Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt tỉnh hậu giang giai đoạn 2012 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.62 MB, 99 trang )

MỤC LỤC
TÓM TẮT ...................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 3
1. Tính cấp thiết của đồ án tốt nghiệp ......................................................................... 3
2. Mục tiêu của đồ án tốt nghiệp .................................................................................. 4
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN .......................................................................................... 6
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC .................. 6
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước ................................................................................... 6
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước .................................................................. 9
1.1.3. Nhận xét chung .................................................................................................... 11
1.2. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU.......................................................... 12
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 12
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................... 14
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 16
2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, THAM KHẢO VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
....................................................................................................................................... 16
2.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ .................................................... 22
2.2.1. Thống kê mô tả .................................................................................................... 22
2.2.2. Phân tích tương quan ........................................................................................... 22
2.3. PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA ....................................................................... 24
2.4. PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH ................................................................................ 24
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................... 25
3.1. DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN
TỪ NĂM 2012 - 2016 .................................................................................................. 25
3.1.1. Diễn biến chất lượng nước mặt theo không gian qua các nhánh sông, tuyến kênh
chính tỉnh Hậu Giang từ năm 2012 – 2016 ................................................................... 25
3.1.2. Diễn biến chất lượng nước mặt tỉnh Hậu Giang theo thời gian từ năm 2012 2016 ............................................................................................................................... 45
3.2. TƯƠNG QUAN R................................................................................................. 53


iii


3.2.1. Mối tương quan các thông số nước mặt vào mùa khô 2012 -2016 ..................... 54
3.2.2. Mối tương quan các thông số nước mặt vào mùa mưa 2012 -2016 .................... 57
3.2.3. Mối tương quan các thông số nước mặt năm 2012 – 2016 ................................. 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 61
1. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 61
2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 63
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 64

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD5

Nhu cầu oxy hóa sinh học

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

COD

Nhu cầu oxy hóa hóa học

Coliforms


Thông số vi sinh

DO

Oxy hòa tan

KCN

Khu công nghiệp

KDC

Khu dân cư

MT

Môi trường

NM

Nước mặt

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các đặc trưng của khí hậu ............................................................................. 12
Bảng 1.2. Bảng số giờ nắng trong năm của tỉnh Hậu Giang ......................................... 13
Bảng 2.1. Bảng mô tả các vị trí quan trắc nước mặt tỉnh Hậu Giang............................ 16
Bảng 3.1. Ý nghĩa hệ số tương quan ............................................................................. 53
Bảng 3.2. Ma trận tương quan các thông số nước mặt vào mùa khô 2012 - 2016 ........ 54
Bảng 3.3. Ma trận tương quan các thông số nước mặt vào mùa mưa 2012 – 2016 ...... 57
Bảng 3.4. Ma trận tương quan các thông số nước mặt 2012 – 2016 ............................. 59

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Giá trị thông số TSS vào 2 mùa (2012 – 2016) tại kênh Xáng Xà No .......... 25
Hình 3.2. Giá trị thông số BOD5 vào 2 mùa (2012 – 2016) tại kênh Xáng Xà No ....... 26
Hình 3.3. Giá trị thông số P-PO43- vào 2 mùa (2012 – 2016) tại kênh Xáng Xà No ..... 27
Hình 3.4. Giá trị thông số Fe tổng vào 2 mùa (2012 – 2016) tại kênh Xáng Xà No ..... 28
Hình 3.5. Giá trị thông số Coliforms vào 2 mùa (2012 – 2016)

tại kênh Xáng Xà No

....................................................................................................................................... 29
Hình 3.6. Giá trị thông số TSS vào 2 mùa (2012 – 2016) tại Kênh Xáng Nàng Mau ... 30

Hình 3.7. Giá trị thông số BOD5 vào 2 mùa (2012 – 2016) tại Kênh Xáng Nàng Mau
....................................................................................................................................... 31
Hình 3.8. Giá trị thông số P-PO43- vào 2 mùa (2012 – 2016)

tại Kênh Xáng Nàng

Mau ................................................................................................................................ 32
Hình 3.9. Giá trị thông số Fe tổng vào 2 mùa (2012 – 2016) ........................................ 33
tại Kênh Xáng Nàng Mau .............................................................................................. 33
Hình 3.10. Giá trị thông số Coliforms vào 2 mùa (2012 – 2016) tại Kênh Xáng Nàng
Mau ................................................................................................................................ 34
Hình 3.11. Giá trị thông số TSS vào 2 mùa (2012 – 2016) tại kênh Lái Hiếu) ............. 35
Hình 3.12. Giá trị thông số BOD5 vào 2 mùa (2012 – 2016) tại kênh Lái Hiếu ........... 36
Hình 3.13. Giá trị thông số P-PO43- vào 2 mùa (2012 – 2016) tại kênh Lái Hiếu ......... 37
Hình 3.14. Giá trị thông số Fe tổng vào 2 mùa (2012 – 2016) tại kênh Lái Hiếu ......... 38
Hình 3.15. Giá trị thông số Coliforms vào 2 mùa (2012 – 2016) tại kênh Lái Hiếu ..... 39
Hình 3.16. Giá trị thông số TSS vào 2 mùa (2012 – 2016) tại nhánh sông Ba Láng .... 40
Hình 3.17. Giá trị thông số BOD5 vào 2 mùa (2012 – 2016) ........................................ 41
tại nhánh sông Ba Láng ................................................................................................. 41
Hình 3.18. Giá trị thông số P-PO43- vào 2 mùa (2012 – 2016) tại nhánh sông Ba Láng
....................................................................................................................................... 42
Hình 3.19. Giá trị thông số Fe tổng vào 2 mùa (2012 – 2016) ...................................... 43
tại nhánh sông Ba Láng ................................................................................................. 43
Hình 3.20. Giá trị thông số Coliforms vào 2 mùa (2012 – 2016)

tại nhánh sông Ba

Láng ............................................................................................................................... 44
Hình 3.21. Thông số vật lí pH (2012 – 2016) ............................................................... 46


vii


Hình 3.22. Thông số TSS (2012 – 2016)....................................................................... 46
Hình 3.23. Thông số DO (2012 – 2016) ........................................................................ 47
Hình 3.24. Thông số COD (2012 – 2016) ..................................................................... 48
Hình 3.26. Thông số N-NO2- (2012 – 2016) ................................................................. 49
Hình 3.27. Thông số N-NO3- (2012 – 2016) ................................................................. 50
Hình 3.28. Thông số N-NH4+ (2012 – 2016) ................................................................. 50
Hình 3.29. Thông số P-PO43- (2012 – 2016) ................................................................. 51
Hình 3.30. Thông số kim loại nặng Fe tổng (2012 – 2016) .......................................... 51
Hình 3.31. Thông số vi sinh Coliforms (2012 – 2016) ................................................. 52

