Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Hướng dẫn học tiếng việt tuần 1 lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.17 KB, 13 trang )

Bài 1: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu được nội dung: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Trả lời
được các câu hỏi 1,2,3 .Học thuộc đoạn: Sau 80 năm.....công học tập của các em.
- Biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư
của Bác Hồ.
*** HS đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
* Khởi động:
- Hội đồng tự quản tổ chức:
+ Hát vui.
- Nghe giáo viên giới thiệu tên bài. Em ghi tựa bài vào vở.
- Mỗi học sinh tự đọc mục tiêu. Em chia sẻ mục tiêu với bạn.
A. Hoạt động cơ bản:
Hình thức tổ
chức

Nội dung, phương pháp

1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Em quan sát tranh trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: Bức tranh
vẽ gì?
Chia sẻ ý kiến của mình với bạn cùng bàn.
Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ ý kiến của mình, nếu có ý kiến
khác biệt thì đề nghị giải thích rõ tại sao, nhóm trưởng cho các bạn
thống nhất ý kiến.
Tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo.
2. Luyện đọc:
HS đọc bài
Thảo luận nhóm đôi, chia đoạn
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ với các bạn về ý kiến của




nhóm mình.
- Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm luyện đọc, phát hiện từ khó, câu
dài cùng giúp nhau đọc. ( GV theo dõi, giúp đỡ)
- GV mời một số nhóm nêu cách chia đoạn.
- Một số nhóm đọc trước lớp, nhóm khác lắng nghe, bổ sung
- Cả lớp nghe GV đọc mẫu bài.
3. Tìm hiểu nội dung:
Cá nhân đọc thầm, trả lời các câu hỏi và ghi ra nháp ý trả lời của
mình.
- Chia sẻ, trao đổi câu trả lời với bạn.
- HS thực hiện đổi vai hỏi và trả lời.
- Nghe và trả lời những câu hỏi của nhóm trưởng:
+ Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những
ngày khai trường khác?
+ Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
+ Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất
nước?
Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các câu hỏi trong bài.
B. Hoạt động thực hành:
Luyện đọc diễn cảm:
HS đọc bài
Chia sẻ với bạn về cách đọc tốt bài tập đọc. Để đọc tốt bài này ta cần
đọc như thế nào?
- Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên trong nhóm đọc.
- Cho các bạn học thuộc lòng đoạn thư từ “Sau 80 năm giời nô
lệ………… ở công học tập của các em”
- Nghe GV đọc mẫu, một số HS đọc.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.

Viết cảm xúc của em.
Viết câu cảm thể hiện cảm xúc của em qua giờ học, bỏ vào hộp thư
bè bạn.


C. Hoạt động ứng dụng

Đọc thuộc lòng cho người thân nghe đoạn thư từ “Sau 80 năm giời
nô lệ………… ở công học tập của các em”


Bài 2: TỪ

ĐỒNG NGHĨA

I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau ;
hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn
- Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2( 2 trong số 3 từ); đặt câu được với một
cặp từ đồng nghĩa theo mẫu( BT3)
*** HS đặt câu được với 2,3 cặp từ đồng nghĩa theo mẫu( BT3). Giáo dục học sinh sử
dụng từ đồng nghĩa khi nói, viết.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
* Khởi động:
- Hội đồng tự quản tổ chức:
+ Trò chơi.
- Nghe giáo viên giới thiệu tên bài. Em ghi tựa bài vào vở.
- Mỗi học sinh tự đọc mục tiêu. Em chia sẻ mục tiêu với bạn.
A. Hoạt động cơ bản:
Hình thức tổ

Nội dung, phương pháp
chức
Nhận xét:
- Bài 1: So sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi ví dụ sau đây:
Em đọc yêu cầu của bài tập 1 và hãy tra từ điển nghĩa của các từ in
đậm
Trao đổi kết quả, nhận xét, bổ sung câu trả lời cho nhau.
Chia sẻ kết quả cho nhau trong nhóm.
Bài 2: Thay những từ in đậm trong mỗi ví dụ cho nhau:
- Em đọc đoạn văn và thay đổi vị trí, các từ in đậm trong từng đoạn
văn.
- Đọc lại đoạn văn sau khi đã thay đổi vị trí các từ đồng nghĩa.
- So sánh ý nghĩa của từng câu trong đoạn văn trước và sau khi thay
đổi vị trí các từ đồng nghĩa.
Trao đổi kết quả, nhận xét, bổ sung câu trả lời cho nhau.
Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ, trao đổi ý kiến và thống nhất nhận
xét, rút ra ghi nhớ:
- Học thuộc nội dung cần ghi nhớ


Nghe và trả lời các câu hỏi của giáo viên

B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Xếp những từ in đậm thành từng nhóm đồng nghĩa:
Em đọc yêu cầu của bài tập và làm bài tập vào vở.
Đổi tập, nhận xét, điều chỉnh cho nhau.
Nhóm trưởng thống nhất kết quả.
Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, to lớn, học tập
Em tìm từ đồng nghĩa và ghi vào vở.
Trao đổi, chia sẻ kết quả, góp ý, bổ sung các từ đồng nghĩa.

