MỞ ĐẦU
1) Lý do chọn đề tài:
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá và có hạn, quá trình khai thác sử dụng
đất đai luôn gắn liền với qua trình phát triển đất nước. Mà diện tích đất thì
không thể tăng lên được, trong khi Việt Nam đang trong thời kỳ thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nên việc sử dụng và khai thác nguồn tài
nguyên đất đai hợp lý là một trong những nguồn lực to lớn thúc đẩy sự phát triển
của đất nước.
Luật Đất đai năm 2013 quy định việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
là một trong 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Lập kế hoạch sử dụng đất
hàng năm là rất cấp thiết trong việc quản lý đất đai và là nhiệm vụ phải thực
hiện, nhằm cụ thể hóa công tác quản lý nhà nước về đất đai để nâng cao hiệu
quảsử dụng tài nguyên đất đai.
Huyện Bình Chánh có nhân khẩu đông nhất nước ( 625.000 người), và
Bình Chánh nằm ở cửa ngõ phía Tây, đồng thời có các trục đường giao thông
huyết mạch nên Bình Chánh được xem là cầu nối quan trọng giữa việc giao lưu
kinh tế với các vùng. Vì vậy việc xây dựng kế hoạch sử dung đất cấp Huyện là
một việc quan trọng để có thể sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế trong tương lai.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nên em lựa chọn nghiên cứ đề
tài“Xây dựng Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 tại Huyện Bình Chánh, Tp.Hồ
Chí Minh”.
2) Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2017 trên địa bàn huyện Bình
Chánhnhằm quản lý chặt chẽ tài nguyên đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch và
pháp luật; đồng thời đảm bảo việc sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu
quả, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Phát huy được tối đa tiềm năng đất đai hiện có nhằm đáp ứng được các
yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong tương lai của huyện cũng như
đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
3) Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, pháp lý về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đai.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế- xã hội của huyện
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai của huyệnđể làm
cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc lập kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của
huyện.
- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của
huyệnnhằm rút ra những kết quả đạt được và những mặt tồn tại cần khắc phục
1
trong xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2017.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2017
- Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện
4) Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tƣợng nghiên cứu
Công tác xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm trên địa bàn huyện
Bình Chánh trong năm 2017
b) Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: huyện Bình Chánh.
Phạm vi thời gian: xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2017.
5) Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, diện tích các loại đất tại địa phương, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực
hiện quy hoạch, kế hoạch trong năm trước,...
Phương pháp thống kê: thống kê các số liệu về diện tích đất đã thu thập từ
năm 2015 đến nay.
Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu thu thập được từ 2015 đến nay.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích và tổng hợp các dữ liệu thu
thập được
Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến các anh chị trong đơn vị thực
tập về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu
Công cụ hỗ trợ: sử dụng phần mềm micro v8i để thực hiện điều chỉnh,
biên tập lại bản đồ.
6) Ý nghĩa nghiên cứu:
Củng cố và hệ thống hóa những kiến thức lý thuyết về quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đã được học trên lớp.
Giúp bản thân nắm được những nội dung và phương pháp thực hiện được
quy định trong các văn bản luật hiện hành về công tác lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đai.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đánh giá năng lực của sinh viên trong
nghiên cứu và kĩ năng thực hành nghiệp vụ xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai.
7) Bố cục:
Nội dung của luận văn được trình bày như sau:
- Mở đầu.
- Chương 1: Cơ sở lý luân và pháp lý liên quan đến xây dựng kế hoạch
sử dụng đất.
2
- Chương 2: Thực trạng xây dựng kết quả sử dụng đất ở Huyện Bình
Chánh.
- Chương 3: Nội dung xây dựng kế hoạch sử dụng đất 2017 trên địa bàn
huyện Bình Chánh
- Kết luận và kiến nghị.
Danh mục tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
3
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
Quy hoạch sử dụng đất
Là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và
thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng
đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành
chính trong một khoảng thời gian xác định. (khoản 2, Điều 3 Luật Đất đai 2013)
Kế hoạch sử dụng đất
Là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong
kỳ quy hoạch sử dụng đất. (khoản 3, Điều 3 Luật Đất đai 2013). Như vậy,
KHSDĐ nhằm thực hiện chi tiết, cụ thể hóa quy hoạch sử dụng đất để sử dụng
đất theo từng thời kỳ cụ thể.
Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm
- Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng
đất quốc phòng an ninh là 05 năm; kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập
hằng năm.
1.1.2. Đất đai, vai trò, đặc điểm của đất đai trong phát triển kinh tế-xã
hội và quy luật phân vùng sử dụng đất
Đất đai
Đất đai là một phạm trù thể hiện mối quan hệ tổng hòa giữa hoạt động
kinh tế-xã hội của con người với đất, lớp bề mặt trái đất trên một lãnh thổ nhất
định. Vì vậy, đất đai có 2 thuộc tính là thuộc tính tự nhiên phản ánh chất lượng
tự nhiên của đất đai đáp ứng các nhu cầu vật chất của con người và thuộc tính xã
hội là tổng hòa các quan hệ xã hội được hình thành từ những tương tác thị
trường và phi thị trường.
Vai trò của đất đai
- Đất đai là một tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là điều kiện chung
nhất để tạo ra của cải vật chất.
- Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống.
- Đất đai là đối tượng, tư liệu sản xuất đặc biệt do nó có các tính đặc trưng
riêng như có độ phì, tính cố định về không gian, tính giới hạn về số lượng, tính
không thay thế, tính vĩnh cửu.
4
- Đất đai có vai trò quan trọng đối với các ngành sản xuất nông – lâm
nghiệp, phi nông nghiệp.
- Đất đai là bất động sản có giá trị trong phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc điểm của đất đai
- Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt
Trong quá trình sản xuất đất đai là cơ sở không gian bố trí lực lượng sản
xuất. Trong nông nghiệp đất đai là đối tượng lao động bởi trong quá trình sản
xuất con người tác động vào đất đai. Thông qua đất đai con người lại đưa chất
dinh dưỡng vào cây trồng, do đó đất đai là công cụ lao động.
Đất đai vừa là đối tượng vừa là công cụ lao động nên đất đai là tư liệu
sản xuất đặc biệt.
- Đất đai có 2 thuộc tính
Thuộc tính tự nhiên của đất đai bao gồm các đặc tính về không gian. Tính
chất tự nhiên của đất đai làm cho nó trở thành một loại hàng hóa đặc biệt bởi vì
đất đai có độ phì, có vị trí cố định không dịch chuyển được.
Thuộc tính xã hội của đất đai chính là vị thế của đất đai – là hình thức đo
sự mong muốn về mặt xã hội gắn với đất đai tại một vị trí nhất định, là thuộc
tính phi vật thể.
Quy luật phân vùng sử dụng đất
Lý thuyết về phân vùng chức năng đất đai được nghiên cứu đầu tiên bởi
Von Thunen (1926), tiếp tục được phát triển bởi William Alonso (1964) và ngày
nay được hoàn thiện bởi Hoàng Hữu Phê (2000).
Von Thunen: lý giải về phân vùng với đất nông nghiệp.
William Alonso: lý giải phân vùng đối với đất đô thị.
Cả hai lý giải của họ đều dựa vào chi phí của việc vận chuyển hàng hóa
và dịch vụ đến vi trí trung tâm để trao đổi.
