Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường và hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án xây dựng đường liên xã bù nho long tân tại huyện phú riềng tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.93 MB, 118 trang )

DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐBT

Hội đồng bồi thƣờng

LĐĐ

Luật Đất đai

MTTQVN

Mặt trận tổ quốc Việt Nam

NĐ-CP

Nghị định-Chính phủ

NQ-UBTVQH


Nghị quyết-Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội

TĐC

Tái định cƣ

TNMT

Tài nguyên môi trƣờng

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1. Tổng hợp các đối tƣợng bị thu hồi đất

24

Bảng 2.2. Tổng hợp các đối tƣợng bị thu hồi đất có tài sản gắn liền
với đất

25

Bảng 2.3. Bảng tổng hợp các đối tƣợng bị thu hồi đất đƣợc nhận hỗ

trợ

25

Bảng 2.4. Bảng giá bồi thƣờng về đất

28

Bảng 2.5. Bảng phân loại hồ sơ

29

Bảng 2.6. Bảng tính giá trị bồi thƣờng về cây trồng trong dự án

31

Bảng 2.7. Bảng tính giá trị bồi thƣờng, hỗ trợ cho hộ ông Nguyễn
Ngọc Thôn

34

Bảng 2.8. Bảng tính giá trị bồi thƣờng, hỗ trợ cho hộ ông Kim Ngọc


37

Bảng 2.9. Kết quả bồi thƣờng về đất tính đến tháng 5/2017

39


Bảng 2.10. Kết quả bồi thƣờng về tài sản gắn liền với đất tính đến
tháng 5/2017

40

Bảng 2.11. Kết quả hỗ trợ tính đến tháng 5/2017

40

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Riềng

21

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình thực hiện bồi thƣờng và hỗ trợ tại dự án

26


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là thành phần cơ bản
của môi trƣờng sinh thái, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt trong nông lâm nghiệp, là
cơ sở không gian bố trí lực lƣợng sản xuất, là địa bàn phân bố dân cƣ và phát
triển đô thị. Đất đai là nhân tố không thể thiếu cho sự tồn tại của dân tộc và phát
triển kinh tế xã hội của quốc gia.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội là sự gia tăng nhu cầu sử dụng đất
của tất cả các mục đích và lĩnh vực. Tuy nhiên, quỹ đất đai bị hạn chế và nhiều
khi bị hạn chế khả năng sử dụng do sạt lở, xói mòn, rửa trôi, ô nhiễm… Do đó,

để có thể cân đối và đáp ứng nhu cầu cho tất cả các ngành, các lĩnh vực là công
việc cần thiết nhƣng vô cùng khó khăn. Hay nói cách khác, để quỹ đất đai của
quốc gia đƣợc đƣa vào khai thác có hiệu quả, tiết kiệm mà vẫn đáp ứng đƣợc
nhu cầu của tất cả các ngành, các lĩnh vực là công việc không đơn giản.
Để làm đƣợc điều đó, nhà nƣớc đề ra nhiều chính sách, biện pháp, từ quy
hoạch - kế hoạch sử dụng đất; xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội; đánh giá, chọn lựa đối tƣợng sử dụng có hiệu quả để giao hoặc cho thuê
đất; kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất sau khi đã giao/cho thuê; đảm bảo quyền
của ngƣời sử dụng đất để họ yên tâm đầu tƣ, khai thác đất… Trong quá trình đó,
nhiều khi nhà nƣớc buộc phải chấm dứt việc sử dụng đất trƣớc thời hạn của
những ngƣời sử dụng đất vào một mục đích đƣợc giao để phục vụ cho mục đích
sử dụng đất khác hiệu quả hơn. Quyết định hành chính thu hồi đất gây thiệt hại
đến quyền và lợi ích của ngƣời sử dụng đất hiện tại. Do vậy, Nhà nƣớc có chính
sách bồi thƣờng và hỗ trợ cho ngƣời sử dụng đất khi bị nhà nƣớc thu hồi đất.
Trong điều kiện quỹ đất cũng nhƣ các nguồn tài nguyên khác ngày càng
hạn hẹp và nền kinh tế thị trƣờng ngày càng phát triển thì vấn đề tìm kiếm
nguồn đất để tiếp tục đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội là thật sự cần thiệt. Từ đó
công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đƣợc nhà nƣớc chú trọng thực hiện để
đáp ứng nhu cầu về đất cho các dự án đầu tƣ. Nhƣng để đảm bảo quyền lợi, lợi
ích kinh tế của tổ chức, cá nhân khi nhà nƣớc thu hồi đất thì nhà nƣớc đã có
những chính sách bồi thƣờng hỗ trợ cho các cá nhân tổ chức bị thu hồi đất. Công
tác bồi thƣờng, hỗ trợ là vấn đề phức tạp mang tính chất chính trị, kinh tế - xã
hội tổng hợp, đòi hỏi đƣợc sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp, tổ chức và
cá nhân. Đền bù thiệt hại về đất không chỉ thể hiện bản chất kinh tế các mối
quan hệ về đất đai mà cũng thể hiện các mối quan hệ về chính trị, xã hội…
Để công tác thu hồi đất đƣợc thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo quyền lợi
của ngƣời sử dụng đất bị thu hồi đất, tránh trƣờng hợp khiếu nại, khiếu kiện
đông ngƣời, vừa gây mất trật tự xã hội mà còn kéo dài thời gian ảnh hƣởng đến
tiến độ thực hiện dự án thì công tác phân loại, xử lý hồ sơ giải quyết bồi thƣờng
phải thực hiện nghiêm túc.

Phú Riềng là huyện mới tách lập trên cơ sở tách huyện Bù Gia Mập (cũ)
theo Nghị quyết số 931/NQ-UBTVQH13, quá trình phát triển kinh tế xã hội trên
1


địa bàn huyện mặc dù đã đạt đƣợc nhiều thành quả đáng ghi nhận song Phú
Riềng vẫn còn là huyện có nền kinh tế chƣa thật phát triển, cơ sở hạ tầng còn ở
mức thấp, chƣa đồng bộ, đời sống nhân dân vẫn còn gặp khó khăn. Quỹ đất
phong phú, song việc khai thác nguồn tài nguyên này cho phát triển kinh tế - xã
hội vẫn còn chƣa thật sự hợp lý. Do đó, việc thực hiện các công tác bồi thƣờng,
hỗ trợ và tái định cƣ cho ngƣời bị thu hồi đất đang gặp không ít nhiều khó khăn.
Chính sách đất đai đã có những quy định về quy trình, nguyên tắc, điều
kiện bồi thƣờng... Nhƣng thực tế, nguồn gốc sử dụng đất rất phức tạp nên khi
thực hiện bồi thƣờng cần xác định căn cứ pháp lý của bồi thƣờng, đối tƣợng
đƣợc bồi thƣờng và hỗ trợ, mức bồi thƣờng thiệt hại về đất,... Có thể nói, xử lý
hồ sơ bồi thƣờng và hỗ trợ là công việc quyết định đến tiến độ thu hồi đất.
Xuất phát từ thực tiễn trên, để nhìn nhận đầy đủ về tình hình thực hiện
công tác bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất thì việc thực hiện đề tài
“Xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường và hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
thực hiên dự án đường liên xã Bù Nho - Long Tân tại huyện Phú Riềng, tỉnh
Bình Phước” là thực sự cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến giải quyết công tác bồi thƣờng và hỗ
trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất
Việc nghiên cứu các công trình liên quan mật thiết đến đề tài luận văn có
ý nghĩa quan trọng. Nó là tiền đề cho quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Thực tế có rất nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến công tác bồi thƣờng, hỗ trợ
khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
Đề tài thứ nhất: Luận văn thạc sĩ “Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi
thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn Thành phố Ninh
Bình, tỉnh Ninh Bình” của Vũ Hồng Minh, Trƣờng đại học Nông Nghiệp Hà