viii


TÓM TẮT
Hậu Giang là một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long có mạng lưới sông
ngòi, kênh rạch chằng chịt. Nguồn nước mặt nơi đây đóng một vai trò vô cùng quan
trọng trong cuộc sống của người dân, chính vì thế Trung Tâm Quan Trắc Tài Nguyên
và Môi Trường tỉnh Hậu Giang thực hiện quan trắc chất lượng nước mặt hàng năm với
4 đợt đại diện cho 2 mùa trong năm. Thực hiện quan trắc trên 32 vị quan trắc nước mặt
thuộc 8 huyện, thành phố, thị xã, thị trấn của tỉnh Hậu Giang, chất lượng nước mặt
được đánh giá thông qua 12 thông số nước mặt thuộc các nhóm thông số vật lí, thông
số ô nhiễm chất hữu cơ, thông số chất dinh dưỡng, thông số kim loại nặng, thông số vi
sinh để đánh giá chất lượng nước mặt dựa trên QCVN 08-MT:2015/BTNMT, giá trị
cột A2.
Để thấy rõ hơn diễn biến chất lượng nước mặt qua các năm báo cáo này đã sử
dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích tương quan. Trong đó, thống kê mô
tả được ứng dụng cho việc đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt không gian qua 4

tuyến kênh, nhánh sông chính của tỉnh Hậu Giang nhằm làm rõ nguồn tác động ảnh
hưởng đến chất lượng nước mặt tại các tuyến kênh nói riêng và chất lượng nước mặt
tỉnh Hậu Giang nói chung. Đồng thời, đánh giá chung về diến biến chất lượng nước
mặt theo thời gian từ năm 2012 – 2016.
Phân tích tương quan cho thấy mối quan hệ giữa các thông số nước mặt vào
mùa khô và mùa mưa. Đồng thời, từ mối tương quan của các thống số cho ta thấy được
mối liên hệ về nguồn gốc tác động đến các thông số đó làm ảnh hưởng đến chất lượng
nước mặt.
Với bộ dữ liệu nhiều và có tính liên tục cho thấy nghiên cứu này thật sự rất cần
thiết và phù hợp để xử lý bộ số liệu quan trắc nước mặt khá nhiều với giai đoạn 5 năm.
Giúp có tính thuyết phục hơn trong việc thể hiện mối tương quan các thông số nước
mặt và thể hiên được bức tranh tổng quan nhất về diễn biến chất lượng nước mặt trong
giai đoạn 2012 -2016.
Qua phân tích thống kê cho thấy, các thông số nước mặt nhóm hữu cơ, vi sinh,
hóa lý, dinh dưỡng tại các vị trí quan trắc thuộc các tuyến kênh, nhánh sông chính nói
riêng và 32 vị trí quan trắc nói chung đề khá cao và vượt nhiều lần Quy chuẩn cho

1


phép cột A2 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Nhìn chung, giá trị các thông số đều có
xu hướng tăng từ năm 2012 – 2016.
Qua phân tích tương quan cho thấy, một số thông số có mối tương quan từ trung
bình đến cao và rất cao, như thông số COD và BOD5 có mối tương quan cao (r = 0.6),
thông số Fe tổng có mối tương quan cao với các thông số nhóm dinh dưỡng (N-NH4+,
N-NO3-). Phân tích tương quan vào mùa mưa cho thấy mối tương quan rất cao giữa
thông số COD và BOD5 (r = 0.772), tương quan dương giữa thông số Coliforms và
P-PO43- (r = 0.5), tương quan âm giữa thông số Coliforms và N-NO3-. Tuy nhiên, trong
quá trình phân tích tương giữa 2 mùa có xuất hiện một số cặp thông số có mối tương
quan giả (ví dụ như mùa mưa thông số N-NH4+ và P-PO43- với r = 0.429 nhưng vào

mùa khô r = -0.151).

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đồ án tốt nghiệp
Nước mặt đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, đặc biệt là
trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp ở những vùng nông thôn. Hiện nay Việt Nam
có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng.
Hậu Giang là một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long được đánh giá là vùng trữ
nước ngọt lớn nhất cả nước và là thế mạnh cho phát triển nông nghiệp cùng với nguồn
nước sinh hoạt dồi dào. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cùng với việc đẩy mạnh
phát triển kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa cũng đã và đang đặt qua nhiều thách
thức về môi trường. Cùng với đó là các họat động nông nghiệp, do lạm dụng các loại
thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước sông, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến
môi trường nước mặt và sức khỏe người dân. Bên cạnh đó, các hoạt động nuôi trồng
thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây ra nhiều
tác động tiêu cực đến môi trường nước mặt. Mặc khác, Hậu Giang vẫn còn nhiều
huyện thuộc vùng nông thôn cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, nhận thức của con người về
môi trường chưa cao, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử
lý nên thấm xuống đất hoặc rửa trôi vào nước mặt, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn
nước về mặt hữu cơ và vi sinh ngày càng cao.
Hằng năm, Trung Tâm Quan Trắc Tài Nguyên và Môi Trường lấy mẫu nước
mặt phân tích theo chương trình quan trắc của tỉnh với các chỉ tiêu chất lượng nước
mặt tai 32 vị trí lấy mẫu trên địa bàn 8 huyện, thị xã và thành phố của tỉnh Hậu Giang
để đánh giá chất lượng nước mặt. Tuy nhiên, bộ số liệu quan trắc nước mặt được đánh
giá chủ yếu dựa trên việc so sánh với quy chuẩn Việt Nam qua các đồ thị còn mang
tính chất chung chung chưa đánh giá cụ thể từng tuyến kênh cũng như từng vị trí quan
trắc, nhận xét hiện trạng chất lượng nước mặt giữa các đợt quan trắc trong năm nhưng

chưa đánh giá diễn biến chất lượng qua nhiều năm để thấy rõ xu hướng tăng giảm của
các thông số nước măt để từ đó tìm được mối quan hệ giữa các thông số cũng như
nguồn gốc tác động đến các thông số chất lượng nước mặt gây ô nhiễm nguồn nước.
Chính vì vậy, với đề tài: “Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt tỉnh Hậu Giang giai
đoạn 2012 - 2016” để tìm được mối quan hệ giữa các thông số và từ đó xác định
nguyên nhân chính tác động làm ô nhiễm nguồn nước mặt là cần thiết.

3


2. Mục tiêu của đồ án tốt nghiệp
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chính
Đánh giá được diễn biến chất lượng nước mặt tỉnh Hậu Giang giai đoạn năm
2012 - 2016 qua việc ứng dụng các phương pháp phân tích thống kê.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Ứng dụng phân tích thống kê trong đánh giá được diễn biến chất lượng nước
mặt theo không gian và theo thời gian qua bộ dữ liệu quan trắc nước mặt.
Đánh giá được mối tương quan giữa các nhóm thông số nước mặt.

