Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn phường 15, quận tân bình, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.14 MB, 62 trang )

DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. Danh mục các hình:
Hình 2.1. Bản đồ hành chính quận Tân Bình ..................................................... 17
Hình 2.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phường 15 năm 2014 ........................ 29
Hình 3.1. Ảnh viễn thám khu vực phường 15, quận Tân Bình .......................... 35
Hình 3.2. Kết quả chồng xếp bản đồ hiện trạng và ảnh viễn thám .................... 36
Hình 3.3. Khoanh đất có sự khác nhau giữa bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
ảnh viễn thám ...................................................................................................... 36
2. Danh mục các bảng:
Bảng 1.1. Thời điểm thực hiện và nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai.............. 6
Bảng 2.1. Bảng nhóm đất theo mục đích được kiểm kê ..................................... 19
Bảng 2.2. Diện tích đất tự nhiên tại phường 15 .................................................. 22
Bảng 2.3. Kết quả kiểm kê nhóm đất nông nghiệp Phường 15 năm 2014 ......... 23
Bảng 2.4. Kết quả kiểm kê nhóm đất phi nông nghiệp phường 15 năm 2014 ... 24
Bảng 2.5. Kết quả kiểm kê đất đai theo đối tượng người sử dụng, quản lý đất
phường 15 năm 2014 ........................................................................................... 26
Bảng 2.6. Biến động diện tích đất đai giai đoạn 2010 – 2014............................ 27
Bảng 3.1. Bảng liệt kê các khoanh đất sai khác khi so sánh giữa bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và ảnh viễn thám .................................................................... 37
Bảng 3.2. Kết quả điều tra thực địa các khoanh đất có sự khác nhau về loại đất
giữa ảnh viễn thám và bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2014................................ 37
Bảng 3.3. Tổng hợp diện tích các loại đất có khác biệt giữa ảnh viễn thám và
bản đồ hiện trạng sử dụng đất sau khi điều tra thực địa...................................... 38
Bảng 3.4. Kết quả kiểm kê đất đai có sử dụng ảnh viễn thám ........................... 38
Bảng 3.5. So sánh kết quả kiểm kê đất đai 2014 với kết quả kiểm kê đất đai có
sử dụng ảnh viễn thám ........................................................................................ 40
3. Danh mục các biểu đồ:
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất tại phường 15 ................................................. 22
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại phường 15 ............................ 23
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp tại phường 15 ...................... 25
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu đối tượng người sử dụng, quản lý đất tại phường 15 ........ 27




Biểu đồ 2.5. Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất giai đoạn 2010–
2014 ..................................................................................................................... 29
Biểu đồ 3.1. Biến động diện tích các loại đất giữa bản đồ hiện trạng sử dụng đất
2014 với ảnh viễn thám 2017 ............................................................................. 40


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI..... 6
1.1. Cơ sở lý luận của kiểm kê đất đai............................................................ 6
1.1.1. Các khái niệm chung............................................................................. 6
1.1.2. Vị trí vai trò của kiểm kê đất đai .......................................................... 6
1.1.3. Hệ thống phân loại đất đai .................................................................... 7
1.1.4. Hình thức thực hiện kiểm kê đất đai ..................................................... 7
1.1.5. Phương pháp kiểm kê đất đai................................................................ 8
1.1.6. Khái quát công tác kiểm kê đất đai từ Luật Đất đai 2003 đến nay: ..... 8
1.2. Cơ sở pháp lý của kiểm kê đất đai: ....................................................... 11
1.2.1. Nguyên tắc kiểm kê đất đai: ............................................................... 12
1.2.2. Trách nhiệm thực hiện kiểm kê đất đai: ............................................. 13
1.2.3. Nội dung thực hiện kiểm kê đất đai: ................................................... 13
1.2.4. Thẩm quyền phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất: .................................................................................. 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
PHƯỜNG 15 QUẬN TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............... 16
2.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn
nghiên cứu: ..................................................................................................... 16
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên: .............................................................. 16
2.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội: ................................................... 17

2.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội:.......................... 18
2.2. Thực trạng kiểm kê đất đai trên địa bàn phường 15 quận Tân Bình
thành phố Hồ Chí Minh: ............................................................................... 18
2.2.1. Hệ thống hồ sơ, tài liệu sử dụng trong kiểm kê đất đai: ..................... 18
2.2.2. Tiêu chí phân loại đất đai trong kiểm kê đất đai: ............................... 19
2.2.3. Quy trình thực hiện kiểm kê đất đai (cấp xã) ..................................... 20
2.2.4. Tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai (cấp xã)........................................ 21
2.2.5. Kết quả thực hiện kiểm kê đất đai ...................................................... 22


2.2.6. Các vấn đề tồn tại trong công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn phường
15 quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh: ................................................. 31
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀ N THIỆN KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI ................ 33
3.1. Giải pháp về pháp lý ............................................................................... 33
3.2. Giải pháp ứng dụng ảnh viễn thám trong kiểm kê đất đai ................. 33
3.2.1. Ảnh viễn thám và các phần mềm sử dụng trong đề tài....................... 33
3.2.2. Quá trình thực hiện ............................................................................. 34
3.3. Các giải pháp khác .................................................................................. 41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 43
Kết luận ........................................................................................................... 43
Kiến nghị ......................................................................................................... 43


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất
đặc biệt không gì có thể thay thế được của ngành sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là các nguồn
lợi tự nhiên như khí hậu, thời tiết, nước, không khí, khoáng sản nằm trong lòng
đất, sinh vật sống trên bề mặt trái đất thậm chí cả sinh vật sống trong lòng đất.

Đồng thời đất đai là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng, có vị trí cố định
trong không gian, không thể di chuyển theo ý muốn chủ quan của con người.
Để khai thác tiềm năng thế mạnh của đất đai phục vụ xây dựng và phát triển
kinh tế xã hội của đất nước, đòi hỏi Nhà nước phải quản lý chặt chẽ đất đai,
hướng cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.
Muốn vậy, Nhà nước phải điều tra, thống kê, kiểm kê đất đai nhằm nắm chắc
hiện trạng sử dụng đất đai, từ đó có căn cứ xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất và hoạch định các chính sách, pháp luật đất đai phù hợp.
Kiểm kê đất đai là loại hình kiểm kê chuyên ngành, chuyên đi sâu tổng
hợp, phân tích, nghiên cứu các đặc tính tự nhiên, kinh tế, xã hội của đất đai bằng
các số liệu diện tích đất đai trong phạm vi của cả nước, từng vùng, từng đơn vị
hành chính các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước đối với đất đai và
các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Kiểm kê đất đai là việc Nhà
nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử
dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai, cũng như các đối
tượng sử dụng đất giữa hai lần kiểm kê, làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn
thiện chính sách pháp luật về đất đai.
Tuy nhiên, công tác kiểm kê đất đai qua các thời kỳ có nhiều sự điều
chỉnh, làm cho kết quả kiểm kê luôn bị biến động không ngừng. Chỉ tiêu kiểm
kê cho các thời kỳ luôn thay đổi, không sát với tình hình thực tế dẫn đến các kết
quả kiểm kê không phản ánh đầy đủ và chính xác tình hình sử dụng đất đai, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất không phản ánh đúng hiện trạng bề mặt sử dụng đất
tại thời điểm kiểm kê đất đai. Từ đó có những đánh giá, kết luận thiếu chính xác
về hiện trạng sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc quản lý và sử dụng đất tại địa
phương.
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Công tác kiểm kê
đất đai trên địa bàn phường 15, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh” là
thực sự cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến công tác kiểm kê đất đai
Đất đai đã, đang và sẽ còn đóng góp nhiều vai trò quan trọng trong việc

phát triển kinh tế, xã hội. Sự ra đời của Luật Đất đai năm 1993 đã đánh dấu
những thay đổi cơ bản nhất trong toàn bộ hệ thống chính sách đất đai. Chính từ
1


