ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SỬ
BÀI TIỂU LUẬN MÔN ĐỊA LÍ DU LỊCH
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐI DU LỊCH
VÀO KÌ NGHỈ HÈ CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Giảng viên giảng dạy: Lê Thị Ngọc Anh
Sinh viên thực hiện: Đặng Minh Vương
Nguyễn Thị Yến Nhi
Lớp: C15DL01
Khóa: 2015-2018
Hệ: Chính quy
Bình Dương, ngày 29 tháng 09 năm 2017
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này, cho phép chúng tôi được bày tỏ lời cảm ơn tới ban
lãnh đạo nhà trường Trường Đại Học Thủ Dầu Một, ban lãnh đạo khoa Sử và các bạn
trong lớp C15DL01 đã tạo mọi điều kiện cho chúng tôi có một môi trường học tập tốt,
cơ sở vật chất và trang thiết bị được đảm bảo.
Cho phép chúng tôi gửi lời cảm ơn đặc biệt đến cô Lê Thị Ngọc Anh, cô đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ và định hướng cho chúng tôi trong suốt quá trình hoàn thành bài tiểu
luận này.
Do thời gian của chúng tôi có hạn, cũng như kinh nghiệm làm bài tiểu luận còn
hạn chế nên bài tiểu luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định.
Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của cô cùng toàn
thể các bạn lớp C15DL01 để chúng tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của
mình và phục vụ tốt hơn cho những môn học tiếp theo.
Chúng tôi xin chúc quý thầy cô và tập thể lớp Cao đẳng sư phạm địa lý năm học
2016 - 2017 có thật nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Thủ Dầu Một, ngày 29 tháng 09 năm 2017
Người nghiên cứu
Đặng Minh Vương
Nguyễn Thị Yến Nhi
i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
ii
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... i
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn ............................................................................. ii
Danh mục bảng và hình ............................................................................................... iii
A. PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2
4. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2
5. Quan điểm nghiên cứu ....................................................................................... 2
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2
7. Cấu trúc đề tài ......................................................................................................3
B. PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN NHU CẦU ĐI DU LỊCH ..........................................4
1.1. Khái niệm du lịch ........................................................................................... 4
1.2. Khái niệm nhu cầu du lịch............................................................................. 4
1.2.1. Khái niệm nhu cầu du lịch..................................................................... 4
1.2.2. Phân loại nhu cầu du lịch của sinh viên ................................................ 5
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch ............................................... 5
1.3.1. Nhân tố khách quan ............................................................................... 5
1.3.2. Nhân tố chủ quan................................................................................... 6
Tiểu kết ............................................................................................................ 6
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐI DU LỊCH VÀO KÌ NGHỈ HÈ CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT .............................................. 7
2.1. Khái quát về trường và sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một .............. 7
2.2. Thực trạng nhu cầu đi du lịch vào kì nghỉ hè của sinh viên trường Đại học
Thủ Dầu Một................................................................................................... 8
2.2.1. Nhu cầu cơ bản (thiết yếu) .................................................................... 8
2.2.2. Nhu cầu đặc trưng ............................................................................... 14
2.2.3. Nhu cầu bổ sung .................................................................................. 16
Tiểu kết .......................................................................................................... 18
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐI DU LỊCH VÀO
KÌ NGHỈ HÈ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ............ 19
C. PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................... 20
D. PHỤ LỤC ............................................................................................................... 21
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 30
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
1. Danh mục bảng
Trang
Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng sinh viên các khoa của trường Đại học Thủ Dầu
Một năm học 2016 – 2017 .......................................................................................... 7
2. Danh sách hình
Trang
Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ nhu cầu của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu
Một đi du lịch vào kì nghỉ hè theo các khóa học ............................................... 8
Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ nhu cầu về khoảng cách đi du lịch của sinh viên
trường Đại học Thủ Dầu Một vào kì nghỉ hè ..................................................... 9
