Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn sử dụng di sản trong dạy học tích cực bộ môn lịch sử ở trường trung học cơ sở 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 23 trang )

SKKN: Sử dụng di sản trong dạy học bộ môn Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở.

Năm học 2016-2017

MỤC LỤC
PHẦN A : ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
2. Cơ sở thực tiễn
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI, KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
PHẦN B: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
1. Cơ sở khoa học
1.1. Tổng quan về Di sản
1.2 Tổng quan về dạy và học tích cực
1.3 Các hình thức tổ chức dạy học với Di sản
1.4 Sử dụng Di sản để tổ chức các hoạt động ngoại khóa khác
2. Thực trạng vấn đề
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐƯA DI SẢN VÀO DẠY HỌC TÍCH CỰC BỘ MÔN
LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS
1. Tổ chức tham quan ngoại khóa, trải nghiệm Di sản
2. Sử dụng tài liệu, tranh ảnh về Di sản để tiến hành bài học Lịch sử ở trên lớp
PHẦN C: KẾT LUẬN

GV: Nguyễn Thị Quỳnh

Trường THCS Liên Quan

1



SKKN: Sử dụng di sản trong dạy học bộ môn Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở.

Năm học 2016-2017

PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
Bắt đầu từ nửa sau thế kỉ XX, quá trình phát triển của nhân loại đã chuyển biến theo
hướng mới, tạo cơ hội cho các quốc gia đang phát triển nhất là các quốc gia châu Á đã
có những bước phát triển mang tính nhảy vọt, trong đó có Việt Nam. Để vững bước
trong quá trình hội nhập với kinh tế, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của Đảng
và nhà nước thì yếu tố tiên quyết là yếu tố về con người. Nhằm phát triển tiềm năng của
đất nước, phục vụ những mục tiêu trước mắt và lâu dài, đòi hỏi đất nước ta phải có
những người lao động vừa giỏi về chuyên môn, vững vàng về đạo đức, văn minh trong
lỗi sống. Nhiệm vụ này thuộc về nền giáo dục của nước nhà. Vậy có thể nói, công cuộc
đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục cơ sở phải đào tạo những con người phát
triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi môn học ở nhà
trường với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ, trong đó có Lịch sử.
Những kiến thức lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc từ cổ đến kim đều có tác động
không chỉ đến trí tuệ mà cả trái tim học sinh. Nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử trong quá
khứ sẽ khơi dạy trong học sinh những tư tưởng tình cảm đúng đắn, mà những tư tưởng
tình cảm này là hành trang tối cần thiết cho thế hệ trẻ trong điều kiện mở cửa, hội nhập
với thế giới. Song muốn phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử trong
việc giáo dục học sinh cần nâng cao hiệu quả dạy học, trong đó mục đích là nâng cao
hiệu quả bài học kinh nghiệm. Một trong những phương pháp khoa học để giảng dạy tốt
môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở là biết khai thác triệt để, hiệu quả các di sản lịch
sử.
Di sản văn hóa có vai trò thực sự to lớn trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân
tộc. Trong dạy học, biết sử dụng di sản văn hóa để hướng đến những giá trị về chân thiện - mỹ thì bài giảng của người thầy mang sức sống văn hiến và có thêm độ dày của

lịch sử.
Di sản văn hóa Việt Nam là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lâu bền về lịch
sử, khoa học và được lưu truyền vĩnh cửu từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có thể coi di
sản văn hóa là một thứ của cải vô cùng quý báu mà ông cha ta đã để lại cho con cháu
muôn đời sau.
Vì vậy việc nghiên cứu cách thức sử dụng di sản trong dạy học tích cực ở bộ môn
Lịch sử, trường Trung học Cơ sở là rất cần thiết và có ý nghĩa khoa học.
2. Cơ sở thực tiễn
| Có thể nói, việc dạy và học môn Lịch sử tại trường Trung học Cơ sở bằng cách sử
dụng di sản văn hóa đang là vấn đề được Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể Thao
và Du Lịch hết sức quan tâm, đẩy mạnh. Do vậy những kết quả thu được trong việc
nghiên cứu đề tài này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây 2 dựng cơ sở dữ liệu cho
công tác quản lý chất lượng dạy và học, hoàn thiện hơn nữa về phương pháp giảng dạy
sáng tạo môn Lịch sử sau này.

GV: Nguyễn Thị Quỳnh

Trường THCS Liên Quan

2


SKKN: Sử dụng di sản trong dạy học bộ môn Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở.

Năm học 2016-2017

Bên cạnh đó, xuất phát từ thực trạng việc học tập Lịch sử hiện nay trong trường phổ
thông: đa phần các em coi Lịch sử là môn học phụ, học chống đối, không thích học,
chán học, sợ học…. Một số giáo viên chưa hiểu hết và coi trọng vai trò giảng dạy Lịch
sử thông qua các di sản. Với lý do trên, tôi đã chọn đề tài: Sử dụng di sản trong dạy học

bộ môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở tìm hiểu lí luận và khảo sát thực tiễn về sử dụng di sản trong dạy cho học
sinh trường trung học cơ sở (THCS) thông qua bộ môn Lịch sử, tôi đưa ra sáng kiến
kinh nghiệm về vấn đề: Sử dụng di sản trong dạy học tích cực ở bộ môn Lịch sử,
Trường Trung học cơ sở, nhằm nâng cao hiệu quả các tiết học Lịch sử cho học sinh ở
trường THCS.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Học sinh trường THCS Liên Quan – Thạch Thất – Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu đề xuất giải pháp: Sử dụng di sản
trong dạy học tích cực ở bộ môn Lịch sử trong trường trung học cơ sở trong các năm
học 2015 -2016, 2016-2017

PHẦN B: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
1. Cơ sở khoa học
1.1. Tổng quan về Di sản
a/ Khái niệm về Di sản
Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật
thể (bao gồm di sản văn hóa và di sản thiên nhiên) là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá
trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
b/ Đặc điểm của di sản văn hóa Việt Nam:
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của cộng
đồng các dân tộc anh em, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền , kế
thừa và tái sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay. Di sản văn hóa Việt Nam là bức
tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam có vai trò
to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Di sản văn hóa Việt Nam
là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu và kế thừa từ các nền văn hóa và văn
minh của nhân loại. Những giá trị đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa và văn
minh của nhân loại với nền văn hóa bản địa lâu đời của các dân tộc Việt Nam. Di sản

văn hóa Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể có sức sống mạnh mẽ, đang
được bảo tồn và phát huy trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua
Luật di sản văn hóa được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông
qua năm 2001 và được sửa đổi năm 2009.
GV: Nguyễn Thị Quỳnh

Trường THCS Liên Quan

3


SKKN: Sử dụng di sản trong dạy học bộ môn Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở.

