Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Phân tích, đánh giá hoạt động đấu thầu thuốc ở một số bệnh viện giai đoạn 2006 20007 và bước đầu áp dụng tin học hỗ trợ hoạt động đấu thầu tại bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

DƯƠNG THÙY MAI

“PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU
THUỐC Ở MỘT SỐ BỆNH VIỆN GIAI ĐOẠN 2006,
2007 VÀ BƯỚC ĐẦU ÁP DỤNG TIN HỌC HỖ TRỢ
HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI BỆNH VIỆN ”

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ DƯỢC HỌC

Hà Nội - 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

DƯƠNG THÙY MAI

“PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU
THUỐC Ở MỘT SỐ BỆNH VIỆN GIAI ĐOẠN 2006,
2007 VÀ BƯỚC ĐẦU ÁP DỤNG TIN HỌC HỖ TRỢ
HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI BỆNH VIỆN ”
(LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ DƯỢC HỌC)



Chuyên ngành

: Tổ Chức Quản Lý Dược

Mã số

: 60.73.20

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ THÁI HẰNG

Hà Nội - 2008


MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

3

1.1. Một số khái niệm chung về đấu thầu
1.2 Quản lý nhà nước về đấu thầu thuốc cho hệ thống cơ sở y tế

5


công lập
1.2.1 Các cơ quan quản lý chức năng

5

1.1.3 Một số văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động đấu thầu thuốc

8

1.1.4 Chức năng nhiệm vụ đấu thầu thuốc của bệnh viện

9

1.3. Tổng quan về thị trường dược phẩm Việt Nam

13

1.3.1 Sự phát triển của thị trường dược phẩm Việt Nam

14

1.3.2 Tình hình thuốc sản xuất trong nước

15

1.3.3 Các biện pháp quản lý giá đã triển khai 2006

16

1.3.4 Tình hình quản lý giá thuốc trên thị trường


19

1.4 Hoạt động đấu thầu thuốc ở bệnh viện

20

1.4.1 Thực trạng hoạt động đấu thầu thuốc ở bệnh viện

20

1.4.2 Thành quả đạt được trong công tác đấu thầu thuốc tại các

23

bệnh viện
1.4.3 Khó khăn, bất cập trong quản lý giá thuốc trúng thầu của

24

các cơ quan chức năng
1.5 Vài nét về tình hình cung ứng thuốc trên thế giới

26

1.6. Công tác tin học hóa hỗ trợ các hoạt động quản lý dược

28

1.6.1 Một số kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản


28

lý bệnh viện đến năm 2006
1.6.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đấu thầu tại

28

một số bệnh viện
1.6.3 Hệ hỗ trợ quyết định
1.7 Các đề tài liên quan tới cung ứng thuốc bệnh viện đã tiến hành

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

28
30


2.1 Đối tượng nghiên cứu

30

2.2 Phương pháp nghiên cứu

30

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Khảo sát và đánh giá hoạt động đấu thầu tại một số bệnh viện

37


giai đoạn 2006, 2007
3.1.1 Chuẩn bị đấu thầu

37

3.1.2 Nội dung hồ sơ mời thầu

39

3.1.3 Thông báo mời thầu

42

3.1.4 Chấm thầu

43

3.1.5 Thời gian đấu thầu

47

3.2 Khảo sát kết quả chấm thầu

48

3.2.1 Tỉ trọng thuốc sản xuất trong nước với thuốc nhập khẩu sử

48


dụng tại các bệnh viện trong 2 năm 2006-2007
3.2.2 So sánh giá thuốc trúng thầu bệnh viện với giá CIF qua 2

49

năm 2006-2007
3.2.3 Khảo sát biến động giá thuốc qua các năm 2006-2007

50

3.3 Xây dựng phần mềm hỗ trợ hoạt động đấu thầu tại bệnh viện

56

3.3.1 Mục tiêu đặt ra khi xây dựng chương trình

56

3.3.2 Nghiên cứu phân tích quy trình hoạt động chấm thầu để xây

56

dựng mô hình tin học hóa
3.3.3 Xây dựng và triển khai chương trình

59

3.3.4 Nội dung chương trình

63


3.3.5 Triển khai thực hiện thử nghiệm

65

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

67

4.1 Hoạt động đấu thầu tại một số bệnh viện giai đoạn 2006, 2007

67

4.2. Khảo sát kết quả thuốc trúng thầu

71

4.3 Xây dựng phần mềm hỗ trợ hoạt động đấu thầu tại bệnh viện

72

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

82


Danh môc ch÷ viÕt t¾t
Tiếng việt
BHYT:


Bảo hiểm y tế

Bv:

Bệnh viện

DM TTY:

Danh mục thuốc thiết yếu

DMT:

Danh mục thuốc

HĐT&ĐT:

Hội đồng thuốc và điều trị

HSMT

Hồ sơ mời thầu

KH&ĐT

Kế hoạch và đầu tư

TƯ:

Trung ương


Tiếng Anh
CIF

Cost, Insurance, Freight
Chi phí, Bảo hiểm, Cước phí

GMP ASIAN

Good manufacture practise ASIAN
Thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn Hiệp hội Đông Nam Á

GMP WHO

Good manufacture practise WHO
Thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn Tổ chức y tế Thế giới

FDA

US Food and Drug Administration

MCA

Medicines Control Agency – United Kingdom
Cơ quan kiểm soát thuốc – Vương Quốc Anh

S.W.O.T:

Strength, weakness, opportunity, threat
(Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa)


TGA

Therapeutic Goods Administration – Australian Govement
(Cục quản lý đăng ký dược phẩm, thiết bị y tế, máu và mô - Úc)

WHO

World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng số

Tên bảng

Bảng 1.1

Tỷ trọng tiền thuốc sản xuất trong nước sử dụng tại BV

24

Bảng 3.2

Yêu cầu chung về tư cách pháp nhân nhà thầu

39

Bảng 3.3


Một số yêu cầu khác trong HSMT

40

Bảng 3.4

Những yêu cầu chung về tiêu chuẩn kĩ thuật của thuốc

41

Bảng 3.5

Tiêu chí chọn thuốc khi chấm thầu

45

Bảng 3.6

Số lượng thành phẩm trong danh mục thuốc cần đấu thầu

46

Trang

qua 2 năm 2006-2007 ở một vài bệnh viện
Bảng 3.7

Trị giá thuốc sản xuất tại Việt Nam sử dụng trong bệnh viện
qua 2 năm 2006-2007


48

Bảng 3.8

Mức % chênh lệch dao động giữa giá thuốc trúng thầu bệnh
viện với giá CIF trong 2 năm 2006-2007

49

Bảng 3.9

Kết quả biến động giá thuốc trúng thầu của 7 nhóm thuốc
năm 2007 so với năm 2006

51

Bảng 4.10

Yêu cầu về tính pháp nhân nhà thầu của một số bệnh viện

70

Bảng 4.11

Yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật của thuốc ở một số bệnh viện

71


DANH MỤC HÌNH

Hình số

Tên Hình

Hình 1.1

Các phương thức đấu thầu

3

Hình 1.2

Quản lý nhà nước về đấu thầu thuốc

7

Hình 1.3

Chức năng chính yếu của khoa Dược

9

Hình 1.4

Quy trình tiến hành đấu thầu thuốc

11

Hình 1.5


Trị giá tiền thuốc sử dụng và tiền thuốc bình quân đầu người (01-07)

14

Hình 1.6

Trị giá thuốc sản xuất trong nước (giai đoạn 2005-2007)

15

Hình 1.7

Mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng của thuốc SX trong nước

15

Hình 1.8

Biến thiên chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm, y tế so với

19

Trang

chỉ số giá tiêu dùng
Hình 1.9

Tỷ trọng tiền thuốc sản xuất trong nước sử dụng tại BV

24


Hình 2.10 Sơ đồ hoạt động đấu thầu thuốc theo quan điểm quản trị hệ
thống

33

Hình 2.11 ứng dụng một số phương pháp nghiên cứu trong luận văn

34

Hình 3.12 Nội dung công việc chuẩn bị đấu thầu

37

Hình 3.13 Xây dựng danh mục thuốc dự thảo thầu

38

Hình 3.14 Sơ đồ tổng quát quy trình xét loại chấm thầu

43

Hình 3.15 Số lượng thuốc trong danh mục cần đấu thầu

46

Hình 3.16 Tỷ trọng giá trị tiền thuốc trong nước và thuốc nước ngoài

48


sử dụng trong bệnh viện qua 2 năm 2006-2007
Hình 3.17 Biến động tăng giá của 6 nhóm thuốc theo tác dụng dược lý
trúng thầu tại bệnh viện năm 2007 so với năm 2006

51

Hình 3.18 Kết quả biến động giá trúng thầu năm 2007 so với năm 2006
theo nguồn gốc sản xuất