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện nhu cầu về thời gian sinh viên trường Đại học Thủ
Dầu Một đi du lịch vào kì nghỉ hè ................................................................... 10
Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện cơ cấu chi phí cho một chuyến đi du lịch của sinh
viên trường Đại học Thủ Dầu Một vào kì nghỉ hè năm 2017 .......................... 10
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện nhu cầu sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một đi
du lịch theo hình thức tổ chức .......................................................................... 11
Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện nhu cầu về phương tiện di chuyển của sinh viên
trường Đại học Thủ Dầu Một sử dụng khi đi du lịch....................................... 11
Hình 2.7. Biểu đồ thể hiện nhu cầu nơi lưu trú của sinh viên trường Đại học
Thủ Dầu Một khi đi du lịch .............................................................................. 12
Hình 2.8. Biểu đồ thể hiện nhu cầu ẩm thực của sinh viên trường Đại học Thủ
Dầu Một khi đi du lịch ..................................................................................... 13
Hình 2.9. Biểu đồ thể hiện mục đích đi du lịch vào kì nghỉ hè của sinh viên
trường Đại học Thủ Dầu Một ........................................................................... 14
Hình 2.10. Biểu đồ thể hiện nhu cầu trò chơi của sinh viên trường Đại học Thủ
Dầu Một khi đi du lịch ..................................................................................... 15
iii
Hình 2.11. Biểu đồ thể hiện nhu cầu về điểm du lịch của sinh viên trường Đại
học Thủ Dầu Một được xác định thông qua các nguồn ................................... 16
Hình 2.12. Biểu đồ thể hiện nhu cầu quà lưu niệm của sinh viên trường Đại học
Thủ Dầu Một khi đi du lịch .............................................................................. 16
Hình 2.13. Biểu đồ thể hiện về đối tượng chia sẻ điểm du lịch của sinh viên
trường Đại học Thủ Dầu Một sau khi đi du lịch .............................................. 17
iv
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và nền kinh
tế ngày càng đạt được nhiều thành tựu to lớn. Bên cạnh đó, đời sống con người ngày
càng được nâng cao, họ không những có nhu cầu đầy đủ về vật chất mà còn có nhu cầu
được thỏa mãn về tinh thần như vui chơi, giải trí và đi du lịch. Và bản thân của mỗi sinh
viên như chúng tôi đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước nói
chung và đang theo học tại trường Đại học Thủ Dầu Một nói riêng; sau một thời gian
học tập căng thẳng, chúng tôi cũng muốn tìm cho mình những hoạt động vui chơi, giải
trí phù hợp để giải tỏa căng thẳng của mình.
Nắm bắt được nhu cầu này, hầu hết các tập thể lớp, Đoàn - Hội cũng như các câu
lạc bộ trực thuộc tại các khoa, câu lạc bộ trực thuộc trường, thường tổ chức những buổi
dã ngoại hoặc những chuyến đi du lịch ngắn ngày đan xen là những hoạt động tình
nguyện của câu lạc bộ, Đoàn-Hội,... Bên cạnh mục đích là giải trí, những chuyến đi này
còn giúp sinh viên chúng tôi nâng cao tinh thần đoàn kết cũng như lĩnh hội thêm những
kiến thức và kỹ năng để chúng tôi áp dụng trong cuộc sống mà chúng tôi chỉ được học
thông qua sách vở.
Đối với sinh viên, có thể nói, nhu cầu du lịch là rất cao, những chuyến đi như thế
này, hết sức cần thiết và bổ ích, đặc biệt, là vào kì nghỉ hè, nhu cầu này ngày càng được
nâng cao. Bên cạnh việc giải trí, sinh viên chúng tôi cũng quan tâm đến chất lượng dịch
vụ của những địa điểm du lịch như phương tiện phục vụ đi lại, nơi nghỉ ngơi, nơi ăn
uống… Điều quan trọng nhất đối với sinh viên là chi phí phải bỏ ra cho một chuyến du
lịch, dã ngoại bao nhiêu là hợp lí.
Thông qua phiếu khảo sát, đối tượng là sinh viên đang theo học tại trường Đại học
Thủ Dầu Một, chi phí mà các bạn bỏ ra cho một chuyến đi là ở một mức nhất định. Nên
khi tổ chức cho một chuyến đi, thay vì người tổ chức liên hệ đến các công ty du lịch theo
tuor với giá thành cao, thì họ lại tự liên hệ trực tiếp đến các dịch vụ về phương tiện đi
lại, tìm những nơi nghỉ ngơi và ăn uống với chi phí hợp lí, những địa điểm đến với chất
lượng dịch vụ tốt và phù hợp với nhu cầu nghỉ dưỡng nói chung và nhu cầu học tập của
1
sinh viên nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng về nhu cầu đi du lịch vào kì nghỉ hè
của sinh viên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng nhu cầu đi du lịch vào kì nghỉ
hè của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một”.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho chúng tôi đó là, cần phân tích được thực trạng về
nhu cầu đi du lịch vào kì nghỉ hè của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một, tìm hiểu
và làm rõ nguyên nhân dẫn đến những thực trạng trên và đưa ra những định hướng và
giải pháp phù hợp để giúp sinh viên có những chuyến du lịch đáp ứng được nhu cầu của
sinh viên hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: Trong khuôn khổ của một bài tiểu luận, để có thể nghiên
cứu sâu và chi tiết hơn, bài tiểu luận chỉ tập trung vào khảo sát thực trạng về nhu cầu đi
du lịch vào kì nghỉ hè của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một. Từ đó, chúng tôi sẽ
gửi phiếu khảo sát online cho các sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một, kết quả nhận
được 144 sinh viên cung cấp thông tin.