Năm học 2016-2017

c/ Phân loại Di sản
Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm hai loại: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa
phi vật thể.
* Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao
gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
* Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân,
vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện
bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
d/ Ý nghĩa của di sản đối với hoạt động dạy học, giáo dục cơ sở
Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,
được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Di sản văn hóa, dù dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá
trình giáo dục, dạy học dưới hình thức tạo môi trường, tạo công cụ hoặc là nguồn cung

cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học.
Sử dụng di sản trong dạy học giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp
dẫn hơn, học sinh hứng thú với học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập
sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Ý nghĩa, vai trò của các di sản văn
hóa có thế được phân tích dưới các góc độ sau:
- Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh
- Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức:
Di sản văn hóa là phương tiện quan trọng giúp học sinh rèn một số kỹ năng học tập
như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin, thảo luận nhóm, qua đó tự chiếm lĩnh
kiến thức cần thiết thu được trong quá trình tiếp cận với di sản, kỹ năng vận dụng kiến
thức đã học để giải thích những hiện tượng, sự vật có trong các di sản văn hóa.
- Kích thích sự hứng thú nhận thức của học sinh:
- Phát triển trí tuệ của học sinh:
- Giáo dục nhân cách học sinh:
- Góp phần phát triển một số kĩ năng sống ở học sinh: Kĩ năng sống; kĩ năng giao
tiếp; kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng;
+ Kĩ năng sống
+ Kĩ năng giao tiếp:
+ Kĩ năng nghe tích cực:
+ Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tướng:
+ Kĩ năng hợp tác:
+ Kĩ năng tư duy phê phán:
+ Kĩ năng nhận trách nhiệm:
+ Kĩ năng đặt mục tiêu:
+ Kĩ năng quản lí thời gian:
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin:

GV: Nguyễn Thị Quỳnh

Trường THCS Liên Quan


4


SKKN: Sử dụng di sản trong dạy học bộ môn Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở.

Năm học 2016-2017

1.2. Tổng quan về Dạy và Học tích cực
a/ Khái niệm:
Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa là phải thay đổi
cách dạy và cách học. Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc- chép”,
giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn được gọi là
dạy và học tích cực. Trong cách dạy này học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là
người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và
người học.
b/Ý nghĩa của dạy và học tích cực
Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được đặt ra trong ngành giáo
dục Việt Nam từ những năm 1960. Ở thời điểm này, các trường sư phạm đã có khẩu
hiệu: “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Trong cuộc cải cách giáo dục
lần thứ hai, năm 1980, phát huy tính tích cực đã là một trong các phương hướng cải
cách, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước. Từ đó, trong nhà
trường xuất hiện ngày càng nhiều tiết dạy tốt của các giáo viên giỏi, theo hướng tổ chức
cho học sinh hoạt động, tự lực chiếm lĩnh tri thức mới. Tuy vậy, phương pháp dạy học ở
trường Trung học cơ sở và phương pháp đào tạo giáo viên ở trường sư phạm phổ biến
vẫn là cách dạy thông báo kiến thức “đọc - chép” hay còn được gọi là truyền thụ một
chiều. Phương pháp dạy học này dẫn đến sự thụ động của người học, nặng về ghi nhớ lý
thuyết, thiếu kỹ năng thực hành áp dụng…
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự thách thức của quá trình hội
nhập kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải có nguồn nhân lực, người lao động có đủ phẩm chất

và năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Người lao động phải có
khả năng thích ứng, khả năng thu nhận và vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức của nhân
loại vào điều kiện hoàn cảnh thực tế, tạo ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Để có nguồn nhân lực trên, yêu cầu đặt ra là phải đổi mới giáo dục, trong đó có đổi
mới mục tiêu giáo dục, đổi mới nội dung giáo dục và phương pháp dạy và học. Định
hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị Quyết Trung ương
4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12- 1996) và được thể chế
hóa trong Luật Giáo dục sửa đổi ban hành ngày 27/6/2005, điều 2.4, đã ghi “ Phương
pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người
học; Bồi dưỡng cho người học 9 năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học
tập và ý chí vươn lên”.
Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa là phải thay đổi cách
dạy và cách học. Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc- chép”, giáo
viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và
học tích cực. Trong cách dạy này học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết
kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học. Dạy
và học tích cực là điều kiện tốt khuyến khích sự tham gia chủ động, sáng tạo và ngày
càng độc lập của học sinh vào quá trình học tập. Tính tích cực là một phẩm chất vốn có
của con người. Con người sản xuất ra của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại, phát triển
của xã hội, sáng tạo ra nền văn hoá mỗi thời đại.
Tính tích cực của con người biểu hiện trong các hoạt động. Học tập là hoạt động chủ
đạo ở lứa tuổi đi học. Tính tích cực trong hoạt động học tập là tính tích cực nhận thức,
GV: Nguyễn Thị Quỳnh

Trường THCS Liên Quan

5


SKKN: Sử dụng di sản trong dạy học bộ môn Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở.


Năm học 2016-2017

đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm
lĩnh tri thức. Lĩnh hội những tri thức của loài người đồng thời tìm kiếm “khám phá” ra
những hiểu biết mới cho bản thân. Qua đó sẽ thông hiểu, ghi nhớ những gì đã nắm được
qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình. Tính tích cực nhận thức trong học tập
liên quan với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự
giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lí tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh
ra nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo và ngược lại.
Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái, chủ động, tự giác
tham gia các hoạt động học tập, thích tìm tòi khám phá những điều chưa biết dựa trên
những cái đã biết. Sáng tạo vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống .
1.3. Các hình thức tổ chức dạy học với di sản
a/ Khai thác, sử dụng tài liệu về di sản để tiến hành bài học ở trường phổ thông:
Tài liệu về di sản đóng vai trị là một nguồn kiến thức góp phần bổ sung, cụ thể hoá,
làm phong phú hơn nội dung bài học do quy định số trang có hạn, sách giáo khoa không
đề cập tới. Nó làm cho những kiến thức trong bài học không chỉ đơn thuần là con số, các
sự kiện khô khan mà sinh động hơn, có hồn hơn, giúp cho học sinh tái hiện được kiến
thức và hiểu bài nhanh, nhớ lâu hơn.
Tuy nhiên, để khai thác các tài liệu về di sản phục vụ bài học thì giáo viên phải tuân
thủ những yêu cầu sau:
- Giáo viên phải tiến hành chọn lọc kỹ và xác minh tính chân thực của các tài liệu về
di sản.
- Chọn lọc những tài liệu điển hình nhất, sắp xếp các tài liệu đó thành hệ thống phù
hợp với tiến trình bài học kết hợp với các phương tiện trực quan, 10 phương tiện kỹ
thuật hiện đại làm cho bài học sinh động hơn. Đồng thời, tuỳ theo mục đích, nội dung
bài học mà giáo viên khai thác những tài liệu khác nhau
Có thể tiến hành khai thác tài liệu về di sản bằng cách:
+ Nhà trường tạo mọi điều kiện tốt nhất, đặc biệt là hỗ trợ về vật chất cho giáo viên