3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
3.1. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập tài liệu:
+ Thu thập sách, tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu.
+ Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn của
tỉnh Hậu Giang.
+ Bộ số liệu quan trắc nước năm Hậu Giang từ năm 2012 đến năm 2016.
+ Thu thập các báo cáo đánh giá chất lượng nước hằng năm.
+ Thu thập tài liệu về phần mềm thống kê SPSS, Excel.
- Xử lý dữ liệu:
+ Tổng hợp số liệu quan trắc nước mặt dựa trên phần mềm Excel 2016.

- Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt:
+ Thống kê mô tả dữ liệu quan trắc nước mặt dựa trên phần mềm SPSS 20.
+ Biểu diễn biểu đồ diễn biến chất lượng nước mặt dựa trên phần mềm SPSS
20.
- Phân tích thống kê đa biến:
+ Phân tích mối tương quan trên phần mềm SPSS 20.
- Báo cáo kết quả:
+ Báo cáo kết quả đạt được sau quá trình nghiên cứu.

4


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa của đồng bằng Sông Cửu Long. Tỉnh
nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Lãnh thổ
của tỉnh nằm trong tọa độ từ 9030'35 đến 10019'17 Bắc và từ 105014'03 đến
106017'57 kinh Đông. Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Bắc giáp thành phố Cần
Thơ và tỉnh Vĩnh Long, phía nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng.
Hậu Giang có 8 đơn vị hành chính gồm 1 Thành Phố, 2 thị xã và 5 huyện.
Trong nghiên cứu này, các thông số chất lượng nước mpặt được lựa chọn là 12
thông số: pH, nhiệt độ, DO, COD, BOD5, TSS, Fe tổng, N-NH4+, N-NO2-, N-NO3-,
P-PO43-, Coliforms với 4 đợt quan trắc vào mùa mưa và mùa khô năm 2012 - 2016 tại
32 vị trí quan trắc nước mặt trên 8 huyện, thị xã và thành phố của tỉnh Hậu giang.

4. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm hoàn thành được những mục tiêu đã được đề ra trong đồ án, các phương
pháp nghiên cứu được áp dụng:
 Phương pháp thu thập, tham khảo và tổng quan tài liệu
Thu thập tài liệu đặc điểm khu vực nghiên cứu, bộ số liệu quan trắc nước mặt,
tham khảo tài liệu về phần mềm thống kê SPSS 20, tham khảo tài liệu trong và ngoài

nước liên quan đến đề tài.
 Phương pháp chuyên gia
Gặp trực tiếp, liên hệ với các chuyên gia, thầy cô, anh (chị) khóa trước trao đổi,
tìm hiểu những vấn đề, nội dung liên quan đến đề tài.
 Phương pháp thống kê
Sử dụng phần mềm Excel 2016 để tổng hợp số liệu, sử dụng phần mềm SPSS
20 để phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan.
 Phương pháp so sánh
So sánh các chỉ tiêu chất lượng nước với các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn Việt Nam
về chất lượng nước mặt.

5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Hiện nay, các phương pháp phân tích thống kê đa biến phần lớn được sử dụng
rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới về đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt theo
không gian và theo không gian dựa trên các phương pháp phân tích thống kê, phân tích
tương quan, phân tích hồi quy. Là một trong những phương pháp nổi bậc và mang lại
hiệu quả cao trong đánh giá chất lượng nước mặt. Một số nghiên cứu trong và ngoài
nước được công bố đã nêu ra được kết quả đánh giá chất lượng nước mặt.
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Ở lưu vực sông Juru, Malaysia Kỹ thuật phân tích thống kê đa biến được sử
dụng để đánh giá: “Đặc trưng không gian chất lượng nước sử dụng hợp phần chính
Phương pháp tiếp cận phân tích tại lưu vực sông Juru, Malaysia”. Sông Juru được Sở
Môi trường (DOE) đặt tên là một trong những con sông bị ô nhiễm ở Malaysia cho đến
thời điểm gần đây. Tải lượng ô nhiễm của lưu vực sông đến từ các điểm khác nhau và
không điểm nguồn. Nghiên cứu này cho thấy chất lượng nước của sông Juru bị ảnh

hưởng rất nhiều bởi các hoạt động công nghiệp trong khu vực địa phương này. Phân
tích thành phần nguyên tắc (PCA) cho thấy rằng sông Juru chủ yếu chiếm ưu thế với
các nguồn ô nhiễm do con người gây ra làm suy giảm chất lượng nước sông. Nguồn
mới đã được phân bổ bằng cách sử dụng công nghệ nhận dạng mô hình này thể hiện
các hoạt động của con người (hoạt động công nghiệp, công nghiệp gỗ và cao su), hoạt
động ruộng đất và rác thải sinh hoạt. Thị trường đóng góp từ các hoạt động công
nghiệp tại trạm giám sát của 2JR03, 2JR06, 2JR08, 2JR04 và 2JR07 trong khi đó đối
với 2JR02 bị ảnh hưởng rất nhiều bởi phát triển đất đai xét đến nhà ở và thương mại
phát triển. Trong khi đó các trạm 2JR01 và 2JR05 bị nghi là có tải trọng ô nhiễm từ gỗ
và ngành gỗ xem xét sự tương quan cao của DO và các thông số asen. Nhìn chung,
sông Juru có các nguồn ô nhiễm kết hợp đến từ các hoạt động khác nhau trong khu vực
nghiên cứu và yêu cầu các hành động khẩn cấp bảo tồn và bảo vệ sức khoẻ của con
sông. Trong nghiên cứu này, phân tích không gian đã được tiến hành bằng cách sử
dụng hệ sinh thái. PCA để đánh giá các biến quan trọng nhất ảnh hưởng đến Sông Juru
đã được xác định là một trong những ô nhiễm của sông. Nó là một phần của môi

6


trường sông ở Malaysia (Munirah Abdul Zali, Ananthy Retnam and Hafizan Juahir, at
el., 2011).
Theo Viện nghiên cứu Môi trường Bờ biển Đông, kỹ thuật phân tích thống kê
được áp dụng trong vùng sông nước TERENGGANU. Kỹ thuật thống kê đa biến bao
gồm phân tích chùm, phân tích phân biệt và phân tích / yếu tố chính phân tích đã được
áp dụng để điều tra biến động không gian và các nguồn ô nhiễm trong lưu vực sông
Terengganu trong suốt 5 năm giám sát 13 thông số chất lượng nước tại mười ba trạm
khác nhau. Phân tích cụm (CA) đã phân loại 13 trạm thành 2 nhóm ô nhiễm thấp (LP)
và ô nhiễm vừa phải (MP) dựa trên các đặc tính chất lượng nước tương tự. Phân tích
phân biệt (DA) làm giảm đáng kể dữ liệu với 4 thông số (pH, NH 3 -NL, PO 4 và EC)
và chỉ định đúng 95,80%. Các PCA / FA áp dụng cho bộ dữ liệu, có năm yếu tố tiềm