Nội, thực hiện năm 2011. Đề tài khái quát một số dự án thu hồi đất trên địa bàn,
xác định đối tƣợng và điều kiện đƣợc hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất, đánh giá
chung về công tác tổ chức thực hiện bồi thƣờng GPMB khi nhà nƣớc thu hồi đất
trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, đề xuất những giải pháp hoàn
thiện nội dung và triển khai thực hiện chính sách bồi thƣờng và hỗ trợ ngƣời dân
bị thu hồi đất ở các dự án trên địa bàn huyện thành phố Ninh Bình nói riêng, tỉnh
Ninh Bình nói chung. Đề tài đã nêu rõ tình hình thực hiện các chính sách bồi
thƣờng, hỗ trợ cho ngƣời dân khi bị thu hồi đất. Các đối tƣợng nào đƣợc hƣởng
các hỗ trợ khác theo quy định của Nhà nƣớc. Bên cạnh đó đã thấy rõ những
điểm tồn tại trong quá trình thực hiện gặp phải những ý kiến trái chiều.
Đề tài thứ hai: Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu tác động của việc thực hiện
chính sách bồi thƣờng giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của ngƣời
dân khi Nhà nƣớc thu hồi đất ở dự án Mở rộng Khu công nghiệp Thăng Long II,
huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên” của Đào Văn Giỏi, Trƣờng đại học Nông
Nghiệp Hà Nội, thực hiện năm 2013. Qua đó đánh giá một cách tổng thể thực
trạng đời sống, việc làm, thu nhập và các tiêu chí khác của đời sống xã hội cộng
đồng dân cƣ nông thôn sau khi Nhà nƣớc thu hồi đất, đánh giá thực trạng, đề
2


xuất các giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới nhằm ổn định và nâng cao
đời sống của ngƣời dân có đất bị thu hồi cả trong hiện tại và tƣơng lai.
Nhìn chung, đề tài chỉ nêu trọng tâm vào tình hình đời sống trƣớc và sau
khi Nhà nƣớc thu hồi đất, các chính sách bồi thƣờng tác động đến ngƣời dân.
Chƣa đƣa ra các giải pháp cụ thể đối với từng vấn đề, đối với hoàn cảnh cụ thể
của địa phƣơng.
Đề tài thứ ba: Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu
hồi đất qua thực tiễn áp dụng tại địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội” của
Lê Thị Yến, Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội, thực hiện năm 2010. Nghiên cứu
một số vấn đề lý luận về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất, thực tiễn áp dụng

pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất tại địa bàn quận Tây Hồ, thành
phố Hà Nội, một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nhìn từ góc độ thực tiễn, làm
rõ các vấn đề cần xác định, giải quyết trong việc xây dựng các văn bản pháp luật
về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất, quan niệm về bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà
nƣớc thu hồi đất.
Các công trình nghiên cứu nêu trên chỉ đề cập giải quyết các vấn đề về
chính sách, nguyên tắc, quy trình, phƣơng pháp và căn cứ pháp lý nói chung,
còn việc xử lý hồ sơ trong công tác bồi thƣờng và hỗ trợ tại các dự án cụ thể thì
chƣa đƣợc làm rõ để thấy đƣợc những khó khăn mà cán bộ thụ lý hồ sơ gặp phải
tại địa bàn.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tổng hợp và phân loại hồ sơ bồi thƣờng và hỗ trợ; xác định đƣợc căn cứ
pháp lý, đối tƣợng, các hình thức, mức bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi
đất để thực hiện các dự án theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của công tác bồi thƣờng và hỗ trợ
khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
- Phân tích thực trạng xử lý hồ sơ bồi thƣờng và hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu
hồi đất tại địa bàn huyện Phú Riềng thực hiện dự án.
- Giải pháp xử lý hồ sơ trong công tác bồi thƣờng và hỗ trợ khi Nhà nƣớc
thu hồi đất tại địa bàn huyện Phú Riềng thực hiện dự án đƣờng liên xã Bù Nho Long Tân.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất.
- Thẩm quyền của đơn vị quản lý nhà nƣớc về đất đai.
3



- Nguyên tắc, quy trình và phƣơng pháp thực hiện bồi thƣờng và hỗ trợ
khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
- Trình tự thủ tục xử lý hồ sơ bồi thƣờng và hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi
đất.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện trong phạm vi không gian huyện Phú Riềng, tỉnh
Bình Phƣớc.
Phạm vi thời gian: từ năm 2016 đến tháng 5/2017.
Phạm vi nội dung: tìm hiểu, nghiên cứu tập trung vào vấn đề bồi thƣờng
và hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập thông tin: Thu thập các thông tin cơ bản về địa
bàn và dự án xây dựng đƣờng liên xã Bù Nho - Long Tân, các số liệu, tài liệu có
liên quan đến công tác bồi thƣờng và hỗ trợ nhƣ thông báo thu hồi đất, giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), danh sách hộ dân bị thu hồi đất,
phƣơng án, quyết định thu hồi đất.
- Phƣơng pháp thống kê: Thống kê diện tích đất thu hồi, số đối tƣợng bị
ảnh hƣởng, phân loại hồ sơ, lập bảng số liệu từ các tài liệu, số liệu đã thu thập
đƣợc từ dự án.
- Phƣơng pháp so sánh: So sánh việc xử lý hồ sơ của địa phƣơng và quy
định của Nhà nƣớc, từ đó phát hiện ra những bất cập trong quá trình thực hiện
bồi thƣờng và hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: Phân tích giữa cơ sở lý luận với thực
tiễn, tổng hợp tình hình thực tế nhằm rút ra mặt khó khăn, thuận lợi và những
vấn đề cần giải quyết.
- Phƣơng pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của những ngƣời am hiểu
về nội dung cần nghiên cứu, các cán bộ tại đơn vị điều tra và giảng viên hƣớng
dẫn.
6. Ý nghĩa của nghiên cứu
Làm rõ đƣợc các trƣờng hợp vƣớng mắc trong việc xử lý hồ sơ bồi

thƣờng và hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất. Vận dụng các quy định pháp luật đất
đai hiện hành đề xuất đƣợc các giải pháp xử lý hồ sơ bồi thƣờng và hỗ trợ nhằm
đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất, đảm bảo đƣợc quyền lợi của ngƣời sử dụng đất
hiện tại cũng nhƣ quyền lợi của nhà đầu tƣ thực hiện dự án.

4


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA BỒI THƢỜNG VÀ HỖ TRỢ KHI
NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT
1.1. Cơ sở lý luận của bồi thƣờng và hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất
1.1.1. Các khái niệm chung
Trong quá trình ban hành và thực thi pháp luật về đất đai, đặc biệt trong
công tác quản lý đất đai thì bồi thƣờng và hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất đƣợc
Nhà nƣớc chú trọng quan tâm, việc thực hiện công tác thu hồi đất nhằm phục vụ
cho các công trình, dự án trọng điểm góp phần phát huy tiềm lực kinh tế, nâng
cao ổn định đời sống ngƣời dân. Để công tác thu hồi đất đảm bảo đúng tiến độ,
quyền lợi và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị thu hồi đất trƣớc hết cần hiểu một số
khái niệm trong công tác thu hồi đất:
- Khái niệm bồi thường
Nhằm bù đắp những tổn thất mà ngƣời sử dụng đất phải gánh chịu đồng
thời giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội là hậu quả của việc Nhà nƣớc thu hồi
đất gây ra cần các chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ. Bồi thƣờng về đất đƣợc hiểu là
việc Nhà nƣớc trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho
ngƣời sử dụng đất. Công tác bồi thƣờng diễn ra nhằm đảm bảo quyền lợi cho các
đối tƣợng sử dụng đất, giải quyết phần nào thiệt hại, mất mát về đất và tài sản
mà ngƣời sử dụng đất phải gánh chịu.
- Khái niệm hỗ trợ
Song song với công tác bồi thƣờng và đền bù, để đời sống ngƣời dân phần

nào đƣợc cải thiện sau khi Nhà nƣớc thu hồi đất các chính sách hỗ trợ đào tạo,
chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm có vai trò quan trọng xoa dịu phần nào
mất mát mà ngƣời dân phải gánh chịu. Hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất là việc
Nhà nƣớc trợ giúp cho ngƣời có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và
phát triển. Định nghĩa đã liệt kê các trƣờng hợp cần đƣợc hỗ trợ tuy nhiên vẫn
còn nhiều thiếu sót, chƣa đầy đủ. Hỗ trợ là chính sách “mềm” nên ngoài các
trƣờng hợp hỗ trợ vừa nêu, còn có những trƣờng hợp hỗ trợ khác do Chủ tịch Ủy
ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh quyết định.
- Khái niệm thu hồi đất
Nhằm đảm bảo cho mọi diện tích đất đai đƣợc sử dụng hợp pháp đúng
mục đích, đạt hiệu quả cao đồng thời khắc phuc tình trạng tùy tiện trong quản lý
sử dụng đất đai thì công tác thu hồi đất là hết sức cần thiết. Thu hồi đất đƣợc
hiểu là việc Nhà nƣớc quyết định thu lại quyền sử dụng đất của ngƣời đƣợc Nhà
nƣớc trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của ngƣời sử dụng đất vi phạm
pháp luật về đất đai. Đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng đất, phục vụ lợi ích quốc
gia.
- Quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất
5


