Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng tại xã long thới, huyện nhà bè thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 117 trang )

Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng tại xã Long Thới, huyện Nhà
Bè, TP. HCM

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................i
TÓM TẮT ................................................................................................................. ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................ iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ....................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................x
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ xii
CHƯƠNG MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................2
3.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .....................................................................................2
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................2
5.ĐỐI TƯỢNG VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ........................................................2
6.ĐÓNG GÓP KHOA HỌC, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA NGHIÊN CỨU .............2
CHƯƠNG 1................................................................................................................4
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ..........................................................................4
1.1TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .............................................................. 4
1.1.1Khái niệm chung ..................................................................................................4
1.1.2Nguyên nhân biến đổi khí hậu .............................................................................4
a. Biến đổi khí hậu do yếu tố tự nhiên .........................................................................5
b. Biến đổi khí hậu do tác động của con người ............................................................7
b1. Hiệu ứng nhà kính............................................................................................... 7
b2. Hoạt động của con người và sự nóng lên toàn cầu .............................................8
1.1.3 Diễn biến biến đổi khí hậu ................................................................................12
1.2 TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG .......................................................................16
1.2.1 Phát triển cộng đồng .........................................................................................17


SVTH: Bùi Thị Thu Hà
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn

v


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng tại xã Long Thới, huyện Nhà
Bè, TP. HCM

1.2.2 Sinh kế và sinh kế bền vững .............................................................................17
1.3 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ...........................................................18
1.3.1 Tác động của biến đổi khí hậu đến con người và an toàn xã hội ......................19
a. BĐKH gây nên những thảm họa thiên tai, đe dọa cuộc sống và tính mạng của con
người ..........................................................................................................................19
b. BĐKH có thể dẫn đến bất ổn về chính trị và xung đột gia tăng ............................ 20
c. BĐKH còn là nguyên nhân gây nên các biến động về di dân ................................ 21
d. BĐKH là nguy cơ gây suy thoái môi trường, suy giảm ĐDSH (Đa dạng sinh học)
và hệ sinh thái, sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh mới cho con người ..........21
e. BĐKH làm suy thoái tài nguyên nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người
dân và hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế ......................................................21
1.3.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộng đồng .....................................22
a. Tác động đến sản xuất nông nghiệp .......................................................................23
b. Tác động đến lĩnh vực thủy sản .............................................................................27
1.4 GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CỘNG ĐỒNG ............29
CHƯƠNG 2..............................................................................................................35
TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ Ở XÃ LONG THỚI, HUYỆN
NHÀ BÈ ....................................................................................................................35
2.1 GIỚI THIỆU VỀ XÃ LONG THỚI, HUYỆN NHÀ BÈ.....................................35
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 35

a. Vị trí địa lý .............................................................................................................35
b. Địa chất, địa hình ...................................................................................................36
c. Đất đai ....................................................................................................................37
d. Khí hậu ...................................................................................................................38
e. Thủy văn .................................................................................................................41
f. Sinh vật ...................................................................................................................42
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ....................................................................................42
a. Quy hoạch...............................................................................................................42
SVTH: Bùi Thị Thu Hà
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn

vi


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng tại xã Long Thới, huyện Nhà
Bè, TP. HCM

b. Hạ tầng kinh tế - xã hội ..........................................................................................42
b1. Giao thông.........................................................................................................42
b2. Thủy lợi .............................................................................................................43
b3. Điện ...................................................................................................................43
b4. Cơ sở vật chất văn hóa ......................................................................................43
c. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất ..................................................................44
c1. Kinh tế ...............................................................................................................44
c2. Hình thức tổ chức sản xuất ...............................................................................44
d. Văn hóa - Giáo dục - Y tế - Môi trường ................................................................ 44
d1. Giáo dục ............................................................................................................44
d2. Y tế ....................................................................................................................45
d3. Môi trường ........................................................................................................45

2.2 TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ XÃ LONG THỚI .............46
2.2.1 Lĩnh vực thủy sản .............................................................................................. 46
a. Ảnh hưởng của nhiệt độ và hạn hán .......................................................................46
b. Ảnh hưởng của lượng mưa.....................................................................................47
c. Ảnh hưởng của nước biển dâng, xâm nhập mặn ....................................................47
d. Ảnh hưởng của lũ lụt và bão ..................................................................................48
2.2.2 Sản xuất nông nghiệp ........................................................................................48
a. Lĩnh vực trồng trọt .................................................................................................48
b. Tác động đến chăn nuôi gia súc .............................................................................51
b1. Đàn trâu bò........................................................................................................52
b2. Đàn heo .............................................................................................................53
b3. Đàn gia cầm ......................................................................................................53
2.2.3 Sử dụng khung sinh kế bền vững để phân tích sinh kế của cộng đồng xã Long
Thới, huyện Nhà Bè ...................................................................................................54

SVTH: Bùi Thị Thu Hà
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn

vii


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng tại xã Long Thới, huyện Nhà
Bè, TP. HCM