đó tạo nên bàn đạp cho việc đổi mới toàn diện cũng như tăng cường hiệu lực
quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực đất đai. Trong đó, công tác kiểm kê đất
đai đã không ngừng được đổi mới và ngày càng được chú trọng. Đây cũng là một
trong những nhiệm vụ thường xuyên của quản lý Nhà nước đối với đất đai và Ủy
ban nhân dân các cấp phải tuân theo và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Vì tầm
quan trọng của công tác kiểm kê mà nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã ra
đời. Tiêu biểu có 3 công trình nghiên cứu đã được tìm hiểu bao gồm:
- Đề tài “Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn quận
Long Biên, thành phố Hà Nội”, công tác kiểm kê đất đai năm 2005 tại quận
Long Biên, thành phố Hà Nội của Th.S Trần Quốc Khánh (2009).
- Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp với tên đề tài “Nâng cao hiệu quả công
tác thống kê, kiểm kê đất đai bằng việc xây dựng giao diện hỗ trợ cho phần mềm
TK05 Version 2.1” của Nguyễn Nam Hoàn thực hiện năm 2011..
- Đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đổi mới nội dung,
phương pháp và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm kê đất
đai” của Th.S Phạm Như Hách (2013).
Với đề tài của Th.S Trần Quốc Khánh thì công tác kiểm kê đất đai năm
2005 thực hiện trên địa bàn quận Long Biên tuân theo Chỉ thị số 28/2004/CTTTg ngày 15/07/2004 của Thủ tướng chính phủ về việc thống kê, kiểm kê và
xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005; Kế hoạch số 123/KH-UB
ngày 24/12/2004 của UBND quận Long Biên về việc thống kê, kiểm kê đất đai
trên địa bàn quận Long Biên năm 2005. Số liệu kiểm kê đất đai năm 2005 tại
quận Long Biên thể hiện chi tiết diện tích tự nhiên, hiện trạng từng loại hình sử
dụng đất theo đơn vị hành chính 14 phường , đồng thời thể hiện cơ cấu diện tích
đất đai theo từng nhóm đất chính. Bên cạnh đó, số liệu kiểm kê đất đai năm
2005 còn thể hiện theo đối tượng sử dụng và quản lý. Tình hình biến động đất

đai giai đoạn 2000-2005 cũng được phân tích cụ thể với những nguyên nhân
dẫn đến sự tăng giảm diện tích qua các năm. Dựa vào tình hình sử dụng đất
thực tế trên địa bàn, biến động đất đai của năm, công tác thống kê cũng được
thực hiện trên địa bàn quận Long Biên vào quý IV hàng năm. Công tác thống
kê, kiểm kê đất đai phản ánh đầy đủ tình hình quản lý, sử dụng đất, công tác
cấp giấy dựa vào đây cũng có thể đảm bảo được chất lượng hồ sơ và tiến độ
thực hiện. Tuy nhiên hệ thống hồ sơ địa chính chưa cập nhật đầy đủ thông tin
thường xuyên, liên tục làm cho việc chỉnh lý biến động ở cơ sở còn chưa kịp
thời, chi tiết
Theo Nguyễn Nam Hoàn công tác thống kê, kiểm kê đất đai được xác
định theo hai loại chỉ tiêu: Chỉ tiêu diện tích đất theo mục đích sử dụng và chỉ
tiêu số lượng người sử dụng đất theo các mục đích sử dụng đất. Phân tích rõ các
hệ thống bảng biểu trong công tác thống kê, kiểm kê đất đai. Từ bài luận văn có
thế thấy tác giả đã quan sát thực tế thấy các bất cập trong việc nhập số liệu và
tổng hợp thống kê các số liệu trong công tác thống kê, kiểm kê đất đai nên đã
tìm hiểu và phát triển một phần mêm công nghệ thông tin có tên TK05 Version
2


2.1 để có thế rút ngắn thời gian trong quá trình thực hiện công tác. Phần mềm
đã giúp cho các đơn vị cấp huyện rút ngắn thời gian trong việc tổng hợp số liệu
cũng như khối lượng công việc. Phần mêm đã góp một phần không nhỏ cho
công tác kiểm kê đất đai năm 2010, do đây là giai đoạn chuyển đổi các chỉ tiêu
kiểm kê đất theo quy định của Nhà nước ban hành. Tuy nhiên chức năng này
vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế đối với các trường hợp được quy định là cùng một
chỉ tiêu nhưng nay đổi thành hai chỉ tiêu (ví dụ chỉ tiêu đất cơ sở văn hóa nay
được quy định thành hai loại chỉ tiêu khác nhau đó là đất công trình văn hóa và
đất bưu diện văn hóa xã). Ngoài ra phần mềm được xây dựng giúp rút ngắn thời
gian xử lý số liệu và nâng cao tính thống nhất về số liệu ở một số biểu bảng, như
biểu số: 01-TKĐĐ, 02-TKĐĐ, 03-TKĐĐ, 05-TKĐĐ, 06-TKĐĐ.

