Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Phân tích một số kết quả hoạt động kinh doanh và cơ cấu giá của công ty thiết bị y tế trung ương 1 giai đoạn 2000 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.81 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
------------------

NGUYỄN TỰ CƯỜNG

PHÂN TÍCH MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH VÀ CƠ CẤU GIÁ CỦA CÔNG TY
THIẾT BỊ Y TẾ TRUNG ƯƠNG 1
GIAI ĐOẠN 2000 - 2005

Luận văn thạc sĩ dược học

Hà nội, 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
-----------------NGUYỄN TỰ CƯỜNG

PHÂN TÍCH MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH VÀ CƠ CẤU GIÁ CỦA CÔNG TY
THIẾT BỊ Y TẾ TRUNG ƯƠNG 1
GIAI ĐOẠN 2000 - 2005
Luận văn thạc sĩ dược học


Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược
Mã số: 60 73 20

Người hướng dẫn:

TS. Nguyễn Thanh Bình

Nơi thực hiện:
Trường ĐH Dược Hà Nội
Công ty Thiết bị Y tế Trung ương 1

Hà nội, 2007


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình
Người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này trong suốt
thời gian qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể giảng viên Bộ môn
Quản lý Kinh tế Dược, Trường Đại học Dựơc Hà Nội – những người đã quan
tâm, dìu dắt và giảng dạy tôi trong quá trình tôi học tập tại trường.
Và tôi xin trân trọng cảm ơn Công ty Thiết bị Y tế TW 1 đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi trong thời gian tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng, cho phép tôi được cảm ơn gia đình, bạn bè những người đã
yêu thương, động viên, giúp đỡ chân tình để tôi có thể hoàn thành tốt nhất
luận văn này.
Hà nội, tháng 01 năm 2007
NGUYỄN TỰ CƯỜNG



QUY ƯỚC VIẾT TẮT
ADB : The Asian Development Bank
BV : Bệnh viện
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CF : Chi phí
CPC 1 : Công ty Dược phẩm trung ương 1
CPH : Cổ phần hoá
DN : Doanh nghiệp
DND : Doanh nghiệp Dược
DT : Doanh thu
ĐH : Đại học
HĐ : Hoạt động
HĐKD : Hoạt động kinh doanh.
KHCN : Khoa học công nghệ
KHHGĐ : Kế hoạch hoá gia đình
LN : Lợi nhuận
LN BT : Lợi nhuận bất thường
LN TC : Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
LS : Lãi suất sản phẩm tiêu thụ
MEDINSCO : Công ty Thiết bị y tế TW1
MT : Môi trường
NĐ : Nghìn đồng
NSLĐBQ : Năng suất lao động bình quân
ODA : Official Development Assistance
SĐK : Số đăng kí
SX, KD : Sản xuất, kinh doanh



SSĐG : So sánh định gốc
SSLH : So sánh liên hoàn
THUẾ GTGT : Thuế giá trị gia tăng.
TNBQ : Thu nhập bình quân
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TMF : Tổng mức phí
TP : Thành phố
TSCĐ : Tài sản cố định
TSLN : Tỷ suất lợi nhuận
TT : Thông tư
TBYT : Thiết bị y tế
TW : Trung ương
XNK : Xuất nhập khẩu
WTO : World Trade Organization


DANH MỤC BẢNG
Số

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Một số quy định trong kinh doanh TBYT

8

Bảng 3.2


Một số mặt hàng chủ lực và nguồn nhập

25

Bảng 3.3

So sánh doanh thu qua các năm

26

Bảng 3.4

Cơ cấu lợi nhuận qua các năm

28

Bảng 3.5

Kết quả từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ

31

Bảng 3.6

Giá trị LN từ hoạt động KD, doanh thu thuần và tỷ suất LN

Bảng 3.7

Thu nhập bình quân hàng tháng của CBCNV


36

Bảng 3.8

Năng suất lao động bình quân qua các năm

37

Bảng 3.9

Tình hình nộp ngân sách nhà nước

38

32

Bảng 3.10 Cơ cấu chi phí của công ty trong giai đoạn 2000 – 2005

40

Bảng 3.11 Tỷ trọng các khoản mục phí qua các năm

42

Bảng 3.12 Tỷ suất phí và lãi suất sản phẩm tiêu thụ

47

Bảng 3.13 Cơ cấu giá tính theo giá mua hàng trong giai đoạn 2000 – 2005 50

Bảng 3.14 So sánh hiệu quả sử dụng VLĐ, số vòng quay VLĐ

55

Bảng 3.15 So sánh năng suất lao động bình quân

57


DANH MỤC HÌNH
Số

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Biểu diễn mối quan hệ thầy thuốc – thuốc - TBYT

