Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn phường bình chiểu quận thủ đức thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.12 MB, 70 trang )

A. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Ý nghĩa chữ viết tắt
BTNMT
Bộ Tài nguyên và Môi trường
BĐHTSDD
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TNMT
Tài nguyên và Môi trường
DTTN
Diện tích tự nhiên
UBND
Ủy ban nhân dân
HTSDĐ
Hiện trạng sử dụng đất
B. DANH MỤC SƠ ĐỒ
Tên sơ đồ
Trang
Quy trình chung thực hiện ảnh viễn thám
36

i


STT
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.8
Hình 3.1


Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14
Hình 3.15
Hình 3.16
Hình 3.17
Hình 3.18

STT
Bảng 1.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6

C. DANH MỤC HÌNH ẢNH
Tên hình ảnh
Trang
Bản đồ hành chính phường Bình Chiểu quận Thủ Đức thành

12
phố Hồ Chí Minh
Bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất đai
19
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phường Bình Chiểu năm 2014
29
Giao diện phần mềm Microsation V8i
33
Giao diện phần mềm Google earth Pro
34
Giao diện phần mềm Global mapper
34
Bản đồ hiện trạng phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức
36
Hộp thoại khai báo thông tin cho bản đồ
37
Hộp thoại Configuration
37
38
Bản đồ áp lên google earth của phường Bình Chiểu
Cách lấy tọa độ của ảnh viễn thám phường Bình Chiểu
38
Phần mềm Universal Maps Downloader đã điền tọa độ
39
Hộp thoại Configuration
39
Hộp thoại Select Export Format
40
Ảnh viễn thám khu vực phường Bình Chiểu
40

Công cụ clip cắt ảnh viễn thám
41
Kết quả cắt ảnh viễn thám
41
File ảnh viễn thám được đưa vào bản đồ hiện trạng
42
Kết quả chồng xếp bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2014 và ảnh
42
viễn thám khu vực nghiên cứu
Sự khác biệt loại đất giữa ảnh viễn thám và bản đồ HTSDĐ
43
2014
Các phần đất khác biệt được tạo vùng và tính diện tích bằng
43
Famis
D. DANH MỤC BẢNG BIỂU
Nội dung bảng biểu
Trang
So sánh sự đổi mới của TT 28/2014 và TT28/2004 của Bộ
7
TNMT về kiểm kê
Kết quả kiểm kê đất đai theo mục đích sử dụng đất năm 2014
20
Kết quả kiểm kê nhóm đất nông nghiệp phường Bình Chiểu
quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả kiểm kê nhóm đất phi nông nghiệp phường Bình Chiểu,
quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh năm 2014
Kết quả kiểm kê nhóm đất nông nghiệp phường Bình Chiểu
quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh


22

Biến động diện tích đất đai giai đoạn 2010 - 2014

26

23
25

ii


Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4

STT
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 3.19

Kết quả điều tra thực địa các khoanh đất có sự khác nhau về loại
đất giữa ảnh viễn thám và bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2014
Tổng hợp diện tích các loại đất khác giữa ảnh viễn thám và
BĐHTSDĐ
Kết quả kiểm kê đất đai có sử dụng ảnh viễn thám

So sánh kết quả kiểm kê đất đai 2014 với kết quả kiểm kê
đất đai có sử dụng ảnh viễn thám
E. DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Nội dung biểu đồ
Biểu đồ thể hiện diện tích đất theo mục đích sử dụng
trong kì kiểm kê đất đai 2014 (đơn vị: ha)
Biểu đồ thể hiện cơ cấu đất nông nghiệp của phường
Bình Chiểu
Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích đất Phi nông nghiệp
Biểu đồ kiểm kê đất đai theo đối tượng người sử dụng,
quản lý đất phường Bình Chiểu
Biểu đồ biến động đất đai giữa hai kì kiểm kê đất đai
2010 và 2014
Biểu đồ kết quả kiểm kê 2014 và kết quả kiểm kê bằng
ảnh viễn thám

42
42
43
44

Trang
21
22
24
26
27
47

iii



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... i
DANH MỤC SƠ ĐỒ ........................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................ ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................... iii
MỤC LỤC.......................................................................................................... iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến công tác kiểm kê đất đai ......................... 1
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu ............................................................. 2
3.1 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3
4.2 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
6. Ý nghĩa của nghiên cứu ................................................................................... 3
7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 4
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI 5
1.1 Cơ sở lý luận của kiểm kê đất đai .................................................................. 5
1.1.1 Các khái niệm chung................................................................................... 5
1.1.2 Vị trí vai trò của kiểm kê đất đai ................................................................ 5
1.1.3 Hệ thống phân loại đất đai .......................................................................... 5
1.1.4 Hình thức thực hiện kiểm kê đất đai ........................................................... 6
1.1.5 Phương pháp kiểm kê đất đai ..................................................................... 6
1.1.6 Khái quát công tác kiểm kê đất đai từ Luật Đất đai 2003 đến nay ............ 6

1.2 Cơ sở pháp lý của kiểm kê đất đai ................................................................. 7
1.2.1 Nguyên tắc kiểm kê đất đai ........................................................................ 8
1.2.2 Trách nhiệm thực hiện kiểm kê đất đai ...................................................... 9
1.2.3 Nội dung thực hiện kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: ........ 9
1.2.4 Kết quả kiểm kê đất đai ............................................................................ 10
1.2.5 Thẩm quyền phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất ........................................................................................ 10
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 12
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG
BÌNH CHIỂU QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................13
2.1 Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu 13
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên ..................................................................... 13
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................. 13
2.1.1.2 Địa hình khí hậu..................................................................................... 13
2.1.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................... 14
2.1.2.1 Diện tích tự nhiên- dân số ...................................................................... 14
2.1.2.2 Giao thông đô thị ................................................................................... 14

iv


2.1.2.3 Văn hóa giáo dục ................................................................................... 14
2.1.2.4 Y tế ......................................................................................................... 14
2.1.3 Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội................................. 14
2.1.3.1 Thuận lợi ................................................................................................ 14
2.1.3.2. Khó khăn ............................................................................................... 15
2.2 Thực trạng kiểm kê đất đai trên địa bàn phường Bình Chiểu quận Thủ Đức
thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................................... 15
2.2.1 Hệ thống hồ sơ, tài liệu sử dụng trong kiểm kê đất đai ............................ 15
2.2.2 Tiêu chí phân loại đất đai trong kiểm kê đất đai ...................................... 15