bộ môn đến các nơi có di sản sưu tầm tài liệu phục vụ cho việc dạy học. Trước khi đến
tìm hiểu, sưu tầm tài liệu ở nơi có di sản giáo viên phải nghiên cứu kỹ SGK và lập một
bản danh sách các di sản cần thiết phải sử dụng trong việc dạy học bộ môn của mình.
Còn khi trực tiếp đến nơi có di sản thì điều đầu tiên là giáo viên phải tìm hiểu bao quát
quá trình hình thành và xây dựng của khu có di sản. Sau đó đi tham quan toàn bộ để xác
định những tài liệu nào (tranh ảnh, hiện vật, những mẩu chuyện) phù hợp với nội dung
giảng dạy. Hoặc giáo viên có thể liên hệ, trao đổi với cán bộ quản lý di sản để nhờ họ
giúp đỡ tìm hiểu sâu hơn, có hiệu quả hơn về sự hình thành, tồn tại và nội dung của di
sản. Mỗi giáo viên những bộ môn có ưu thế trong việc sử dụng di sản vào dạy học phải
luôn có ý thức sưu tầm tư liệu để phục vụ bài giảng.
+ Nhà trường và giáo viên nên phát động học sinh tham gia sưu tầm tài liệu, tranh ảnh
hoặc vật về di sản phục vụ cho hoạt động dạy học. Công việc này có thể phát động trong
các đợt thi đua chào mừng những ngày lễ lớn, thông qua đây mà tạo hứng thú học tập và
bước đầu tập dượt nghiên cứu khoa học cho học sinh. Sau khi đã sưu tầm được tài liệu
về di sản, giáo viên phải tiến hành phân loại cho phù hợp với nội dung từng bài học cụ
thể và sắp xếp thành hồ sơ dạy học.

GV: Nguyễn Thị Quỳnh

Trường THCS Liên Quan

6


SKKN: Sử dụng di sản trong dạy học bộ môn Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở.

Năm học 2016-2017

Khi tiến hành soạn giáo án, giáo viên phải chọn những tài liệu điển hình nhất, cần
thiết nhất để đưa vào bài giảng. Tránh tình trạng đưa quá nhiều tài liệu, không phân biệt

đâu là tài liệu cần thiết, điển hình, sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ, làm loãng nội
dung cơ bản của bài học. Những tài liệu về di sản được sử dụng trong hình thức này như
là các phương tiện trực quan, nguồn kiến thưc, do đó cần kết hợp chặt chẽ với trình bày
miệng và các phương pháp khác. Song phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng học
sinh. Ví như, giáo viên có thể sử dụng ảnh chụp về di sản kết hợp với việc miêu tả khái
quát có phân tích những kiến thức liên quan hoặc giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh về
di sản kết hợp với những mẩu chuyện để cụ thể hoá kiến thức hay kết hợp sử dụng tranh
ảnh về di sản với trao đổi đàm thoại nhằm giúp học sinh hiểu sâu sắc những kiến thức cơ
bản của bài học.
b/ Tiến hành bài học tại nơi có di sản.- Bài học tại thực địa:
Bài học tại thực địa có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh về cả ba mặt kiến thức: tư
tưởng, tình cảm và kỹ năng. Bởi vì thực địa – nơi có di sản là những dấu vết, mảnh vụn
của quá khứ còn sót lại nên khi tiến hành bài học nội khó tại đây tức là học sinh đã được
quan sát các dấu vết, mảnh vụn của quá khứ để bổ sung, cụ thể hoá những kiến thức các
em đang nghiên cứu. Nó giúp các em phát triển trí tưởng tượng, đa dạng hoá hoạt động
nhận thức, gây hứng thú học tập bộ môn. Tiến hành học tại thực địa là phương thức thực
hiện dạy học gắn với đời sống có 11 tác dụng nâng cao hiểu biết về kiến thức môn học,
về văn hoá – giáo dục, lòng yêu quê hương, đất nước, óc thẩm mĩ cho các em. Bài học
tại di sản cũng phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của một bài học nội khóa đồng thời
cũng phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu của bài học tại thực địa.
Ví dụ như khi dạy phần Cổ Loa và lực lượng quốc phòng-Bài 16, Lịch sử 6, giáo viên
có thể tiến hành giảng dạy tại thành Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội. Bài Thời nguyên thủy
trên đất nước ta- Lịch sử 6, tiến hành tại Bảo tàng Quốc gia…
* Để tiến hành bài học tại thực địa cần bảo đảm một số yêu cầu sau:
- Công tác chuẩn bị cho việc tiến hành bài học tại nơi có di sản phải được thực hiện
chu đáo, kỹ lưỡng. Công tác chuẩn bị là yếu tố quyết định cho mọi sự thành hay bại, kể
cả trong hoạt động dạy học. Tiến hành bài học tại thực địa là một hình thức tổ chức dạy
học bên ngoài lớp học, quá trình dạy học liên quan đến nhiều yếu tố, điều kiện khác
nhau nên phải được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng cả đối với giáo viên và học sinh.
Một là, chọn vấn đề, địa điểm phù hợp với mục tiêu, nội dung, số tiết học và điều

kiện tiến hành. Nếu ở địa phương trường đúng hoặc các vùng lân cận có di sản liên quan
đến những sự kiện lớn được ghi trong chương trình môn học thì cố gắng tiến hành bài
học tại di sản, còn ở những địa phương không có di sản liên quan đến kiến thức trong
chương trình thì tổ chức dạy học tại di sản những bài học về địa phương (lịch sử địa
phương, địa lý địa phương, âm nhạc dân gian ở địa phương…).
Hai là, phải lập kế hoạch cụ thể về công tác chuẩn bị và tiến hành bài học, đi khảo
sát thực địa, liên hệ với các cơ quan quản lý di sản. Sau khi đã lựa chọn được vấn đề dạy
học và di sản phù hợp, giáo viên phải xây dựng được kế hoạch chuẩn bị và tiến hành bài
học tại nơi có di sản một cách chi tiết cho từng nội dung công việc, thời gian thực hiện,
lực lượng phối hợp, phương tiện thiết bị hỗ trợ. Kế hoạch tiến hành bài học tại di sản
phải báo cáo với tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường để được duyệt thực hiện và có kế
hoạch hỗ trợ. Tiếp đó, giáo viên tiến hành khảo sát thực địa, tìm hiểu kỹ lưỡng các đặc
GV: Nguyễn Thị Quỳnh

Trường THCS Liên Quan

7


SKKN: Sử dụng di sản trong dạy học bộ môn Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở.

Năm học 2016-2017

điểm về vị trí địa lí, địa hình địa vật tự nhiên, các hiện vật, chứng tích… có liên quan
đến nội dung bài học. Đây là cơ sở quan trọng để giáo viên chuẩn bị nội dung bài giảng
và tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh một cách cụ thể nhất. Sau khi đã khảo sát
thực địa, giáo viên liên hệ với cơ quan, đơn vị quản lý di sản (thường là các Bảo tàng địa
phương hoặc ngành Văn hoá, thể thao và du lịch các cấp) để đăng kí sử dụng di sản, nhờ
giúp đỡ (phương tiện kĩ thuật, hướng dẫn viên, bảo vệ), thống nhất kế hoạch, thời gian
tiến hành bài học để phối hợp thực hiện. Đặc biệt, nếu dự định bài học (hoặc một vấn đề