Cả 2 lý giải của họ đều có chung kết luận: khi quy hoạch thì khoảng cách
tới trung tâm là yếu tố quyết định. Nhưng thực tế lại có những trường hợp ở
những vị trí trung tâm nhưng giá lại thấp hơn vùng ở xa. Nên cả 2 lý thuyết trên
đều không giải thích được. Từ đó lý thuyết Vịthế - chất lượng của Hoàng Hữu
Phê công bố vào năm 2000 dưới tiêu đề “Vịthế, chất lượng và sự lựa chọn khác:
Tiến tới một lý thuyết mới về dân cư đô thi” mô tả động học của việc hình thành
và phát triển các khu dân cư đô thị, đó là cơ chế của sự lựa chọn về nơi ở của
người dân trong không gian đô thị.
1.1.3. Hệ thống quy hoạch đất đai ở nƣớc ta hiện nay và những bất
cập trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay
a/ Hệ thống quy hoạch đất đai ở nước ta hiện nay
5
Hiện nay, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng
đất 5 năm (2011 -2015) cấp quốc gia đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết
số 17/2011/QH13. Bộ TN&MT đã đôn đốc, tổng hợp báo cáo của các Bộ,
ngành và địa phương và Bộ trưởng đã ký thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ
Báo cáo số 190/BC-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ gửi Quốc hội và Báo
cáo số 193/BC- CP ngày 06/6/2014 của Chính phủ trình Quốc hội về kết quả
kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị quyết số
17/2011/QH13 của Quốc hội. Cụ thể như sau:
- Đối với cấp tỉnh: Bộ đã trình Chính phủ xét duyệt quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) cho 63/63
tỉnh, thành phố thuộc Trung ương.
- Đối với cấp huyện: có 352 đơn vị hành chính cấp huyện được Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 49,93%);
có 330 đơn vị hành chính cấp huyện đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất (chiếm 46,81%); còn lại 23 đơn vị hành chính cấp huyện chưa triển
khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 3,26%).
- Đối với cấp xã: có 6.516 đơn vị hành chính cấp xã được cấp có thẩm
quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 58,41%); có 2.907 đơn
vị hành chính cấp xã đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm
26,06%); còn lại 1.733 đơn vị hành chính cấp xã chưa triển khai lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất (chiếm 15,53%).
Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử
dụng đất kỳ cuối (2016-2020): Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai việc
điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 05
năm kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
tại chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 20/05/2015. Đến hết tháng 06 năm 2015 đã có 06
Bộ, ngành và 52 tỉnh gửi Báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất và đăng ký nhu cầu sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 và còn một số
tỉnh, thành phố chưa gửi báo cáo. Kế hoạch tổ chức và thực hiện việc kiểm tra
các địa phương trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 05 năm (2011-2015) các cấp đã được thành lập.
b/ Những bất cập trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay
Quy hoạch sử dụng đất luôn gắn liền với kế hoạch sử dụng đất, bởi vì kế
hoạch sử dụng đất thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất thông qua những biện
pháp và thời gian cụ thể. Vì vậy nếu quy hoạch thiếu tính toán, không xác định
được thời hạn, không có kế hoạch cụ thể sẽ gây ra “quy hoạch treo”- là tình
trạng các quy hoạch có nội dung sử dụng đất nhưng không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng tiến độ.
Công tác lập, triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay đã ngày
càng hoàn thiện hơn và có những chuyển đổi tích cực nhưng trên thực tế vẫn còn
tồn tại nhiều điểm bất cập như:
6
- Một số địa phương phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp
huyện chậm trễ so với quy định, dẫn đến việc giao đất, cho thuê đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất không đúng theo kế hoạch
- Công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chưa phù hợp về thời
gian, nội dung với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng
xã hội.
- Chất lượng của nhiều quy hoạch còn thấp, thiếu đồng bộ trong sử dụng
đất cũng như chưa đầy đủ căn cứ pháp lý thể hiện qua việc các quy hoạch phải
điều chỉnh, bổ sung nhiều lần; thiếu tính khả thi, không đảm bảo nguồn lực đất
đai để thực hiện.
- Việc không đồng nhất các chỉ tiêu thống kê các loại đất dẫn đến việc
đánh giá các chỉ tiêu thực hiện quy hoạch không đầy đủ, chính xác. Chỉ tiêu phê
duyệt chưa đảm bảo diện tích đất tối thiểu so với quy chuẩn xây dựng về giao
thông, y tế, giáo dục…
- Nhiều địa phương còn gặp khó khăn, bị động khi giải quyết đối với
trường hợp biến động các chỉ tiêu sử dụng đất trong quá trình thực hiện so với
các chỉ tiêu đã được duyệt, phát sinh các dự án, công trình chưa có trong kế
hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện. Bên cạnh đó một số hạng mục công
trình đã có trong chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm nhưng cơ quan chủ đầu
tư chưa lập xong dự án và hồ sơ đất đai, phải lùi tiến độ thực hiện.
- Lực lượng cán bộ chuyên trách cho công tác này còn nhiều hạn chế về
năng lực. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ, thường xuyên dẫn
tới tình trạng vi phạm quy hoạch diễn ra nhưng chưa được phát hiện và xử lý kịp
thời.
- Công tác lấy ý kiến của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đai chưa thực sự được chú trọng.
- Tình trạng quy hoạch “treo” còn phổ biến. Trên cả nước vẫn còn hàng
ngàn dự án “treo” chưa được thu hồi. Việc xử các dự án sau khi thu hồi cũng
đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
- Đối với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện vẫn còn những
bất cập như về thời gian phê duyệt phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất từ cấp tỉnh
cho cấp huyện vẫn chưa phù hợp với thực tế; việc xác định nhu cầu sử dụng đất
cho các ngành, các lĩnh vực vẫn còn bất cập so với thực tiễn do vướng các quy
định về thời gian lập kế hoạch sử dụng đất; người sử dụng đất bị hạn chế nhiều
quyền; gặp khó khăn trong việc chuyển mục đích sử dụng đất.
1.2. Cơ sở pháp lý
1.2.1. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Theo Điều 35 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội, quốc phòng, an ninh.
7
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới
phải phù hợp với cấp trên; KHSDĐ phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. QH sử dụng đất cấp quốc gia
phải đảm bảo tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử
dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất cấp xã.
3. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
4. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích
ứng với biến đổi khí hậu.
5. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
6. Dân chủ và công khai
7. Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ
lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
8. Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất
phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, KHSDĐ đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
1.2.2. Căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
Theo khoản 3, Điều 40 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
a) Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
b) Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
c) Nhu cầu SDĐ trong năm KH của các ngành, lĩnh vực của các cấp;
c) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện KHSDĐ.
1.2.3. Nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện
Theo khoản 4, Điều 40 Luật đất đai 2013 quy định như sau:
a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện KHSDĐ năm trước;
b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong KHSDĐ cấp tỉnh
và diện tích đất theo nhu cầu sử dụng đất cấp huyện, cấp xã trong năm kế hoạch;
c) Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án
sử dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này trong
năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông
thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận
để đấu giá QSDĐ thực hiện dự án nhà ở, TM-DV, sản xuất, kinh doanh;
d) Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với
các loại đất phải xin phép quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57
của Luật Đất đai 2013 trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
đ) Lập bản đồ KHSDĐ hàng năm của cấp huyện;
g) Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
8
1.2.4. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Theo Điều 42 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
1. Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
Bội Tài nguyên và Môi trường chủ trì giúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch,
KHSDĐ cấp quốc gia.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất cấp huyện.
Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì giúp Ủy ban nhân dân cùng
cấp trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3. Bộ Quốc phòng tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc
phòng; Bộ công an tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
1.2.5. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, KHSDĐ
1. Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
2. Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; quy hoạch, KHSDĐ đất an ninh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch, KHSDĐ huyện.
Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua
quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trước khi trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.
