Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Áp dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận 12, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 86 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
Tên đề tài: Áp dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận
12, thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ......................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
TÓM TẮT........................................................................................................................ iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................. v
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ............................................................... vi
MỤC LỤC ...................................................................................................................... vii
CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................................ x
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... xi
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... xii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 13
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................13
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................13
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...............................................................................13
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................14
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................14
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .........................................................14
7. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................15
CHƯƠNG 1 .................................................................................................................... 16
TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ ................................................. 16
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM GWQI ................16
1.1.1 Tổng quan về chỉ số môi trường ....................................................................16
1.1.2 Chỉ số chất lượng nước WQI .........................................................................16
1.1.3 Chỉ số chất lượng nước ngầm GWQI ............................................................18
1.1.4 Quy trình xây dựng GWQI ............................................................................20
CHƯƠNG 2 .................................................................................................................... 24
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................. 24


2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN .....................................................................................24
2.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................24
2.1.2. Khí hậu ..........................................................................................................25

SVTH: Võ Thị Nguyên Son
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

vii


Khóa luận tốt nghiệp
Tên đề tài: Áp dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận
12, thành phố Hồ Chí Minh

2.1.3. Thủy văn .......................................................................................................26
2.1.4. Địa hình.........................................................................................................26
2.1.5. Các nguồn tài nguyên ...................................................................................27
2.2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ...................................................................33
2.2.1. Kinh tế...........................................................................................................33
2.2.2. Xã hội ............................................................................................................34
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT,
HẠ TẦNG XÃ HỘI ...................................................................................................36
2.4. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM........................................................37
2.4.1. Hiện trạng .....................................................................................................37
2.4.2. Ưu và nhược điểm khi sử dụng nước ngầm..................................................39
CHƯƠNG 3 .................................................................................................................... 41
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 41
3.1. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM
(GWQI) ......................................................................................................................41
3.1.1. Lựa chọn thông số: phương pháp Delphi .....................................................41

3.1.2. Tính toán chỉ số phụ: phương pháp delphi và phương pháp đường cong tỉ lệ
................................................................................................................................47
3.1.3 Trọng số .........................................................................................................52
3.1.4. Tính toán chỉ số cuối cùng ............................................................................52
3.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC CỦA QUẬN 12 ..................53
3.2.1 Vị trí lấy mẫu .................................................................................................53
3.2.2. Quy trình và phương pháp lấy mẫu ..............................................................56
3.2.3. Kết quả phân tích ..........................................................................................57
3.2.4. Biểu đồ so sánh các thông số với quy chuẩn ................................................58
3.2.5. Kết quả tính toán chỉ số GWQI theo công thức trung bình cộng .................62
3.2.5. Ưu, nhược điểm của phương pháp đánh giá chất lượng môi trường nước
ngầm theo chỉ số GWQI .........................................................................................67
CHƯƠNG 4 .................................................................................................................... 69
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
DƯỚI ĐẤT ..................................................................................................................... 69

SVTH: Võ Thị Nguyên Son
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

viii


Khóa luận tốt nghiệp
Tên đề tài: Áp dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận
12, thành phố Hồ Chí Minh

4.1. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC THÔNG SỐ VƯỢT QUY
CHUẨN......................................................................................................................69
4.1.1. Thông số pH .....................................................................................................69
4.1.2. Thông số Coliform ...........................................................................................70

4.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NƯỚC NGẦM ...........................................73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 75
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 77
Phụ lục 1. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về chất lượng nước ngầm - QCVN
09:2015/BTNMT........................................................................................................77
Phụ lục 2. Phiếu khảo sát đợt 1 và đợt 2 ....................................................................78
Phụ lục 3. Danh sách các chuyên gia trả lời phiếu khảo sát đợt 1 và đợt 2 ...............83
Phụ lục 4. Kết quả chỉ số chất lượng nước ngầm áp dụng cho Củ Chi .....................85

SVTH: Võ Thị Nguyên Son
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

ix


Khóa luận tốt nghiệp
Tên đề tài: Áp dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận
12, thành phố Hồ Chí Minh

CÁC TỪ VIẾT TẮT

AQI

:

Air Quality Index

BTNMT


:

Bộ tài nguyên môi trường

FAO

:

Tổ chức Nông lương Thế giới

GWQI

:

Ground Water Quality Index

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam

QLNN

:

Quản lý nhà nước

UBND


:

Uỷ ban nhân dân

VNC

:

Vùng nghiên cứu

WQI

:

Water Quality Index

SVTH: Võ Thị Nguyên Son
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

x


Khóa luận tốt nghiệp
Tên đề tài: Áp dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận
12, thành phố Hồ Chí Minh

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các phương pháp sử dụng để tính toán WQI .................................................21
Bảng 2.1. Một số yếu tố khí hậu ...................................................................................25
Bảng 2.2 Hiện trạng hệ thống thủy văn chính ...............................................................26

Bảng 2.3 Phân loại và thống kê diện tích các đơn vị đất..............................................27
Bảng 2.4. Số học sinh và số học sinh bình quân một lớp học phân theo cấp học tại
Quận 12 năm học 2014 - 2015 ......................................................................................35
Bảng 2.5. Hiện trạng khai thác nước dưới đất theo điều tra thực tế ..............................37
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát đợt 1 ....................................................................................42
Bảng 3.2. Điểm đánh giá trung bình và khoảng pH ......................................................47
Bảng 3.3. Điểm đánh giá trung bình và khoảng Độ cứng tổng .....................................47
Bảng 3.4. Điểm đánh giá trung bình và khoảng Nitrat..................................................48
Bảng 3.5. Điểm đánh giá trung bình và khoảng Asen ...................................................49
Bảng 3.6. Điểm đánh giá trung bình và khoảng Mangan ..............................................49
Bảng 3.7. Điểm đánh giá trung bình và khoảng Sắt ......................................................50
Hình 3.6. Mối liên hệ giữa điểm đánh giá trung bình vàcác khoảng Sắt. ....................50
Bảng 3.8. Điểm đánh giá trung bình và khoảng Coliform ............................................51
Bảng 3.9. Trọng số của các thông số .............................................................................52
Bảng 3.10. Phân loại chất lượng nước ngầm theo chỉ số GWQI ..................................53
Bảng 3.11. Thông tin vị trí lấy mẫu tại Quận 12 ...........................................................53
Bảng 3.12. Số liệu thực tế thu được khi phân tích mẫu nước của 11 phường ..............57
Bảng 3.13. Kết quả GWQI thông số pH và độ cứng tổng .............................................62
Bảng 3.14. Kết quả GWQI thông số Nitrat và Asen .....................................................63
Bảng 3.15. Kết quả GWQI thông số Mangan, Sắt và Coliform ....................................64
Bảng 3.16. Kết quả chất lượng nước ngầm quận 12 theo công thức dạng tổng............66

SVTH: Võ Thị Nguyên Son
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

xi


Khóa luận tốt nghiệp
Tên đề tài: Áp dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận

12, thành phố Hồ Chí Minh

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ hành chính quận 12. ...........................................................................24
Hình 2.2 Cơ cấu kinh tế quận 12 ...................................................................................33
Hình 3.1. Mối liên hệ giữa điểm đánh giá trung bình và các khoảng pH. ....................47
Hình 3.2. Mối liên hệ giữa điểm đánh giá trung bình và các khoảng độ cứng. ............48
Hình 3.3. Mối liên hệ giữa điểm đánh giá trung bình và các khoảng Nitrat. ...............48
Hình 3.4. Mối liên hệ giữa điểm đánh giá trung bình và các khoảng Asen. ................49
Hình 3.5. Mối liên hệ giữa điểm đánh giá trung bình và các khoảng Mangan. ............50
Hình 3.7. Mối liên hệ giữa điểm đánh giá trung bình và các khoảng Coliform. ..........51
Hình 3.8 Biểu đồ pH so với QCVN 09:2015/BTNMT. ................................................59
Hình 3.9 Biểu đồ Độ cứng tổng so với QCVN 09:2015/BTNMT. ...............................59
Hình 3.10 Biểu đồ Mangan so với QCVN 09:2015/BTNMT. ......................................60
Hình 3.11 Biểu đồ Nitrat so với QCVN 09:2015/BTNMT. ..........................................60
Hình 3.12 Biểu đồ Asen so với QCVN 09:2015/BTNMT. ...........................................61
Hình 3.13 Biểu đồ Sắt so với QCVN 09:2015/BTNMT. ..............................................61
Hình 3.14 Biểu đồ Coliform so với QCVN 09:2015/BTNMT. ....................................62
Hình 4.1 Mô hình bể phốt tiêu chuẩn ............................................................................72

SVTH: Võ Thị Nguyên Son
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

xii


Khóa luận tốt nghiệp
Tên đề tài: Áp dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận 12,
thành phố Hồ Chí Minh


MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị của cả nước, là
nơi có tốc độ đô thị hóa cao nhất nước. Chỉ cần không đầy 20 năm sau giải phóng hoàn
toàn miền Nam, toàn bộ vùng ven và ngoại thành của Thành phố đã có bộ mặt thay đổi rõ
rệt: các khu công nghiệp, các khu dân cư và các nhà máy, các cơ sở sản xuất, khu vui
chơi giải trí thay thế cho các đầm lầy, khu nông nghiệp trước đây. Đời sống của người
dân thay đổi một cách nhanh chóng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được cải thiện thấy rõ. Bên
cạnh đó, việc tập trung dân cư, khai thác các nguồn tài nguyên, nhất là nước dưới đất
ngày càng lớn và đã có tác động xấu đến nguồn nước quý giá, có nguy cơ tác động đến
đời sống của nhân dân và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của cả Thành phố, đặc biệt là
các vùng ven và ngoại thành.
Quận 12 không nằm ngoài tình trạng trên. Do nhu cầu sử dụng nước tăng, việc
khai thác nguồn nước tại chỗ, nguồn nước dưới đất duy nhất được khai thác nhiều, không
có quy hoạch. Hiện nay, qua các tài liệu về nguồn nước, việc khai thác nước ngày càng
tăng do quá trình đô thị hóa đã ảnh hưởng rất lớn đến chính nguồn nước và đe dọa đến sự
phát triển bền vững của Vùng.
Việc nghiên cứu đánh giá chất lượng nguồn nước dưới đất của Khu vực nghiên
cứu có ý nghĩa rất lớn trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Khu
vực. Chính vì thế tôi chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lượng nước ngầm
(GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận 12, thành phố Hồ Chí Minh” để làm
luận văn tốt nghiệp.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của đề tài này bao gồm:
-

Nghiên cứu đánh giá thực trạng chất lượng nước dưới đất, địa chất thủy văn và hiện
trạng sử dụng nguồn nước ngầm trên địa bàn quận 12.

-


Đề xuất giải pháp quản lý nguồn nước.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu gồm 4 nội dung chính như sau:
-

Đặc điểm môi trường nước dưới đất của vùng nghiên cứu.

-

Đánh giá chất lượng nước dưới đất tại 11 phường trong vùng nghiên cứu.

SVTH: Võ Thị Nguyên Son
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

13


Khóa luận tốt nghiệp
Tên đề tài: Áp dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận 12,
thành phố Hồ Chí Minh

-

Xây dựng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) đánh giá chất lượng nước ngầm
quận 12

-


Đề xuất các giải pháp quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước của vùng
nghiên cứu một cách bền vững.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Các phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong đề tài, bao gồm:
- Thu thập và đánh giá tài liệu hiện có: tài liệu về hiện trạng khai thác nước dưới đất,
tài liệu về dân số, quy hoạch sử dụng đất, phát triển công nghiệp, … tại khu vực quận 12.
- Phương pháp điều tra xã hội học: đối tượng được khảo sát là các hộ gia đình hiện
đang sử dụng nước dưới đất, cơ quan quản lý nước dưới đất đóng trên địa bàn quận 12,
lấy 33 mẫu nước ngầm trên địa bàn 11 phường.
- Phương pháp tổng hợp, đánh giá và so sánh: vì phạm vi của đề tài là quận 12 nên tài
liệu thu thập được rời rạc có thể từng phường nên cần phải tổng hợp, đánh giá và so sánh
giữa các số liệu thu thập được.
- Phương pháp thống kê: thống kê hiện trạng sử dụng nước dưới đất theo thực tế, thống
kê phiếu điều tra khảo sát, …
- Phương pháp chuyên gia, delphi: phương pháp này được sử dụng để tham khảo ý
kiến của các nhà khoa học để xây dựng GWQI và công nghệ, giải pháp xử lý nguồn nước
ô nhiễm.
- Phương pháp thử nghiệm: TCVN 6492:2011, TCVN 6224-1996, EPA Method 352.1,
TCVN 6177:1996, SMEWW 3113B:2012, TCVN 6187-2:1996.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu
-

Nguồn nước dưới đất của quận 12.