2.2.3 Quy trình thực hiện kiểm kê đất đai (cấp xã) ........................................... 18
2.2.4 Tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai (cấp xã).............................................. 18
2.2.5 Kết quả thực hiện kiểm kê đất đai ............................................................ 19
2.2.6 Các vấn đề tồn tại trong công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn phường
Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh........................................ 31
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 32
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI ................ 33
3.1Giải pháp về pháp lý ..................................................................................... 33
3.2 Giải pháp ứng dụng ảnh viễn thám trong kiểm kê đất đai........................... 33
3.2.1 Ảnh viễn thám và các phần mềm sử dụng trong đề tài ............................ 33
3.2.1.1 Ảnh viễn thám ........................................................................................ 33
3.2.1.2 Phần mềm .............................................................................................. 33
3.2.2 Quá trình thực hiện ................................................................................... 35
3.2.2.1 Thu thập và xử lý ảnh viễn thám khu vực nghiên cứu .......................... 36
3.2.2.2 Tổng hợp và đối chiếu kết quả............................................................... 42
3.3. Các giải pháp khác ...................................................................................... 47
3.4 Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện kiểm kê trên địa bàn
phường Bình Chiểu ............................................................................................ 48
3.4.1 Thuận lợi ................................................................................................... 48
3.4.2 Khó khăn ................................................................................................... 48
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 48
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ............................................................................. 49
1.Kết luận ........................................................................................................... 49
2. Kiến nghị........................................................................................................ 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 51
PHỤ LỤC 1............................................................................................................
PHỤ LỤC 2............................................................................................................
PHỤ LỤC 3............................................................................................................
PHỤ LỤC 4............................................................................................................


v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và có giới hạn về số lượng, có
vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển theo ý muốn chủ quan của
con người. Để khai thác tiềm năng thế mạnh của đất đai phục vụ xây dựng và
phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đòi hỏi Nhà nước phải quản lý chặt chẽ đất
đai, hướng cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.
Muốn vậy, nhà nước phải điều tra, thống kê, kiểm kê đất đai nhằm nắm chắc hiện
trạng sử dụng đất đai, từ đó có căn cứ xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
và hoạch định các chính sách, pháp luật đất đai phù hợp.
Kiểm kê đất đai là loại hình kiểm kê chuyên ngành, chuyên đi sâu tổng
hợp, phân tích, nghiên cứu các đặc tính tự nhiên, kinh tế, xã hội của đất đai bằng
các số liệu diện tích đất đai trong phạm vi của cả nước, từng vùng, từng đơn vị
hành chính các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước đối với đất đai và
các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Kiểm kê đất đai là việc Nhà
nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử
dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai, cũng như các đối
tượng sử dụng đất giữa hai lần kiểm kê, làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn
thiện chính sách pháp luật về đất đai.
Tuy nhiên, công tác kiểm kê đất đai qua các thời kỳ có nhiều sự điều chỉnh,
làm cho kết quả kiểm kê luôn bị biến động không ngừng. Chỉ tiêu kiểm kê cho
các thời kỳ luôn thay đổi, không sát với tình hình thực tế dẫn đến các kết quả
kiểm kê không phản ánh đầy đủ và chính xác tình hình sử dụng đất đai, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất không phản ánh đúng hiện trạng bề mặt sử dụng đất tại
thời điểm kiểm kê đất đai; Từ đó có những đánh giá, kết luận thiếu chính xác về
hiện trạng sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc quản lý và sử dụng đất tại địa
phương.

Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Công tác kiểm kê
đất đai trên địa bàn phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, tp. Hồ chí Minh” là
thực sự cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến công tác kiểm kê đất đai
Công tác kiểm kê đất đai đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực Quản
lý đất đai. Là căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng thời đầ xuất
các giải pháp phù hợp trong lĩnh vực đất đai. Chính vì vậy mà nhiều công trình
nghiên cứu về kiểm kê đất đai được ra đời. Tiêu biểu có:
Theo ThS. Phạm Như Hách (2013) với đề tài “nghiên cứu cơ sở lý luận và
thực tiễn nhằm đổi mới nội dung, phương pháp và nâng cao chất lượng, hiệu quả
của công tác kiểm kê đất đai”, đề tài nêu rõ cơ sở lý luận, phân loại đất và mối
liên hệ với chỉ tiêu thống kê trong việc kiểm kê đất đai; nghiên cứu khái quát về
công tác kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất; giới thiệu thực
trạng các quy định pháp luật và tổ chức thực hiện về thống kê, kiểm kê đất đai;

1


nghiên cứu thực trạng chất lượng sản phẩm kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất; trình bày một số đề xuất đổi mới nội dung, phương pháp
kiểm kê đất đai và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm kê
đất đai. Tuy nhiên đề tài chưa đề ra giải pháp phải thực hiên cụ thể như thể như
thế nào để công tác kiểm kê đất đai được hoàn thiện.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của tác giả Vy Khánh Luân với công trình
nghiên cứu “Ứng dụng phần mềm nghiên cứu Gcadas trong công tác xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất và kiểm kê đất đai năm 2015 cho thành phố Lạng
Sơn, tỉnh Lạng Sơn” với nội dung nghiên cứu tập trung xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất cho thành phố Lạng Sơn.
Luận văn Đại học, "Ứng dụng viễn thám trong thành lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội", Trần Thanh Huyền, 2015,

trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.Luận văn đánh giá thực trạng
việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện, tìm hiểu quy
trình xác định bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng công nghệ viễn thám và ứng
dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã có hỗ trợ cho việc quản lý hiệu chỉnh về
đất đai trên địa bàn huyện. Từ việc thành lập này đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong các kỳ tiếp theo để công
tác kiểm kê đất đai được chính xác hơn.
Rút ra kết luận là các công trình nghiên cứu nêu trên chỉ đề cập đến phương
pháp, quy trình mang tính thủ tục và các chỉ tiêu loại đất trong kiểm kê đất đai được xác
định theo loại đất đai pháp lý do đó chưa phản ánh đúng hiện trạng bề mặt sử dụng đất.
Các công trình nghiên cứu chưa đề cập giải pháp cụ thể để xử lý kết quả kiểm kê đất
đai không phù hợp, không đúng với hiện trạng sử dụng đất.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Nắm rõ thực trạng công tác kiểm kê đất đai.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm kê đấtđai.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của công tác kiểm kê đất đai
- Phân tích thực trạng của công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn phường
Bình Chiểu, quận Thủ Đức, tp. Hồ Chí Minh
- Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn phường Bình
Chiểu, quận Thủ Đức, tp. Hồ Chí Minh