Ủy ban nhân dân cấp huyện trình UBND cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch sử
dụng đất hàng năm của cấp huyện. UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 62 của
Luật này trước khi phê duyệt KHSDĐ hàng năm của cấp huyện.
Ngoài những nội dung quy định trong Luật đất đai 2013 còn có một số
văn bản dưới Luật như:
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật đất đai 2013;
- Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về
giá đất;
- Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
-Quyết định số 23/2010/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2010 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
9
- Thông tư 13/2011/TT-BTNMT quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử
dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Thông tư 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết về lập điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
- Thông tư 09/2015/TT-BTNMT ngày 23/03/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
Tiểu kết chƣơng 1:
Chương 1 đã trình bày được các cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý làm căn cứ
phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các cấp nói chung
và ở huyện Bình Chánh nói riêng. Qua đó giúp chúng ta nắm được các nguyên
tắc, căn cứ, trách nhiệm, thẩm quyền và nội dung thực hiện quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đề từ đó xây dựng kế hoạch sử dụng đất huyện Bình Chánh theo
đúng các quy định của pháp luật.
10
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH
2.1) Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bình Chánh
2.1.1) Khái quát điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên của
huyện Bình Chánh.
a) Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Huyện Bình Chánh là
một trong 5 huyện ngoại
thành, có tổng diện tích tự
nhiên là 25.255,99 ha, chiếm
12% diện tích toàn thành phố.
Huyện có 15 xã và 01 thị
trấn; trong đó Lê Minh Xuân
là xã có diện tích lớn nhất với
3.500,20ha (chiếm 13,9%
diện tích tự nhiên huyện) và
nhỏ nhất là xã An Phú Tây
với 586,57 ha (chiếm 2,3%
DTTN huyện). Nằm về phía
Tây của Thành phố, Bình
Chánh có vị trí địa lý như sau:
- Tọa độ địa lý: Từ
10 37’35” đến10052’29” vĩ
Bắc
và
106027’43”106052’29”kinh Đông.
0
- Ranh giới hành chính:
+ Bắc giáp Hóc Môn;
+ Nam giáp huyện Bến Lức và Cần Giuộc – tỉnh Long An;
+ Tây giáp huyện Đức Hòa – tỉnh Long An;
+ Đông giáp quận Bình Tân, quận 7, 8 và huyện Nhà Bè;
Với vị trí là cửa ngõ phía Tây vào nội thành TP. Hồ Chí Minh, có các trục
đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1, Tỉnh lộ 10, đại lộ Nguyễn Văn
Linh, Quốc lộ 50 nối huyện Bình Chánh với các huyện Cần Giuộc, Cần Đước
(Long An), đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương nối Bình Chánh nói riêng và
11
TP. Hồ Chí Minh nói chung với khu vực miền Tây,… tạo cho Bình Chánh trở
thành cầu nối giao lưu kinh tế, giao thương đường bộ giữa vùng đồng bằng Sông
Cửu Long với vùng kinh tế miền Đông Nam Bộ và các khu công nghiệp trọng
điểm ở phía Nam.
Bên cạnh đó, với hệ thống sông, kênh, rạch khá phong phú: sông Cần
Giuộc, Ông Lớn, kênh Xáng Đứng, Kênh Xáng Ngang … tạo cảnh quan sông
nước, có ý nghĩa quan trọng, là vùng đệm sinh thái phía Tây của thành phố Hồ
Chí Minh.
- Địa hình, địa mạo
Địa hình huyện Bình Chánh có dạng nghiêng và thấp dần theo hai hướng
Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây nam, với độ cao giảm dần từ 3m đến
0,3m so với mực nước biển. Có 3 dạng địa hình chính sau:
Dạng đất gò cao có cao trình từ 2 - 3m, có nơi cao đất 4m, thoát nước tốt,
có thể bố trí dân cư, các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các cơ sở
công nghiệp, phân bố tập trung ở các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B.
Dạng đất thấp bằng có độ cao xấp xỉ 2,0m, phân bố ở các xã: Tân Quý
Tây, An Phú Tây, Bình Chánh, Tân Túc, Tân Kiên, Bình Hưng, Phong Phú, Đa
Phước, Quy Đức, Hưng Long.
- Khí hậu
Bình Chánh nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất
xích đạo. Có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau, với đặc điểm chính là: Nhiệt độ tương đối ổn định, cao
đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 26,60C Nhiệt độ trung bình
tháng cao nhất là 280C (tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 24,80C
(tháng 12). Tuy nhiên, biên độ nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào
mùa khô có trị số 80C - 1000C. Lượng mưa trung bình năm từ 1300 mm - 1770,
tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa hình. Mưa phân bổ không đều giữa các
tháng trong năm, mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9; vào tháng 12, tháng 1
lượng mưa không đáng kể. Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5%, cao
nhất vào các tháng 7, 8, 9 là 80% - 90%, thấp nhất vào các tháng 12, là 70%.
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 - 2.920 giờ.
- Thủy văn
Huyện Bình Chánh có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng (khoảng 10
sông, rạch chính): Phần lớn sông, rạch nằm ở khu vực hạ lưu, nên nguồn nước bị
ô nhiễm do nước thải từ các khu công nghiệp của thành phố đổ về như: nước
đen từ kênh Tàu Hủ, kênh Tân Hóa - Lò Gốm, kênh Đôi, rạch Nước Lên, rạch
Cần Giuộc…đã ngày càng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp (đặc
biệt là nuôi trồng thuỷ sản) cũng như đối với môi trường sống của nhân dân
trong các khu dân cư. Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối
chế độ thuỷ văn của huyện và nét nổi bật của dòng chảy là sự xâm nhập của thủy
triều.
12
b) Các nguồn tài nguyên
+ Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 25.255,29 ha, chiếm tỷ trọng 11,97%
diện tích toàn Thành Phố và gấp 1,8 lần diện tích khu vực nội thành. Trong đó:
có 888ha đất sông suối mặt nước chuyên dùng, còn lại 24.376,29 ha đất mặt,
chia làm 3 nhóm đất chính:
Bảng 2.1: Phân loại và thống kê diện tích các loại đất huyện Bình Chánh
STT
Phân loại theo HTVN
Chuyển đổi
Ký hiệu
Diện tích
Fao/UNESCO theo FAO
Ha
1
Đất xám
Acrisols
2
Đất xám trên phù sa cổ
haplic Acrisols
3
Đất xám gley
gley Acrisols
4
Đất phù sa
Fluvisols
AC
%
2.749,16
10,89
ACha
659,52
2,61
ACg
2.089,65
8,27
FL
11.174,74
44,25
FLca
7.211,36
28,55
FLg
3.963,38
15,69
FLt
10.452,39
41,39
FLto
5.950,52
23,56
FLtp
4.501,86
17,83
888,00
4,48
25.255,29
100,00
cambic
5
Đất phù sa loang lỗ đỏ vàng
Fluvisols
6
Đất phù sa gley
gley Fluvisols
thionic
7
Đất phèn
Fluvisols
orthithionic
8
Đất phèn phát triển
Fluvisols
protothionic
9
Đất phèn tiềm tàng
Fluvisols
Sông suối
10
TỔNG CỘNG
(Nguồn: Thống kê của Ủy ban nhân dân Huyện Bình Chánh)
- Đất xám: phân bố chủ yếu ở các xã như xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B. Có
diện tích 2.749,16 ha (chiếm 10,89% diện tích đất mặt trên địa bàn toàn huyện).