-

Chất lượng nước dưới đất tại 11 phường trong quận 12



Phạm vi nghiên cứu

Đánh giá chất lượng nước dưới đất tại 11 phường trong quận 12, sự thay đổi về chất
lượng nước của tầng chứa nước.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
 Ý nghĩa khoa học
SVTH: Võ Thị Nguyên Son
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

14


Khóa luận tốt nghiệp
Tên đề tài: Áp dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận 12,
thành phố Hồ Chí Minh

Góp phần vào cơ sở phương pháp luận trong đánh giá chất lượng nguồn nước dưới đất.
 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu về chất lượng nước dưới đất dựa theo các tiêu chuẩn môi trường đang
được áp dụng đối với nước ngầm QCVN 09:2015/BTNMT. Là cơ sở khoa học để xây
dựng cơ chế, chính sách quản lý bền vững nguồn nước dưới đất trong quá trình đô thị
hóa.
7. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng tìm ra chỉ số đánh giá chất lượng nước ngầm dựa trên các nghiên cứu về
chỉ số chất lượng nước mặt ở Việt Nam và phương pháp xây dựng chỉ số nước ngầm ở
một số quốc gia trên Thế giới nhằm:


Phản ánh hiện trạng và diễn biến của chất lượng nước ngầm tại khu vực nghiên cứu,


 Cung cấp thông tin cho những người những người quản lý các nhà chuyên môn về
chất lượng nước ngầm cần cân nhắc về các vấn đề môi trường và phát triển kinh tế xã hội
để hạn chế việc gây ô nhiễm cũng như làm suy giảm nguồn nước dưới đất.
 Thông tin cho cộng đồng về chất lượng nước dưới đất để họ không sử dụng nguồn
nước ô nhiễm đảm bảo sức khỏe cho người dân, nâng cao nhận thức bảo vệ nguồn nước
dưới đất cho cộng đồng

SVTH: Võ Thị Nguyên Son
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

15


Khóa luận tốt nghiệp
Tên đề tài: Áp dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận 12,
thành phố Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM GWQI
1.1.1 Tổng quan về chỉ số môi trường
a. Khái niệm chỉ số môi trường:
Là một tập hợp của các tham số hay chỉ thị được tích hợp hay nhân với trọng số. Các chỉ
số ở mức độ tích hợp cao hơn, nghĩa là chúng được tính toán từ nhiều biến số hay dữ liệu
để giải thích cho một hiện tượng nào đó. Chỉ số môi trường truyền đạt các thông điệp đơn
giản và rõ ràng về một vấn đề môi trường dễ hiểu cho cả chuyên gia và công chúng.
b. Mục đích của chỉ số môi trường:
- Phản ánh hiện trạng và diễn biến của chất lượng môi trường, đảm bảo tính phòng
ngừa của công tác bảo vệ môi trường.

- Cung cấp thông tin cho những người những người quản lý, các nhà hoạch định chính
sách cân nhắc về các vấn đề môi trường và phát triển kinh tế xã hội để đảm bảo phát triển
bền vững
- Thu gọn kích thước, đơn giản hóa thông tin để dễ dàng quản lý, sử dụng và tạo ra
tính hiệu quả của thông tin.
- Thông tin cho cộng đồng về chất lượng môi trường, nâng cao nhận thức bảo vệ môi
trường cho cộng đồng.
1.1.2 Chỉ số chất lượng nước WQI
a. Định nghĩa
Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index - WQI) là một chỉ số tổ hợp được tính toán
từ các thông số chất lượng nước xác định thông qua một công thức toán học. WQI dùng
để mô tả định lượng về chất lượng nước và được biểu diễn qua một thang điểm.
b. Ứng dụng
 WQI đã được áp dụng để đánh giá chất lượng nước ngầm trong những năm gần đây
bằng cách tích hợp các dữ liệu phức tạp và tạo ra một số điểm mô tả tình trạng chất lượng
nước.


Chỉ số Horton (1965) là chỉ số WQI đầu tiên được xây dựng trên thang số [2].

SVTH: Võ Thị Nguyên Son
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

16


Khóa luận tốt nghiệp
Tên đề tài: Áp dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận 12,
thành phố Hồ Chí Minh


 Hiện nay có rất nhiều quốc gia, địa phương xây dựng và áp dụng chỉ số WQI. Thông
qua một mô hình tính toán, từ các thông số khác nhau ta thu được một chỉ số duy nhất.
Sau đó chất lượng nước có thể được so sánh với nhau thông qua chỉ số đó. Đây là phương
pháp đơn giản so với việc phân tích một loạt các thông số. Các ứng dụng chủ yếu của
WQI bao gồm:
-

Phục vụ quá trình ra quyết định: WQI có thể được sử dụng làm cơ sở cho việc ra
các quyết định phân bổ tài chính và xác định các vấn đề ưu tiên.

-

Phân vùng chất lượng nước.

-

Thực thi tiêu chuẩn: WQI có thể đánh giá được mức độ đáp ứng, không đáp ứng
của chất lượng nước đối với tiêu chuẩn hiện hành.

-

Phân tích diễn biến chất lượng nước theo không gian và thời gian.

-

Công bố thông tin cho cộng đồng

-

Nghiên cứu khoa học: các nghiên cứu chuyên sâu về chất lượng nước thường

không sử dụng WQI, tuy nhiên WQI có thể sử dụng cho các nghiên cứu vĩ mô
khác như đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến chất lượng nước khu vực,
đánh giá hiệu quả kiểm soát phát thải,…

c. Phân tích một số dạng WQI
 WQI - CCME
- Trên thế giới hiện nay có nhiều dạng WQI đang được sử dụng, trong đó đáng chú ý là
WQI của Canada (The Canadian Council of Ministers of the Environment - CCME,
2001). WQI-CCME được xây dựng dựa trên rất nhiều số liệu khác nhau sử dụng một quy
trình thống kê với tối thiểu 4 thông số và 3 hệ số chính (F1 - phạm vi, F2 - tần suất và F3
- biên độ của các kết quả không đáp ứng được các mục tiêu chất lượng nước - giới hạn
chuẩn) [2] [10].
- WQI-CCME là một công thức rất định lượng và việc sử dụng hết sức thuận tiện với
các thông số cùng các giá trị chuẩn (mục tiêu chất lượng nước) của chúng có thể dễ dàng
đưa vào WQI-CCME để tính toán tự động. Tuy nhiên, trong WQI-CCME, vai trò của các
thông số chất lượng nước trong WQI được coi như nhau, mặc dù trong thực tế các thành
phần chất lượng nước có vai trò khác nhau đối với nguồn nước ví dụ như thành phần chất
rắn lơ lửng không có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng nước nguồn nước như thành
phần oxy hòa tan.
 WQI - NSF
SVTH: Võ Thị Nguyên Son
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

17


Khóa luận tốt nghiệp
Tên đề tài: Áp dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận 12,
thành phố Hồ Chí Minh