Nhóm trưởng ghi nhận kết quả vào phiếu học tập.
Bài 3: Đặt câu với mỗi từ em vừa tìm được ở BT2 (HS hoàn thành tốt đặt câu được với
2, 3 cặp từ đồng nghĩa theo mẫu).
Em đặt câu vào vở.

Trao đổi, chia sẻ kết quả, góp ý, bổ sung các từ đồng nghĩa.
Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ, trao đổi ý kiến và thống nhất
Nghe và trả lời các câu hỏi của giáo viên
Viết cảm xúc của em.
Viết cảm xúc của em qua giờ học, bỏ vào hộp thư bè bạn.
C. Hoạt động ứng dụng
Cùng người thân tìm những từ đồng nghĩa trong cuộc sống hằng
ngày.
Bài 3: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA


I. MỤC TIÊU:
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học
- Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc (3 trong số 4 màu nêu ở BT1) và đặt câu với 1
từ tìm được ở BT1 (BT2), chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh đoạn văn( BT3).
*** HS hoàn thành tốt đặt câu được với 2,3 từ tìm được ở BT1
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
* Khởi động:
- Hội đồng tự quản tổ chức:
+ Hát vui.
+ CTHĐTQ điều hành các bạn trả lời câu hỏi:
Thế nào là từ đồng nghĩa?
Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn?
Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn?
Từ đồng nghĩa không hoàn toàn? Cho ví dụ

- Nghe giáo viên giới thiệu tên bài. Em ghi tựa bài vào vở.
- Mỗi học sinh tự đọc mục tiêu. Em chia sẻ mục tiêu với bạn.
B. Hoạt động thực hành:
Bài tập 1: Tìm các từ đồng nghĩa.
Em tìm từ đồng nghĩa vào vở.
Đổi tập, nhận xét, điều chỉnh cho nhau.
Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ và viết vào bảng nhóm các từ đồng
nghĩa
GV cho các nhóm treo lên bạn, các em quan sát và nhận xét.
Bài tập 2: Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở BT1
Em đặt câu vào vở
Trao đổi, chia sẻ kết quả, góp ý, bổ sung các câu đã đặt
- Thực hiện yêu cầu của nhóm trưởng:
+ Đọc câu đã đặt của mình cho các bạn nghe.
+ Đã phù hợp với từ đồng nghĩa đưa ra chưa?


Bài tập 3: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài văn
Em làm bài vào vở
Trao đổi vở với nhau, bổ sung và nhận xét.
- Thực hiện yêu cầu của nhóm trưởng:
+ Đọc đoạn văn hoàn chỉnh của mình cho các bạn nghe.
Viết cảm xúc của em.
Viết câu có sử dụng từ đồng nghĩa thể hiện cảm xúc của em qua giờ
học, bỏ vào hộp thư bè bạn.
C. Hoạt động ứng dụng

Chia sẻ với người thân những từ đồng nghĩa gọi tên các đồ vật, con
vật xung quanh em.



Bài 4: VIỆT NAM THÂN YÊU
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả ; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức
thơ lục bát
- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của BT2 (giảm tải); thực hiện đúng
BT3.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
* Khởi động:
- Hội đồng tự quản tổ chức:
+ Hát vui
- Nghe giáo viên giới thiệu tên bài. Em ghi tựa bài vào vở.
- Mỗi học sinh tự đọc mục tiêu. Em chia sẻ mục tiêu với bạn.
A. Hoạt động cơ bản:
Hình thức tổ
chức

Nội dung, phương pháp
Đọc và tìm hiểu từ khó viết trong bài thơ.
Em đọc đoạn văn cần viết chính tả, nêu nội dung bài viết .
- Những hình ảnh nào cho thấy nước ta có nhiều cảnh đẹp?
- Qua bài thơ em thấy con người Việt Nam như thế nào?
- Tìm từ khó viết, viết vào vở nháp.
- Em hãy quan sát cách trình bày bài thơ theo thể thơ lục bát
Trao đổi kết quả, nhận xét, bổ sung câu trả lời cho nhau.
Nhóm trưởng điều khiển HS chia sẻ nội dung, nhận xét từ khó bạn
viết.
- Nghe và trả lời các câu hỏi của giáo viên
- Nghe giáo viên đọc và viết chính tả vào vở.
Trao đổi vở với bạn để chữa lỗi.


B. Hoạt động thực hành:


Bài tập 2: Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trốngđể hoàn chỉnh bài văn (giảm tải)
Bài tập 3: Tìm chữ thích hợp với mỗi chỗ trống:
Thực hiện bài tập vào vở.
Đổi tập, nhận xét, điều chỉnh cho nhau.
Nhóm trưởng thống nhất kết quả.

C. Hoạt động ứng dụng.

Chia sẻ với người thân các tiếng, từ viết với ng/ngh, g/gh, c/k.