52

Hình 3.19 Tỷ lệ phần trăm theo số lượng các mặt hàng thuốc biến động

53


về giá trúng thầu qua 2 năm 2006-2007
Hình 3.20 Tỷ lệ tăng trung bình của giá thuốc trúng thầunăm 2006 so
2007 theo tác dụng dược lý

54

Hình 3.21 Tỷ lệ giảm trung bình của giá thuốc trúng thầu năm 2006 so
2007 theo tác dụng dược lý

55

Hình 3.22 Sơ đồ mô tả Quy trình đấu thầu thông thường

58


Hình 3.23 Sơ đồ tin học hóa một số bước trong quy trình đấu thầu

60

Hình 3.24 Chu trình hoạt động của chương trình hỗ trợ chấm thầu

60

Hình 4.25 Xây dựng danh mục thuốc dự thảo thầu

67


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là một trong những yếu tố chủ yếu nhằm đảm bảo mục tiêu sức
khỏe cho mọi người nên chi phí cho thuốc luôn chiếm tỉ trọng cao trong ngân
sách y tế cũng như trong chi tiêu cho gia đình. Hiện nay chi phí cho thuốc ngày
càng tăng nhanh khiến chi phí cho chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng cao.
Trong thời kì bao cấp, thuốc được cung ứng theo kế hoạch với giá của nhà
nước, tuy tình hình khan hiếm thuốc là nhiều, song đã đảm bảo được chất lượng
và giá cả phù hợp cho những nhu cầu tối cần thiết trong công tác phòng chữa
bệnh. Khi chuyển sang nền kinh tế mới, chính sách xóa bỏ bao cấp và xóa bỏ chế
độ bù lỗ đã trả lại thuộc tính hàng hóa cho thuốc và giá thuốc dần phản ánh đúng
giá trị của nó.
Tuy hiện nay đã bước vào nên kinh tế thị trường, song hệ thống khám
chữa bệnh của nước ta chủ yếu vẫn là loại hình công lập của nhà nước. Chi phí
cho thuốc trong khám chữa bệnh phần lớn vẫn là chi phí tính trên giá thuốc các

bệnh viện công lập mua của các công ty. Do hạn chế về nhân lực và năng lực
quản lý, tình trạng giá thuốc sử dụng tại các bệnh viện chênh lệch cao so với
ngoài thị trường và ngay giữa các bệnh viện với nhau diễn ra khá phổ biến.
Bên cạnh đó mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng đã tác động không
nhỏ vào việc đẩy giá thuốc tăng cao tới bất hợp lý khiến sự công bằng trong tiếp
cận với thuốc cho đa số nhân dân, đặc biệt là người nghèo không được đảm bảo.
Thực tế nguồn kinh phí hạn hẹp nhiều lúc lại đang được chi dùng một cách
không hiệu quả trong việc tiêu dùng thuốc
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, công
tác đấu thầu thuốc bệnh viện đã có những cải tiến không ngừng về tổ chức, quản
lý cũng như trình độ chuyên môn của người thực hiện đấu thầu thuốc. Từ thông
tư 20 - năm 2005 và sau đó là thông tư liên tịch 10-2007 của Bộ Y tế hướng dẫn
và quy định các bệnh viện khi mua thuốc đều phải tiến hành đấu thầu rộng rãi và


2

có báo cáo kết quả trúng thầu lên Bộ phê duyệt đã phần nào hạn chế tình trạng
trên. Song thực tế đây vẫn là một trách nhiệm nặng nề với khối lượng công việc
khổng lồ trong tình trạng luôn thiếu thốn nhân lực, vật lực như hiện nay.
Với mong muốn khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động đấu thầu thuốc tại
một vài bệnh viện công, đề tài “Phân tích, đánh giá hoạt động đấu thầu thuốc
ở một số bệnh viện giai đoạn 2006, 2007 và bước đầu áp dụng tin học hỗ trợ
hoạt động đấu thầu” được tiến hành nhằm các mục tiêu sau:
1. Khảo sát hoạt động đấu thầu thuốc tại một số bệnh viện giai đoạn 2006, 2007;
2. Bước đầu xây dựng giải pháp tin học hỗ trợ hoạt động đấu thầu nhằm thắt

chặt công tác quản lý và nâng cao hiệu quả đấu thầu.

.