Về thời gian nghiên cứu: từ ngày 06 tháng 09 năm 2017 đến ngày 16 tháng 09 năm
2017
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một
5. Quan điểm nghiên cứu
Bài tiểu luận vận dụng các quan điểm nghiên cứu: quan điểm tổng hợp, quan
điểm hệ thống.
6. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận, bài tiểu luận sử dụng khung lý thuyết về truyền thông để
làm cơ sở và nền tảng vững chắc.
Về phương pháp thực tiễn, trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bài tiểu luận,
chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phương pháp thu thập và phân tích tài
liệu,... có liên quan đến đề tài.
2
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: chúng tôi đã tiến hành khảo sát thông
qua phiếu khảo sát “Thực trạng đi du lịch vào kì nghỉ hè của sinh viên trường Đại học
Thủ Dầu Một”, gồm 144 sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một trải dài hầu hết các khoa
của trường và chúng tôi tiến hành kiểm phiếu để sàng lọc ra những phiếu hợp lệ, cung
cấp đầy đủ thông tin đồng thời thống kê, phân tích số liệu để đưa ra những nhận định
một cách khách quan. Sử dụng câu hỏi mở là một cách giúp chúng tôi thu thập những
thông tin từ phía sinh viên một cách đa dạng, phong phú và đầy đủ hơn.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, bài tiểu luận
được chia làm ba chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lí luận nhu cầu đi du lịch
Chương 2. Thực trạng nhu cầu đi du lịch vào kì nghỉ hè của sinh viên trường Đại
học Thủ Dầu Một
Chương 3. Đề xuất giải pháp đáp ứng nhu cầu đi du lịch vào kì nghỉ hè của sinh
viên trường Đại học Thủ Dầu Một
3
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN NHU CẦU ĐI DU LỊCH
1.1. Khái niệm du lịch
Ngày nay, thuật ngữ du lịch tuy được sử dụng rất phổ biến trên thế giới, nhưng bên
cạnh đó lại có nhiều cách hiểu khác nhau, cụ thể như sau:
Theo I.I Pirojnik (1985), “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian
nhàn rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên
nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức
– văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn
hóa”.
Tháng 6 năm 1991, tại Otawa (Canada), Hội nghị Quốc tế về Thống kê Du lịch
cũng đưa ra định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi
trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn
khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi
không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng đến thăm”.
Hội nghị lần thứ 27 (1993) của tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã đưa ra khái
niệm du lịch thay thế cho khái niệm năm 1963: “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến
một nơi khác với môi trường sống thường xuyên (usual environment) của con người và
ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt
động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm.
Theo Luật Du lịch Việt Nam ban hành năm 2005, tại điều 4, chương I, định nghĩa:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định”.
1.2. Khái niệm nhu cầu du lịch
1.2.1. Khái niệm nhu cầu du lịch
Con người đi du lịch với mục đích là sử dụng tài nguyên du lịch mà nơi ở thường
xuyên của mình không có. Và muốn sử dụng tài nguyên du lịch ở một nơi nào đó thì
chúng ta phải mua sắm và tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ khác nhằm phục vụ cho
4
chuyến hành trình của mình. Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, du lịch đã
trở thành một đòi hỏi tất yếu của con người. Du lịch đã trở thành một trong những nhu
cầu thiết yếu của con người khi trình độ kinh tế, dân trí và xã hội đã phát triển.
Vậy “nhu cầu du lịch là sự mong muốn của con người đi đến một nơi khác với nơi
ở thường xuyên của mình để có được những xúc cảm mới, trải nghiệm mới, hiểu biết
mới, để phát triển các mối quan hệ xã hội, phục hồi sức khoẻ, tạo sự thoải mái dễ chịu
về tinh thần”.
Nhu cầu du lịch phát triển là kết quả sự tác động của lực lượng sản xuất trong xã
hội và trình độ sản xuất trong xã hội. Trình độ sản xuất trong xã hội càng cao thì các mối
quan hệ trong xã hội ngày càng hoàn thiện và dẫn đến nhu cầu đi du lịch của con người
ngày càng trở nên nhiều hơn.
1.2.2. Phân loại nhu cầu du lịch của sinh viên
Nhu cầu du lịch của sinh viên được chia thành 3 loại sau:
Nhu cầu cơ bản (thiết yếu) là những nhu cầu về vận chuyển, lưu trú và ăn uống cần
phải được thoả mãn trong chuyến hành trình du lịch.
