Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã rạng đông huyện tuần giao tỉnh điện biên giai đoạn 2015 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.09 KB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HỜ A VỪ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI TẠI XÃ RẠNG ĐÔNG, HUYỆN TUẦN GIÁO,
TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2015 – 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HỜ A VỪ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI TẠI XÃ RẠNG ĐÔNG, HUYỆN TUẦN GIÁO,
TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2015 – 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp

: Chính quy
: Quản lý đất đai
: K45 - QLĐĐ - N03

Khoa
: Quản lý Tài nguyên
Khóa học
: 2013 – 2017
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. ĐÀM XUÂN VẬN

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hoàn thành bài báo cáo

thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với
tên đề tài : ”Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại xã Rạng
Đông, huyện Tuần Giao, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 - 2017”
Có được kết quả này lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
PGS.TS.ĐÀM XUÂN VẬN – Giảng viên Khoa Quản lý Tài nguyên, trường Đại
học Nông Lâm - Giáo viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Thầy đã chỉ bảo
và hướng dẫn tận tình cho em những kiến thức lý thuyết và thực tế cũng như các kỹ
năng trong khi viết bài, chỉ cho em những thiếu sót và sai lầm của mình, để em hoàn
thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất. Thầy luôn động viên và
theo dõi sát sao quá trình thực tập và cũng là người truyền động lực cho em, giúp
em hoàn thành tốt đợt thực tập của mình.
Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ UBND xã Rạng Đông
đã nhiệt tình giúp đỡ em, cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết để phục vụ
cho bài báo cáo. Ngoài ra, các cán bộ xã còn chỉ bảo tận tình, chia sẻ những kinh
nghiệm thực tế trong quá trình công tác, đó là những ý kiến hết sức bổ ích cho em
sau này khi ra trường. Đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành đợt thực tập tốt
nghiệp này.
Em cũng xin cảm ơn người dân xã Rạng Đông đã tạo điều kiện cho em trong
thời gian ở địa phương thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ của các thầy cô trong khoa
Quản lý Tài nguyên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh động
viên em trong những lúc khó khăn.
Sinh viên
HỜ A VỪ


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Rạng Đông năm 2017 ....................................19
Bảng 4.2: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2017 so với năm
2012 và năm 2007....................................................................................20
Bảng 4.3: Tổng hợp các văn bản tiếp nhận trên địa bàn xã Rạng Đông giai đoạn
2015 - 2017 ..............................................................................................22
Bảng 4.4: Tổng hợp các văn bản UBND xã Rạng Đông đã ban hành trong giai đoạn
2015- 2017 ...............................................................................................24
Bảng 4.5: Tổng hợp tài liệu trong bộ hồ sơ địa giới hành chính ..............................26
Bảng 4.6: Kết quả lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ
quy hoạch sử dụng đất .............................................................................28
Bảng 4.7: Phân kỳ kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 ................................29
Bảng 4.8: Tổng hợp các công trình được xây dựng tại xã theo Quy hoạch – Kế
hoạch sử dụng chi tiết từ năm 2015 đến năm 2017 ................................30
Bảng 4.9: Kết quả thu hồi đất xã Rạng Đông giai đoạn 2015- 2017 ........................32
Bảng 4.10: Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất xã Rạng Đông từ năm 2015 –
2017 .........................................................................................................33
Bảng 4.11: Tổng hợp thành phần hồ sơ địa chính ....................................................36
Bảng 4.12: Kết quả cấp GCNQSD đất giai đoạn 2015 - 2017 .................................37
Bảng 4.13: Kết quả thống kê, kiểm kê diện tích đất đai (tính đến 31/12/2016) .......39
Bảng 4.14: Kết quả thu ngân sách xã từ đất năm 2017 .............................................43
Bảng 4.15: Tổng hợp kết quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
năm 2015 – 2017 .....................................................................................44
Bảng 4.16: Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra theo dõi việc quản lý và sử dụng
đất đai xã Rạng Đông giai đoạn 2015 – 2017..........................................45
Bảng 4.17: Tổng hợp kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm
về đất đai giai đoạn 2015 – 2017 .............................................................47
Bảng 4.18: Kết quả tổng hợp Điều tra 50 phiếu về “Một số vấn đề liên quan đến nội
dung quản lý Nhà nước về đất đai” tại xã Rạng Đông ............................49