Trong đó chia làm hai nhóm phụ: đất xám phù sa cổ có diện tích 659,52ha và
13
xám gley với diện tích 2.089,65 ha. Đất có thành phần cơ giới nhẹ (cát pha thịt),
kết cấu rời rạc, hàm lượng cấp hạt cát ở tầng mặt đạt đến 60% nhưng càng
xuống sâu hàm lượng cát giảm, lượng sét tăng lên. Hàm lượng chất hữu cơ thay
đổi từ 1-2%, độ pH = 4-5, nếu được cải tạo sẽ rất thích hợp cho hoa màu.
Đất xám trên phù sa cổ: có tầng đất dày, cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, nghèo
dinh dưỡng, nghèo lân và kali tổng số. Xét về mức độ thích nghi thì đất này phù
hợp với loại đất xây dựng hơn là đất nông nghiệp vì có nền móng tương đối ổn
định.
Đất xám gley là nhóm đất có thời gian bị ngập nước (từ 1-3 tháng/năm)
có thể trồng lúa nước 1-2 vụ, tuy nhiên hiệu quả không cao, thích hợp cho hoa
màu hơn.
Đất phù sa: có diện tích 11.174,74 ha (44,25% diện tích đất mặt trên địa
bàn toàn huyện) do hệ thống sông Cần Giuộc và Chợ Đệm bồi đắp, phân bố chủ
yếu ở các xã Tân Quý Tây, An Phú Tây, Hưng Long, Quy Đức, Đa Phước, Bình
Chánh, Tân Túc. Đây là nhóm đất tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
huyện, đất có thành phần cơ giới trung bình, hàm lượng hữu cơ khá (2-10%),
nghèo lân, kali khá.
Đất phèn : thuộc vùng đất thấp trũng, bị nhiễm phèn mặn, phân bổ chủ
yếu tại các xã Tân Nhựt, Bình Lợi, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân, có diện tích
10.452,39 ha (41,39% diện tích đất mặt trên địa bàn toàn huyện). Chia làm 2
nhóm đất phèn hoạt động (đất phèn phát triển) có diện tích 5.950,52 ha và đất
phèn tiềm tàng với diện tích 4.501,86 ha. Đất có thành phần cơ giới nặng (hàm
lượng sét đạt 40-50%), hàm lượng chất hữu cơ cao nhưng độ phân hủy kém nên
đất dễ thiếu N, nghèo lân, kali ở mức trung bình, đất chua, pH<4,5, hàm lượng
SO2-, Al3+, Fe2+ cao. Nhóm đất này có độ phì tiềm tàng cao nhưng do chua và
hàm lượng độc tố lớn nên trong sử dụng cần chú ý các biện pháp cải tạo và sử
dụng (“ém phèn”, rửa phèn, lên líp đúng kỹ thuật, lựa chọn cây trồng phù hợp
như mía, dứa, dừa, tràm…)
+ Tài nguyên nước
Tài nguyên nước mặt
Các sông, rạch trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều
của 3 hệ thống sông lớn: Nhà Bè – Xoài Rạp, Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn.
Mùa khô độ mặn xâm nhập vào sâu nội đồng, độ mặn khoảng 4‰, mùa mưa
mực nước lên cao nhất 1,62 m, gây lụt cục bộ ở các vùng trũng của huyện.
Phần lớn sông, rạch của huyện nằm ở khu vực hạ lưu, nên thường bị ô
nhiễm bởi nguồn nước thải ở đầu nguồn, từ các khu công nghiệp của Thành phố
đổ về như: kênh Tàu Hủ, kênh Tân Hóa – Lò Gốm, kênh Đôi, rạch Nước Lên,
sông Cần Giuộc… gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là nuôi
trồng thủy sản) cũng như môi trường sống của dân cư.
Tài nguyên nước ngầm
14
Nguồn nước ngầm cũng tham gia một vai trò lớn trong việc phát triển
KT-XH huyện. Nước ngầm phân bố rộng khắp, nhưng chất lượng tốt vẫn là khu
vực đất xám phù sa cổ (Vĩnh Lộc A,B) độ sâu từ 5 - 50m và có nơi từ 50 100m, đối với vùng đất phù sa và đất phèn thường nước ngầm bị nhiễm phèn
nên chất lượng nước không đảm bảo.
Nhìn chung: nguồn nước ngầm phân bố khá rộng nhưng ở độ sâu từ 150 300m, nước ngầm ngọt phân bố chủ yếu ở các tầng chứa nước Pleitoxen, trong
đó có nơi 30 - 40m. Trừ các xã phía Bắc là Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B nguồn
nước ngầm không bị nhiễm phèn, nên khai thác nước tưới phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp cũng như nước sinh hoạt, vào tháng nắng mực nước
ngầm cũng tụt khá sâu trên 40 m, các xã còn lại nguồn nước ngầm đều bị nhiễm
phèn.
+ Tài nguyên khoáng sản
Bình Chánh không có khoáng sản quý hiếm, vật liệu xây dựng khá phong
phú. Theo tài liệu của Đoàn Địa chất thành phố sơ bộ đánh giá như sau :
- Thân quặng 1 : Sét gạch ngói nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc, chiếm diện
tích 200 ha, trữ lượng 4 triệu m3.
- Thân quặng 2 : Cùng nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc, trữ lượng dự đoán
tới 20 triệu m3.
- Thân quặng 3 : Sét gạch ngói nằm trên địa bàn xã Tân Túc, trữ lượng dự
đoán khoảng 10 triệu m3.
- Than bùn nằm rải rác phía cầu An Hạ, nông trường Lê Minh Xuân.
+ Tài nguyên rừng
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2011, diện tích đất lâm nghiệp trên địa
bàn huyện 981,94 ha, chiếm 3,89% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Tập
trung ở 2 xã Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai do lâm trường Láng Le và công ty
TNHH Một Thành Viên Cây Trồng quản lý. Trong đó, diện tích rừng sản xuất
chiếm chủ yếu với 718,37 ha (73,16% diện tích đất lâm nghiệp), diện tích đất
rừng phòng hộ 234,46 ha, còn lại diện tích rừng đặc dụng 29,11 ha (trại thực
nghiệm lâm nghiệp)
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn khoảng 3.370ha đất trồng cây lâu năm
khác (chủ yếu là tràm) phân bố ở hầu hết ở các xã. Trong đó, diện tích cây lâu
năm khác trồng mang tính tập trung phân bổ chủ yếu ở các xã Vĩnh Lộc A
164ha; Vĩnh Lộc B 123ha, Bình Lợi 224ha…
+ Tài nguyên nhân văn
Bình Chánh hiện nay được chính thức thành lập vào ngày 02/12/2003
(thực hiện theo Nghị định 130/2003/NĐ ngày 5 tháng 11 năm 2003 của Thủ
tướng Chính phủ về việc chia tách địa giới hành chánh) trên cơ sở tách 4 xã, thị
trấn: Tân Tạo, Bình Trị Đông, Bình Hưng Hòa và Thị trấn An Lạc thuộc huyện
Bình Chánh cũ để thành lập quận Bình Tân, phần còn lại tái lập lại huyện Bình
15
Chánh bây giờ với tổng diện tích là 25.255ha, chia ra thành 16 xã – thị trấn, dân
số trung bình năm 2011 là 467.459 người.
Trong chiến tranh, Bình Chánh là địa bàn có truyền thống yêu nước và
đấu tranh dũng cảm. Ngay thế kỷ 19, đây là địa bàn hoạt động của Bình Tây Đại
Nguyên Soái Trương Định và các lực lượng kháng chiến khác. Những năm
1931-1945, Trung Huyện là địa bàn hoạt động của Xứ ủy Nam Kỳ, Ủy ban
Kháng chiến Nam Bộ, Công an Nam Bộ, quân khu 7. Đặc biệt, khu vực cạnh
sông Chợ Đệm, thuộc ấp 4, xã Tân Kiên chính là nơi được Xứ ủy Nam Kỳ họp
quyết định cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ngày 25-8-1945.