Theo ThS.Phạm Như Hách (2013) với đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận
và thực tiễn nhằm đổi mới nội dung, phương pháp và nâng cao chất lượng,
hiệu quả của công tác kiểm kê đất đai”, đề tài nêu rõ cơ sở lý luận, phân loại
đất và mối liên hệ với chỉ tiêu thống kê trong việc kiểm kê đất đai; nghiên
cứu khái quát về công tác kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng
đất; giới thiệu thực trạng các quy định pháp luật và tổ chức thực hiện về thống
kê, kiểm kê đất đai; nghiên cứu thực trạng chất lượng các sản phẩm kiểm kê đất
đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất; trình bày một số đề xuất đổi mới
nội dung, phương pháp kiểm kê đất đai và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác kiểm kê đất đai. Tuy nhiên đề tài chưa đề ra giải pháp phải
thực hiện cụ thể như thế nào để công tác kiểm kê đất đai được hoàn thiện hơn.
Các công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập đến các phương pháp và quy
trình mang tính thủ tục. Đối với các chỉ tiêu xác định cũng chỉ được xác định
theo các loại đất đai thể hiện trên các giấy tờ pháp lý. Chính vì vậy cũng chưa
phản ánh chính xác được hiện trạng sử dụng đất trong thực tế. Tuy có sử dụng
công nghệ thông tin để hổ trỡ trong việc cập nhập, phân tích và xử lý số liệu
nhưng vẫn có những bất cập do việc biến động đất đai diễn ra liên tục và mạnh
mẽ. Ngoài ra các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra một số kiến nghị nhưng
vẫn chưa có giải pháp cụ thể để xử lý kết quả kiểm kê đất đai không phù hợp,
không trùng với hiện trạng sử dụng đất trong thực tế. Các công trình đều chỉ nêu
ra những khía cạnh nổi bật cũng như các kết quả tồng quả nhất về vai trò cũng
như hiệu quả mà công tác kiểm kê đem lại mà không có một giải pháp cụ thể
nào để khắc phục các hạn chế.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Nắm rõ thực trạng công tác kiểm kê đất đai.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm kê đất đai.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của công tác kiểm kê đất đai
3



- Phân tích thực trạng của công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn phường 15
quận tân bình thành phồ Hồ Chí Minh.
- Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn phường 15
quận tân bình thành phồ Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quỹ đất đai trong phạm vi hành chính của phường 15 quận tân bình
thành phồ Hồ Chí Minh gồm các nhóm, các loại đất đai và các loại hình sử dụng
đất đai, được xác định theo các tiêu chí phân loại quy định trong các văn bản
pháp luật ứng với các kỳ kiểm kê đất đai.
- Quy trình kiểm kê đất đai
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: phường 15 quận tân bình thành phồ Hồ Chí Minh
- Phạm vi thời gian: Kỳ kiểm kê đất đai 2014
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác kiểm kê đất
đai ở cấp xã.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý các tài liệu, số liệu: Thu thập và xử lý
các tài liệu, số liệu về đất đai gồm hồ sơ địa chính, hồ sơ giao đất, cho thuê đất,
thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, hồ sơ thanh tra, hồ sơ giải quyết tranh
chấp đất đai và các tài liệu khác có liên quan.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Công tác kiểm kê đất đai là một
hoạt động tổng hợp và đối chiếu các dữ liệu từ hồ sơ địa chính với thực địa. Để
đánh giá tính chính xác hiện trạng sử dụng đất, tiến hành điều tra, khoanh vẽ các
khoanh đất trên thực địa.
- Phương pháp thống kê: từ các số liệu thu thập được tiến hành tính toán
rút ra các chỉ tiêu cần thiết làm cơ sở để phân tích biến động đất đai, phân tích
hiện trạng sử dụng đất và đề xuất các giải pháp.

- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu đã tổng hợp trong các biểu
mẫu từ đó phân tích, đưa ra đánh giá về hiện trạng sử dụng đất.
- Phương pháp phân tích: Từ những số liệu kiểm kê thực tế qua phân tích
đưa ra nhận định, đánh giá chính xác làm cơ sở cho việc lập quy hoạch thời gian
tới.
- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp, hệ thống hóa những số liệu thu thập
được từ đó tìm ra những mặt thuận lợi và khó khăn trong công tác kiểm kê đất
đai.

4


- Phương pháp bản đồ: Là phương pháp quan trọng được vận dụng xuyên
suốt quá trình kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ kết
quả điều tra kiểm kê đất đai.
6. Ý nghĩa của nghiên cứu
- Hoàn thiện các tiêu chí, căn cứ xác định loại đất đai trong kiểm kê đất
đai, quy trình các bước thực hiện công tác kiểm kê đất đai.
- Phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất đai tại thời điểm kiểm kê đất đai,
từ đó làm căn cứ cho việc hoạch định chính sách sử dụng hợp lý quỹ đất tại địa
phương.
7. Bố cục luận văn
Nội dung của luận văn trình bày trong khoảng 50 trang với kết cấu như
sau:
- Mở đầu.
- Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý của kiểm kê đất đai.
- Chương 2. Thực trạng kiểm kê đất đai trên địa bàn phường 15, quận
Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
- Chương 3. Giải pháp hoàn thiện kiểm kê đất đai.
- Kết luận và kiến nghị.

- Danh mục tài liệu tham khảo.
- Phụ lục.

5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI
1.1. Cơ sở lý luận của kiểm kê đất đai
1.1.1. Các khái niệm chung
- Khái niệm kiểm kê đất đai: là việc Nhà nước tổ chức điều tra, tổng hợp,
đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời
điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê. (Khoản 18,
Điều 3 Luật đất đai 2013).
- Khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất: là bản đồ chuyên đề được
thành lập theo đơn vị hành chính các cấp, thể hiện hiện trạng sử dụng các loại
đất trong thực tế với đầy đủ các thông tin về hiện trạng như ranh giới, vị trí, số
lượng, các loại đất,... trong phạm vi một đơn vị hành chính ở một thời điểm
nhất định. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập để thể hiện sự phân bố các
loại đất tại thời điểm kiểm kê đất đai, được lập theo đơn vị hành chính các cấp.
- Thời điểm kiểm kê đất đai: là mốc thời gian được quy định cụ thể thống
nhất tại tất cả các đơn vị hành chính cấp xã trong phạm vi cả nước để tiến hành
điều tra kiểm kê đất đai. Thời điểm kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất định kỳ 5 năm được tính đến hết ngày 31 tháng 12 của năm có chữ số
tận cùng là 4 và 9.
Bảng 1.1. Thời điểm thực hiện và nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai
Thời điểm thực hiện và nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai
Cấp báo cáo

Thời hạn kiểm kê đất đai


UBND cấp xã

Trước 01/06 năm sau

UBNDcấp huyện

Trước 15/07 năm sau

UBND cấp tỉnh

Trước 01/09 năm sau

Bộ TNMT

Trước 01/11 năm sau
(Nguồn Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT)

1.1.2. Vị trí vai trò của kiểm kê đất đai
Theo quy định tại khoản 8 Điều 22 của Luật Đất đai năm 2013, công tác
kiểm kê đất đai đóng một vai trò quan trọng, là một trong mười lăm nội dung
quản lý nhà nước về đất đai và đang ngày càng được quan tâm, chú trọng. Vai
trò của kiểm kê đất đai trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
6


- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất; làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
- Làm tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên đất phục vụ cho việc xây

dựng và đánh giá tình hình chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội, an ninh – quốc phòng của cả nước nói chung và của các ngành, các địa
phương nói riêng; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
(05) năm và hàng năm của Nhà nước.
- Đề xuất việc điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai.
- Cung cấp số liệu để xây dựng niên giám thống kê các cấp và phục vụ
nhu cầu thông tin đất đai cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo các nhu cầu khác của Nhà nước
và xã hội.
1.1.3. Hệ thống phân loại đất đai
Thực tế quản lý đất đai ở nước ta tồn tại 2 hệ thống phân loại đất đai dựa
trên các nguyên tắc phân loại khác nhau:
- Nguyên tắc quan hệ: quỹ đất đai được phân thành các loại đất đai theo
mục đích sử dụng chính, loại đất đai được hiểu như là một hệ thống các loại
hình sử dụng đất đai có mối quan hệ qua lại tương hỗ với nhau trong quá trình
sử dụng cho một mục đích được xác định. Nguyên tắc quan hệ căn cứ vào tính
chất mối quan hệ qua lại giữa các loại hình sử dụng đất đai, vào những tính chất
của hệ thống để phân biệt loại đất đai.
- Nguyên tắc tương đồng: là nguyên tắc phân loại hay còn gọi là phân
nhóm, tức là nhóm các thửa đất có một đặc tính giống nhau nào đó vào cùng
một loại không quan tâm đến mối quan hệ, đến những đặc tính của hệ thống.
1.1.4. Hình thức thực hiện kiểm kê đất đai
- Kiểm kê đất đai định kỳ: là hình thức tổ chức kiểm kê đất đai thường
xuyên định kỳ 5 năm theo nội dung, phương pháp, chế độ báo cáo đã quy định
thống nhất. Mục đích của việc kiểm kê đất đai định kỳ nhằm đánh giá hiện trạng
sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, làm căn
cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo; xác định nhu cầu sử
dụng đất đáp ứng cho việc thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, các ngành các địa phương; đề
xuất việc điều chỉnh chính sách, pháp luật, quy hoạch về đất đai.

- Kiểm kê chuyên đề về đất: là hình thức tổ chức điều tra kiểm kê đất đai
không thường xuyên, được tiến hành theo một kế hoạch, nội dung phương pháp
quy định riêng cho mỗi lần điều tra. Nội dung kiểm kê chuyên đề về đất thường
để nắm giữ một nội dung nào đó của kiểm kê đất đai định kỳ hoặc mở rộng điều
tra kiểm kê sang những vấn đề có liên quan.
7


1.1.5. Phương pháp kiểm kê đất đai
- Phương pháp trực tiếp: là phương pháp hình thành nên các số liệu kiểm
kê về đất đai dựa trên kết quả đo đạc, lập bản đồ và đăng ký đất đai. Như vậy,
điều kiện để thực hiện kiểm kê đất đai trực tiếp là phải có các hồ sơ địa chính;
các căn cứ và cơ sở để thực hiện kiểm kê là hồ sơ địa chính được hình thành và
cập nhật ở cấp cơ sở nên công việc kiểm kê phải được tiến hành trình tự từ cấp
xã trở lên.
- Phương pháp gián tiếp: là phương pháp dựa vào nguồn số liệu trung
gian sẵn có để tính toán ra các số liệu kiểm kê đất đai. Phương pháp này
nhìn chung không chính xác và thiếu cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, nó là phương
pháp duy nhất để xác định được các số liệu kiểm kê về đất đai đối với những
nơi chưa có điều kiện tiến hành công tác đo đạc lập bản đồ, hoặc các thông
tin biến động trong kỳ không được đăng ký, quản lý theo dõi và cập nhật. Nó
cũng là phương pháp để xác định các số liệu kiểm kê của một vùng hoặc cả
nước mà không cần, hoặc không có điều kiện tiến hành tuần tự các bước kiểm
kê trực tiếp từ cấp cơ sở.
1.1.6. Khái quát công tác kiểm kê đất đai từ Luật Đất đai 2003 đến nay
- Kiểm kê đất đai năm 2005
Luật Đất đai 2003 ra đời cho thấy tầm quan trọng của công tác kiểm kê
đất đai, chỉ rõ ra đây là một trong mười ba nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
(điểm g, khoản 2, điều 6, Luất Đất đai 2003). Thực hiện công tác kiểm kê đất
đai năm (05) năm một lần theo quy định tại điều 20 và điều 53 của Luật Đất đai

2003, thủ tướng chính phủ đã ra Chỉ thị số 28/CT-TTg vào ngày 15/07/2004 chỉ
thị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện việc
kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 trong phạm vi cả
nước.
Kỳ kiểm kê đất đai 2005 rút kinh nghiệm từ mặt hạn chế của kỳ kiểm kê
đất đai trước (năm 2000) do vừa theo tiêu chí sử dụng vừa theo tiêu chí không
làm, gây nên tình trạng chồng chéo, đan xen, không trùng lặp và thống nhất về
kết quả kiểm kê, nên kỳ kiểm kê 2005 đã nêu rõ tiêu chí được đưa ra trong Chỉ
thị số 28/CT-TTg. Việc kiểm kê diện tích đất đai cấp xã được tiến hành theo đối
tượng là các loại đất quy định tại Điều 13 và theo đối tượng là người sử dụng đất
quy định tại Điều 9 của Luật Đất đai năm 2003. Số liệu về diện tích tính theo
loại đất và người sử dụng đất phải được đối chiếu giữa hồ sơ địa chính và hiện
trạng sử dụng đất trên thực tế, được thể hiện trên bản đồ địa chính. Trong số liệu
kiểm kê về diện tích đất đai phải ghi rõ diện tích đất đã được cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, đủ điều kiện nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, diện tích đất đang sử dụng phù hợp hoặc không phù hợp với
8


quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt. Kết quả công tác kiểm kê đất đai năm
2005 như sau:
+ Diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước năm 2005 là 24.822.560
ha, tăng 3.901.785 ha (gấp 1,19 lần) so với năm 2000; trong đó, lượng tăng chủ
yếu là loại đất lâm nghiệp (tăng 3.101.980 ha) và loại đất sản xuất nông nghiệp
(tăng 70.222 ha).
+ Diện tích đất phi nông nghiệp trên cả nước tăng từ 1.976.021 ha lên
3.232.715 ha (gấp 1,64 lần) so với năm 2000; trong đó, lượng tăng chủ yếu là
từ đất ở (tăng 155.250 ha) và đất chuyên dùng (tăng 311.564 ha).