Luật đất đai 2013 ban hành đã quy định cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ
của ngƣời sử dụng đất bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức trong nƣớc,
cộng đồng dân cƣ, cơ sở tôn giáo, tổ chức nƣớc ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài. Để công tác bồi thƣờng sau khi thu hồi đất diễn ra thuận lợi theo
đúng tiến độ đề, ngƣời sử dụng đất đƣợc hƣởng các quyền lợi và thực hiện nghĩa
vụ theo đúng quy định mà pháp luật ban hành. Cụ thể nhƣ:
+ Về quyền lợi: Khi sử dụng đất, ngƣời sử dụng đất có quyền đƣợc cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất, hƣởng thành quả lao động, kết quả đầu tƣ trên đất, các lợi ích do
công trình của Nhà nƣớc phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp. Ngoài ra

còn đƣợc Nhà nƣớc hƣớng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông
nghiệp, đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ khi ngƣời khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp
pháp về đất đai của mình, đƣợc bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất theo quy
định của Luật này. Theo đó, ngƣời sử dụng đất có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi
kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những
hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. Bên cạnh các quyền chung theo quy
định nêu trên thì ngƣời sử dụng đất còn đƣợc sử dụng các quyền riêng theo quy
định của pháp luật là quyền chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, cho thuê lại,
thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất.
+ Về nghĩa vụ: Ngoài các quyền nhằm đảm bảo các lợi ích chính đáng và
thiết thực của ngƣời sử dụng đất, pháp luật đất đai còn quy định những nghĩa vụ
buộc ngƣời sử dụng đất phải tuân thủ. Điều này nhằm đảm bảo sự công bằng,
phân minh trong quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật. Ngƣời sử dụng đất có
các nghĩa vụ chung trong việc sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa
đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không,
bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác
của pháp luật có liên quan. Tiến hành thực hiện kê khai đăng ký đất đai và làm
đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,
tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy
định của pháp luật. Đồng thời thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của
pháp luật, thực hiện các biện pháp bảo vệ đất. Nghiêm túc tuân theo các quy
định về bảo vệ môi trƣờng, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của ngƣời sử
dụng đất có liên quan cũng nhƣ tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm
thấy vật trong lòng đất. Bên cạnh đó, ngƣời sử dụng đất còn có nghĩa vụ giao lại
đất khi Nhà nƣớc có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà
không đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền gia hạn sử dụng.
- Thẩm quyền của các cơ quan chức năng khi thực hiện thu hồi đất
Luật Đất đai năm 2013 có sửa đổi thẩm quyền thu hồi đất so với quy định
hiện hành để cải cách hành chính khi thực hiện các dự án, trong đó quy định Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho UBND cấp

huyện thu hồi đối với trƣờng hợp khu đất thu hồi có cả tổ chức và hộ gia đình,
cá nhân đang sử dụng đất. Đối với UBND cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất
nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phƣờng, thị trấn; đối với tổ chức, cơ
6


sở tôn giáo, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài (trừ trƣờng hợp ngƣời Việt
Nam định cƣ ở nƣớc ngoài đƣợc sở hữu nhà ở tại Việt Nam) cũng nhƣ tổ chức
nƣớc ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài;
trƣờng hợp thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phƣờng, thị
trấn.
UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trƣờng hợp: đối với đất
của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ; đất ở của ngƣời Việt Nam định cƣ ở
nƣớc ngoài đƣợc sở hữu nhà ở tại Việt Nam; trƣờng hợp khu đất thu hồi có cả tổ
chức và hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất thì UBND cấp tỉnh có thẩm
quyền quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện
quyết định thu hồi đất.
1.1.2. Vị trí và vai trò của công tác thu hồi đất, bồi thƣờng và hỗ trợ khi thu
hồi đất trong hệ thống quản lý nhà nƣớc về đất đai
- Vị trí và vai trò của thu hồi đất: Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, thu
hồi đất còn đƣợc xem nhƣ là một “khâu” của quá trình “điều phối” đất đai. Cùng
với quá trình phát triển của pháp luật đất đai, chế định thu hồi đất cũng dần đƣợc
hoàn thiện.. thu hồi đất là hoạt động hỗ trợ đắc lực nhất cho Nhà nƣớc để thực
hiện quá trình “luân chuyển” đất đai từ chủ thể này sang chủ thể khác, từ mục
đích này sang mục đích khác rất thƣờng xuyên xảy ra. Thu hồi đất vừa là hoạt
động mang tính quyền lực vừa có tác dụng bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với
đất đai vì nó sẽ làm chấm dứt hành vi xâm hại đất đai của những chủ thể vi
phạm pháp luật đất đai
- Vị trí và vai trò của bồi thƣờng: Bù đắp lại khoản lợi ích vật chất mà
ngƣời có đất bị thu hồi bị mất bởi lẽ họ là ngƣời có quyền sở hữu quyền sử dụng

đất trong trƣờng hợp này và nhà nƣớc đảm bảo quyền sử dụng đất đó cho họ.
Tạo cơ sở pháp lý cho ngƣời bị thu hồi đất đƣợc nhà nƣớc bảo vệ khi quyền lợi
của họ có thể bị xâm phạm một cách trái pháp luật của các chủ thể khác trong xã
hội.
- Vị trí và vai trò của hỗ trợ: Đảm bảo cho ngƣời có đất bị thu hồi có đất
để sinh sống, ổn định sản xuất bởi có an cƣ thì mới lạc nghiệp. Ổn định tình hình
chính trị và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sử dụng đất, bảo đảm
cho ngƣời dân nhanh chóng có chỗ ở mới để đảm bảo cuộc sống, giải quyết hài
hòa giữa việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nƣớc, nhà đầu tƣ và
ngƣời sử dụng đất. Các chính sách hỗ trợ cũng nhằm ổn định cuộc sống và việc
làm cho ngƣời dân sau khi bị thu hồi, tạo đƣợc công ăn việc làm cho ngƣời dân,
giúp ngƣời dân giảm bớt đƣợc những khó khăn trong khoàng thời gian ổn định
cuộc sống. Đồng thời tạo tâm lý đồng thuận, chấp hành nâng cao sự tin tƣởng
của ngƣời dân vào các chính sách về đất đai của nhà nƣớc khi đƣợc hỗ trợ hợp
lý.

7


1.1.3. Lƣợc sử công tác bồi thƣờng và hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất từ
Luật Đất đai 2003 đến nay
1.1.3.1. Công tác bồi thường và hỗ trợ từ LĐĐ 2003 đến trước khi LĐĐ 2013 ra
đời.
Cùng với lịch sử phát triển của đất nƣớc, công tác quản lý đất đi cũng dần
đƣợc hoàn thiện. Nội dung cơ bản của quản lý đất đai đƣợc thể hiện trong hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống văn bản này cũng dần đƣợc hoàn
thiện, từ chỗ chỉ là những văn bản dƣới luật, có cả những văn bản chỉ quy định
tạm thời đến chỗ Nhà nƣớc ban hành. Luật đất đai đầu tiên đƣợc Quốc hội ban
hành và thông qua vào năm 1987 đánh dấu vai trò quan trọng của công tác quản
lý đất đai ở nƣớc ta. Tới khi Luật đất đai 2003 đƣợc Quốc hội XI thông qua tại