3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 Một số khái niệm chung về đấu thầu: theo Luật đấu thầu số
61/2005/QH11 và Nghị định 58/2008/ND-CP
• Đấu thầu: là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời
thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án theo quy định của nhà nước trên cơ
sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế
• Hoạt động đấu thầu bao gồm các hoạt động của các bên liên quan trong quá
trình lựa chọn nhà thầu
• Các phương thức đấu thầu

Các Phương Thức
Đấu Thầu

Phương thức đấu
thầu một túi hồ sơ

Phương thức đấu
thầu hai túi hồ sơ

Phương thức đấu
thầu hai giai đoạn

Hình 1.1 Các phương thức đấu thầu
Phương Thức
Đấu Thầu
Đấu thầu một túi hồ sơ

Đấu thầu hai túi hồ sơ

Phạm Vi Áp Dụng
- Đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói
thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC
- Đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế trong
đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
- Đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói

Đấu thầu hai giai đoạn thầu mua sắm hàng hóa,xây lắp, gói thầu EPC
có kỹ thuật,công nghệ mới, phức tạp, đa dạng.


4

• Các hình thức lựa chọn nhà thầu:

CÁC HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU

 Đấu thầu rộng rãi
• Không hạn chế số lượng tham gia của nhà thầu ,
• Trong HSMT không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm
hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho
một hoặc một số nhà thầu nhằm gây ra sự cạnh tranh không

 Đấu thầu hạn chế
• Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài.
• Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính
đặc thù mà chỉ một số nhà thầu có khả năng đáp ứng
• Gúi thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm

 Chỉ định thầu
• Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay.
• Do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài.
• Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia, dự án cấp bách.
• Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để duy tu, mở
rộng công suất cần đảm bảo tính tương thích của thiết bị, công
nghệ.
• Gói thầu dịch vụ tư vấn có gia gói thầu dưới 500 triệu đồng,
gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới 1tỷ
đồng thuộc dự án đầu tư phát triển, gói thầu mua sắm hàng
hóa có giá gói thầu dưới 100 triệu đồng thuộc dự hoặ dự

 Mua sắm trực tiếp
• Khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự được
ký trước đó không quá 6 tháng.
 Chào hàng cạnh tranh
• Gói thầu dưới 2 tỷ đồng.
• Đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng
 Tự thực hiện
• Chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để
thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng.
• Đơn vị giám sát và thực hiện gói thầu phải độc lập với
chủ đầu tư về tổ chức và tài chính.
 Lựa chọn nhà thầu trong các trường hợp đặc biệt
• Gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các
hình thức lựa chọn nhà thầu quy định


5


• Đấu thầu thuốc: Trong đấu thầu thuốc, tiêu chí giá không phải là điều kiện
tiên quyết mà thuốc cần phải được lựa chọn, sử dụng an toàn, hợp lý, có hiệu
quả trong chữa bệnh và phải luôn đảm bảo chất lượng cao nhất trong khoảng
kinh phí cho phép
• Các hình thức thường áp dụng trong ngành dược là [20]:
TT Hình thức
1

Đấu thầu rộng rãi

Áp dụng
Được áp dụng tại tất cả các bệnh viện trong
mua sắm thuốc thuộc danh mục thuốc thiết
yếu

2

Chỉ định thầu

Với những biệt dược được Bộ Y tế cho phép
nhập khẩu không cần Visa(thuốc đặc trị, thiên
tai…)

3

Mua săm trực tiếp

Chủ yếu dùng trong pha chế

4


Chào hàng cạnh tranh

Đối với các thuốc được phép mua ngoài thầu,
đấu thầu bổ xung do nhu cầu điều trị

• Phương thức đấu thầu: thường áp dụng phương pháp một túi hồ sơ.
• Giá CIF: (Cost Insurance Freight) Là giá đã bao gồm giá trị thuốc tính theo giá
bán của nước xuất khẩu, chi phí bảo hiểm, cước phí vận chuyển từ nước xuất
khẩu đến cảng Việt Nam và không bao gồm thuế nhập khẩu (nếu có)

1.2. Quản lý nhà nước về đấu thầu thuốc cho hệ thống cơ sở y tế công lập
1.2.1 Các cơ quan quản lý chức năng
A. Quản lý giá thuốc
1. Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ tài chính, Bộ công thương và các Bộ, ngành liên
quan:
• Chỉ đạo, hướng dẫn Sở Y tế và các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ
thuốc, các cơ sở KCB triển khai thực hiện các hướng dẫn tại thông tư 11 và các
văn bản quy phạm pháp quy có liên quan về quản lý giá thuốc.