ẩn chiếm 72,42% tổng sai số trong số liệu chất lượng nước. Các biến thể thu được cho
thấy các thông số phụ trách biến đổi chất lượng nước chủ yếu liên quan đến chất thải
sinh hoạt, công nghiệp, lưu thông và nông nghiệp (hoạt động của con người). Do đó,
các kỹ thuật đa biến rất quan trọng trong môi trường sự quản lý. Trong nghiên cứu này
các kỹ thuật thống kê đa biến CA, DA, PCA / FA đã được áp dụng để đánh giá sự thay
đổi không gian trong bộ số liệu chất lượng nước sông vùng lưu vực sông
Terengganu. Mục đích của nghiên cứu là tìm ra những điểm tương đồng các địa điểm
lấy mẫu cũng như các thông số về chất lượng nước sử dụng các phân tích chùm và
phân biệt. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng xác định các nguồn ô nhiễm có thể có liên quan
đến biến thiên không gian của dữ liệu chất lượng nước cho Lưu vực sông
Terengganu. Kết quả của nghiên cứu này được yêu cầu là hữu ích để sắp xếp dòng
theo dõi sắp xếp và đưa ra một công cụ quan trọng trong việc tạo ra các kỹ thuật đánh
giá để buộc quản lý chất lượng nước (Aminu Ibrahim, et al., 2015).
Đặc tính của không gian và sự phân bố nguồn của các tham số chất lượng nước
có thể mang lại sự hiểu biết về tình hình sinh thái và các nhà sản xuất chiến lược viện
trợ để lập kế hoạch nhu cầu nước thực tế quản lý. Mức chất lượng nước được quyết
định bởi các chất của vật chất, hỗn hợp và tự nhiên các tham số có thể truy cập vào
nó. Mối quan hệ giữa hai tham số có thể gây ra việc xây dựng hoặc giảm bớt sự tích
lũy của người khác. Sự liên kết hoặc mối quan hệ này thường đạt được bằng cách sử
dụng các phương pháp đa biến. Tuy nhiên, việc áp dụng nhiều phương pháp thống kê
đa biến đã được sử dụng như phân tích chùm (CA) phân tích phân biệt đối xử (DA),
7


phân tích thành phần chính (PCA) và phân tích nhân tố (FA) để giải thích và tiết lộ
thông tin hữu ích từ những dữ liệu rất phức tạp về nghiên cứu chất lượng nước. Nhiều
nghiên cứu đã được thực hiện ra liên quan đến các phương pháp này bao gồm: Đánh
giá của Xianjing Watershed Trung Quốc sử dụng nhiều biến Zang et al cũng Zhoa và
Chui đã sử dụng PCA và CA để xác định nguồn ô nhiễm tiềm ẩn và phân loại mẫu
trạm. Tương tự, Juahir và cộng sự đã sử dụng nhiều phương pháp như CA, DA, PCA

và FA để đánh giá nước mặt chất lượng của sông Kinta, Malaysia. Hơn nữa, các kỹ
thuật đa biến bao gồm CA, DA, PCA và FA đã được sử dụng bởi Shrestha và Kazama
để đánh giá bộ dữ liệu chất lượng nước có 12 thông số của 13 trạm của lưu vực sông
Fuji từ năm 1992-2002 để có được các biến đổi thời gian và không gian và xác định
nguồn ô nhiễm tiềm ẩn (Aminu Ibrahim, et al., 2015).
Lưu vực sông Jakara Basin nằm ở phía Tây Bắc Nigeria và nằm ở trung tâm của
thành phố Kano (Tạp chí Môi trường Khoa học và Địa cầu), Phân tích thành phần
chính (PCA) và nhiều hồi quy tuyến tính được áp dụng trên mặt nước dữ liệu chất
lượng nhằm xác định nguồn ô nhiễm và sự đóng góp của họ đối với chất lượng nước
biến thể. Mẫu nước mặt được thu thập từ bốn điểm lấy mẫu khác nhau dọc theo sông
Jakara. PCA đã được sử dụng để điều tra nguồn gốc của mỗi tham số chất lượng nước
và có 5 yếu tố varimax với tổng sai số 83,1% và bổ sung PCA xác định năm nguồn ô
nhiễm tiềm ẩn là: ion, xói mòn, trong nước, hiệu ứng pha loãng và nông nghiệp chạy
trốn. Nhiều hồi quy tuyến tính xác định sự đóng góp của mỗi biến có ý nghĩa giá trị (r
0.970, R2 0,942, p <0,01). Các tham số chất lượng có thể cung cấp sự hiểu biết về tình
trạng môi trường và chính sách các nhà sản xuất để thiết lập các ưu tiên cho quản lý
nước bền vững. Một trong những thách thức trong đánh giá chất lượng nước mặt là xác
định các nguồn gây ô nhiễm và sự đóng góp các tham số / biến số trong việc giải thích
sự thay đổi chất lượng nước. Nghiên cứu này nhằm đánh giá các nguồn ô nhiễm nguồn
nước mặt thông qua PCA và ước lượng đóng góp của các thông số quan trọng đối với
sự biến đổi chất lượng nước sử dụng nhiều hồi quy tuyến tính mô hình (Adamu
Mustapha, et al., 2012)
Ngoài ra, phương pháp thống kê đa biến còn được ứng dụng để đánh giá chất
lượng nước mặt ở một số nước khác như: Shrestha, S. Kazama, F. (2007) "Đánh giá
chất lượng nước mặt sử dụng thống kê đa biến kỹ thuật: nghiên cứu trường hợp của
lưu vực sông Fuji, Nhật Bản" Mô hình Môi trường & Phần mềm, 22 (4): 464-475;
8


Singh, K.P., Malik, A.D. Mohan, S. Sinha, S. (2004) "Kỹ thuật thống kê đa biến để