kỳ họp thứ tƣ ngày 26 tháng 11 năm 2003 đã từng bƣớc hoàn thiện các chính
sách pháp luật về đất đai đặc biệt là công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ.
Luật quy định cụ thể về các trƣờng hợp thu hồi đất: thu hồi đất để sử dụng vào
mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; phát triển
kinh tế; việc thu hồi đất và quản lý quỹ đất đã thu hồi;…
Luật đất đai 2003 ra đời đã làm rõ vai trò Nhà nƣớc là đại diện chủ sở hữu
của toàn dân về đất đai có quyền định đoạt và hƣởng lợi từ đất đai, các nội dung
trong quản lý nhà nƣớc về đất đai đƣợc bổ sung đầy đủ và hoàn chỉnh với nhiều
vấn đề đƣợc quan tâm hơn. Hàng loạt văn bản pháp quy đƣợc ban hành để điều
chỉnh các quan hệ đất đai mới phát sinh, cụ thể nhƣ:
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hƣớng dẫn thi hành Luật
Đất Đai 2003: quy định phƣơng pháp xác định giá đất, khung giá các loại đất.
Về việc thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ
khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế. Các quy định về thanh tra đất đai
và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đƣợc thực hiện theo quy
định tại các nghị định khác của Chính phủ;
Cùng thời điểm đó Nhà nƣớc tiếp tục cho ra đời Nghị định 182/2004/NĐCP ngày 29/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: Nghị
định này quy định về xử phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai, là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức vi
phạm các quy định của pháp luật về đất đai mà không phải là tội phạm và theo
quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Các hành vi vi phạm về đo
đạc và bản đồ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ;
Tuy nhiên trong quá trình bồi thƣờng, vấn đề về xác định giá đất gặp
không ít khó khăn. Nhằm giải quyết những bất cập trƣớc mắt Nghị định
188/2004/NĐ-CP ban hành ngày 16/11/2004 quy định về phƣơng hƣớng xác
định giá đất và khung giá các loại đất, Nghị định ra đời nhằm giúp Nhà nƣớc
đƣa ra giá cụ thể, phù hợp hơn, tránh các khiếu kiện, khiếu nại không đáng có;
8



Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về đền bù, hỗ trợ và tái
định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất: Nghị định này quy định về bồi thƣờng , hỗ trợ
và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an
ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế. Ngoài ra,
đối với các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nếu
việc bồi thƣờng , hỗ trợ và tái định cƣ theo yêu cầu của nhà tài trợ khác với quy
định tại Nghị định này thì trƣớc khi ký kết Điều ƣớc quốc tế, cơ quan chủ quản
dự án đầu tƣ phải báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ xem xét, quyết định. Trƣờng
hợp Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập có quy định khác
với quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ƣớc quốc tế
đó;
Cùng ngày 03/12/2004 Nghị định 198/2004/NĐ-CP ra đời quy định về
thu tiền sử dụng đất khi Nhà nƣớc giao đất có thu tiền sử dụng đất. Các trƣờng
hợp chuyển mục đích sử dụng đất hoặc chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu
tiền sử dụng đất. Tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối
tƣợng phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 2 Nghị định này. Đồng
thời xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
Trong giai đoạn kinh tế phát triển đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, việc xây
dựng các dự án trọng điểm cần nhiều nguồn lực từ đất đai. Để việc bồi thƣờng
không bị gián đoạn cần có sự đồng nhất giữa các đơn vị làm nhiệm vụ bồi
thƣờng, các đối tƣợng trong diện bị thu hồi đất với chính sách pháp luật về đất
đai. Cụ thể theo Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 Quy định bổ sung
về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
dụng đất, trình tự, thủ tục đền bù, hỗ trợ, tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất và
giải quyết khiếu nại về đất đai;
Năm 2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13
tháng 8 năm 2009 Nghị định này quy định bổ sung về quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất. Công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu

hồi đất; giá đất; giao đất, cho thuê đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và gia hạn sử dụng đất đồng
thời bộ TNMT ban hành ngày 01 tháng 10 năm 2009 quy định chi tiết về đền bù,
hỗ trợ, TĐC và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất. Đây là bƣớc
ngoặt về hỗ trợ đào tào nghề nghiệp và việc làm trong công tác thu hồi đất;
Nhìn chung, chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nƣớc thu hồi đất
đã từng bƣớc hoàn thiện theo hƣớng tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho ngƣời
có đất bị thu hồi ổn định đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, công tác thu hồi đất,
bồi thƣờng, hỗ trợ, TĐC trong giai đoạn thực hiện Luật đất đai 2003 vẫn đang
gặp nhiều hạn chế bất cập nhƣ: chƣa có cơ chế bắt buộc để đẩm bảo có quỹ đất
và nguồn vốn xây dựng khu TĐC trƣớc khi thu hồi đất; giá đất tính bồi thƣờng
còn thấp, chƣa sát giá thị trƣờng, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho ngƣời dân bị thu
hồi đất vẫn chƣa thực sự đƣợc chú trọng.

9


1.1.3.2. Công tác bồi thường và hỗ trợ sau khi luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi
hành
LĐĐ 2003 ra đời là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của ngƣời sử dụng đất, cũng nhƣ phục vụ hoạt động quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh
vực đất đai. Tuy vậy, sau gần 10 năm áp dụng, những quy định của pháp luật đất
đai năm 2003 nói chung đã bộc lộ những vƣớng mắc, bất cấp, đặc biệt là trong
lĩnh vực về thu hồi, bồi thƣờng, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nƣớc thu hồi đất, gây ảnh
hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sử dụng đất. Đây chính là một
trong những nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp về đất đai.
Việc sửa đổi toàn diện LĐĐ 2003 là yêu cầu cấp thiết, nhằm thể chế hóa quan
điểm, đƣờng lối của Đảng trong lĩnh vực đất đai và công cuộc đổi mới đất nƣớc.
Trƣớc yêu cầu đó, ngày 29/11/2013 tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII,
Quốc hội đã biểu quyết thông qua LĐĐ năm 2013 và có hiệu lực từ ngày

1/7/2014.
So với LĐĐ 2003 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, LĐĐ năm 2013 có
nhiều điểm mới, quy định cụ thể, đầy đủ các nội dung liên quan đến quyền,
nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất, công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai, quy định
rõ các nguyên tắc bồi thƣờng về đất và các nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại về tài
sản gắn liền với đất khi nhà nƣớc thu hồi đất để các bộ, ngành, địa phƣơng và
ngƣời thu hồi đất căn cứ vào đó thống nhất hoạt động; làm rõ các điều kiện để
đƣợc bồi thƣờng về đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an
ninh; phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đối với từng loại đối
tƣợng mà Nhà nƣớc thu hồi đất; cơ chế, chính sách bồi thƣờng về đất, chi phí
đầu tƣ vào đất còn lại đƣợc quy định chi tiết đối với từng loại đất, gồm đất ở, đất
nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở và theo từng loại đối tƣợng
sử dụng đất. Bên cạnh đó, ban hành các văn bản luật thay thế các văn bản của
luật 2003 nhƣ:
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành
một số điều của LĐĐ, Nghị định này quy định chi tiết một số điều, khoản của
LĐĐ số 45/2013/QH13 (sau đây gọi là Luật Đất đai). Tuy nhiên, việc quy định
chi tiết một số điều, khoản của LĐĐ về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ; giá đất;
thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc; xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai đƣợc thực hiện theo các Nghị định khác của Chính
phủ;
Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ra đời ngày 15/5/2014 thay thế Nghị định
số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thƣờng, hỗ trợ và
tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất. Quy định về bồi thƣờng hỗ trợ tái định cƣ
khi Nhà nƣớc thu hồi đất, quy định chi tiết một số điều, khoản của LĐĐ. Các
trƣờng hợp cụ thể bồi thƣờng, hỗ trợ về đất ở, đất nông nghiệp, công trình xây
dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nƣớc thu hồi và các loại đất khác…;
Nhằm hạn chế những vƣớng mắc, tiêu cực liên quan đến công tác quản lý
đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã ban hành Thông tƣ 37/2014/TT10