6

• Định kỳ 1 năm một lần, thống nhất danh sách và thông báo bằng văn bản danh
sách các nước trong khu vực thuộc phạm vi tham khảo giá thuốc để các cơ sở
thực hiện việc kê khai giá thuốc theo hướng dẫn.
• Định kỳ 1 năm một lần công bố giá thuốc do ngân sách nhà nước và Quỹ bảo
hiểm y tế chi trả, công bố giá tham khảo các mặt hàng trúng thầu kỳ trước của
các cơ sở KCB. Trường hợp có diễn biến bất thường về giá thuốc, tiến hành
công bố giá tối đa để b́ nh ổn thị trường thuốc.

2. Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bộ Công thương:
• Theo thẩm quyền chỉ đạo của các cơ quan Y tế, Tài chính, Quản lý thị trường
các cấp thường xuyên phối hợp thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định
của pháp luật về lưu thông, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và quy định của pháp
luật về quản lý giá thuốc.
3. Bộ Y tế ủy quyền cho Cục quản lý Dược Việt Nam:
• Chủ trì, phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại các nước định kỳ khảo sát giá
thuốc tại các nước trong khu vực để phục vụ công tác quản lý nhà nước về giá
thuốc trong nước.
• Cập nhật, thông báo công khai giá thuốc do các cơ sở kê khai trên trang thông
tin điện tử của Cục quản lý Dược Việt Nam, tạp chí chuyên ngành, các phương
tiện thông tin đại chúng phù hợp khác.
4. Bộ Tài chính ủy quyền cho:
• Tổng cục Hải quan cung cấp thông tin giá CIF thực tế của các thuốc nhập khẩu,
lưu hành tại thị trường Việt Nam gửi về Cục quản lý Dược Việt Nam.
• Tổng cục Thuế chỉ đạo cơ quan thuế ở địa phương kiểm tra tình hình thực tế chế
độ hóa đơn chứng từ của các cơ sở kinh doanh thuốc thuộc địa bàn quản lý.
5. Bộ Công thương
• Phối hợp các ngành, địa phương trong việc chống đầu cơ lũng đoạn thị trường
đẩy giá thuốc lên cao thu lợi bất chính.


7

• Kiểm tra, giám sát hoạt động cạnh tranh, chống độc quyền và các hành vi vi
phạm pháp luật cạnh tranh.
B. Quản lý hoạt động đấu thầu thuốc vào hệ thống cơ sở y tế công lập

Luật đấu thầu
BỘ Y TẾ

Cục quản lý Dược
Thông Tư
Liên Tịch

Đ.THẦU THUỐC
BỆNH VIỆN

BỘ KH & ĐẦU TƯ
Vụ QL Đấu thầu

Thông Tư
Liên Tịch

BỘ CÔNG THƯƠNG
BỘ TÀI CHÍNH

Quản lý cấp nhà nước
Hình 1.2: Quản lý nhà nước về đấu thầu thuốc
1. Bộ Y tế phối hợp các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có cơ sở y
tế công lập và các đơn vị liên quan:[25]
• Tổ chức kiểm tra về đấu thầu mua thuốc đối với cơ sở y tế công lập thuộc
phạm vi quản lý.
• Thanh tra các Bộ, Ngành, Thanh tra Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính thực hiện thanh tra việc đấu thầu thuốc của các cơ sở y tế công lập theo
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của pháp luật.


Các Bộ, Ngành (Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Vụ quản lý đấu
thầu...) kết hợp để đưa ra các văn bản pháp quy, các nghị định, các thông tư
liên tịch, quy chế, chỉ thị để quản lý, điều chỉnh công tác và các hoạt động y

tế trong đó bao gồm cả hoạt động đấu thầu sao cho phù hợp.


8

2. Trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
• Bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt
động đấu thầu.
• Thẩm định kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu thuộc
thẩm quyền xem xét, quyết định của TTCP.
• Xây dựng và quản lý tờ báo về đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu
và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
• Làm đầu mối giúp chính phủ, thủ tướng chính phủ hợp tác quốc tế về lĩnh
vực đấu thầu.
• Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác
đấu thầu.
• Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.
1.2.2 Một số văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động đấu thầu thuốc
A. Hoạt động đấu thầu và cung ứng thuốc tại các cơ sở y tế công lập:
• Luật đấu thầu số 61/2005/QH có hiệu lực từ ngày 01/04/2006 quy định về
các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ mua sắm hàng
hóa, xây lắp.
• Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi
hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng.
• Thông tư liên tịch của Bộ Y tế, Bộ Tài chính số 10/2007/TTLT-BYT-BTC
ngày 10/8/2007 hướng dẫn thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ
sở Y tế công lập.
• Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
• Pháp lệnh giá số 40/2002/UBTVQH10;
• Nghị định số 79/2006/NĐ- CP của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một

số điều của Luật Dược;