2.2.4 Đánh giá sự tổn thương do biến đổi khí hậu tác động đến sinh kế của cộng đồng
dân cư xã Long Thới, huyện Nhà Bè .........................................................................59
a. Cơ sở lý thuyết .......................................................................................................59
b. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................61
c. Phương pháp phân tích ...........................................................................................61

d. Kết quả nghiên cứu ................................................................................................ 62
2.2.5 Kịch bản biến đổi khí hậu .................................................................................69
a. Các kịch bản nồng độ khí nhà kính ........................................................................70
b. Kịch bản BĐKH và phân tích những ảnh hưởng ...................................................72
CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................76
GIẢP PHÁP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ...............................................77
3.1 GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG NUÔI THỦY SẢN 77
3.1.1 Mô hình nuôi tôm – lúa .....................................................................................77
3.1.2 Nuôi tôm thẻ chân trắng thay tôm sú ................................................................ 80
3.2 GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG TRỒNG TRỌT ....83
3.3 CHUYỂN ĐỔI NGÀNH NGHỀ .........................................................................85
3.4 GIẢI PHÁP CHỐNG NGẬP LỤT DỰA VÀO MÔ HÌNH SWMM ..................89
3.4.1 Giải pháp cải tạo nạo vét kênh rạch ..................................................................90
3.4.2. Cải tạo và nâng cấp hệ thống cống thoát nước ................................................90
3.5 UDI MAPS - ỨNG DỤNG CẢNH BÁO NGẬP NƯỚC, TRIÈU CƯỜNG ......90
3.6 TÁI ĐỊNH CƯ .....................................................................................................93
KẾT LUẬN ..............................................................................................................97
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................99
PHỤ LỤC ...............................................................................................................101

SVTH: Bùi Thị Thu Hà
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn

viii


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng tại xã Long Thới, huyện Nhà
Bè, TP. HCM


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UNFCCC (United Nations Framework Convention on Climate Change): Công ước
khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu.
IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change): Ủy ban Liên chính phủ về Biến
đổi khí hậu.
UNDP (United Nations Development Programme): Chương trình Phát triển Liên Hợp
Quốc.
WMO (World Meteorological Organization): Tổ chức Khí tượng Thế giới.
BĐKH: Biến đổi khí hậu.
MONRE (Ministry of Natural Resources and Environment): Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
EU (European Union): Liên minh châu Âu.
SARS (Severe acute respiratory syndrome): Hội chứng hô hấp cấp tính nặng.
NATO (North Atlantic Treaty Organization): Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
LVI (Livelihood Vulnerability Index): Chỉ số tổn thương sinh kế.
CRD (Chonic Respiratory Disease): Bệnh đường hô hấp mãn tính ở các loài gia cầm.
HST: Hệ sinh thái.
PRRS (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome): Heo tai xanh.
SWMM (Storm Water Management Model): Mô hình quản lý nước mưa, phục vụ cho
việc qui hoạch, thiết kế các hệ thống thoát nước.
PL (Post-Larvae): Ngày tuổi.
SPF (Specific Pathogen Free): Giống sạch bệnh.
SPR (Specific Pathogen Resistant): Giống kháng bệnh.
IMNV (Infectious myonecrosis virus): Bệnh hoại tử cơ.
BKC (Benzalkonium Chloride) - C6H5CH2N(CH3)2RCl): Muối amoni bậc 4 dãy đơn.
RPF: Khung chính sách tái định cư.

SVTH: Bùi Thị Thu Hà
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn


ix


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng tại xã Long Thới, huyện Nhà
Bè, TP. HCM

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Thay đổi tham số của quỹ đạo trái đất từ 250.000 năm trước đến nay………5
Hình 1.2. Số lượng vết đen mặt trời trung bình năm từ 1750 đến 2010..……………....7
Hình 1.3. Sơ đồ truyền bức xạ và các dòng năng lượng (W/m2) trong hệ thống khí
hậu……………………………………………………………………………………...8
Hình 1.4. Hoạt động phát thải khí nhà kính…………………………………………….9
Hình 1.5. Nhiệt độ toàn cầu khi không nỗ lực giảm phát thải……………………...…10
Hình 1.6. Nhiệt độ toàn cầu khi có các chính sách……………………………….…...11
Hình 1.7. Tiến hành đàm phán về BĐKH trên thế giới…………………….…………12
Hình 1.8. Nhiệt độ ở Việt Nam………………………………………………………..13
Hình 1.9. Số lượng cơn bão từ cấp 12 trở lên hoạt động ở biển Đông…………………13
Hình 1.10. Số lần lũ quét xuất hiện qua các năm………………………………………14
Hình 1.11. Lượng mưa ở Việt Nam…………………………………………………...15
Hình 1.12. Mực nước biển ở nước ta………………………………………………….15
Hình 1.13. Chuỗi nguyên nhân – hậu quả của tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế…22
Hình 2.1. Bản đồ xã Long Thới, huyện Nhà Bè………………………………………36
Hình 2.2. Tác động của BĐKH đối với NN……………………………………………49
Hình 2.3. Khung sinh kế theo do Bộ Phát triển Quốc tế Anh………………………...54
Hình 2.4. Mô hình sự đóng góp của nhân tố IPCC đến các yếu tố tổn thương chính…62
Hình 2.5. Kết quả tính toán trong excel………………………………………………..68
Hình 2.6. Biểu diễn các yếu tố chính LVI xã Long Thới, huyện Nhà Bè………………68
Hình 2.7. Phân bố các yếu tố của LVI-IPCC…………………………………………..69