nào đó của bài học) do người phụ trách di sản, hướng dẫn viên hay nhân chứng lịch sử
thực hiện thì giáo viên cần đặt ra mục tiêu, yêu cầu và nội dung cơ bản để họ chuẩn bị
trước. Ngoài ra, khi làm việc với các cơ quan quản lý di sản, giáo viên cần chú ý khai
thác, tìm hiểu các nguồn tài liệu về di sản và các nội dung bài học có liên quan đến di
sản bao gồm tài liệu hiện vật gốc, sa bàn, mô hình phục chế, phim ảnh, các công trình
nghiên cứu, bài viết chuyên đề. Đây sẽ là nguồn tài liệu về địa phương phong phú, có 12
giá trị để giáo viên bổ sung vào bài giảng hoặc thiết kế bài giảng về địa phương.
Ba là, giáo viên phải chuẩn bị trước cho học sinh về tư tưởng và kiến thức chuyên
môn như nêu mục đích, yêu cầu của bài học và nội dung kiến thức cơ bản cần tìm hiểu
trước ở nhà, thông báo sơ qua về địa điểm có di sản, sự kiện, nội dung kiến thức liên
quan đến di sản, yêu cầu các em sưu tầm thêm tài liệu có liên quan; chuẩn bị đồ dùng
trực quan, phương tiện dạy học cần thiết; phổ biến nội qui học tập tại thực địa. Ngoài ra,
giáo viên còn phải nhắc nhở học sinh về việc đảm bảo phương tiện đi lại, an toàn giao
thông (nếu học sinh tự đến địa điểm tiến hành bài học), giờ giấc, vật dụng che mưa nắng…
- Nội dung bài học tại di sản phải đảm bảo tính chính xác, cơ bản và bám sát nội
dung kiến thức mà di sản phản ánh. Tuy nhiên, cần phải lưu ý là nội dung bài học tại di
sản không nhất thiết phải trình bày tất cả kiến thức được qui định trong chương trình mà
cần lựa chọn những vấn đề cơ bản nhất, được phản ánh qua các chứng tích, hiện vật tại
di sản để giảng dạy cho học sinh. Điều quan trọng là nguồn kiến thức từ di sản phải làm
sáng tỏ nội dung kiến thức trọng tâm của bài. Tuy nhiên, giáo viên phải chú ý làm sao để
đảm bảo mạch nội dung chương trình của bài học, tránh quá tải đối với hoạt động nhận
thức của học sinh, hay quá ôm đồm kiến thức về địa phương.
- Khi tiến hành bài học tại di sản, giáo viên cần chú ý:
Phải khai thác tối đa khả năng cung cấp thông tin thông qua các dấu vết, hiện vật,…
tại nơi có di sản.
Khi khai thác tập trung vào những dấu vết, hiện vật quan trọng phản ánh kiến thức cơ
bản của bài học, tránh tình trạng cho học sinh quan sát tràn lan làm loãng trọng tâm nội
dung cần nghiên cứu của bài học.
Khi hướng dẫn học sinh quan sát phải giúp học sinh tìm ra mối quan hệ bên trong,
làm sáng tỏ nội dung, kiến thức mà các chứng tích, hiện vật phản ánh.

Tổ chức hoạt động quan sát các chứng tích, hiện vật của học sinh một cách khoa học,
hợp lí và hiệu quả.
Phải tổ chức cho học sinh tự học trong và sau giờ học. Giáo viên có thể tổ chức các
hoạt động tự học cho học sinh như:
+ Hướng dẫn học sinh tập dượt nghiên cứu thông qua tiếp xúc với các loại tài liệu tại
di sản như tìm hiểu niên đại, xuất xứ, chất liệu, hình thức thể hiện (kiểu kiến trúc, hoa

GV: Nguyễn Thị Quỳnh

Trường THCS Liên Quan

8


SKKN: Sử dụng di sản trong dạy học bộ môn Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở.

Năm học 2016-2017

văn trang trí, kiểu chữ…) và nội dung kiến thức của các dấu vết, hiện vật… liên quan
đến bài học.
+ Hướng dẫn học sinh làm các loại bài tập thực hành từ đơn giản đến phức tạp: Vẽ
sơ đồ khu di sản, vẽ lược đồ thể hiện diễn biến sự kiện, hiện tượng đã diễn ra tại nơi có
di sản, lập hồ sơ, đánh giá, phân loại hiện vật tại di sản…
+ Hướng dẫn học sinh viết bài thu hoạch về bài học.
+ Kết hợp tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khó sau bài học như
tham quan toàn bộ khu di sản, tổ chức các trò chơi lịch sử, đóng kịch diễn lại các câu
chuyện, sự tích liên quan đến di sản…
- Các cách tiến hành bài học tại di sản:
Tại nơi có di sản, giáo viên có thể tiến hành hai loại bài học: bài học nghiên cứu kiến
thức mới và bài học ôn tập, sơ kết, tổng kết.

♦ Bài học nghiên cứu kiến thức mới như sau:
+ Giáo viên giới thiệu những nét cơ bản về nội dung kiến thức có liên quan đến di sản.
+ Một cán bộ địa phương (cán bộ lãnh đạo, cán bộ phụ trách văn hoá, hay người đã
tham gia, chứng kiến) trình bày cụ thể về nội dung kiến thức bài học liên quan đến di sản.
+ Giáo viên chốt lại những vấn đề chủ yếu, nhất là những vấn đề được quy định trong
chương trình học.
♦ Bài học ôn tập, sơ kết, tổng kết:
Giáo viên nhắc lại nội dung kiến thức cũ và đưa ra một số câu hỏi mang tính chất
chuyên sâu để học sinh nắm chắc kiến thức và có áp dụng vào cuộc sống thông qua các
tình huống cụ thể.
c/ Tổ chức thăm quan học tập tại nơi có di sản
Đối với hình thức này, nội dung chủ yếu của buổi tham quan là nhằm củng cố kiến
thức đã học hoặc chuẩn bị cho việc học bài mới. Đây là dịp để học sinh có điều kiện trực
tiếp quan sát, tìm hiểu các tài liệu, hiện vật liên quan đến bài học, cụ thể hoá kiến thức
và tạo những biểu tượng chân thực, chính xác. Do đó, trong buổi tham quan, giáo viên
cần tập trung vào những tài liệu, hiện vật có liên quan đến chương trình đã học (hoặc sẽ
học). Để đạt được kết quả tốt, giáo viên nên kết hợp với cán bộ hướng dẫ ở nơi có di sản
để việc trình bày, bổ sung kiến thức phù hợp với yêu cầu và trình độ nhận thức của học
sinh, trên cơ sở đó, gợi ý, dẫn dắt học sinh nắm vững những vấn đề quan trọng.
d/ Tổ chức thăm quan ngoại khóa, trải nghiệm di sản
Tổ chức tham quan ngoại khóa, trải nghiệm di sản cho học sinh là hình thức phổ
biến, có hiệu quả trong các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông. Hình thức này có thể
áp dụng cho học sinh các khối ở cả cấp Tiểu học, THCS và THPT. Song việc tổ chức
học sinh tham quan ngoại khó, trải nghiệm di sản đòi hỏi phải bỏ nhiều công sức để
chuẩn bị và tiến hành về thời điểm tổ chức, có thể tiến hành vào đầu năm học hoặc nhân
dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm như ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam
(22/12), ngày thành lập Đảng (03/02), kỉ niệm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5)…
ngày truyền thống của quê hương.
1.4. Sử dụng di sản để tổ chức các hoạt động ngoại khóa khác
a/ Khai thác và sử dụng tài liệu về di sản để tổ chức triển lãm, ra báo học tập

Để khai thác và sử dụng tài liệu ở di sản vào hoạt động này ở trường phổ thông đạt
kết quả cao, nhà trường và giáo viên các bộ môn có ưu thế phải xây dựng được một kế
GV: Nguyễn Thị Quỳnh

Trường THCS Liên Quan

9


SKKN: Sử dụng di sản trong dạy học bộ môn Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở.

