Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn thành phố đồng hới tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.73 MB, 84 trang )

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT

:

Bộ Tài nguyên Môi trường

CNQSDĐ

:

Chứng nhận quyền sử dụng đất

CBCS

:

Cán bộ chiến sĩ

HTKT

:

Hạ tầng kỹ thuật

HĐND

:

Hội đồng nhân dân


KHSDĐ

:

Kế hoạch sử dụng đất



:

Nghị định



:

Quyết định

QHSDĐ

:

Quy hoạch sử dụng đất

TCQLĐĐ :

Tổng cục Quản lý đất đai

TNMT


:

Tài nguyên môi trường

UBND

:

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Tính chất và đặc điểm đất đai………………………………………6
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Bình……………………………..16


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, cơ cấu các loại đất nông nghiệp……………………….35
Bảng 2.2: Diện tích, cơ cấu các loại đất phi nông nghiệp…………………...36
Bảng 2.3: So sánh biến động đất đai năm 2017 so với năm 2016…………..41
Bảng 2.4: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất………………................43
Bảng 2.5: Danh mục công trình đã thực hiện theo kế hoạch sử dụng đất
2017.....................................................................................................................46
Bảng 3.1: Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 thành phố Đồng Hới………….55
Bảng 3.2: Diện tích đất cần chuyển mục đích sử dụng đất năm 2018……...65
Bảng 3.3: Diện tích đất cần thu hồi năm 2018……………………………….66
Bảng 3.4: Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng năm 2018…………67
Bảng 3.5: Danh mục công trình, dự án trong năm kế hoạch 2018…………67
Bảng 3.6: Ước tính các khoản thu chi từ đất năm 2018…………………….70



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn ......................................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .........................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................................3
5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn..........................................................................................................3
6. Bố cục của luận văn ............................................................................................................................4
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................................5
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI...........5
1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................................................5
1.1.1.Tổng quan về đất đai .....................................................................................................................5
1.1.2. Quy luật phân vùng sử dụng đất đai ..........................................................................................7
1.1.3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.........................................................................................9
1.1.4. Tổng quan về công tác QHSDĐĐ trên thế giới....................................................................... 10
1.1.5. Những bất cập trong QHSDĐ hiện nay................................................................................... 11
1.2. Cơ sở pháp lý lập kế hoạch sử dụng đất..................................................................................... 12
1.2.1. Nguyên tắc, căn cứ và nội dung của việc lập KHSDĐ cấp huyện ......................................... 12
1.2.2. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .................................................. 13
1.2.3. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ................................ 14
1.2.4. Các văn bản pháp lý về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .................................................... 14
CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................................... 16
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH ................................................................ 16
2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường ........................................................... 16
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................................... 16
2.1.2. Các nguồn tài nguyên................................................................................................................ 19
2.1.3. Thực trạng môi trường ............................................................................................................. 22
2.1.4. Đánh giá chung ảnh hưởng của điều kiện kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi

trường đến sử dụng đất ...................................................................................................................... 24
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội .......................................................................................... 24
2.2.1. Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực ............................................................................. 24
2.2.2. Tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập .................................................................. 28
2.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng - xã hội .......................................................................... 29
2.2.4. Đánh giá chung những áp lực của điều kiện kinh tế xã hội đến việc sử dụng đất ............... 31
2.3. Tình hình quản lý, hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai ............................................. 32


2.3.1. Tình hình quản lý đất đai ......................................................................................................... 32
2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017............................................................................................ 34
2.3.3. Biến động đất đai ....................................................................................................................... 40
2.4. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 .................................................................. 41
2.4.1 Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 ................................................................ 41
2.4.2. Tình hình thực hiện các công trình, dự án trong kỳ kế hoạch trước .................................... 46
2.4.3. Những mặt đạt được ................................................................................................................. 48
2.4.4. Những mặt tồn tại và nguyên nhân ......................................................................................... 48
CHƯƠNG 3 ......................................................................................................................................... 51
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG
HỚI ....................................................................................................................................................... 51
3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện năm 2018 ........................................................ 51
3.1.1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.................................................. 51
3.1.2. Chỉ tiêu kế hoạch phát triển các ngành kinh tế ...................................................................... 52
3.2. Lập kế hoạch sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn thành phố Đồng Hới ................................ 52
3.2.1. Dự báo nhu cầu sử dụng đất..................................................................................................... 53
3.2.2. Luận chứng xây dựng công trình dự án .................................................................................. 54
3.2.3. Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất .................................................................. 55
3.2.4. Nhu cầu sử dụng của các ngành, lĩnh vực ............................................................................... 57
3.2.5. Tổng hợp và cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất ......................................................................... 59
3.2.6. Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng .................................................................................. 64

3.2.7. Diện tích đất cần thu hồi ........................................................................................................... 66
3.2.8. Diện tích đất chưa đưa vào sử dụng ........................................................................................ 67
3.2.9. Danh mục các công trình, dự án trong năm 2018 .................................................................. 67
3.2.10. Dự kiến thu chi ........................................................................................................................ 68
3.3. Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất ................................................................... 71
3.3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ................................................................................................ 71
3.3.2. Giải pháp về vốn đầu tư ............................................................................................................ 71
3.3.3. Giải pháp về khoa học công nghệ kỹ thuật ............................................................................. 71
3.3.4. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường ............................................................... 72
3.3.5. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất .......................................... 72
KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 75
DANH MỤC BIỂU.............................................................................................................................. 76
PHỤ LỤC ............................................................................................................................................. 77


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là tài nguyên quý giá của Quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn xây dựng các công
trình kinh tế - văn hóa - xã hội, tổ chức các hoạt động phát triển kinh tế, dân sinh
và an ninh, quốc phòng. Luật Đất đai năm 2013, tại Chương I, Điều 4 và Điều 6
quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và
thống nhất quản lý…” và “Nguyên tắc sử dụng đất là sử dụng đúng quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng”. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất được duyệt, đã giúp cho công tác quản lý, sử dụng đất đi vào nề nếp
và mang lại hiệu quả thiết thực, làm tăng giá trị và sử dụng bền vững tài nguyên
đất, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành phát triển, góp phần quan trọng thúc
đẩy kinh tế – xã hội phát triển.
Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời

gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất. (khoản 3, Điều 3 Luật Đất đai
2013) Như vậy, KHSDĐ nhằm thực hiện chi tiết, cụ thể hóa quy hoạch sử dụng
đất để sử dụng đất theo quy định.
Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất những năm qua đã cơ
bản đáp ứng được các mục tiêu, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã
hội của thành phố, đặc biệt trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo chỉnh
trang, phát triển không gian đô thị, khai thác sử dụng một cách hiệu quả tài nguyên
đất, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh; đảm bảo
an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân; đáp ứng
nhu cầu sử dụng đất cho chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa, bảo vệ cảnh
quan và môi trường sinh thái.
Xuất phát từ định hướng phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2016 – 2020, kết
quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 và nhu cầu thực tiễn phát triển của
các ngành, lĩnh vực trên địa bàn thành phố, tình hình sử dụng đất của cả tỉnh nói
chung và thành phố Đồng Hới nói riêng đang có những thay đổi, nhiều yếu tố mới
xuất hiện, các cơ hội và thách thức mới đang tác động mạnh tới quá trình sử dụng
đất của thành phố thì việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018 là rất cần thiết
tạo cơ sở để Đồng Hới có thể chủ động khai thác có hiệu quả, phát huy triệt để tiềm
năng thế mạnh, cũng như tranh thủ tối đa mọi nguồn lực đầu tư trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhanh
chóng hòa nhập với xu thế phát triển chung của đất nước.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, được sự phân công của Khoa Quản lý đất
đai - Trường ĐH Tài Nguyên Môi Trường TP. Hồ Chí Minh, và sự hướng dẫn của
thầy Lê Minh Chiến, tôi tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài “Xây dựng kế hoạch
sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình” là cần
thiết.

1



2. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn
a. Mục tiêu
Xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn thành phố Đồng Hới
tỉnh Quảng Bình nhằm giúp quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai theo quy hoạch,
kế hoạch và pháp luật; đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả;
bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước
biển dâng, đảm bảo phát triển bền vững.
Xác định cụ thể diện tích các loại đất sử dụng vào các mục đích nông
nghiệp, phi nông nghiệp đã được phân bổ trong kỳ kế hoạch; đề xuất việc khoanh
định, phân bổ đất đai đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2018,
đảm bảo hài hòa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố.
Phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của thành phố, đóng góp tích cực vào quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
b. Nhiệm vụ
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận, pháp lý về quy hoạch sử dụng đất đai.
+ Đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện về thực trạng sử dụng đất trên địa
bàn thành phố để làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng kế hoạch sử
dụng đất năm 2018 trên địa bàn thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
+ Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 nhằm rút ra
những kết quả đạt được và những mặt tồn tại cần khắc phục trong xây dựng kế
hoạch sử dụng đất năm 2018.
+ Xác định các chỉ tiêu điều chỉnh sử dụng đất cấp tỉnh đã phân bổ cho
thành phố đến năm 2018 và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
+ Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực đến năm 2018 và
phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
+ Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối xác định các chỉ tiêu sử dụng đất
cho các ngành, lĩnh vực đến năm 2018 và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp
xã.

+ Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đất đai, các quy luật phân vùng sử dụng đất, các chính sách của nhà nước
liên quan đến vấn đề sử dụng đất đai.
b. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Đơn vị hành chính thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng
Bình.
2


+ Phạm vi thời gian: Đề tài được sử dụng số liệu thu thập từ năm 2017, lập
kế hoạch sử dụng đất 2018
+ Phạm vi nội dung: nghiên cứu xây dựng các công trình trong kế hoạch sử
dụng đất năm 2018 trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu và điều tra, khảo sát thực địa: Được dùng để
thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ, thông tin về toàn bộ các nội dung của dự án
làm cơ sở để điều tra, thu thập dữ liệu, rà soát số liệu đã có về hiện trạng sử dụng
đất.
- Phương pháp thống kê, so sánh và phân tích: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu
thu thập được, tiến hành phân loại theo nhóm, thống kê diện tích theo từng loại đất
cho từng công trình, dự án đã thực hiện hoặc chưa thực hiện theo kế hoạch; tổng
hợp, so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án kế
hoạch sử dụng đất đã phê duyệt. So sánh các chỉ tiêu thực hiện so với mục tiêu đề
ra trong phương án kế hoạch sử dụng đất.
- Phương pháp kế thừa: Phân tích các tài liệu đã có trên địa bàn thành phố,
quy hoạch của các ngành đã và đang được xây dựng có liên quan đến việc sử dụng
đất để so sánh biến động đất đai; đồng thời tiếp tục đưa vào kế hoạch những công
trình, dự án chưa được thực hiện nhưng phù hợp với kinh tế - xã hội của thành phố.

- Phương pháp dự báo: dùng để dự báo tiềm năng trong tương lai về mặt số
lượng như dự báo dân số, dự báo nhu cầu sử dụng đất đối với từng loại đất.
- Ứng dụng GIS và viễn thám (RS): Ứng dụng GIS để chồng xếp bản đồ
hiện trạng sử dụng đất để đánh giá biến động đất đai qua các thời kỳ. Chồng xếp
bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm để đánh giá
thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của chuyên gia trong các lĩnh
vực đất đai, kinh tế, xã hội, môi trường và các lĩnh vực có liên quan.
5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Nhằm hệ thống hóa các kiến thức liên quan đến sử dụng đất và quy hoạch
sử dụng đất đai đã được học tập trên giảng đường.
Giúp sinh viên nắm vững nội dung và phương pháp thực hiện được quy
định trong các văn bản luật hiện hành về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đai.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đánh giá năng lực của sinh viên trong nghiên
cứu và kĩ năng thực hành nghiệp vụ quy hoạch sử dụng đất đai.
Luận văn có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất việc khoanh định, phân
bổ đất đai đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2018, đảm bảo hài
hoà các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế
xã hội của thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
3


6. Bố cục của luận văn
Luận văn có 76 trang, ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được chia thành
3 chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận và pháp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch sử dụng đất đai trên
địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Xây dựng kế hoạch sữ dụng đất năm 2018 trên địa bàn thành phố

Đồng Hới.

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT ĐAI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.Tổng quan về đất đai
a. Khái niệm
Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức con người về thế giới tự nhiên.
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động sản xuất vật chất cũng như đời sống
kinh tế - xã hội của mỗi lĩnh vực, của mỗi quốc gia. Đối với từng ngành cụ thể thì
đất đai có vị trí, tầm quan trọng khác nhau. Do vậy, để có thể sử dụng đúng, hợp
lý và có hiệu quả toàn bộ quỹ đất thì việc hiểu rõ khái niệm về đất đai là vô cùng
cần thiết.
Đất đai là một phần bề mặt tơi xốp của lớp vỏ trái đất, chịu ảnh hưởng của
các yếu tố tự nhiên như địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn, sinh vật. Đất đai là
một loại tài nguyên thiên nhiên, một loại tư liệu sản xuất, chỉ tất cả các lục địa và
mặt nước trên bề mặt trái đất. Đất đai nghĩa hẹp chỉ bộ phận lục địa trên bề mặt
trái đất.
Luật đất đai 2013 cũng đã định nghĩa “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô
cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của
môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh
tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”. Như vậy, đất đai là điều kiện chung nhất
đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Nói cách khác, không
có đất sẽ không có sản xuất cũng như không có sự tồn tại của chính con người.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm đất đai cần phải phân biệt rõ các khái niệm
khác nhau giữa lãnh thổ, đất và đất đai:

- Lãnh thổ là địa bàn cư trú của cộng đồng dân tộc trong không gian và thời
gian xác định, thuộc phạm trù địa lý - dân tộc.
- Đất là lớp bề mặt trái đất hiểu theo nghĩa rộng hơn so với khái niệm thổ
nhưỡng, thuộc phạm trù địa lý - tự nhiên.
- Đất đai là kết quả của mối quan hệ tổng hoà giữa đất và hoạt động kinh tế
xã hội của con người trong cộng đồng dân tộc trên một lãnh thổ nhất định, về mặt
không gian thì đất đai bao gồm cả phần bề mặt với không gian bên trên và bề sâu
trong lòng đất, đất đai thuộc phạm trù địa lý - kinh tế.
Đất đai được hiểu bao gồm đất và người, trong đó, con người là yếu tố
quyết định đến sự hình thành và phát triển của đất đai, không có con người chỉ có
đất và trái đất. Đất đai có các tính chất tự nhiên và tính chất xã hội.
- Tính chất tự nhiên là các đặc điểm không gian, địa hình, địa mạo, địa chất,
địa chấn và các đặc điểm lý hóa sinh của môi trường đất, cũng như các đặc điểm
kỹ thuật hạ tầng của đất đai.
5


- Tính chất xã hội của đất đai là các đặc điểm văn hóa - xã hội và kinh tế
của con người.
- Các tính chất này trong mối quan hệ với con người xuất hiện các phạm
trù chất lượng tự nhiên và vị thế xã hội. Tự bản thân đất đai thì không có khái
niệm chất lượng và vị thế. Chất lượng đối với ai, vị thế trong mắt ai.
- Các phạm trù này mang tính bất định bởi vì được xác định trong mối quan
hệ giữa con người với các tính chất tự nhiên và xã hội của đất đai. Chất lượng và
vị thế của đất đai được đánh giá phụ thuộc vào trạng thái tình cảm của con người,
mà con người luôn ở trạng thái tình cảm hai chiều lẫn lộn là yêu thích và ghét bỏ,
có nguồn gốc từ tình cảnh lưỡng nan vừa tự do và vừa phụ thuộc của mình. Khi
yêu thích thì đất đai được cho là có chất lượng tốt và vị thế cao, còn khi ghét bỏ
thì đất đai có chất lượng xấu và vị thế thấp.
- Tính bất định của chất lượng tự nhiên và vị thế xã hội của đất đai, là hai

thuộc tính cấu thành giá trị hữu hình và vô hình của đất đai, làm cho giá trị của
đất đai không được xác định một cách nhất quán, mà là ngẫu nhiên. Đây chính là
nguyên nhân làm xuất hiện chức năng định giá và thẩm định giá đất.

Hình 1.1. Tính chất và đặc điểm đất đai
b. Vai trò của đất đai
Đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, cùng với vòng quay của bánh xe thời gian
thì con người xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo đất đai và biến đất đai từ
sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của con người, tức cũng
là sản phẩm của của xã hội.
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng
là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh
vật khác trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là
điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản
xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có
bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải
6


vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay. Trải qua một quá
trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một sản vật tự
nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia.
Tuy nhiên vai trò của đất đai đối với từng ngành rất khác nhau:
- Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức
năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự
trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản). Quá trình sản xuất và sản
phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng
thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất.
- Trong các ngành nông - lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá
trình sản xuất, là điều kiện vật chất – cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao

động (luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo...) và
công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi…). Quá trình
sản xuất nông - lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinh
học tự nhiên của đất.
Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành
và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh thần, các thành tựu
kỹ thuật vật chất - văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản là
sử dụng đất.
Mục đích sử dụng đất nêu trên biểu lộ rõ nét trong các khu vực kinh tế xã
hội phát triển mạnh, cùng với sự tăng dân số nhanh đã làm cho mối quan hệ giữa
người và đất ngày càng căng thẳng những sai lầm liên tục của con người trong
quá trình sử dụng đất đã dẫn đến huỷ hoại môi trường đất, một số công năng nào
đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai càng trở nên quan trọng và mang
tính toàn cầu.
Qua đó ta thấy, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu
trên mà nó còn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả
xương máu và vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của quốc
gia đó, ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Đất đai còn là
nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị trường nhà đất, nó là
tài sản đảm bảo sự an toàn về tài chính, có thể chuyển nhượng qua các thế hệ...
1.1.2. Quy luật phân vùng sử dụng đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở không gian bố trí lực lượng sản
xuất và là không gian phát triển đô thị. Đất đai là không gian phân bố các hoạt
động kinh tế - xã hội của con người. Các hoạt động này diễn ra trên bề mặt trái
đất nhưng lại có tính tập trung, từ đó hình thành các trung tâm và hệ thống vị trí
trung tâm với các cấp độ khác nhau.
Vị trí trung tâm là điểm nút trao đổi thông tin, hàng hóa và dịch vụ cho các
dân cư xung quanh nó nhằm giảm thiểu chi phí lưu thông. Nếu không có vị trí
trung tâm thì con người sẽ mất nhiều chi phí vật chất và thời gian lưu thông để
thực hiện trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nhau. Mỗi vị trí trung tâm có một bán

7


kính phục vụ nhất định. Cấp độ của vị trí trung tâm được xác định bởi tính chất
tiêu thụ của loại hàng hóa và dịch vụ mà nó cung ứng: hàng hóa và dịch vụ có tính
chất tiêu dùng thường xuyên thì mức độ tập trung thấp, mức độ phân tán cao, vị
trí các trung tâm thực hiện các chức năng trao đổi và cung ứng hàng hóa, dịch vụ
này có cấp độ thấp. Ngược lại, các loại hàng hóa và dịch vụ có tính chất tiêu dùng
không thường xuyên thì mức độ tập trung cao, vị trí các trung tâm thực hiện các
chức năng trao đổi và cung ứng hàng hóa, dịch vụ này có cấp độ cao.
Các vị trí trung tâm phân bố tương đối với nhau trong không gian theo
nguyên tắc thị trường, nguyên tắc giao thông và nguyên tắc hành chính hình thành
hệ thống trung tâm. Trong một hệ thống vùng thị trường của các vị trí trung tâm
là hình lục giác đều.
Do tính hướng tâm của tất cả người tiêu dùng và nhà sản xuất mà hình thành
các phân vùng SDĐĐ khác nhau trong không gian.
Cơ chế phân vùng SDĐĐ trước tiên được đề cập nghiên cứu bởi Von
Thunen (1826). Von Thunen chỉ lý giải phân vùng đất đai nông nghiệp. Chia đất
đai nông nghiệp thành các vùng: vùng vành đai cây xanh, vùng trồng lúa, vùng
trồng cỏ, vùng trồng rừng. Ông kết luận rằng việc bố trí cây trồng chỉ có giá trị
trong phạm vi khoảng cách nhất định từ thị trường đến nơi sản xuất.
Về sau cơ chế phân vùng SDĐĐ được phát triển bởi William Alonso
(1964). William Alonso chỉ lý giải phân vùng đất đai trong không gian đô thị.
Chia đất ở đô thị thành 3 vùng: vùng thương mại - dịch vụ, vùng khu dân cư, vùng
công nghiệp.
Hai ông này dựa theo chi phí vận tải hàng hóa và dịch vụ đến vị trí trung
tâm để trao đổi, từ đó rút ra kết luận giữa giá – mục đích sử dụng – khoảng cách
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Sau này, năm 2000, một nghiên cứu của Edward Glaeser đã chứng minh
chi phí vận chuyển ngày càng kém quan trọng trong việc hình thành các vị trí

