Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn xã tam phước, thành phố biên hòa tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 65 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

CT-TTg

Chỉ thị- Thủ tướng

2

HTSDĐ

Hiện Trạng Sử Dụng Đất

3

KH-BTNMT

Kế Hoạch - Bộ Tài nguyên Môi trường

4

KH-UBND

Kế Hoạch - Uỷ Ban Nhân Dân


5

NĐ-CP

Nghị định - Chính phủ

6

NQ-CP

Nghị Quyết - Chính phủ

7

QĐ-UBND

Quyết định - Uỷ Ban Nhân Dân

8

THPT, THCS

Trung học Phổ thông, Trung học Cơ sở

10

TKĐĐ

Thống kê đất đai


11

TT-BTNMT

Thông tư - Bộ Tài nguyên Môi trường

12

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH
Trang
Bảng 1.1. Tỷ lệ bản đồ dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.......................... 6
Bảng 1.2. Thời điểm thực hiện và nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai ............... 6
Bảng 1.3. So sánh chỉ tiêu thống kê giữa hai kì kiểm kê 2010 và 2005 ............... 9
Bảng 2.1. Tổng số thửa đã cấp giấy chứng nhận ................................................ 21
Bảng 2.2. Bảng nhóm đất theo mục đích được kiểm kê ..................................... 22
Bảng 2.3. Kết quả kiểm kê đất đai theo mục đích sử dụng đất năm 2014 ......... 27
Bảng 2.4. Kết quả kiểm kê nhóm đất nông nghiệp xã Tam Phước năm 2014 ... 28
Bảng 2.5. Kết quả kiểm kê nhóm đất phi nông nghiệp xã Tam Phước năm 2014 ... 28
Bảng 2.6. Kết quả kiểm kê đất đai theo đối tượng người sử dụng, quản lý đất xã
Tam Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2014 .............................. 30
Bảng 2.7. Biến động diện tích đất đai giai đoạn 2010 - 2014 ............................ 30
Bảng 3.1. Bảng so sánh một số khoanh đất thực tế với ảnh viễn thám tại xã Tam
Phước, Thành Phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai.....................................................42
Bảng 3.2. Bảng đối chiếu một số khoanh đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất
2014 với ảnh viễn thám ....................................................................................... 43

Bảng 3.3. Kết quả điều tra thực địa các khoanh đất có sự khác nhau về loại đất
giữa ảnh viễn thám và bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2014................................ 44
Bảng 3.4. Tổng hợp diện tích các loại đất có khác biệt giữa ảnh viễn thám và
bản đồ hiện trạng sử dụng đất sau khi điều tra thực địa...................................... 46
Bảng 3.5. Kết quả kiểm kê đất đai có sử dụng ảnh viễn thám ........................... 48
Bảng 3.6. So sánh kết quả kiểm kê đất đai 2014 với kết quả kiểm kê đất đai có
sử dụng ảnh viễn thám ........................................................................................ 49
Bảng 3.7. Kết quả thống kê đất đai 2016............................................................ 50
Bảng 3.8. So sánh kết quả kiểm kê có sử dụng ảnh viễn thám với kết quả thống
kê 2016 ................................................................................................................ 51
Hình 2.1: Bản đồ hành chính xã Tam Phước, Thành phố Biên Hoà ................. 16
Hình 2.2: Bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất đai xã Tam Phước năm 2014.... 26
Hình 2.3: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm xã Tam Phước năm 2014 .......... 32
Hình 3.1:Hộp thoại khai báo thông tin cho bản đồ ............................................ 36
Hình 3.2. Hộp thoại Configuration ..................................................................... 36
Hình 3.3. Hộp thoại Select Export Format ......................................................... 37


Hình 3.4. Chọn thư mục lưu kết quả .................................................................. 37
Hình 3.5. Hiển thị bản đồ trên Google Earth...................................................... 38
Hình 3.6. Hộp thoại chứa tọa độ góc trái trên và góc phải dưới ........................ 38
Hình 3.7. Phần mềm Universal Maps Downloader đã điền tọa độ .................... 39
Hình 3.8. Ghép các tấm ảnh nhỏ thành một file ảnh chung ............................... 39
Hình 3.9. Hộp thoại Configuration ..................................................................... 40
Hình 3.10. Hộp thoại Select Export Format ....................................................... 40
Hình 3.11: Hộp thoại lưu ảnh ............................................................................. 41
Hình 3.12. Kết quả chồng xếp bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2014 và ảnh viễn
thám khu vực nghiên cứu……………………………………………………… 41
Hình 3.13. Cắt ảnh viễn thám theo ranh giới hành chính………………..…….42



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI ...... 5
1.1. Cơ sở lý luận của kiểm kê đất đai ............................................................................... 5
1.1.1.Các khái niệm chung .................................................................................... 5
1.1.2. Vị trí vai trò của kiểm kê đất đai ................................................................. 6
1.1.3. Hệ thống phân loại đất đai .......................................................................... 7
1.1.4. Hình thức thực hiện kiểm kê đất đai ........................................................... 8
1.1.5. Phương pháp kiểm kê đất đai ...................................................................... 8
1.1.6. Khái quát công tác kiểm kê đất đai từ Luật Đất đai 2003 đến nay ............. 8
1.1.6.1. Công tác kiểm kê đất đai ở nước ta qua kỳ kiểm kê đất đai năm 2005.......... 8
1.1.6.2. Công tác kiểm kê đất đai ở nước ta qua kỳ kiểm kê đất đai năm 2010.......... 9
1.2. Cơ sở pháp lý của kiểm kê đất đai ............................................................................ 11
1.2.1. Nguyên tắc kiểm kê đất đai ....................................................................... 12
1.2.2. Trách nhiệm thực hiện kiểm kê đất đai ..................................................... 13
1.2.3. Nội dung thực hiện kiểm kê đất đai .......................................................... 13
1.2.4. Kết quả kiểm kê đất đai ............................................................................. 14
1.2.5. Thẩm quyền phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất ......................................................................................... 14
Tiểu kết chương 1.............................................................................................................. 15
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TAM
PHƯỚC, THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ, TỈNH ĐỒNG NAI ...................................... 16
2.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn
nghiên cứu ....................................................................................................................... 16
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ..................................................................... 16
2.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 16
2.1.1.2. Giao thông .............................................................................................. 17
2.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................... 17
2.1.2.1.Đặc điểm kinh tế ..................................................................................... 17

2.1.2.2.Đặc điểm xã hội....................................................................................... 17
2.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................................. 19