Năm học 2016-2017

hoạch thật cụ thể, có mục đích rõ ràng. Giáo viên nên phân công cho mỗi lớp (nếu là
triển lãm, ra báo học tập ở lớp thì phân công tổ), khai thác tài liệu nói về một nội dung
cụ thể, sau đó sẽ trưng bày triển lãm. Những tài liệu dùng trong triển lãm, ra báo học tập
sẽ được sử dụng vào xây dựng phòng học bộ môn để phục vụ dạy học lâu dài.
b/ Tổ chức thi tìm hiểu về di sản ở địa phương
Hoạt động ngoại khó này cũng có thể thực hiện nhân dịp kỉ niệm các ngày kỉ niệm
lớn của đất nước, ngày truyền thống địa phương kết hợp với các phong trào thi đua của
nhà trường. Muốn thực hiện hoạt động ngoại khóa này, giáo viên các môn học liên quan
cần:
- Đề xuất với nhà trường kế hoạch tổ chức, dự kiến thời điểm phát động, thành lập Ban
giám khảo.
- Xác định mục đích, yêu cầu và nội dung cuộc thi.
- Phổ biến mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thi cho học sinh các khối lớp.
- Dự kiến thời gian thực hiện, thời điểm thu bài dự thi.
- Phân công Ban giám khảo chấm bài, lựa chọn giải thưởng, công bố kết quả.
- Tổ chức phát phần thưởng cho những em đạt giải.
c/ Kể chuyện, nói chuyện về di sản

Nội dung câu chuyện phải liên quan đến các kiến thức cơ bản trong bài học của bộ
môn, chính xác, tránh những chi tiết li kì không có giá trị khoa học, không phù hợp với
yêu cầu học tập.
Kể chuyện phải làm cho người nghe xúc động, như được sống lại với sự kiện ấy, như
câu chuyện của các nhân chứng lịch sử hay người kể lại đã “nhập thâm” với sự kiện.
Giáo viên bộ môn báo cáo với Ban giám hiệu nhà trường về kế hoạch mời người đến
kể chuyện về di sản cho các em học sinh. Giáo viên có thể mời các chiến sĩ cách mạng
lão thành tiêu biểu, những “nhân chứng” đã chứng kiến, tham gia các sự kiện tại di sản,
những người thân của các nhân vật có liên quan đến di sản,…
2. Thực trạng vấn đề
2.1 Đối với giáo viên
a/ Thuận lợi:
Sự phát triển của khoa học kĩ thuật, phương tiện thông tin đại chúng là nguồn tư liệu
phong phú và quý giá giúp giáo viên có nhiều hình ảnh sống động, nhiều câu chuyện để
đưa vào dạy học. Thời gian gần đây học tập mô hình giáo dục nước ngoài nhiều Bảo
tàng đã kết hợp với các trường học tổ chức những buổi triển lãm, dạy học môn Lịch sử ở
tại Bảo tàng. Bên cạnh đó được sự quan tâm của xã hội cũng như các cấp lãnh đạo giáo
viên dạy bộ môn Sử được nhiều động viên khích lệ và tổ chức nhiều buổi chuyên đề trao
đổi thảo luận những phương pháp dạy học mới, để dạy học hiệu quả môn Lịch sử.
b/ Khó khăn:
Dư âm của nhiều năm vẫn coi Lịch sử là môn phụ, môn học thuộc nên đôi lúc chưa
được sự quan tâm thích đáng của phụ huynh. Ở các trường phổ thông còn nhiều giáo
viên dạy không đúng chuyên môn do vậy chưa có sự đầu tư thích đáng vào bộ môn.
2.2. Đối với học sinh
Hầu hết các em học sinh ở độ tuổi THCS rất yêu thích Lịch sử, các em luôn thấy bổ
ích và hứng thú trong các tiết học tuy nhiên càng ở lớp cao, định hướng nghề nghiệp từ
phía gia đình càng lớn do vậy năm học cuối cấp các em thường đầu tư thời gian vào môn
GV: Nguyễn Thị Quỳnh

Trường THCS Liên Quan 10



SKKN: Sử dụng di sản trong dạy học bộ môn Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở.

Năm học 2016-2017

đi thi, chểnh mảng môn Sử ( chỉ có một số em theo các lớp bồi dường Học sinh giỏi vẫn
còn đam mê).
Với những thuận lợi và khó khăn trên người giáo viên nên nhận thức được và tích
cực đưa di sản vào dạy học để bài học thêm phong phú, hấp dẫn
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐƯA DI SẢN VÀO DẠY HỌC TÍCH CỰC BỘ MÔN
LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Với ý nghĩa và vai trò quan trọng của việc dạy học di sản ở bộ môn Lịch sử, tôi xin
chia sẻ một số kinh nghiệm cũng như kế hoạch trong tương lai về vấn đề này.
1. Tổ chức thăm quan ngoại khóa – trải nghiệm di sản
Khi tiến hành bài ôn tập cho Lịch sử lớp 6 về thời kì người nguyên thủy trên đất
nước ta, giáo viên có những bước chuẩn bị như sau: (lưu ý đề mục phần này không để
trùng với đề mục lớn)
 Mục tiêu chương trình:
Hướng tới mục tiêu trường học thân thiện, học sinh tích cực, đưa môi trường học tập
trong nhà trường gắn với thực tế. Chương trình học tập tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sẽ
mang đến cho học sinh:
- Những kiến thức sống động, thực tế, dễ ghi nhớ.
- Tạo môi trường cho học sinh yêu thích bộ môn lịch sử
- Rèn tính kỉ luật, hoạt động theo nhóm, biết giải quyết những thách thức trong học tập.
- Xây dựng cảm xúc lịch sử trước các di sản và từ đó biết yêu quý, trân trọng giá trị di
sản mang lại.
● Chuẩn bị
- Xây dựng kế hoạch
- Xin phép Hiệu trưởng, Ban giám hiệu

- Thông báo tới Phụ huynh, học sinh
● Địa điểm: Bảo tàng Quốc gia – số 1 Tràng Tiền .
● Thành phần tham gia
- Giáo viên chủ nhiệm:
- Học sinh lớp 6A, 6B, Đại diện phụ huynh học sinh
● Nội dung học tập
Hoạt động trọng tâm tham quan phục vụ nội dung bài học sau trong sách giáo khoa
lịch sử lớp 6:
- Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta
- Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta
- Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
- Bài 11: Những chuyển biến về xã hội
- Bài 12: Nước Văn Lang
- Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
● Nội dung câu hỏi định hướng cho học sinh
1. Hãy kể tên những địa danh có dấu tích của người tối cổ sống trên đất nước ta?
2. Miêu tả cuộc sống của người nguyên thủy trên đất nước ta. (bằng chữ hoặc hình ảnh
có chú thích)
GV: Nguyễn Thị Quỳnh

Trường THCS Liên Quan 11


SKKN: Sử dụng di sản trong dạy học bộ môn Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở.