- WQI của Quỹ Vệ sinh Quốc gia Mỹ (National Sanitation Foundation-NSF) là một
trong các bộ chỉ số chất lượng nước được dùng phổ biến. WQI-NSF được xây dựng bằng
cách sử dụng kỹ thuật Delphi của tập đoàn Rand, thu nhận và tổng hợp ý kiến của một số
đông các chuyên gia khắp nước Mỹ để lựa chọn các thông số chất lượng nước quyết định
sau đó xác lập phần trọng lượng đóng góp của từng thông số (vai trò quan trọng của
thông số - wi) và tiến hành xây dựng các đồ thị chuyển đổi từ các giá trị đo được của
thông số sang chỉ số phụ (qi).
- WQI-NSF được xây dựng rất khoa học dựa trên ý kiến số đông các nhà khoa học về
chất lượng nước, có tính đến vai trò (trọng số) của các thông số tham gia trong WQI và
so sánh các kết quả với giá trị chuẩn (mục tiêu chất lượng nước) qua giản đồ tính chỉ số
phụ (qi). Tuy nhiên các giá trị trọng số (wi) hoặc giản đồ tính chỉ số phụ (qi) trong WQINSF chỉ thích hợp với điều kiện chất lượng nước của Mỹ [2] [10].
1.1.3 Chỉ số chất lượng nước ngầm GWQI
a. Các nghiên cứu trên Thế Giới
Việc xây dựng WQI cho nước ngầm được mô tả trong các tài liệu của các tác giả khác
nhau:
 Backman et al. (1998) trình bày một chỉ số để đánh giá và lập bản đồ các mức độ ô
nhiễm nước ngầm và thử nghiệm các ứng dụng của nó ở phía tây nam Phần Lan và Trung
Slovakia.[1]
 Connell et al (2008) đã kiểm tra các biến đổi và thời gian của các thông số chất lượng
nước trong một khu vực của Nepal. Kết quả cho thấy chất lượng nước ở các khu vực
thành thị thấp hơn khu vực nông thôn. Ngoài ra bằng cách kiểm tra nồng độ photpho
trong bề mặt nông thôn và các khu vực dưới lòng đất, họ phát hiện rằng nồng độ phốt pho
trong khu vực nước ngầm nhiều hơn nước mặt [1].
 Rezvan và Gordip (2010), sử dụng WQI chỉ số chất lượng nước và các dữ liệu định
tính của 24 điểm lấy mẫu ở các khu vực của Ấn Độ, nghiên cứu chất lượng nước theo
không gian và thời gian trong khu vực. Kết quả từ chính thông số xem xét tính toán cho
thấy 48% số mẫu nước thuộc loại rất tốt, 48% số mẫu nước thuộc loại tốt và còn lại 4%
mẫu tại làng Teliwala có mức độ ô nhiễm nặng không phù hợp cho mục đích ăn uống [1].
 Sadat Nouri et al. (2013) đánh giá chất lượng nước của đồng bằng Saveh-Nobaran
bằng cách sử dụng các chỉ số WQI. Kết quả cho thấy 65% số mẫu có chất lượng kém và

không thích hợp để uống. Bằng cách phân vùng đồng bằng dựa trên WQI, họ nói rằng

SVTH: Võ Thị Nguyên Son
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

18


Khóa luận tốt nghiệp
Tên đề tài: Áp dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận 12,
thành phố Hồ Chí Minh

chất lượng nước ở các khu vực miền trung và đông bắc của đồng bằng là không phù hợp
[1].
 Sự phát triển của các chỉ số chất lượng nước để đánh giá chất lượng nước ngầm được
mô tả trong một số nghiên cứu (Sultan, 1999; Stigter et al, 2006a, b; Saeed et al, 2009;
Khaleed, 2011)[11].
 Stambuk-Giljanovic' (1999) đã báo cáo việc tạo ra một WQI cho cả nước mặt và
nước ngầm và ứng dụng kết quả của nó để đánh giá nước ở Dalmatia, Croatia [6].
 Nghiên cứu ở đồng bằng phía bắc của Iran, tỉnh Mazanda cho thấy có nhiều phương
pháp để đánh giá chất lượng nước ngầm, như phương pháp cũ là sơ đồ Schuler cung cấp
một đánh giá về nước uống liên quan đến các thông số hóa học. Hiện nay họ sử dụng chỉ
số chất lượng nước ngầm để đánh giá. Chỉ số này được trình bày bởi Bakier et al trong đó
sáu thông số (tổng chất rắn hòa tan, Cl-, SO42-, Ca2+, Mg2+, Na+ ) được kết hợp với nhau
để phân tích GWQI [13].
 Bên cạnh đó, Bồ Đào Nha đang nghiên cứu tìm ra chỉ số chất lượng nước ngầm và
chỉ số thành phần với mục tiêu là giám sát ảnh hưởng chung của nông nghiệp thông qua
các thông số hóa học để đánh giá chất lượng nước ngầm và khả năng uống được của
nguồn nước [8].
b. Mục đích của việc áp dụng GWQI

 Được sử dụng như một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng
nước [7].
 Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu, trực quan
[7].


Nâng cao nhận thức về môi trường [7].

 Trở thành tham số quan trọng để đánh giá và quản lý nước ngầm vì phản ánh được sự
tổng hợp của các thông số chất lượng nước khác nhau, tích hợp dữ liệu phức tạp và tạo ra
một số điểm mô tả tình trạng chất lượng nước.
c. Ý nghĩa
 Dựa vào bản đồ GWQI, bản đồ thể hiện rõ chất lượng nước ngầm tầng mặt (do tác
động của nông nghiệp)[8].
 Áp dụng WQI để xem xét khả năng đối với nước uống như một công cụ giám sát ô
nhiễm nước ngầm từ các hoạt động nông nghiệp.
SVTH: Võ Thị Nguyên Son
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

19


Khóa luận tốt nghiệp
Tên đề tài: Áp dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận 12,
thành phố Hồ Chí Minh

-

WQI là một phương tiện có khả năng tập hợp một lượng lớn các số liệu, thông tin
về chất lượng nước, đơn giản hóa các số liệu chất lượng nước, để cung cấp thông

tin dưới dạng dễ hiểu, dễ sử dụng cho các cơ quan quản lý tài nguyên nước, môi
trường và công chúng.

-

Chỉ số chất lượng nước thông thường là một con số nằm trong khoảng từ 1 – 100,
nếu con số lớn hơn chứng tỏ chất lượng nước tốt hơn mong đợi.

-

Đối với các chỉ tiêu như nhiệt độ, pH, Coliform và oxy hòa tan, chỉ số này biểu thị
mức độ yêu cầu đối với nhu cầu sử dụng.

-

Đối với các chất dinh dưỡng là các chỉ số mà thường không có trong tiêu chuẩn thì
chỉ số chất lượng biểu thị điều kiện môi trường tại khu vực.

-

Chỉ số chất lượng nước WQI không chỉ dùng để xếp hạng nguồn nước mà giúp
cho chúng ta thấy nơi nào có vấn đề đáng lo ngại về chất lượng nguồn nước.
1.1.4 Quy trình xây dựng GWQI

a. Các bước xây dựng chỉ số GWQI




Bước 1: Lựa chọn thông số

-

Có rất nhiều thông số có thể thể hiện chất lượng nước, sự lựa chọn các thông số
khác nhau để tính toán GWQI phụ thuộc vào mục đích sử dụng nguồn nước và
mục tiêu của GWQI.

-

Việc lựa chọn thông số có thể dùng phương pháp delphi hoặc phân tích nhân tố
quan trọng. Các thông số không nên quá nhiều vì nếu các thông số quá nhiều thì
sự thay đổi của một thông số sẽ có tác động rất nhỏ đến chỉ số GWQI cuối cùng.