2


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Quỹ đất đai trong phạm vi hành chính của phường Bình Chiểu, quận Thủ
Đức, tp. Hồ Chí Minh gồm các nhóm, các loại đất đai và các loại hình sử dụng

đất đai, được xác định theo các tiêu chí phân loại quy định trong các văn bản pháp
luật ứng với các kỳ kiểm kê đất đai.
- Quy trình kiểm kê đất đai
4.2 Phạm vi nghiên cứu
-Phạm vi không gian: Địa bàn phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, tp. Hồ Chí Minh
-Phạm vi thời gian: Kỳ kiểm kê đất đai 2014
-Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác kiểm kê đất đai
ở cấp phường
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý các tài liệu, số liệu: Thu thập và xử lý các
tài liệu, số liệu về đất đai gồm hồ sơ địa chính, hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu
hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, hồ sơ thanh tra, hồ sơ giải quyết tranh chấp
đất đai và các tài liệu khác có liên quan.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Công tác kiểm kê đất đai là một
hoạt động tổng hợp và đối chiếu các dữ liệu từ hồ sơ địa chính với thực địa. Để
đánh giá tính chính xác hiện trạng sử dụng đất, tiến hành điều tra, khoanh vẽ các
khoanh đất trên thực địa.
- Phương pháp thống kê: từ các số liệu thu thập được tiến hành tính toán
rút ra các chỉ tiêu cần thiết làm cơ sở để phân tích biến động đất đai, phân tích
hiện trạng sử dụng đất và đề xuất các giải pháp.
- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu đã tổng hợp trong các biểu
mẫu từ đó phân tích, đưa ra đánh giá về hiện trạng sử dụngđất.
- Phương pháp phân tích: Từ những số liệu kiểm kê thực tế qua phân tích
đưa ra nhận định, đánh giá chính xác làm cơ sở cho việc lập quy hoạch trong thời
gian tới.
- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp, hệ thống hóa những số liệu thu thập được
từ đó tìm ra những mặt thuận lợi và khó khăn trong công tác kiểm kê đất đai.
- Phương pháp bản đồ: Là phương pháp quan trọng được vận dụng xuyên
suốt quá trình kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ kết
quả điều tra kiểm kê đất đai.

6. Ý nghĩa của nghiên cứu
- Hoàn thiện các tiêu chí, căn cứ xác định loại đất đai trong kiểm kê đất
đai, quy trình các bước thực hiện công tác kiểm kê đấtđai.
- Phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất đai tại thời điểm kiểm kê đất đai,

3


từ đó làm căn cứ cho việc hoạch định chính sách sử dụng hợp lý quỹ đất đai tại
địa phương.
7. Kết cấu của luận văn
Nội dung của Luận văn dự kiến trình bày trong khoảng 50 trang với kết
cấu như sau:
- Mở đầu
- Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý của kiểm kê đất đai
- Chương 2. Thực trạng kiểm kê đất đai trên địa bàn phường Bình Chiểu,
quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
- Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm kê đất đai
- Kết luận và kiến nghị
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI
1.1 Cơ sở lý luận của kiểm kê đất đai
1.1.1 Các khái niệm chung:
Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổ chức điều tra, tổng hợp, đánh giá trên

hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê
và tình hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất
tại một thời điểm xác định, được lập theo từng đơn vị hành chính.
Thời điểm kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất định kỳ 05
năm được tính đến hết ngày 31 tháng 12 của năm có chữ số tận cùng là 4 và 9.
1.1.2 Vị trí vai trò của kiểm kê đất đai
Kiểm kê đất đai là một trong 15 nội dung quản lý nhà nước vể đất đai
(khoản 8 Điều 22 Luật Đất đai 2013). Trong đó kiểm kê đất đai đóng vai trò khá
quan trọng như:
Đánh giá được tình hình biến động đất đai và hiện trạng sử dụng đất tại đại
phương một cách cơ bản làm cơ sở để quản lý, sử dụng đất có hiệu quả
Kiểm kê đất đai đóng vai trò quan trọng trong công tác quy hoạch, lập kế
hoạch sử dụng đất
Làm cơ sở để đề xuất và điều chỉnh chính sách pháp luật về đất đai
Cung cấp số liệu để làm niên giám thống kê các cấp và phục vụ nhu cầu
thông tin về đất đai cho các hoạt động về kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh,
nghiên cứu khoa học, giáo dục- đào tạo và cá nhu cầu khác của xã hội địa phương
1.1.3 Hệ thống phân loại đất đai
Hệ thống phân loại đất đai được phân loại dựa trên 2 nguyên tắc là Nguyên
tắc quan hệ là quỹ đất đai được phân thành các loại theo mục đích sử dụng chính,
loại đất được hiểu như là một hệ thống loại hình sử dụng đất đai có mối quan hệ
qua lại tương hỗ với nhau trong quá trình sử dụng cho một mục đích được xác
định. Và căn cứ trên tính chất mối quan hệ qua lại giữa các loại hình sử dụng đất
đai, vào những tính chất của hệ thống để phân biệt loại đất đai.
Nguyên tắc tương đồng: là nguyên tắc phân loại hay còn gọi là phân nhóm,
tức là nhóm các thửa đất có một đặc tính giống nhau nào đó vào cùng một loại
không quan tâm đến mối quan hệ, đến những đặc tính của hệ thống. Trong đó
Đất nông nghiệp là đất có vai trò là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông lâm
nghiệp thì gọi là nhóm đất nông nghiệp

Đất đai có chức năng làm cơ sở không gian bố trí lực lượng sản xuất, phát
triển đô thị gọi là nhóm đất phi nông nghiệp