trung tâm và phân vùng chức năng đất đai trong không gian. Trong thời kỳ hiện
nay cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông và phương tiện vận tải thì chi
phí vận chuyển giảm mạnh, chiếm một vị trí không đáng kể trong cơ cấu giá cả
tiêu thụ hàng hóa, do vậy chi phí vận chuyển không còn là yếu tố đóng vai trò
quyết định chi phối trong quá trình phân vùng đất đai.
Vì vậy, cơ chế phân vùng SDĐĐ được lý giải theo cách khác trong lý thuyết
“Vị thế - Chất lượng”. Theo đó, các phân vùng chức năng đất đai là hệ quả của sự
lựa chọn cạnh tranh về chất lượng tự nhiên và vị thế xã hội của đất đai. Mỗi loại
hình kinh doanh, mỗi người có nhu cầu khác nhau về vị thế và chất lượng của đất
đai. Các loại hình kinh doanh như thương nghiệp, dịch vụ có nhu cầu cao về vị
thế thì sẽ lựa chọn vị trí tiệm cận vào trung tâm. Nông nghiệp và công nghiệp có
nhu cầu cao về chất lượng tự nhiên, về độ phì và diện tích thì sẽ chọn vị trí ngoại
vi trung tâm. Cùng với mức độ lợi nhuận của tư bản trong các ngành nghề khác
nhau thì có khả năng chi trả cho việc thuê đất, từ đó hình thành các mức giá khác
8


nhau tại các vị thế khác nhau. Giá đất – mục đích sử dụng – vị thế của đất đai có
quan hệ chặt chẽ với nhau.
1.1.3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
a. Khái niệm
Quy hoạch sử dụng đất đai là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo
không gian sữ dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng
đất đai và nhu cầu sữ dụng đất của các nghành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh
tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời
gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sữ dụng đất.
b. Đặc điểm và ý nghĩa QHSDĐĐ
Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã hội, tính

khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp
thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân:
-Tính lịch sử xã hội: lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử QHSDĐĐ.
Thể hiện ở mục đích, yêu cầu, nội dung ở từng thời kỳ.
-Tính tổng hợp: Liên quan đến tất cả các loại đất, đến nhu cầu về đất đai
của tất cả các ngành nghề.
-Tính dài hạn: Nhằm đáp ứng nhu cầu đất đai để phát triển lâu dài về kinh
tế xã hội, cơ cấu và phương thức sử dụng đất đai được điều chỉnh từng bước trong
thời gian dài.
-Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: Chỉ dự kiến trước các thay đổi phương
hướng, mục tiêu, cơ cấu, phân bổ sử dụng đất.
-Tính chính sách: Quán triệt các chính sách, quy định có liên quan đến đất
đai. Đảm bảo phù hợp các chính sách phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng.
-Tính khả biến: Các nhu cầu luôn biến đổi, cùng với những thay đổi đó các
chính sách của nhà nước và tình hình kinh tế cũng thay đổi theo. Do đó, các dự
kiến quy hoạch là cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch. Quy
hoạch sử dụng đất đai luôn là quy hoạch động.
QHSDĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu
dài. QHSDĐ được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các nghành trên địa
bàn lập quy hoạch, kế hoạch chi tiết của mình, từ đó xác lập sự ổn định về mặt
pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở giao đất và đầu tư để
phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ các nhu cầu dân sinh,
nhu cầu văn hóa xã hội.
- QHSDĐ, KHSDĐ là một trong những công cụ để quản lý đất đai được
thống nhất.
- Đảm bảo cho đất đai sử dụng hợp lý, tiết kiệm.
9


- Nhà nước thể hiện quyền định đoạt đất đai thông qua QHSDĐ, KHSDĐ.

1.1.4. Tổng quan về công tác QHSDĐĐ trên thế giới
a. Vài nét về lịch sử quy hoạch sử dụng đất đai
Quy hoạch sử dụng đất đai được thừa nhận trên thế giới cũng như ở Việt
Nam là khâu nghiên cứu về đất đai nhằm đưa đất vào sử dụng một cách có hiệu
quả. Quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nghiên cứu theo ngành sử dụng
đất đai và theo các cấp vùng lãnh thổ rộng lớn tới những nông trường, trang trại,
xí nghiệp...thậm chí tới từng lô đất, thửa đất.
Việc nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất đai theo góc độ quy hoạch sử dụng
đất của một ngành như nông nghiệp đã có từ rất lâu. Sở dĩ như vậy vì lúc đầu đất
đai chỉ được chú ý ở khía cạnh là tư liệu sản xuất trong nông nghiệp. Quá trình
công nghiệp hóa đã tác động ngày càng mạnh đến sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh
đó, sự gia tăng dân số đã làm cho đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại. Do
đó, vào những năm đầu của thế kỷ 20 đã xuất hiện tư tưởng quy hoạch sử dụng
đất đai đối với ngành nông nghiệp. Từ đó đã làm xuất hiện tư tưởng quy hoạch sử
dụng đất đai cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau trong một ranh giới lãnh thổ
nhất định. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, quy hoạch sử dụng đất mới chỉ được hình
thành trong ý tưởng chứ chưa được thực hiện trên thực tế do thiếu cơ sở khoa học
và phương pháp tiến hành.
Trong vài thập kỷ gần đây, nhiều nước trên thế giới đặc biệt là tổ chức
Lương thực và nông nghiệp thế giới FAO đã nhận thấy việc sử dụng đất đai không
thể giải quyết riêng rẽ theo từng ngành mà phải giải quyết, xem xét một cách toàn
diện theo ba vấn đề lớn là kinh tế, xã hội và môi trường. Từ đó, quy hoạch sử dụng
đất đai được xây dựng và áp dụng trong thực tế.
b. Sơ lược về quy hoạch sử dụng đất đai ở một số nước
* Áo: Ở Áo, vai trò của Chính phủ bị hạn chế trong việc lập và thực hiện
quy hoạch. Cơ chế tiến hành ở đây là tất cả các cấp lập quy hoạch đều tiến hành
đồng thời bao gồm cả các tổ chức cũng như thành viên xã hội thông qua hội nghị
quy hoạch quốc gia. Hội nghị này đưa ra các quan điểm và mục tiêu cho cả nước.
Những ý kiến của hội nghị được đưa lên cấp trung ương và đưa xuống cấp vùng
địa phương để thực hiện.