BTNMT ngày 30/6/2014 quy định về bồi thƣờng, hổ trợ tái định cƣ khi Nhà
nƣớc thu hồi đất. Thể hiện một số nội dung quan trọng nhƣ: Về tái định cƣ trên
diện tích đất còn lại của thửa đất có nhà ở khi Nhà nƣớc thu hồi đất, việc xác
định diện tích đất nông nghiệp để tính hỗ trợ ổn định đời sống khi Nhà nƣớc thu
hồi đất. Công tác bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp do
cán bộ, công chức, viên chức đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển
quyền sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật Ngoài ra, Thông
tƣ 37 còn quy định chi tiết việc thẩm tra Khung chính sách về bồi thƣờng, hỗ
trợ, tái định cƣ, việc xử lý trƣờng hợp tổ chức bị thu hồi đất nhƣng không đƣợc
bồi thƣờng về đất, việc thẩm định phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ…;
Mới đây, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày
6/1/2017 sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành LĐĐ Nghị
định này sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày
15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của LĐĐ, Nghị định
số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về giá đất và Nghị định
số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ,
tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất;
Trƣớc yêu cầu hội nhập sâu rộng của nền kinh tế nhƣng vẫn phải bảo vệ
quỹ đất nông nghiệp, vừa đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất dự trữ cho tƣơng lại,
một lần nữa các chính sách đất đai đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với tình hình
mới. Nhƣ vậy, LĐĐ 2013 ra đời đã sửa đổi, bổ sung một số quy định mới nhằm
tháo gở những hạn chế, bất cập của LĐĐ năm 2003, đƣa chính sách về bồi
thƣờng và hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất đi vào cuộc sống.
1.2. Căn cứ pháp lý của bồi thƣờng và hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất theo
pháp luật đất đai hiện hành
- Luật Đất đai 2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính Phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính Phủ

quy định về giá đất.
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính Phủ
quy định về thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của chính phủ.
Quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
- Thông tƣ số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng. Quy định chi tiết về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi
Nhà nƣớc thu hồi đất.
- Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND ngày 08/6/2015 của UBND tỉnh về
việc ban hành Quy định về chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi nhà
nƣớc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc.
11


- Quyết định số 68/2011/QĐ-UBND ngày 21/12/2011 của UBND tỉnh
ban hành Quy định đơn giá bồi thƣờng, hỗ trợ về nhà, vật kiến trúc và cây trồng
khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc.
1.2.1. Nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất
Nhằm đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời bị thu hồi
đất, khắc phục bất cập và điều tiết hài hòa giữa lợi ích Nhà nƣớc, ngƣời sử dụng
đất và nhà đầu tƣ, đồng thời giảm thiểu và hạn chế các khiếu kiện của công dân
trong việc bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng khi bị thu hồi đất. Trong đó quy
định cụ thể các nguyên tắc bồi thƣờng về đất và các nguyên tắc bồi thƣờng thiệt
hại về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất để các bộ, ngành, địa
phƣơng và ngƣời thu hồi đất căn cứ vào đó thống nhất thực hiện. Các nguyên tắc
bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất đƣợc quy định cụ thể tại Điều 74,
Điều 88 Luật Đất Đai 2013, hƣớng dẫn thực hiện tại Nghị định 47/2014/NĐ-CP.
Nội dung cụ thể nguyên tắc bồi thƣờng nhƣ sau:
- Bồi thường về đất:
Theo Điều 74, LĐĐ 2013 quy định: Ngƣời sử dụng đất khi Nhà nƣớc thu

hồi đất nếu có đủ điều kiện đƣợc bồi thƣờng về đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất vì
mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia,
công cộng (quy định tại Điều 75 của Luật này) thì đƣợc bồi thƣờng. Nhằm ngăn
ngừa tình trạng ngƣời bị THĐ đòi hỏi giá bồi thƣờng quá cao do giá trị của đất
đai tăng lên từ việc chuyển mục đích SDĐ hoặc do sự đầu tƣ của Nhà nƣớc
mang lại thì việc bồi thƣờng đƣợc thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục
đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thƣờng thì đƣợc bồi
thƣờng bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Việc bồi thƣờng khi Nhà
nƣớc thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp
thời và đúng quy định của pháp luật, tức là phải đảm bảo khi ngƣời dân bị thu
hồi đất mà có đủ điều kiện nhận bồi thƣờng, đây cũng là quyền liên quan đến lợi
ích chính đáng của họ.
- Bồi thường tài sản gắn liền với đất:
Điều 88 LĐĐ 2013 quy định về nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại về tài sản,
ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nƣớc thu hồi đất nhƣ sau: Khi Nhà nƣớc
thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản
thì đƣợc bồi thƣờng; khi Nhà nƣớc thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,
ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì đƣợc bồi thƣờng thiệt hại.
1.2.2. Điều kiện bồi thƣờng thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất
- Bồi thường về đất:
Căn cứ Điều 75 Luật đất đai 2013 quy định điều kiện đƣợc bồi thƣờng về
đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế
- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nhƣ sau:
12


Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê
đất hàng năm, có GCNQSDĐ, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền

sử dụng đất ở, GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
(sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để đƣợc cấp
GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định
của Luật này mà chƣa đƣợc cấp, trừ trƣờng hợp đối với đất nông nghiệp đã sử
dụng trƣớc ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà ngƣời sử dụng đất là hộ gia đình, cá
nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhƣng không có giấy chứng nhận hoặc
không đủ điều kiện để đƣợc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì đƣợc bồi thƣờng đối với
diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích đƣợc bồi thƣờng không vƣợt quá
hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật này (khoản 2
Điều 77 LĐĐ 2013). Đối với ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài thuộc đối
tƣợng đƣợc sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có
Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện đƣợc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chƣa đƣợc cấp.
Cộng đồng dân cƣ, cơ sở tôn giáo, tín ngƣỡng đang sử dụng đất mà không
phải là đất do Nhà nƣớc giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều
kiện để đƣợc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất theo quy định của Luật này mà chƣa đƣợc cấp.
Ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài đƣợc Nhà nƣớc giao đất có thu
tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc
có đủ điều kiện đƣợc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất theo quy định của Luật này mà chƣa đƣợc cấp.
Tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả
tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất,
nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận
chuyển nhƣợng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nƣớc, có Giấy
chứng nhận hoặc có đủ điều kiện đƣợc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chƣa đƣợc cấp.

Tổ chức nƣớc ngoài có chức năng ngoại giao đƣợc Nhà nƣớc cho thuê đất
trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ
điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chƣa đƣợc cấp.
Tổ chức kinh tế, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc Nhà nƣớc giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực
hiện dự án đầu tƣ xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê
đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có
đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chƣa đƣợc cấp.
13


- Bồi thường tài sản gắn liền với đất:
Điều 92 Luật đất đai 2013 quy định về Trƣờng hợp Nhà nƣớc thu hồi đất
không đƣợc bồi thƣờng tài sản gắn liền với đất (bao gồm: tài sản gắn liền với đất
thuộc một trong các trƣờng hợp thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i
khoản 1 Điều 64 và điểm b, d khoản 1 Điều 65 của Luật đất đai 2013; tài sản
gắn liền với đất đƣợc tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi
có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền; công trình hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác không còn sử dụng).
Các trƣờng hợp nằm ngoài quy định trên sẽ đƣợc bồi thƣờng thiệt hại về tài sản
gắn liền với đất, bao gồm: Tài sản gắn liền với đất đƣợc tạo lập hợp pháp và tạo
lập trƣớc khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Đối
với bồi thƣờng thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất quy định tại khoản
1, khoản 2, khoản 3 điều 89 Luật Đất đai 2013. Đồi với bồi thƣờng về cây trồng
vật nuôi đƣợc quy định tại khoản 1 khoản 2 điều 90 Luật Đất đai 2013.
1.2.3. Hỗ trợ khi thu hồi đất
Để thực hiện tốt các chính sách pháp luật Nhà nƣớc về đất đai, đầu tiên
cần nắm rõ các nguyên tắc hỗ trợ cũng nhƣ các hình thức hỗ trợ khi nhà nƣớc

thu hồi đất. Cụ thể nhƣ sau:
- Về nguyên tắc hỗ trợ: Căn cứ theo Khoản 1, Điều 83 LĐĐ 2013 quy
định đối với ngƣời sử dụng đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất ngoài việc đƣợc bồi
thƣờng theo quy định của Luật này còn đƣợc Nhà nƣớc xem xét hỗ trợ. Việc hỗ
trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định
của pháp luật.
- Về hình thức hỗ trợ: Bên cạnh nguyên tắc hỗ trợ còn phải nói đến các
hình thức hỗ trợ khác nhau phù hợp cho từng đối tƣợng đƣợc hỗ trợ. Theo
Khoản 2, Điều 83 LĐĐ 2013 quy định các hình hức hỗ trợ nhƣ: Hỗ trợ ổn định
đời sống và sản xuất. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối
với trƣờng hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản
xuất nông nghiệp. Thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá
nhân mà phải di chuyển chỗ ở. Đồng thời hỗ trợ tái định cƣ đối với trƣờng hợp
thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài mà
phải di chuyển chỗ ở và hỗ trợ khác…
1.2.4. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện bồi thƣờng và hỗ trợ khi Nhà
nƣớc thu hồi đất
Nhằm đảm bảo cho công tác bồi thƣờng và hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi
đất đạt hiệu quả cao thì việc quản lý, chỉ đạo của các cơ quan, các cấp có thẩm
quyền là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, trách nhiệm của các cơ quan đƣợc thể
hiện nhƣ sau:
Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tập đoàn
kinh tế, Tổng công ty, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Trung ƣơng quản lý có
dự án đầu tƣ phải thu hồi đất có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra
14