3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


4

BC –

M

B

đích sử

UBN

T

á

dụng

D

T

o

đất


CMĐ

T

SDĐ
CP



Chính
c

phủ

á

C

o

h

CT TTg

B

ĐGH

T




C

N

y

GCN

M

GCN

T

a

QSDĐ
GPM
B
HĐN
D
NĐ –
CP
NQ
CP
NXB
QHKHSD

Đ

b

U

n

B


t
h

T
h

N

n

D

h

V
/
v

â


t

n

ư

d
â
n
C




n
g
Đ


QHSD
Đ

h

QSDĐ

y

g




i

n



QĐ BTN
MT

u

QĐ –

a

i

UBN

m

D



h


SDĐ

c

à

TN&

n


5

h
c
h
í
n
h
G
i

y
c
h

n
g
n
h


n
Gi
ấy
ch
ứn
g
nh
ận
qu
yề
n
sử
dụ
ng
đấ
t

Giải
phóng
mặt bằng

nguyên
Môi
trường

Hội đồng
nhân dân

Ủy ban

nhân dân

Nghị
định Chính
phủ

Về việc

Nghị
quyết Chính
phủ
Nhà xuất
bản
Quy
hoạchkế hoạch
sử dụng
đất
Quy
hoạch sử
dụng đất
Quyền
sử dụng
đất
Quyết
định Bộ
Tài
nguyên
Môi
trường
Quyết

định Ủy
ban nhân
dân
Sử dụng
đất
Tài
nguyên
và Môi
trường
Thông tư
Bộ Tài


4

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iii
MỤC LỤC................................................................................................................. iv
PHẦN

1.

MỞ

ĐẦU

....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1

1.2.
Mục
tiêu
của
......................................................................................2

nghiên

cứu

1.3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................3
PHẦN
2.
TỔNG
QUAN
.........................................................................4

TÀI

LIỆU

2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4
2.1.1. Khái niệm về đất đai .........................................................................................4
2.1.2.
Các
nhân
tố
tác
.......................................................4


động

đến

việc

sử

dụng

đất

2.1.3. Khái niệm về quản lý nhà nước ........................................................................4
2.1.4. Nội dung, phương pháp quản lý Nhà nước về đất đai ......................................5
2.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................................6
2.3. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................9
2.3.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất của Việt Nam ..............................................9
2.3.2. Khái quát tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở tỉnh Điện Biên
................12
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.................14
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................14
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................14
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................14
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................14
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................14
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................14
3.3.
Nội
dung

nghiên
..........................................................................................14

cứu


5

3.3.1. Khái quát tình hình cơ bản của xã Rạng Đông ...............................................14


6

3.3.2. Hiện trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai xã Rạng Đông ....................14
3.3.3. Ý kiến của người dân về công tác quản lý nhà nước về đất đai xã Rạng
Đông................... 15
3.3.4. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác
quản lý Nhà nước về đất đai xã Rạng Đông .............................................................15
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................15
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................16
4.1. Tình hình cơ bản của xã Rạng Đông..................................................................16
4.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Rạng Đông ...................................................................16
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Rạng Đông .....................................17
4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai xã Rạng Đông ..........................19
4.2. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai xã Rạng Đông .....................21
4.2.1. Ban hành tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất đai ...............................................................................................................21
4.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính .....................................................................................................25
4.2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện

trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạc sử dụng đất .......................................................26
4.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ......................................................28
4.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất..... 31
4.2.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất ...........................34
4.2.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ............................35
4.2.8. Thống kê, kiểm kê đất đai ...............................................................................38
4.2.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai ...............................................................41
4.2.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất ..........................................................42
4.2.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 43
4.2.12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định
của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai ................................44
4.2.13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.........................................................45