2.2. Thực trạng kiểm kê đất đai trên địa bàn xã Tam Phước, Thành phố Biên Hoà .... 20
2.2.1. Hệ thống hồ sơ, tài liệu sử dụng trong kiểm kê đất đai ............................ 20
2.2.2. Tiêu chí phân loại đất đai trong kiểm kê đất đai ....................................... 22
2.2.3. Quy trình thực hiện kiểm kê đất đai .......................................................... 24
2.2.4. Tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai ............................................................ 24
2.2.5. Kết quả thực hiện kiểm kê đất đai ............................................................. 25
2.2.5.1. Bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất đai xã Tam Phước, thành phố Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2014 ............................................................................ 26
2.2.5.2. Kết quả kiểm kê đất đai theo mục đích sử dụng đất năm 2014 ............. 27
2.2.5.3. Kết quả kiểm kê đất đai theo đối tượng người sử dụng, người quản lýđất
năm 2014 ............................................................................................................. 30
2.2.5.4. Tình hình biến động đất đai ................................................................... 30
2.2.5.5. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm xã Tam Phước, thành phố Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai năm 2014 ..................................................................................... 32
2.2.6. Các vấn đề tồn tại trong công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn xã Tam
Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ....................................................... 33
Tiểu kết chương 2............................................................................................................. 33
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI ......................... 34
3.1. Giải pháp về pháp lý .................................................................................................. 34
3.2. Giải pháp ứng dụng ảnh viễn thám trong kiểm kê đất đai ...................................... 35
3.2.1. Ảnh viễn thám và các phần mềm sử dụng trong đề tài ............................. 35
3.2.2. Quá trình thực hiện .................................................................................... 35
3.2.2.1. Thu thập và xử lý ảnh viễn thám khu vực nghiên cứu ........................... 35
3.2.2.2.Tổng hợp và đối chiếu kết quả ................................................................ 41
3.3. Các giải pháp khác ..................................................................................................... 51
Tiểu kết chương 3.............................................................................................................. 55

KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 57
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 58


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và có giới hạn về số lượng,
có vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển theo ý muốn chủ quan
của con người. Để khai thác tiềm năng thế mạnh của đất đai phục vụ xây dựng
và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đòi hỏi Nhà nước phải quản lý chặt chẽ
đất đai, hướng cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu
quả. Muốn vậy, nhà nước phải điều tra, thống kê, kiểm kê đất đai nhằm nắm
chắc hiện trạng sử dụng đất đai, từ đó có căn cứ xây dựng quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất và hoạch định các chính sách, pháp luật đất đai phù hợp; đáp ứng
nhu cầu sử dụng đất của các ngành kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng - an
ninh trên địa bàn xã nói riêng và cả nước nói chung.
Kiểm kê đất đai là loại hình kiểm kê chuyên ngành, chuyên đi sâu tổng
hợp, phân tích, nghiên cứu các đặc tính tự nhiên, kinh tế, xã hội của đất đai bằng
các số liệu diện tích đất đai trong phạm vi của cả nước, từng vùng, từng đơn vị
hành chính các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước đối với đất đai và
các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Kiểm kê đất đai là việc Nhà
nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử
dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai, cũng như các đối
tượng sử dụng đất giữa hai lần kiểm kê, làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn
thiện chính sách pháp luật về đất đai.
Xã Tam Phước là xã được sáp nhập về thành phố Biên Hoà từ huyện
Long Thành theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc mở rộng địa giới
hành chính Thành phố Biên Hoà năm 2010.Tình hình biến động đất đai ở xã
Tam Phước trong những năm gần đây là rất lớn do chủ trương công nghiệp hoá,

hiện đại hoá diễn ra mạnh mẽ, tập trung rất nhiều công ty mới ở các khu công
nghiệp lớn như khu công nghiệp Tam Phước,…kéo theo nhu cầu về nhà ở.
Chính vì vậy, nơi đây đã và đang diễn ra mạnh mẽ các hoạt động chuyển
nhượng, trao đổi, mua bán liên quan đến đất đai. Do đó,công tác kiểm kê đất đai
ở đây qua các thời kỳ có nhiều sự điều chỉnh, làm cho kết quả kiểm kê luôn bị
biến động không ngừng. Chỉ tiêu kiểm kê cho các thời kỳ luôn thay đổi, không
sát với tình hình thực tế dẫn đến các kết quả kiểm kê không phản ánh đầy đủ và
chính xác tình hình sử dụng đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất không phản
ánh đúng hiện trạng bề mặt sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai; Từ đó có
những đánh giá, kết luận thiếu chính xác về hiện trạng sử dụng đất gây ảnh
hưởng đến việc quản lý và sử dụng đất tại địa phương.
Xuất phát từ lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Công tác kiểm kê đất đai
trên địa bàn xã Tam Phước, Thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai” là thực sự
cần thiết.

1


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến công tác kiểm kê đất đai
Công tác kiểm kê đất đai được hoàn thiện từng ngày thể hiện trong cơ chế
chính sách pháp luật. Nguyên tắc, trách nhiệm thực hiện, nội dung thực hiện,
thẩm quyền phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê đất đai được quy định đầy đủ
trong Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn, song công tác kiểm kê đất đai gặp
không ít những khó khăn nhất định. Một số công trình nghiên cứu hiện nay liên
quan đến công tác kiểm kê đất đai ở nước ta đã những những mặt tích cực. Cụ
thể như:
+ Bài viết “Các công trình, dự án phục vụ công tác kiểm kê đất đai” của
tác giả Đình Thảo năm 2014 đề cập đến dự án sản xuất thử nghiệm “Sử dụng
ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở 2 huyện Ngọc Hiển,
Đầm Dơi của tỉnh Cà Mau trong thời gian từ tháng 10 năm 2002 đến tháng 04

năm 2003. Dự án có độ tin cậy cao được địa phương chấp nhận và đưa vào sử
dụng. Kết quả của dự án cho phép kết luận, với loại ảnh vệ tinh SPOT 4 hoàn
toàn có thể dùng điều tra, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện ở tỷ
lệ 1: 25 000. Điều đó sẽ rất có ý nghĩa trong việc theo dõi và cập nhật những
biến động về sử dụng đất đai trong địa bàn tỉnh Cà Mau trong điều kiện nước ta
đang trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội diễn ra sôi động như hiện nay.
+Luận văn thạc sĩ khoa học đề tài “Nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh
VNREDSAT1 của Việt Nam thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ
công tác kiểm kê đất đai tại khu vực Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương” của
Nguyễn Văn Minh năm 2015 với nội dung theo dõi, giám sát, đánh giá tình
trạng sử dụng đất xây dựng trên ảnh vệ tinh VNREDSAT1. Kết quả nghiên cứu
của Luận văn góp phần cũng cố cơ sở khoa học về nghiên cứu khai thác sử dụng
ảnh vệ tinh nói chung và ảnh vệ tinh Việt Nam nói riêng; đưa ra quy trình xử lý
thông tin từ ảnh vệ tinh VNREDSAT1 để lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất,
khẳng định thế mạnh và tiềm năng của ảnh trong lĩnh vực kiểm kê đất đai. Với
khu vực có mức độ biến động và cơ cấu sử dụng đất diễn ra mạnh mẽ, thường
xuyên và liên tục như Thị xã Dĩ An thì việc sử dụng công nghệ viễn thám là giải
pháp hoàn toàn hợp lý trong giai đoạn này.
+ Luận văn đại học đề tài “Thực hiện công tác thống kê, kiểm kê đất đai và
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại xã Hiệp Hạ, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng
Sơn giai đoạn 2010 – 2015”của sinh viênNguyễn Đức Anh. Nội dung của bài luận
văn này đề cập đến phương pháp, quy trình nói chung là cơ sở lý luận của công tác
thống kê và kết quả thống kê, kiểm kê đất đai qua các bảng biểu tại địa bàn nghiên
cứu. Để cho thấy việc phân loại đất theo Luật Đất đai 2013 đã giảm nhẹ sự nặng nề
mà trong phân loại cũ, sự chỉ đạo cho sản xuất ngành nông nghiệp không cân đối,
chế độ sử dụng đất phức tạp và không phù hợp với kết quả quản lý của nhà nước.
Việc phân loại mới đã phần nào phù hợp hơn với sự chuyển đổi nền kinh tế từ nền
kinh tế bao cấp sang cơ chế thị trường, có ý nghĩa khả thi và phù hợp với nhận thức
của người dân.
2