Hình 2.8. Tác động của hạn hán đối với cây trồng chính …………………………….74
Hình 2.9. Bản đồ nguy cơ ngập úng với mức nước biển dâng 100 cm…………….…76

SVTH: Bùi Thị Thu Hà
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn

x


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng tại xã Long Thới, huyện Nhà
Bè, TP. HCM

Hình 3.1. Cơ cấu chi phí đầu tư trồng mới dừa trong 5 năm đầu tiên………...………85
Hình 3.2. Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2020…………………………88
Hình 3.3. Kết quả ngập úng theo mô hình SWMM……………………………………89
Hình 3.4. Ứng dụng di động giúp người dân có được thông tin kịp thời về các điểm ngập
nước, tình hình triều cường………………………………………………………….…91
Hình 3.5. Sự phản hồi của người dùng ứng dụng UDI maps………………………..…92
Hình 3.6. Vị trí khu tái định cư…………………………………………………..…….95

SVTH: Bùi Thị Thu Hà
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn

xi


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng tại xã Long Thới, huyện Nhà
Bè, TP. HCM


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thống kê thiệt hại do thiên tai………………………………………………18
Bảng 1.2. Đánh giá biến đổi khí hậu đến lĩnh vực trồng trọt……………………….…24
Bảng 1.3. Đánh giá biến đổi khí hậu đến lĩnh vực chăn nuôi…………………………26
Bảng 1.4. Đánh giá biến đổi khí hậu đến lĩnh vực thủy sản……………………………28
Bảng 1.5. Các giải pháp thích ứng với biển đổi khí hậu trong lĩnh vực trồng trọt………31
Bảng 1.6. Các giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong lĩnh vực chăn nuôi………….32
Bảng 1.7. Các giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong lĩnh vực thủy sản…………34

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất tại xã Long Thới huyện Nhà Bè năm 2010…………37
Bảng 2.2. Nhiệt độ không khí trung bình (Trạm Tân Sơn Hòa)………………………39
Bảng 2.3. Số giờ nắng trong năm (Trạm Tân Sơn Hòa)………………………………..40
Bảng 2.4. Lượng mưa trong năm (Trạm Tân Sơn Hòa)………………………..………41
Bảng 2.5. Diện tích nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2008 – 2012……………..…………46
Bảng 2.6. Sản lượng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2008 – 2012…………….…….…..47
Bảng 2.7. Ảnh hưởng của nước biển dâng, xâm nhập mặn đến diện tích nuôi trồng thủy
sản giai đoạn 2008 – 2012………………………………………………………..……47
Bảng 2.8. Thống kê thiệt hại sản lượng thủy sản nuôi trồng do thiên tai giai đoạn 19992013…………………………………………………………………………………...48
Bảng 2.9. Năng suất lúa qua các năm…………….……………………………………49
Bảng 2.10. Diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu, bênh vàng lùn, lún xoắn lá năm 2005 – 2009………...50
Bảng 2.11. Tình hình thiệt hại do mặn giai đoạn 2006 – 2011…………………….….51
Bảng 2.12. Thống kê số lượng trâu, bò, heo………………………………………..…52
Bảng 2.13. Diện tích các loại đất và loại hình sản xuất của xã năm 2010
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,……..……..55
Bảng 2.14. Cơ cấu dân số và ngành nghề ở nhóm hộ tại xã năm 2009……………….55

SVTH: Bùi Thị Thu Hà
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn


xii


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng tại xã Long Thới, huyện Nhà
Bè, TP. HCM