7

4.2.14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý
và sử dụng đất đai......................................................................................................46
4.2.15. Quản lý các hoạt động dịch vụ về đất đai .....................................................47
4.3. Ý kiến của người dân về công tác quản lý Nhà nước về đất đai Rạng Đông ....49
4.4. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác
quản lý Nhà nước về đất đai xã Rạng Đông .............................................................53
4.4.1. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về đất đai....................................53
4.4.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
về đất đai ...................................................................................................... 54
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................56
5.1. Kết luận ..............................................................................................................56
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................57

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................41
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc
phòng,… Đối với nước ta, Đảng ta đã khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn
dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý.
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá
và công nghiệp hoá tăng nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng cao,
trong khi đó tài nguyên đất là hữu hạn. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với Đảng và Nhà
nước ta là làm thế nào để sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững nguồn
tài nguyên đất đai.
Trước yêu cầu bức thiết đó Nhà nước đã sớm ra các văn bản pháp luật quy
định quản lý và sử dụng đất đai như: Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, Luật đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004 của chính phủ về việc thi hành Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai
2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của luật đất đai, Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014
của Chính phủ quy định về giá đất, Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của
Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.
Trong giai đoạn hiện nay, đất đai đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng. Quá
trình phát triển kinh tế xã hội đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng đa dạng.
Các vấn đề trong lĩnh vực đất đai phức tạp và vô cùng nhạy cảm. Do đó cần có

những biện pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các
đối tượng trong quan hệ đất đai. Nên công tác quản lý Nhà nước về đất đai có vai
trò rất quan trọng.


2

Để giải quyết được các vấn đề về đất đai ngoài việc triển khai thực hiện tích
cực các văn bản pháp luật của nhà nước nói chung và của ngành địa chính nói riêng,
thì chúng ta phải tăng cường điều tra, rà soát tình hình quản lý và sử dụng đất, đánh
giá các mặt làm được và chưa làm được từ Trung ương đến địa phương nhằm tìm ra
những giải pháp để việc quản lý và sử dụng đất được tiến hành hợp lý, sát thực và
chính xác hơn. Việc đánh giá đúng hiện trạng quản lý, sử dụng đất và tiềm năng đất
đai là một vấn đề rất quan trọng trong công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất góp
phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Xã Rạng Đông nằm ở phía Tây huyện Tuần Gíao tỉnh Điện Biên. Với tổng
diện tích đất tự nhiên là 3811,33 ha gồm 8 bản, có 649 hộ với 3391 nhân khẩu, lao
động chủ yếu là nông nghiệp, xã có điều kiện địa lý đất đai tương đối thuận lợi để
phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, công ngiệp, thương mại và dịch vụ. Với
những lợi thế đó Đảng ủy, chính quyền địa phương đã bám sát sự chỉ đạo của cấp
trên đồng thời triển khai đưa Nghị quyết của Đảng vào triển khai và đạt được kết
quả khả quan. Cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhu cầu về
sử dụng đất ngày càng tăng lên khiến cho quá trình sử dụng đất có nhiều biến động
lớn, gây áp lực cho công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa phương. Do đó để
quản lý sử dụng triệt để, hiệu quả nguồn tài nguyên này đòi hỏi phải quản lý sử
dụng đất một cách chặt chẽ, chính xác và hợp lý.
Xuất phát từ thực tiễn đó, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài
Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo – PGS.TS.ĐÀM XUÂN VẬN em tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác Quản lý Nhà nước về đất

đai tại xã Rạng Đông, huyện Tuần Gíao, Tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 - 2017”
1.2. Mục tiêu của nghiên cứu
- Đánh giá khái quát tình hình cơ bản của xã Rạng Đông.
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo 15 nội dung
xã Rạng Đông giai đoạn 2015-2017.