Nhu cầu đặc trưng là những nhu cầu xác định mục đích chính của chuyến đi như
nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, thăm viếng, tham gia lễ hội, học tập nghiên
cứu...
Nhu cầu bổ sung là những nhu cầu chưa định hình trước, nó phát sinh trong chuyến
hành trình du lịch như thông tin, tư vấn, mua sắm...
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch
1.3.1. Nhân tố khách quan
Về kinh tế, nền kinh tế nước nhà ngày càng phát triển thì đời sống con người ngày
càng được nâng cao thì nhu cầu du lịch ngày càng tăng theo.
Về chính trị, đất nước có sự ổn định về chính trị và đảm bảo được sự an toàn khi đi
du lịch thì du lịch sẽ càng phát triển.
Về tài nguyên du lịch, tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng thì thu hút được du
khách đến tham quan.
5
1.3.2. Nhân tố chủ quan
Đối với sinh viên sau một thời gian học tập vất vả và mang lại căng thẳng cho họ
thì dần hình thành nhu cầu đi du lịch vào kì nghỉ hè. Những chuyến du lịch do Đoàn
trường, lớp tổ chức giúp các bạn hòa nhập và đoàn kết hơn trong một tập thể, là cơ hội
để các bạn lĩnh hội thêm nhiều kiến thức trong thực tế mà các bạn chỉ được học qua sách
vở. Từ đó, các bạn sinh viên nâng cao thêm sự hiểu biết của mình thông qua hoạt động
tham quan, du lịch với nhiều cảnh đẹp.
Bên cạnh đó, đi du lịch còn giúp sinh viên gắn kết tình thân trong gia đình sau
khoảng thời gian dài học tập thiếu đi sự quan tâm đến gia đình mình, còn đối với bạn bè
đi du lịch giúp họ hiểu nhau hơn và có nhiều kỉ niệm sau chuyến đi.
Tiểu kết
Vậy, du lịch là một trong những nhu cầu thiết yếu không thể thiếu đối với con
người trong xã hội hiện nay. Đi du lịch không những giúp con người thỏa mãn về tinh
thần mà còn giúp họ nâng cao sự hiểu biết và có thêm nhiều mối quan hệ trong xã hội.
Từ đó, con người ngày càng hoàn thiện và thích nghi được với xã hội hiện đại như ngày
nay.
6
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐI DU LỊCH VÀO KÌ NGHỈ HÈ
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
2.1. Khái quát về trường và sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một
Trường Đại học Thủ Dầu Một có tiền thân là trường Cao đẳng Sư phạm Bình
Dương, trường được thành lập năm 2009 theo Quyết định số 900/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ. Trong suốt 8 năm qua, trường đã không ngừng nỗ lực hướng đến mục tiêu
trở thành trường Đại học đa ngành đa lĩnh vực.
Hiện nay, trường đang đào tạo và nghiên cứu khoa học ở 6 lĩnh vực chính là Kinh
tế, Kỹ thuật, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa học quản lý, Sư
phạm; với 26 ngành đại học, 9 ngành cao học. Trường hiện có 14 khoa, 10 trung tâm, 3
viện nghiên cứu, 15 phòng ban chức năng; phục vụ hoạt động đào tạo cho hơn 10.000
sinh viên đại học chính quy, 500 học viên cao học.
Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng sinh viên các khoa
của trường Đại học Thủ Dầu Một năm học 2016 – 2017
Đơn vị: Sinh viên
STT
Khoa
Số lượng sinh viên
1
Khoa Kinh tế
1672
2
Khoa Kiến trúc – Xây dựng
541
3
Khoa Kỹ thuật – Công nghệ
1012
4
Khoa Khoa học Tự nhiên
914
5
Khoa Hành chính – Luật
1091
6
Khoa Công tác Xã hội
245
7
Khoa Ngoại ngữ
725
8
Khoa Ngôn ngữ Trung Quốc
199
9
Khoa Sử
420
10
Khoa Ngữ văn
405
11
Khoa Sư phạm
1797
12
Khoa Khoa học quản lý
991
7
13
Khoa Công nghệ Sinh học
143
14
Khoa Tài nguyên Môi trường
286
Tổng
10441
(Nguồn: Văn phòng Đoàn-Hội sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một)
Và để có được sự phát triển vững vàng như hôm nay, trường áp dụng những mô
hình quản lý giáo dục tiên tiến trên thế giới. Năm 2013, trường tiếp cận đề xướng CDIO
(Conceive – Design – Implement – Operate) và từ đó, mở ra hướng đi mới trong việc hệ
thống hóa, kiểm soát chất lượng chương trình đào tạo theo những chuẩn mực quốc tế.