đánh giá các thay đổi không gian và thời gian về chất lượng nước của sông Gomti (Ấn
Độ) - một nghiên cứu trường hợp" Nước tài nguyên, 38 (18): 3980-3992; Zhang, X. Q.
Wang, Y. Liu, J. Wu, M. Yu, M. (2011) "Áp dụng các kỹ thuật thống kê đa biến trong
đánh giá chất lượng nước ở vùng Tây Nam, vùng lãnh thổ mới và Kowloon, Hồng
Kông" Giám sát và Đánh giá Môi trường, 173 (1-4): 17-27; Singh, KP, Malik, A.,
Mohan, D. Sinha, S. (2004). Phân tích thống kê đa lượng cho chất lượng nước mặt
sông Luận, Trung Quốc. Tạp chí Khoa học Đại học Chiết Giang A, 10 (1): 142-148…
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Theo nghiên cứu: “Ứng dụng phương pháp tương quan đánh giá tác động của
biến đổi khí hậu đến chất lượng môi trường nước mặt lục địa” theo báo cáo lần thứ 4
của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu, Việt Nam thuộc nhóm các nước chịu
ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Biến đổi khí hậu
có phạm vi và mức độ ảnh hưởng đáng kể đến mọi thành phần của môi trường. Đối với
môi trường nước mặt lục địa, tác động của biến đổi khí hậu được phản ánh thông qua
tất cả các thông số chất lượng nước như nhiệt độ nước, lưu tốc, hệ số đồng hóa các
chất ô nhiễm, mật độ tảo....Trong đó, nhiệt độ, lượng mưa và độ bốc hơi được xác định
là những thông số cơ bản trong đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến chất
lượng nước qua bài nghiên cứu.
Ở lưu vực sông Như Ý thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, được tác giả Nguyễn Minh
Kỳ và Nguyễn Hoàng Lâm thực hiện đề tài nghiên cứu: “Sử dụng các kỹ thuật thống
kê đa biến đánh giá chất lượng nước sông Như Ý tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Mục tiêu
của nghiên cứu này là để đánh giá chất lượng nước bằng các chất hữu cơ và chất dinh
dưỡng và xác định các áp lực môi trường, kiểm tra tác động của tải đến Như Ý Sông,
tỉnh Thừa Thiên - Huế. Số năm trạm đã được lấy mẫu tại sông Như Ý, trạm nghiên cứu
đã theo dõi chất lượng nước các thông số như nhiệt độ (Temp), Oxy hoà tan (DO), oxy
sinh học Nhu cầu (BOD5), Nhu cầu oxy hóa học (COD), Nitrate (NO3-) và Phốt phát
(PO43-). Nghiên cứu sử dụng thống kê đa biến kỹ thuật như phân tích tương quan, phân
tích thành phần chính (PCA) và phân tích cụm (CA) để đánh giá chất lượng nước.
Phân tích tương quan cho thấy một có mối tương quan dương giữa nước các thông số
chất lượng như TempDO và BOD5 COD (p <0,01). Trước khi áp dụng kỹ thuật PCA

và CA, phân tích tương quan đã được thực hiện. Liên quan đến mối quan hệ giữa chất
9


lượng nước các thông số, nghiên cứu đã sử dụng của Pearson hệ số tương quan bằng
phân tích tương quan. Kết quả là sự tương quan dương giữa BOD5 và COD đã chứng
minh các mối quan hệ giữa các tham số này. Tương quan đã được thiết lập giữa hóa lý
các chỉ số tham số đáng tin cậy tương quan đã được thiết lập bằng cách sử dụng Phân
tích hồi quy. Theo nghiên cứu của Ajibade và cộng sự, (2008) [1] cũng đã chỉ ra rằng
mối tương quan tốt giữa các thông số này như BOD5 với COD (r = 0,757, p <0,05).
Trong phần này nghiên cứu, phân tích tương quan đã cho thấy mối tương quan giữa
Nhiệt độ và DO (r = 0,646), BOD5 và COD (r = 0,644) ở mức p <0,01. Các mối quan
hệ giữa BOD5 và COD được biết, để phụ thuộc vào các chất gây ô nhiễm hòa tan trong
Nước sông. Lý do góp nước ô nhiễm có thể là do hợp chất hữu cơ. Các kết quả cũng
cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa DO và BOD5 cũng như giữa Nhiệt độ và COD (p
<0,05) (Nguyễn Minh Kỳ và Nguyễn Hoàng Lâm, 2014).
Ở lưu vực sông Thị Tính, được tác giả Nguyễn Hải Âu và Vũ Văn Nghị đã áp
dụng các kĩ thuật phân tích thống kê đa biến đã bước đầu được áp dụng trong đánh giá
chất lượng nước sông. Các thông số phân tích như: DO, BOD, và một số thông số vật
lý hoặc hóa học khác được phân tích, và các kết quả phân tích được so sánh với các
tiêu chuẩn giới hạn cho phép tương ứng. Trong nghiên cứu này, sau khi thống kê tóm
tắt nồng độ và đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Thị Tính, các phương pháp
Phân tích cụm (Cluster Analysis), Phân tích thành phần chính (Principal Compoment
Analysis) và Phân tích nhân tố (Factor Analysis) trong phương pháp thống kê đa biến
được sử dụng để giải thích ma trận dữ liệu phức tạp, qua đó hiểu rõ những thay đổi
trong chất lượng nước và hiện trạng sinh thái của hệ thống nghiên cứu, từ đó cho phép
cung cấp một công cụ đáng tin cậy để quản lý tài nguyên nước. Các kết quả cũng cho
thấy mối quan hệ tiêu cực giữa DO và BOD5 cũng như giữa Nhiệt độ và COD (p
<0,05. Kết quả nhận định được rằng có hai nhân tố chính giải thích 94,290% của tổng
phương sai ảnh hưởng đến chất lượng của sông Thị Tính gồm: (1) Các nguồn thải nhân

tạo (nguồn thải hữu cơ từ đô thị, dân cư tập trung và công nghiệp chế biến thực phẩm);
(2) Các nguồn ảnh hưởng tự nhiên (do độ mặn ảnh hưởng của thủy triều và hàm lượng
chất rắn lơ lửng do xói mòn đất, các chất bẩn bề mặt trên lưu vực, trong đó nhân tố (1)
tác động lớn nhất đến chất lượng nước sông (Nguyễn Hải Âu và Vũ Văn Nghị, 2014).
Tại Trà Vinh, tác giả Trịnh Thanh Nhân đã áp dụng các kỹ thuật phân tích
thống kê đa biến trong đánh giá chất lượng nước mặt, cụ thể là các kỹ thuật phân tích
10