việc thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng trong quá trình
tổ chức thực hiện; bảo đảm kinh phí cho việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ theo

quy định của Nghị định 47/2014/NĐ-CP.
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, hƣớng dẫn,
kiểm tra, thanh tra việc thực hiện việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ theo quy
định tại Nghị định 47/2014/NĐ-CP và giải quyết các vƣớng mắc phát sinh theo
đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Sở Tài nguyên và môi trƣờng (hoặc Phòng Tài nguyên và môi trƣờng) có
trách nhiệm căn cứ vào Kế hoạch sử dụng đất hằng năm thẩm định và trình Ủy
ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo
sát, đo đạc, kiểm kê cho từng dự án cụ thể, thẩm định phƣơng án bồi thƣờng, hỗ
trợ, tái định cƣ và chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất.
UBND tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ,
tái định cƣ theo quy định tại Nghị định 47/2014/NĐ-CP. Trƣớc ngày 01 tháng
12 hàng năm, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về tình hình và kết quả thực
hiện thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại địa phƣơng.
UBND cấp có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án
tái định cƣ trƣớc khi thu hồi đất. UBND huyện có trách nhiệm thành lập Ban
thực hiện cƣỡng chế; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cƣỡng chế, giải
quyết khiếu nại liên quan đến việc cƣỡng chế theo quy định của pháp luật về
khiếu nại; thực hiện phƣơng án tái định cƣ trƣớc khi thực hiện cƣỡng chế; bảo
đảm điều kiện, phƣơng tiện cần thiết phục vụ cho việc cƣỡng chế; bố trí kinh phí
cƣỡng chế thu hồi đất.
UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thƣờng, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra,
khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, vận động, thuyết phục để ngƣời có đất thu hồi thực
hiện theo quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền, niêm yết công khai
quyết định phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức
làm nhiệm vụ bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để
ngƣời có đất thu hồi thực hiện theo quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm
quyền.

1.3. Trình tự và thủ tục hành chính khi Nhà nƣớc thu hồi đất
Bƣớc 1. Thông báo thu hồi đất:
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 67 LĐĐ 2013, trƣớc khi có quyết định thu hồi
đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi
nông nghiệp, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho
ngƣời có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu
hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
15


Thông báo thu hồi đất phải đƣợc gửi đến từng ngƣời có đất thu hồi, họp
phổ biến đến ngƣời dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phƣơng
tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm
sinh hoạt chung của khu dân cƣ nơi có đất thu hồi.
Sau khi thông báo thu hồi đất theo đúng thủ tục nói trên, nếu ngƣời sử
dụng đất trong khu vực thu hồi đất đồng ý thì UBND cấp có thẩm quyền có thể
ra Quyết định thu hồi đất và thực hiện các chính sách về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái
định cƣ mà không cần chờ hết thời hạn thông báo
Bƣớc 2. Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất:
Căn cứ điểm b, c, khoản 1 điều 69 LĐĐ 2013, sau khi có quyết định thu
hồi đất của cấp có thẩm quyền, UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Tổ
chức làm nhiệm vụ bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế
hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Ngƣời sử dụng đất có
trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng
thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở,
tài sản khác gắn liền với đất để lập phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ.
Căn cứ điểm d, khoản 1 điều 69 LĐĐ 2013, trƣờng hợp ngƣời sử dụng đất
trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thƣờng, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì
UBND cấp xã, Ủy ban MTTQVN cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm

nhiệm vụ bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để
ngƣời sử dụng đất thực hiện.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đƣợc vận động, thuyết phục mà ngƣời
sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thƣờng, giải
phóng mặt bằng thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm
bắt buộc. Ngƣời có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm
bắt buộc. Trƣờng hợp ngƣời có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch UBND
cấp huyện ban hành quyết định cƣỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt
buộc và tổ chức thực hiện cƣỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật đất đai
2013.
Việc cƣỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đƣợc thực hiện
khi có đủ các điều kiện sau đây: ngƣời có đất thu hồi không chấp hành quyết
định kiểm đếm bắt buộc sau khi UBND cấp xã, Ủy ban MTTQVN cấp xã nơi có
đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng đã vận
động, thuyết phục; Quyết định cƣỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt
buộc đã đƣợc niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, tại địa điểm sinh hoạt
chung của khu dân cƣ nơi có đất thu hồi; Quyết định cƣỡng chế thực hiện quyết
định kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành; ngƣời bị cƣỡng chế đã nhận
đƣợc quyết định cƣỡng chế có hiệu lực thi hành. Trƣờng hợp ngƣời bị cƣỡng
chế từ chối không nhận quyết định cƣỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định
cƣỡng chế thì UBND cấp xã lập biên bản.
16


Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định cƣỡng chế kiểm đếm bắt buộc đƣợc
quy định nhƣ sau: tổ chức đƣợc giao thực hiện cƣỡng chế vận động, thuyết phục,
đối thoại với ngƣời bị cƣỡng chế; trƣờng hợp ngƣời bị cƣỡng chế chấp hành
quyết định cƣỡng chế thì tổ chức đƣợc giao thực hiện cƣỡng chế lập biên bản
ghi nhận sự chấp hành và thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Trƣờng
hợp ngƣời bị cƣỡng chế không chấp hành quyết định cƣỡng chế thì tổ chức đƣợc

giao thực hiện cƣỡng chế thi hành quyết định cƣỡng chế.
Bƣớc 3. Lập phƣơng án bồi thƣờng thiệt hại, hỗ trợ, tái định cƣ:
Căn cứ khoản 2, điều 69 LĐĐ 2013 quuy định tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thƣờng, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ,
tái định cƣ đối với từng tổ chức, cá nhân, hộ gia định bị thu hồi đất, trên cơ sở
tổng hợp số liệu kiểm kê, xử lý các thông tin liên quan của từng trƣờng hợp; áp
giá tính giá trị bồi thƣờng về đất, tài sản trên đất.
Bƣớc 4. Niêm yết công khai phƣơng án lấy ý kiến của nhân dân
Theo khoản 2, điều 69 LĐĐ 2013, sau khi phƣơng án chi tiết đƣợc lập, tổ
chức làm nhiệm vụ bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp
với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, nhất là các
đối tƣợng bị thu hồi đất. Hình thức lấy ý kiến là: tổ chức họp trực tiếp với ngƣời
dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phƣơng án bồi
thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của
khu dân cƣ nơi có đất thu hồi.
Việc tổ chức lấy ý kiến phải đƣợc lập thành biên bản có xác nhận của đại
diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban MTTQVN cấp xã, đại diện những ngƣời có
đất thu hồi.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm
tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lƣợng ý kiến đồng ý, số lƣợng
ý kiến không đồng ý, số lƣợng ý kiến khác đối với phƣơng án bồi thƣờng, hỗ
trợ, tái định cƣ; phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại
đối với trƣờng hợp còn có ý kiến không đồng ý về phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ,
tái định cƣ; hoàn chỉnh phƣơng án trình cơ quan có thẩm quyền.
Bƣớc 5. Hoàn chỉnh Phƣơng án:
Trên cơ sở ý kiến góp ý của các đối tƣợng có đất bị thu hồi, đại diện chính
quyền, đoàn thể ở cơ sở, tổ chức bồi thƣờng tiếp thu, hoàn chỉnh phƣơng án chi
tiết bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ trình cơ quan chuyên môn thẩm định và trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bƣớc 6. Quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phƣơng án bồi

thƣờng
Căn cứ khoản 3, điều 69 LĐĐ 2013 quy định về việc quyết định thu hồi
đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ
đƣợc quy định nhƣ sau: UBND cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 của
17