Tóm lại, các công trình nghiên cứu nêu trên chỉ đề cập đến phương pháp,
quy trình mang tính thủ tục và các chỉ tiêu loại đất trong kiểm kê đất đai được
xác định theo loại đất đai pháp lý do đó chưa phản ánh đúng hiện trạng bề mặt
sử dụng đất. Các công trình nghiên cứu chưa đề cập giải pháp cụ thể để xử lý kết
quả kiểm kê đất đai không phù hợp, không đúng với hiện trạng sử dụng đất.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Nắm rõ thực trạng công tác kiểm kê đất đai ở xã Tam Phước.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm kê đất đai.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của công tác kiểm kê đất đai.
- Phân tích thực trạng của công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn xã Tam
Phước, Thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
- Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn xã Tam
Phước, Thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quỹ đất đai trong phạm vi hành chính của xã Tam Phước, Thành phố
Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai gồm các nhóm, các loại đất đai, các loại hình sử dụng
đất đai, các đối tượng sử dụng đất, quản lý đất được xác định theo các tiêu chí
phân loại quy định trong các văn bản pháp luật ứng với các kỳ kiểm kê đất đai.
- Quy trình kiểm kê đất đai trên địa bàn bàn xã Tam Phước, Thành phố
Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Địa bàn xã Tam Phước, Thành phố Biên Hoà, tỉnh
Đồng Nai.
- Phạm vi thời gian: Kỳ kiểm kê đất đai theo hiện trạng năm 2016.
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác kiểm kê đất

đai ở xã Tam Phước qua việc ứng dụng ảnh viễn thám dữ liệu ảnh năm 2016.
5.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý các tài liệu, số liệu: Thu thập và xử lý
các tài liệu, số liệu về đất đai gồm hồ sơ địa chính, hồ sơ giao đất, cho thuê đất,
thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, hồ sơ thanh tra, hồ sơ giải quyết tranh
chấp đất đai và các tài liệu khác có liên quan trên địa bàn xã Tam Phước.

3


- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Đối chiếu các dữ liệu từ ảnh
viễn thám đã tải về với thực địa. Từ đó, đánh giá tính chính xác hiện trạng sử
dụng đất, tiến hành điều tra, khoanh vẽ các khoanh đất trên thực địa.
- Phương pháp thống kê: Từ các số liệu kiểm kê ở xã thu thập được tiến
hành tính toán rút ra các chỉ tiêu cần thiết làm cơ sở để phân tích biến động đất
đai, phân tích hiện trạng sử dụng đất. Từ kết quả kiểm kê trên ảnh viễn thám và
đối chiếu thực địa, tiến hành thống kê các khoanh đất khác biệt và thống kê vào
các biểu (Biểu 01/TKĐĐ; Biểu 02/TKĐĐ; Biểu 03/TKĐĐ).
- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu đã tổng hợp trong các biểu
mẫu thống kê đất đai; từ đó phân tích, đưa ra đánh giá về hiện trạng sử dụng đất.
- Phương pháp phân tích: Từ những số liệu kiểm kê trên ảnh viễn thám và
thực tế trên địa bàn xã Tam Phước, qua phân tích đưa ra nhận định, đánh giá
chính xác làm cơ sở cho việc lập quy hoạch trong thời gian tới.
- Phương pháp bản đồ: Sử dụng phần mềm Arcgis 10.3 xử lý bản đồ để
khoanh vẽ diện tích đất khác mục đích sử dụng trên địa bàn xã Tam Phước. Là
phương pháp quan trọng được vận dụng xuyên suốt quá trình kiểm kê đất đai,
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất đai.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn,
các giảng viên của khoa, tham khảo ý kiến của các cán bộ hướng dẫn, ý kiến của
lãnh đạo và những người có kinh nghiệm am hiểu về công tác kiểm kê.

6. Ý nghĩa của nghiên cứu
- Hoàn thiện các tiêu chí, căn cứ xác định loại đất đai trong kiểm kê đất
đai, quy trình các bước thực hiện công tác kiểm kê đất đai.
- Phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất đai tại thời điểm kiểm kê đất đai,
từ đó làm căn cứ cho việc hoạch định chính sách sử dụng hợp lý quỹ đất đai tại
địa phương.

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI
1.1. Cơ sở lý luận của kiểm kê đất đai
1.1.1.Các khái niệm chung
- Khái niệm kiểm kê đất đai: Kiểm kê đất đai là việc làm của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền, nhằm xác định cụ thể các loại đất, các đối tượng quản lý,
sử dụng đất; phản ánh hiện trạng sử dụng đất qua mỗi thời kỳ để làm căn cứ cho
việc xây dựng, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, định hướng sử dụng đất hợp
lý,tiết kiệm, ổn định và bền vững. Theo đó, kiểm kê đất đai là việc Nhà nước
tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng
đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê
(Khoản 18, Điều 3 Luật Đất đai 2013). Cụ thể:
+Kiểm kê đất đai là hoạt động của chủ thể sở hữu đất đai. Theo điều 4
Luật Đất đai 2013 đã quy định, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Do đó kiểm kê là hoạt động của Nhà
nước, bắt buộc phải thực hiện trong phạm vi cả nước.
+ Kiểm kê đất đai là hoạt động quản lý của Nhà nước. Hoạt động giúp
Nhà nước quản lý người sử dụng đất, người quản lý đất sử dụng đúng pháp luật
mang lại hiệu quả sử dụng đất cao.
+ Kiểm kê đất đai là hoạt động mang tính kỹ thuật được thể hiện dưới

dạng các bảng biểu tổng hợp được quy định trong thông tư 28/2014/TTBTNMT.
+ Kiểm kê đất đai là hoạt động mang tính pháp lý được Nhà nước công
nhận và làm cơ sở cho việc đề xuất việc điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất
đai.
- Khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
là loại tài liệu quan trọng, cần thiết không chỉ cho công tác quản lý đất đai mà
còn rất cần thiết cho nhiều ngành.Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ
chuyên đề được thành lập theo đơn vị hành chính các cấp, thể hiện hiện trạng sử
dụng các loại đất trong thực tế với đầy đủ các thông tin về hiện trạng như ranh
giới, vị trí, số lượng, các loại đất,… trong phạm vi một đơn vị hành chính ở một
thời điểm nhất định. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập để thể hiện sự phân
bố các loại đất tại thời điểm kiểm kê đất đai, được lập theo từng đơn vị hành
chính các cấp.
Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phụ thuộc vào quy mô diện tích
cụ thể của từng địa phương. Đối với địa phương có quy mô diện tích lớn thì bản
đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập ở tỷ lệ nhỏ. Ngược lại, đối với địa
phương có quy mô diện tích nhỏ thì bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành
lập ở tỷ lệ lớn. Cụ thể, ta có bảng bên dưới:
5