Đánh giá chung những thuận lợi, hạn chế về điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên của huyện Bình Chánh
a. Thuận lợi
Bình Chánh nằm ở cửa ngõ phía Tây của Thành phố, với các trục đường
giao thông quan trọng nối liền các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đến các tỉnh
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các Tỉnh miền Đông Nam Bộ
Với hệ thống sông, kênh, rạch khá phong phú tạo cảnh quang sông nước,
có ý nghĩa quan trọng là vùng đệm sinh thái phía Tây của thành phố Hồ Chí
Minh đồng thời thuận tiện cho lưu thông đường thủy, đảm bảo môi trường sinh
thái trong sản xuất nông nghiệp và tiêu thoát nước tự nhiên hiện nay.
Quỹ đất nông nghiệp dự trữ khá lớn để đáp ứng cho nhu cầu phát triển
các mục đích khác, do vậy thuận lợi cho tiến trình đô thị hóa của Huyện trong
việc bố trí các dự án, công trình.
b. Khó khăn
Chất lượng nguồn nước mặt tại các tuyến sông, kênh rạch trên địa bàn
Huyện tuy được cải thiện đáng kể nhưng ở nhiều khu vực vẫn còn bị ô nhiễm rất
nặng, nguyên nhân do huyện Bình Chánh nằm ở khu vực giáp ranh tiếp nhận
nguồn nước thải của một số địa phương ngoài Huyện đổ về như Hóc Môn, Quận
8 và chất lượng nước mặt bị ảnh hưởng qua lại giữa Huyện và các huyện Cần
Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa tỉnh Long An… làm cho tình hình ô nhiễm môi
trường vẫn còn diễn biến phức tạp.
2.1.2Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế- xã hội
Thực trạng phát triển kinh tế
Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Qua 5 năm (2006-2010)
thựchiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế theo Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ huyện lần thứ IX; trong bối cảnh có những thuận lợi cơ bản, song
cũng gặp nhiều khó khăn thời tiết, giá cả, thị trường, dịch bệnh…đặc biệt là
chịu ảnh hưởng của lạm phát và suy giảm kinh tế toàn cầu, nhưng kinh tế trên
địa bàn huyện vẫn được giữ vững và tiếp tục tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng khu vực kinh tế công nghiệp - xây
dựng và dịch vụ tăng, nông – lâm nghiệp - thủy sản giảm.
16
Tăng trưởng kinh tế: giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng bình quân
đạt 21,03%/năm (tăng 5,03% so với chỉ tiêu kế hoạch) cao hơn bình quân toàn
Thành phố (11,8%). Trong đó ngành công nghiệp – xây dựng là lĩnh vực lớn
nhất, là động lực tăng trưởng chính của kinh tế trên địa bàn huyện, giai đoạn
2006-2010 hoạt động sản xuất công nghiệp có bước phát triển mạnh, tốc độ tăng
trưởng giá trị bình quân 24,34%/năm (vượt 4,34% so với kế hoạch);
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: theo hướng tích cực, ngành công nghiệp –xây
dựng ngày càng phát huy được thế mạnh, khẳng định được vai trò chủ lực trong
phát triển kinh tế - xã hội của Huyện, nên tỷ trọng ngành công nghiệp – xây
dựng tăng từ 65% năm 2005 lên 75% năm 2010, tương ứng tỷ trọng ngành nông
lâm thủy sản giảm từ 14% năm 2005 xuống còn 6% năm 2010; tỷ trọng ngành
thương mại – dịch vụ duy trì mức 19-20%.
Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:
* Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Giai đoạn 2006-2010, giá trị sản xuất tăng bình quân 24,34%/năm, một số
ngành có tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp như: sản xuất
thực phẩm đồ uống (tăng bình quân 28,34%/năm), ngành dệt (tăng
28,08%/năm), ngành thuộc da, sản xuất vali, túi xách (tăng 28,37%/năm), ngành
sản xuất hóa chất, sản phẩm từ hóa chất (tăng 24,73%/năm), sản xuất các sản
phẩm từ cao su, plastic (tăng bình quân 32,32%/năm), sản xuất các sản phẩm từ
kim loại (tăng 29,28%/năm)
Năm 2010, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã
dần được khắc phục, tạo ra những tác động tích cực đến phát triển kinh tế của
Huyện. Năm 2011, giá trị sản xuất (giá CĐ1994) của Huyện đạt 4.825,6 tỷ đồng
(tăng 34,35% so với năm 2010), tổng số doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp
ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 1.377 đơn vị, trong đó có 55 công ty
cổ phần, 609 công ty trách nhiệm hữu hạn, 264 Danh nghiệp tư nhân, 449 chi
nhánh doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Về khu công nghiệp và cụm công nghiệp: đã thành lập và đi vào hoạt
động gồm 02 khu công nghiệp (KCN Lê Minh Xuân, KCN Vĩnh Lộc) và 01
cụm công nghiệp (cụm tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân) thu hút được 330
doanh nghiệp và hộ kinh doanh đầu tư trong đó có 33 doanh nghiệp có 100%
vốn nước ngoài.
+ Khu công nghiệp Lê Minh Xuân: được thành lập năm 1997 quy mô
104ha tại xã Lê Minh Xuân, toàn khu hiện có 170 doanh nghiệp và lấp đầy
100%.
+ Khu công nghiệp Vĩnh Lộc: được thành lập năm 1997, quy mô 207ha
tại xã Vĩnh Lộc A (107ha) và phường Bình Hưng Hòa quận Bình Tân. Hiện nay
đã cơ bản xây dựng hoàn thành và lấp đầy.
+ Cụm tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân: diện tích 17ha tại xã Tân
Nhựt, tổng cộng 267 lô đất và đã tiếp nhận khoảng 130 doanh nghiệp.
17
- Ngoài ra trên địa bàn Huyện còn các khu, cụm công nghiệp đang triển
khai thực hiện: Khu công nghiệp ( Lê Minh Xuân II 338ha; Lê Minh Xuân III
242ha; Lê Minh Xuân mở rộng 120ha, Vĩnh Lộc mở rộng 56,1ha; An Hạ
123,5ha; Phong Phú 148,4ha), Cụm công nghiệp (Tổng công ty nông nghiệp Sài
Gòn 89ha, Trần Đại Nghĩa 50ha, Quy Đức 70ha, Tân Túc 30ha, Đa Phước
90ha).
*Thương mại – dịch vụ:
Giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 18,53%/năm, năm
2011 giá trị sản xuất đạt 2.571 tỷ đồng, tổng số doanh nghiệp, chi nhánh doanh
nghiệp ngành thương mại – dịch vụ là 1.379 đơn vị, trong đó có 57 công ty cổ
phần, 452 công ty Trách nhiệm hữu hạn, 524 Doanh nhiệp tư nhân, 445 chi
nhánh doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn huyện năm 2011 là 246,732
triệu USD (tăng 12,02% so với 2010), kim ngạch nhập khẩu 293,788 triệu USD
(tăng 14,1% so với cùng kỳ).
Nhìn chung, hoạt động thương mại - dịch vụ đang có xu hướng phát triển
mạnh về số lượng và chất lượng, nhất là lĩnh vực dịch vụ. Mặc dù bị ảnh hưởng
chung của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực, nhưng trong 5 năm qua với
phương thức kinh doanh mới, linh hoạt, chủ động nên thương nghiệp quốc
doanh và hợp tác xã mua bán huyện đã giữ vững lợi thế cạnh tranh trong cơ chế
thị trường. Tuy nhiên trong những năm tới, cần tiếp tục phát huy có hiệu quả và
không ngừng đầu tư phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ thương mại
nhằm từng bước nâng cao tỷ trọng của ngành, trong cơ cấu nền kinh tế của
huyện cần phải dành một quỹ đất nhất định cho một số xã chưa có mạng lưới
chợ.
