị trí dự án
Hình 1.2 Bản đồ khu vực Dự án: thị trấn Óc Eo, các xã Vọng Đông,
Thoại Giang, Tây Phú
SVTH : Trần Ngọc Phương Vy
CBHD : ThS Đới Tiến Dũng
13
Đồ án tốt nghiệp
Đề Tài : Thiết kế mở rộng nhà máy nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang, công suất từ 1000 m3/ngày đêm lên 3000
m3/ngày đêm.
1.2 Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội – Quy hoạch chung
1.2.1 Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội
- Điều kiện tự nhiên
+ Ngoài những ngọn núi cuối cùng được thiên nhiên ban tặng ở đồng bằng Tây Nam Bộ
thì địa hình còn lại của huyện bằng phẳng, đất thuần nông, chịu ảnh hưởng lũ hàng năm
của sông Hậu.
+ Các xã phía Đông và Nam đất phù sa màu mỡ, các xã phía Bắc ruộng đất còn nhiễm
phèn, đất triền núi trồng cây ăn trái và hoa màu, diện tích nhỏ.
+ Thoại Sơn có hệ thống kênh rạch chằng chịt, dân cư phân bố theo tuyến sông và kênh,
tạo nguồn nhân lực cải tạo đất. Vị trí của huyện nằm ở vĩ độ Bắc từ 10011’ đến 11022’
và kinh độ Đông từ 10506’ đến 105017’; khí hậu nhiệt đới, có gió mùa với hai mùa nắng,
mưa rõ rệt; nhiệt độ trung bình hàng năm 28,60C.
+ An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là
nhóm đất phù sa trên 151600 ha, chiếm 44,5%. phần lớn đất đai điều màu mỡ vì 72%
diện tích là đất phù sa hoặc có phù sa, địa hình bằng phẳng, thích nghi đối với nhiều loại
cây trồng. Ngoài ra, An Giang còn có tài nguyên khoáng sản khá phong phú, với trữ
lượng khá đá granít trên 7 tỷ m3, đá cát kết 400 triệu m3, cao lanh 2,5 triệu tấn, than bùn
16,4 triệu tấn, vỏ sò 30 – 40 triệu m3, và còn có các loại puzolan, fenspat, bentonite, cát
sỏi,…
Trên địa bàn toàn tỉnh có trên 583 ha rừng tự nhiên thuộc loại rừng ẩm nhiệt đới, đa số
là cây lá rộng, với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ, ngoài ra còn có 3.800 ha rừng
tràm. Sau một thời gian diện tích rừng bị thu hẹp, những năm gần đây tỉnh đã chú ý
nhiều tới việc gây lại vốn rừng. Động vật rừng An Giang cũng khá phong phú và có
nhiều loại quý hiếm.
- Kinh tế xã hội :
+ Để xứng đáng với niềm vinh dự khu di tích Óc Eo – Ba Thê được Thủ tướng Chính
phủ công nhận là Di tích cấp quốc gia đặc biệt, chính quyền và nhân dân thị trấn Óc Eo
đã không ngừng nỗ lực xây dựng một thị trấn ngày càng văn minh, giàu đẹp, góp phần
giúp người dân ổn định cuộc sống và tạo điều kiện thuận lợi cho khách đến tham quan
du lịch.
SVTH : Trần Ngọc Phương Vy
CBHD : ThS Đới Tiến Dũng
14
Đồ án tốt nghiệp
Đề Tài : Thiết kế mở rộng nhà máy nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang, công suất từ 1000 m3/ngày đêm lên 3000
m3/ngày đêm.
+ Chính vì vậy mà trong năm 2012, thị trấn Óc Eo đã tranh thủ các nguồn vốn từ trung
ương, tỉnh và huyện để xây dựng 5 công trình trọng điểm, có ý nghĩa to lớn đối với
người dân thị trấn.
Cụ thể, UBND thị trấn đã tiến hành xây dựng lòng hồ trữ nước, phục vụ sinh hoạt, tiêu
dùng của đồng bào Khmer đang sinh sống trên các triền núi. Từ đó, giúp người dân tăng
gia sản xuất, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi và dần dần ổn định cuộc sống. Nhằm
chăm sóc tốt sức khỏe cho người dân thị trấn và các xã lân cận, UBND thị trấn Óc Eo
cũng đang tiến hành xây dựng mới Phòng khám Khu vực thị trấn Óc Eo. Phòng khám
sẽ được tăng cường y, bác sĩ và trang bị thêm một số dụng cụ y tế nhằm nâng cao chất
lượng khám và điều trị bệnh, giúp giảm chi phí cho người dân vì không phải đến bệnh
viện tuyến trên.
Bên cạnh đó, UBND cũng vừa khánh thành và đưa vào sử dụng chợ thị trấn Óc Eo, với
54 ki-ốt. Việc xây dựng chợ đã giúp cho các tiểu thương có nơi mua bán ổn định, đẩy
mạnh phát triển đời sống kinh tế, hoạt động giao thương trong vùng.
Ước tính lượng khách đến tham quan các khu di tích ngày càng đông nên UBND thị trấn
cũng chủ động trong việc xây dựng và mở rộng Bến xe tàu huyện Thoại Sơn, nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các phương tiện xe khách, xe tải, tàu ghe có nơi neo đậu khi lưu
thông qua thị trấn.
Đặc biệt, thị trấn Óc Eo còn được UBND huyện quan tâm, cho xây dựng mới trụ sở làm
việc đã xuống cấp nhiều năm, nhờ vậy sẽ tạo chỗ làm việc ổn định cho các cán bộ.