Bảng 1.1. Tỷ lệ bản đồ dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Đơn vị hành chính
Diện tích tự nhiên (ha)
Tỷ lệ bản đồ
Cấp xã

Cấp huyện

Cấp tỉnh


Dưới 120
Từ 120 đến 500
Trên 500 đến 3.000
Trên 3.000
Dưới 3.000
Từ 3.000 đến 12.000
Trên 12.000
Dưới 100.000
Từ 100.000 đến 350.000
Trên 350.000

Cấp vùng
Cả nước

1: 1000
1: 2000
1: 5000
1: 10000
1: 5000
1: 10000
1: 25000
1: 25000
1: 50000
1: 100000
1: 250000
1: 1000000

(Nguồn: Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT)
- Thời điểm kiểm kê đất đai: Để đảm bảo số liệu kiểm kê đất đai mang

tính chính xác, đầy đủ và kịp thời, mốc thời gian được quy định cụ thể thống
nhất tại tất cả các đơn vị hành chính cấp xã trong phạm vi cả nước để tiến hành
điều tra kiểm kê đất đai.Thời điểm kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất định kỳ 05 năm được tính đến hết ngày 31 tháng 12 của năm có chữ số
tận cùng là 4 và 9. Cụ thể thời điểm thực hiện và nộp báo cáo kết quả kiểm kê
đất đai được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.2. Thời điểm thực hiện và nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai
Cấp báo cáo

Thời hạn kiểm kê đất đai

UBND cấp xã

Trước 01/06 năm sau

UBNDcấp huyện

Trước 15/07 năm sau

UBND cấp tỉnh

Trước 01/09 năm sau

Bộ TNMT

Trước 01/11 năm sau
(Nguồn: Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT)

1.1.2. Vị trí vai trò của kiểm kê đất đai
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai có vị trí quan trọng trong công tác

quản lý đất đai. Đây là số liệu mang tính pháp lý cao làm nguồn tài liệu cơ sở,
làm căn cứ cho các cho các hoạt động quản lý đất đai thông qua chức năng thể
6


hiện hiện trạng và tình hình biến động nguồn tài nguyên quý giá này. Cụ thể
như:
Phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước đối với đất đai: Do yêu cầu quản lý nhà
nước về đất đai là vừa nắm chắc quản chặt vừa đảm bảo cho đất đai được sử
dụng một cách đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cho nên thống kê đất đai
không chỉ là việc tổng hợp đầy đủ các số liệu diện tích phản ánh đúng thực trạng
sử dụng đất đai mà còn phân tích rõ ràng các mối liên quan với nhu cầu đời sống
xã hội theo thời gian khác nhau để đánh giá hiệu quả sử dụng đất, để phản ánh
hiệu quả của hệ thống chính sách pháp luật đất đai, từ đó có thể kịp thời điều
chỉnh, bổ sung chính sách pháp luật cho phù hợp.
Phục vụ yêu cầu kế hoạch phát triển toàn bộ nền kinh tế: Đất đai có vai
trò quan trọng liên quan đến mọi mặt hoạt động đời sống xã hội của đất nước,
khi xây dựng đều phải xem xét các điều kiện về đất, số liệu thống kê đất đai là
cơ sở cần thiết cho việc phân bổ hợp lý các lực lượng sản xuất, là cơ sở cho việc
phân vùng và quy hoạch phân bố sử dụng đất đai và xây dựng kế hoạch sử dụng
đất. Số liệu thống kê đất đai còn là căn cứ tính thuế sử dụng đất và phục vụ cho
các ngành khác.
Số liệu thống kê đất đai làm cơ sở để dự báo chiến lược kế hoạch sử dụng
đất trong tương lai: Thông qua việc phân tích tiềm năng đất đai hiện có và xu
hướng biến động của các loại đất qua các năm thống kê mà từ đó có sự đánh giá,
phân tích làm cơ sở định hướng việc sử dụng đất trong tương lai một cách có
hiệu quả.
1.1.3. Hệ thống phân loại đất đai
Hệ thống phân loại đất đai có ý nghĩa quyết định hiệu quả của thống kê,
kiểm kê đất đai vì nó ảnh hưởng đến tính đầy đủ, tính kịp thời, tính chính xác

của thống kê. Theo từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống phân loại
đất đai ở Việt Nam có sự khác biệt nhau về số lượng nhóm đất, hình thức. Thực
tế quản lý đất đai ở nước ta tồn tại hai hệ thống phân loại đất đai dựa trên các
nguyên tắc phân loại khác nhau:
- Nguyên tắc hệ thống: Tập trung nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa các
loại đất đai và những tính chất của hệ thống, nguyên tắc này được áp dụng trong
luật đất đai 1993. Theo luật đất đai 1993, quỹ đất đai được phân theo nguyên tắc
hệ thống nên được chia thành 6 nhóm là đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất
chuyên dùng, đất đô thị, đất khu dân cư nông thôn, đất chưa sử dụng).
- Nguyên tắc tương đồng: Chỉ chú trọng đến khía cạnh giống nhau về chức
năng nào đó của đất đai. Theo luật đất đai 2003, quỹ đất đai được phân theo
nguyên tắc tương đồng nên được chia thành 3 nhóm chính là nhóm đất nông
nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

7


1.1.4. Hình thức thực hiện kiểm kê đất đai
Kiểm kê đất đai bao gồm thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ và kiểm
kê đất đai theo chuyên đề:
- Kiểm kê đất đai định kỳ: Kiểm kê đất đai được thực hiện theo đơn vị
hành chính xã, phường, thị trấn. Việc kiểm kê đất đai được tiến hành 05 năm
một lần.
- Kiểm kê chuyên đề về đất: Để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước thực hiện
theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1.1.5. Phương pháp kiểm kê đất đai
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để thu thập tư liệu hình thành nên các
số liệu kiểm kê đất đai. Tùy theo điều kiện và nguồn dữ liệu và khả năng thu
thập thông tin, các số liệu kiểm kê về đất đai sẽ được hình thành bằng phương
pháp tiếp cận trực tiếp hoặc gián tiếp. Cụ thể:

- Phương pháp trực tiếp: Là phương pháp hình thành nên các số liệu kiểm
kê về đất đai dựa trên kết quả đo đạc, lập bản đồ và đăng ký đất đai. Như vậy điều
kiện để thực hiện kiểm kê trực tiếp là phải có các hồ sơ địa chính; các căn cứ và
cơ sở để thực hiện kiểm kê là hồ sơ địa chính được hình thành và cập nhật ở cấp
cơ sở, nên công việc kiểm kê phải được tiến hành trình tự từ cấp xã trở lên.
- Phương pháp gián tiếp: Là phương pháp dựa vào nguồn số liệu trung
gian sẵn có để tính toán ra các số liệu kiểm kê đất đai. Phương pháp này nhìn
chung không chính xác và thiếu cơ sở pháp lý. Tuy nhiên nó là phương pháp
duy nhất để xác định được các số liệu kiểm kê về đất đai đối với những nơi chưa
có điều kiện tiến hành công tác đo đạc lập bản đồ, hoặc các thông tin biến động
trong kỳ không được đăng ký, quản lý theo dõi và cập nhật.
1.1.6. Khái quát công tác kiểm kê đất đai từ Luật Đất đai 2003 đến nay
1.1.6.1. Công tác kiểm kê đất đai ở nước ta qua kỳ kiểm kê đất đai năm 2005
Kiểm kê diện tích đất đai được tiến hành trên phạm vi cả nước, theo đơn
vị hành chính, trong đó xã, phường, thị trấn (cấp xã) là đơn vị cơ bản để tiến
hành kiểm kê. Kết quả kiểm kê đất đai cấp xã là cơ sở để tổng hợp số liệu kiểm
kê đất đai cấp huyện; kết quả kiểm kê đất đai cấp huyện là cơ sở để tổng hợp số
liệu kiểm kê đất đai cấp tỉnh; kết quả kiểm kê đất đai cấp tỉnh là cơ sở để tổng
hợp số liệu kiểm kê đất đai các vùng kinh tế và cả nước.
Việc kiểm kê diện tích đất đai cấp xã được tiến hành theo đối tượng là các
loại đất quy định tại Điều 13 và theo đối tượng là người sử dụng đất quy định tại
Điều 9 của Luật Đất đai năm 2003. Số liệu về diện tích tính theo loại đất và
người sử dụng đất phải được đối chiếu giữa hồ sơ địa chính và hiện trạng sử
dụng đất trên thực tế, được thể hiện trên bản đồ địa chính.

8


1.1.6.2. Công tác kiểm kê đất đai ở nước ta qua kỳ kiểm kê đất đai năm 2010
Kiểm kê diện tích đất đai được tiến hành trên phạm vi cả nước theo từng

cấp hành chính, trong đó xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là
đơn vị cơ bản tiến hành kiểm kê đất đai. Kết quả kiểm kê đất đai của cấp xã là
cơ sở để tổng hợp số liệu kiểm kê cấp huyện, cấp tỉnh và cả nước; số liệu kiểm
kê đất đai của các vùng địa lý tự nhiên – kinh tế được tổng hợp từ số liệu kiểm
kê đất đai của các tỉnh, thành phố thuộc vùng địa lý tự nhiên – kinh tế đó.
Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 đã xác định đầy đủ về diện tích tự nhiên
của các cấp hành chính; diện tích, số lượng chủ sử dụng đất theo các loại đất và
các loại đối tượng sử dụng đất quy định tại Điều 9, Điều 13 của Luật Đất
đai năm 2003; Điều 2, Điều 3 và Điều 6 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29
tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai và hướng dẫn của
Bộ Tài nguyên và Môi trường tại thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02
tháng 8 năm 2007 về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, trong đó, cần đặc biệt chú trọng kiểm kê đối
với đất chuyên trồng lúa nước, đất đang sử dụng vào mục đích lâm nghiệp; diện
tích đất của các tổ chức được giao, được thuê nhưng chưa đưa vào sử dụng; diện
tích đã có quyết định thu hồi nhưng chưa thực hiện xong việc thu hồi đất.
Để thấy rõ sự thay đổi các chỉ tiêu qua các năm kiểm kê, ta có bảng so
sánh cụ thể bên dưới:
Bảng 1.3. So sánh chỉ tiêu thống kê giữa hai kì kiểm kê 2010 và 2005
Chỉ tiêu thống kê năm 2010

Chỉ tiêu thống kê năm 2005

Đất trồng cây hàng năm

Đất trồng cây hàng năm

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

Đất trồng cỏ
Đất cỏ tự nhiên cải tạo

Đất trụ sở cơ quan, công trình
sự nghiệp

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

- Đất trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp của nhà nước

Đất trụ sở cơ quan

- Đất trụ sở khác

Đất trụ sở cơ quan tổ chức
Đất trụ sở khác
Đất công trình sự nghiệp
Đất công trình sự nghiệp không kinh
doanh
Đất công trình sự nghiệp có kinh doanh

9

Ghi chú

Bỏ chỉ
tiêu chi
tiết
Bỏ bớt

chỉ tiêu
chi tiết


Chỉ tiêu thống kê năm 2010
Đất quốc phòng

Chỉ tiêu thống kê năm 2005

Ghi chú

Đất quốc phòng an ninh

Tách
thành 2
chỉ tiêu
riêng

Đất có mục đích công cộng

Đất có mục đích công cộng

Đất giao thông

Đất giao thông

Đất thuỷ lợi

Đất giao thông không kinh doanh


Bỏ chỉ
tiêu chi
tiết

Đất cơ sở văn hoá

Đất giao thông có kinh doanh

Đất cơ sở y tế

Đất thuỷ lợi

Đất an ninh

Đất thuỷ lợi không kinh doanh
Đất thuỷ lợi có kinh doanh
Đất cơ sở văn hoá
Đất cơ sở văn hoá không kinh doanh
Đất cơ sở văn hoá có kinh doanh
Đất cơ sở y tế
Đất cơ sở y tế không kinh doanh
Đất cơ sở y tế có kinh doanh

Đất cơ sở giáo dục-đào tạo

Đất cơ sở giáo dục-đào tạo

Đất cơ sở thể dục-thể thao
Đất có di tích danh thắng


Đất cơ sở giáo dục-đào tạo không kinh
doanh

Đất chợ

Đất cơ sở giáo dục-đào tạo có kinh doanh

Đất bãi thải xử lý chất thải

Đất cơ sở thể dục-thể thao

Bỏ chỉ
tiêu chi
tiết

Đất cơ sở thể dục-thể thao không kinh
doanh
Đất cơ sở thể dục-thể thao có kinh doanh
Đất có di tích danh thắng
Đất chợ
Đất chợ được giao không thu tiền
Đất chợ khác
Đất bãi rác, bãi xử lý nước thải
Đất công trình năng lượng

Đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền

10

Bỏ bớt



Chỉ tiêu thống kê năm 2010
Đất công trình bưu chính
viễn thông

Chỉ tiêu thống kê năm 2005
thông
Đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền
thông không kinh doanh
Đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền
thông có kinh doanh

Đất cơ sở nghiên cứu khoa
học

chỉ tiêu
chi tiết và
tách
thành 2
chỉ tiêu
mới
Thêm
mới 2 chỉ
tiêu

Đất cơ sở dịch vụ về xã hội
Đất phi nông nghiệp khác

Ghi chú


Đất phi nông nghiệp khác
Đất cơ sở tư nhân không kinh doanh
Đất làm nhà tạm, lán trại
Đất cơ sở dịch vụ nông nghiệp tại đô thị