3

- Những ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ về công tác quản lý Nhà
nước về đất đai tại địa phương qua bộ câu hỏi phiếu điều tra xây dựng sẵn.
- Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công
tác quản lý Nhà nước về đất đai xã Rạng Đông.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Củng cố những kiến thức đã học và bước đầu làm quen với công tác quản
lý Nhà nước về đất đai ngoài thực tế.
- Tăng cường hơn nữa trong việc thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước
về đất đai trong Luật đất đai.
- Tuyên truyền sâu rộng tới người dân trong toàn xã về quyền, lợi ích và
nghĩa vụ trong Luật đất đai.
- Trang bị thêm kiến thức và giúp các nhà quản lý thấy được những mặt
mạnh và mặt hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương.


4


5

PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về đất đai
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu
dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng (Luật
đất đai, 1993) [3].
2.1.2. Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất
- Con người: Là nhân tố chi phối chủ yếu trong quá trình sử dụng đất. Đối
với đất nông nghiệp thì con người có vai trò rất quan trọng tác động đến đất làm
tăng độ phì của đất.
- Điều kiện tự nhiên: Việc sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên của
vùng như: địa hình, thổ nhưỡng, ánh sáng, lượng mưa…Do đó chúng ta phải xem
xét điều kiện tự nhiên của mỗi vùng để có biện pháp bố trí sử dụng đất phù hợp.
- Nhân tố kinh tế xã hội: Bao gồm chế độ xã hội, dân số, lao động, chính
sách đất đai, cơ cấu kinh tế,… Đây là nhóm nhân tố chủ đạo và có ý nghĩa đối
với việc sử dụng đất bởi vì phương hướng sử dụng đất thường được quyết định
bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định, điều kiện kỹ
thuật hiện có, tính khả thi, tính hợp lý, nhu cầu của thị trường.
- Nhân tố không gian: Đây là một trong những nhân tố hạn chế của việc sử
dụng đất mà nguyên nhân là do vị trí và không gian của đất không thay đổi trong
quá trình sử dụng đất. Trong khi đất đai là điều kiện không gian cho mọi hoạt động
sản xuất mà tài nguyên đất thì lại có hạn; bởi vậy đây là nhân tố hạn chế lớn nhất đối
với việc sử dụng đất. Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất phải biết tiết kiệm, hợp lý,
hiệu quả, đảm bảo phát triển tài nguyên đất bền vững (Vũ Thị Quý, 2010) [4].
2.1.3. Khái niệm về quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước,
được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt



động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật
nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
Quản lý nhà nước là các công việc của nhà nước, được thực hiện bởi tất cả
các cơ quan nhà nước; cũng có khi do nhân dân trực tiếp thực hiện bằng hình thức
bỏ phiếu hoặc do các tổ chức xã hội, các cơ quan xã hội thực hiện nếu được nhà
nước giao quyền thực hiện chức năng nhà nước. Quản lý nhà nước thực chất là sự
quản lý có tính chất nhà nước, do nhà nước thực hiện thông qua bộ máy nhà nước
trên cơ sở quyền lực nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Chính
phủ là hệ thống cơ quan được thành lập để chuyên thực hiện hoạt động quản lý nhà
nước (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007) [5].
2.1.4. Nội dung, phương pháp quản lý Nhà nước về đất đai
2.1.4.1. Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai
Các phương pháp quản lý Nhà nước về đất đai có thể chia thành 2 nhóm
phương pháp sau:
- Các phương pháp thu thập thông tin về đất đai: Phương pháp thống kê,
Phương pháp toán học, Phương pháp điều tra xã hội học.
- Các phương pháp tác động đến con người trong quản lý đất đai: Phương
pháp hành chính, Phương pháp kinh tế, Phương pháp tuyên truyền, giáo dục.
(Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007) [5].
2.1.4.2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Tại Điều 22 Luật đất đai 2013 đã được bổ sung và sửa đổi đưa ra công tác quản
lý đất đai gồm 15 nội dung như sau:
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng
giá đất.