9

• Nghị định số 170/2003/NĐ- CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ qui định
một số điều của Pháp lệnh giá;
• Nghị định số 116/2005/NĐ- CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ qui định chi
tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh;
• Nghị định số 169/2004/NĐ- CP ngày 22/9/2004 qui định xử phạt hành chính
trong lĩnh vực giá cả;
• Nghị định số 45/2005/NĐ- CP ngày 6/4/2005 qui định xử phạt hành chính
trong lĩnh vực y tế;
• Thông tư liên tịch số 11/2007/TTLT- BYT- BTC- BCT ngày 31/8/2007
hướng dẫn quản lý nhà nước về giá thuốc dùng cho người;
• Quyết định số 06/2005/QĐ- BTC ngày 18/1/2005 của Bộ Tài chính về việc
ban hành qui chế tính giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ;
• Thông tư số 134/2007/TT- BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính hướng
dẫn Nghị định số 24/2007/NĐ- CP qui định chi tiết thi hành Luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp.
1.2.3Chức năng nhiệm vụ đấu thầu thuốc của bệnh viện
Lựa chọn

Sử dụng

Quản lý
sd thuốc

Mua hàng


Cấp phát

Hình 1.3: Chức năng cung ứng thuốc của khoa Dược
Sau khi đã xây dựng được danh mục thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật
của bệnh viện, phác đồ điều trị, việc mua sắm thuốc mang tính chất quyết dịnh
đảm bảo danh mục thuốc được lựa chọn luôn sẵn có, chất lượng cao trong


10

nguồn kinh phí cho phép. Chính vì thế đây là hoạt động góp phần quyết định
không nhỏ tới chất lượng cung ứng thuốc của một khoa dược bệnh viện
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, công
tác đấu thầu thuốc bệnh viện đã có những cải tiến không ngừng về tổ chức,
quản lý cũng như trình độ chuyên môn của người thực hiện đấu thầu thuốc.
Trong đó nhiệm vụ chính của khoa dược trong công tác đấu thầu thuốc bao
gồm:
• Xây dựng & Bổ xung danh mục thuốc bệnh viện để trình hội đồng thuốc và
điều trị
• Xây dựng tính toán nhu cầu sử dụng trong kỳ thầu sắp tới
• Xây dựng bảng giá dự kiến cho các thuốc đấu thầu
• Xây dựng hồ sơ mời thầu
• Tổ chức hoạt động đấu thầu: Mở thầu, đóng thầu, tổ chức hội đồng chấm thầu
• Tổng kết, trình phê duyệt kết quảư
• Giám sát kết quả đấu thầu. Triển khai tiếp nhận, thực hiện mua sắm theo kết
quả đấu thầu
1.2.3.1 Mô hình bệnh tật [2] [3]:
• Mỗi cơ sở khám chữa bệnh có chức năng và nhiệm vụ riêng phù hợp với
qui mô tổ chức của mình, do đó đặc điểm mô hình bệnh tật cũng khác
nhau.

• Mô hình bệnh tật là cơ sở căn cứ đầu tiên để xây dựng danh mục thuốc
bệnh viện


11

Quy trỡnh u thu chung ca cỏc bnh vin ó c hng dn c th trong
Thụng t 10 c th hin trờn s sau

Lập kế hoạch đấu thầu
Chuẩn bị đấu thầu

Lập hồ sơ mời thầu
Thông báo mời thầu
Phát hành hồ sơ mời thầu

Tổ CHứC ĐấU THầU

Lập tổ chuyên gia xét thầu
Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu
xét thầu

Đánh giá chi tiết hồ sơ dự
Báo cáo kết quả đấu thầu
Tính pháp lý

Thẩm định và phê
duyệt kết quả đấu



Quy trình
KQĐT (được và tồn tại)
Tên nhà thầu trúng thầu

Công bố kqđt

Giá trúng thầu
Loại hợp đồng, thời gian thực

Hoàn thiện hợp đồng

Chi tiết hóa
Các xem xét khác

Ký hợp đồng

Hỡnh 1.4 Quy trỡnh tin hnh u thu thuc


12

1.2.3.2 Danh mục thuốc bệnh viện[16]
• Nhiệm vụ đầu tiên của HĐT&ĐT là xây dựng danh mục thuốc bv
• Danh mục thuốc bệnh viện là sự cộng tác chặt chẽ giữa cán bộ Y và Dược
trong bệnh viện. Đó là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ động, có kế
hoạch cho nhu cầu điều trị hợp lí, an toàn, có hiệu lực phù hợp với khả
năng khoa học kĩ thuật và kinh phí của bệnh viện.
• Danh mục thuốc bệnh viện là văn bản có ý nghĩa pháp lý sâu sẵc về mặt
khoa học y học,về kinh nghiệm chuyên môn, về kinh tế và về Y đức
• Căn cứ để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện là :