Không chỉ dừng lại ở xây dựng cơ sở hạ tầng, đội ngũ cán bộ UBND thị trấn Óc Eo còn
nỗ lực trong công tác dân vận, huy động các nguồn lực xã hội để chăm lo đời sống cho
người dân.
1.2.2 Quy hoạch chung
Quyết định số 1272/QĐ-UBND của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt
“ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN THOẠI SƠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”.
Gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Quan điểm phát triển:
Phát triển kinh tế - xã hội huyện đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các huyện, thị trong
tỉnh, với các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu
Long. Tiếp tục phát huy cao nhất các nguồn lực và lợi thế, nhất là khai thác tốt các tiềm
SVTH : Trần Ngọc Phương Vy
CBHD : ThS Đới Tiến Dũng
15
Đồ án tốt nghiệp
Đề Tài : Thiết kế mở rộng nhà máy nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang, công suất từ 1000 m3/ngày đêm lên 3000
m3/ngày đêm.
năng chưa được huy động đầy đủ, đảm bảo phát triển bền vững. Phát triển kinh tế đi đôi
với phát triển văn hóa, nâng chất các vấn đề văn hóa - xã hội nhất là giáo dục và đào
tạo, giải quyết việc làm, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, giữ
gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; Phát triển kinh tế phải gắn với ổn định
chính trị, đảm bảo trật tự xã hội, gắn với củng cố tăng cường quốc phòng, an ninh; củng
cố kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị và xây dựng nền
hành chính vững mạnh.
Tiếp tục khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh về thương mại, du lịch và nông
nghiệp; tập trung phát triển thương mại, du lịch trở thành mũi đột phá trên nền tảng nông
nghiệp trong phát triển kinh tế của huyện. Huyện Thoại Sơn thực hiện tốt vai trò là một
trong những đầu tàu lôi kéo phát triển kinh tế chung của cả tỉnh trên cơ sở nâng cao chất
lượng tăng trưởng, hướng dần đến tăng trưởng xanh; chú trọng phát triển nguồn nhân
lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh ứng dụng trình độ khoa học
công nghệ hiện đại vào sản xuất.
Đầu tư phát triển có trọng tâm trọng điểm, ưu tiên đầu tư cho phát triển nông thôn mới,
hạ tầng giao thông nông thôn. Đồng thời khuyến khích hộ gia đình và các đơn vị đầu
tư khai thác mô hình du lịch sinh thái nhằm thu hút khách đến tham quan và du lịch.
- Mục tiêu phát triển:
Khai thác mạnh mẽ những lợi thế, huy động nguồn lực xã hội, tập trung tái cơ cấu kinh
tế theo hướng tăng trưởng bền vững. Theo đó, chú trọng phát triển mạnh về thương mại,
du lịch làm chủ đạo trên nền tảng sản xuất nông nghiệp chuyên sâu ứng dụng công nghệ
cao và ngành công nghiệp chế biến tiên tiến nhằm đưa Thoại Sơn trở thành huyện có cơ
cấu kinh tế hiện đại, mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân được nâng cao, có đóng góp ngày càng to lớn vào sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa chung của tỉnh An Giang
1.3 Hiện trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật
1.3.1 Điện
Trạm cấp nước hiện hữu ở giai đoạn I đang hoạt động được lấy nguồn điện từ tuyến 3
pha đã lắp sẵn. Do vậy, khi xây dựng mới nhà máy nước ở giai đoạn II sẽ lấy nguồn điện
từ trạm của nhà máy hiện hữu có sẵn.
SVTH : Trần Ngọc Phương Vy
CBHD : ThS Đới Tiến Dũng
16
Đồ án tốt nghiệp
Đề Tài : Thiết kế mở rộng nhà máy nước thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang, công suất từ 1000 m3/ngày đêm lên 3000
m3/ngày đêm.
1.3.2 Giao thông
- Việc thi công, vận chuyển vật liệu xây dựng làm tăng hàm lượng bụi, khí thải và tiếng
ồn trong khu vực và dọc tuyến giao thông liên quan. Việc tăng lượng xe vận chuyển
phục vụ thi công cả về số lượng lẫn tần suất sẽ ảnh hưởng đến hoạt động giao thông
trong khu vực, làm giảm chất lượng đường giao thông do thường xuyên chịu tải trọng
lớn. Mặc dù vậy, các tác động trên chỉ ảnh hưởng đến một số giao lộ nhất định và trong
thời gian không dài. Chủ đầu tư và các đơn vị thi công cần lưu ý thực hiện nghiêm túc
các quy định và biện pháp an toàn giao thông khi vận chuyển trên đường. Các xe chở
vật liệu xây dựng dễ rơi rớt cần phải có biện pháp che phủ giảm thiểu gây ô nhiễm môi
trường.
- Bố trí hợp lý lộ trình vận chuyển vật liệu. Lập kế hoạch vận chuyển phù hợp, sử dụng
các loại xe phù hợp để tránh tắc nghẽn giao thông và gây hư hỏng đường sá. Các xe vận
chuyển vật liệu dễ rơi rớt gây ô nhiễm cần phải được che phủ cẩn thận để hạn chế rơi
vãi đất cát và bụi dọc đường. Thực hiện tưới nước rửa đường ở các tuyến đường lộ trình
vận chuyển vật liệu. Đối với đường đất trong khu vực nhiều xe cộ đi lại, có thể rải một
lớp sỏi mỏng.
1.4 Hiện trạng nhà máy nước hiện hữu
Thực trạng cấp nước tại thị trấn Óc Eo
- Thực trạng trạm cấp nước hiện hữu thuộc giai đoạn I của dự án
Hình 1.3 Sơ đồ công nghệ của nhà máy nước giai đoạn I
SVTH : Trần Ngọc Phương Vy
CBHD : ThS Đới Tiến Dũng
17