Bước 2: Chuyển đổi các thông số về cùng một thang đo (tính toán chỉ số phụ)
-

Các thông số thường có đơn vị khác nhau và có các khoảng giá trị khác nhau, vì
vậy để tập hợp được các thông số vào chỉ số GWQI ta phải chuyển các thông số
về cùng một thang đo. Bước này sẽ tạo ra một chỉ số phụ cho mỗi thông số. Chỉ
số phụ có thể được tạo ra bằng tỉ số giữa giá trị thông số và giá trị trong quy
chuẩn. Có nhiều thang đo có thể sử dụng:
 -100 to 100 (Stoner, 1978)[4]
 -50 to 100 (Béronet al, 1979)[7]
 0 to 1 (Swamee and Tyagi, 2000)[7]
 0 to 10 (Cooper et al, 1994)[7]

SVTH: Võ Thị Nguyên Son
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

20



Khóa luận tốt nghiệp
Tên đề tài: Áp dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận 12,
thành phố Hồ Chí Minh

 0 to 14 (Prati et al, 1971)[7]
 0 to 16 (Sargaonkar and Deshpande, 2003)[2]
 0 to 25 (Gray, 1996)[7]
 0 to 100 (Brown et al, 1970; Shyue et al, 1996; Liou et al, 2004; Sedeño Díaz and López-López, 2007; Simões et al, 2008)[2]
 to 10 (Melloul and Collins, 1998)[7]
 10 to 100 (Dunnette, 1979)[7]


Có rất nhiều phương pháp chuyển đổi thông số nhưng phương pháp đường cong
tỉ lệ (rating curve) được sử dụng rộng rãi nhất.

Bước 3 : Trọng số

Trọng số được đưa ra khi ta cho rằng các thông số có tầm quan trọng khác nhau
đối với chất lượng nước. Trọng số có thể xác định bằng phương pháp delphi, phương
pháp đánh giá tầm quan trọng dựa vào mục đích sử dụng, tầm quan trọng của các
thông số đối với đời sống thủy sinh, tính toán trọng số dựa trên các tiêu chuẩn hiện
hành, dựa trên đặc điểm của nguồn thải vào lưu vực, bằng các phương pháp thống
kê…[5]


Bước 4 : Tính toán chỉ số WQI cuối cùng

Các phương pháp thường được sử dụng để tính toán WQI cuối cùng từ các chỉ số
phụ: trung bình cộng, trung bình nhân hoặc giá trị lớn nhất.

Bảng 1.1 Các phương pháp sử dụng để tính toán WQI
STT

Phương pháp

1

Trung bình cộng không
trọng số

2

Trung bình cộng có
trọng số

Brown et al., 1970, Prati et
al., 1971[7]

3

Trung bình nhân không
trọng số

Bhargava, 1985 [7]

SVTH: Võ Thị Nguyên Son
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

Công thức


Nghiên cứu sử dụng
Prati et al., 1971;
Sargaonkar and
Deshpande, 2003;
Frumin et al., 1997 [7]

21


Khóa luận tốt nghiệp
Tên đề tài: Áp dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận 12,
thành phố Hồ Chí Minh

STT

Phương pháp

Công thức

Nghiên cứu sử dụng

4

Trung bình
trọng số

Brown et al, 1972 Couillard
and Lefebvre, 1985 [7]

5


Tổng không trọng số
dạng Solway

Wepener et al., 2006 [7]

6

Tổng có trọng số dạng
Solway

Tyson and House, 1989;
Gray, 1996; Bordalo,
2006 [7]

7

Trung bình bình
phương điều hòa
không trọng số

Dojlido et al., 1994; Cude,
2001 [7]

8

Giá trị nhỏ nhất

I = Min(q1,q2, ..qn)


Smith, 1987 [7]

9

Giá trị lớn nhất

I = Max(q1,q2, ..qn)

Couillard and Lefebvre,
1985 [7]

nhân có

Một số bất cập khi tính toán chỉ số WQI cuối cùng


Tính che khuất : Một chỉ số phụ thể hiện chất lượng nước xấu nhưng có thể
chỉ số cuối cùng lại thể hiện chất lượng tốt


Tính mơ hồ : Điều này xảy ra khi chất lượng nước chấp nhận được nhưng chỉ
số WQI lại thể hiện ngược lại


Tính không mềm dẻo : Khi một thông số có thể bổ sung vào việc đánh giá
chất lượng nước nhưng lại không được tính vào WQI do phương pháp đã được
cố định.
Swamee and Tyagi đã đề xuất một công thức có thể khắc phục các bất cập trên :
−𝒌


𝒏
−𝟏/𝒌

𝑰 = (𝟏 − 𝒏 + ∑ 𝒒𝒊

)

𝒊=𝟏

Trong đó :
I : Chỉ số cuối cùng
n : số lượng thông số
SVTH: Võ Thị Nguyên Son
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

22


Khóa luận tốt nghiệp
Tên đề tài: Áp dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận 12,
thành phố Hồ Chí Minh

qi: Chỉ số phụ
k là hằng số và được tính như sau: 𝑘 = 1/𝑙𝑜𝑔2 (𝑛 − 1)

SVTH: Võ Thị Nguyên Son
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

23



Khóa luận tốt nghiệp
Tên đề tài: Áp dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận 12,
thành phố Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
Quận 12 có diện tích 52,78 km2, thuộc Thành phố Hồ Chí Minh , nằm ở phía Tây
Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp huyện Hóc Môn, phía Nam giáp các quận
Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú và Bình Tân, phía Đông giáp thị xã Thuận An – tỉnh Bình
Dương, phía Tây giáp quận Bình Tân và huyện Hóc Môn. Quận 12 có 11 đơn vị hành
chính trực thuộc: phường Thạnh Xuân, Hiệp Thành, Thới An, Thạnh Lộc, Trung Mỹ Tây,
Tân Hưng Thuận, An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp,
Tân Thới Nhất. Tổng diện tích tự nhiên toàn Quận là 5.275ha. Quận 12 có vị trí là cửa
ngõ giao thông vô cùng quan trọng của Thành phố nối liền với các tỉnh vùng Đông Nam
Bộ và các tỉnh miền Tây. Quận 12 còn là một vùng đệm quan trọng trong việc phát triển
kinh tế - xã hội của khu vực Tây Bắc Thành phố (Hình 2.1).