Bỏ bớt
chỉ tiêu
chi tiết

1.2. Cơ sở pháp lý của kiểm kê đất đai
Hoạt động thống kê, kiểm kê đất đai của nhà nước được thực hiện theo
các căn cứ pháp lý gồm Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành
như: Nghị định 43/2014/NĐ-CP; Thông tư 28/2014/BTNMT. Cụ thể tại các
Điều 22, 32 và 34 Luật đất đai 2013 đã khẳng định thống kê, kiểm kê đất đai là
một trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai đồng thời quy định về định
kỳ, đơn vị và trách nhiệm thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai.
Thực hiện Luật Đất đai và đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai
nhằm quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên, nguồn lực đất
đai cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững, Thủ
tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 21/CT-TTg yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi
trường, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy bannhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai và
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 trên phạm vi cả nước theo các quy
định thống nhất. Nội dung của Chỉ thị quy định về: Nội dung kiểm kê đất đai,
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; giải pháp thực hiện; thời điểm thực hiện và
thời hạn hoàn thành; kinh phí và tổ chức thực hiện công tác kiểm kê đất đai.
Thực hiện Điều 34 của Luật đất đai năm 2013 và Chỉ thị số 21/CT-TTg,
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kế hoạch số 02/KH-BTNMT nhằm
hướng dẫn thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm

2014 trên phạm vi cả nước. Nội dung của kế hoạch số 02/KH-BTNMT quy định
rõ thời điểm kiểm kê và thời hạn hoàn thành ở từng cấp; hồ sơ giao nộp kết quả
kiểm kê hiện trạng sử dụng đất năm 2014; kinh phí kiểm kê hiện trạng sử dụng
11


đất năm 2014; kế hoạch tiến hành ở từng cấp. Phần phụ lục của 02/KHBTNMTquy định 8 biểu mẫu gồm các biểu từ Biểu 01-CT21 đến Biểu 06-CT21
sử dụng để kiểm kê hiện trạng đất trồng lúa, hiện trạng sử dụng đất của các công
ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng và hiện trạng sử dụng đất các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện kiểm kê đất đai ở địa
phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ban hành một số văn bản nhằm
hướng dẫn thực hiện, cụ thể:
- Kế hoạch số 8853/KH-UBND ngày 19/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Nai về kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014.
- Kế hoạch số 7616/KH-UBND ngày 05/11/2014 của Ủy ban nhân dân
thành phố Biên Hòa về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiệm trạng sử dụng đất
năm 2014 trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
- Quyết định số 3597/QĐ-UBND ngày 12/11/2014 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt phương án kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất tỉnh Đồng Nai năm 2014.
1.2.1. Nguyên tắc kiểm kê đất đai
Để đảm bảo công tác kiểm kê đất đai được thực hiện đúng theo trình tự,
đúng pháp luật. Nhà nước đã quy định về nguyên tắc kiểm kê. Cụ thể, theo điều
4 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, nguyên tắc thực hiện thống kê, kiểm kê đất
đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được quy định như sau:
- Loại đất, đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất được thống kê,
kiểm kê theo hiện trạng sử dụng tại thời điểm thống kê, kiểm kê.Trường hợp đã
có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng tại thời
điểm thống kê, kiểm kê chưa thực hiện theo các quyết định này thì thống kê,

kiểm kê theo hiện trạng đang sử dụng; đồng thời phải thống kê, kiểm kê riêng
theo quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa
thực hiện để theo dõi, quản lý.Trường hợp mục đích sử dụng đất hiện trạng đã
thay đổi khác với mục đích sử dụng đất trên hồ sơ địa chính thì kiểm kê theo
hiện trạng đang sử dụng, đồng thời kiểm kê thêm các trường hợp tự chuyển mục
đích sử dụng đất đó.
- Trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì ngoài việc thống kê,
kiểm kê theo mục đích sử dụng chính, còn phải thống kê, kiểm kê thêm các
trường hợp sử dụng đất kết hợp vào các mục đích khác. Mục đích sử dụng đất
chính được xác định theo quy định tại Điều 11 của Luật Đất đai và Điều 3 của
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
- Số liệu kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất được tổng hợp
thống nhất từ bản đồ đã sử dụng để điều tra, khoanh vẽ đối với từng loại đất của
từng loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất (sau
12


đây gọi là bản đồ kết quả điều tra kiểm kê) theo quy định tại Thông tư này.Số
liệu thống kê đất đai được thực hiện trên cơ sở tổng hợp các trường hợp biến
động về sử dụng đất trong năm thống kê từ hồ sơ địa chính và các hồ sơ, tài liệu
khác về đất đai liên quan, có liên hệ với thực tế sử dụng đất, để chỉnh lý số liệu
thống kê, kiểm kê của năm trước.
- Diện tích các khoanh đất tính trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất đai
cấp xã theo đơn vị mét vuông (m2); số liệu diện tích trên các biểu thống kê, kiểm
kê đất đai thể hiện theo đơn vị hécta (ha); được làm tròn số đến hai chữ số thập
phân sau dấu phẩy (0,01ha) đối với cấp xã; làm tròn số đến một chữ số thập
phân sau dấu phẩy (0,1ha) đối với cấp huyện và làm tròn số đến 01ha đối với
cấp tỉnh và cả nước.
1.2.2. Trách nhiệm thực hiện kiểm kê đất đai

Để công tác kiểm kê đất đai được thực hiện theo đúng nhiệm vụ của các
cấp có thẩm quyền, nhà nước đã quy định về trách nhiệm của các cấp thực hiện
kiểm kê đất đai.Cụ thể, theo khoản 5 điều 34 Luật Đất đai 2013 quy định trách
nhiệm thực hiện kiểm kê đất đai lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau:
- Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai,
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương.Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp
huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo
Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất của địa phương. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp
báo cáo Thủ tướng Chính phủ và công bố kết quả thống kê đất đai hàng năm, kết
quả kiểm kê đất đai 05 năm của cả nước.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh thực hiện thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, an ninh và gửi
báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1.2.3. Nội dung thực hiện kiểm kê đất đai
Để công tác kiểm kê đất đai được thực hiện một cách hoàn chỉnh, đầy đủ,
khoa học và mang tính chính xác, Nhà nước đã ban hành nội dung thực hiện
kiểm kê đất đai, được quy định rất cụ thể tại điều 15 Thông tư 28/2014/TTBTNMT:
- Thu thập các hồ sơ, tài liệu bản đồ, số liệu về quản lý đất đai thực hiện
trong kỳ kiểm kê; hồ sơ kết quả kiểm kê đất đai kỳ trước và kết quả thống kê
hàng năm trong kỳ kiểm kê; chuẩn bị bản đồ phục vụ cho điều tra kiểm kê.
- Điều tra, khoanh vẽ hoặc chỉnh lý các khoanh đất theo các tiêu chí kiểm
kê lên bản đồ điều tra kiểm kê; tính diện tích các khoanh đất và lập bảng liệt kê
danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai. Bảng liệt kê danh sách các
khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 03
kèm theo Thông tư này.
13