* Đức: Ở Đức có cách tiếp cận theo giai đoạn. Chính phủ Liên bang cùng
với sự tham gia của các bang đưa ra hướng dẫn quy hoạch theo vùng. Các hướng
dẫn này được sử dụng làm điểm xuất phát để trao đổi ở cấp bang sau đó được xây
dựng thành đồ án tác nghiệp ở cấp vùng.
Nhìn chung, hệ thống pháp luật đất đai ở các nước phát triển tương đối hoàn
thiện nên công tác xây dựng và thực hiện QH, KHSDĐĐ được triển khai tốt, sữ
dụng đảm bảo hiệu quả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Ở các nước kém phát
triển do thiếu kinh phí và cán bộ có trình độ chuyên môn, nên hệ thống Luật đất
đai không đồng bộ, hệ thống QHSDĐ không có hiệu quả cao, gây ảnh hưởng đến
sự phát triển của nền kinh tế.
10


c. Quy hoạch sử dụng đất đai ở Việt Nam qua các thời kỳ
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lần đầu tiên được quy định tại Điều 11
Luật đất đai năm 1987. Luật này giao nhiệm vụ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất cho Hội đồng Bộ trưởng, các Bộ, ngành ở Trung ương và UBND các cấp.
Khi Luật đất đai 1993 ra đời, nội dung QHSDĐ đã được quy định cụ thể
hơn. Từ năm 1995 thử nghiệm được triển khai ở một vài tỉnh.
Đến khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực đã tập trung vào hoàn chỉnh hệ
thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với 10 điều quy định cụ thể từ nguyên tắc,
căn cứ, nội dung, cách thức lập và điều chỉnh đến thẩm quyền, thẩm định, xem
xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Hiện nay, cả nước cũng như các địa phương đều tập trung xây dựng lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2013 tạo điều kiện
thuận lợi cho việc sử dụng đất được hợp lý, hiệu quả, tránh chồng chéo. Ngoài ra,
Luật đất đai năm 2013 bổ sung một số quy định quan trọng trong nguyên tắc lập
QHKHSDĐ; quy định đầy đủ, rõ ràng căn cứ và nội dung lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất của từng cấp, quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong thị
trường bất động sản, xác định rõ nội dung, trách nhiệm, thẩm quyền lập, điều

chỉnh và xét duyệt quy hoạch cũng như công bố quy hoạch. Công tác quy hoạch
phải tham khảo ý kiến của nhân dân, đánh giá được hiệu quả của phương án lựa
chọn và giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, nhằm quản lý chặt chẽ tài nguyên
đất đai theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật; đảm bảo sử dụng đất đúng mục
đích, tiết kiệm, hiệu quả. Bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó có hiệu quả với
biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đảm bảo phát triển bền vững nguồn tài nguyên
quý giá này.
1.1.5. Những bất cập trong QHSDĐ hiện nay
a. Bất cập trong tư duy về QHSDĐ
Tư duy QH là rất mạch lạc nhưng trên thực tế không thể thực hiện được vì
cách phân loại đất trong QH theo nguyên tắc tương đồng, các loại đất luôn xen kẽ
nhau nên không thể khoanh định được.
Luật đất đai 2003 chỉ chú trọng về chu chuyển các loại đất mà quên đi cấu
trúc của đất đai, tức tính vùng và tính liền kề của đất đai, nhìn vào phương án quy
hoạch người sử dụng đất không thấy được tiềm năng thực thụ của đất đai.
Ngày nay diện tích đất đai không còn quan trọng, mà vùng đất đai có tầm
quan trọng hơn so với tổng diện tích.
QHSDĐ có hai chức năng chính thứ nhất là cân đối nguồn lực quốc gia và
thứ hai là làm căn cứ cho việc thuê đất, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất…Với chức năng cân đối nguồn lực quốc gia thì tư duy QH theo tổng
diện tích như hiện nay là không khả thi. Hiện nay quá trình đô thị hóa cần phân
vùng và xác định mối liên hệ vùng. Chức năng cân đối nguồn lực quốc gia là rất
quan trọng nhưng khi thực hiện QH vượt chỉ tiêu hoặc không đủ chỉ tiêu thì không
có biện pháp chế tài nào được đưa ra. Đồng thời với chức năng làm căn cứ cho
11


thuê đất, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… thì QHSDĐĐ vẩn
chưa phát huy được hiệu quả.
b. Bất cập trong mối quan hệ với các ngành quy hoạch khác

Với quy hoạch đô thị: Theo pháp luật hiện nay thẩm quyền cao nhất phê
duyệt QH đô thị là thủ tướng. Nhưng đối với QHSDĐ thì là Quốc hội. Căn cứ vào
thẩm quyền thì QHSDĐ có tính pháp lý cao hơn. Nhưng trên thực tế QH đô thị
lại có vai trò quan trọng hơn.
Với QH tổng thể phát triển kinh tế xã hội: QHSDĐ dựa vào QH tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội làm căn cứ thực hiện. Như vậy, QH tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội có vai trò rất quan trọng, nhưng Hiến pháp lại không có điều khoản
nào đề cập đến QH tổng thể. Đồng thời về mặt nội dung giữa hai QH này có rất
nhiều điểm trùng lấp gây tốn kém.
c. Bất cập trong phân kỳ QH
Theo hệ thống quy hoạch Việt Nam thì QH tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội được thực hiện trước, QHSDĐ là bước trung gian phân bổ quỹ đất cho các
nghành trên cơ sở quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội. Nếu xem xét cho kỳ QH
thì quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và QHSDĐ có kỳ là 10 năm nhưng quy
hoạch nghành lại có kỳ từ 15 – 20 năm.
Bên cạnh đó, QHSDĐ và quy hoạch nghành được lập đầu kỳ và căn cứ vào
quy hoạch tổng thể để làm bộ khung, nhưng thực tế quy hoạch tổng thể thường
được lập không đúng thời hạn. Vì vậy, QHSDĐ và quy hoạch nghành không có
căn cứ để thực hiện, do đó tiến độ thực hiện thường không đúng theo quy định
tạo nên sự bất cập rất lớn trong việc phân kỳ quy hoạch.
1.2. Cơ sở pháp lý lập kế hoạch sử dụng đất
1.2.1. Nguyên tắc, căn cứ và nội dung của việc lập KHSDĐ cấp huyện
a. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải
phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù
hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết
của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội
dung sử dụng đất của cấp xã.

- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng
với biến đổi khí hậu.
- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Dân chủ và công khai.
12


- Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi
ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
- Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải
bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
b. Căn cứ lập KHSDĐ hằng năm cấp huyện bao gồm:
- Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
- Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
- Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các nghành, lĩnh vực, của
các cấp;
- Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện KHSDĐ.
c. Nội dung KHSDĐ hằng năm cấp huyện bao gồm:
- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước;
- Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong kế hoạch sử dụng
đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện, cấp
xã trong năm kế hoạch;
- Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án
sử dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật đất đai năm
2013 trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
- Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư
nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ
cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản

xuất, kinh doanh;
- Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với các
loại đất phải xin phép quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của
Luật đất đai năm 2013 trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
- Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;
- Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
1.2.2. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia. Bộ
Tài nguyên và Môi trường chủ trì giúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
cấp huyện.
- Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì giúp Ủy ban nhân dân
cùng cấp trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
13


- Bộ Quốc phòng tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng;
Bộ Công an tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1.2.3. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất
- Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
- Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp
huyện.

Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua
quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê
duyệt.
Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế
hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tại
khoản 3 Điều 62 của Luật này trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm
của cấp huyện.
1.2.4. Các văn bản pháp lý về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Luật Đất đai 2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất;
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất;
- Thông tư số 09/2015/TT-BTNMT ngày 23/3/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành định mức kinh tế - kỷ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
- Văn bản số 187/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 21/01/2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất;
- Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh
Quảng Bình;
14


Các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh Quảng

Bình về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh trong tỉnh;
- Quyết định số 952/QĐ-TTg ngày 23/6/2011 của Chính phủ về quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020;
- Quyết định số 396/QĐ-UBND ngày 22/02/2013 của UBND tỉnh về việc
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đồng Hới đến
năm 2020;
- Quyết định số 2865/QĐ-UBND ngày 18/11/2013 của UBND tỉnh Quảng
Bình về quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Bình đến năm 2030;
- Quyết định số 36/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh
Quảng Bình về việc quy định bảng giá các loại đất và phân loại đô thị, loại xã,
khu vực, vị trí đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015-2019;
- Quyết định số 3968/QĐ-UBND ngày 31/12/ 2017 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của thành phố Đồng Hới;
- Quyết định số 2229/QĐ-UBND ngày 12/8/2017 của UBND tỉnh Quảng
Bình về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Kế hoạch sử
dụng đất năm 2018 thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình;
- Công văn số 1024/UBND-TNMT ngày 26/8/2017 của UBND tỉnh về việc
phân bổ chỉ tiêu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử
dụng đất năm 2018 cấp huyện;
Tiểu kết chương 1
Quy hoạch sử dụng đất đã có một hệ thống cơ sở lý luận và pháp lý khá
hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương tiến hành lập Quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất trong đó có thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.

15


CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG

BÌNH
2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Bình
Thành phố Đồng Hới có tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ 17 021’59” đến
17031’53” vĩ độ Bắc và từ 106029’26” đến 106041’08” kinh độ Đông.
+ Phía Bắc và Tây Tây Bắc giáp huyện Bố Trạch;
+ Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Quảng Ninh;
+ Phía Đông giáp biển Đông với chiều dài 15,7 km.
Thành phố Đồng Hới có 16 đơn vị hành chính gồm 10 phường và 6 xã. Với
vị trí nằm dọc bờ biển, ở vị trí trung độ của tỉnh, trên các trục giao thông quan
trọng quốc gia gồm Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc - Nam,
đường biển, đường hàng không; cách khu du lịch di sản thiên nhiên thế giới vườn
quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng khoảng 50 km, cách khu Kinh tế Hòn La 60 km
và cửa khẩu quốc tế Cha Lo 180 km,... đã tạo cho Đồng Hới nhiều điều kiện
thuận lợi trong việc mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội với
các tỉnh, thành phố trong cả nước, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
thúc đẩy phát triển nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa phong phú, đa dạng
16


với các ngành mũi nhọn, theo những thế mạnh đặc thù.
b. Địa hình địa mạo, địa chất
Nằm về phía Đông của dãy Trường Sơn, địa hình thành phố có đặc thù
nghiêng dần từ Tây sang Đông, với đại bộ phận lãnh thổ là vùng đồng bằng và
vùng cát ven biển, cụ thể chia thành các khu vực sau:
- Vùng gò đồi phía Tây: chiếm 15% diện tích tự nhiên với các dãy đồi lượn
sóng vắt ngang từ Bắc xuống Nam tại khu vực phía Tây Thành phố trên địa bàn

các xã phường Đồng Sơn, Nghĩa Ninh, Thuận Đức với cao độ trung bình từ 12 15 m, độ dốc trung bình 7 - 10%. Thổ nhưỡng của vùng này có đặc điểm độ phì
thấp, đất đai nghèo chất dinh dưỡng, tầng đất màu không dày, chủ yếu thuận lợi
để phát triển cây trồng lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.
- Vùng bán sơn địa xen kẽ đồng bằng: chiếm 37% diện tích tự nhiên với
cao độ trung bình từ 5 - 10 m (nơi cao nhất 18 m và thấp nhất là 2,5 m), độ dốc
trung bình từ 5 - 10%. Đây là một vòng cung có dạng gò đồi thấp xen kẽ đồng bằng
hẹp bao bọc lấy khu vực đồng bằng, kéo dài từ Bắc - Đông Bắc đến Tây Bắc - Tây
Nam và Nam - Đông Nam, phân bố dọc theo các phường xã Quang Phú, Lộc Ninh,
Bắc Lý, Bắc Nghĩa, Thuận Đức, Đồng Sơn, Nghĩa Ninh, là vùng sản xuất lương
thực hoa màu, đặc biệt là vành đai rau xanh phục vụ cho Thành phố.
- Vùng đồng bằng: chiếm khoảng 38% diện tích tự nhiên, thuộc khu vực
trung tâm trên địa bàn các phường xã: Đồng Phú, Đồng Mỹ, Hải Đình, Phú Hải,
Đức Ninh Đông, Đức Ninh, Nam Lý, Bắc Lý. Địa hình có dạng tương đối bằng
phẳng, đồng ruộng xen lẫn sông, hồ, kênh rạch, độ dốc nhỏ khoảng 0,2%, cao độ
trung bình 2 - 4 m, nơi thấp nhất là 0,5 m; đây là nơi tập trung mật độ dân cư cao
cùng với các cơ sở hạ tầng kinh tế chủ yếu của Thành phố, thuận lợi cho việc phát
triển các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
- Vùng cát ven biển: nằm về phía Đông Thành phố, chiếm khoảng 10%
diện tích tự nhiên, địa hình gồm các dải đồi cát nối liền chạy song song bờ biển,
có nhiều bãi ngang và cửa lạch, độ chia cắt nhỏ với cao độ trung bình 10 m, thấp
nhất là 3 m, phân bố đều trên địa bàn Quang Phú, Hải Thành, Bảo Ninh, thuận lợi
cho phát triển thủy sản, du lịch biển và một số chương trình rau sạch.
c. Khí hậu, thời tiết
Đồng Hới nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của khí
hậu đại dương. Tính chất khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với
đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam và có mùa đông lạnh ở miền
Bắc với hai mùa rõ rệt trong năm: mùa khô và mùa mưa.
- Nhiệt độ trung bình năm là 24,40C, nhiệt độ thấp nhất (tháng 12, tháng 1)
khoảng 7,8 - 9,40C, nhiệt độ cao nhất (tháng 6, tháng 7) khoảng 40,1 - 40,60C.
Như vậy, nhiệt độ và tổng tích ôn cả năm khá cao, phù hợp và thuận lợi