4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất.
6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định
của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản
lý và sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai (Luật đất đai, 2013) [2].
2.2. Cơ sở pháp lý
Hệ thống văn bản pháp luật và dưới luật về đất đai bao gồm:
- Luật Đất đai 2013
- Thông tư liên tịch 03/2003/TTLT-BTP-BTNMT của Bộ Tư pháp và Bộ Tài
nguyên Môi trường về việc hướng dẫn về trình tự đăng ký và cung cấp thông tin về
thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn lièn với đất ban hành ngày
04/07/2003.
- Quyết định 23/2007/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc ban hành ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng
đất ban hành ngày 13/01/2008.
- Công văn số 12/BTNMT-ĐĐ của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc
đăng ký giao dịch quyền sử dụng đất ban hành ngày 03/01/2008.



- Quyết định 08/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc ban hành quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000,
1:2000, 1:5000, 1:10000 ban hành ngày 05/12/2008.
- Quyết định 10/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký
quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ ban hành ngày 03/02/2009.
- Luật đất đai 2013 được quốc hội ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của luật đất đai.
- Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về giá
đất.
- Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về thu
tiền sử dụng đất.
- Nghị định 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
- Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất.
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 về hồ sơ địa chính
- Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính.
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định về Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Quy định chi tiết về việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
- Thông tư số 30/2015/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất, thu hồi đất.



- Thông tư 76/2015/TT-BTC ngày 16/06/2015 của Bộ tài chính hướng dẫn
Nghị định 45/2015/NĐ-CP ngày 15/05/2015 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
- Thông tư 77/2015/TT- BTC ngày 16/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn
Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 15/05/2015 của Chính phủ quy định về thu tiền
thuê đất, thuê mặt nước.
- Thông tư 37/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
- Căn cứ vào số liệu, tài liệu về thống kê, kiểm kê đất của xã Rạng Đông.
- Thông tư số 02/TT/BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ -CP và
Nghị định số 44/2014 NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ.
Luật đất đai năm 2013 ngày 29/11/2013 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam;
- Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 01/8/2016 của Thủ tướng chính phủ về việc kiểm
kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016;
- Kế hoạch số 02/KH-BTNMT ngày 16/9/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2014 theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ;
- Chỉ thị 21/CT-UBND ngày 12/9/2014 của UBND tỉnh Điện Biên về việc
kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Điện
Biên;
- Báo cáo số 531/TCTTNMT-KHKD ngày 31/12/2016 về kế hoạch triển
khai thi công kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016 trên địa
bàn tỉnh Điện Biên;
- Thông tư số 28/2016/BTNMT ngày 02/6/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Thông tư 05/2014/BTNMT ngày 01/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình sản phẩm địa chính;



- Kế hoạch số 43/QĐ-UBND ngày 22/01/2015 của UBND huyện Tuần Giáo
về việc ban hành phương án kiểm kê đât đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng
đất năm 2014 trên địa bàn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên;
- Công văn số 1592/TCQLĐĐ-CKSQLSDĐĐ ngày 18/11/2014 của Tổng
cục Quản lý đất đai hướng dẫn kiểm kê đât đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2014;
- Thông tư số 02/TT/BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định
số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ
- Quyết định 904/QĐ-UBND ngày 25/11/2014 của UBND tỉnh Điện Biên về
việc phê duyệt phương án kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2014.
- Quyết định 42/QĐ-UBND ngày 22/01/2015 của UBND huyện Tuần Giáo
về việc thành lập ban chỉ đạo kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng
đất năm 2014.
- Uỷ ban nhân dân huyện Tuần Giáo chỉ đạo Phòng tài nguyên và môi
trường, cùng với các phòng ban chuyên trách và đơn vị tư vấn là Trung tâm Quy
hoạch - Tư vấn và Dịch vụ đất đai kết hợp với UBND xã Rạng Đông thực hiện việc
kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 tại xã Rạng
Đông.
- Căn cứ vào phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,
phương án quy hoạch sử dụng đất xã đến năm 2020.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất của Việt Nam
* Về công tác xây dựng chính sách, pháp luật đất đai
Cho đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường về cơ bản đã hoàn thành các văn
bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai được giao theo kế hoạch đề ra. Cụ thể Bộ
đã chủ động, khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ ban hành 05 Nghị định; phối

