Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BÀI tập cá NHÂN hành vi lệch chuẩn học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.79 KB, 5 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
Học phần: Công tác xã hội trường học
Họ tên: Đào Huyền Thương
Lớp: K19 Xã hội học
Đề: (Lệch chuẩn hành vi). Ứng xử của học sinh trong trường học.
Bài làm
-

Lệch chuẩn hành vi là một hiện tượng xã hội xảy ra trong nhiều lĩnh vực đời

sống. Đó là những hành vi của con người sai lệch so với những chuẩn mực xã hội
thông thường và không được xã hội chấp nhận.
- Lệch chuẩn hành vi trong trường học là một hiện tượng học sinh có những hành
vi lệch ra khỏi những chuẩn mực xã hội về đạo đức, truyền thống, thẩm mỹ, pháp
luật, vi phạm nội quy trường lớp làm ảnh hưởng xấu đến cá nhân, gia đình, nhà
trường và xã hội.
1. Tình hình vấn đề ứng xử của học sinh trong trường học
- Phần lớn học sinh trong trường hiện nay có kiến thức rất rộng, nhanh nhạy trong
nắm bắt thông tin, khả năng ứng dụng những kiến thức học vào thực tiễn cao, quý
trọng thầy cô, đoàn kết với bạn bè sống có kỷ cương, không ngừng phấn đấu vươn
nên trong học tập và trong cuộc sống. Nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ thế
hệ trẻ đang ứng xử một cách vô văn hoá.
-

Văn hoá ứng xử học đường Việt Nam đã ở vào cấp độ báo động đỏ, qúa nhiều

hành vi thiếu văn hoá của cả học sinh và giáo viên. Văn hoá học đường đang xuống
cấp nghiêm trọng, nhà trường chỉ tập trung vào việc dạy kiến thức tự nhiên xã hội
mà quên đi giáo dục nhân cách sống cho học sinh. Thực tế cho thấy trong môi
trường học đường, nơi văn hoá được coi trọng, được xây dựng và phát huy lại đang
diễn ra những điều thiếu văn hoá.


-

Theo thống kê của Bộ giáo dục đào tạo, cả nước đã xảy ra gần 1600 vụ học sinh
đánh nhau ở trong và ngoài trường học, trong đó có các vụ án hình sự ngày càng gia
tăng. Học sinh đánh nhau không chỉ dùng chân tay hay cặp sách nữa mà là những
hình ảnh các học em sinh mặc đồng phục tuổi từ 10 đến 18 cầm dao, kiếm và cả
súng tự chế hay súng mua chui để “xử nhau” chỉ vì những lí do rất trẻ con như


“nhìn đểu”, không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông hoặc chỉ đơn giản là đánh cho
bõ ghét.
Không dừng lại ở việc đánh lộn lẫn nhau học trò hiện nay yêu quá sớm, yêu
nhiều và quan niệm yêu gắn liền với tình dục đã để lại những hậu quả khó lường.
Có những bạn trẻ đứng trước nguy cơ vô sinh hoặc đã bị vô sinh do nạo hút thai ở
tuổi dậy thì, sức khoẻ giảm sút, tâm lý tổn thương….Đã có rất nhiều bậc phụ huynh
khi đưa con gái vào bệnh viện vì con đau bụng dữ dội mới biết được tin dữ là con
gái của mình đã mang thai. Không ít những em học sinh đã phải làm cha, làm mẹ ở
độ tuổi “ăn chưa no lo chưa tới” do quan niệm quá thoáng về tình yêu.
Văn hoá ứng xử giữa học trò với nhau ngày nay mang nhiều màu sắc biến
tướng. Tình trạng kết bè, kết phái tạo thành băng, hội cũng là vấn đề nhức nhối nó
không những làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục mà còn làm cho xã hội quan
tâm lo lắng. Hiện tượng lập băng nhóm rồi đi cướp, trấn lột, dằn mặt lẫn nhau,
thanh toán ân oán cá nhân của học trò làm gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với
các nhà làm công tác giáo dục và quản lí giáo dục.
Trước đây, khi muốn hỏi thầy hoặc trao đổi vấn đề gì phải thưa gửi lễ phép
đàng hoàng, ứng trước mặt thầy phải chỉnh tề, nhã nhặn, gặp thầy phải cúi chào từ
xa, khoanh hai tay trước ngực khi nào thầy trả lời mới được ngẩng mặt lên. Nhưng
ngày nay học trò của chúng ta đã không thể làm đủ lễ nghi với thầy cô họ lại còn
xuyên tạc, làm biến tướng các nghi lễ, thiếu sự tôn trọng với thầy cô, coi thường
việc học. Ví dụ như: Cách chào của học trò khi gặp thầy cô, họ vừa đi thậm chí là

chạy qua thầy cô vừa chào “cô ạ”, “thầy ạ” để tiết kiệm từ. Sau lưng học trò gọi
thầy cô mình là ông nọ, bà kia tệ hại hơn là gọi bằng đại từ nhân xưng “nó”. Khi
làm bài kiểm tra không tốt bị thầy cho điểm kém không vừa ý mình học trò sẵn sàng
lôi bài kiểm tra ra xé trước mặt thầy cô để tỏ thái độ. Có trường hợp học sinh vì mâu
thuẫn nhỏ, xung đột ý kiến hoặc bị giáo viên phạt mà quay ra thù thầy cô, cả kể việc
thuê người đánh thầy cô mình.
Học sinh, sinh viên sử dụng nhiều thời gian trong ngày để tham gia các hoạt
động trên Internet và mạng xã hội. Một số học sinh, sinh viên thường xuyên chia sẻ,
bình luận dung tục, kỳ quặc trên mạng xã hội, truy cập vào các thông tin xấu độc,