* Nông lâm thủy sản:
Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất giảm từ 14,11%
năm 2005 xuống còn 6,79% năm 2010, tuy nhiên giá trị sản lượng nông nghiệp
vẫn tăng và đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 4,54%/năm giai đoạn
2006-2010.
Cơ cấu giá trị sản lượng trong nội bộ ngành nông nghiệp dịch chuyển theo
hướng tích cực, ngành trồng trọt giảm dần từ 59,53% năm 2005 còn 46,48%
năm 2010, ngành chăn nuôi tuy chiếm tỉ trọng thấp hơn so với trồng trọt nhưng
có xu hướng tăng dần từ 35,49% lên 39,97%; ngành thủy sản tăng từ 4,18% năm
2005 lên 12,62% năm 2010. Các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi
tiếp tục được triển khai, điểm nổi bật trong thời gian qua là sự chuyển dịch mạnh
cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất nông nghiệp chất lượng cao
với sự phát triển của ngành chăn nuôi, thủy sản, hoa lan cây kiểng, cá kiểng, rau
an toàn.
Năm 2011, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 393,12 tỷ đồng, trong
đó: ngành trồng trọt đạt 166,1 tỷ đồng (chiếm 42,25% cơ cấu ngành), ngành
18
chăn nuôi 184,5 tỷ đồng (chiếm 46,93% cơ cấu ngành), ngành thủy sản 40 tỷ
đồng (10,19% cơ cấu ngành) và ngành lâm nghiệp 2,57 tỷ đồng (chiếm 0,63%
cơ cấu ngành).
Nhìn chung, nông nghiệp vẫn là một thế mạnh và không thể coi nhẹ trong
một số năm trước mắt, vấn đề quan trọng là phải thúc đẩy nông nghiệp phát triển
đúng hướng để vừa tạo việc làm cho lực lượng lao động, vừa theo kịp được trình
độ tiên tiến trong nước và khu vực, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển nông nghiệp
với tôn tạo và làm đẹp cảnh quan, góp phần xứng đáng vào phát triển kinh tế xã
hội của Huyện.
Phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn:
* Khu vực đô thị
Theo thống kê đất đai năm 2011, diện tích đất đô thị của huyện Bình
Chánh có 855,40 ha (thị trấn Tân Túc), chiếm 3,39% diện tích tự nhiên của
huyện. Dân số đô thị 15.119 người, mật độ dân số bình quân 1.767 người/km2,
diện tích đất ở 67,34 ha, bình quân đất ở trên người là 44,54 m2/người, con số
này phù hợp so với quy định về tiêu chuẩn đất ở đô thị.
Thị trấn Tân Túc có chức năng trung tâm của huyện Bình Chánh và khu
vực. Thị trấn được xác định là một đô thị phụ cận vệ tinh, là trung tâm hành
chính, văn hoá, thể dục thể thao, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; thương mại
dịch vụ, khu dân cư tập trung xây dựng mới … chủ yếu phân bố ngay trên các
tuyến đường trung tâm của thị trấn. Trong những năm gần đây, khu vực đô thị
có nhiều thay đổi. Các công trình xây dựng như trụ sở làm việc của các cơ quan,
công trình phúc lợi xã hội, mạng lưới điện chiếu sáng đô thị, mạng lưới thông
tin, bưu điện, phát thanh truyền hình, dịch vụ ngân hàng, thương mại, du lịch…
nhà ở đang được cải tạo, nâng cấp với kiến trúc khang trang.
Tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố tăng lên đáng kể. Hệ thống công viên, vườn
hoa, khu vui chơi giải trí hầu như chưa được đầu tư xây dựng. Đây là hạn chế
trong việc nâng cao đời sống tinh thần của người dân, cần được khắc phục trong
thời gian tới.
* Khu vực nông thôn
Diện tích đất khu vực nông thôn của huyện là 24.399 ha, chiếm 96,61%
diện tích tự nhiên. Dân số nông thôn có 428.838 người, chiếm 96,13% dân số
của huyện, bình quân 1.758 người/km2, diện tích đất ở nông thôn là 2.470 ha,
bình quân có 57,6 m2/người.
Các điểm dân cư nông thôn phân bố tập trung thành từng ấp dọc theo các
trục giao thông chính, gần chợ, ven sông, rạch để thuận lợi cho việc sinh hoạt và
trồng trọt, chăn nuôi. Điều kiện nhà ở của người dân trong huyện còn thấp, số
nhà đơn sơ chiếm tỷ lệ cao, trong khi loại nhà kiên cố chỉ chiếm tỷ lệ thấp, mật
độ xây dựng bình quân thấp. Tuy nhiên tại các khu vực đô thị giáp ranh nội
thành, có nơi mật độ xây dựng dân cư rất cao.
19
Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện, bưu chính viễn thông, cơ sở văn
hoá xã hội phục vụ công cộng trong các khu dân cư, đã có nhiều đổi mới và từng
bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Tuy nhiên, việc xử lý rác thải sinh hoạt,
phân gia súc chưa tốt, đặc biệt là việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học đã
gây nên ô nhiễm cục bộ cho từng khu vực.
Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
* Giao thông đường bộ
Trong quá trình phát triển, đã hình thành mạng lưới giao thông đối ngoại
khá hợp lý, nếu mạng lưới này được nâng cấp một cách đúng mức sẽ tạo cho Tp.
Hồ Chí Minh nói chung và Bình Chánh nói riêng có cơ hội để mở rộng giao lưu,
phát huy lợi thế về vị trí địa lý.
Tổng chiều dài các tuyến đường trên địa bàn huyện là 412,23km, trong đó
có 52 tuyến đường do Thành phố quản lý với tổng chiều dài 139,95km và 142
tuyến do UBND Huyện quản lý với tổng chiều dài 272,28km, không kể các
tuyến đường nhỏ, hẻm phân cấp cho UBND xã, thị trấn quản lý.
Về đường giao thông đối ngoại hiện hữu: có các tuyến quốc lộ 1A, quốc
lộ 50, đường dẫn vào đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, Tỉnh lộ 10,
Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Thị Tú… Cụ thể như sau:
- Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương: Đây là tuyến ngoại vi
có tiêu chuẩn kỹ thuật cao nối kết thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh đồng
bằng Sông Cửu Long, tuyến bắt đầu từ khu vực phía Tây - Nam thành phố tại
điểm giao với đường vành đai 2 ở khu vực huyện Bình Chánh, qua tỉnh Long An
tới tỉnh Tiền Giang. Tuyến qua huyện có chiều rộng lòng đường 39-41m, dài
10,05km, lộ giới 120m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.
- Đường Nguyễn Văn Linh: Bao gồm một đoạn tuyến có chức năng là
đường Vành đai 2 thành phố (đoạn từ nút Trịnh Quang Nghị về phía Đông),
tuyến có chiều rộng lòng đường 25-30m, dài 10,98km, lộ giới 120m, kết cấu mặt
đường bê tông nhựa.
- Đường Quốc Lộ 1A: đây là cửa ngõ phía Tây - Nam ra vào thành phố,
nối kết với thành phố Hồ Chí Minh tại ngã ba An Lạc - điểm giao với đường
Hùng Vương nối dài với chiều dài 8,97km, chiều rộng lòng đường 19-19,5m, lộ
giới 120m.
- Đường Trịnh Quang Nghị (HL7) với chiều dài tổng cộng 2,98 km,
chiều rộng lòng đường từ 5-6 m, lộ giới 60m.