5


1.1.4 Hình thức thực hiện kiểm kê đất đai
Kiểm kê đất đai theo điều 34 Luật Đất đai 2013
Kiểm kê đất đai định kỳ được thực hiện như sau: kiểm kê đất đai được thực
hiện theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; và được tiến hành 5 năm một lần
Còn kiểm kê chuyên đề về đất để phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước
thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường
1.1.5 Phương pháp kiểm kê đất đai:
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để thu thập tư liệu hình thành nên số liệu
kiểm kê đất đai. Tùy theo điều kiện và khả năng thu thập thông tin, số liệu kiểm
kê đất đai sẽ được hình thành bằng phương pháp tiếp cận trực tiếp hoặc gián tiếp
Phương pháp trực tiếp là phương pháp hình thành nên số liệu kiểm kê về
đất đai dựa trên kết quả đo đạc, lập bản đồ, đăng ký đất đai và cập nhật chỉnh lý
biến động đất đai qua mỗi thời kỳ 5 năm. Tùy theo từng vùng miền với các điều
kiện cơ sở vật chất, tài liệu, số liệu khác nhau mà ta có các phương pháp kiểm kê
khác nhau cho từng đại phương
Phương pháp gián tiếp là phương pháp dựa trên nguồn số liệu trung gian
sẵn có để tính toán ra các số liệu kiểm kê đất đai. Là phương pháp duy nhất để
xác định số liệu kiểm kê về đất đai ở những nơi chưa có điều kiện tiến hành công
tác đo đạc lập bản đồ, hoặc các thông tin biến động trong kỳ không được đăng
ký, quản lý, theo dõi và cập nhật. Đồng thời cũng là phương pháp đẩ xác định số
liệu thống kê một vùng của cả nước mà không cần, hoặc không có điều kiện tiến
hành tuần tự các bước kiểm kê trực tiếp từ cấp cơ sở và các thông tin mà phương
pháp này sử dụng lấy từ nhiều ngườn khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp này

còn hạn chế về sự chính xác và thiếu cơ sỏ pháp lý.
1.1.6 Khái quát công tác kiểm kê đất đai từ Luật Đất đai 2003 đến nay
Kiểm kê đất đai năm 2005
Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp
thứ 4 đã thông qua Luật đất đai năm 2003 vào ngày 26/11/2003. Để hướng dẫn
thực hiện kiểm kê và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo luật đất đai
mới, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 28/2004/TT-BTNMT.
Kiểm kê đất đai năm 2010
Thực hiện Luật đất đai 2003, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành
Thông tư 08/2007/TT- BTNMT hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai
và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010. Kết quả kiểm kê đất đai và
xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 là công cụ giúp Phường quản
lý quỹ đất đai một cách khoa học, chặt chẽ hơn; là cơ sở để lập QH-KHSDĐ đến
năm 2020 và phục vụ cho các mục tiêu phát triển của Quận và Thành phố.

6


Bảng 1.1: So sánh sự đổi mới của TT 28/2014 và TT28/2004 của Bộ TNMT về
kiểm kê

TT 28/2014
1. Thời điểm thực hiện

TT 28/2004 (TT cũ)

31/12 các năm có số tận
cùng là 4 và 9

1/1 các năm có số tận

cùng là 0 và 5

2. Thời gian nộp báo cáo:
Trong đó
Cấp xã

Trước 1/6 năm sau

Trước 1/5 năm sau

Cấp huyện

Trước 15/7 năm sau

Trước 30/7 năm sau

Cấp tỉnh

Trước 1/9 năm sau

Trước 1/9 năm sau

3. Thẩm quyền phê duyệt

Chủ tịch huyện, tỉnh ký
Chủ tịch huyện, tỉnh
biểu số 01/TKĐĐ), các biểu ký tất cả các biểu.
còn lại do cơ quan
14 biểu
9 biểu


4. Hệ thống biểu mẫu
5. Chỉ tiêu mã loại đất. Đối với:
Đất nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp

Đất trồng cây lâu năm không Phân chia cụ thể
phân chi tiết
thành 3 loại
Gộp đất cỏ dùng vào chăn Đất cỏ dùng vào chăn
nuôi vào nhóm đất trồng
nuôi là 1 loại cụ thể
cây hàng năm khác
8 nhóm lớn.
6 nhóm lớn
Trong mỗi nhóm có sự thay
đổi cụ thể (gộp các chỉ tiêu
với nhau, bỏ bớt hoặc thêm
mới)

6. Chỉ tiêu loại

9 chỉ tiêu

6 chỉ tiêu

1.2 Cơ sở pháp lý của kiểm kê đất đai
Hoạt động thống kê, kiểm kê đất đai của nhà nước được thực hiện theo các
căn cứ pháp lý gồm Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành như:

Nghị định 43/2014/NĐ-CP; Thông tư 28/2014/BTNMT. Cụ thể tại các Điều 22,
32 và 34 Luật đất đai 2013 đã khẳng định thống kê, kiểm kê đất đai là một trong
15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai đồng thời quy định về định kỳ, đơn vị
và trách nhiệm thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai.
Thực hiện Luật Đất đai và đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai nhằm
quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên, nguồn lực đất đai cho
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững, Thủ tướng Chính
phủ ban hành Chỉ thị 21/CT-TTg yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
7


phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2014 trên phạm vi cả nước theo các quy định thống nhất.
Nội dung của Chỉ thị quy định về: Nội dung kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất; Giải pháp thực hiện; Thời điểm thực hiện và thời hạn hoàn thành;
Kinh phí và tổ chức thực hiện công tác kiểm kê đất đai.
Thực hiện Điều 34 của Luật đất đai năm 2013 và Chỉ thị số 21/CT- TTg,
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kế hoạch số 02/KH-BTNMT nhằm hướng
dẫn thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 trên
phạm vi cả nước. Nội dung của kế hoạch số 02/KH- BTNMT quy định rõ thời
điểm kiểm kê và thời hạn hoàn thành ở từng cấp; hồ sơ giao nộp kết quả kiểm kê
hiện trạng sử dụng đất năm 2014; kinh phí kiểm kê hiện trạng sử dụng đất năm
2014; kế hoạch tiến hành ở từng cấp. Phần phụ lục của 02/KH-BTNMT quy định
8 biểu mẫu gồm các biểu từ Biểu 01-CT21 đến Biểu 06-CT21 sử dụng để kiểm
kê hiện trạng đất trồng lúa, hiện trạng sử dụng đất của các công ty nông, lâm
nghiệp, ban quản lý rừng và hiện trạng sử dụng đất các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao…
1.2.1 Nguyên tắc kiểm kê đất đai
Theo Điều 4 của Thông tư 28/2014/TT-BTNMT Quy định về thống kê,

kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Loại đất, đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất được thống kê, kiểm
kê theo hiện trạng sử dụng tại thời điểm thống kê, kiểm kê. Trường hợp đã có
quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng tại thời
điểm thống kê, kiểm kê chưa thực hiện theo các quyết định này thì thống kê, kiểm
kê theo hiện trạng đang sử dụng; đồng thời phải thống kê, kiểm kê riêng theo
quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực
hiện để theo dõi, quản lý.
Trường hợp mục đích sử dụng đất hiện trạng đã thay đổi khác với mục đích
sử dụng đất trên hồ sơ địa chính thì kiểm kê theo hiện trạng đang sử dụng, đồng
thời kiểm kê thêm các trường hợp tự chuyển mục đích sử dụng đất đó.
Trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì ngoài việc thống kê,
kiểm kê theo mục đích sử dụng chính, còn phải thống kê, kiểm kê thêm các trường
hợp sử dụng đất kết hợp vào các mục đích khác. Mục đích sử dụng đất chính được
xác định theo quy định tại Điều 11 của Luật Đất đai và Điều 3 của Nghị định số
43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đất đai.
Số liệu kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất được tổng hợp
thống nhất từ bản đồ đã sử dụng để điều tra, khoanh vẽ đối với từng loại đất của
từng loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất (sau
đây gọi là bản đồ kết quả điều tra kiểm kê) theo quy định tại Thông tư này.
Số liệu thống kê đất đai được thực hiện trên cơ sở tổng hợp các trường hợp
biến động về sử dụng đất trong năm thống kê từ hồ sơ địa chính và các hồ sơ, tài
liệu khác về đất đai liên quan, có liên hệ với thực tế sử dụng đất, để chỉnh lý số
8


liệu thống kê, kiểm kê của năm trước.
Diện tích các khoanh đất tính trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất đai
cấp xã theo đơn vị mét vuông (m2); số liệu diện tích trên các biểu thống kê, kiểm

kê đất đai thể hiện theo đơn vị hécta (ha); được làm tròn số đến hai chữ số thập
phân sau dấu phẩy (0,01ha) đối với cấp xã; làm tròn số đến một chữ số thập phân
sau dấu phẩy (0,1ha) đối với cấp huyện và làm tròn số đến 01ha đối với cấp tỉnh và
cả nước.
1.2.2 Trách nhiệm thực hiện kiểm kê đất đai
Theo khoản 5 điểu 34 Luật Đất đai 2013 quy định cụ thể về trách nhiệm
thực hiện kiẻm kê đất đai
UBND các cấp tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương
UBND cấp xã, cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả thống kê,
kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh thực hiện thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, an ninh và gửi
báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và công
bố kết quả thống kê đất đai hàng năm, kết qảu kiểm kê đất đai 5 năm của cả nước
1.2.3 Nội dung thực hiện kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
Theo điều 15 thông tư 28/2014/TT-BTNMT Quy định về kiểm kê, thống
kê và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất thì nội dung kiểm kê đất đai được nêu rõ
như sau:
Thu thập các hồ sơ, tài liệu bản đồ, số liệu về quản lý đất đai thực hiện
trong kỳ kiểm kê; hồ sơ kết quả kiểm kê đất đai kỳ trước và kết quả thống kê hàng
năm trong kỳ kiểm kê; chuẩn bị bản đồ phục vụ cho điều tra kiểm kê.
Điều tra, khoanh vẽ hoặc chỉnh lý các khoanh đất theo các tiêu chí kiểm kê
lên bản đồ điều tra kiểm kê; tính diện tích các khoanh đất và lập Bảng liệt kê danh
sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai. Bảng liệt kê danh sách các khoanh
đất thống kê, kiểm kê đất đai thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 03 kèm theo
Thông tư này.
Xử lý, tổng hợp số liệu và lập các biểu kiểm kê đất đai theo quy định cho từng

đơn vị hành chính các cấp; xây dựng báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất.
Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp; xây dựng báo cáo thuyết minh
bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất đai
trong kỳ kiểm kê; đề xuất các giải pháp tăng cường về quản lý nâng cao hiệu quả
sử dụng đất.

9


Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
1.2.4 Kết quả kiểm kê đất đai
Theo khoản 2 Điều 26 Thông tư 28/2014/TT-BTNMT quy đinh về kết quả
kiểm kê đất đai gồm các loại hồ sơ sau
Hồ sơ của cấp xã giao nộp gồm: Bản đồ kết quả điều tra kiểm kê file diện
tích tạo vùng *.POL kết nối cơ sở dữ liệu của bản đồ và Bảng liệt kê danh sách
các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai kèm theo (01 bộ số); Biểu số liệu kiểm
kê đất đai (02 bộ giấy và 01 bộ số - nếu có); Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (01
bộ giấy và 01 bộ số khuôn dạng *.DGN; file diện tích tạo vùng *.POL và báo cáo
thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất); Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai (01
bộ giấy);
Hồ sơ của cấp huyện gồm: Bản đồ kết quả điều tra kiểm kê và Bảng liệt kê
danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai kèm theo (01 bộ số); Biểu số
liệu kiểm kê đất đai cấp xã (01 bộ giấy và 01 bộ số); Bản đồ hiện trạng sử dụng
đất cấp xã (01 bộ số); Biểu số liệu kiểm kê đất đai cấp huyện (01 bộ giấy và 01
bộ số); Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện (01 bộ giấy và 01 bộ số); Báo
cáo kết quả kiểm kê đất đai cấp huyện (01 bộ giấy và 01 bộ số); Báo cáo thuyết
minh hiện trạng sử dụng đất, thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất (01 bộ
giấy và 01 bộ số);
Hồ sơ của cấp tỉnh gồm: Bản đồ kết quả điều tra kiểm kê và Bảng liệt kê

danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai kèm theo (01 bộ số); Biểu số
liệu kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện (01 bộ số); Biểu
số liệu kiểm kê đất đai các tỉnh (01 bộ giấy và 01 bộ số); Bản đồ hiện trạng sử
dụng đất các cấp tỉnh (01 bộ giấy và 01 bộ số); Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai
cấp tỉnh (01 bộ giấy và 01 bộ số); Báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất,
thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất (01 bộ giấy và 01 bộ số);
Hồ sơ của các vùng, cả nước gửi Thủ tướng Chính phủ gồm: Biểu số liệu
kiểm kê đất đai của cả nước và các vùng có chi tiết tới từng tỉnh (01 bộ giấy);
Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của cả nước (01 bộ giấy); Bản đồ hiện trạng sử
dụng đất cả nước (01 bộ giấy).
1.2.5 Thẩm quyền phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê đất đai, lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Thẩm quyền phê duyệt và công bố kết qảu kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất được quy định chi tiết tại điều 8 Thông tư 28/2014/TT-BTNMT
như sau:
Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp xã do Ủy ban
nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện; công chức địa chính cấp xã có trách nhiệm
giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện và ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt các
biểu kiểm kê, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết quả kiểm kê đất đai
gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.

10


Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện do Phòng
Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện; Trưởng
phòng Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký duyệt biểu kiểm
kê đất đai số 01/TKĐĐ, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết quả kiểm

kê đất đai gửi Ủy ban nhân cấp tỉnh
Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp tỉnh do Sở Tài
nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện; Giám
đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký duyệt biểu kiểm kê
đất đai số 01/TKĐĐ, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết quả kiểm kê
đất đai gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước do Tổng
cục Quản lý đất đai giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện; Tổng
cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký báo cáo
kết quả kiểm kê đất đai trình Thủ tướng Chính phủ, ký quyết định công bố kết
quả kiểm kê đất đai của cả nước.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để
quyết định việc thuê đơn vị tư vấn thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất trên phạm vi toàn tỉnh hoặc từng đơn vị hành chính cấp huyện
nhằm bảo đảm yêu cầu chất lượng và thời gian thực hiện ở địa phương theo quy
định tại Thông tư này. Tổng cục Quản lý đất đai được thuê đơn vị tư vấn thực
hiện một số công việc cụ thể trong quá trình thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất.

11


Tiểu kết chương 1:
Tìm hiểu về chương 1 sẽ cho chúng ta hiểu được kiểm kê đất đai là gì?
Kiểm kê đất đai giữ một vai trò quan trọng trong 13 nội dung quản lý nhà nước
về đất đai. Không những thế chương 1 còn giúp chúng ta nắm rõ hơn về những
phương pháp, nguyên tắc, trách nhiệm tổ chức và thực hiện của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đối với việc kiểm kê đất đai. Đồng thời chương 1 giúp ta nắm và

hiểu rõ hơn cơ sở pháp lý trong quá trình kiểm kê về đất đai. Bên cạnh đó, chương
này cho ta hiểu biết sơ lược về lịch sử của kiểm kê đất đai tại Việt Nam qua các
thời kì, các giai đoạn khác nhau

12


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
PHƯỜNG BÌNH CHIỂU QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
2.1 Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa
bàn nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Hình 2.1: Bản đồ hành chính phường Bình Chiểu quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên:
Phường Bình Chiểu là một trong 12 phường thuộc quận Thủ Đức, thành
phố Hồ Chí Minhcó diện tích tự nhiên là 541,02 ha với gần 64.000 nhân khẩu và
có vị trí địa lý như sau:
Phía Đông giáp phường Dĩ An, Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương Phía Tây
giáp phường Vĩnh Phú; phía Bắc giáp phường Bình Hòa, Thị xã Thuận An, tỉnh
Bình Dương
Phía Nam giáp phường Tam Bình, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1.2 Địa hình khí hậu:
Địa hình nghiêng thoải dần từ Đông sang Tây. Đoạn Tỉnh lộ 43 qua đại
phận phường Bình Chiểu cũng chính là ranh giới phân biệt rõ ràng giữa hai vùng
địa hình khác nhau trên địa bàn, đó là vùng gò và vùng bưng.
Nằm ở miền Đông Nam Bộ, phường Bình Chiểu cũng nằm trong khu vực

khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa

13


mưa. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 4; mùa mưa bắt đầu từ
tháng 5 và kết thúc vào tháng 11; nhiệt độ trung bình khoảng 28 C và tương đối
ổn định; tháng nóng nhất là tháng 3, 4; tháng mát nhất là tháng 11.
2.1.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Diện tích tự nhiên- dân số:
Phường bình chiểu có diện tích tự nhiên là 54, 02 ha; được phân chia làm
6 khu phố, với 76 tổ dân phố. Có gần 614.000 nhân khẩu, trong đó có hơn 2/3 là
công nhân lưu trú.
2.1.2.2 Giao thông đô thị:
Hiện trạng giao thông phường Bình Chiểu khá thuận lợi với những con
đường bộ có giá trị thông thương. Trước hết phải kể đến đoạn Quốc1(đường xa
lộ Đại Hàn cũ được mở rộng). Kế đến là Tỉnh lộ 43 chạy suốt chiều dọc của
phường theo hướng Bắc Nam, từ trung tâm Thủ Đức giao với Quốc lộ 1 tại ngã
tư Gò Dưa, qua Bình Chiểu nối với Quốc lộ 13 đi các tỉnh Bình Dương, Bình
Phước và sang tận nước bạn Campuchia. Cùng đó là những con đường mới được
nâng cấp và mở rộng như: đường Ngô Chí Quốc, đường Bình Chiểu, đường Lê
Thị Hoa, …đã trở thành các cữa ngõ ra vào của khu chế xuất, khu công nghiệp,
cũng như góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn phường.
2.1.2.3 Văn hóa giáo dục:
Xây dựng thiết chế văn hóa, hiện nay trên địa bà phường có 1 nhà văn hóa thể
dục thể thao, 13 câu lạc bộ bida, 2 câu lạc bộ thể dục thẩm mỹ, 5 sân tập võ cổ truyền,
1 sân tennis, 9 sân bóng đá mini và 7 tụ điểm sinh hoạt thể dục thể thao.
Hệ thống các trường học trên địa bàn phường gồm: trường mầm non Bình
Chiểu, trường mầm non Hoa Mai, trường Tiểu học Bình Chiểu, trường tiểu học
Trần Văn Vân, trường tiểu học Nguyễn Văn Tây, trường trung học cơ sở Bình