3

Hình 1.2

Sơ đồ hệ thống cung ứng TBYT

7

Hình 1.3


Chi phí và các yếu tố cấu thành giá của DN

12

Hình 3.4

Doanh thu bán hàng qua các năm

27

Hình 3.5

Cơ cấu lợi nhuận qua các năm

28

Hình 3.6

Lợi nhuận từ hoạt động KD và tỷ suất LN

33

Hình 3.7

Thu nhập bình quân của CBCNV

36

Hình 3.8


Năng suất lao động bình quân qua các năm

37

Hình 3.9

So sánh nộp ngân sách nhà nước qua các năm

39

Hình 3.10

Tỷ trọng các khoản mục thuế

39

Hình 3.11

Sự biến đổi từng khoản mục phí

41

Hình 3.12

Tỷ trọng phí trong tổng mức phí

42

Hình 3.13


Cơ cấu chi phí quản lý doanh nghiệp qua các năm

43

Hình 3.14

Cơ cấu chi phí bán hàng qua các năm

45

Hình 3.15

So sánh DT – LN - CF qua các năm

46

Hình 3.16

So sánh tỷ suất phí qua các năm

47

Hình 3.17

Lãi suất sản phẩm tiêu thụ trong giai đoạn 2000-2005

48

Hình 3.18


So sánh năng suất lao động bình quân giữa Medinsco và CPC1 57


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra như một xu thế tất yếu
và Việt Nam cũng đang trong lộ trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO). Điều này tạo ra nhiều cơ hội cũng như những thách thức với các
doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh
vực thiết bị y tế cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, lĩnh vực thiết bị y tế cũng đã có
những bước phát triển nhất định. Đó là việc từng bước đổi mới công tác quản
lí, sắp xếp và tổ chức lại hệ thống công ty, xí nghiệp thiết bị y tế, các viện
nghiên cứu và trường đào tạo. Bước đầu lập lại trật tự kinh doanh, xuất nhập
khẩu thiết bị y tế. Thị trường kinh doanh thiết bị y tế ngày một đa dạng và
phong phú không những về chủng loại mà còn xuất hiện thêm nhiều loại hình
doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực này.
Thiết bị y tế trong các cơ sở y tế đã nâng cao tính chính xác của công tác chẩn
đoán và làm tăng hiệu quả điều trị bệnh... Tuy nhiên những thành tựu đã đạt
được chưa thực sự đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Công ty Thiết bị y tế Trung ương 1 là một doanh nghiệp nhà nước ra đời năm
1976 mới được cổ phần hoá năm 2005 chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các
loại thiết bị y tế, dụng cụ y tế, hoá chất phòng chống dịch bệnh và hoá chất
xét nghiệm cho các cơ sở y tế trong cả nước. Trong thời kì bao cấp nhiệm vụ
chính của công ty là bảo quản và cấp phát theo lệnh của Bộ Y tế. Bước sang
năm 1985, những ưu đãi của nhà nước đang dần bị xoá bỏ và sự cạnh tranh
ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị y tế, công ty phải tự
hạch toán kinh tế và đứng trước rất nhiều những thách thức mới. Ban lãnh đạo
công ty đã xác định rõ, để tồn tại và phát triển trong tình hình mới công ty cần
có những phương thức quản trị cũng như hoạch định những chiến lược kinh
doanh phù hợp. Trong đó chi phí và đặc biệt các ảnh hưởng của chi phí đến



kết quả kinh doanh luôn là vấn đề được công ty chú trọng, bởi chi phí kinh
doanh cao sẽ kéo lùi sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Giúp cho việc nhìn nhận lại những thành tựu cũng như những vấn đề còn tồn
tại của Công ty Thiết bị y tế Trung ương 1, chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân

tích một số kết quả hoạt động kinh doanh và cơ cấu giá của Công
ty Thiết bị y tế Trung ương 1 giai đoạn 2000-2005”.
Với mục tiêu sau:
1. Phân tích một số kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Thiết bị y tế Trung
ương 1 giai đoạn 2000-2005 thông qua một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản.
2. Phân tích cơ cấu giá sản phẩm của Công ty Thiết bị y tế Trung ương 1
trong giai đoạn trên.
Để từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục những tồn tại, yếu kém, khai thác
những điểm mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.