thống kê mô tả, phân tích nhân tố, phân tích cụm và phân tích phương sai được áp
dụng để đánh gái chất lượng nước mặt trong mối quan hệ với các chỉ tiêu kinh tế - xã
hội tại Trà Vinh từ năm 2005 - 2009. Kết quả thống kê mô tả cho thấy chất lượng nước
mặt tại Trà Vinh vượt mức A1 của QCVN 08: 2008/BTNMT. Phân tích nhân tố tạo ra
03 nhóm chất lượng nước chính là nhân tố ô nhiễm hữu cơ, nhân tố ô nhiễm chất rắn,
nhân tố ô nhiễm vi sinh và pH. Ba vùng kinh tế - xã hội chính của Trà Vinh là thành
thị, nông thôn ngọt và nông thôn ven biển được tìm ra bằng phân tích cụm. Kết quả
phân tích phương sai cho thấy các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và chất lượng nước giữa các
vùng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.05) (Trịnh
Thanh Nhân, 2013).
1.1.3. Nhận xét chung
Nhìn chung, qua việc áp dụng các phương pháp phân tích thống kê đa biến
trong đánh giá chất lượng nước mặt qua các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước đã
mang lại nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, những nghiên cứu trong nước còn hạn chế chỉ
dừng lại ở bước đầu nghiên cứu mà chưa có ứng dụng cụ thể nào thực tế. Vì vậy, với
đề tài: “Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2012 2016” qua việc ứng dụng các phương pháp thống kê đa biến để đánh giá diễn biến chất
lượng cũng như tìm ra được mối tương quan của các nhóm thông số nước mặt giúp dễ
dàng xác định được nguồn gốc tác động đến các thông số làm ô nhiễm nguồn nước mặt.
Từ đó, cho chúng ta cái nhìn mới, bức tranh cụ thể hơn về diễn biến chất lượng nước
mặt theo thời gian và theo không gian, giúp các cơ quan quản lý tài nguyên nước mặt
đưa ra các quyết định nhanh chóng và kịp thời để bảo vệ nguồn tài nguyên nhiên nhiên

này.

11


1.2. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Địa hình
Địa hình khá bằng phẳng mang đặc trưng chung của ĐBSCL. Trên địa bàn tỉnh
có các tuyến giao thông đường bộ quan trọng như quốc lộ 1A, đường nối Vị Thanh –
Cần Thơ, quốc lộ 61 và các tuyến giao thông đường thủy: kênh xáng Xà No, kênh
Quản lộ - Phụng Hiệp. Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông
sang Tây.
Địa hình trên toàn tỉnh có thể chia thành ba vùng đặc trưng như sau:
+ Vùng triều: Là vùng tiếp giáp sông Hậu với diện tích 19.200 ha, phát triển
mạnh về kinh tế vườn và kinh tế nông lâm nghiệp và thủy sản.
+ Vùng úng triều: Tiếp giáp với vùng triều có diện tích khoảng 16.800 ha, phát
triển mạnh cây lúa có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ.
+ Vùng ngập úng: Nằm sâu trong nội đồng: phát triển nông nghiệp đa dạng (lúa,
mía, khóm). Có khả năng phát triển mạnh về thương mại và dịch vụ.
b) Khí hậu
Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo; có
khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc trưng chung của miền Tây Nam Bộ.
Trong năm có hai mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến
tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 4 đến tháng 12 hàng năm.
Bảng 1.1. Các đặc trưng của khí hậu
Năm
Đặc trưng khí hậu

Đơn vị


2013

2014

1015

Nhiệt độ trung bình

0

C

27,5

27,4

27,6

Độ ẩm

%

81,3

81,4

80,4

Giờ nắng


Giờ

2.685,1

2.587,1

2.696,3

Lượng mưa

mm

1.224,6

1.273,1

1.695,6

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2016
- Nhiệt độ trung bình:
+ Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 27,60C và không có sự chênh lệch quá
lớn qua các năm, tháng có nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 (29,70C) và thấp nhất vào

12


tháng 1 (25,10C). Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh
nhất khoảng 4,60C.
+ Độ ẩm tương đối trung bình trong năm:

Ðộ ẩm phân hóa theo mùa tương đối rõ rệt, năm 2016 độ ẩm trung bình thấp
nhất vào tháng 4 và tháng 6 là 76%, độ ẩm trung bình lớn nhất vào tháng 7 và tháng 9
là 85% và giá trị độ ẩm trung bình các tháng trong năm là 80,4%. Chênh lệch độ ẩm
trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 9%.
+ Số giờ nắng trong năm:
Năm 2016, số giờ nắng trung bình cao nhất vào tháng 3 là 306,1 giờ; số giờ
nắng trung bình thấp nhất vào tháng 6 là 201,5 giờ. Nhìn trung giờ nắng trung bình các
tháng không thay đổi nhiều so với các năm trước.
Bảng 1.2. Bảng số giờ nắng trong năm của tỉnh Hậu Giang
(Đơn vị: giờ)
2012
Cả năm - All year

2013

2014

2015

2016

2681.9

2452.3

2689.9

2956.4

2963.4


Tháng 1 - January

207.7

209.5

229.3

227.8

228.7

Tháng 2 - February

233.5

229.0

259.6

251.8

252.5

Tháng 3 - March

263.4

293.7


300.6

306.0

306.1

Tháng 4 - April

254.3

217.6

249.6

292.8

290.3

Tháng 5 - May

224.9

232.3

250.9

276.3

278.9


Tháng 6 - June

221.2

167.4

150.0

202.0

201.5

Tháng 7 - July

217.7

180.3

202.5

229.6

231.6

Tháng 8 - August

251.4

202.5


217.0

258.5

260.2

Tháng 9 - September

148.4

155.9

199.2

206.2

207.4

Tháng 10 - October

203.9

183.9

204.0

222.5

225.1


Tháng 11 - November

210.0

202.4

226.4

244.1

241.3

Tháng 12 - December

245.5

177.8
200.8
238.8
239.8
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang)

+ Lượng mưa trong năm:
Lượng mưa trung bình năm 2016 là 1.695,6 mm/năm, tập trung cao nhất từ
tháng 6, tháng 7 và tháng 9, lượng mưa cao nhất vào tháng 9 là 322,3 mm, lượng mưa
thấp nhất vào tháng 01 là 1,3 mm.

13



c). Thủy văn
Tỉnh Hậu Giang có hệ thống sông rạch chằng chịt, nối liền nhau với tổng chiều
dài khoảng 2.300 km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5 km/km, vùng ven sông Hậu thuộc
huyện Châu Thành lên đến 2 km/km.
Chế độ thủy văn của tỉnh Hậu Giang vừa chịu ảnh hưởng của chế độ nguồn
nước sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng chế độ triều biển Đông, biển Tây và chế độ mưa
nội tỉnh. Thủy văn được chi phối bởi hai nguồn chính: Sông Hậu (triều biển Đông) và
sông Cái Lớn (triều biển Tây).
Theo niên giám thống kê năm 2016, mực nước sông Cái Côn cao nhất là 153cm
và thấp nhất là (-85cm); mực nước sông Xà No cao nhất là 72cm và thấp nhất là (-13
cm).
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Kinh tế
 Hoạt động sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế thực hiện 25.293 t đồng, tăng
10,5% so cùng kỳ, vượt 2,7% kế hoạch (trong đó: doanh nghiệp trong khu công nghiệp
chiếm 57% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh). Mặc dù bị tác động về giá, thị
trường tiêu thụ, nguyên liệu đầu vào và một số yếu tố khác như: điện, xăng
dầu,...nhưng nhìn chung đa số các doanh nghiệp đang phục hồi, phát triển tương đối
đều ổn định.
Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2016 tăng 8,5% (năm 2016 là
7,01%), trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,9%; ngành sản xuất và
phân phối điện, nước và điều hòa tăng 13,3%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải,
nước thải tăng 11,5%.
 Hoạt động thương mại và dịch vụ
Giá trị sản xuất khu vực dịch vụ theo giá so sánh 2010 thực hiện được 12.470 t
đồng, tăng 8% so cùng kỳ, đạt 100,06% kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng GRDP là 8,37%
(cùng kỳ là 7,97%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ được 30.882 t
đồng, tăng 9,8% so với cùng kỳ và đạt 100,08% so với kế hoạch.