- Xử lý, tổng hợp số liệu và lập các biểu kiểm kê đất đai theo quy định cho

từng đơn vị hành chính các cấp; xây dựng báo cáo thuyết minh hiện trạng sử
dụng đất.
- Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp; xây dựng báo cáo thuyết minh
bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất đai
trong kỳ kiểm kê; đề xuất các giải pháp tăng cường về quản lý nâng cao hiệu
quả sử dụng đất.
- Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
1.2.4. Kết quả kiểm kê đất đai
Xác định rõ hiện trạng diện tích tự nhiên của các cấp hành chính; hiện
trạng quỹ đất đang quản lý, sử dụng, quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn để
hoang hóa.
Đánh giá chính xác thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất và biến động
đất đai so với kỳ kiểm kê trước, cũng như việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đã được duyệt; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử
dụng đất.
1.2.5. Thẩm quyền phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất
Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là công tác thường
xuyên và hết sức quan trọng trong ngành quản lý đất đai. Để đảm bảo kiểm kê
đất đai được thực hiện đúng theo pháp luật, đúng thẩm quyền từ cấp xã cho đến
các cấp cao hơn. Nhà nước đã ban hành rất rõ ràng về thẩm quyền phê duyệt và
công bố kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Cụ thể, tại
điều 8 Thông tư 28/2014/TT-BTNMT có quy định:
- Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp xã do Ủy ban
nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện; công chức địa chính cấp xã có trách nhiệm
giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện và ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt các
biểu kiểm kê, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết quả kiểm kê đất đai

gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện do
Phòng Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện;
Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký duyệt
biểu kiểm kê đất đai số 01/TKĐĐ, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết
quả kiểm kê đất đai gửi Ủy ban nhân cấp tỉnh.

14


- Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp tỉnh do Sở Tài
nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện; Giám
đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký duyệt biểu kiểm
kê đất đai số 01/TKĐĐ, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo kết quả kiểm
kê đất đai gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước do Tổng
cục Quản lý đất đai giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện;
Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai ký xác nhận các biểu kiểm kê đất đai,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký báo
cáo kết quả kiểm kê đất đai trình Thủ tướng Chính phủ, ký quyết định công bố
kết quả kiểm kê đất đai của cả nước.
Tiểu kết chương 1
Cơ sở lý luận của kiểm kê đất đai được xây dựng một cách đầy đủ khái
quát về công tác này gồm các khái niệm chung về kiểm kê đất đai, vị trí và vai
trò của kiểm kê trong nội dung quản lý nhà nước về đất đai, hệ thống phân loại
đất đai hiện nay, hình thức thực hiện kiểm kê, phương pháp kiểm kê, khái quát
công tác kiểm kê đất đai từ Luật đất đai 2003 đến nay. Kiểm kê đất đai là một
trong những nhiệm vụ quan trọng được khẳng định và đưa thành một trong

những nội dung nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai. Do đất đai được sử
dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội cho nên các quốc gia trên thế
giới nhất thiết phải tiến hành việc phân loại đất, làm căn cứ định hướng việc sử
dụng đất cho phù hợp. Hệ thống phân loại đất ở Việt Nam tuân theo nguyên tắc
quan hệ, nguyên tắc tương đồng ngoài ra còn phân theo loại đất đai pháp lý, loại
đất đai hiện trạng, loại đất đai quy hoạch. Kiểm kê đất đai gồm kiểm kê đất đai
định kỳ và kiểm kê đất đai chuyên đề được thực hiện bằng hai cách là trực tiếp
và gián tiếp.
Công tác kiểm kê đất đai từ Luật Đất đai 2003 đến nay được thực hiện với
chiến lược hiện đại hóa ngành, áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực thống
kê.Cơ sở pháp lý của công tác kiểm kê đất đai được hoàn thiện từng ngày thể
hiện trong cơ chế chính sách pháp luật. Nguyên tắc, trách nhiệm thực hiện, nội
dung thực hiện, thẩm quyền phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê đất đai được
quy định đầy đủ trong Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn. Nhà nước cần
phải đề ra các chính sách văn bản cụ thể hơn nữa để công tác kiểm kê đất đai
ngày càng hoàn thiện hơn và áp dụng khoa học kỹ thuật phù hợp với trình độ
phát triển kinh tế xã hội.

15


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TAM PHƯỚC,
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn
nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Tam Phước là xã được sáp nhập về thành phố Biên Hòa từ huyện
Long Thành theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc mở rộng địa giới

hành chính thành phố Biên Hòa năm 2010. Xã nằm ở phía Nam thành phố Biên
Hòa dọc theo Quốc lộ 51. Tam Phước là một xã vùng ven của thành phố Biên
Hòa.Theo số liệu thống kê đất đai năm 2014, tổng diện tích tự nhiên của toàn xã
là 4.510,24 ha,chiếm 17,11% diện tích tự nhiên của thành phố.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính xã Tam Phước, Thành phố Biên Hoà
(Nguồn: Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai, 2010)
Ranh giới hành chính được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã Phước Tân (Thành Phố Biên Hòa);
- Phía Nam giáp xã An Phước và Xã Tam An (huyện Long Thành);
16


- Phía Đông giáp xã An Viễn (huyện Trảng Bom);
- Phía Tây giáp xã Long Hưng;
2.1.1.2. Giao thông
Xã Tam Phước có đường Quốc lộ 51 đi qua. Số km đường chạy qua: 10,7 km.
Hiện trạng chủ yếu là đường đất, nhựa:
- Số km đường nhựa: 21,3 km.
- Số km đường đất: 293,7 km.
2.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1.Đặc điểm kinh tế
Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp
Nông nghiệp: diện tích đất nông nghiệp trong xã, các loại cây (trái) có thế
mạnh nông nghiệp trong xã, tình hình chăn nuôi gia súc gia cầm của xã. Diện
tích đất nông nghiệp là 2088 ha chủ yếu trồng các loại cây ăn trái như điều, cao
su, lúa nước, mì, rau các loại chiếm 22,6% đất nông nghiệp. Chăn nuôi bò sữa,
heo sinh sản: 1012 con,dê: 198 con,g ia cầm: 129.000 con.
Lâm nghiệp: diện tích đất dành cho lâm nghiệp và hình hình định hướng
phát triển ngành lâm nghiệp của xã chủ yếu bà con trồng cây tràm cao sản.

Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Tập trung thực hiện các dự án công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên
địa bàn. Tăng cường đầu tư, đặc biệt khuyến khích các hộ tư nhân có điều kiện
triển khai các dự án sản xuất tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ. Nắm bắt nhu cầu
của các nhà máy ở khu công nghiệp để tổ chức sản xuất nguyên vật liệu cung
cấp cho các nhà máy giải quyết được lao động tại chỗ.
Thương mại và dịch vụ:
Tạo điều kiện thông thoáng cho các loại dịch vụ phát huy tiềm năng, nâng
cao chất lượng phục vụ.
Cơ cấu lao động của xã, hiện trạng về dịch vụ và thương mại trong xã.
Giá trị sản phẩm trong năm:
- Về cơ cấu lao động: công nhân, dịch vụ buôn bán, nhà trọ, sản xuất nông
nghiệp, chăn nuôi.Lao động tham gia hoạt động dịch vụ thương mại khoảng
3.000 lao động chủ yếu là nữ.
- Hiện địa bàn xã có 2.136 hộ kinh doanh dịch vụ, thương mại.Trong đó
khoảng 1.436 hộ kinh doanh dịch vụ.
- Hiện có 01 Khu du lịch Bò sữa Long Thành.
2.1.2.2. Đặc điểm xã hội
17