Bảng 2.15 Trình độ văn hóa của nhóm hộ tại xã năm 2009…………………….…….56
Bảng 2.16 Tỷ lệ hộ dân được sử dụng dịch vụ xã hội ở xã………………………….. 57
Bảng 2.17. Vốn bình quân đầu tư cho sản xuất của các hộ tại xã năm 2008…………57
Bảng 2.18. Tình hình thu nhập và chi tiêu của nhóm hộ tại xã năm 2008……………58
Bảng 2.19. Tình hình sử dụng vốn vay ngân hàng của nhóm hộ tại xã năm 2008……58
Bảng 2.20. Sự đóng góp của các nhân tố IPCC đến các yếu tố tổn thương chính………61
Bảng 2.21. Giá trị các yếu tố phụ, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của chỉ số LVI…………63
Bảng 2.22. Giá trị của các yếu tố chính, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của chỉ số LVI…..65
Bảng 2.23. Các nhân tố IPCC đưa đến tính dễ tổn thương…………………………….69
Bảng 2.24. Đặc trưng các kịch bản, mức tăng nhiệt độ so với thời kỳ tiền công
nghiệp…………………………………………………………………………………72
Bảng 2.25. Tỉ lệ ngập ở Nhà Bè………………………………………………………75
Bảng 3.1. SWOT cho mô hình nuôi tôm – lúa…………………………………………77
Bảng 3.2. Đánh giá mức độ bền vững của mô hình lúa – tôm……………………….…78
Bảng 3.3. Những điểm khác nhau giữa tôm sú và tôm chân trắng………………….......80
Bảng 3.4. Chi phí cơ bản trồng dừa…………………………………………………...84
Bảng 3.5. Tình trạng thiếu việc làm phân theo khu vực xã……………..………………85
Bảng 3.6. Lao động nông nghiệp giai đoạn 2001-2010………………………………..86
Bảng 3.7. Cơ cấu ngành nghề của các hộ nông dân…………………………………….86
Bảng 3.8. Chuyển dịch các nhóm ngành nghề ở nông thôn……………………………87
Bảng 3.9. Kết quả ngập úng theo mô hình SWMM……………………………………89
Bảng 3.10. Tóm tắt ước tính kinh phí bồi thường và tái định cư………………….....…93


SVTH: Bùi Thị Thu Hà
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn

xiii


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng tại xã Long Thới, huyện Nhà
Bè, TP. HCM

CHƯƠNG
MỞ ĐẦU
1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian gần đây, vấn đề biến đổi khí hậu không chỉ thu hút sự quan tâm
đặc biệt của các nhà khoa học, mà đã là mối quan tâm của toàn nhân loại. Điều đó đã
được minh chứng bởi sự ra đời UNFCCC (United Nations Framework Convention on
Climate Change: Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu) năm 1992.
Mười năm qua, sự ra mắt báo cáo lần thứ ba của IPCC khẳng định hành tinh chúng ta
đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Không dừng lại
ở đó, năm 2007 trong báo cáo lần thứ tư, IPCC (Intergovernmental Panel on Climate
Change: Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu) đã tái khẳng định và đưa ra cảnh
báo, biến đổi khí hậu không còn là vấn đề của riêng một tổ chức hay một quốc gia nào,
nó là một hiểm họa tiềm tàng đang đe dọa cuộc sống của nhân loại cũng như của tất cả
các loài sinh vật trên trái đất.
Theo nhận định của UNDP (United Nations Development Programme: Chương
trình Phát triển Liên Hợp Quốc), Việt Nam là một trong năm nước đứng đầu thế giới dễ
bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu và thường xuyên gánh chịu sự tác động của
thiên tai. Nếu nhiệt độ trên trái đất tăng thêm 2oC thì khoảng 22 triệu người Việt Nam
sẽ mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sẽ ngập chìm trong nước
biển.

Trước nguy cơ của tác động biến đổi khí hậu, xã Long Thới huyện Nhà Bè có
nhiều khả năng chịu tác động mạnh từ những thay đổi của khí hậu, thiên tai, … đe dọa
cuộc sống của người dân, đặc biệt là các nguy cơ về sinh kế của cộng đồng vốn phụ
thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên.
Với những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế
của cộng đồng ở xã Long Thới, huyện Nhà Bè, TP. HCM” nhằm phân tích và đưa ra các
kế sách thích hợp để góp phần giảm thiểu tối đa tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế
người dân ở đây.

SVTH: Bùi Thị Thu Hà
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn

1


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng tại xã Long Thới, huyện Nhà
Bè, TP. HCM

2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở khái quát và định tính ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên sinh kế từ
đó đề xuất các giải pháp cụ thể và phù hợp nhằm giúp cộng đồng thích ứng với biến đổi
khí hậu.
3.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung chính của khóa luận bao gồm
Tổng quan về biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam và huyện Nhà bè và các giải
pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thu thập số liệu về sự tác động biến đổi khí hậu đến các thành phần sinh kế.
Xử lý số liệu thu thập từ đó đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế, kèm
theo đánh giá sự tổn thương do biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng theo chỉ số

LVI.
Đề xuất giải pháp thich ứng biến đổi khí hậu.
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập, tổng hợp số liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
Phân tích, xử lý số liệu thu thập.
Khảo sát, điều tra thực địa.
Phương pháp đánh giá chỉ số tổn thương sinh kế (LVI).
5.ĐỐI TƯỢNG VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Các thành phần sinh kế của cộng đồng xã Long Thới,
huyện Nhà Bè dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Giới hạn nghiên cứu: Xã Long Thới, huyện Nhà Bè, TP. HCM
6.ĐÓNG GÓP KHOA HỌC, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA NGHIÊN CỨU
Cung cấp cho cộng đồng ở xã Long Thới những thông tin cần thiết về ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu lên sinh kế nhằm chủ động thích ứng.
Cung cấp cho chính quyền các cấp những thông tin cần thiết về ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu lên sinh kế ở xã Long Thới, từ đó có thêm căn cứ để đưa ra các chính
sách hỗ trợ và ứng phó.