+ Diện tích đất chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây là 5.065.884 ha
giảm 4.961.381 ha so với năm 2000.
=> Nhìn chung cho thấy, tổng diện tích đất nông nghiệp, đất phi nông
nghiệp đều tăng lên, còn đất chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây thì giảm,
điều đó cho thấy diện tích đất tự nhiên đã từng bước được đưa vào sử dụng,
được tiến hành đăng ký về chủ quyền cũng như tổng hợp số liệu vào các hồ sơ
liên quan, trở thành cơ sở để việc thực hiện công tác kiểm kê đất đai trên phạm
vị cả nước được dễ dàng và thuận lợi hơn.
- Kiểm kê đất đai năm 2010
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và để đánh giá hiện trạng sử dụng đất
cả nước đến năm 2010, đánh giá việc thi hành pháp luật về đất đai giai đoạn
2005 – 2010, đồng thời phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011
– 2020, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015, Thủ tướng Chính phủ giao
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương tổ chức thực hiện việc kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất năm 2010 trên phạm vi cả nước theo Chỉ thị số 618/CT-TTg ban hành
ngày 15/05/2009.
Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 phải xác định đầy đủ về diện tích tự
nhiên của các cấp hành chính; diện tích, số lượng chủ sử dụng đất theo các loại
đất và các loại đối tượng sử dụng đất quy định tại Điều 9, Điều 13 của Luật Đất
đai năm 2003; Điều 2, Điều 3 và Điều 6 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29
tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai và hướng dẫn của
Bộ Tài nguyên và Môi trường tại thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02
tháng 8 năm 2007 về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, trong đó, cần đặc biệt chú trọng kiểm kê đối
với đất chuyên trồng lúa nước, đất đang sử dụng vào mục đích lâm nghiệp; diện
tích đất của các tổ chức được giao, được thuê nhưng chưa đưa vào sử dụng; diện
tích đã có quyết định thu hồi nhưng chưa thực hiện xong việc thu hồi đất. Ngoài
ra cần rà soát, thống kê diện tích được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

diện tích đã được đo đạc địa chính, diện tích đã được lập hồ sơ địa chính. Kết
quả kiểm kê đất đai năm 2010 như sau:
9


+ Diện tích đất nông nghiệp l à 26.100.160 ha (tăng 1.277.600 ha) so
với năm 2005. So với năm 2005, diện tích đất trồng lúa có 4.127.721 ha, vượt so
với quy hoạch 10,33% nhưng giảm 37.546 ha, bình quân hàng năm giảm 7.000
ha; đất lâm nghiệp tăng 571.616 ha; Cơ cấu 3 loại rừng của cả nước có sự thay
đổi lớn là đất rừng sản xuất tăng 1.954.606 ha, rừng phòng hộ giảm 1.484.350
ha, rừng đặc dụng tăng 71.361 ha; Đất nuôi trồng thuỷ sản giảm 9.843ha; Đất
làm muối tăng 3.487 ha; Đất nông nghiệp khác tăng 10.015 ha.
+ Diện tích đất phi nông nghiệp tăng từ 3.232.715 ha lên 3.670.186 ha
(tăng 437.471 ha). Đất ở nông thôn tăng 54.054 ha, đạt bình quân 91m2 /người;
Đất ở đô thị tăng 27.994 ha, đạt bình quân 21m2/người; Đất chuyên dùng tăng
410.713 ha, tăng nhiều nhất là cho mục đích công cộng, giao thông, thuỷ lợi, an
ninh, quốc phòng; Đất tôn giáo tăng 1.816 ha; Đất nghĩa trang nghĩa địa tăng
3.887 ha; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng giảm 61.709 ha.
+ Diện tích đất chưa sử dụng giảm mạnh qua các kì kiểm kê đất đai, diện
tích giảm từ 5.065.884 ha xuống còn 3.323.512 ha, chỉ còn chiếm 10% diện tích
đất tự nhiên, điều này cho thấy quỹ đất đai chưa sử dụng không còn nhiều.
=> Từ kết quả trên, chúng ta có thế thấy trải qua một thập niên, diện tích
đất chưa sử dụng giảm mạnh từ 30,5% trong tổng cơ cấu đất đai cả nước chỉ còn
10% trong tổng cơ cấu. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm mạnh này là do các
nhu cầu sử dụng đất đai vào mục đích phi nông nghiệp, đặc biệt là trong việc
phát triển vào mục đích kinh tế - xã hội. Tuy nhiên khi quỹ đất này cạn kiệt dần
thì xu hướng chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp sẽ xảy ra,
điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất nông nghiệp của cả nước.
Bên cạnh đó, việc chuyển đổi này cũng sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu lao động và các
vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất nông nghiệp của các chủ sử dụng trước

đó.
Tổng kiểm kê đất đai năm 2010 đã xác định rõ quỹ đất và tình hình sử
dụng quỹ đất của đơn vị hành chính, mỗi đối tượng sử dụng đất bao gồm: diện
tích tự nhiên, diện tích đã được sử dụng vào từng mục đích, diện tích đất chưa
sử dụng và khả năng có thể khai thác, sử dụng.
- Đánh giá về sự thay đổi trong hệ thống chỉ tiêu về loại đất theo mục
đích sử dụng và chỉ tiêu người sử dụng, quản lý đất về số lượng và nội dung qua
2 kỳ kiểm kê đất đai nói trên:
+ Về loại đất:
Kiểm kê đất đai năm 2005 có chỉ tiêu về loại đất theo mục đích sử dụng
chi tiết hơn kỳ kiểm kê đất đai năm 2010. Đa số các chỉ tiêu về loại đất theo
mục đích sử dụng trong kỳ kiểm kê đất đai năm 2010 không có gì thay đổi, tuy
nhiên có một số chỉ tiêu thay đổi sau:
. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi không phân biệt là đất trồng cỏ hay đất cỏ tự
nhiên có cải tạo.
10


. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp năm 2005 được phân biệt làm
hai chỉ tiêu là đất trụ sở cơ quan, tổ chức bao gồm đất trụ sở cơ quan và đất trụ
sở khác; đất công trình sự nghiệp bao gồm đất công trình sự nghiệp không kinh
doanh và đất công trình sự nghiệp có kinh doanh. Đến năm 2010 thì loại đất này
chỉ còn phân thành hai chỉ tiêu là đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp nhà
nước và đất trụ sở khác mà không phân nhỏ, chi tiết như trước.
. Đất thuỷ lợi; đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền thông; đất cơ sở văn
hoá; đất cơ sở y tế; đất cơ sở giáo dục – đào tạo; đất cơ sở thể dục – thể thao
không phân biệt chỉ tiêu là đất có kinh doanh hay không kinh doanh.
. Đất chợ không còn phân biệt chỉ tiêu là đất chợ giao không thu tiền và
đất chợ khác.
. Hai chỉ tiêu loại đất được thêm vào bao gồm đất cơ sở nghiên cứu khoa