Chiểu và một số trường mầm non khác đáp ứng một phần cơ bản nhu cầu học tập
của con em trên địa bàn phường.
2.1.2.4 Y tế:
Phường có một trạm y tế được xây dựng khang trang sạch đẹp, Trạm y tế
phường có đội ngũ y, bác sĩ luôn tận tình với công việc, đảm bảo chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân trên địa bàn phường
2.1.3 Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.3.1 Thuận lợi
Khí hậu, nguồn tài nguyên: khí hậu ôn hòa, không có nhiều biến động phức
tạp, địa hình gò- bưng của khu vực Đông Nam Bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho lao
động và sản xuất.
Lực lượng lao động: có nguồn lao động dồi dào cả lao động phổ thông và
lao động có trình độ, đáp ứng được nguồn lao động đầu vào cho các khu công
nghiệp, khu chế xuất.
Phường Bình Chiều có đầy đủ các cở sở hạ tầng (giao thông, điện, y tế,
giáo dục…), là điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư phát triển kinh tế xã hội.

14


2.1.3.2. Khó khăn
Cơ sở hạ tầng đang được nâng cấp, gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường
như khói bụi, khí thải, rác thải, tiếng ồn, …gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh
hoạt của người dân trong khu vực.
Nguồn lao động từ các tỉnh thành tập trung đông trên địa bàn gây khó khăn cho
công tác quản lý và sử dụng đất, ổn định tình hình trật tự, an ninh trong khu vực.
2.2 Thực trạng kiểm kê đất đai trên địa bàn phường Bình Chiểu
quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1 Hệ thống hồ sơ, tài liệu sử dụng trong kiểm kê đất đai
Hệ thống hồ sơ tài liệu được sử dụng tong kì kiểm kê đất đai 2014 tại

phường Bình Chiều, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh gồm có:
- Hồ sơ địa giới hành chính phường Bình Chiểu
- Bản đồ địa chính phường đo đạc năm 2008 (file số);
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của phường năm 2010;
- Bản đồ khoanh vẽ các thửa đất kiểm kê năm 2014
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
kỳ đầu (2011-2015) của xã;
- Kết quả kiểm kê đất đai của các tổ chức đang quản lý, sử dụng theo
Chỉ thị 31/2007/CT-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ;
- Hệ thống biểu kiểm kê đất đai của xã các năm 2010 và 2014
- Hệ thống biểu thống kê đất đai của xã các năm 2011, 2012, 2013;
- Hồ sơ địa chính gồm sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai;
Hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của các công
trình, dự án có liên quan đến phường, thực hiện trong giai đoạn 2011-2014;
Hồ sơ thanh tra đất đai, giải quyết vi phạm về đất đai, giải quyết tranh chấp về đất
đai;
Ngoài các hồ sơ, tài liệu trên trong quá trình triển khai thực hiện kiểm kê
đất đai UBND phường đã ban hành các văn bản hướng dẫn nhằm giúp các địa
phương trên địa bàn tỉnh hoàn thành tốt công tác kiểm kê đất đai.
Qua việc thu thập các tài liệu liên quan đến công tác kiểm kê trên đại bàn
phường Bình Chiểu, có thể thấy rằng nguồn tài liệu được cung cấp phục vụ cho công
tác khá đầy đủ và chính xác, hệ thống bản đồ ở dạng số giúp chúng ta dễ dàng trong
quá trình cập nhật biến động và biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
2.2.2 Tiêu chí phân loại đất đai trong kiểm kê đất đai
Tiêu chí phân loại kiểm kê đai 2014 được thực hiện theo Luật Đất đai 2013
được chia theo 3 tiêu chí cụ thể
Chỉ tiêu loại đất kiểm kê được phân loại theo mục đích sử dụng đất và được
phân chia từ khái quát đến chi tiết theo quy định như sau:
Nhóm đất nông nghiệp, bao gồm:
Đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm;


15


Trong đất trồng cây hàng năm gồm các loại: Đất trồng lúa (gồm đất chuyên
trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương); đất trồng cây
hàng năm khác (gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng
cây hàng năm khác).
Đất lâm nghiệp gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc
dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác.
Nhóm đất phi nông nghiệp, bao gồm:
Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; Đất xây dựng trụ sở cơ
quan; Đất quốc phòng; Đất an ninh;
Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự
nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa; đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội; đất xây
dựng cơ sở y tế; đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo; đất xây dựng cơ sở thể
dục thể thao; đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ; đất xây dựng cơ sở
ngoại giao và đất xây dựng công trình sự nghiệp khác;
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp; đất cụm
công nghiệp; đất khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông
nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm
đồ gốm;
Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông; đất thủy lợi; đất có di
tích lịch sử - văn hóa; đất danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng; đất khu vui
chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông;
đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải; đất công trình công cộng khác;
Đất cơ sở tôn giáo; Đất cơ sở tín ngưỡng; Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa,
nhà tang lễ, nhà hỏa táng; Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối; Đất có mặt nước
chuyên dùng;
Đất phi nông nghiệp khác.