PHẦN 1 - TỔNG QUAN
1.1. TÌNH HÌNH KINH DOANH TBYT TẠI VIỆT NAM
TBYT bao gồm các loại máy, thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện vận
chuyển chuyên dụng phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ
sức khoẻ nhân dân.
Thiết bị y tế: các loại máy, thiết bị hoặc hệ thống thiết bị đồng bộ phục vụ cho
công tác chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng, nghiên cứu khoa học và đào
tạo trong lĩnh vực y tế.
Phương tiện vận chuyển chuyên dụng: phương tiện chuyển thương (xe cứu
thương, xuồng máy, ghe máy chuyển thương, ô tô cứu thương). Xe chuyên
dùng lưu động cho y tế (Xquang, xét nghiệm lưu động, chuyên chở văcxin).
Dụng cụ, vật tư y tế: các loại dụng cụ, vật tư hoá chất xét nghiệm được sử

dụng cho công tác chuyên môn trong khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ.
Các loại dụng cụ, vật tư cấy, ghép trong cơ thể: xương nhân tạo, nẹp vít cố
định xương, van tim, ống nong mạch, ốc tai điện tử, thuỷ tinh thể (hàng năm
tuỳ theo sự phát triển của khoa học vật liệu y học, Bộ Y tế sẽ có DM bổ
sung).
TBYT là một trong 3 lĩnh vực cấu thành ngành y tế bao gồm y, dược và
TBYT hay nói cách khác là thầy thuốc, thuốc và TBYT. Ba lĩnh vực này gắn
kết với nhau, nếu thiếu một trong 3 yếu tố này thì không thể hoạt động
được.[4]
Thuốc

Thầy thuốc

Thiết bị
y tế

Hình 1.1. Biểu diễn mối quan hệ thầy thuốc - thuốc - TBYT


Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, xã
hội và khoa học công nghệ, nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân đòi
hỏi chất lượng ngày càng cao, nhiều loại TBYT hiện đại được đưa vào sử
dụng trong các cơ sở y tế như: máy CT-scanner, cộng hưởng từ (MRI), thiết
bị siêu âm dopper màu đa năng, thiết bị chụp mạch hai bình điện
(Angiography), thiết bị laser phẫu thuật nội soi, gama camera dùng trong y
học hạt nhân, máy gia tốc tuyến tính trong điều trị u bướu. Những TBYT hiện
đại này đã góp phần đắc lực giúp cho các bác sĩ chẩn đoán bệnh được chính
xác.[21]
Vì vậy, TBYT là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất
lượng của công tác y tế, hỗ trợ cho người thầy thuốc trong công tác phòng

bệnh cũng như chữa bệnh nên lĩnh vực TBYT cần được tăng cường đầu tư cả
về số lượng và chất lượng, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả.
1.1.1. Hệ thống kinh doanh TBYT tại Việt Nam
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong hơn mười năm thực hiện đổi
mới vừa qua, ngành y tế đã đầu tư nâng cấp TBYT cho các cơ sở thuộc các
lĩnh vực: y tế dự phòng, khám chữa bệnh, y dược học cổ truyền, đào tạo
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc và TBYT. Đặc
biệt các Trung tâm y tế chuyên sâu tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh như: BV
Hữu nghị, BV 108 quân đội, BV Bạch Mai, BV TW Huế, BV Chợ Rẫy, BV
Thống Nhất, đã triển khai ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, sử
dụng nhiều phương tiện hiện đại trong khám, chữa bệnh, góp phần nâng cao
chất lượng chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân.[4]
Tại các BV tỉnh, các khoa chủ yếu như: chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm sinh
hoá, phòng mổ và hồi sức cấp cứu đã được trang bị một số thiết bị cơ bản:
máy X-quang cao tần, máy siêu âm, máy nội soi, máy xét nghiệm sinh hoá


nhiều chỉ số, máy huyết học, máy gây mê, máy thở, máy sốc tim, máy theo
dõi bệnh nhân.
Tại 61 tỉnh, TP trực thuộc TW đều được trang bị đủ TBYT để sàng lọc phát
hiện bệnh nhân HIV, viêm gan, một số yêu cầu đặc biệt quan trọng trong công
tác truyền máu an toàn.
Các trung tâm y tế huyện đã được trang bị những thiết bị chẩn đoán thiết yếu,
hầu hết đã có máy X-quang với công suất phù hợp, máy siêu âm chẩn đoán và
xe ô tô cứu thương. Các trạm y tế xã đã được cung cấp các thiết bị, dụng cụ
cần thiết để phục vụ chăm sóc sức khoẻ y tế ban đầu và thực hiện các dịch vụ
về dân số và KHHGĐ. [4]
Tuy nhiên, TBYT của Việt Nam hiện nay nhìn chung còn thiếu chưa đồng bộ
và lạc hậu so với các nước trong khu vực. Hầu hết TBYT đang sử dụng tại
các cơ sở y tế chưa được định kì kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa, không