Năm học 2016-2017

3. Bộ sưu tập hình ảnh về công cụ lao động của người nguyên thủy trên đất nước ta.
(Nêu chú thích và tác dụng). Tại sao công cụ sản xuất được chôn theo người chết?
4. Ý nghĩa sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước đối với đời sống con người?

5. Thế nào là chế độ mẫu hệ? Tại sao chế độ phụ hệ dần thay thế chế độ mẫu hệ?
6. Hãy dùng hình ảnh, số liệu để chứng minh thời văn hóa Đông Sơn, đồ đồng rất phát
triển.
7. Dùng hình ảnh để mô tả cuộc sống ( ăn mặc, ở, đi lại…) của cư dân Văn lang.
8. Giải thích ý nghĩa cảu những hoa văn trên trống đồng Đông Sơn?
9. Hãy ghi lại những ấn tượng sâu sắc của em về 1 vài cổ vật trong Bảo tàng Lịch sử
Quốc gia.
● Kế hoạch hoạt động
1. Nhà trường cho xe đưa HS đi, 8h có mặt tại Bảo tàng
2. Giáo viên phát nội dung cần tìm hiểu cho học sinh
2. Tham quan, tìm hiểu, ghi chép nội dung cần thết để trả lời câu hỏi.
3. Sau buổi tham quan học tập, Hs làm bài thu hoạch. Thời gian nộp bài thu hoạch: 01
tuần kể từ ngày thăm quan.
2. Sử dụng tài liệu, tranh ảnh về di sản để tiến hành bài học lịch sử ở trên lớp
Ví dụ1: Khi dạy Bài 17- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)- Lịch sử 6
I. Mục tiêu bài học
- Giúp học sinh hiểu đất nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có nhiều đổi thay và
đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Cung cấp cho học sinh
những kiến thức lịch sử về nguyên nhân bùng nổ, diễn biến, kết quả, nguyên nhân thắng
lợi, ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào năm 40.
- Rèn cho học sinh kĩ năng tư duy lịch sử, cách hợp tác làm việc nhóm, cách sưu tầm và
xử lí tư liệu.
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc từ đó học tập để lao động và học tập tốt noi gương Hai
Bà Trưng.
II. Phương pháp dạy học
- Thảo luận nhóm
- Vấn đáp
- Trò chơi
- Sưu tầm, làm việc theo nhóm…
III. Phương tiện dạy học

- Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo…
- Máy chiếu
- Tranh ảnh, bảng sơ đồ
III. Hoạt động dạy và học
* Khởi động
Trò chơi: Nhà sử học tương lai
Có 6 câu hỏi tương ứng với 6 nội dung kiến thức của học kì I. Học sinh lần lượt trả lời
để nối vào kiến thức bài mới.

GV: Nguyễn Thị Quỳnh

Trường THCS Liên Quan 12


SKKN: Sử dụng di sản trong dạy học bộ môn Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở.

Năm học 2016-2017

* Mở bài: Năm 179 TCN đất nước ta rơi vào tay nhà Triệu mở đầu 1 thời gian dài tăm
tối của lịch sử dân tộc.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

1. Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay?
- Hs đọc sgk phần 1
? Đất nước ta sau khi rơi vào tay nhà Triệu rồi
Hán, chúng đã thực hiện nhưng chính sách đô hộ
như thế nào đối với nhân dân ta?
- Hs trả lời ( nhiều hs)

- Gv năm bắt các ý và ghi lên bảng:
- Bị sáp nhập vào lãnh thổ Trung
Quốc
- Bị bóc lột, đánh thuế
- Gv chốt trên các hình ảnh lược đồ Châu giao, sơ - Bị đồng hóa
đồ bộ máy cai trị…
+ Hoạt động nhóm: 4 học sinh.
Thời gian 3 phút
Nội dung:
1. Mục đích của những chính sách đô hộ mà
nhà Hán đã thực hiện là gì?
2. Trong những chính sách đô hộ ấy, theo con,
chính sách nào là thâm độc nhất? Vì sao?
Đại diện hs trả lời, bổ sung
Gv nhận xét và chốt:
=> Mục đích: vơ vét, bóc lột để làm giàu cho
chính quyền đô hộ. Thâm độc nhất là chính sách
đồng hóa vì chúng muốn biến người Việt thành
người Hán.
2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ
- Hs lên trình bày hiểu biết về Hai Bà Trưng
a. Nguyên nhân bùng nổ
Sử dụng hình ảnh Hai Bà Trưng kết hợp với
thuyết trình
? Việc Thi Sách bị giết hại có phải là nguyên
nhân dẫn đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
- Gv chốt 2 nguyên nhân: trực tiếp, sâu xa
- Nguyên nhân sâu xa: ách đô hộ
tàn bạo của nhà Hán
- Nguyên nhân trực tiếp: Tô Định

giết Thi Sách (chồng của bà Trưng
- Hs đọc 4 câu thơ trong sgk
Trắc)
? Qua 4 câu thơ trên, hãy cho biết mục tiêu của
cuộc khởi nghĩa?
- Gv hỏi: Theo em, việc khắp nơi kéo về tụ nghĩa
nói lên điều gì?
- Hs trả lời
GV: Nguyễn Thị Quỳnh

Trường THCS Liên Quan 13


SKKN: Sử dụng di sản trong dạy học bộ môn Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở.

- Gv giới thiệu bản đồ và gọi 1 hs lên bảng chỉ
lược đồ 2 địa danh: Mê Linh-căn cứ cuộc khởi
nghĩa, Luy Lâu-nơi ở là làm việc của thái thú Tô
Định
- Gv trình bày diễn biến: Hát Môn-Mê Linh-Cổ
LoaLuy Lâu
- Hs đọc lời nhận xét của nhà sử học Lê Văn Hưu
- Gv hỏi: Tại sao đội quân Hai Bà Trưng không
tiến thẳng về Luy Lâu mà tiến đánh Mê Linh, Cổ
Loa trước ?
- Học sinh trả lời:
?Kết quả, nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi
nghĩa Hai Bà Trưng?

Năm học 2016-2017


b. Diễn biến: Hát Môn-Mê LinhCổ LoaLuy Lâu

c. Kết quả: khởi nghĩa thắng lợi d.
Nguyên nhân thắng lợi:
- Sự lãnh đạo tài giỏi của Hai Bà
Trưng
- Gv hỏi: Ngoài những nguyên nhân trên còn có - Sự đoàn kết, ủng hộ của toàn dân
những nguyên nhân nào nữa?
e. Ý nghĩa
- Mở đầu cho phong trào chống
ngoại xâm.
- Khẳng định tinh thần yêu nước
nồng nàn của nhân dân ta và vai trò
xuất sắc của người phụ nữ
IV. Củng cố
*Trò chơi tổng kết bài học: Xếp hình và trình bày lại khởi nghĩa Hai Bà Trưng
* Liên hệ: hs trình bày phần hiểu biết, sưu tầm đoạn phim tổng hợp hình ảnh: đền thờ,
tên đường phố, trường học mang tên Hai Bà Trưng.
* Gv kết bài - Đoạn phim về trường Trưng Vương
Ví dụ 2: Khi dạy bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp (1946-1950) Tiết 1-Lịch sử 9
* Thiết bị, đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: soạn giáo án điện tử trên phần mềm Power Point
- Hình ảnh tư liệu trong Tập Lịch sử Việt Nam 1930 – 1975 qua ảnh của NXB Giáo
dục Hà Nội
- Tài liệu Lịch sử Hà Nội: Ngô Thị Hiền Thúy, Đỗ Thị Nghĩa, Phạm Tuyên, Đặng Thúy
Quỳnh
- Sách: + Quyết tử để tổ quốc quyết sinh: Hội khoa học lịch sử Việt Nam.
+ Hà Nội bản hùng ca bất tử mùa đông 1946: Ban tuyên giáo Thành phố Hà Nội.