Hình 2.1 Bản đồ hành chính quận 12.
SVTH: Võ Thị Nguyên Son
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

24


Khóa luận tốt nghiệp
Tên đề tài: Áp dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận 12,
thành phố Hồ Chí Minh


2.1.2. Khí hậu
Vùng nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mang tính chất chung
là nóng, ẩm với nhiệt độ cao, mưa nhiều và chia 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10, lượng mưa phân bố không đồng đều, mưa tập trung nhất vào tháng 8 và tháng
9, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng
mưa không đáng kể.
Có 2 hướng gió chính: Gió hướng Đông hoặc Đông nam với vận tốc trung bình
1,5-2,5m/s thịnh hành từ tháng 2 đến tháng 5; Gió hướng Tây hoặc Tây nam với vận tốc
trung bình 1,5-3m/s thịnh hành từ tháng 6 đến tháng 9. Ngoài ra còn có gió Bắc và Đông
bắc thổi về từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Cuối mùa mưa đầu mùa khô gió thổi từ
hướng Tây – Tây bắc có thể có gió lốc (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Một số yếu tố khí hậu
STT

Đơn vị

Chỉ tiêu

Giá trị

1

Nhiệt độ trung bình năm

0

C

27


2

Nhiệt độ trung bình cao nhất

0

C

35 - 36

3

Nhiệt độ trung bình thấp nhất

0

C

24 - 25

4

Số giờ chiếu sáng trong ngày

H

6 – 6,5

5


Lượng mưa trung bình năm

mm

1.983

6

Lượng bốc hơi bình quân năm

mm

1.339

7

Độ ẩm không khí trung bình năm

%

77

8

Độ ẩm cao nhất

%

98 - 100


9

Độ ẩm thấp nhất

%

20 - 23
[15]

Với đặc điểm khí hậu nêu trên, Vùng nghiên cứu có lợi thế để phát triển kinh tế và
văn hóa - xã hội.

SVTH: Võ Thị Nguyên Son
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

25


Khóa luận tốt nghiệp
Tên đề tài: Áp dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận 12,
thành phố Hồ Chí Minh

2.1.3. Thủy văn
Hệ thống thuỷ văn trên địa bàn quận 12 chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật
triều không đều trên sông Sài Gòn.
 Sông Sài Gòn: đi qua địa bàn có chiều rộng trung bình khoảng 150m, sâu bình quân
từ 10 - 15m, lưu lượng thấp nhất là tháng 4 (8m3/s) và cao nhất là tháng 10 (180m3/s).
 Sông Sài Gòn, sông Vàm Thuật, rạch Bến Cát, kênh Tham Lương, kênh Trần Quang
Cơ và một số kênh rạch khác trên địa bàn Quận tạo tiền đề cho việc hình thành một mạng

lưới giao thông thủy quan trọng, thuận lợi lưu thông nối kết liên hoàn xuyên suốt với các
nơi, đồng thời đảm nhiệm tiêu thoát nước cho cả địa bàn (Bảng 2.2). Hệ thống sông rạch
là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và cho sinh hoạt của Vùng nghiên cứu.
Bảng 2.2 Hiện trạng hệ thống thủy văn chính
STT

Tên gọi

Chiều dài (m)

Chiều rộng (m)

Độ sâu (m)

1

Sông Sài Gòn

5.625

150-200

10

2

Sông Vàm Thuật

2.000


20

7-8

3

Rạch Bến Cát

3.800

30

6

4

Kênh Tham Lương

10.200

25

7

5

Kênh Trần Quang Cơ

2.500


15

5
[15]

Ngoài các sông rạch chính, trong Vùng nghiên cứu còn có hệ thống kênh rạch nhỏ
và thủy lơi phục vụ công tác tưới tiêu trong nông nghiệp. Các sông rạch chịu ảnh hưởng
của nước sông Sài Gòn và sông Rạch Tra. Nhờ có sự hỗ trợ của hồ Dầu Tiếng xả nước
vào sông Sài Gòn và hệ thống sông Rạch Tra nên nước sông giảm độ mặn và phèn. Vào
mùa khô từ tháng 3 đến tháng 6, nước sông rạch ngọt sử dụng được cho sinh hoạt, ngược
lại vào mùa mưa chịu ảnh hưởng rửa trôi phèn tại chỗ và phèn ngoại lai nên nước sông
rạch có mức độ phèn cao không dùng được cho sinh hoạt, nhất là khu vực Rạch Tra –
Bến Cát.
2.1.4. Địa hình
Vùng nghiên cứu có 3 dạng địa hình chính :
SVTH: Võ Thị Nguyên Son
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

26


Khóa luận tốt nghiệp
Tên đề tài: Áp dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận 12,
thành phố Hồ Chí Minh

 Vùng gò cao có cao trình từ 8 -10m, diện tích 277ha, chiếm 5,25% diện tích tự nhiên,
có đặc điểm là nền móng vững chắc, thoát nước tốt, thuận lợi để bố trí các cơ sở công
nghiệp, các trung tâm hạ tầng kỹ thuật, khu cây xanh tập trung.
 Vùng triền có cao trình từ 2 đến 8m, diện tích 2.900ha, chiếm 54,97% diện tích tự
nhiên, có nền móng tương đối vững chắc, khả năng thoát nước trung bình, hiện đang là

vùng chuyên trồng cây hàng năm, thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở công nghiệp sạch
vừa và nhỏ xen cài các khu dân cư.
 Vùng bưng trũng cao trình dưới 2m, diện tích 2.098 ha, chiếm 39,77% diện tích tự
nhiên. Đây là khu vực thoát nước kém và hiện nay phần lớn là đất trồng lúa, hoa màu,
trồng cây hàng năm. Vùng ven sông rạch đã và đang hình thành vùng cây ăn trái nhà
vườn cần kết hợp loại hình sinh thái du lịch.
2.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Theo kết quả của các chương trình điều tra thổ nhưỡng, Vùng nghiên cứu có 4 loại đất
chính (Bảng 2.3):
Bảng 2.3 Phân loại và thống kê diện tích các đơn vị đất

STT

Hệ thống phân loại
đất Việt Nam

Hệ thống phân
loại đất theo
FAO/UNESCO

Diện tích
Tỷ lệ (%)
(ha)

1

Đất phù sa

Thionic Fluvisols


2.809,66

52,96

2

Đất xám

Acrisols

1.751,57

33,21

3

Đất vàng nâu feralit

Xanthic erralsols

358,32

7,09

4

Đất Sông, rạch

355,36


6,74

5.275

100

Tổng cộng

[15]
 Nhóm đất phù sa có diện tích 2.809,66ha, bao gồm đất phù sa và đất phèn. Trong đó
loại đất phèn chiếm tỷ lệ khá cao. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất Vùng nghiên cứu.
Loại đất này phân bố chủ yếu là vùng ven sông rạch, một số nơi lập vườn trồng cây ăn
trái, số còn lại trồng rau. Đất phèn chủ yếu là đất phèn trung bình, phân bố ở các vùng
SVTH: Võ Thị Nguyên Son
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