đủ nguồn vốn để đầu tư đổi mới, nhiều địa phương không có đủ kinh phí để
mua vật tư tiêu hao. Trình độ của cán bộ chuyên môn y tế chưa đủ để khai
thác hết công suất TBYT hiện có. Năng lực của cán bộ kỹ thuật TBYT chưa
đáp ứng kịp những đổi mới về kỹ thuật và công nghệ. Chất lượng đào tạo, bố
trí sử dụng nhân lực chuyên sâu về kỹ thuật TBYT còn thấp so với yêu cầu.
Nhiều BV tỉnh chưa có phòng quản lí vật tư-TBYT.
Hệ thống cung ứng và lưu thông phân phối TBYT được hình thành một mạng
lưới từ TW đến địa phương và được mở rộng với sự tham gia của nhiều thành
phần kinh tế. Phạm vi hoạt động của các DN cung ứng TBYT rất rộng, DN
được quyền chủ động kinh doanh các mặt hàng do Bộ y tế quy định, liên
doanh với các công ty trong nước và nước ngoài. Dưới tác động của cơ chế
thị trường, các công ty hoạt động trong lĩnh vực TBYT phải cạnh tranh để tồn
tại.
Ở TW có 3 công ty TBYT TW nằm ở 3 miền đó là:


- Công ty thiết bị y tế TW1 (từ 12/2004 công ty chuyển thành Công ty Cổ
phần Thiết bị y tế MEDINSCO): phân phối TBYT cho các đơn vị và BV tỉnh
từ Huế ra.
- Công ty TBYT TW 3 Đà Nẵng: phân phối TBYT cho các đơn vị và BV các
tỉnh miền trung từ Huế trở vào.
- Công ty thiết bị TW II: phân phối TBYT cho các đơn vị và BV tỉnh đóng tại
TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ.
Các tỉnh có công ty dược-TBYT có nhiệm vụ cung cấp các dụng cụ, vật tư
cho các cơ sở y tế trong tỉnh nằm ngoài danh mục máy và TBYT do các công
ty TBYT TW cấp. Tuyến huyện có các cửa hàng kinh doanh vật tư dụng cụ y
tế và các cửa hàng dược- vật tư y tế.
Ngoài các công ty Nhà nước còn có các công ty TNHH hoạt động trong lĩnh
vực kinh doanh và dịch vụ kĩ thuật y tế. Đến năm 2004, trên địa bàn Hà Nội
có khoảng 8 công ty TNHH kinh doanh trong lĩnh vực này. [21]

Các hãng và văn phòng đại diện của các tập đoàn lớn về TBYT của thế giới
đặt tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh làm nhiệm vụ cung cấp và giới thiệu
những sản phẩm hiện đại nhất của TBYT đang được sử dụng tại các nước tiên
tiến.
Ngoài các nhà máy xí nghiệp của TW, tại các địa phương còn có các tổ hợp
cũng tham gia sản xuất một số mặt hàng y tế: hợp tác xã Việt Trì tại Hà Nội,
nhà máy nhựa Bình Minh tại TP. Hồ Chí Minh.Ngoài ra ở địa phương còn có
các cơ sở tư nhân, sản xuất theo mô hình nhỏ lẻ.
Sản xuất TBYT bao gồm các nhà máy và xí nghiệp thuộc Tổng công ty
TBYT Việt Nam, như: Nhà máy y cụ đóng tại Thái Nguyên, Xí nghiệp thiết
bị y tế đóng tại phường Phương Mai, Đống Đa- Hà Nội, Nhà máy cao su y tế
tại Phú Nhuận- TP. Hồ Chí Minh, Nhà máy nhựa y tế tại Phương Mai, Đống
Đa –Hà Nội. [21]


Có thể khái quát hệ thống cung ứng bằng sơ đồ sau:

Hệ thống cung
ứng TBYT

DN Nhà nước
Trung ương

Công
ty thiết
bị y tế
TW1

Nội


Công ty
thiết bị y
tế TW2
tại TP.
HCM

Công ty
TNHH

Công ty
thiết bị y tế
TW3 Đà
Nẵng

Các
hãng
nước
ngoài

Công
ty cổ
phần

Văn
phòng
đại
diện

Tuyến tỉnh
Các công ty Dượctrang thiết bị y tế

Tuyến huyện

Cửa hàng kinh
doanh vật tư dụng
ụ tế

Cửa hàng
dược–vật tư
tế

Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống cung ứng TBYT

1.1.2. Chính sách quốc gia về TBYT đến năm 2010
TBYT là một loại hàng hoá đặc biệt, góp phần vào việc chăm sóc bảo vệ sức
khoẻ nhân dân, vì vậy, các DN kinh doanh trong lĩnh vực TBYT, ngoài việc
chịu sự điều chỉnh theo luật DN còn chịu sự quản lí của Bộ Y tế- vụ TBYT và
công trình y tế. Sau đây là một số quy định trong kinh doanh TBYT[4]:


Bảng 1.1. Một số quy định trong kinh doanh TBYT

quan
ban
hành

Loại
văn
bản

Số văn

bản

TT

08/2001/
TT-BYT

Bộ Y tế

27/4/2001

TT

06/2002/
TT-BYT

Bộ Y tế

30/5/2002

07/2002/
TT-BYT
13/2002/
TT-BYT
130/2002
/QĐ-TTg

Bộ Y tế

30/5/2002


Bộ Y tế

13/12/2002

TT
TT


Ngày ban
hành

TTg CP 4/10/2002

Trích yếu nội dung
Hướng dẫn xuất nhập khẩu TBYT
thuộc diện quản lí chuyên ngành
thời kì 2001-2005.
Hướng dẫn xuất nhập khẩu TBYT
thuộc diện quản lí chuyên ngành
thời kì 2002-2005
Hướng dẫn đăng kí lưu hành sản
phẩm TBYT
Hướng dẫn điều kiện kinh doanh
TBYT
Phê duyệt chính sách QG về TBYT
giai đoạn 2002-2010

Từ những QĐ, TT trên, ta có một số quy định chính trong việc kinh doanh
TBYT như sau:

Điều kiện về nhân sự khi tham gia kinh doanh TBYT:
Đối với DN:
Người chịu trách nhiệm chính về kĩ thuật phải có đủ các điều kiện sau:
- Đủ sức khoẻ.
- Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Bằng tốt nghiệp ĐH y dược, chứng chỉ đào tạo về kĩ thuật TBYT do
các cơ sở đào tạo hợp pháp chuyên ngành trong nước hoặc nước ngoài cấp,
thời gian của khoá đào tạo này ít nhất là một tháng.
- Đối với người đã có thời gian công tác trực tiếp về kĩ thuật, hoặc công
tác quản lí TBYT từ 3 năm trở lên.
Có nhân viên kĩ thuật hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, bảo hành, bảo trì TBYT mà
DN đang kinh doanh.


Đối với hộ kinh doanh cá thể:
Người chịu trách nhiệm chính về kĩ thuật phải có đủ các điều kiện sau:
- Có đủ sức khoẻ.
- Không truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Bằng tốt nghiệp các trường: trung học kỹ thuật y tế, kĩ thuật dược,
trường kĩ thuật y tế.
- Người có bằng tốt nghiệp các trường trung học kĩ thuật khác phải có
chứng chỉ đào tạo về kĩ thuật TBYT do cơ sở đào tạo hợp pháp chuyên ngành
trong nước hoặc nước ngoài cấp, thời gian của khoá đào tạo này ít nhất là 1
tháng.
Điều kiện để đơn vị được phép xuất nhập khẩu TBYT:
- Các DN Việt Nam có chức năng SXKD, có đủ điều kiện để sản xuất,
kinh doanh TBYT và đã được Tổng cục Hải quan cấp mã số DN xuất, nhập
khẩu.
- Các DN SX, KD TBYT có vốn đầu tư nước ngoài có chức năng xuất
nhập khẩu.

- Các DN SX, KD dược phẩm có chức năng xuất, nhập khẩu được phép
nhập khẩu TBYT và hoá chất phục vụ cho sản xuất và kiểm nghiệm dược.
Thẩm quyền và thủ tục cấp số đăng kí lưu hành TBYT:
- Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế) chịu trách nhiệm tiếp
nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định và cấp giấy phép xuất khẩu nhập khẩu và cấp
số đăng kí lưu hành.
- SĐK lưu hành có giá trị 3 năm kể từ ngày cấp.
Kiểm tra thanh tra và xử lí vi phạm:
- Vụ Trang thiết bị và công trình y tế phối hợp với các vụ cục có liên
quan và thanh tra Bộ y tế tổ chức kiểm tra, thanh tra trên phạm vi cả nước.


- Sở Y tế tổ chức kiểm tra thanh tra việc thực hiện các quy định trên
phạm vi địa bàn quản lí.
- Chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh phải chấp hành và tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thanh tra kiểm tra tại cơ sở mình. Nếu vi phạm tuỳ theo
tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu
trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy
định của pháp luật. [4]
Chính sách quốc gia về TBYT đến năm 2010
Nhận thức rõ tầm quan trọng và thực trạng TBYT của nước ta hiện nay, ngày
4/10/2002 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quyết định số 130/2002/QĐTTg về Chính sách Quốc Gia về TBYT giai đoạn 2002-2010.
Chính sách quốc gia về TBYT đến năm 2010 bao gồm các mục tiêu chủ yếu,
những giải pháp tổng thể thuộc các lĩnh vực: quản lí, sản xuất, kinh doanh,
khai thác sử dụng, nghiên cứu khoa học- công nghệ đào tạo nguồn nhân lực
chuyên ngành kĩ thuật TBYT. Trong đó đã xác định rõ mục tiêu chung [21].
“Đảm bảo đủ TBYT cho các tuyến theo quy định của Bộ Y tế. Từng bước
hiện đại hoá TBYT cho các cơ sở y tế nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc
sức khoẻ nhân dân. Phấn đấu đến năm 2010 đạt trình độ kỹ thuật về TBYT
ngang tầm các nước trung bình tiên tiến trong khu vực. Đào tạo đội ngũ cán