học và đất cơ sở dịch vụ về xã hội.
. Đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền thông được đổi lại thành hai loại
chỉ tiêu loại đất mới là đất công trình năng lượng và đất công trình bưu chính
viễn thông.
. Đối với các trường hợp đất phi nông nghiệp không thuộc các chỉ tiêu đã
được đặt ra thì được tính vào chỉ tiêu đất phi nông nghiệp khác. Đất phi nông
nghiệp khác cũng không còn phân chi tiết ra thành đất cơ sở tư nhân không kinh
doanh; đất làm nhà tạm, lán trại; đất cơ sở dịch vụ nông nghiệp tại đô thị.
1.2. Cơ sở pháp lý của kiểm kê đất đai
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai của Nhà nước được thực hiện dựa vào
các căn cứ pháp lý bao gồm Luất Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi
hành Nghị định 43/2014/NĐ-CP; Thông tư 28/2014/BTNMT. Cụ thể công tác
thống kê, kiểm kê đất đai được khẳng định là một trong mười lăm nội dung quản
lý nhà nước về đất đai tại Mục 8, Điều 22, Luật Đất đai 2013. Bên cạnh đó Nhà
nước nhờ vào công tác thống kê, kiểm kê đất đai để điều tra và đất giá đất đai
(Điều 32, Luật Đất đai 2013) và tại Điều 34 của Luật Đất đai 2013 cũng nêu rõ
các công việc, thời gian cũng như trách nhiệm thực hiện công tác thống kê, kiểm
kê đất đai.
Nhằm quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên và nguồn
lực đất đai trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững,
Thủ tướng Chính phủ đã thực hiện các quy định của Luật Đất đai đối với công
tác thống kê, kiểm kê đất đai và ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg yêu cầu Bộ Tài
nguyên và Môi trường, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện
kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 trên phạm vi cả
nước theo các quy định thống nhất. Nội dung của Chỉ thị có nêu rõ và chi tiết về:
Nội dung kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Giải pháp thực
hiện; Thời điểm thực hiện và thời hạn hoàn thành; Kinh phí và tổ chức thực hiện
công tác kiểm kê đất đai.
11



Thực hiện Điều 34 của Luật đất đai năm 2013 và Chỉ thị số 21/CT-TTg,
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kế hoạch số 02/KH-BTNMT nhằm
hướng dẫn thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2014 trên phạm vi cả nước. Nội dung của kế hoạch số 02/KH-BTNMT quy định
rõ thời điểm kiểm kê và thời hạn hoàn thành ở từng cấp; hồ sơ giao nộp kết quả
kiểm kê hiện trạng sử dụng đất năm 2014; kinh phí kiểm kê hiện trạng sử dụng
đất năm 2014; kế hoạch tiến hành ở từng cấp. Phần phụ lục của 02/KH-BTNMT
quy định 8 biểu mẫu gồm các biểu từ Biểu 01-CT21 đến Biểu 06-CT21 sử dụng
để kiểm kê hiện trạng đất trồng lúa, hiện trạng sử dụng đất của các công ty nông,
lâm nghiệp, ban quản lý rừng và hiện trạng sử dụng đất các khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao…
Ngoài ra, để thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm kê, Nhà nước cũng ban
hành một số văn bản khác như:
- Thông tư số 42/2014/TT-BTNMT ngày 29/7/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Về ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai
và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư liên tịch số 179/2014/TTLT-BTC-BTNMT ngày 26/11/2014
của Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường. Về hướng dẫn sử dụng kinh
phí cho hoạt động kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014.
- Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 21/10/2014 của UBND thành phố về việc
kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 trên địa bàn
TP.HCM.
- Quyết định số 728/QĐ-UBND ngày 17/12/2014 của UBND thành phố
về ban hành kế hoạch thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất năm 2014 trên địa bàn TP.HCM.
1.2.1. Nguyên tắc kiểm kê đất đai
Theo Điều 4, Thông tư 28/2014/TT-BTNMT, nguyên tắc thực hiện thống
kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được quy định như sau:

- Loại đất, đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất được thống kê,
kiểm kê theo hiện trạng sử dụng tại thời điểm thống kê, kiểm kê.
Trường hợp đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất nhưng tại thời điểm thống kê, kiểm kê chưa thực hiện theo các quyết
định này thì thống kê, kiểm kê theo hiện trạng đang sử dụng; đồng thời phải
thống kê, kiểm kê riêng theo quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất nhưng chưa thực hiện để theo dõi, quản lý.
Trường hợp mục đích sử dụng đất hiện trạng đã thay đổi khác với mục
đích sử dụng đất trên hồ sơ địa chính thì kiểm kê theo hiện trạng đang sử dụng,
đồng thời kiểm kê thêm các trường hợp tự chuyển mục đích sử dụng đất đó.
- Trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì ngoài việc thống
kê, kiểm kê theo mục đích sử dụng chính, còn phải thống kê, kiểm kê thêm các
12


trường hợp sử dụng đất kết hợp vào các mục đích khác. Mục đích sử dụng đất
chính được xác định theo quy định tại Điều 11 của Luật Đất đai và Điều 3 của
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
- Số liệu kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất được tổng hợp
thống nhất từ bản đồ đã sử dụng để điều tra, khoanh vẽ đối với từng loại đất của
từng loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất (sau
đây gọi là bản đồ kết quả điều tra kiểm kê) theo quy định tại Thông tư này.
Số liệu thống kê đất đai được thực hiện trên cơ sở tổng hợp các trường
hợp biến động về sử dụng đất trong năm thống kê từ hồ sơ địa chính và các hồ
sơ, tài liệu khác về đất đai liên quan, có liên hệ với thực tế sử dụng đất, để chỉnh
lý số liệu thống kê, kiểm kê của năm trước.
- Diện tích các khoanh đất tính trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất
đai cấp xã theo đơn vị mét vuông (m2); số liệu diện tích trên các biểu thống kê,
kiểm kê đất đai thể hiện theo đơn vị hécta (ha); được làm tròn số đến hai chữ số

thập phân sau dấu phẩy (0,01ha) đối với cấp xã; làm tròn số đến một chữ số thập
phân sau dấu phẩy (0,1ha) đối với cấp huyện và làm tròn số đến 01ha đối với
cấp tỉnh và cả nước.
1.2.2. Trách nhiệm thực hiện kiểm kê đất đai
Theo Khoản 5, Điều 34 của Luật Đất đai 2013 thì trách nhiệm thực hiện
kiểm kê đất đai được quy định như sau:
- Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất
đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương.
- Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên
trực tiếp; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết
quả thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, an ninh và
gửi báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và
công bố kết quả thống kê đất đai hàng năm, kết quả kiểm kê đất đai 05 năm của
cả nước.
1.2.3. Nội dung thực hiện kiểm kê đất đai
Theo điều 15 Thông tư 28/2014/TT-BTNMT, nội dung thực hiện thống kê
đất đai được quy định như sau:
- Thu thập các hồ sơ, tài liệu bản đồ, số liệu về quản lý đất đai thực hiện
trong kỳ kiểm kê; hồ sơ kết quả kiểm kê đất đai kỳ trước và kết quả thống kê
hàng năm trong kỳ kiểm kê; chuẩn bị bản đồ phục vụ cho điều tra kiểm kê.
13