27


Khóa luận tốt nghiệp
Tên đề tài: Áp dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận 12,
thành phố Hồ Chí Minh

thấp, trũng, tiêu thoát nước kém ven sông Sài Gòn. Các loại đất phèn có tầng sinh phèn
sâu và nhẹ.
 Nhóm đất xám có tổng diện tích là 1.751,57ha. Loại đất này có diện tích lớn thứ hai
tại Vùng nghiên cứu, sau đất phù sa. Tầng đất thường dày, thành phần cơ giới nhẹ. Đất có
phản ứng chua; hàm lượng mùn, đạm tầng đất mặt khá nhưng rất nghèo kali do vậy khi
sản xuất phải đầu tư cao về phân bón. Loại đất này dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới

hóa và thích hợp với các loại cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau,
đậu… Loại đất này phân bố chủ yếu hầu hết ở các nơi trên vùng đất cao, đồi gò, phần lớn
nhóm đất này có cao trình từ 2 – 10m, nền móng tốt, có thể sử dụng vào nhiều mục đích
như: bố trí sản xuất công nghiệp, khu dân cư, trồng rau màu.
 Nhóm đất vàng nâu feralit có diện tích 358,32 ha, phân bố ở các vùng gò, chủ yếu
trồng cây lâu năm. Đất hình thành trên các sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ và
mẫu chất khác nhau. Đặc điểm chung của nhóm đất này là chua, độ no bazơ thấp, khả
năng hấp phụ không cao, khoáng sét phổ biến là Kaolinit, axit mùn chủ yếu là fuvic, chất
hòa tan dễ bị rửa trôi.
b. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt dồi dào do hệ thống sông, rạch cung cấp. Các sông, kênh rạch chính là:
sông Sài Gòn, phụ lưu Vàm Thuật, các chi lưu Bến Cát, Bến Thượng, kênh Trần Quang
Cơ. Ngoài ra còn nhiều rạch nhỏ phân bố chủ yếu ở khu vực phía Đông rạch Bến Cát. Tài
nguyên nước mặt thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và du
lịch sinh thái.
Nước dưới đất tại Vùng nghiên cứu có 5 đơn vị chứa nước sau:
 Tầng 1 (Holocen)
- Tầng chứa nước Holocen (qh) bao gồm các trầm tích đa nguồn gốc (sông, sông biển
và sông biển đầm lầy). Chúng thường phân bố trên vùng có địa hình thấp, từ nhỏ hơn 2m
tới 5m, một số nơi độ cao từ 7-8m nhưng chiều dày nhỏ. Chiều dày của tầng chứa nước
(qh) biến đổi rất lớn, từ 2-5m ở phần rìa của huyện Hóc Môn. Thành phần đất đá chủ yếu
là bùn sét, bột sét, bột lẫn cát mịn và các thấu kính cát hạt mịn lẫn mùn thực vật có màu
xám tro, xám nâu. Mực nước tĩnh thay đổi từ 0,5 đến 2,12m hoặc nhỏ hơn, thậm chí có
nơi ngang bằng mặt đất.
- Lưu lượng tại các giếng thay đổi từ 0,07-0,15 l/s. Khả năng chứa nước kém, phần lớn
nước của tầng chứa nước này thường đục và có màu hơi vàng, trên mặt nước có váng gỉ

SVTH: Võ Thị Nguyên Son
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng


28


Khóa luận tốt nghiệp
Tên đề tài: Áp dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận 12,
thành phố Hồ Chí Minh

sắt, mùi tanh, vị hơi chua, nước từ lợ đến mặn. Độ pH thay đổi từ 4,38-7,96. Độ tổng
khoáng hóa thay đổi từ 0,05-0,1 g/l. Nước thuộc loại hình hóa học Clorua-Sunfat.
- Phân bố các vùng có độ cao địa hình thấp, dọc theo các thung lũng sông phía Đông,
Tây và rải rác ở phần trung tâm Vùng nghiên cứu và độ sâu thường gặp từ 15-20m. Tầng
chứa nước này có nguồn cấp là nước mưa, nước mặt và tầng này dễ bị ô nhiễm.
- Tóm lại, đây là tầng chứa nước không áp, mực nước nằm nông với động thái dao
động theo mùa. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, nước mặt trong các kênh rạch
ngấm trực tiếp vào tầng chứa nước. Tầng chứa nước Holocen (qh) có quan hệ thủy lực ở
mức độ khác nhau với các tầng chứa nước nằm dưới. Tại các khu vực giáp ranh Hóc Môn
tầng chứa nước này quan hệ trực tiếp với tầng chứa nước Pleistocen (không tồn tại lớp
cách nước giữa hai tầng). Từ những phân tích trên cho thấy tầng chứa nước Holocen chứa
nước rất nghèo, chất lượng nước kém, bị nhiễm mặn và nhiễm bẩn. Vì vậy chúng không
phải là đối tượng phục vụ khai thác nước dưới đất.
 Tầng 2 (Pleistocen)
- Phân bố khắp Vùng nghiên cứu, lộ ra trên mặt ở vùng trung tâm Vùng nghiên cứu, độ
sâu phân bố từ hơn 20 - 50m. Phần còn lại (dọc theo sông Sài Gòn, phía Tây vùng nghiên
cứu) bị các trầm tích Holocen phủ trực tiếp lên. Tầng chứa nước được cấu tạo thành hai
phần, phần trên là lớp cách nước yếu, phần dưới là lớp chứa nước. Phần trên có chiều sâu
mái lớp cách nước yếu từ 0m (vùng lộ) tới 48,5m. Đáy lớp cách nước yếu xuất hiện ở độ
sâu từ 3,5m đến 65m.
- Thành phần thạch học của lớp này là sét bột, bột đến bột cát, cát bột lẫn cát mịn, màu
xám xanh, xám vàng, nâu đỏ, nhiều nơi bị phong hóa có nhiều kết vón laterit. Phần dưới
là đất đá chứa nước, gồm cát hạt mịn đến trung và thô nhiều nơi lẫn sạn sỏi, màu xám tro,

xám xanh, xám vàng trắng xen lẫn nhau. Chiều dày chứa nước thực sự của tầng chứa
nước ở từng lỗ khoan cũng được tính toán, nó biến đổi từ 3,5m đến 63m.Nguồn cấp là
nước mưa và nước mặt và nước dễ bị ô nhiễm.
- Tầng chứa nước được cung cấp từ nước mưa, nước tưới và nước các dòng mặt. Mối
quan hệ thủy lực của tầng chứa nước này với các tầng nằm kề có xảy ra ở mức độ khác
tùy thuộc vào thành phần thạch học và chiều dày lớp cách nước ở trên và dưới tầng chứa
nước Pleistocen.
- Nước tầng qp1-3 có thể phục vụ cho sinh hoạt và ăn uống. Nước của tầng này ở một số
khu vực có dấu hiệu bị nhiễm bẩn như khu vực gần bãi rác xã Đông Thạnh, Hóc Môn.

SVTH: Võ Thị Nguyên Son
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

29


Khóa luận tốt nghiệp
Tên đề tài: Áp dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận 12,
thành phố Hồ Chí Minh

- Tóm lại, tầng chứa nước Pleistocen là tầng chứa nước có ý nghĩa, mực nước tĩnh nằm
nông và dao động theo mùa. Tầng chứa nước này có quan hệ thủy lực với tầng chứa nước
Holocen nằm trên và tầng chứa nước Pliocen nằm dưới vì giữa chúng được ngăn cách
bằng các lớp thấm nước yếu có thành phần sét bột, bột, bột cát, cát bột xen kẹp cát mịn.
Nguồn cung cấp cho tầng này chủ yếu là từ nước mưa, nước tưới, nước mặt và dòng
ngầm từ phía Bắc, Đông bắc Củ Chi, Hóc Môn chảy xuống với vận tốc v = 2,93x10-3
m/ngày. Miền thoát chủ yếu theo dòng ngầm về phía Nam và Tây nam Vùng nghiên cứu.
- Tầng chứa nước Pleistocen có diện nước nhạt phân bố rộng, chiều dày lớp chứa nước
lớn, khả năng chứa nước từ giàu đến trung bình, nằm nông, dễ khai thác. Đây là đối
tượng phục vụ khai thác nước tập trung và riêng lẻ.