Năm 2015, trường trở thành một trong ba trường đại học tại Việt Nam là thành viên của
tổ chức này (cùng với Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân).
2.2. Thực trạng nhu cầu đi du lịch vào kì nghỉ hè của sinh viên trường Đại học
Thủ Dầu Một
Sau quá trình khảo sát bằng phiếu khảo sát online và thực hiện phân loại, xử lý thông
tin, chúng tôi thu được kết quả như sau:
2.2.1. Nhu cầu cơ bản (thiết yếu)
0.7%
9.7%
Sinh viên năm nhất
Sinh viên năm hai
16.7%
59%
13.9%
Sinh viên năm ba
Sinh viên năm tư
Sinh viên năm năm
Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ nhu cầu của sinh viên trường
Đại học Thủ Dầu Một đi du lịch vào kì nghỉ hè theo các khóa học
(Nguồn: Kết quả từ 144 phiếu khảo sát online năm 2017)
Sau khi khảo sát các sinh viên đang theo học tại trường Đại học Thủ Dầu Một, phần
lớn sinh viên đều có nhu cầu đi du lịch vào kì nghỉ hè. Nhưng chủ yếu là sinh viên năm nhất
bởi vì vào thời gian này, các bạn vừa hoàn thành kì thi tốt nghiệp và nộp hồ sơ nhập học đại
8
học nên có nhiều thời gian để thư giãn cho những tháng ngày ôn và thi vất vả với tỷ lệ cao
nhất là 59%. Những năm sau, chương trình học càng lúc càng nặng hơn, do vậy số liệu
thống kê số sinh viên có nhu cầu đi du lịch vào kì nghỉ hè cũng giảm dần qua các năm
như sinh viên năm thứ hai chiếm 19%, sinh viên năm thứ ba chiếm 16.7%, sinh viên năm
thứ tư với tỉ lệ là 9.7% và thấp nhất là sinh viên năm thứ năm với tỉ lệ là 0.7%; vì vậy,
đối với các bạn sinh viên năm cuối việc đi du lịch để thư giãn vào kì nghỉ hè là việc
không dễ dàng.
15.3%
Đi du lịch gần
Đi du lịch xa
84.7%
Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ nhu cầu về khoảng cách đi du lịch
của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một vào kì nghỉ hè
(Nguồn: Kết quả từ 144 phiếu khảo sát online năm 2017)
Đi du lịch, việc quan trọng đầu tiên để có một chuyến du lịch mang lại cảm giác
thoải mái cho bản thân của mỗi sinh viên, thì việc chọn địa điểm đi du lịch gần hoặc
những địa điểm du lịch xa là một việc cần thiết. Qua phiếu khảo sát, phần lớn sinh viên
lựa chọn những địa điểm du lịch xa nơi cư trú của mình chiếm tỷ lệ là 84.7%, vì khi đi
du lịch xa các bạn sinh viên có cơ hội để trải nghiệm và lĩnh hội thêm được nhiều kiến
thức mà các bạn chỉ được học qua sách vở và số sinh viên thích đi du lịch gần chiếm tỷ
lệ là 15.3%, vì đi du lịch gần phù hợp với khoảng thời gian đi du lịch ngắn ngày, bên
cạnh đó là phù hợp với điều kiện kinh tế của các bạn.
9
2.8%
9%
Từ 1 - 2 ngày
13.2%
Từ 2 - 3 ngày
Từ 4 - 5 ngày
32.6%
42.4%
Từ 1 - 2 tuần
Khác
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện nhu cầu về thời gian sinh viên
trường Đại học Thủ Dầu Một đi du lịch vào kì nghỉ hè
(Nguồn: Kết quả từ 144 phiếu khảo sát online năm 2017)
Bên cạnh đó, đa số sinh viên lựa chọn cho mình thời gian đi du lịch cho mỗi chuyến
đi từ 2 đến 3 ngày chiếm tỷ lệ là 42.4%, vì những địa điểm này có dịch vụ tốt về nơi nghỉ
ngơi cũng như nơi ăn uống. Bên cạnh đó, có một số sinh viên chọn thời gian đi du lịch
từ 4 đến 5 ngày là khoảng thời gian hợp lí cho một chuyến đi du lịch xa nơi cư trú của
mình với tỉ lệ là 32.6%; đồng thời rất ít sinh viên lựa chọn cho mình khoảng thời gian đi
du lịch từ 1 tuần đến 2 tuần và chỉ chiếm 9%.