+ Nhập khẩu ước thực hiện được 195,425 triệu USD, tăng 151,2% so với cùng
kỳ và tăng 62,8% kế hoạch. Trong năm 2016, các doanh nghiệp đã nhập khẩu nhiều
máy móc và trang thiết bị cần thiết để phục vụ công tác xây dựng cơ sở vật chất đưa
14


vào sử dụng trong thời gian tới, như Công ty Lee and Man, Masan Brewery Hậu Giang,
Numberone Hậu Giang. Vì vậy, giá trị nhập khẩu năm nay tăng cao so với cùng kỳ và
vượt kế hoạch đề ra.
Hoạt động nông nghiệp, thủy sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thu sản năm 2016 theo giá so sánh 2010
ước tính đạt 12.450 t đồng, tăng 1,68% so với cùng kỳ và đạt 99,12% kế hoạch. Do
tình hình hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra ngiêm trọng, sản xuất nông nghiệp đạt kết
quả không như kỳ vọng, cả năm tăng trưởng khu vực I chỉ đạt 0,86% (KH: 2,08%,
cùng kỳ 1,48%), đây là mức tăng thấp nhất trong những năm qua.
Diện tích gieo trồng lúa cả năm 206.997 ha, vượt 4,5% kế hoạch, tương đương
so cùng kỳ. Năng suất bình quân 6,13 tấn/ha. Sản lượng 1.268.532 tấn, đạt 105,8% kế
hoạch, giảm 0,7% so cùng kỳ.
Niên vụ mía năm 2016, trồng được 10.868 ha đạt 103,9 kế hoạch, giảm 5,37%
so cùng kỳ; năng suất bình quân khoảng 102 tấn/ha; sản lượng 1.108.536 tấn, vượt
15% kế hoạch, tăng 0,7% so cùng kỳ.
Diện tích thả nuôi thủy sản 7.089,5 ha, bằng 96,5% so cùng kỳ, đạt 100,2% kế
hoạch; sản lượng đạt 62.676 tấn tăng 04% so cùng kỳ, vượt 1,5% kế hoạch, chủ yếu là
nuôi cá da trơn, cá rô đồng và cá thát lát...Nhìn chung ngành thủy sản giảm nhẹ về diện
tích, tăng sản lượng so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do hạn hán, xâm nhập mặn,
nước lũ không về cùng với thị trường giá cả một số mặt hàng thủy sản ở mức thấp và
không ổn định nên người nuôi thủy sản giảm diện tích và quy mô nuôi bị thua lỗ.
b) Dân cư
Dân số trung bình khoảng 772.230 người; t lệ tăng dân số trung bình 2,44
trong đó, t lệ tăng dân số tự nhiên 10,5


,

.

Giảm t lệ hộ nghèo trên 2%, dự kiến cuối năm còn 12,91%.
Số lao động được tạo việc làm 24.000 lao động; t lệ lao động qua đào tạo đạt
42%; t lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn 4,24%; t lệ thiếu việc làm khu
vực nông thôn còn 8,5.

15


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, THAM KHẢO VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Để hoàn thành tốt những mục tiêu và nội dung được đặt ra trong báo cáo thì
ứng với mỗi nội dung là một phương pháp nghiên cứu để mang lại kết quả tốt.
a) Liên hệ Trung Tâm Quan Trắc và Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường tỉnh Hậu
Giang thu thập và tổng hợp tài liệu
- Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011 - 2015.
- Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt năm
2016.
- Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang.
- Bộ số liệu quan trắc nước mặt tỉnh Hậu Giang năm 2012 - 2016.
b) Tham khảo tài liệu
- Giáo trình Kỹ thuật môi trường; giáo trình Địa hóa môi Trường; sách phân
tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS của nhà xuất bản Nguyễn Hồng Đức, năm 2008
- Tạp chí khoa học trong và ngoài nước về đánh giá diễn biến chất lượng nước
mặt bằng ứng dụng phân tích thống kê đa biến: phân tích cụm, phân tích tương quan,

phân tích hồi quy tuyến tính.
c) Mô tả vị trí quan trắc
Trung tâm quan trắc Hậu Giang thực hiện quan trắc nước mặt hằng năm với 32
vị trí quan trắc được trải đều trên 8 đơn vị hành chính của tỉnh Hậu Giang. Mỗi vị trí
quan trắc nước mặt nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng từ các hoạt động khu dân cư,
các khu chợ, khu công nghiệp, giao thông thủy, hoạt động nông nghiệp làm ảnh hưởng
đến chất lượng nước mặt của các tuyến kênh nói riêng và chất lượng nước mặt tỉnh
Hậu Giang nói chung.
Bảng 2.1. Bảng mô tả các vị trí quan trắc nước mặt tỉnh Hậu Giang


ĐIỂM QUAN

TỌA ĐỘ

HIỆU

TRẮC

(UTM 48N)

Kênh Xáng Xà

9047’18,7’’

Vị trí quan trắc nhằm đánh giá được mức độ

No, gần nhà

105028’20,4’’


ảnh hưởng của việc xả thải của khu dân cư.

NM1

MÔ TẢ VỊ TRÍ QUAN TRẮC

16




ĐIỂM QUAN

TỌA ĐỘ

HIỆU

TRẮC

(UTM 48N)

máy nước Vị

MÔ TẢ VỊ TRÍ QUAN TRẮC
Điểm này cũng gần nhà máy nước Vị Thanh.

Thanh
Kênh Xáng Xà
NM2


No, cách Xí
nghiệp đường

Vị trí quan trắc này đánh giá mức độ ảnh
9045’01,7’’

hưởng từ hoạt động của chợ, dân cư sinh sống

105024’47,4’’

và một phần từ hoạt động sản xuất của xí
nghiêp đường đối với chất lượng nước mặt khu

Vị Thanh 50m

NM3

Kênh xáng Xà
No, Cầu Cái Tư

vực xung quanh.
9044’34,1’’
105023’36,2’’

– xã Tân Tiến

Đánh giá chất lượng nước mặt ở vị trí giao
giữa 2 sông lớn tại Vị Thanh: sông Cái Tư và
Kênh xáng Xà No. Đây là khu vực tiếp giáp

với các nhánh sông thuộc tỉnh Kiên Giang.
Nhằm đánh giá chất lượng nước mặt gần TT.