hợp với Bộ Tài chính trình chính phủ ban hành 02 Nghị định. Phối hợp với Bộ


Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ ban hành 01 Nghị định. Bộ đã
xây dựng, ban hành 24 Thông tư và Thông tư Liên tịch.
* Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011-2015) cấp quốc gia đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số
17/2011/QH13. Bộ TN&MT đã đôn đốc, tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành và địa
phương và Bộ trưởng đã ký thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ Báo cáo số
190/BC-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ gửi Quốc hội và Báo cáo số 193/BC- CP
ngày 06/6/2014 của Chính phủ trình Quốc hội về kết quả kết quả thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị quyết số 17/2011/QH13 của Quốc hội. Cụ
thể như sau:
- Đối với cấp tỉnh: Bộ đã trình Chính phủ xét duyệt quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) cho 63/63 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
- Đối với cấp huyện: có 352 đơn vị hành chính cấp huyện được Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 49,93%); có 330
đơn vị hành chính cấp huyện đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
(chiếm 46,81%); còn lại 23 đơn vị hành chính cấp huyện chưa triển khai lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 3,26%).
- Đối với cấp xã: có 6.516 đơn vị hành chính cấp xã được cấp có thẩm quyền
xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 58,41%); có 2.907 đơn vị hành
chính cấp xã đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 26,06%);
còn lại 1.733 đơn vị hành chính cấp xã chưa triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất (chiếm 15,53%).
* Về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Bộ đã có Công văn số 1622/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 06/5/2014 và Công văn
số 3398/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 14/8/2014 gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc

chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để
thực hiện các công trình, dự án của các địa phương. Bộ cũng đã thực hiện việc rà


soát hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trình Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định.
* Về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Theo số liệu tổng hợp của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo
cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường trong năm 2014, các địa phương đã triển khai
thực hiện 2.194 công trình, dự án (địa phương triển khai nhiều công trình, dự án là:
Quảng Nam (294 dự án), Lào Cai (211 dự án), Bắc Giang (162 dự án), Phú Yên
(146 dự án), với tổng diện tích đất đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng là
7.882 ha (đất nông nghiệp 6.810 ha; đất ở 165 ha; đất khác 930 ha); số tổ chức, hộ
gia đình cá nhân có đất thu hồi là 80.893 trường hợp (tổ chức 1.155 trường hợp; hộ
gia đình, cá nhân 79.738 trường hợp).
* Về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
Đến nay cả nước đã cấp được 41.757.000 Giấy chứng nhận với diện tích
22.963.000 ha, đạt 94,9% diện tích cần cấp các loại đất chính. Tất cả các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương đều cơ bản hoàn thành mục tiêu cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất theo Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc hội.
* Về công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Hiện nay, Bộ đang chỉ đạo các địa phương thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2014. Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, hiện đã có:
- 10840 đơn vị hành chính cấp xã đã hoàn thành việc điều tra khoanh vẽ các
chỉ tiêu kiểm kê ngoài thực địa (chiếm 97,09% tổng số xã).
- 8.662 đơn vị hành chính cấp xã đã hoàn thành việc xây dựng bản đồ kết
quả điều tra điều tra kiểm kê (chiếm 77,58% số xã).
- 5.875 đơn vị hành chính cấp xã hoàn thành tổng hợp số bộ số liệu cấp xã

(chiếm 52,61% tổng số xã).
- 3.492 đơn vị hành chính cấp xã đã hoàn thành xây dựng bản đồ hiện trạng
sử dụng đất (chiếm 31,27% tổng số xã).