-

Mô hình bệnh tật tại bệnh viện,

-

Phác đồ điều trị, thống kê nhu cầu sử dụng tại các khoa phòng

-

Các thống kê chi phí thuốc,

-

Danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc dùng cho các cơ sở
khám chữa bệnh, danh mục thuốc bảo hiểm y tế

-

Khả năng kinh phí của bệnh viện

1.2.3.4 Hội đồng thuốc và điều trị [9] [16] :
Bộ y tế đã ban hành Thông tư số 08/BYT-TT ngày 4/7/1997 hướng dẫn việc
tổ chức chức năng nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị ở bệnh viện dể
thực hiện chỉ thị 03/BYT-CT ngày 25/2/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
chấn chỉnh công tác cung ứng quản lí và sử dụng thuốc tại bệnh viện
 Tổ chức hội đồng thuốc và điều trị :
• Chủ tịch Hội đồng : là lãnh đạo bệnh viện phụ trách chuyên môn
• Phó chủ tịch Hội đồng kiêm uỷ viên thường trực là dược sĩ trưởng khoa dược
• Thư kí hội đồng là trưởng phòng kế hoạch tổng hợp

• Các uỷ viên: uỷ viên thường xuyên và uỷ viên không thường xuyên
• Hội đồng họp ít nhất mỗi tháng một lần và những khi cần thiết.
 Chức năng :


13

• Tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và
điều trị. Thực hiện tốt chính sách Quốc gia về thuốc trong bệnh viện.


Nhiệm vụ Hội đồng thuốc và điều trị :
• Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt các qui định cơ bản về cung ứng,
quản lí và sử dụng thuốc của bệnh viện
• Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt danh mục thuốc dùng cho bv
• Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt qui trình cấp phát thuốc, theo dõi
dùng thuốc đồng thời giúp giám đốc kiểm tra việc thực hiện khi qui
trình trên được phê duyệt
• Giám sát kê đơn hợp lí
• Tổ chức theo dõi các phản ứng có hại và các vấn đề liên quan đến thuốc
trong bệnh viện
• Tổ chức thông tin về thuốc
• Tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo kiến thức về thuốc
• Thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sĩ với bác sĩ kê đơn
và với y tá điều dưỡngtrong sử dụng thuốc cho người bệnh
• Trưởng khoa Dược chuẩn bị tài liệu về thuốc cho các buổi họp của hội
đồng thuốc gồm danh mục thuốc, giá cả và số lượng đã tiêu thụ, các tài
liệu liên quan đến chủ đề cuộc họp .

1.3. Tổng quan về thị trường dược phẩm Việt Nam

Trên thực tế, đấu thầu chỉ là chọn ra nhà thầu có uy tín với giá cả hợp lý nhất sẵn
có trên thị trường. Vì vậy kết quả đấu thầu gần như hoàn toàn phụ thuộc vào bản
thân thị trường dược phẩm, từ khâu chất lượng tới giá cả.
Với thị trường thuốc ngày càng phát triển phong phú, cạnh tranh lành mạnh, sẽ dễ
dàng hơn trong việc chọn lựa được nhiều loại thuốc tốt với giá cả hợp lý. Còn khi
bản thân thị trường không được quản lý chặt chẽ, giá cả bị thả nổi, tăng cao; việc đấu
thầu cũng không cho kết quả gì đáng kể.


14

1.3.1 Sự phát triển của thị trường dược phẩm Việt Nam
Trong những năm gần đây thị trường thuốc Việt Nam tăng trưởng ổn định với tốc
độ tăng trưởng là trên 16% và tính tới thời điểm 1/10/2007, Cục Quản lý dược Việt
Nam đã tiến hành cấp 18018 số đăng ký thuốc nhập khẩu và thuốc sản suất tại Việt
Nam tương ứng gần 25.000 mặt hàng thuốc lưu hành trên thị trường Việt Nam.[11]
NghìnUSD