cho các cây công nghiệp, cây dài ngày, cây nhiệt đới phát triển. Trừ những thời
điểm nhiệt độ tăng cao do ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng, còn lại nền nhiệt
17


trung bình nằm trong khoảng 11,5 - 34,30C chưa vượt mức giới hạn về yêu cầu
sinh thái của các loại cây trồng vật nuôi hiện có trong vùng.
- Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.300 - 4.000 mm, phân bố không
đều giữa các tháng trong năm. Mùa mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 11, chiếm
75 - 80% tổng lượng mưa cả năm, liên quan nhiều đến áp thấp nhiệt đới, hoàn lưu
bão và hoạt động của gió mùa Đông Bắc, nên thường gây ngập lụt trên diện rộng.
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau, lượng mưa ít, trùng với mùa khô hanh
nắng gắt, gắn với gió Tây Nam khô nóng, lượng bốc hơi lớn gây nên hiện tượng
thời tiết cực đoan khô hạn ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống. Tháng có
lượng mưa lớn nhất là tháng 9, tháng 10 (502 - 668 mm), tháng có lượng mưa
thấp nhất là tháng 3, tháng 4 (44 - 46 mm).
- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm khá cao từ 82 - 84%, ngay trong
những tháng khô hạn nhất của mùa hè, độ ẩm trung bình tháng vẫn đạt trên 70%
(riêng những ngày có gió Tây Nam khô nóng, độ ẩm xuống thấp dưới 60%). Thời
kỳ có độ ẩm cao nhất thường xảy ra vào những tháng mùa đông, khi khối không
khí cực đới lục địa (gió mùa Đông Bắc) tràn về qua đường biển kết hợp khối
không khí nhiệt đới biển Đông luân phiên hoạt động gây ra mưa phùn làm cho độ
ẩm không khí rất lớn, thường trên 87%.
- Lượng bốc hơi bình quân trong năm khoảng 1.030 - 1.050 mm. Trong
mùa mưa, do nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm tương đối cao, nên lượng bốc hơi
nhỏ (chỉ chiếm 1/5 đến 1/2 so với lượng mưa). Vào mùa khô, do nhiệt độ không
khí cao, ẩm độ thấp, kết hợp với gió lớn nên cường độ bốc hơi thường lớn. Lượng
bốc hơi trong các tháng từ tháng 4 đến tháng 7 cao hơn nhiều so với lượng mưa.
- Gió bão: hướng gió thịnh hành có sự phân bố rõ theo mùa gồm gió mùa
Đông Bắc (từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau) mang theo không khí lạnh và hơi ẩm

làm cho nền nhiệt giảm mạnh từ 4 - 60C so với bình quân, gây nên hiện tượng
mưa dầm trên diện rộng; gió mùa Đông Nam và đặc biệt gió Tây Nam khô nóng
xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 8 (khoảng 30 đến 40 ngày/năm, tập trung chủ yếu
trong tháng 7), với những đợt nắng nóng kéo dài, tốc độ gió lớn đạt 20m/s, kết
hợp với thiếu mưa gây hạn hán, thời tiết vô cùng khắc nghiệt và có nhiều biến
động. Ngoài ra địa bàn Thành phố nằm trong khu vực miền Trung có nhiều cơn
bão đi qua, bình quân hằng năm phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ 1 - 2 cơn bão
(thường từ tháng 7 đến tháng 11), gây nhiều hậu quả đến sản xuất và đời sống
nhân dân, nhất là các khu vực thấp trũng, vùng ven biển.
d. Thủy văn
Vùng Thành phố thuộc lưu vực sông Nhật Lệ, một trong 5 con sông chính
của tỉnh Quảng Bình. Sông Nhật Lệ do hai nhánh của hệ thống sông Đại Giang
và Kiến Giang hợp thành đổ ra biển Đông qua giữa lòng Thành phố, tạo ra cảnh
quan môi trường đẹp. Ngoài ra còn có các sông Mỹ Cương là một nhánh nhỏ đổ
ra sông Lệ Kỳ, sông Lệ Kỳ là một nhánh nhỏ đổ ra sông Nhật Lệ và sông Cầu
Rào là những sông ngắn nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thoát
nước của Thành phố.
18


Nhìn chung hệ thống sông ngòi trên địa bàn Thành phố có đặc điểm chung
là chiều dài ngắn, dốc, tốc độ dòng chảy lớn. Sự phân bố dòng chảy theo mùa rõ
rệt và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của mưa lũ ở thượng nguồn và chế độ thủy triều
ở cửa sông. Trong mùa mưa, lượng nước chảy dồn từ các sườn núi xuống các
thung lũng hẹp, tập trung về các con sông trên địa bàn, cùng với triều cường làm
nước sông lên rất nhanh gây lũ và ngập lụt lớn trên diện rộng. Ngược lại về mùa
khô, mực nước sông xuống thấp, dòng chảy nhỏ đã hạn chế phần nào đến sản xuất
và sinh hoạt của nhân dân, ở các vùng đất thấp và hạ lưu các con sông thường bị
xâm nhập mặn khá sâu về phía thượng nguồn, ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông
nghiệp. Tuy nhiên, có thể vận dụng đặc điểm này để quy hoạch phát triển nuôi