Nhóm đất chưa sử dụng gồm đất bằng chưa sử dụng; đất đồi núi chưa sử
dụng; núi đá không có rừng cây.
Chỉ tiêu kiểm kê đất đai về loại đối tượng sử dụng đất bao gồm: Hộ gia
đình, cá nhân trong nước;
Tổ chức trong nước gồm:
Tổ chức kinh tế gồm các doanh nghiệp và các hợp tác xã;
Cơ quan, đơn vị của Nhà nước gồm cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân
cấp xã); tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị quốc phòng, an ninh;
Tổ chức sự nghiệp công lập gồm các đơn vị sự nghiệp do cơ quan có thẩm
quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có
chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật;
Tổ chức khác gồm tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
khác (không phải là cơ quan, đơn vị của Nhà nước, tổ chức sự nghiệp công lập,

16


tổ chức kinh tế);
Tổ chức nước ngoài gồm: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm
doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh
nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo
quy định của pháp luật về đầu tư;
Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại
giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc
Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức
liên chính phủ;
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm người Việt Nam định cư ở
nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở; doanh nghiệp
của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp liên doanh giữa

người Việt Nam định cư ở nước ngoài với tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước
hoặc doanh nghiệp người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận góp vốn bằng
quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân trong nước sử dụng đất để thực hiện dự
án đầu tư tại Việt Nam;
Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo gồm: Cộng đồng dân cư gồm cộng
đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn,
phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc
có chung dòng họ được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất,
nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất để sử dụng nhằm bảo tồn bản sắc
dân tộc, như đất làm đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường,
niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức
tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo.
Chỉ tiêu kiểm kê đất đai về loại đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất
bao gồm:
Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao quản lý đất gồm các loại: Đất
chưa giao, chưa cho thuê sử dụng; đất xây dựng các công trình công cộng do Ủy
ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý (công trình giao thông nông thôn, thủy lợi
nội đồng; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm của cấp xã); đất sông, suối
trong nội bộ xã; đất mặt nước chuyên dùng không có người sử dụng; đất nông
nghiệp do Nhà nước thu hồi ở khu vực nông thôn trong các trường hợp quy định
tại Khoản 1 Điều 64, các Điểm a, b, c và d tại Khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai;
Tổ chức phát triển quỹ đất được Nhà nước giao quản lý đất do Nhà nước
thu hồi theo quy định của pháp luật đất đai;
Cộng đồng dân cư và tổ chức khác được Nhà nước giao quản lý đất bao gồm:
Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao quản lý đối với đất lâm nghiệp để
bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

17



Tổ chức được Nhà nước giao quản lý đối với đất có công trình công cộng
gồm đường giao thông, cầu, cống từ liên xã trở lên; đường giao, hệ thống thoát
nước, đất có mặt nước chuyên dùng trong đô thị; hệ thống công trình thủy lợi, đê,
đập, sông, suối liên xã trở lên; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm do các
cấp huyện, tỉnh quản lý; các đảo chưa có người ở; tổ chức được Nhà nước giao
đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT).
2.2.3 Quy trình thực hiện kiểm kê đất đai (cấp xã)
Quy trình thực hiện kiểm kê ở cấp xã được thự hiện theo các bước sau:
Xây dựng kế hoạch, phương án kiểm kê đất đai trên địa bàn xã; Chuẩn bị nhân
lực, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho kiểm kê đất đai;
Thu thập các tài liệu, số liệu về đất đai hiện có phục vụ cho kiểm kê gồm
các loại bản đồ phục vụ cho điều tra khoanh vẽ hiện trạng; hồ sơ địa chính; các
hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng, hồ sơ đăng
ký biến động đất đai, hồ sơ thanh tra, kiểm tra sử dụng đất; hồ sơ quy hoạch sử
dụng đất; kết quả thống kê đất đai của 05 năm gần nhất, kết quả kiểm kê đất đai,
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất hai kỳ trước đó và các hồ sơ, tài liệu đất đai
khác có liên quan;
Rà soát, đối chiếu, đánh giá khả năng sử dụng, lựa chọn các tài liệu, số
liệu, bản đồ thu thập để sử dụng cho kiểm kê;
In ấn bản đồ, biểu mẫu phục vụ cho điều tra, kiểm kê;
Rà soát phạm vi địa giới hành chính; trường hợp đường địa giới hành chính
cấp xã đang có tranh chấp hoặc không thống nhất giữa hồ sơ địa giới với thực địa
thì làm việc với Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính liên quan để thống
nhất xác định phạm vi kiểm kê;
Phổ biến, quán triệt nhiệm vụ đến các cán bộ và tuyên truyền cho người
dân về chủ trương, kế hoạch kiểm kê;
Rà soát, chỉnh lý, cập nhật thông tin hiện trạng sử dụng đất từ hồ sơ giao
đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, hồ
sơ thanh tra, kiểm tra trong kỳ kiểm kê đất đai vào bản đồ sử dụng để điều tra

kiểm kê;
Rà soát, thu thập ý kiến để xác định các khu vực có biến động trên thực địa
trong kỳ kiểm kê cần chỉnh lý bản đồ, cần điều tra bổ sung, khoanh vẽ ngoại nghiệp.
2.2.4 Tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai (cấp xã)
Điều tra, khoanh vẽ thực địa để bổ sung, chỉnh lý các khoanh đất theo các
chỉ tiêu kiểm kê quy định tại các Điều 9, 10 và 11 của Thông tư này;
Chuyển vẽ, xử lý tiếp biên, đóng vùng các khoanh đất lên bản đồ kết quả
điều tra kiểm kê dạng số và đóng vùng các khoanh đất theo yêu cầu của kiểm kê
chuyên sâu; tính diện tích các khoanh đất;
Lập Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai từ kết
quả điều tra thực địa; dựng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai;
Kiểm tra, nghiệm thu kết quả kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp xã;
Hoàn thiện, Tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất cấp xã gồm các Biểu:

18


01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 03/TKĐĐ, 05a/TKĐĐ, 06a/TKĐĐ, 05b/TKĐĐ, 06b/TKĐĐ,
07/TKĐĐ, 08/TKĐĐ và 09/TKĐĐ;
Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai,
lập các Biểu: 10/TKĐĐ, 11/TKĐĐ và 12/TKĐĐ; xây dựng báo cáo thuyết minh
hiện trạng sử dụng đất;
Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, xây dựng báo cáo thuyết minh;
trình duyệt, in sao và giao nộp báo cáo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất về cấp huyện;
2.2.5 Kết quả thực hiện kiểm kê đất đai
Bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất đai phường Bình Chiểu quận Thủ Đức
thành phố Hồ Chí Minh năm 2014

19



Hình 2.2: Bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất đai

20


×