- Điều tra, khoanh vẽ hoặc chỉnh lý các khoanh đất theo các tiêu chí kiểm
kê lên bản đồ điều tra kiểm kê; tính diện tích các khoanh đất và lập bảng liệt kê
danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai. Bảng liệt kê danh sách các
khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 03

kèm theo Thông tư này.
- Xử lý, tổng hợp số liệu và lập các biểu kiểm kê đất đai theo quy định
cho từng đơn vị hành chính các cấp; xây dựng báo cáo thuyết minh hiện trạng sử
dụng đất.
- Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp; xây dựng báo cáo thuyết
minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất đai
trong kỳ kiểm kê; đề xuất các giải pháp tăng cường về quản lý nâng cao hiệu
quả sử dụng đất.
1.2.4. Thẩm quyền phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê đất đai, lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất
Theo điều 8 Thông tư 28/2014/TT-BTNMT quy định trách nhiệm thực
hiện, thẩm quyền phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất như sau:
- Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp xã do Ủy ban
nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện; công chức địa chính cấp xã có trách nhiệm
giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện và ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt các
biểu kiểm kê, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết quả kiểm kê đất đai
gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện do
Phòng Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện;
Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký duyệt
biểu kiểm kê đất đai số 01/TKĐĐ, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết
quả kiểm kê đất đai gửi Ủy ban nhân cấp tỉnh.
- Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp tỉnh do Sở
Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện;
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký duyệt biểu

kiểm kê đất đai số 01/TKĐĐ, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết quả
kiểm kê đất đai gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước do Tổng
cục Quản lý đất đai giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện;
Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký báo
14


cáo kết quả kiểm kê đất đai trình Thủ tướng Chính phủ, ký quyết định công bố
kết quả kiểm kê đất đai của cả nước.
Tiểu kết chương 1
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được xây dựng một nền tảng về cơ sở lý
luận cũng như cơ sở pháp lý một cách đầy đủ nhất. Chương I đã nêu rõ cở sở lý luận
của công tác thống kê kiểm kê đất đai một cách khái quát nhất về các khái niệm
chung như: khái niệm kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và thời điểm
kiểm kê đất đai. Nêu rõ được vị trí và vai trò của kiểm kê trong nội dung quản lý
nhà nước về đất đai, hệ thống phân loại đất đai hiện nay, hình thức thực hiện
kiểm kê, phương pháp kiểm kê, khái quát công tác kiểm kê đất đai từ Luật đất
đai 2003 đến nay.
Cơ sở pháp lý của công tác kiểm kê đất đai được hoàn thiện từng ngày thể
hiện trong cơ chế chính sách pháp luật. Cơ sở pháp lý nhấn mạnh nguyên tắc
kiểm kê đất đai là phải kiểm kê theo đúng hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm
kiểm kê. Bên cạnh Luật Đất đai 2013, Nhà nước còn ban hành các văn bản pháp
luật quy định về nội dung thực hiện, trách nhiệm thực hiện, thẩm quyền phê
duyệt và công bố kết quả của công tác kiểm kê đất đai.
Tuy nhiên để công tác kiểm kê đất đai ngày càng hoàn thiện hơn thì Nhà
nước cần phải đề ra các văn bản pháp luật một cách cụ thể và chi tiết hơn. Bên
cạnh đó, áp dụng khoa học kỹ thuật phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã
hội.


15


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG 15
QUẬN TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Quận Tân Bình nằm hướng Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh với tổng
diện tích tự nhiên là 22,42 km2, tiếp giáp với các khu vực khác như sau:
- Phía Đông giáp quận Phú Nhuận, quận 3, quận 10;
- Phía Bắc giáp quận 12, quận Gò Vấp;
- Phía Tây giáp quận Tân Phú;
- Phía Nam giáp quận 11.
Quận Tân Bình có lợi thế về giao thông khi có 2 cửa ngõ giao thông quan
trọng của cả nước: Cụm cảng hàng không sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất và
quốc lộ 22 (nay là đường Trường Chinh) nối liền với nước bạn Cam – pu – chia
qua địa phận tỉnh Tây Ninh. Do đó quận Tân bình giữ một vai trò đặc biệt quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của thành phố
Hồ Chí Minh.
Quận Tân Bình gồm 15 phường trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận, được
đặt tên đánh số từ phường 1 đến phường 15.
Phường 15 là một phường thuộc quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh,
Việt Nam.
Phường 15 có diện tích 10,13 km², dân số năm 1999 là 34581 người, mật
độ dân số đạt 3414 người/km², tiếp giáp với các khu vực khác như sau:
- Phía Đông giáp quận Gò Vấp;
- Phía Bắc giáp quận Gò Vấp;

- Phía Tây giáp quận 12;
- Phía Nam giáp phường 4, 13.

16


Hình 2.1. Bản đồ hành chính quận Tân Bình – vị trí địa lý phường 15
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Quận Tân Bình phần lớn bằng phẳng, độ cao trung bình là 4 – 5m, dốc
theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Phường 15 cao nhất là khu vực thuộc sân bay
khoảng 8 – 9m.
2.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Do địa bàn phường là vùng nông nghiệp nên đa số nhân dân sống bằng
nghề nông nghiệp là chính. Phường 15 đã từng bước chuyển đổi cơ cấu từ nông
nghiệp sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ
với đặc điểm là địa phương tập trung nhiều nhà máy xí nghiệp của trung ương
lại là nơi đất rộng phù hợp với phát triển công nghiệp. Quận ủy, UBND quận
Tân Bình đã mạnh dạn đầu tư xây dựng khu công nghiệp Tân Bình vào năm
1993 và đã đi vào hoạt động có hiệu quả, đời sống nhân dân từng bước được
nâng cao. Cơ cấu kinh tế của phường chính là sản xuất tiểu thủ công nghiệp,
thương mại dịch vụ.
Về hạ tầng, kỹ thuật cùng với Đảng, Chính quyền phường thực hiện đầu
tự cơ sở hạ tầng với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhà nước
17


đầu tư kinh phí để làm đường, nhân dân tự nguyện hiến đất không đòi bồi hoàn.
Bên cạnh đó một số tuyến hẻm nhỏ cấp ủy chi bộ và khu phố vận động nhân dân
chủ động đóng góp kinh phí để mở rộng nâng cấp hẻm.