trồng thủy sản nước mặn, lợ.
Về đặc điểm thủy triều, vùng biển Đồng Hới và sông Nhật Lệ chịu ảnh
hưởng của chế độ bán nhật triều ngày với 2 đỉnh triều xen kẽ, biên độ triều cường
trung bình 1,2 m, có thể lợi dụng để tàu thuyền ra vào và neo đậu tại các cửa sông.
2.1.2. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2017, tổng diện tích đất tự nhiên của
Thành phố là 15.587,34 ha, trong đó diện tích đã được khai thác sử dụng vào các
mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp là 15.062,51 ha (chiếm tới 96,63%),
đất chưa sử dụng còn lại 524,83 ha (chiếm 3,37%). Kết quả điều tra nghiên cứu
về mặt thổ nhưỡng (không kể 720,24 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng)
cho thấy đất đai của Thành phố thuộc 5 nhóm đất chính bao gồm:
- Nhóm đất xám: có diện tích khoảng 9.060 ha (chiếm 58,19% diện tích tự
nhiên toàn Thành phố), phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau, từ địa hình
thấp, bậc thềm bằng phẳng đến các vùng đồi ở hầu hết các xã phường nhưng tập
trung nhiều ở Thuận Đức, Đồng Sơn, Nam Lý và Bắc Lý. Đất được hình thành và
phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau như: đá sa phiến, đá biến chất, đá cát, đá
granit... có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, nghèo bazơ, độ giữ nước và
hấp thụ cation thấp. Phản ứng đất chua, độ phì thấp, hàm lượng mùn và đạm tổng
số tầng mặt thấp, lân và kali dễ tiêu nghèo. Nhóm đất xám gồm có 5 loại đất là
đất xám feralit (4.689,00 ha), đất xám kết von (3.316,00 ha), đất xám bạc màu
(580,00 ha), đất xám cơ giới nhẹ kết von sâu (135,00 ha) và đất xám loang lỗ
(340,00 ha).
- Nhóm đất phù sa: có diện tích 1.795,00 ha (chiếm 11,53% quỹ đất tự
nhiên), phân bố tập trung ở Phú Hải, Đức Ninh, Đức Ninh Đông, Nghĩa Ninh,
Nam Lý, Bắc Lý, Đồng Phú, Lộc Ninh trên địa hình tương đối bằng phẳng. Đất
được hình thành từ trầm tích sông suối lắng đọng vật liệu phù sa ở các cấp hạt
khác nhau, có thành phần cơ giới thịt nặng, phản ứng ít chua, tổng lượng cation
kiềm trao đổi dao động lớn, hàm lượng mùn và đạm tổng số trung bình khá, lân
và ka li tổng số từ nghèo đến khá, hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu ở mức độ nghèo.

Đất phù sa được phân thành 6 loại đất phụ là đất phù sa chua điển hình (270,00
ha), đất phù sa chua cơ giới nhẹ (545,00 ha), đất phù sa chua glây nông (450,00
19


ha), đất phù sa glây sâu (310,00 ha), đất phù sa có tầng mặt loang lỗ sâu (100,00
ha) và đất phù sa glây có tầng đốm rỉ (120,00 ha). Hiện nay hầu hết quỹ đất phù
sa đã được khai thác đưa vào sử dụng để phát triển các loại cây ăn quả, cây công
nghiệp ngắn ngày, cây lương thực, thực phẩm cung cấp rau quả hàng ngày cho
Thành phố. Tuy nhiên trên đất phù sa diện tích trồng lúa nước vẫn là phổ biến, hệ
thống cây trồng chưa được đa dạng hóa và mức độ thâm canh chưa cao nên năng
suất cây trồng, hiệu quả sử dụng đất còn thấp.
- Nhóm đất cát và cát biển: có diện tích 2.858,00 ha, chiếm 18,35% tổng
diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các phường xã ven biển (Bảo Ninh, Hải
Thành, Quang Phú), được hình thành do quá trình tích tụ bồi lắng của các hệ thống
sông mang vật liệu phong hóa đá (phổ biến là granit) từ vùng núi phía Tây kết
hợp với sự hoạt động của biển (quá trình bờ biển: gió, thủy triều) tạo nên các cồn
cát, động cát hay dải cát ven sông, ven biển. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, phản
ứng ít chua, hàm lượng mùn và đạm ở các tầng đều nghèo, lân, kali tổng số và dễ
tiêu đều rất thấp, tổng lượng cation kiềm trao đổi nghèo, dung tích hấp phụ thấp.
Hướng sử dụng chính đối với nhóm đất này là phát triển mô hình nông lâm kết
hợp, trồng các loại cây rau màu kết hợp các băng rừng phòng hộ, chống cát bay
di động để bảo vệ vùng nội đồng, giữ nguồn nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt
của dân cư trong vùng. Đồng thời hướng quy hoạch sử dụng hiệu quả vùng cát
ven biển là phát triển đô thị, du lịch và dịch vụ.
- Nhóm đất mặn: có diện tích khoảng 520,00 ha, chiếm 3,34% diện tích tự
nhiên, phân bố ở địa hình thấp trũng ven biển giáp với các cửa sông (sông Nhật
Lệ, Lệ Kỳ), tập trung ở phường Phú Hải, Hải Đình, Đức Ninh Đông. Đất hình
thành từ các sản phẩm phù sa sông, biển được lắng đọng trong môi trường nước
biển, có thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ, phản ứng chua vừa, hàm lượng các

chất dinh dưỡng thấp,... phù hợp cho việc phát triển rừng ngập mặn và nuôi trồng
thủy sản nước mặn, lợ.
- Nhóm đất tầng mỏng: có diện tích 460,00 ha, chiếm 2,95% diện tích tự
nhiên, phân bố rải rác ở vùng đồi phía Tây. Đất tầng mỏng được hình thành trong
điều kiện địa hình dốc, thảm thực vật che phủ đã bị chặt phá và hậu quả của nhiều
năm canh tác quảng canh, không có biện pháp bảo vệ, phòng chống xói mòn nên
đất bị rửa trôi, thoái hóa nghiêm trọng, tầng đất còn lại mịn và mỏng (< 30 cm),
kết cấu chặt cứng và nghèo dinh dưỡng, cây trồng sinh trưởng và phát triển kém.
b. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Đồng Hới có nguồn nước mặt phong phú nhờ hệ thống
sông suối, ao hồ khá dày đặc và lượng nước mưa hàng năm lớn (trung bình 1.300
- 4.000 mm/năm), tuy nhiên phân bố không đều theo các tháng trong năm (tập
trung trên 75% vào mùa mưa). Tổng trữ lượng nước mặt ước tính đạt xấp xỉ 500
- 600 tỷ m3, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo
một phần cho sinh hoạt và sản xuất. Nguồn nước được cung cấp bởi hệ thống bốn
sông chính chảy qua gồm: sông Nhật Lệ, sông Mỹ Cương, sông Lệ Kỳ và sông
Cầu Rào, ngoài ra còn có 14 hồ, bàu chứa nước tự nhiên và nhân tạo khá phong
phú, như hồ Thành, hồ Bàu Tró, hồ Phú Vinh,... với trữ lượng khoảng 35 triệu
20


×