SVTH: Bùi Thị Thu Hà
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn

2


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng tại xã Long Thới, huyện Nhà
Bè, TP. HCM

Có thể áp dụng hướng nghiên cứu này để nhân rộng và nghiên cứu đối với các
vùng hay địa phương khác nhau. Do đó góp phần hoàn thiện thêm phương pháp luận

nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu trong chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
biến đổi khí hậu.

SVTH: Bùi Thị Thu Hà
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn

3


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng tại xã Long Thới, huyện Nhà
Bè, TP. HCM

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1.1Khái niệm chung
Thời tiết được biểu hiện bằng các hiện tượng: nắng, mưa, mây, gió, nóng, lạnh
v.v... tại bất kỳ nơi nào, thường thay đổi nhanh chóng từ ngày này qua ngày khác, năm
này qua năm khác, ngay cả khi khí hậu không thay đổi. Ngược lại, khí hậu thường ít
thay đổi. Thời tiết tại một nơi nào đó có thể nay mưa mai nắng, nhưng khí hậu của một
nơi thường khó thay đổi.
Khí hậu thường được định nghĩa là trung bình theo thời gian của thời tiết (thường
30 năm, WMO (World Meteorological Organization: Tổ chức Khí tượng Thế giới)). Là
tập hợp những điều kiện khí quyển đặc trưng cho mỗi địa phương và phụ thuộc vào hoàn
cảnh địa lý của địa phương. Có đặc tính dao động lân cận giá trị trung bình nhiều năm.
Tức khí hậu có tính ổn định.
Sự hình thành: Khí hậu được hình thành trên cơ sở của 3 chu trình chung của khí
quyển là tuần hoàn ẩm, tuần hoàn nhiệt và hoàn lưu chung khí quyển. Các quá trình hình
thành khí hậu phát triển trong các hoàn cảnh địa lý khác nhau. Do đó, những đặc điểm

cụ thể của những quá trình này và các loại khí hậu liên quan với chúng được xác định
bởi những nhân tố địa lý của khí hậu như vĩ độ, sự phân bố lục địa và biển, cấu trúc của
bề mặt lục địa, thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật, …
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao
động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài
hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động
bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay
trong khai thác sử dụng đất.
1.1.2Nguyên nhân biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu có thể do các quá trình tự nhiên và cũng có thể do tác động của
con người.

SVTH: Bùi Thị Thu Hà
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn

4


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng tại xã Long Thới, huyện Nhà
Bè, TP. HCM

a. Biến đổi khí hậu do yếu tố tự nhiên
Những nguyên nhân tự nhiên gây nên sự thay đổi của khí hậu trái đất có thể là từ
bên ngoài, hoặc do sự thay đổi bên trong và tương tác giữa các thành phần của hệ thống
khí hậu trái đất, bao gồm:
Thay đổi của các tham số quĩ đạo trái đất: Do trái đất tự quay xung quanh trục
của nó và quay quanh mặt trời, theo thời gian, một vài biến thiên theo chu kỳ đã diễn ra.
Các thay đổi về chuyển động của trái đất gồm: sự thay đổi của độ lệch tâm có chu kỳ
dao động khoảng 96.000 năm; độ nghiêng trục có chu kỳ dao động khoảng 41.000 năm

và tuế sai (tiến động) có chu kỳ dao động khoảng từ 19.000 năm đến 23.000 năm. Những
biến đổi chu kỳ năm của các tham số này làm thay đổi lượng bức xạ mặt trời cung cấp
cho hệ thống khí hậu và do đó làm thay đổi khí hậu trái đất.

Hình 1.1. Thay đổi tham số của quỹ đạo trái đất từ 250.000 năm trước đến nay.
(Nguồn: www.fs.fed.us/ccrc/primers/climate-change-primer.shtml)
Biến đổi trong phân bố lục địa - biển của bề mặt trái đất: Bề mặt trái đất có thể
bị biến dạng qua các thời kỳ địa chất do sự trôi dạt của các lục địa, các quá trình vận
động kiến tạo, phun trào của núi lửa, … Sự biến dạng này làm thay đổi phân bố lục địa

SVTH: Bùi Thị Thu Hà
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn

5


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng tại xã Long Thới, huyện Nhà
Bè, TP. HCM

- đại dương, hình thái bề mặt trái đất, dẫn đến sự biến đổi trong phân bố bức xạ mặt trời
trong cân bằng bức xạ và cân bằng nhiệt của mặt đất và trong hoàn lưu chung khí quyển,
đại dương. Ngoài ra, các đại dương là một thành phần chính của hệ thống khí hậu, dòng
hải lưu vận chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh. Thay đổi trong lưu thông
đại dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu thông qua sự chuyển động của CO2 vào khí
quyển.
Sự biến đổi về phát xạ của mặt trời và hấp thụ bức xạ của trái đất: Sự phát xạ
của mặt trời đã có những thời kỳ yếu đi gây ra băng hà và có những thời kỳ hoạt động
mãnh liệt gây ra khí hậu khô và nóng trên bề mặt trái đất. Ngoài ra, sự xuất hiện các vết
đen mặt trời làm cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất thay đổi, năng

lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất.
Hoạt động của núi lửa: Khí và tro núi lửa có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong
nhiều năm. Bên cạnh đó, các sol khí do núi lửa phản chiếu bức xạ mặt trời trở lại vào
không gian, và vì vậy làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất.
Có thể thấy rằng nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do các yếu tố tự nhiên là
biến đổi từ từ, có chu kỳ rất dài, vì thế, nếu có, thì chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào
biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay.