bộ kỹ thuật chuyên ngành để khai thác sử dụng bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm
chuẩn TBYT. Phát triển công nghiệp TBYT nhằm nâng cao dần tỷ trọng hàng
hoá sản xuất trong nước và tiến tới tham gia xuất khẩu.”[21]
1.2. CHI PHÍ TRONG KINH DOANH TBYT
Cũng như dược phẩm, TBYT là một loại hàng hoá ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khoẻ của con người. Tuy nhiên xét trên khía cạnh DN, hoạt động kinh
doanh TBYT cũng tuân theo các quy luật kinh tế. Đối với công tác quản lý


DN, các chỉ tiêu về chi phí, lợi nhuận, doanh thu cần được phân tích để đánh
giá hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của DN TBYT.
1.2.1. Chi phí KD, vai trò của phân tích chi phí đối với DN
“Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao
phí về lao động sống và lao động vật hoá mà DN đã bỏ ra có liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định”[10]
DN thương mại chỉ hoạt động trong lĩnh vực mua bán, cung ứng hàng hoá
và cung cấp dịch vụ, không tham gia vào quá trình sản xuất. Các chi phí kinh
doanh được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao
động vật hóa mà DN tiêu dùng trong một kỳ hoạt động kinh doanh. Về thực
chất, chi phí kinh doanh là sự dịch chuyển vốn, chuyển dịch giá trị của các
yếu tố sản xuất kinh doanh vào các đối tượng và được tính bằng giá (giá hàng
hoá, giá dịch vụ) [8]. Việc phân tích các loại chi phí có các vai trò sau:
- Cung cấp thông tin cho quá trình phân tích, kiểm tra đánh giá tình hình
chi phí cấu thành giá thành sản phẩm của DN.
- Cung cấp thông tin cho đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của DN bằng cách phân tích kết cấu chi phí giá thành của sản phẩm với
các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận.
- Cung cấp thông tin cho quá trình xây dựng định mức giá thành sản
phẩm, thông tin cho hoạt động kế hoạch hoá chi phí hoạt động sản xuất kinh
doanh của DN.

- Cung cấp thông tin cho việc ra các quyết định về lựa chọn mặt hàng
kinh doanh. [7]
1.2.2. Các loại chi phí kinh doanh trong DN
Chi phí kinh doanh bao gồm nhiều loại, do đó tuỳ theo mục đính, cần phải
phân loại chúng theo nhiều cách khác nhau. Để phù hợp với mục đích nghiên


cứu, trong đề tài, chỉ đề cập đến cách phân loại chi phí theo nội dung, mục
đích sử dụng của chi phí trong DN.
Một DN thương mại chỉ bao gồm hoạt động mua và bán hàng hoá không qua
chế biến. Vậy giá thành sản phẩm của DN loại này được hình thành theo sơ
đồ sau (Hình 1.3):

G
i¸ vèn
hµng
b¸n


G


thµnh
tiªu


C
F b¸n
hµng vµ
CF

qu¶n lÝ

Gi¸
b¸n
bu«n
b¸n
lÎ.




CF b¸n hµng

CF qu¶n lý

L

îi
nhuËn


L
o¹i
thuÕ

Hình1.3. Chi phí và các yêu tố cấu thành giá của DN


Chi phí mua hàng (giá vốn hàng bán)
- Chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng.

- Chi phí mua hàng hoá, dịch vụ.
- Chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá từ nơi mua hàng về DN.
- Chi phí thuê kho bãi trong quá trình mua hàng.
- Chi phí bảo hiểm hàng hoá, hoa hồng đại lí.
- Các loại thuế trong khâu mua hàng (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế giá trị gia tăng).
- Chi phí hoàn thiện sản phẩm.
- Chi phí bằng tiền khác.
Chi phí bán hàng
- Chi phí về lương và khoản trích theo lương tính vào chi phí của toàn bộ
lao động trực tiếp hay quản lí trong hoạt động bán hàng, vận chuyển hàng hoá
tiêu thụ.
- Chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu dùng trong việc bán hàng như
bao bì sử dụng luân chuyển, các quầy hàng.
- Chi phí khấu hao thiết bị và tài sản cố định dùng trong việc bán hàng
như thiết bị đông lạnh, phương tiện vận chuyển, của hàng, nhà kho.
- Chi phí về công cụ dụng cụ dùng trong việc bán hàng như bao bì sử
dụng luân chuyển, các quầy hàng.
- Chi phí thuê ngoài liên quan đến việc bán hàng như quảng cáo, hội chợ,
bảo trì, bảo hành, khuyến mãi.
- Chi phí khác bằng tiền trong việc bán hàng…