USD

1000

817.396

8.6
707.535

525.807

7.6

608.699

6.7

6
472.356

200

11.23

9.85

800

400

13.39
1,166.54

1200

600

16

Tæng trÞ gi¸ tiÒn thuèc sö dông
B×nh qu©n tiÒn thuèc ®Çu ng­êi

956.353


1400

14
12
10
8
6
4
2

0

0
2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

(Nguồn: Cục Quản lý Dược )
Hình 1.5: Trị giá tiền thuốc sử dụng và tiền thuốc bình quân đầu người (2001-2007)

Nguyên nhân của sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường dược phẩm
nước ta một phần là do nền kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng cao (trung bình
7-8%/năm). Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 đạt 835 USD.
Do mức sống tăng cao, người dân có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Điều này được thể hiện rõ qua mức tăng chi phí tiền thuốc bình quân đầu người
của nước ta trong vòng 7 năm, tiền thuốc bình quân đầu người ở nước ta đã tăng
2,12 lần, đặc biệt trong 3 năm gần đây với mức tăng trưởng 1,65 lần.
Theo dự kiến đến năm 2008, tiền thuốc bình quân đầu người sẽ đạt 15,20
USD. Bên cạnh đó một phần còn do giá thuốc ngày một tăng khiến chi phí cho
thuốc cũng bị đội lên


15

1.3.2 Tình hình thuốc sản xuất trong nước
Trị giá thuốc sản xuất trong nước tăng trung bình khoảng 19%/năm, đáp ứng
được 52,85% tính theo giá trị nhu cầu sử dụng thuốc và đáp ứng 26/27 nhóm tác
dụng dược lý theo phân loại của WHO. Trong những năm qua, mức độ đáp ứng
nhu cầu sử dụng thuốc của ngành sản xuất trong nước tăng đều đặn [18]

Doanh thu
(1000USD)

Hình 1.6: Trị giá thuốc sản xuất trong nước (giai đoạn 2005-2007)
(Nguồn: Cục Quản lý Dược Việt Nam)
Dự kiến năm 2008, trị giá thuốc sản xuất trong nước đạt 656.347 tỉ USD
(chiếm 55% tổng nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân).
Theo chiến lược phát triển ngành dược, nước ta phấn đấu đến năm 2010 sẽ
đáp ứng được 60% nhu cầu thuốc trong nước.
60%

48.34

50%
40%

36.10

38.10

39.74

49.71

52,85

2006

2007

43.24

30%
20%
10%
0%
2001

2002

2003


2004

2005

Hình 1.7: Mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của ngành SX trong nước
(Nguồn: Cục Quản lý Dược)
Trong cả nước có 172 cơ sở sản xuất thuốc:


16

• 93 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược
• 78 doanh nghiệp sản xuất đông dược
• 06 viện nghiên cứu/doanh nghiệp sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế.
Trong 93 doanh nghiệp sản xuất tân dược có 76 doanh nghiệp đạt GMP (52
doanh nghiệp đạt GMP-WHO và 24 doanh nghiệp đạt GMP-ASEAN) chiếm gần
90% tổng giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước và 21 doanh nghiệp chưa đạt tiêu
chuẩn GMP.
Với việc triển khai GMP, các doanh nghiệp trong nước phải đầu tư về vốn và
nhân lực, trong đó phải nhập khẩu thiết bị hiện đại, mua dây chuyền công nghệ
cũng như tăng cường sản xuất nhượng quyền các sản phẩm công nghệ cao nhằm
sản xuất sản xuất thuốc có chất lượng ổn định.
Các phòng kiểm tra chất lượng của các nhà máy GMP được đầu tư trang thiết
bị đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào cũng như kiểm tra
chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường trong đó có 72 doanh nghiệp sản
xuất thuốc tại Việt Nam có phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP.
Nhờ đó thuốc sản xuất trong nước đã đa dạng về chủng loại, phong phú về
mẫu mã có đủ các nhóm thuốc dung dịch tiêm truyền, thuốc tiêm, thuốc kháng
sinh, thuốc tiêm nột đông khô, viên nang mềm, viên sủi bọt…

Ngành dược Việt Nam với năng lực sản xuất thuốc ngày càng phát triển đã và
đang chiếm được uy tín trên thị trường dược phẩm trong nước. Điều này được
chứng minh qua tỷ trọng thuốc sản xuất tại Việt Nam được sử dụng tại các bệnh
viện. [31]
1.3.3 Các biện pháp quản lý giá đã triển khai năm 2007[11]:
(1) Phát triển nguồn cung để đảm bảo quân bình cung cầu:
• Thông qua việc tăng cường nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký, nhập khẩu
song song; cấp số đăng ký lưu hành thuốc và khuyến khích gia công thuốc để
hạn chế độc quyền tăng giá.


×