Bài 5: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh: mở bài, thân bài, kết bài ( Nội dung ghi
nhớ)
- Rèn kĩ năng phân tích, chỉ rõ được cầu tạo ba phần của bài Nắng trưa( mục III)
* Tích hợp GDMT: Ngữ liệu dùng để Nhận xét (bài Hoàng hôn trên sông Hương) và
Luyện tập (bài Nắng trưa) đều có nội dung giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường
thiên nhiên, có tác dụng GDBVMT
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
* Khởi động:
- Hội đồng tự quản tổ chức:
+ Trò chơi.
- Nghe giáo viên giới thiệu tên bài. Em ghi tựa bài vào vở.
- Mỗi học sinh tự đọc mục tiêu. Em chia sẻ mục tiêu với bạn.
A. Hoạt động cơ bản:

Hình thức tổ chức
Nhận xét

Nội dung, phương pháp
Em đọc và tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn “Hoàng
hôn trên sông Hương”
Trao đổi với bạn về các phần của bài văn.
- Thực hiện yêu cầu của nhóm trưởng:
+ Đọc lại bài văn “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” mà em đã học
+ Thảo luận thứ tự miêu tả trong bài văn trên có gì khác với bài
“Quang cảnh làng mạc ngày mùa” mà em đã học . Từ hai bài văn đó
rút ra nhận xét về cấu tạo bài văn tả cảnh
- Các nhóm chia sẻ trước lớp thứ tự miêu tả và cấu tạo bài văn tả
cảnh
Bài: Quang cảnh ngày mùa tả từng bộ phận của cảnh
Bài: Hoàng hôn trên sông Hương tả sự thay đổi của cảnh theo thời
gian.
- Rút ra ghi nhớ.
- Đọc ghi nhớ SGK.


B. Hoạt động thực hành:
Nhận xét cấu tạo của bài văn “Nắng trưa”
Em đọc và tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn “nắng
trưa”
Trao đổi với bạn về các phần của bài văn.
Nhóm trưởng cho mọi người chia sẻ cấu tạo bài văn tả cảnh trong bài
“Nắng trưa”
- Báo cáo với thầy cô kết quả làm việc của nhóm.
- Nghe và trả lời các câu hỏi của giáo viên

Viết cảm xúc của em.
Viết cảm xúc của em qua giờ học, bỏ vào hộp thư bè bạn.
C. Hoạt động ứng dụng
- Đọc hai bài văn tả cảnh cho người thân nghe
- Quan sát trước ở nhà, ghi lại những điều em quan sát được về một
buổi sáng ( trưa hoặc chiều) trong vườn cây, công viên, đường phố,
trên cánh đồng, nương rẫy….


Bài 6: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh và yêu cầu của từng phần. Nêu được
những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài “Buổi sớm trên cánh đồng”
- Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày.
*** HS hoàn thành tốt hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả cảnh.
Tích hợp GDMT: Ngữ liệu dùng để luyện tập (Buổi sớm trên cánh đồng) giúp HS cảm
nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có tác dụng GDBVMT.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
* Khởi động:
- Hội đồng tự quản tổ chức:
+ Hát vui.
+ CTHĐTQ điều hành các bạn trả lời câu hỏi:
Bài văn tả cảnh có cấu tạo mấy phần ?
Nội dung miêu tả của phần thân bài ?
- Nghe giáo viên giới thiệu tên bài. Em ghi tựa bài vào vở.
- Mỗi học sinh tự đọc mục tiêu. Em chia sẻ mục tiêu với bạn.
A. Hoạt động cơ bản:
Hình thức tổ chức

Nội dung, phương pháp

Nhận xét
Em đọc bài văn “Buổi sớm trên cánh đồng” và trả lời vào vở các câu
hỏi sau:
+ Tác giả tả sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?
+ Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào?
+ Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả?
+ Bài văn giúp em cảm nhận được điều gì?
Trao đổi kết quả, nhận xét, bổ sung câu trả lời cho nhau.
Chia sẻ kết quả cho nhau trong nhóm.


- CTHĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Báo cáo với thầy cô kết quả làm việc của nhóm. Đề xuất những
điều chưa hiểu.
B. Hoạt động thực hành:
Đề bài: Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay
trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy)
- Em đọc yêu cầu và chọn nội dung để lập dàn ý.
- Lập dàn ý bài văn, ghi ra giấy nháp.
Trao đổi với bạn về dàn ý vừa lập. Sửa chữa, bổ sung cho nhau
Chia sẻ dàn ý trong nhóm và trình bày vào bảng nhóm.
- Báo cáo với GV kết quả làm việc của nhóm.
- Mỗi nhóm trình bày một dàn ý trước lớp.

C. Hoạt động ứng dụng

Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý đã viết và viết lại vào vở.

GVCN


Thạch Thị Hằng

TỔ TRƯỞNG ( KÍ DUYỆT)
Ngày ……..tháng……năm……..

.

HIỆU TRƯỞNG ( KÍ DUYỆT)
Ngày ……..tháng……năm…….



×