Chi phí quản lí DN
- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí của người
lao động, quản lí ở các bộ phận phòng ban của DN.
- Chi phí vật liệu, năng lượng, nhiên liệu dùng trong hành chính quản trị
văn phòng.
- Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong công việc hành chính quản trị văn
phòng.

- Chi phí khấu hao thiết bị, tài sản cố định khác dùng trong công việc
hành chính văn phòng.
- Chi phí điện, nước, điện thoại, bảo hiểm, phục vụ chung toàn DN.
- Các khoản thuế, lệ phí chưa tính vào giá trị tài sản.
- Các khoản chi phí liên quan đến sự giảm sút giá trị tài sản như dự
phòng nợ phải thu khó đòi, hao hụt trong khâu dự trữ.
Ưu điểm của cách phân loại chi phí này là giúp các nhà quản lí DN có cái
nhìn cụ thể, định lượng các loại chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, tỷ
trọng các khoản mục phí, từ đó có thể đánh giá tính hợp lí của từng khoản
mục phí cấu thành nên giá thành sản phẩm. [7]
1.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DN
Một DN muốn tồn tại và phát triển thì một trong những mục tiêu cuối cùng là
tối đa hoá lợi nhuận. LN là chỉ tiêu quan trọng nhất của toàn bộ kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận của DN có được chủ yếu là thông qua
kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Các nhà quản trị
muốn có hoạt động nâng cao khả năng sinh lời thì cần phải thấy trước được
hoạt động của họ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến LN. Mặt khác, theo phương
trình kinh tế cơ bản: lợi nhuận = doanh thu - chi phí, DN có thể tăng LN nhờ
việc tăng DT hoặc giảm chi phí. Tuy nhiên, DT chỉ là hệ quả của tiết kiệm chi


phí kinh doanh. Do vậy, tiết kiệm chi phí vừa làm tăng LN, vừa nâng cao sức
cạnh tranh cho các DN.[9]
Vì vậy, phân tích chi phí của DN tạo nên giá thành sản phẩm của DN và mối
quan hệ chi phí- doanh thu- lợi nhuận, chính là phân tích ảnh hưởng của chi
phí đến kết quả sản xuất kinh doanh của một DN.
Kết quả sản xuất kinh doanh của DN được đánh giá thông qua một hệ thống
chỉ tiêu phản ánh các mặt khác nhau của kết quả sản xuất kinh doanh. Việc
đánh giá phải đi từ tổng quát đến cụ thể thông qua một hệ thống chỉ tiêu phù
hợp với từng loại hình DN.[9]

1.3.1. Phân tích mối quan hệ Chi phí - Doanh thu - Lợi nhuận.
Theo quan điểm kinh doanh, trong bất kì một loại hình DN nào, thì mỗi khối
lượng sản phẩm sản xuất ra, hay tiêu thụ được đều cần phân tích thành 2
phần:
- Một phần để bù đắp cho toàn bộ chi phí đầu vào.
- Phần còn lại mang lại lợi nhuận cho DN.
Từ đây ta có phương trình kinh tế cơ bản:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí.
Doanh thu là hệ quả của tiết kiệm chi phí. Do vậy, tiết kiệm chi phí vừa trực
tiếp tăng lợi nhuận vừa góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.
Tuy nhiên, để thấy rõ được ảnh hưởng của kết cấu chi phí giá thành sản phẩm
đến kết quả hoạt động kinh doanh, thì phân tích kết cấu chi phí một cách đơn
thuần và tỉ trọng phí là chưa đủ, mà ta phải đặt phân tích chi phí trong mối
quan hệ với doanh thu, lợi nhuận, thông qua một số chỉ tiêu sau:
Tỷ suất phí (TSF):
TSF =

TMF
x100%
DTth.