Dân số
Xã Tam Phước có tổng số dân là 21.482 người. Số hộ gia đình: 5.415 gia
đình thường trú.
Mật độ dân số 3.788 người/Km².
Dân số ở xã Tam Phước có xu hướng gia tăng nhanh. Nguyên nhân của sự
gia tăng dân số chủ yếu là do số dân di cư rất lớn từ các nơi khác đến để làm tại
các khu công nghiệp. Thành phần dân cư phần lớn là người Kinh, ngoài ra còn
có một bộ phận người gốc Hoa, Mường sinh sống.
Giáo dục - Đào tạo

Danh sách các trường trong xã: gồm có 03 trường Tiểu học (Tiểu học
Tam Phước 1, Tiểu học Tam Phước 2, Tiểu học Âu Cơ), 02 trường THCS
(THCS Hòa Bình, THCS Tam Phước), 01 trường THPT: THPT Tam Phước.
Số giáo viên theo từng cấp lớp:
- Cấp Tiểu học: 220 Giáo viên.
- Cấp THCS: 90 Giáo viên.
- Cấp THPT: 70 Giáo viên.
Hiện trạng giáo dục của xã:
- Công nhận phổ cập giáo dục Trung học - Trung học cơ sở bậc trung
học.
- Các trường đều đạt lao động tiên tiến cuối năm.
- Học tốt, dạy tốt.
Y tế
- Số lượng nhân viên y tế phục vụ tại trạm y tế của xã là 10.
- Thông tin về trạm ý tế của xã: Trạm y tế gồm 1 trệt, 1 lầu.
- Hiện trạng phục vụ y tế cho nhân dân: Thực hiện công tác khám, chữa
bệnh bảo hiểm y tế, công tác sơ cấp cứu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân
dân. Thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh.
Văn hóa
Thông tin về nhà văn hóa xã:
- Mở các lớp dạy nghề cho đối tượng lao động nông thôn.
- Tổ chức hội nghị, họp của Đảng ủy, UBND xã.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao kỷ niệm các
ngày lễ lớn trong năm.
Các hoạt động văn hóa trong xã:
18


- Thông tin - tuyên truyền - giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước.

- Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ. Bảo vệ di
tích lịch sử, điểm vui chơi giải trí văn hoá lành mạnh. Ngăn chặn việc truyền bá
tư tưởng phản động.
- Theo dõi công tác xóa đói giảm nghèo, chi trả trợ cấp cho người hưởng
chính sách lao động Thương binh và Xã hội.
- Lập công tác, kế hoạch, sơ kết, tổng kết công tác văn hóa, văn nghệ.
2.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
a. Thuận lợi
Xã có lực lượng lao động dồi dào, có môi trường thuận lợi để thu hút và
phát huy các nguồn nhân lực. Cơ sở hạ tầng của xã dần được hoàn thiện, và
nâng cấp, có tiềm năng đất đai, lao động, cùng với các loại hình Thương mại –
Dịch vụ đang trên đà phát triển đã tạo tiền đề thuận lợi cho sự phát triển kinh tế
– xã hội của xã nhanh chóng và bền vững trong những năm sắp tới.
Xã có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi, nằm trên trục đường Quốc lộ
51, đây là thế mạnh của xã trong phát triển kinh tế xã hội thời gian tới. An ninh
chính trị được giữ vững tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.
Trong công tác quản lý Nhà nước Ủy ban nhân dân xã đã tập trung chỉ đạo các
ngành đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thanh kiểm tra nhất là trong lĩnh
vực quản lý đất đai.
Công tác cải cách hành chính đã có chuyển biến mới công tác tiếp nhận
hồ sơ giải quyết các thủ tục hành chính đã giải quyết trên 90% hồ sơ các loại.
b. Khó khăn
Kinh tế huyện có sự tăng trưởng nhưng chưa thật bền vững. Cơ sở hạ
tầng trên địa bàn chưa đáp ứng với tốc độ đô thị hoá hiện nay.
Nhà ở xây dựng còn tự phát. Mức sống của một bộ phận nhân dân còn
khó khăn.
Công tác quy hoạch - điều chỉnh quy hoạch tập trung thực hiện nhưng
tiến độ còn chậm. Công tác cải cách hành chính có chuyển biến nhưng hiện nay
chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Đặc biệt, công tác quản lý hành chính về
đất đai gặp nhiều khó khăn.


19


2.2. Thực trạng kiểm kê đất đai trên địa bàn xã Tam Phước, Thành phố Biên
Hoà
2.2.1. Hệ thống hồ sơ, tài liệu sử dụng trong kiểm kê đất đai
Hồ sơ, tài liệu sử dụng trong kiểm kê đất đai 2014 tại xã Tam Phước,
Thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai, gồm có:
- Hồ sơ địa chính:
+ Bản đồ địa chính: Trên địa bàn xã có 110 tờ bản đồ địa chính ở 02 loại
tỷ lệ, gồm: 65 tờ tỷ lệ 1:1000, 45 tờ tỷ lệ 1:2000 được đo đac lập lại bản đồ địa
chính năm 2007 bằng phương pháp toàn đạc kết hợp công nghệ bản đồ số, hệ toạ
độ Nhà nước và Hệ quy chiếu quốc gia VN-2000, kinh tuyến trục 1070 45’, múi
chiếu 30.
+ Sổ bộ địa chính: Sổ địa chính, sổ mục kê được lập và quản lý theo đúng
quy định.
+ Cơ sở dữ liệu địa chính: Hiện nay xã Tam Phước đã xây dựng cơ sở dữ
liệu địa chính theo Thông tư 09/2007/TT-BTNMT, được tích hợp và quản lý
thống nhất bằng phần mềm Phân hệ Quản lý đất đai, góp phần tích cực trong
công tác quản lý đất đai tại địa phương. Tuy nhiên, mức độ hoàn thiện theo quy
định tại Thông tư 23 /2014/TT-BTNMT và Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày
19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có phần hạn chế. Do vậy, theo chỉ
đạo chung của tỉnh, xã đang tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính theo
Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 và Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Bản đồ địa hình, bản đồ nền
+ Bản đồ địa hình: File bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 10.000 do Bộ Tài nguyên
và Môi trường thành lập năm 2010, Bộ Nội vụ cung cấp cho tỉnh Đồng Nai năm
2015 để hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng
cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính (Dự án 513).

+ Bản đồ nền: Được xây dựng trên cơ sở bản đồ địa chính và bản đồ địa
chính cơ sở do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp (được Trung tâm Kỹ
thuật Địa chính - Nhà đất Đồng Nai thực hiện trong quá trình kiểm kê đất đai
năm 2010).
- Hồ sơ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, 2011, 2012 và 2013
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của xã được xây dựng bằng công
nghệ số trên phần mềm ArcGis, tỷ lệ 1: 10.000; số liệu kiểm kê, thống kê được
lập ở dạng số, phần mềm Excel.
- Hồ sơ địa giới hành chính
Hồ sơ địa giới hành chính của xã Tam Phước được lập theo Nghị quyết số
05/NQ – CP ngày 05/02/2010 của chính phủ, xây dựng trên nền bản đồ địa hình
20


×