 Tầng 3 (Pliocen trên):
- Phân bố khắp Vùng nghiên cứu, bị phủ bởi các trầm tích của tầng chứa nước
Pleistocen, độ sâu phân bố từ 50m đến 100m. Nguồn bổ cập từ xa và thấm từ các tầng
chứa nước kề nó.
- Tầng chứa nước được chia thành hai phần, phần trên là lớp cách nước yếu, phần dưới
là lớp chứa nước.
- Phần trên có chiều sâu mái lớp cách nước yếu từ 8m đến 95m, như vậy chiều sâu
xuất hiện lớp cách nước yếu tăng dần từ phía Đông bắc xuống Tây nam .
- Thành phần thạch học của lớp thấm nước yếu gồm bột, bột cát, cát bột xen lẫn cát
mịn màu xám tro, xám xanh, vàng, nâu đỏ, tạo thành lớp liên tục trên toàn VNC và có
khả năng thấm xuyên khi xuất hiện gradien cắt qua lớp này. Hệ số thấm thẳng đứng có
giá trị thay đổi trong giới hạn rộng thay đổi từ 0,002 đến 0,978 m/ngày. Phần dưới là đất
đá chứa nước gồm cát hạt mịn đến thô, nhiều nơi lẫn sạn sỏi, cuội màu xám tro, xám
xanh, xám vàng, tạo thành tầng chứa nước liên tục trên Vùng nghiên cứu.
- Chiều dày thực sự chứa nước của tầng chứa nước ở từng lỗ khoan cũng được tính
toán, thay đổi từ 20m đến 95m.
- Lưu lượng tại các giếng khoan khai thác thay đổi từ 2,6 l/s đến 19,3 l/s , mực nước hạ
thấp từ 5,0 đến 18m. Hệ số dẫn nước (Km) từ 58,69 m2/ngày đến 1358 m2/ngày.
- Tầng chứa nước được cung cấp từ nước mưa ở các vùng xa như Bình Dương, Đồng
Nai (những vùng lộ). Mối quan hệ thủy lực của tầng chứa nước này với các tầng chứa
nước nằm kề thể hiện ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào thành phần thạch học và chiều
dày lớp cách nước ở trên và dưới của tầng chứa nước Pliocen trên.
SVTH: Võ Thị Nguyên Son
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

30


Khóa luận tốt nghiệp
Tên đề tài: Áp dụng chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) để đánh giá chất lượng nước ngầm quận 12,

thành phố Hồ Chí Minh

- Tóm lại, tầng chứa nước Pliocen trên là tầng chứa nước có ý nghĩa, mực nước tĩnh
nằm nông, dao động theo mùa. Tầng chứa nước này có quan hệ thủy lực với tầng chứa
nước Pleistocen nằm trên và tầng chứa nước Pliocen dưới nằm dưới vì giữa chúng được
ngăn cách bằng các lớp thấm nước yếu có thành phần sét bột, bột, bột cát, cát bột xem
kẹp cát mịn và nhiều nơi xuất hiện các cửa sổ thuỷ lực. Nguồn bổ cập có thể là sự thấm
xuyên từ các tầng nằm kề khi xuất hiện gradien cắt qua các lớp thấm nước yếu và dòng
chảy từ bên sườn vào vùng nghiên cứu. Hướng dòng ngầm từ phía bắc, đông bắc chảy
xuống phía nam, tây nam vùng nghiên cứu và cũng thoát ra ở khu vực này. Tầng chứa
nước này có diện phân bố rộng, chiều dày lớp chứa nước lớn, khả năng chứa nước từ giàu
đến trung bình. Những đặc điểm trên cho thấy tầng chứa nước này có khả năng đáp ứng
yêu cầu khai thác với qui mô vừa và lớn và là đối tượng chính để đầu tư nghiên cứu thăm
dò khai thác nước dưới đất.
 Tầng 4 (Pliocen dưới)
- Phân bố khắp vùng nghiên cứu, bị phủ bởi các trầm tích tầng Pliocen trên, độ sâu
phân bố 100 – 200m.
- Tầng chứa nước được cấu tạo thành hai phần: phần trên là lớp cách nước yếu, phần
dưới là lớp chứa nước. Phần trên có chiều sâu mái lớp cách nước yếu từ 50m đến 212m.
Phần dưới là đất đá chứa nước gồm cát hạt mịn đến thô, nhiều nơi lẫn sạn sỏi, cuội màu
xám tro, xám xanh, xám vàng, tạo thành tầng chứa nước liên tục trong vùng nghiên cứu.
Trong tầng chứa nước có xen kẹp các lớp sét, bột, cát bột mỏng, tổng chiều dày các lớp
xen kẹp này thay đổi từ 0m đến 37m. Chiều dày thực sự chứa nước của tầng chứa nước ở
từng lỗ khoan cũng được tính toán, chiều dày này biến đổi từ 7,6m đến 142m .
- Lưu lượng Q từ 3,39 l/s đến 16,64 l/s, mực nước hạ thấp từ 15,13 m đến 34m, tỷ lưu
lượng 0,19l/sm đến 1,1 l/sm. Hệ số dẫn nước (Km) từ 544 m2/ngày đến 1508 m2/ngày.
Hệ số phóng thích nước có giá trị từ 5,12x10-4 đến 4,31x10-3. Hệ số thấm thay đổi từ
5m/ngày đến 30m/ngày.
- Mối quan hệ thủy lực của tầng chứa nước này với các tầng chứa nước nằm kề tồn tại
ở mức độ khác tùy thuộc vào thành phần thạch học và chiều dày lớp cách nước yếu ở trên

tầng chứa nước Pliocen Trên. Hệ số thấm thẳng đứng qua lớp cách nước yếu thay đổi từ
0,005 - 0,323m/ngày và sức kháng thủy lực thẳng đứng là 28,8 ngày đến 867 ngày.
- Tóm lại, tầng chứa nước Pliocen dưới là tầng chứa nước có ý nghĩa, mực nước tĩnh
nằm nông, dao động theo mùa. Tầng chứa nước này có quan hệ thủy lực với tầng chứa
nước Pliocen trên vì giữa chúng được ngăn cách bằng các lớp thấm nước yếu có thành
phần sét bột, bột, bột cát, cát bột xem kẹp cát mịn một vài nơi có các cửa sổ thuỷ lực.
SVTH: Võ Thị Nguyên Son
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

31


×