SVTH: Bùi Thị Thu Hà
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn

6


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng tại xã Long Thới, huyện Nhà
Bè, TP. HCM

Hình 1.2. Số lượng vết đen mặt trời trung bình năm từ 1750 đến 2010.
(Nguồn: NASA)
b. Biến đổi khí hậu do tác động của con người
b1. Hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính được định nghĩa là hiệu quả giữ nhiệt ở tầng thấp của khí
quyển nhờ sự hấp thụ và phát xạ trở lại bức xạ sóng dài từ mặt đất bởi mây và các khí
như hơi nước, các-bon điôxit, nitơ ôxit, mêtan và chlorofluorocarbon, làm giảm lượng
nhiệt thoát ra không trung từ hệ thống trái đất, giữ nhiệt một cách tự nhiên, duy trì nhiệt
độ trái đất cao hơn khoảng 30oC so với khi không có các chất khí đó (IPCC, 2013).

SVTH: Bùi Thị Thu Hà
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn


7


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng tại xã Long Thới, huyện Nhà
Bè, TP. HCM

Các khí nhà kính trong bầu khí quyển bao gồm các khí nhà kính tự nhiên và các
khí phát thải do các hoạt động của con người. Tuy các khí nhà kính tự nhiên chỉ chiếm
một tỷ lệ rất nhỏ, nhưng có vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên trái đất. Trước hết,
các khí nhà kính không hấp thụ bức xạ sóng ngắn của mặt trời chiếu xuống trái đất,
nhưng hấp thụ bức xạ hồng ngoại do mặt đất phát ra và phản xạ một phần lượng bức xạ
này trở lại mặt đất, qua đó hạn chế lượng bức xạ hồng ngoại của mặt đất thoát ra ngoài
khoảng không vũ trụ và giữ cho mặt đất khỏi bị lạnh đi quá nhiều, nhất là về ban đêm
khi không có bức xạ mặt trời chiếu tới mặt đất.

Hình 1.3. Sơ đồ truyền bức xạ và các dòng năng lượng (W/m2) trong hệ
thống khí hậu.
(Nguồn: IPCC, 2013)
b2. Hoạt động của con người và sự nóng lên toàn cầu
Biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện tại là do các hoạt động của con người làm
phát thải quá mức các khí nhà kính vào bầu khí quyển. Những hoạt động của con người
đã tác động lớn đến hệ thống khí hậu, đặc biệt kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng
từ năm 1750). Theo IPCC, sự gia tăng khí nhà kính kể từ những năm 1950 chủ yếu có
nguồn gốc từ các hoạt động của con người. Hay nói cách khác, nguyên nhân chính của

SVTH: Bùi Thị Thu Hà
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn


8


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng tại xã Long Thới, huyện Nhà
Bè, TP. HCM

sự nóng lên toàn cầu trong giai đoạn hiện nay bắt nguồn từ sự gia tăng khí nhà kính có
nguồn gốc từ hoạt động của con người (IPCC, 2013).
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp, con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng
lượng, chủ yếu từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã phát
thải vào khí quyển các khí gây hiệu ứng nhà kính, dẫn đến làm gia tăng nhiệt độ của trái
đất. Theo IPCC, ngành năng lượng giao thông vận tải, xây dựng, … đóng góp khoangt
một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu; phá rừng đóng góp khoảng 18%; sản xuất
nông nghiệp khoảng 9%, các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%; còn
lại 3% cho các hoạt động khác (chôn lấp rác thải, …). Sau đây, là các hoạt động phát
thải khí nhà kính chính.

Hình 1.4. Hoạt động phát thải khí nhà kính.
(Nguồn: Theo IPCC)
Sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính làm giảm bức xạ hồng ngoại thoát từ mặt
đất ra ngoài vũ trụ, làm tăng nhiệt lượng tích lũy của trái đất và dẫn đến sự ấm lên của
hệ thống khí hậu. Sự gia tăng của nhiệt độ bề mặt trái đất kéo theo nhiều thay đổi khác,
như làm giảm lượng băng và diện tích được phủ băng và tuyết, làm thay đổi độ che phủ
bề mặt. Do nước biển và đất có hệ số phản xạ thấp hơn so với biển băng và tuyết, nên
khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời của trái đất sẽ tăng lên. Các đại dương và bề mặt
đất hấp thụ nhiều nhiệt sẽ tiếp tục làm giảm lượng băng và diện tích phủ băng và tuyết.