- 2.924 đơn vị hành chính cấp xã đã hoàn thành xây dựng báo cáo kết quả
thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm 2014
(chiếm 26,29% tổng số xã).
* Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng đất
Đến tháng 6 năm 2015, Tổng cục quản lý đất đai đã triển khai 17 cuộc thanh
tra việc chấp hành pháp luật đất đai, cụ thể: 04 cuộc thanh tra việc quản lý, sử dụng
đất đai của các tổ chức sử dụng đất theo Chỉ thị 134/CT-TTg tại các tỉnh, thành phố:
Quảng Ninh, Bình Dương, Khánh Hoà, Đà Nẵng; 02 cuộc thanh tra việc quản lý, sử
dụng đất nông, lâm trường tại tỉnh Hoà Bình và Lâm Đồng; 02 cuộc thanh tra việc
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh;
09 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai tại 20 Dự án phát triển nhà ở tại
các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bình Thuận, Nghệ An,
Long An, Sóc Trăng, Đồng Nai [1].
2.3.2. Khái quát tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở tỉnh Điện Biên
2.3.2.1. Công tác tổ chức cán bộ
Sở Tài nguyên và Môi trường có 126 cán bộ công nhân, viên chức và người
lao động, được bố trí ở 06 phòng (Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòng quy hoạch
Kế hoạch, Phòng Đăng ký Đất đai, Phòng Quản lý khoáng sản, Phòng Quản lý tài
nguyên nước và khí tượng thuỷ văn) và 06 đơn vị trực thuộc (Chi cục Bảo vệ Môi
trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, trung tâm kỹ thuật, trung tâm thông
tin, quỹ bảo vệ Môi trường và Trung tâm Quan trắc - Công nghệ Môi trường).
- Ở 10 huyện, thành phố, thị xã có 54 công chức, viên chức và người lao
động thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng
đất.
- Ở 130 xã, phường, thị trấn đã có cán bộ địa chính.

2.3.2.2. Một số kết quả đạt được
- Ban hành các văn bản quy phạm Pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản đó:
Sau khi Luật Đất đai năm 2003 và Luật đất đai mới 2013 được công bố,
UBND tỉnh đã kịp thời ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết và các văn bản lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện Pháp luật đất đai. Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức tập
huấn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công chức trong toàn ngành, xây dựng


trang Web điện tử để thường xuyên cập nhật và đăng tải thông tin liên quan đến
Pháp Luật đất đai; tổ chức giao lưu trực tuyến với tổ chức, cá nhân. Sở đã thành lập
đường dây nóng tiếp thu và trả lời ý kiến của người dân, tổ chức. Đã chỉ đạo Thanh
tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, UBND các huyên, thành phố, thị xã tổ
chức tuyên truyền, tập huấn về Pháp luật đất đai và các văn bản có liên quan.
- Kết quả đo đạc địa chính:
Hiện nay, toàn tỉnh đã đo vẽ lập bản đồ địa chính được 130 xã, phường, thị
trấn ở các tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1: 2000, 1: 5000 và 1: 10.000.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính.
Theo Chỉ thị số 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Thủ tướng Chính phủ) hệ thống hồ sơ địa giới hành chính của tỉnh được xây
dựng từ năm 1998. Toàn bộ hệ thống bản đồ địa giới hành chính của tỉnh đã được
số hoá. Tuy nhiên, hồ sơ địa giới hành chính 364 còn nhiều tồn tại, sai sót; mâu
thuẫn giữa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính với thực tế, gây khó khăn cho công tác
quản lý Nhà nước.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Quy hoạch sử dụng đất các cấp được phê duyệt: Đối với cấp tỉnh: Năm
2010, đã thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất 5 năm kỳ đầu giai đoạn (2011-2015), được Chính phủ xét duyệt tại Nghị
quyết số 12/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013. Đối với cấp huyện: Toàn bộ 10/10

đơn vị cấp huyện trong tỉnh đã quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Đối với cấp
xã: Toàn bộ 130/130 đơn vị cấp xã trên địa bàn tỉnh đã lập quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất.
+ Việc chuyển mục đích sử dụng bổ sung đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ
vào các mục đích khác trên địa bàn tỉnh năm 2015 phù hợp với kế hoạch sử dụng
đất năm 2015-2020 đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày
07/6/2013 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 cấp huyện đã được UBND tỉnh Điện
Biên phê duyệt.


×