12.6%
9,7%
Từ 200.000 - 400.000 đồng
Từ 500.000 - 700.000 đồng
33.3%
44.4%
Từ 1 - 2 triệu đồng
Khác
Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện cơ cấu chi phí cho một chuyến đi du lịch
của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một vào kì nghỉ hè năm 2017
(Nguồn: Kết quả từ 144 phiếu khảo sát online)
10
Theo sinh viên chi phí cho một chuyến đi du lịch từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng
(chiếm 42,4%) là một khoảng chi phí hợp lí cho chuyến du lịch dài ngày và chi phí từ
500.000 đồng đến 700.000 đồng (chiếm 33.3%) là một khoảng chi phí hợp lí cho chuyến
du lịch ngắn ngày. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào từng địa điểm du lịch mà các bạn chọn
đi sẽ có mức chi phí khác nhau và theo một số sinh có ý kiến khác cho rằng, một chuyến
đi du lịch cùng gia đình dài ngày với địa điểm đ du lịch xa nơi cư trú thì mức chi phí dao
động từ 2,5 triệu đến 5 triệu là hợp lí.
21.5%
Đi theo công ty - tour
78.5%
Đi cá nhân
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện nhu cầu sinh viên
trường Đại học Thủ Dầu Một đi du lịch theo hình thức tổ chức
(Nguồn: Kết quả từ 144 phiếu khảo sát online năm 2017)
7.6%
Đi bằng máy bay
52.1%
31.3%
Đi bằng xe hơi
Đi bằng xe bus
Đi bằng xe máy
9%
Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện nhu cầu về phương tiện di chuyển của sinh viên
trường Đại học Thủ Dầu Một sử dụng khi đi du lịch
(Nguồn: Kết quả từ 144 phiếu khảo sát online năm 2017)
11
Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, việc tìm hiểu và lựa
chọn phương tiện di chuyển đến địa điểm du lịch là việc rất dễ dàng đối với các bạn sinh
viên. Nên phần lớn các bạn tự tổ chức chuyến đi chiếm tỷ lệ là 78.5% mà không cần nhờ
đến sự hỗ trợ từ các công ty du lịch theo tour (chiếm 21.5%). Song việc lựa chọn phương
tiện di chuyển cho mình là xe máy thì có rất nhiều bạn sinh viên lựa chọn với tỷ lệ là
52.1% vì khi đi xe máy các bạn có thể ngắm cảnh với phương diện rộng hơn so với khi
các bạn ngồi trên xe hơi (31.1%) hoặc xe bus (9%), bên cạnh đó, các bạn còn có thể dừng
chân lại chụp những bức ảnh kỉ niệm cùng nhau hoặc quay video hành trình để làm kỉ
niệm. Song, vì là sinh viên nên khoảng thu nhập của các bạn rất ít và để tiết kiệm chi phí
cho các bạn và gia đình thì rất ít bạn lựa chọn phương tiện đi du lịch là máy bay với tỷ
lệ là 7.6%. Và rất nhiều bạn cho rằng, phương tiện mà các bạn lựa chọn để di chuyển
đảm bảo sự an toàn cho các bạn (chiếm 89.6%) và cũng rất ít bạn nghĩ phương tiện mình
lựa chọn không đủ điều kiện đảm bảo an toàn (chiếm 10.4%).
25.9%
26.6%
23.1%
24.5%
Khách sạn đầy đủ dịch vụ
Homestay - nhà của người dân địa phương
Nhà nghỉ
Dựng lều trại ở ngoài công viên hoặc bãi biển
Hình 2.7. Biểu đồ thể hiện nhu cầu nơi lưu trú của sinh viên
trường Đại học Thủ Dầu Một khi đi du lịch
(Nguồn: Kết quả từ 144 phiếu khảo sát online năm 2017)
Đi du lịch, không những phương tiện được sử dụng để đi lại là một nhu cầu cần
thiết đối với sinh viên, nơi lưu trú còn là một trong những nhu cầu rất cần thiết đối với
một chuyến du lịch ngắn ngày hoặc dài ngày. Phần lớn sinh viên khi đi du lịch đều lựa
chọn cho mình nơi để dừng chân sau những phút giây tham quan địa điểm mình đến đó
là nhà nghỉ với tỷ lệ là 26.6% và dựng lều trại ở ngoài công viên hoặc bãi biển (chiếm tỉ
lệ là 25.9%) – là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời, vì khi dựng trại ở ngoài công
12
viên hoặc bãi biển chúng ta vừa tiết kiệm được chi phí và đặc biệt là được hòa mình vào
thiên nhiên. Bên cạnh đó, cũng không ít sinh viên thích lưu trú tại nhà người dân với mô
hình homestay (chiếm tỷ lệ 24.5%) – mô hình này vừa tiết kiệm được chi phí và đảm
bảo được sự an toàn cho các bạn khi các bạn nghỉ ngơi và tạo dựng được cho mình mối
quan hệ mới với người dân tại nơi đây.