SVTH: Bùi Thị Thu Hà
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn


9


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng tại xã Long Thới, huyện Nhà
Bè, TP. HCM

Các khí nhà kính được khống chế trong Công ước khí hậu bao gồm: các-bon
điôxit (CO2), Mê tan (CH4), Nitơ ôxit (N2O), Freon (các khí CFC). Mêtan xuất hiện từ
nơi rác hữu cơ chôn lấp lâu ngày, xì hơi của động vật, khi khai thác khoáng sản.
Freon là thương hiệu của DuPont cho các các chất làm lạnh không màu, không
mùi, không chảy và không ăn mòn của mình như các cloroflorocacbon và các
hydrocloroflorocacbon, được sử dụng trong máy điều hòa và các hệ thống cấp đông.
Ngay cả bình xịt cũng có những thành phần trên.
Ôxit Nitrơ (N2O) cò trong phân hóa học.
Nếu không nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính, nhiệt độ toàn cầu vào cuối thế kỷ
có thể tăng 3.7 đến 4.8oC như hình ở dưới.

Hình 1.5. Nhiệt độ toàn cầu khi không nỗ lực giảm phát thải.
(Nguồn: IPCC, 2014)

SVTH: Bùi Thị Thu Hà
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn

10


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng tại xã Long Thới, huyện Nhà

Bè, TP. HCM

Với các chính sách hiện tại, nhiệt độ toàn cầu được dự tính có thể tăng 3.3 đến
3.8 C như hình sau
o

Hình 1.6. Nhiệt độ toàn cầu khi có các chính sách
(Nguồn: IPCC, 2014)

SVTH: Bùi Thị Thu Hà
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn

11


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng tại xã Long Thới, huyện Nhà
Bè, TP. HCM

Hình 1.7. Tiến hành đàm phán về BĐKH trên thế giới.
(Nguồn: Đào tạo chung về giảm nhẹ biến đổi khí hậu cho các cán bộ viên chức của
TP. Hồ Chí Minh - GS.TS. Trần Thục)
1.1.3 Diễn biến biến đổi khí hậu
Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng lớn của BĐKH (Biến đổi khí hậu). Tình trạng
ấm lên của khí quyển dẫn đến hiện tượng nước biển dâng và ấm lên, kéo theo sự thay
đổi của 1 loạt hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, dông sét, lốc tố, hạn hán, mưa
lớn...Có thể nói tất cả các hiện tượng thời tiết cực đoan trên đều có xu hướng gia tăng
về cường độ hoặc tần số và ảnh hưởng đến nước ta. trong đó đáng chú ý là các đợt nóng
dị thường, các đợt mưa cường độ lớn gây ra lũ lụt, lũ quét, các đợt khô hạn kết hợp nắng
nóng kéo dài, các cơn lốc tố.

Nhiệt độ trung bình hàng năm ở tất cả các vùng của Việt Nam đều có xu thế tăng
rõ rệt với tốc độ tăng phổ biến ở khoảng 0,62oC.

SVTH: Bùi Thị Thu Hà
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn

12


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng tại xã Long Thới, huyện Nhà
Bè, TP. HCM

Hình 1.8. Nhiệt độ ở Việt Nam
(Nguồn: Đào tạo chung về giảm nhẹ biến đổi khí hậu cho các cán bộ viên chức của
TP. Hồ Chí Minh - GS.TS. Trần Thục)
Bão được coi là thiên tai đặc biệt nguy hiểm, xuất hiện ngày càng nhiều hơn.

Hình 1.9. Số lượng cơn bão từ cấp 12 trở lên hoạt động ở biển Đông.
(Nguồn: Đào tạo chung về giảm nhẹ biến đổi khí hậu cho các cán bộ viên chức của
TP. Hồ Chí Minh - GS.TS. Trần Thục)

SVTH: Bùi Thị Thu Hà
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn

13


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng tại xã Long Thới, huyện Nhà

Bè, TP. HCM

Lũ lụt, lũ quét gia tăng là biểu hiện khá rõ ảnh hưởng của BĐKH ở Việt Nam.
Không phải năm nào lũ cũng trở thành thiên tai gây hoạ cho nhân dân ở các vùng ven
sông, chỉ những đợt lũ lớn với mực nước dâng lên cao mới có khả năng gây hại như các
năm 1968, 1971, 1985… Trên những hệ thống sông có đê thuộc Bắc và Trung Bộ thiệt
hại tập trung chủ yếu ở các khu vực ngoài đê, nhưng những nơi đê vỡ thiệt hại sẽ rất lớn.
Các vùng núi cao thuộc các tỉnh ở Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nguyên hầu như năm nào
cũng xảy ra lũ quét và sạt lở đất. Thiệt hại về người và của cũng ngày một trầm trọng
hơn. Các trận mưa lớn dẫn đến các đợt lũ trên sông, suối đặc biệt lũ quét, sạt lở đất cũng
có xu thế gia tăng chủ yếu trên phần lãnh thổ phía Bắc, có nơi tăng đến 100%.