Luật đất đai năm 2013 quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phƣơng án
bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ trong cùng một ngày.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm
phối hợp với UBND cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê
duyệt phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ tại trụ sở UBND cấp xã và địa
điểm sinh hoạt chung của khu dân cƣ nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi
thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ đến từng ngƣời có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức
bồi thƣờng, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cƣ (nếu có), thời gian, địa điểm
chi trả tiền bồi thƣờng, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cƣ (nếu có)
và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thƣờng, giải
phóng mặt bằng.
Tổ chức thực hiện việc bồi thƣờng, hỗ trợ, bố trí tái định cƣ theo phƣơng
án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ đã đƣợc phê duyệt; trƣờng hợp ngƣời có đất
thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thƣờng, giải phóng
mặt bằng thì UBND cấp xã, Ủy ban MTTQVN cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ
chức làm nhiệm vụ bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết
phục để ngƣời có đất thu hồi thực hiện, nếu họ vẫn không chấp hành việc bàn
giao đất thì bị cƣỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật đất đai 2013.
Bƣớc 7. Tổ chức chi trả bồi thƣờng:
Theo quy định tại Điều 93 Luật đất đai 2013, trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền có hiệu lực thi
hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thƣờng phải chi trả tiền bồi thƣờng,
hỗ trợ cho ngƣời có đất thu hồi.

Trƣờng hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thƣờng chậm chi trả thì
khi thanh toán tiền bồi thƣờng, hỗ trợ cho ngƣời có đất thu hồi, ngoài tiền bồi
thƣờng, hỗ trợ theo phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ đƣợc cấp có thẩm
quyền phê duyệt thì ngƣời có đất thu hồi còn đƣợc thanh toán thêm một khoản
tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số
tiền chậm trả và thời gian chậm trả. Trƣờng hợp ngƣời có đất thu hồi không
nhận tiền bồi thƣờng, hỗ trợ theo phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ đƣợc
cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thƣờng, hỗ trợ đƣợc gửi vào tài khoản
tạm giữ của Kho bạc nhà nƣớc.
Ngƣời sử dụng đất đƣợc bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất mà chƣa
thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nƣớc theo quy định của pháp
luật thì phải trừ đi khoản tiền chƣa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền đƣợc
bồi thƣờng để hoàn trả ngân sách nhà nƣớc. Về vấn đề này, Nghị định
47/2013/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật Đất đai về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất
cũng quy định rõ tại Điều 30, cụ thể là: khoản tiền chƣa thực hiện nghĩa vụ tài
chính về đất đai bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho Nhà nƣớc
nhƣng đến thời điểm thu hồi đất vẫn chƣa nộp; số tiền chƣa thực hiện nghĩa vụ
tài chính này đƣợc xác định theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất;
18


thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc. Trƣờng hợp số tiền chƣa thực hiện nghĩa vụ tài
chính đến thời điểm có quyết định thu hồi đất lớn hơn số tiền đƣợc bồi thƣờng,
hỗ trợ thì hộ gia đình, cá nhân tiếp tục đƣợc ghi nợ số tiền chênh lệch đó; nếu hộ
gia đình, cá nhân đƣợc bố trí tái định cƣ thì sau khi trừ số tiền bồi thƣờng, hỗ trợ
vào số tiền để đƣợc giao đất ở, mua nhà ở tại nơi tái định cƣ mà số tiền còn lại
nhỏ hơn số tiền chƣa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì hộ gia đình, cá nhân tiếp
tục đƣợc ghi nợ số tiền chênh lệch đó.
Lƣu ý: tiền đƣợc bồi thƣờng để trừ vào số tiền chƣa thực hiện nghĩa vụ tài

chính gồm tiền đƣợc bồi thƣờng về đất, tiền đƣợc bồi thƣờng chi phí đầu tƣ vào
đất còn lại (nếu có). Không trừ các khoản tiền đƣợc bồi thƣờng chi phí di
chuyển, bồi thƣờng thiệt hại về tài sản, bồi thƣờng do ngừng sản xuất kinh
doanh và các khoản tiền đƣợc hỗ trợ vào khoản tiền chƣa thực hiện nghĩa vụ tài
chính về đất đai.
Trƣờng hợp diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất
mà chƣa giải quyết xong thì tiền bồi thƣờng, hỗ trợ đối với phần diện tích đất
đang tranh chấp đó đƣợc chuyển vào Kho bạc Nhà nƣớc chờ sau khi cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho ngƣơi có quyền sử dụng đất.
Bƣớc 8. Bàn giao mặt bằng, cƣỡng chế thu hồi đất
Sau khi nhận tiền bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ; ngƣời bị thu hồi đất phải
bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tƣ. Trƣờng hợp ngƣời có đất bị thu hồi
không bàn giao mặt bằng thì bị cƣỡng chế thu hồi đất theo quy định tại Điều 71
Luật Đất đai 2013, khi có đủ các điều kiện: ngƣời có đất thu hồi không chấp
hành quyết định thu hồi đất sau khi UBND cấp xã, Ủy ban MTTQVN cấp xã nơi
có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng đã vận
động, thuyết phục; Quyết định cƣỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã
đƣợc niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của
khu dân cƣ nơi có đất thu hồi; Quyết định cƣỡng chế thực hiện quyết định thu
hồi đất đã có hiệu lực thi hành; ngƣời bị cƣỡng chế đã nhận đƣợc quyết định
cƣỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trƣờng hợp
ngƣời bị cƣỡng chế từ chối không nhận quyết định cƣỡng chế hoặc vắng mặt khi
giao quyết định cƣỡng chế thì UBND cấp xã lập biên bản.
Trình tự, thủ tục thực hiện cƣỡng chế thu hồi đất: trƣớc khi tiến hành
cƣỡng chế, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện
cƣỡng chế; Ban thực hiện cƣỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với ngƣời
bị cƣỡng chế; nếu ngƣời bị cƣỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cƣỡng chế
lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất đƣợc thực hiện chậm nhất
sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản. Trƣờng hợp ngƣời bị cƣỡng chế không
chấp hành quyết định cƣỡng chế thì Ban thực hiện cƣỡng chế tổ chức thực hiện

cƣỡng chế; Ban thực hiện cƣỡng chế có quyền buộc ngƣời bị cƣỡng chế và
những ngƣời có liên quan phải ra khỏi khu đất cƣỡng chế, tự chuyển tài sản ra
khỏi khu đất cƣỡng chế; nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cƣỡng chế có
trách nhiệm di chuyển ngƣời bị cƣỡng chế và ngƣời có liên quan cùng tài sản ra
19


khỏi khu đất cƣỡng chế. Trƣờng hợp ngƣời bị cƣỡng chế từ chối nhận tài sản thì
Ban thực hiện cƣỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản
theo quy định của pháp luật và thông báo cho ngƣời có tài sản nhận lại tài sản.
* Tiểu kết chương 1:
Nội dung chƣơng 1 đã trình bày đƣợc cơ sở lý luận và các căn cứ pháp lý,
khái quát đƣợc một số khái niệm liên quan đến vấn đề thu hồi đất. Ngoài ra vai
trò, vị trí của công tác thu hồi đất cũng đƣợc làm rõ, từ đó làm nổi bật tầm quan
trọng bồi thƣờng và hỗ trợ khi thu hồi đất trong hệ thống quản lý Nhà nƣớc về
đất đai. Qua chƣơng 1 đã giới thiệu sơ lƣợc về lƣợc sử công tác bồi thƣờng và
hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất từ Luật Đất đai 2003 đến nay. Đồng thời trình
bày cụ thể cơ sở lý luận; cơ sở pháp lý; điều kiện và nguyên tắc bồi thƣờng về
đất và tài sản; trình tự thủ tục để thực hiện công tác bồi thƣờng hỗ trợ khi Nhà
nƣớc thu hồi đất.
Nƣớc ta là một nƣớc nông nghiệp, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nƣớc làm đại diện chủ sở hữu. Tuy nhiên, Nhà nƣớc không trực tiếp sử dụng,
chiếm hữu mà giao lại quyền chiếm hữu, sử dụng đất cho ngƣời dân để đầu tƣ,
cải tạo làm tăng giá trị đất đai. Đó chính là kết quả lao đông, thành quả của
ngƣời sử dụng đất đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo hộ. Ngày nay, khi dân số
tăng cao, đất đai càng thu hẹp, giá đât ngày một tăng cao thì việc quản lý Nhà
nƣớc đối với đất đai càng trở nên khó khăn. Nếu không có những chính sách hợp
lý, không có sự quan tâm tới lợi ích của nhân dân thì khi thực hiện các chính
sách về đất đai, đặc biệt là khi thu hồi đất sẽ nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến
khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo, thậm chí là biểu tình chống đối lại chính quyền.