- Đường Tỉnh Lộ 10: đây là trục hướng tâm thành phố chiều dài 9,04
km, chiều rộng lòng đường từ 6 -7 m, lộ giới 40m.
- Đường Nguyễn Thị Tú (HL13) với chiều dài 0,46 km, chiều rộng lòng
đường từ 7,5-8,5 m, lộ giới 40m.
20
- Đường Quốc Lộ 50: Đây là tuyến cửa ngõ phía Nam ra vào thành phố
với chiều dài tổng cộng 10,03 km, chiều rộng lòng đường từ 5.5-7,5m. Lộ giới
40 m.
* Giao thông nông thôn
Các tuyến đường giao thông nông thôn phần lớn chưa được đầu tư theo
quy hoạch lộ giới được duyệt. Các tuyến đường do Huyện quản lý có mặt cắt
ngang đường trung bình từ 5,0 đến 6,0m, chưa có hệ thống thoát nước, vỉa hè,
cần đầu tư nâng cấp để đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu phát triển
* Về giao thông đường thủy
Huyện Bình Chánh có nhiều sông rạch hiện hữu, trong đó một số tuyến
sông rạch chính có chức năng giao thông thủy. Các sông rạch có chức năng giao
thông thủy bao gồm: Tuyến Vành đai ngoài (sông Chợ Đệm, Bến Lức, kênh Lý
Văn Mạnh, kênh Xáng Ngang, kênh Xáng Đứng, kênh An Hạ), sông Cần Giuộc,
rạch Bà Tỵ, Rạch Bà Lớn - rạch Chổm, rạch Bà Lào - rạch Ngang, Tắc Bến Rô,
rạch Chiếucầu Bà Cả và rạch Ông Lớn. Trong đó: bao gồm 01 tuyến cấp III
chiều dài 11,5km; 05 tuyến cấp IV chiều dài 25km
* Thủy lợi
Thủy lợi có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, cải thiện môi
trường, làm đẹp cảnh quan và trữ nước cho sinh hoạt. Trên địa bàn huyện hiện
có 04 tuyến sông, 82 tuyến rạch, 96 kênh mương, 12 công trình đê bao thủy lợi,
20 bờ bao, 102 cống thủy lợi đầu mối. Trong các tuyến sông, kênh, rạch nêu trên
chỉ có các tuyến có chức năng giao thông thủy như: Sông Cần Giuộc, Sông Chợ
Đệm, rạch Bà Ty, rạch Bà Lớn – rạch Chồm, rạch Bà Lào – rạch Ngang, rạch
Bến Rô, rạch Chiếu, các tuyến còn lại có nướcchức năng tiêu thoát nước.
Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội của Huyện
Bình Chánh.
a. Thuận lợi
Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của Huyện đã được đầu tư khá lớn, nhiều
công trình giao thông trọng điểm như: Đại lộ Võ Văn Kiệt, đường cao tốc thành
phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, Tỉnh lộ 10, đường nối đại lộ Nguyễn Văn
Linh với đường cao tốc được xây dựng, góp phần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ
kinh tế - xã hội ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để huyện kêu gọi, thu hút
đầu tư, đảm bảo giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo mục tiêu, định
hướng đề ra.
Tài nguyên nước dồi dào, lao động sẵn có, có quỹ đất để mở rộng sản
xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, phát triển nền
nông nghiệp sinh thái và chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hoá, với những sản phẩm có chất lượng cao cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Ngoài ra, Huyện có nhiều di tích lịch sử, văn hoá, đây là tiềm năng để phát triển
các loại hình dịch vụ, du lịch khi được khơi dậy và phát huy sẽ góp phần đẩy
nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
21
Kết cấu hạ tầng được đầu tư, cơ cấu kinh tế, lao động có sự chuyển dịch
tích cực, phát huy thế mạnh, tiềm lực của địa phương, chất lượng tăng trưởng
kinhtế được cải thiện là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội
chonhững năm tiếp theo.
Địa bàn khu quy hoạch có nhiều thế mạnh và tiềm năng cho việc phát
triểnthành đô thị.
Tiềm lực lớn về đất đai: Quỹ đất dồi dào đủ khả năng cho việc phát
triểnđô thị một cách đồng bộ. Hiện nhiều khu đất nông nghiệp bị nhiễm phèn,
năng suất thấp và đất chưa sử dụng còn tới 173 ha tập trung ở các xã Vĩnh Lộc
A, Lê Minh Xuân và Bình Lợi.
Tốc độ phát triển đô thị: Đô thị hóa với tốc độ khá nhanh, nhiều dự
ánđang xúc tiến đầu tư với quy mô lớn đã trở thành hạt nhân tác động thúc đẩy
nền kinh tế phát triển và là nơi thu hút dân cư từ nội thành ra, góp phần thực
hiện chương trình giãn dân của Thành phố, hiện đại hóa nông thôn.
Phát triển kinh tế: Công nghiệp hiện trên đà phát triển; với các khu –
cụmcông nghiệp tập trung quy mô lớn đang xây dựng…là nơi thu hút nhiều lao
động, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đây là nhân tố thuận lợi cho sự phát triển
kinh tế xã hội của huyện.
Về cảnh quan môi trường : Hệ thống sông rạch nhiều, cảnh quan
thiênnhiên đẹp, phong phú có thể tận dụng phát triển hệ thống cây xanh kết hợp
mặt nước tạo môi trường thiên nhiên trong lành và thoáng đẹp.
b. Hạn chế
Đội ngũ lao động đông đảo là vốn quý báu, là nhân tố tích cực để phát
triển sản xuất. Song trình độ dân trí chưa cao, lao động phổ thông chiếm tỷ trọng
lớn. Vì vậy nhu cầu đào tạo tay nghề đáp ứng sản xuất theo công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là một vấn đề cần phải thực hiện.
Các công trình công cộng về thể loại tương đối đầy đủ nhưng quy mô nhỏ
và chất lượng kém chưa đảm bảo phục vụ nhân dân.
Nhà ở hình thành và phát triển theo dạng tự phát, các điểm dân cư bám
dọc theo các trục lộ giao thông, sông rạch, làm ảnh hưởng đến lưu thông, chất
lượng nhà và các tiện nghi sinh hoạt còn thấp. Dân cư hiện còn nhiều hộ sống
giữa khu đất canh tác, không tiện cho việc cấp nước ....Các cơ sở sản xuất CN –
TTCN xen cài trong khu dân cư, không đồng bộ trong đầu tư cơ sở hạ tầng,
không có khoảng cách ly để đảm bảo về vệ sinh, gây ô nhiễm đáng kể đến môi
trường không khí, đất và nước.
Hệ thống hạ tầng phát triển nhưng chất lượng công trình chưa cao, bán
kính phục vụ chưa đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển dân cư theo lối sống đô
thị.
Thực trạng hiện nay, sự tăng trưởng kinh tế của huyện chưa thật ổn định
và vững chắc, ngành dịch vụ còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế, chưa
22
tương xứng với tiềm năng của Huyện trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế.
Thu nhập và mức sống của một bộ phận nhân dân vẫn còn khó khăn, đáng
lo ngại là có xu hướng phân hóa giàu nghèo ở nông thôn.
Tốc độ đô thị hoá ngày càng diễn ra nhanh chóng đã làm phát sinh nhiều
vấn đề phức tạp nhất là đất đai, môi trường, số lượng dân nhập cư tăng cao, tỷ lệ
lao động chưa có việc làm và thiếu việc làm còn cao. Một số đơn vị sản xuất
công nghiệp có trang thiết bị máy móc và công nghệ lạc hậu. Các sản phẩm
hàng hoá chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài.
Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua trên địa
bàn huyện là đúng hướng, thích ứng với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
quá trình đô thị hóa nhanh của một vùng ven. Trong những năm tới khi quá trình
công nghiệp hóa đã bước vào giai đoạn phát triển ổn định, cần tiếp tục phát huy
lợi thế của các hoạt động thương mại dịch vụ, tăng nhanh tỷ trọng khu vực này
trong cơ cấu kinh tế, đồng thời từng bước giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Có
như vậy, nền kinh tế của huyện mới phát triển cân đối, bền vững, tương xứng
với vị trí, vai trò và tiềm năng của huyện.
2.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2016
2.2.1. Hiện trạng theo từng loại đất
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Bình Chánh theo kế hoạch được duyệt
là 25.255,99ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp là 17032,54ha, chiếm 67,43% diện tích tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp là 8223,44ha, chiếm 32,56% diện tích tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng là 0ha
Đất nông nghiệp
Bảng 2.2: Bảng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Bình Chánh
năm 2016.
STT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
Chỉ tiêu sử dung đất
Đất nông nghiệp
Đất trồng lúa
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa
nước
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất rừng sản xuất
Đất nuôi trồng thủy sản
23
Mã
NNP
LUA
Diện tích (ha)
17.032,54
5.313,26
LUC
HNK
CLN
RPH
RDD
RSX
NTS
3.638,59
5.802,74
262,68
29,92
769,81
1.145,83
STT
1.8
1.9
Chỉ tiêu sử dung đất
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Mã
LMU
NKH
Diện tích (ha)
69,71
(Nguồn: Phòng TN&MT Huyện Bình Chánh)
Đất nông nghiệp chiếm rất lớn trong diện tích của huyện với 17.032,54
ha, chiếm 67,43% diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó:
-Đất trồng lúa là 5.313,26 ha, chiếm 31,19%. Diện tích đất trồng lúa phân
bổ ở các xã: An Phú Tây (211,35 ha), Tân Quí Tây (230, 86ha), Tân Nhựt
(1.220,29ha), Tân Kiên (294,52 ha), Vĩnh Lộc A ( 474,81 ha), Vĩnh Lộc B
(111,23ha), Qui Đức (312,59ha), Hưng Long (512,92ha), Đa Phước (591,96ha),
Lê Minh Xuân (446,90ha), Bình Hưng (33,54ha), Bình Chánh (243,45ha),
Phong Phú (129,21ha), thị trấn Tân Túc (300,25ha), Bình Lợi (196,39ha).
- Đất trồng cây hằng năm khác là 3.638,59ha, chiếm 21,36%. Diện tích đất
trồng cây hằng năm khác phân bổ ở các xã: An Phú Tây (17,69ha), Tân Quí Tây
(45,60ha), Tân Nhựt (47,85ha), Tân Kiên (28,84ha), Vĩnh Lộc A (397,31ha),
Vĩnh Lộc B (466,70ha), Qui Đức (50,85ha), Hưng Long (96,32ha), Đa Phước
(35,99ha), Phạm Văn Hai (524,94ha), Lê Minh Xuân (1.055,08ha), Bình Hưng
(1,13ha), Bình Chánh (86,56ha), Phong Phú (51,21ha), Thị Trấn Tân Túc
(27,29ha), Bình Lợi (705,25ha).
- Đất trồng cây lâu năm là 5.802,74 ha,chiếm 34,06%. Diện tích đất trồng
cây lâu năm phân bổ ở các xã: An Phú Tây (145,45ha), Tân Quí Tây (401,33ha),
Tân Nhựt (450,20ha), Tân Kiên (321,51ha), Vĩnh Lộc A (578,58ha), Vĩnh Lộc
B (543,87ha), Qui Đức (149,68ha), Hưng Long (351,06ha), Đa Phước
(272,25ha), Phạm Văn Hai (1.004,21ha), Lê Minh Xuân (352,56ha), Bình Hưng
(40,20ha), Bình Chánh (238,47ha), Phong Phú (263, 30ha), Thị Trấn Tân Túc
(210,67ha), Bình Lợi (479,21ha).
- Đất rừng phòng hộ là 262,68ha, chiếm 1,54%. Diện tích của đất rừng
phòng hộ phân bố ở xã Lê Minh Xuân (262,68ha).
- Đất rừng đặc dụng là 29,92ha, chiếm 0,17%. Diện tích của đất rừng đặc
dụng phân bổ ở xã Lê Minh Xuân (29,92ha)
- Đất rừng sản xuất là 769,81ha, chiếm 4,52%. Diện tích của đất rừng sản
xuất được phân bổ ở 2 xã: Phạm Văn Hai (474,63ha), Lê Minh Xuân (295,18ha)
- Đất nuôi trồng thủy sản là 1.145,83 ha, chiếm 6,72%. Diện tích của đất
nuôi trồng thủy sản phân bổ ở các xã: An Phú Tây (22,98ha), Tân Quí Tây
(3,37ha), Tân Nhựt (110,51ha), Tân Kiên (45,73ha), Vĩnh Lộc A (6,30ha), Vĩnh
Lộc B (3,10ha), Qui Đức (8,80ha), Hưng Long (22,29ha), Đa Phước (49,53ha),
Phạm Văn Hai (25,23ha), Lê Minh Xuân (2.96ha), Bình Hưng (148,44ha), Bình
Chánh (4,89ha), Phong Phú (479,58ha), Thị trấn Tân Túc (9,41ha), Bình Lợi
(202,71ha).
24
- Đất nông nghiệp khác là 69,71ha, chiếm 0,41%. Diện tích của đất nông
nghiệp khác phân bổ ở các xã: An Phú Tây (1,74ha), Tân Quí Tây (0,52ha), Tân
Nhựt (14,75ha), Tân Kiên (7,16ha), Vĩnh Lộc A (17,00ha), Vĩnh Lộc B
(1,24ha), Qui Đức (0,70ha), Hưng Long (0,47ha), Đa Phước (4,30ha), Lê Minh
Xuân (9,27ha), Bình Hưng (0,26ha), Bình Chánh (1,34ha), Phong Phú (1,79ha),
Thị trấn Tân Túc (1,11ha), Bình Lợi (8,04ha).
Đất phi nông nghiệp
Bảng 2.3: Bảng cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp ở huyện Bình
Chánh năm 2016
STT
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
2.13
2.14
2.15
2.16
2.17
2.18
2.19
2.20
2.21
2.22
2.23
Chỉ tiêu sử dung đất
Đất phi nông nghiệp
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất khu công nghiệp
Đất khu chế xuất
Đất cụm công nghiệp
Đất thương mại, dịch vụ
Đất cơ sở sản xuất phi nông
nghiệp
Đất sử dụng cho hoạt động
khoáng sản
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc
gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
Đất có di tích lịch sử - văn hóa
Đất danh lam thắng cảnh
Đất bãi thải, xử lý chất thải
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
Đất xây dựng trụ sở của tổ
chức sự nghiệp
Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
Đất cơ sở tôn giáo
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa,
nhà tang lễ, nhà hỏa táng
Đất sản xuất vật liệu xây dựng,
làm đồ gốm
Đất sinh hoạt cộng đồng
Đất khu vui chơi, giải trí công
cộng
Đất cơ sở tín ngưỡng
25
Mã
PNN
CQP
CAN
SKK
SKT
SKN
TMD
Diện tích (ha)
8.223,44
17,25
15,81
366,27
SKC
732,64
170,40
29,28
SKS
DHT
2,258,42
DDT
DDL
DRA
ONT
ODT
TSC
1,56
322,03
953,14
1.943,35
63,13
DTS
5,23
DNG
TON
49,50
NTD
77,90
SKX
DSH
5,20
DKV
51,36
TIN
6,54