Hình 1.10. Số lần lũ quét xuất hiện qua các năm.
(Nguồn: Đào tạo chung về giảm nhẹ biến đổi khí hậu cho các cán bộ viên chức của
TP. Hồ Chí Minh - GS.TS. Trần Thục)
Hạn hán xuất hiện với mức độ khốc liệt ngày càng nhiều và kéo dài. Điển hình là
đợt hạn hán năm 2015-2016 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho nền nông nghiệp của
Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Số ngày nắng nóng theo kịch bàn biến đổi khí hậu cũng tăng lên đáng kể, song
không rải rác mà thường hình thành những đợt nóng kéo dài nhiều ngày. Theo dự báo
đến cuối thế kỷ này số ngày nắng nóng có thể tăng từ 10 đến 20 ngày. Ngược với nắng
nóng, số ngày lạnh có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, những đợt lạnh cực đoan với nhiệt
độ giảm sâu kèm theo mưa tuyết, băng giá lại có xu hướng gia tăng ở các tỉnh miền núi
phía cực Bắc.
Tổng lượng mưa phía Bắc giảm (5.8-12.5%); phía Nam tăng nhiều (6.9-19.8%).
Mưa trái mùa và mưa lớn dị thường thường xuyên hơn.

SVTH: Bùi Thị Thu Hà
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn


14


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng tại xã Long Thới, huyện Nhà
Bè, TP. HCM

Hình 1.11. Lượng mưa ở Việt Nam
(Nguồn: Đào tạo chung về giảm nhẹ biến đổi khí hậu cho các cán bộ viên chức
của TP. Hồ Chí Minh - GS.TS. Trần Thục)
Mực nước biển tại các trạm tăng 3.1mm/năm. Các trạm ở đảo tăng mạnh so với
ven bờ.

Hình 1.12. Mực nước biển ở nước ta.
(Nguồn: Đào tạo chung về giảm nhẹ biến đổi khí hậu cho các cán bộ viên
chức của TP. Hồ Chí Minh - GS.TS. Trần Thục)
SVTH: Bùi Thị Thu Hà
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn

15


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng tại xã Long Thới, huyện Nhà
Bè, TP. HCM

Một số hiện tượng thời tiết cực đoan được ghi nhận năm 2016
Năm 2016, thiên tai xảy ra nhiều và nặng nề làm cho nước ta thiệt hại khoảng 1,7
tỷ USD (gần 1%GDP). Những thiệt hại lớn được thống kê như sau:
Lốc xoáy: diễn ra khắp nơi tại Bắc Ninh, Sóc Trăng, Bình Phước, Nghệ An,

Quảng Trị, Cần Thơ, Gia Lai... Đặc biệt, chỉ trong ngày 5/6/2016, vòi rồng xuất hiện 2
lần tại đảo Cô Tô
Rét đậm, rét hại: 5 đợt. Trong đợt rét kỷ lục ngày 22-27/1, hơn 20 điểm có băng
tuyết. Ba Vì (Hà Nội), Bình Liêu (Quảng Ninh), Kỳ Sơn (Nghệ An), Hương Sơn (Hà
Tĩnh) lần đầu có mưa tuyết.
Bão: 10 cơn bão hoạt động trên biển Đông, 4 cơn đổ bộ vào Việt Nam. Cơn bão
số 1 (ngày 27-28/7) phức tạp và hiếm gặp làm 28 người thương vong, thiệt hại ước tính
khoảng 3.500 tỷ đồng.
Mưa lũ: số lượng các đợt mưa lớn tương đương năm 2015, song nhiều đợt gây lũ
lớn trên diện rộng. Hai đợt mưa lũ diến ra từ 13-18/10 và từ 30/10 – 7/11 làm 65 người
thương vong, thiệt hại khoảng 7.190 tỷ đồng
Hạn hán, xâm nhập mặn: kéo dài từ 2014 đến giữa 2016, gây thiệt hại nghiêm
trọng đến 18 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Riêng vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, 20 triệu người bị ảnh hưởng, thiệt hại khoảng 7.900 tỷ đồng.
1.2 TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG
Theo Trung tâm nghiên cứu và Tập huấn Phát triển cộng đồng: “Cộng đồng là
một tập thể có tổ chức, bao gồm các cá nhân con người sống chung ở một địa bàn nhất
định, có chung một đặc tính xã hội hoặc sinh học nào đó và cùng chia sẻ với nhau một
lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đấy”. Cộng đồng được cấu thành bởi 3 yếu tố: con
người, môi trường và các tương tác.
Theo ý nghĩa này cộng đồng được phân thành 2 loại:
Cộng đồng địa lý: bao gồm những người dân cư trú trong một địa bàn, có thể có
chung các đặc điểm văn hóa, xã hội và có thể có mối quan hệ ràng buộc với nhau, cùng
có các chính sách chung.
Cộng đồng chức năng: bao gồm những người có thể cư trú gần nhau hoặc không
gần nhau nhưng có lợi ích chung, họ liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở thích,
hợp tác hay hiệp hội có tổ chức.
SVTH: Bùi Thị Thu Hà
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn


16


×