Cho thấy, việc nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà
nƣớc thu hồi đất là việc làm cần thiết nhằm đƣa ra các giải pháp góp phần hoàn
thiện lĩnh vực pháp luật này.

20


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƢỜNG VÀ HỖ TRỢ KHI NHÀ
NƢỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐƢỜNG LIÊN XÃ BÙ
NHO - LONG TÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ RIỀNG
TỈNH BÌNH PHƢỚC
2.1. Tổng quan về dự án
2.1.1. Tìm hiểu về địa bàn
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý

(Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Trường Huyện Phú Riềng, năm 2015)
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Riềng
21


Phú Riềng là huyện mới đƣợc thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Bù
Gia Mập theo Nghị quyết số 931/NQ-UBTVQH13 ngày 15/05/2015 của Ủy ban
Thƣờng vụ Quốc hội với 10 đơn vị hành chính cấp xã. Tổng diện tích tự nhiên
theo kiểm kê đất đai năm 2014 là 67.466,31 ha (bằng 9,82% diện tích của toàn
tỉnh Bình Phước), dân số năm 2014 là 94.117 ngƣời, mật độ dân số 140
ngƣời/km2. Gồm 10 xã: Long Bình, Bình Tân, Bình Sơn, Long Hƣng, Bù Nho,
Long Hà, Long Tân, Bù Nho, Phú Riềng, Phƣớc Tân. Có tọa độ địa lý (theo hệ
tọa độ VN 2000, múi 3):

+ Từ 11o36’18’’ đến 11o52’26’’ vĩ độ Bắc.
+ Từ 106o44’22’’ đến 107o04’58’’ kinh độ Đông.
Ranh giới hành chính của huyện tiếp giáp nhƣ sau: Phía Bắc giáp huyện Bù
Gia Mập; Thị xã Phƣớc Long; Phía Nam giáp huyện Đồng Phú; Phía Đông giáp
huyện Bù Đăng; Phía Tây giáp huyện Hớn Quản, huyện Lộc Ninh.
b. Địa hình, địa mạo
Địa phận huyện Phú Riềng nằm trong vùng chuyển tiếp giữa bậc thềm
phù sa cổ cao đến núi trung bình thấp, dạng giải kéo dài chia cắt mạnh, đỉnh
bằng thoải, sƣờn dốc, thể hiện bề mặt đặc trƣng của phun trào bazan cổ. Địa
hình có xu hƣớng nghiêng từ Đông sang Tây với độ cao thay đổi khoảng 200m
đến 400m.
c. Khí hậu
Khí hậu nhìn chung bị chi phối bởi 2 yếu tố quan trọng là: Vị trí địa khu vực
trong mối liên quan với hoàn lƣu khí quyển và địa hình vĩ mô của vùng, chịu ảnh
hƣởng của 2 luồng tín phong chính là Tây Nam và Đông Bắc.
Nhiệt độ bình quân cao đều quanh năm, nhiệt độ trung bình năm khoảng
27 C, Lƣợng mƣa bình quân tƣơng đối cao (2.500-3.000 mm), nhƣng phân hóa
theo mùa, tạo ra hai mùa rất trái ngƣợc nhau: mùa mƣa (>90% lƣợng mƣa) và
mùa khô (<10% lƣợng mƣa). Lƣợng mƣa phân hóa theo mùa đã chi phối mạnh
mẽ đến sản xuất nông nghiệp, vì vậy trong sản xuất nông nghiệp cần phải chọn và
đƣa vào sử dụng những loại hình sử dụng đất ít hoặc không cần nƣớc tƣới.
0

d. Thủy văn
Trên địa bàn có Sông Bé chảy dọc theo ranh giới phía Tây của huyện theo
hƣớng Bắc xuống Nam, đây là chi lƣu lớn nhất của hệ thống sông Đồng Nai. Đây
là một sông đặc trƣng cho sông nội địa trong vùng đồi núi nhiệt đới mƣa mùa,
với dòng chảy phân bố rất không đều trong năm và hầu nhƣ không bị ảnh hƣởng
của thủy triều; ngoài ra, có lòng sông sâu và độ dốc lòng sông cao. Vì vậy, việc
lấy nƣớc của Sông Bé để tƣới cho cây cối thƣờng gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có suối Đắk Đam, suối Dơi, suối Nhung,
suối Rạt, suối Minh, và nhiều suối nhỏ. Nhìn chung do địa hình chia cắt mạnh, độ
dốc lòng sông suối cao nên khả năng cung cấp nƣớc tƣới cho cây cối rất hạn chế.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
22


a. Tình hình kinh tế
Trong những năm gần đây đã đạt đƣợc nhiều thành tựu, giữ đƣợc tăng
trƣởng khá. Tình hình sản xuất nông nghiệp trong năm 2015 phát triển tƣơng đối
ổn định, các loại cây và con có giá trị kinh tế cao đƣợc quan tâm chú trọng phát
triển, công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi đƣợc chủ động
thực hiện có hiệu quả. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2015 là 2.202,89 tỷ
đồng, tăng 6% so với năm 2014. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, giá trị sản
xuất công nghiệp năm 2015 đạt 2.071,7 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm
2014. Số doanh nghiệp hoạt động trong ngành Thƣơng mại - Dịch vụ là 59
doanh nghiệp, tăng 7,3% so với năm 2014.
b. Tình hình xã hội
Dân số trên toàn huyện khoảng 94.117 ngƣời (năm 2014). Tỷ lệ tăng dân
số bình quân trong 4 năm qua khoảng 1,02%/năm. Mức giảm tỷ lệ sinh 0,7‰.
Lao động trong độ tuổi ƣớc đạt 50.820 ngƣời (54%), trong đó lao động nữ chiếm
khoảng 48,7%. Mật độ dân số phân bố không đều, xã Bù Nho có mật độ dân số
cao nhất: 306 ngƣời/km2, gấp hơn 4,86 lần so với nơi mật độ thấp nhất là xã Phƣớc
Tân (63 ngƣời/km2)
c. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện Phú
Riềng
+ Thuận lợi:
- Phú Riềng có vị trí thuận lợi, liền kề thị xã Đồng Xoài, thị xã Phƣớc
Long, có trục lộ ĐT 741, là cửa ngõ giao lƣu giữa vùng đồng bằng với Tây
nguyên, giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với nƣớc bạn Campuchia.

Huyện thuộc vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, là nơi
có nền kinh tế phát triển nhất toàn quốc, trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật
hàng đầu, lợi thế cho phát triển kinh tế nói chung và sử dụng đất nói riêng về
nguồn vốn, nhân lực có chất lƣợng cao, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chế biến
và tiêu thụ nông sản….
- Phú Riềng có khí hậu nhiệt đới gió mùa khá ôn hoà thuận lợi cho việc bố
trí sử dụng đất. Có quỹ đất đa dạng, tầng đất dày, thuận lợi cho phát triển cây lâu
năm. Đó là tiền đề tạo ra các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm phục vụ công
nghiệp, hàng hoá xuất khẩu chiến lƣợc hàng đầu của quốc gia nhƣ: cao su, tiêu,
điều… và một số mặt hàng khác nhƣ đại gia súc,…
+ Khó khăn:
- Huyện mới tách lập, cơ sở hạ tầng thiếu và chƣa đồng bộ. Xuất phát
điểm về kinh tế còn thấp, đi từ sản xuất nông nghiệp là chính; cơ cấu kinh tế
chuyển dịch còn chậm, công nghiệp và dịch vụ vẫn còn chiếm tỷ trọng rất thấp;
cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nƣớc, bƣu chính viễn thông, trƣờng học, bệnh
viện, tuy đã đƣợc phát triển song còn thiếu, chƣa đồng bộ, chất lƣợng chƣa cao.
Vì vậy còn phải đầu tƣ lớn cho những lĩnh vực kết cấu hạ tầng này.
23


×