Ngã tư Kênh
NM5

Xáng Nàng
Mau, TT Nàng

9045’06,0’’
105032’07,6’’

Nàng mau nơi có mật độ dân cư cao và ảnh
hưởng nước thải từ hoạt động của chợ. Mặt
khác cũng theo dõi chất lượng nước từ khu
vưc tiếp giáp giữa kênh Xáng Nàng Mau với

Mau

kênh thủy lợi khác.

NM6

Kênh Xáng Xà

9050’68,6’’

No, gần UBND

105032’06,5’’


xã Vị Thanh

NM7

tác động của các hoạt động nông nghiệp
(chăn nuôi, trồng lúa…) và sinh hoạt dân cư
nông thôn.

Kênh Xáng

9049’02,6’’

Nhằm đánh giá chất lượng nước mặt tại khu

Nàng Mau, chợ

105035’20,3’’

vực chợ và nước thải từ các kênh rạch sản

xã Vĩnh Tường
Kênh Xáng
NM8

Nhằm đánh giá chất lượng nguồn nước dưới

Nàng Mau –
chợ xã Vĩnh
Thuận Tây


xuất nông nghiệp xã Vĩnh Tường.
Là khu vực chợ và dân cư

nông thôn Vị

9042’03,6’’

Thủy, tiếp giáp huyện Long Mỹ, do vùng có

105028’49,0’’

tiềm năng nuôi trồng thủy sản quy mô (cá rô
đầu vuông), nên các hoạt động này ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng nước mặt.
17




ĐIỂM QUAN

TỌA ĐỘ

HIỆU

TRẮC

(UTM 48N)


MÔ TẢ VỊ TRÍ QUAN TRẮC
Xây dựng điểm quan trắc tại đây để giám

NM9

Ngã 4 sông Ba
Láng – chợ Cái

9055’27,6’’

sát,đánh giá những tác động của các nguồn

105043’18,9’’

thải từ chợ Cái Tắc và các khu dân cư lân cận,
ảnh hưởng từ nước thải của KCN Tân Phú

Tắc, TT Cái Tắc
Nhánh sông Ba
NM10 Láng, bến đò số

Thạnh đến nguồn nước mặt.
9058’03,8’’
105044’10,3’’

NM11 Láng, chợ Rạch

9053’48,8’’
105039’52,6’’


Gòi

NM12

hoạt

động

sản

xuất công nghiệp, thủy

sản, nước thải từ bệnh viện số 10.

10
Nhánh sông Ba

Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm tập trung từ

Đánh giá nguồn nước mặt tại khu vực chợ và
dân cư tại thị trấn trung tâm ven sông rạch
chịu tác động từ các công ty chế biến thủy sản,
hoạt động chợ và sinh hoạt dân cư ven sông.

Kênh xáng Xà

9055’69,1’’

No, gần chợ


105037’76,4’’

Một Ngàn

Theo dõi diễn biến chất lượng nước tại nhánh
kênh xáng Xà No dưới ảnh hưởng của hoạt
động giao thông đường thủy và lượng xả thải
từ khu vực chợ và dân cư tại TT Một Ngàn.
Kiểm tra chất lượng nước nhánh kênh xáng

NM13

Kênh Xáng Xà

9053’22,2’’

Xà No gần huyện Vị Thủy, khảo sát những tác

No chợ Bảy

105034’97,9’’

động từ sinh hoạt khu vực chợ, tuyến dân cư
TT Bảy Ngàn và các hoạt động nông nghiệp

Ngàn

xung quanh.
Ngã 3 sông Cái
NM14


Răng – kênh
Xáng Xà No, xã

Điểm quan trắc tại vị trí này nhằm xem xét tác
9057’01,5’’

động của các nguồn thải tập trung từ hoạt

105039’36,8’’

động sản xuất công nghiệp tại CCN Nhơn
Nghĩa A, các hoạt động giao thông đường

Nhơn Nghĩa A

NM15

thủy tuyến Hậu Giang – Cần Thơ

Kênh Cái Dầu,

9055’60,7’’

Điểm quan trắc được chọn nhằm đánh giá tác

gần chợ Ngã

105048’06,6’’


động của lượng xả thải từ hoạt động khu vực

Sáu, TT Ngã

chợ trung tâm của TT Ngã Sáu (hàng tiêu
18




ĐIỂM QUAN

TỌA ĐỘ

HIỆU

TRẮC

(UTM 48N)

Sáu

MÔ TẢ VỊ TRÍ QUAN TRẮC
dùng, nông sản và thiết bị công nghiệp liên
quan, theo định hướng sẽ phát triển thành
chợ hậu cần của các K/CCN của huyện), sinh
hoạt dân cư đến chất lượng nguồn nước mặt.

NM17


Vàm Cái Cui,
xã Đông Phú

9058’43,0’’
105049’69,6’’

Vị trí này nhằm đánh giá tác động của các
nguồn gây ô nhiễm tập trung từ
động

sản

hoạt

xuất công nghiệp của KCN

Sông Hậu.

NM18

Vàm Cái Dầu,
TT. Mái Dầm

9057’41,1’’
105050’63,6’’

Là khu vực tiếp giáp với 3 K/CCN: KCN
sông Hậu, CCN Phú Hữu (GĐ3), CCN Đông
Phú, nên chịu ảnh hưởng ô nhiễm chung từ
nhiều nguồn.

Đây là vị trí quan trắc thuộc ranh giới đường

9056’92,0’’
NM19 Vàm Mái Dầm,

105052’26,2’’

TT. Mái Dầm

thủy giữa 2 K/CCN: Sông Hậu đợt 1 – GĐ3
(2010-2015) và Phú Hữu. Vị trí trên được
chọn nhằm giúp kiểm soát ảnh hưởng các
nguồn ô nhiễm đối với chất lượng nước mặt
tại khu vực.
Đây cũng là vị trí tiếp giáp với tỉnh Sóc

NM20

Vàm Cái Côn,

9055’95,1’’

Trăng, nên đây cũng là giao điểm của các

105053’37,2’’

nguồn thải của 2 tỉnh . Điểm quan trắc tại

TT. Mái Dầm


đây giúp kiểm soát nguồn nước chịu tác động
từ các nhà máy.

NM21

Kênh Cái Côn,

9045’37,3’’

Vị trí quan trắc tại đây nhằm đánh giá tác

gần nhà lồng

105049’11,9’’

động đến môi trường nước của chợ Ngã Bảy,

chợ Ngã Bảy

NM22

Kênh Ba Ngàn
– kênh Cái Côn

là một trong những chợ lớn của tỉnh.
9049’41,9’’

Đây là khu vực di dời mới của chợ nổi Ngã

105049’59,5’’


Bảy, khu vực này tập trung lượng lớn tàu
thuyền buôn bán, trao đổi hàng hóa. Vì vậy,
19


×