Ngoài ra, có một số bạn sinh viên lựa chọn nơi lưu trú cho mình đó là khách sạn,
với cơ sở vật chất và trang thiết bị được trang bị hiện đại của khách sạn, đồng thời đảm
bảo được sự an toàn cho bản thân và những người đi du lịch cùng họ với tỷ lệ là 23.1%.
2.8%
Phải đảm bảo an toàn thực phẩm, trình
bày đẹp, giá cả hợp lí
97.2%
Giá cả càng rẻ càng tốt, không quan
tâm về chất lượng an toàn thực phẩm
Hình 2.8. Biểu đồ thể hiện nhu cầu ẩm thực của sinh viên
trường Đại học Thủ Dầu Một khi đi du lịch
(Nguồn: Kết quả từ 144 phiếu khảo sát online năm 2017)
Bên cạnh nhu cầu về phương tiện di chuyển và nhu cầu về lưu trú thì ẩm thực tại
các địa điểm du lịch là một trong những nhu cầu thiết yếu đối với khách du lịch nói
chung và sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một nói riêng. Đối với người đi du lịch, ẩm
thực mang đậm bản sắc văn hóa của từng địa phương, đặc biệt là những món ăn được
chế biến từ những đặc sản mà chỉ có ở địa phương. Tuy nhiên, những món ăn này phải
đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thực khách và chi phí phải hợp lí, đây là một trong
những nhu cầu mà đa số sinh viên quan tâm đến khi đi du lịch hiện nay và chiếm tỷ lệ là
97.2%. Bên cạnh đó, có một số sinh viên chỉ quan tâm đến chi phí của món ăn, với mức
giá càng rẻ càng tốt, vì quan niệm của đa số sinh viên là món ăn nào cũng được, no là
13
được và các bạn sinh viên ít quan tâm đến chất lượng của món ăn về vệ sinh an toàn thực
phẩm với tỉ lệ là 2.8%.
2.2.2. Nhu cầu đặc trưng
Giải trí sau một thời gian học tập vất vả
14.6%
Gắn bó tình thân trong gia đình
11.1%
55.6%
9%
9.7%
Tăng tình đoàn kết trong một tập thể
Có nhiều mối quan hệ hơn trong xã hội
Mục đích khác
Hình 2.9. Biểu đồ thể hiện mục đích đi du lịch vào kì nghỉ hè
của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một
(Nguồn: Kết quả từ 144 phiếu khảo sát online năm 2017)
Các bạn sinh viên lựa chọn đi du lịch với mục đích là giải trí sau một thời gian học
tập vất vả với tỷ lệ là 55.6%, còn đối với các bạn sinh viên xa nhà thì đi du lịch vào kì
nghỉ hè là dịp để các bạn và gia đình mình gắn bó tình cảm với nhau hơn với tỷ lệ là
9.7%. Bên cạnh đó, việc đi du lịch của sinh viên ngoài mục đích giải tỏa căng thẳng, còn
là cơ hội để các bạn được trải nghiệm nhiều điều mới, học thêm được nhiều kỹ năng hơn
trong cuộc sống và đặc biệt là nâng cao tình đoàn kết trong một tập thể với nhau (chiếm
tỷ lệ là 9%). Từ đó, mối quan hệ của các bạn ngày càng được mở rộng nhiều hơn, quen
biết được nhiều bạn bè hơn thông qua các chuyến du lịch với tỷ lệ là 11.1%.
Ngoài ra, thông qua các chuyến du lịch, đây còn là cơ hội để các bạn lĩnh hội thêm
được nhiều kiến thức, các bạn có thể nghiên cứu, tìm hiểu về những nét đẹp của Việt
Nam thông qua địa điểm mà các bạn đến. Song với việc tìm hiểu các địa điểm du lịch thì
các bạn sinh viên có cơ hội để cùng bạn bè, người thân tạo dựng mối quan hệ với người
dân địa phương của địa điểm du lịch mà các bạn đến.