2.1.2.2. Đặc điểm xã hội
Phường 15 là địa phương vốn giàu truyền thống cách mạng, là nơi có
nhiều địa chỉ đỏ nơi nuôi giấu cán bộ như nhà của Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng
Bùi Thị Xoàn ở Tây Thạnh, nhà của bà mẹ Việt Nam Anh Hùng Trần Thị Trọng
ở Tân Trụ. Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của địa phương nhân dân 15
phường đã không ngừng phấn đấu đưa phường 15 ngày càng đi lên.
Vị trí của phường có điều kiện tốt tiếp cận giao lưu văn hóa – xã hội trong
và ngoài nước, nắm bắt kịp thời, có hệ thống thông tin và động thái vận động
mới của đời sống thị trường trong nước và quốc tế, tạo điều kiện tiếp cận nhanh,
có khả năng xử lý hiệu quả các vấn đề phát sinh.
Ngoài ra Phường 15 có nguồn lực khá dồi dào, được giáo dục và đào tạo
tương đối cơ bản, người dân năng động, ham học hỏi, cần cù, nhạy bén trong
chuyển đổi sản xuất và làm kinh tế.
2.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Phường 15 là một phường có diện tích tự nhiên lớn nhất của quận Tân
Bình. Nhìn chung, cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã trong thời gian qua đã phát huy
tiềm năng, thế mạnh, đáp ứng nhu cầu nông nghiệp, công nghiệp, thương mại,
dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân; tốc độ phát triển ổn định, thực hiện tốt việc
xử lý và khắc phục ô nhiễm, bảo vệ môi trường, đảm bảo tăng trưởng kinh tế với
phát triển xã hội. Nhiều năm qua, có nhiều tuyến đường trong phường được
mở, nâng cấp, giúp ích nhiều cho đời sống của người dân cũng như trong việc
phát triển kinh tế. Với những đổi thay tích cực của địa phương đã từng bước tạo
sự tin tưởng của nhân dân đối với Đảng bộ, chính quyền phường 15, từ đó góp
phần giúp cho công tác quản lý nhà nước được tiến hành dễ dàng và tích cực
hơn, đặc biệt đối với các vấn đề đất đai của người dân.
2.2. Thực trạng kiểm kê đất đai trên địa bàn phường 15 quận Tân Bình
thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Hệ thống hồ sơ, tài liệu sử dụng trong kiểm kê đất đai
- Số liệu thống kê đất đai 2 năm gần nhất (2015, 2016).
- Số liệu kiểm kê đất đai cấp xã của kì kiểm kê đất đai 2010.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã giai đoạn 2010 – 2020.
- Hồ sơ đăng ký biến động đất đai giai đoạn 2010 – 2015.
- Hồ sơ tài liệu khác có liên quan.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 , bản đồ khoanh đất.
18


2.2.2. Tiêu chí phân loại đất đai trong kiểm kê đất đai
Kiểm kê đất đai 2014 được thực hiện theo Luật Đất đai 2013. Theo đó có 3
nhóm đất theo mục đích sử dụng chính được kiểm kê được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1. Bảng nhóm đất theo mục đích được kiểm kê
LOẠI ĐẤT

STT



1

Nhóm đất nông nghiệp

NNP

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

Đất trồng cây hàng năm


CHN

1.1.1

1.1.1.1 Đất trồng lúa

LUA

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

Đất trồng cây lâu năm

CLN

Đất lâm nghiệp

LNP

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

1.2.2

Đất rừng phòng hộ


RPH

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

RDD

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

1.4

Đất làm muối

LMU

1.5

Đất nông nghiệp khác

NKH

Nhóm đất phi nông nghiệp

PNN


Đất ở

OCT

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

2.1.2

Đất ở tại đô thị

ODT

Đất chuyên dùng

CDG

2.2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

2.2.2

Đất quốc phòng


CQP

1.1.2
1.2

2
2.1

2.2

19


2.2.3

Đất an ninh

CAN

2.2.4

Đất xây dựng công trình sự nghiệp

DSN

2.2.5

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp


CSK

2.2.6

Đất sử dụng vào mục đích công cộng

CCC

2.3

Đất cơ sở tôn giáo

TON

2.4

Đất cơ sở tín ngưỡng

TIN

2.5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

NTD

2.6

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối


SON

2.7

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

2.8

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

3

Nhóm đất chưa sử dụng

CSD

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng


DCS

3.3

Núi đá không có rừng cây

NCS

2.2.3. Quy trình thực hiện kiểm kê đất đai (cấp xã)
Quy trình thực hiện kiểm kê đất đai cấp xã được quy định chi tiết tại Điểm
d, Khoản 1, Điều 22 của Thông tư 28/2014/TT-BTNMT như sau:
- Xây dựng kế hoạch, phương án kiểm kê đất đai trên địa bàn xã;
- Chuẩn bị nhân lực, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho kiểm kê đất đai;
- Thu thập các tài liệu, số liệu về đất đai hiện có phục vụ cho kiểm kê gồm
các loại bản đồ phục vụ cho điều tra khoanh vẽ hiện trạng; hồ sơ địa chính; các
hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng, hồ sơ đăng
ký biến động đất đai, hồ sơ thanh tra, kiểm tra sử dụng đất; hồ sơ quy hoạch sử
dụng đất; kết quả thống kê đất đai của 05 năm gần nhất, kết quả kiểm kê đất đai,
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất hai kỳ trước đó và các hồ sơ, tài liệu đất đai
khác có liên quan;
- Rà soát, đối chiếu, đánh giá khả năng sử dụng, lựa chọn các tài liệu, số
liệu, bản đồ thu thập để sử dụng cho kiểm kê;
20


- In ấn bản đồ, biểu mẫu phục vụ cho điều tra, kiểm kê;
- Rà soát phạm vi địa giới hành chính; trường hợp đường địa giới hành
chính cấp xã đang có tranh chấp hoặc không thống nhất giữa hồ sơ địa giới với
thực địa thì làm việc với Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính liên quan
để thống nhất xác định phạm vi kiểm kê;

- Phổ biến, quán triệt nhiệm vụ đến các cán bộ và tuyên truyền cho người
dân về chủ trương, kế hoạch kiểm kê;
- Rà soát, chỉnh lý, cập nhật thông tin hiện trạng sử dụng đất từ hồ sơ giao
đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất,
hồ sơ thanh tra, kiểm tra trong kỳ kiểm kê đất đai vào bản đồ sử dụng để điều tra
kiểm kê;
- Rà soát, thu thập ý kiến để xác định các khu vực có biến động trên thực
địa trong kỳ kiểm kê cần chỉnh lý bản đồ, cần điều tra bổ sung, khoanh vẽ
ngoại nghiệp.
2.2.4. Tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai (cấp xã)
Theo điểm a khoản 2 điều 22 Thông tư 28/2014/TT-BTNMT quy định
UBND cấp xã tổ chức thực hiện các công việc sau:
- Điều tra, khoanh vẽ thực địa để bổ sung, chỉnh lý các khoanh đất theo
các chỉ tiêu kiểm kê quy định tại các Điều 9, 10 và 11 của Thông tư này.
- Chuyển vẽ, xử lý tiếp biên, đóng vùng các khoanh đất lên bản đồ kết quả
điều tra kiểm kê dạng số và đóng vùng các khoanh đất theo yêu cầu của kiểm kê
chuyên sâu; tính diện tích các khoanh đất.
- Lập Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai từ
kết quả điều tra thực địa.
- Tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất cấp xã gồm các Biểu: 01/TKĐĐ,
02/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 05a/TKĐĐ, 06a/TKĐĐ, 05b/TKĐĐ, 06b/TKĐĐ, 07/TKĐĐ,
08/TKĐĐ và 09/TKĐĐ.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất
đai, lập các Biểu: 10/TKĐĐ, 11/TKĐĐ và 12/TKĐĐ; xây dựng báo cáo thuyết
minh hiện trạng sử dụng đất.
- Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, xây dựng báo cáo thuyết
minh.
- Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai.
- Kiểm tra, nghiệm thu kết quả kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất của cấp xã.

- Hoàn thiện, trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo kiểm kê đất đai, lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất về cấp huyện;
21


×