(TSF: Tỷ suất phí, TMF: Tổng mức phí, DTth.: Doanh thu thuần)


Từ công thức này ta thấy: để thu được 1 đồng doanh thu thì cần bỏ ra bao
nhiêu đồng chi phí. Như vậy, tỷ suất phí càng nhỏ, thì chi phí để thu được 1
đồng doanh thu càng thấp, tức là DN thu được lợi nhuận cao, làm ăn có hiệu
quả.
Lãi suất sản phẩm tiêu thụ:
LS =


LN
x100
TMF

Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 100 đồng tổng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng
LN. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng lớn. Tăng LN,
giảm chi phí sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho DN. [9]
Tóm lại, tiết kiệm chi phí sẽ chính là chìa khoá để DN tồn tại và phát triển.
1.3.2. Phân tích quy mô kết quả hoạt động kinh doanh của DN
Để đánh giá được quy mô kết quả hoạt động kinh doanh của DN, ta dùng chỉ
tiêu giá trị hàng hoá tiêu thụ- doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Giá trị hàng hoá tiêu thụ hay doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là chỉ
tiêu biểu hiện bằng tiền, phản ánh khối lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ mà
DN đã bán ra ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh của DN và đã thu được
tiền dưới mọi hình thức, như: tiền mặt, tiền séc, tín phiếu, ngân phiếu thanh
toán…
Đây là một chỉ tiêu phản ánh quy mô kết quả hoạt động kinh doanh. Doanh
thu bán hàng càng lớn, lợi nhuận cuả DN càng cao. Bởi vậy, chỉ tiêu này là cơ
sở để xác định lãi (lỗ) sau một quá trình kinh doanh của DN.[9]
1.3.3. Phân tích tốc độ tăng trưởng SXKD của DN
Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, các DN không
chỉ quan tâm đến sự tồn tại trong từng thời kì mà điều cốt yếu là sự tăng
trưởng của sản xuất kinh doanh. Bởi vì muốn tồn tại và chiến thắng trong


cạnh tranh thì phải phát triển, phát triển và tồn tại. Vậy, tăng trưởng sản xuất
kinh doanh của DN là biểu hiện mức độ thực hiện chiến lược phát triển gắn
với chiến lược thị trường của DN và chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói
chung. Mức độ thực hiện chiến lược tăng trưởng sản xuất kinh doanh quyết

định sự tồn tại lâu dài của DN trên thị trường. Để đánh giá mức độ thực hiện
chiến lược tăng trưởng sản xuất kinh doanh của DN trong từng thời kì, có thể
sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển của sản xuất kinh doanh sau
đây:
- Tốc độ phát triển định gốc.
- Tốc độ phát triển liên hoàn.
Việc phân tích 2 chỉ tiêu trên, gắn với việc phân tích tình hình lợi nhuận
và chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước để thấy được sự biến động của kết quả sản
xuất kinh doanh, từ đó thấy được mức độ thực hiện chiến lược phát triển gắn
với chiến lược thị trường của DN và chiến lược phát triển kinh tế xã hội. [8]
a/ Phân tích lợi nhuận
Lợi nhuận của DN là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà DN
đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của DN đưa lại.
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả sản xuất kinh
doanh. Phân tích LN bao gồm các chỉ tiêu sau:
Các bộ phận cấu thành lợi nhuận của DN: Do đặc điểm hoạt động SXKD
đa dạng, nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận. Nếu xét theo nguồn
hình thành, lợi nhuận của xí nghiệp bao gồm các bộ phận sau:
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
- Lợi nhuận bất thường.


Phân tích chung tình hình lợi nhuận: Là đánh giá sự biến động lợi nhuận
của toàn DN, từng bộ phận lợi nhuận giữa thực tế với kế hoạch, giữa kì này
với kì trước nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân
ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên.
Phân tích tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận tuyệt đối có thể không phản ánh
đúng mức độ hiệu quả sản xuất kinh doanh, bởi vì chỉ tiêu này không chỉ chịu
sự tác động của bản thân chất lượng công tác cuả DN mà còn chịu ảnh hưởng

của quy mô sản xuất của DN. Chính vì vậy chỉ để đánh giá đúng kết quả kinh
doanh của xí nghiệp cần phải sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận tính bằng %. Có thể tính theo 2 cách :
Tỷ suất lợi nhuận tính tên doanh số bán ra, được xác định bằng công thức:
TSLN =

LN
x100
DT

Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100đ doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng LN.
Hai là, tỷ suất lợi nhuận được tính là tỷ lệ giữa lợi nhuận và giá trị tài sản
thực có của xí nghiệp bằng công thức:
TSLN =

LN
x100
TV

(TV: tổng vốn)
Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100đ vốn bỏ vào đầu tư sau một năm thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn cho phép đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các DN khác nhau về quy mô sản xuất kinh doanh. (Ví dụ như so sánh
hiệu quả của việc kinh doanh thuốc trong các công ty Dược phẩm với việc
kinh doanh mặt hàng TBYT).[9]
b/ Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên



×