+ Hà Nội 60 ngày khói lửa: Trung tướng Vương Thừa Vũ.
+ Những kỉ vật còn mãi với thời gian: Bảo tàng cách mạng Việt Nam.
+ Những gương mặt trẻ tuổi Thăng Long-Hà Nội: Trường đào tạo cán bộ đội Lê
Duẩn….
GV: Nguyễn Thị Quỳnh

Trường THCS Liên Quan 14


SKKN: Sử dụng di sản trong dạy học bộ môn Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở.

Năm học 2016-2017

- Một số đoạn phim tư liệu do VTV Đài truyền hình Việt Nam cung cấp
- Đoạn ghi âm “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” – Nguồn: Bộ CDR
- Hồ Chí Minh toàn tập 2006
- Một số ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, Phạm Tuyên
- Cùng một số tài liệu lịch sử khác có liên quan…
2. Học sinh: Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh và đọc bài trước.
* Giáo viên vào bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I.Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ (19- 12-1946)
1. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ
* Hoạt động nhóm:
- Giáo viên dẫn dắt và giảng về một số hành động
gây hấn của Pháp ở một số nơi trên đất nước ta
- Yêu cầu đại diện nhóm 1 trình bày hành động của
Pháp ở Hà Nội
+ Nhóm 1:1 hs lên trình bày, sử dụng lược đồ trên

màn hình ( Tư liệu ảnh Bia căm thù phố Hàng Bún)
Hs nhóm 1: kể chuyện về vụ thảm sát tại phố Hàng
Bún – Yên Ninh. Tiếp tục kể những hành động tiếp
theo của Pháp đến ngày 18/12/1946 .
+ Cả lớp quan sát hình ảnh
? Quan phần trình bày của các bạn, em có nhận xét
gì?
- Hs trả lời
- GV:với những hình ảnh và nguồn tư liệu sinh động
mà các em đã sưu tầm, vụ thảm sát đẫm máu diễn ra
tại Yên Ninh – Hàng Bún và hàng loạt những hành
động của thực dân Pháp diễn ra ở HN trong những
ngày đầu mùa đông năm 1946, đặc biệt là bức tối hậu
thư của Pháp 18-12-1946…. cho thấy thực dân Pháp
đã cố tình gây hấn để ép dân tộc ta đứng trước hai
con đường lựa chọn: hoặc đầu hàng, chấp thuận
những điều kiện do thực dân Pháp đưa ra; hoặc cầm
súng chống thực dân Pháp.
? Theo em trong hoàn cảnh lịch sử này nên hòa hay
đánh?
- Hs trả lời
- GV: Để bảo vệ đất nước ngày 18, 19/12 Đảng và
chính phủ họp và ra quyết định lựa chọn con đường
thứ 2 là phát động toàn quốc kháng chiến tại ngôi nhà
của ông Nguyễn Văn Dương, làng Vạn Phúc, Hà
Đông, Hà Nội và chính tại nơi đây Hồ Chủ Tịch đã
GV: Nguyễn Thị Quỳnh

- Về phía Pháp: 18/12/1946 gửi
tối hậu thư


-Về phía ta: 19/12/1946 phát
động toàn quốc kháng chiến.

Trường THCS Liên Quan 15


SKKN: Sử dụng di sản trong dạy học bộ môn Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở.

Năm học 2016-2017

viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. (Hình ảnh
ngôi nhà)
- Gv ghi bảng: ( Băng và hình ảnh Bác đọc Lời kêu
gọi)
? Em hãy cho biết nội dung cơ bản của Lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến của Bác?
- Hs trả lời
- GV: Lúc này nhân dân HN, đại diện cho nhân dân
cả nước lúc này đang sục sôi trước những hành động
gây hấn trắng trợn của thực dân Pháp. Cả HN đã sẵn
sàng đứng lên chiến đấu. Đúng 20h ngày 19/12/1946,
công nhân nhà máy Điện Yên Phụ phá máy, tín hiệu
cột đèn trong toàn thành phố vụt tắt, hiệu lệnh báo
hiệu giờ kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Các pháo đài
Láng, Xuân Canh, Xuân Tảo… đồng loạt bắn vào
thành phố “ Hà Nội cháy khói lửa ngập trời, HN
hồng ầm ầm rung HN vùng đứng lên”
- Gv chuyển phần: Như vậy, ý Đảng và lòng dân đã
hợp thành sức mạnh để quyết tâm bảo vệ nên độc lập

của dân tộc. Để đánh thắng thực dân Pháp ta phải có
đường lối đúng đắn, vậy đường lối trong cuộc kháng
chiến chống Pháp là gì? =>tìm hiểu mục 2 (GV ghi
bảng)
2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta
- Gv hỏi: Ngoài lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
thì đường lối kháng chiến chống Pháp trong năm
1946 – 1947 của Đảng được thể hiện qua những văn
kiện lịch sử nào? (Chiếu 3 văn kiện)
- Hs trả lời 2 văn kiện.
- Gv ghi bảng
- Gv giải thích toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực Toàn dân, toàn diện, trường kì,
cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế để khẳng tự lực cánh sinh, tranh thủ sự
định rằng đường lối của ta hoàn toàn đúng đắn.
ủng hộ của quốc tế
- Gv cho học sinh thảo luận câu hỏi:
?Tại sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân
dân ta là chính nghĩa và có tính nhân dân? (thời gian
2 phút).
- Hs thảo luận nhóm: Đại diện nhóm trả lời và bổ
sung.
- Gv chốt và chuyển:
Gv ghi bảng phần II Hs đọc sgk phần 2
II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 17
? Vì sao lại có cuộc chiến đấu ở các đô thị mà không
GV: Nguyễn Thị Quỳnh

Trường THCS Liên Quan 16



SKKN: Sử dụng di sản trong dạy học bộ môn Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở.