bạo lực, đồi trụy, có hội chứng “nghiện Internet”, chạy theo lối sống ảo, đôi khi bị
lôi kéo, tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật thông qua môi trường mạng.
Điều đáng lo lắng là tình trạng bạo lực học đường vẫn xảy ra phức tạp tại
một số địa phương, học sinh không can ngăn mà còn quay video đưa lên mạng, tình
trạng bỏ học, bỏ nhà sống lang thang, tụ tập thành băng nhóm sử dụng hung khí
đâm chém nhau, gây rối trật tự công cộng, phạm tội nghiêm trọng như giết người,
cướp tài sản đang diễn biến phức tạp hơn.
2. Nguyên nhân
 Về phía học sinh
Do sự thiếu hiểu biết, lệch lạc trong suy nghĩ của tuổi mới lớn, các em
thường không đặt đúng vai trò, vị trí của bản thân, luôn xem mình là số 1, là duy
nhất, người khác thua mình. Khi có những bất đồng, mâu thuẫn xảy ra, các em ít
nhìn nhận vấn đề một cách cặn kẽ, xem nguyên nhân bắt đầu từ đâu, cũng như lắng
nghe người đối diện… nên hành xử không đúng mực.
Tốc độ phát triển nhanh chóng của mạng internet và mạng xã hội kéo theo
xuất hiện nhiều thông tin, phim ảnh, game online, chương trình có nội dung bạo lực,
khiêu dâm.
 Về phía gia đình
Sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình là nguyên nhân hàng đầu. Bởi vì,

ngay từ khi mới sinh cho đến tuổi đi học, các em học sinh chịu sự chi phối sâu sắc
của cha mẹ, mọi hành vi, cử chỉ, thái độ, tình cảm của cha mẹ đều tác động mạnh
mẽ, sâu sắc đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Khi đến tuổi đi học, các em vẫn có
nhiều thời gian sống và sinh hoạt gần gũi với những người trong gia đình, nên ảnh
hưởng của gia đình đến nhân cách của trẻ vẫn còn rất lớn

 Về phía nhà trường
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các nhà tường chưa thực sự được chú trọng,
chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình
và xã hội trong việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học chưa đồng bộ,
thống nhất đã làm giảm hiệu quả giáo dục.
Bên cạnh đó, sự thiếu gương mẫu, ít quan tâm đến giáo dục đạo đức lối sống,
trong đó có văn hóa ứng xử của một số cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong


các cơ sở giáo dục, của các bậc cha mẹ học sinh, sinh viên ở một số nơi, nhất là khi
học sinh, sinh viên ở ngoài trường học đã ảnh hưởng không tốt đến việc xây dựng
văn hóa ứng xử của học sinh, sinh viên, gây lo lắng trong xã hội.
3. Hậu quả
Hành vi lệch chuẩn trong nhà trường được biểu hiện rõ nhất là bạo lực, bắt
nạt học đường gia tăng mạnh mẽ, cùng với đó là việc học sinh sử dụng chất kích
thích trong trường học như hút thuốc, uống và nghiện rượu bia. Ngoài ra, còn các
hành vi lệch chuẩn khác như: trốn học, ăn cắp, vi phạm quy định trong trường (gian
lận trong thi cử, phá hoại của công, sử dụng lời nói thô tục…).
Hành vi lệch chuẩn ảnh hưởng đến môi trường giáo dục mà còn làm cho xã
hội quan tâm lo lắng. Hiện tượng lập băng nhóm rồi đi cướp, trấn lột, dằn mặt lẫn
nhau, thanh toán ân oán cá nhân của học trò làm gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối
với các nhà làm công tác giáo dục và quản lí giáo dục.
4. Một số giải pháp
Nhà trường cần chú trọng giáo dục hành vi, chuẩn mực đạo đức, ý thức tuân

thủ pháp luật, kỹ năng sống, giá trị sống đúng đắn. Mỗi giáo viên cần tự ý thức để
trở thành tấm gương về đạo đức, nghề nghiệp, chuẩn mực trong ứng xử với học
sinh, với đồng nghiệp.
Trong nhà trường nên tổ chức các chương trình phòng ngừa, can thiệp cũng
với sử dụng các nhân viên tâm lý học đường, công tác xã hội đối với các hành vi
lệch chuẩn của các em học sinh.
Cần có sự phối hợp khéo léo, linh hoạt, thường xuyên giữa nhà trường và
phụ huynh để tăng cường mối liên kết giữa nhà trường và gia đình, nâng cao hiệu
quả của công tác giáo dục. Những vi phạm từ phía học sinh cần được báo cho phụ
huynh, đồng thời có biện pháp xử lý đúng mực, đủ sức răn đe, tránh xử phạt bằng
hình thức phản cảm và bạo lực, quy tắc hay hình thức xử phạt cần rõ ràng, nhất
quán, được xây dựng với sự tham gia của học sinh và phụ huynh, bảo đảm có sự
thống nhất từ phía học sinh, tránh tâm lý áp đặt.


Các gia đình cần phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong việc chăm sóc
và giáo dục con em mình, dành nhiều thời gian hơn cho con, hướng dẫn và cùng các
em xây dựng nếp sống tốt đẹp, hướng theo hành xử văn minh, nhằm tạo môi trường
tốt nhất để con em phát triển, hoàn thiện nhân cách.
Mỗi học sinh cũng cần tự ý thức về vai trò, trách nhiệm của bản thân, tự học
tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội. Sự phối kết hợp đồng bộ, hiệu
quả giữa gia đình - nhà trường - học sinh và xã hội sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo
dục và góp phần gìn giữ đạo đức học đường.



×