phải là vùng nông thôn?
- Hs trả lời
- GV: Đô thị là nơi cơ quan đầu não các cấp của ta
đóng tại đó, thực dân Pháp muốn nhanh chóng xâm
lược nước ta do vậy chúng muốn “ đánh nhanh, thắng
nhanh” nên đã tấn công vào các đô thị mà trọng tâm
là HN.
Gv giảng: tình hình ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
( Sử dụng lược đồ Việt Nam) Gv ghi bảng
GV nhận xét phần trình bày của học sinh - Gv chiếu
phim tư liệu và nêu câu hỏi: Quân dân Hà Nội tích
cực chuẩn bị chiến đấu như thế nào?
- Hs trả lời
- Gv chốt câu trả lời: người dân Hà Nội dùng nhiều
cách thức chuẩn bị cho kháng chiến và nhiều phương
thức đánh giặc
* Mời nhóm 2 lên trình bày phần sưu tầm ảnh
-Gv dẫn:
* Mời nhóm 3 lên trình bày tư liệu phim
( Tư liệu phim: học sinh đến di sản Bắc Bộ phủ, chợ
Đồng Xuân, Tượng đài cảm tử…)
? Qua phần tư liệu của các bạn, em hãy cho biết
những hành động của quân và dân HN trong suốt 60
ngày đêm đó có ý nghĩa như thế nào?
- Hs trả lời
- GV chốt và ghi bảng:
+ Tiêu hao sinh lực địch, giam chân địch trong
Thành phố để bên chuẩn bị mọi mặt kháng chiến lâu

dài
+ Buớc đầu làm thất bại âm muu “đánh nhanh thắng
nhanh của Pháp”
- Gv giảng về diễn biến 60 ngày đêm chiến đấu
Gv hỏi: Là học sinh của thủ đô Hà Nội, lại khi được
học về chiến công của cha ông trong ngày đầu chiến
đấu chống thực dân Pháp, các em có cảm xúc gì?
- Hs trả lời
-Gv chốt bài: Như vậy với đường lối đúng đắn của
Đảng và Bác, cả dân tộc ta đã đứng lên kháng chiến
chống Pháp xâm lược. Cuộc chiến đấu của nhân dân
Hà Nội tiêu biểu cho cuộc kháng chiến trong các đô
thị từ vĩ tuyến 16 ra những cuộc chiến đấu ấy đã
giam chân địch trong thành phố, tạo điều kiện để bên
ngoài ta có thời gian chuẩn bị mọi mặt để kháng
chiến lâu dài, đồng thời nó còn bước đầu làm thất bại
GV: Nguyễn Thị Quỳnh

Năm học 2016-2017

- Ở các đô thị: Nam Định, Huế,
Đà Nẵng…

- Ở Hà Nội: 19/12/194617/2/1947

* Kết quả: giam chân địch trong
thành phố, Đảng và Chính phủ
rút lên Việt Bắc và chuẩn bị cho
cuộc kháng chiến lâu dài


Trường THCS Liên Quan 17


SKKN: Sử dụng di sản trong dạy học bộ môn Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở.

Năm học 2016-2017

âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, buộc
Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
? Vậy khi nào thì ta đánh bại hoàn toàn âm mưu
đánh nhanh thắng nhanh của Pháp?
- Hs trả lời
- GV: Bài sau học chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
các em sẽ rõ hơn về vấn đề này.
Gv huớng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho tiết học sau.
Trong bài học này giáo viên có thể sử dụng rất nhiều hình ảnh tuy nhiên cần nhấn
mạnh và khai thác một số hình ảnh di sản tiêu biểu như: Bia căm thù, ngôi nhà nơi Bác
viết Lời kêu gọi tại làng Vạn Phúc, pháo đài Láng, tượng đài Cảm tử…
Hoặc khi dạy các tiết Lịch sử địa phương Hà Nội, Lịch sử địa phương huyện, GV có
thể sử dụng rất nhiều các di sản của địa phương, đưa học sinh đến tham quan các di tích
lịch sử làm cho bài học thêm sinh động, bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê
hương đất nước cho học sinh.
Với những ví dụ trên cho thấy, việc sử dụng di sản vào dạy học môn Lịch sử không
những đáp ứng được yêu cầu của đổi mới dạy học mà còn là công cụ đắc lực giúp giáo
viên giảng dạy hiệu quả, giúp học sinh tiếp thu bài nhanh, nhớ bài lâu. Mỗi bài học, mỗi
di sản được đưa vào giáo dục giúp thế hệ trẻ nhận thức được tầm quan trọng của di sản
đồng thời biết trân trọng, gìn giữ và phát huy cho tương lai.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Có thể nói rằng sử dụng di sản vào dạy học lịch sử làm một vấn đề không mới và
không khó đối với mỗi giáo viên dạy Lịch sử. Đã từ lâu rất nhiều giáo viên đã đưa

những hình ảnh, bài học sống động về Di sản vào các tiết học làm cho tiết học phong
phú, hấp dẫn, cuốn hút được học sinh và học sinh đưa ra những vấn đề tư duy lịch sử
đầy sức thuyết phục và có ứng dụng trong cuộc sống. Trước những ảnh hưởng của sự
chuyển biến của xã hội, các cán bộ giáo viên vẫn luôn yêu nghề, tận tâm với công việc.
Và gần đây nhất, điều đáng mừng rằng Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục Hà Nội đã đưa vấn đề
dạy học di sản không những vào bộ môn Sử mà còn rất nhiều môn khác như Nhạc,
Họa… đó cũng là động lực lớn cho những người theo nghề sử có thêm nhiệt huyết cho
bộ môn này.
Liên Quan, ngày 16 tháng 5 năm 2017
Người viết

Nguyễn Thị Quỳnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO

GV: Nguyễn Thị Quỳnh

Trường THCS Liên Quan 18


SKKN: Sử dụng di sản trong dạy học bộ môn Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở.

Năm học 2016-2017

1. Lịch sử 6. NXB Giáo dục Việt Nam, 2005.
2. Lịch sử 9. NXB Giáo dục Việt Nam, 2005.
3. Vũ Quang Hiển, Hoàng Thanh Tú. Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường trung
học phổ thông. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Tài liệu tập huấn sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông môn Lịch sử. Bộ
giáo dục và đào tạo
5. Tài liệu tập huấn sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông, những vấn đề

chung. Bộ giáo dục và đào tạo
-Một số hình ảnh minh họa việc sử dụng di sản vào dạy học Lịch sử tại Bảo tàng
Quốc gia Việt Nam Bài học về Thời nguyên thủy trên đất nước ta tại Bảo tàng Quốc gia
Việt Nam, Khu di tích Đá Chông- K9, Núi Nứa- nhà tưởng niệm Bác Hồ....
- Một số hình ảnh các hoạt động trải nghiệm của học sinh…

GV: Nguyễn Thị Quỳnh

Trường THCS Liên Quan 19


SKKN: Sử dụng di sản trong dạy học bộ môn Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở.

Năm học 2016-2017

Thầy và trò trường THCS Liên Quan tại nhà tưởng niệm Bác Hồ- xã Cần Kiệm

Học tập tại bảo tàng quốc gia Việt Nam

GV: Nguyễn Thị Quỳnh

Trường THCS Liên Quan 20


SKKN: Sử dụng di sản trong dạy học bộ môn Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở.

Năm học 2016-2017

Học tập khu di tích Đá Chông – K9


Hoạt động trải nghiệm tại Detrangfram

GV: Nguyễn Thị Quỳnh

Trường THCS Liên Quan 21


SKKN: Sử dụng di sản trong dạy học bộ môn Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở.

Năm học 2016-2017

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
Chủ tịch hội đồng
(Kí tên và đóng dấu)

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

Chủ tịch hội đồng


GV: Nguyễn Thị Quỳnh

Trường THCS Liên Quan 22


SKKN: Sử dụng di sản trong dạy học bộ môn Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở.

GV: Nguyễn Thị Quỳnh

Năm học 2016-2017

Trường THCS Liên Quan 23



×