14
4.2%
Trò chơi mạo hiểm, cảm giác mạnh
32.6%
24.3%
Trò chơi tập thể tổ chức
Trò chơi cảm giác nhẹ
Khác
38.9%
Hình 2.10. Biểu đồ thể hiện nhu cầu trò chơi của sinh viên
trường Đại học Thủ Dầu Một khi đi du lịch
(Nguồn: Kết quả từ 144 phiếu khảo sát online năm 2017)
Phần lớn, đối với sinh viên nhu cầu về giải trí với những trò chơi vừa mang tính
tập thể nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các cá nhân với nhau, vừa là cơ hội để rèn
luyện thể lực, vừa là cơ hội để tạo dựng mối quan hệ rộng hơn trong chuyến du lịch…
đây là cơ hội để các bạn sinh viên rèn luyện bản thân và cũng là cơ hội để các bạn giải
tỏa căng thẳng trong học tập, đây là một trong những nhu cầu thiết yếu chiếm 38.9%.
Tuy nhiên, còn một số sinh viên yêu thích những trò chơi mang tính mạo hiểm và
cảm giác mạnh như lướt sóng khi đi biển với tỷ lệ 32.6%; bên cạnh những trò chơi cảm
giác mạnh thì vẫn có một số trò chơi mang cảm giác nhẹ như bật nhảy bungee, xe điện
đụng phù hợp dành cho sinh viên và gia đình chiếm tỷ lệ 24.3%.
Ngoài ra, còn có một số sinh viên không tham gia trò chơi mà các bạn chọn cho
mình hình thức giải trí khác (chiếm 4.2%) - đó là đi dạo xung quanh địa điểm du lịch và
chụp ảnh để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp cùng bạn bè và người thân của mình; bên
cạnh đó, có một số bạn lựa chọn cho mình một nơi yên tĩnh và mát mẻ để tận hưởng cảm
giác thư giãn và hòa mình với thiên nhiên nơi đây.
15
2.2.3. Nhu cầu bổ sung
16.7%
33.3%
22.9%
Thông qua mạng internet
Thông qua mạng xã hội
Thông qua lời giới thiệu từ bạn bè
27.1%
Thông qua lời giới thiệu từ người thân
Hình 2.11. Biểu đồ thể hiện nhu cầu về điểm du lịch của sinh viên
trường Đại học Thủ Dầu Một được xác định thông qua các nguồn
(Nguồn: Kết quả từ 144 phiếu khảo sát online năm 2017)
Hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển và sự tiếp nhận khoa học - kỹ
thuật tiên tiến ngày càng tăng; đặc biệt là đối với sinh viên hiện nay, việc lựa chọn cho
mình và gia đình những địa điểm du lịch có chất lượng phục vụ tốt và đầy đủ cơ sở vật
chất với mức chi phí hợp lí rất dễ dàng từ sự tìm hiểu địa điểm du lịch thông qua mạng
internet (chiếm 33.3%) và mạng xã hội (chiếm 27.1%). Bên cạnh đó, cũng còn một số
bạn sinh viên với sự tin tưởng từ lời giới thiệu từ người quen của mình, các bạn lựa chọn
những điểm du lịch thông qua lời giới thiệu từ bạn bè là 22.9% và lời giới thiệu từ người
thân là 16.7%.
2.1%
Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ chi phí hợp lí
38.9%
59%
Các món đặc sản của địa điểm
Khác
Hình 2.12. Biểu đồ thể hiện nhu cầu quà lưu niệm
của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một khi đi du lịch
(Nguồn: Kết quả từ 144 phiếu khảo sát online năm 2017)
16
Trong chuyến đi du lịch, việc các bạn sinh viên quan tâm đến nơi nghỉ ngơi hay ẩm
thực tại địa điểm mình đến thì những món quà lưu niệm là những đặc sản của địa điểm
du lịch được các bạn sinh viên lựa chọn mua về làm quà tặng cho bạn bè và người thân
của mình rất nhiều với tỉ lệ là 59%. Đồng thời, việc chọn mua những món quà lưu niệm
được làm từ những mặt hàng thủ công mỹ nghệ với chi phí hợp lí, đảm bảo chất lượng
tốt, các bạn có thể mua và mang về làm kỉ niệm hoặc tặng cho bạn bè và người thân
chiếm 38.9%.
Ngoài ra, còn có một số bạn sinh viên lựa chọn quà lưu niệm để mua tặng cho người
bạn bè và người thân với những món quà lưu niệm có mẫu mã đẹp, đồng thời cũng có
một số bạn lựa chọn mua những món lưu niệm mà đối tượng các bạn mua tặng thích,…
với tỉ lệ là 2.1%.
5,6%
Giới thiệu với người thân
20,1%
18,8%
Giới thiệu cho bạn bè
Chia sẻ trên mạng xã hội
25,7%
29,9%
Tổ chức cho bạn bè, người thân đi tiếp lần sau
Không làm gì cả
Hình 2.13. Biểu đồ thể hiện về đối tượng chia sẻ điểm du lịch của sinh viên trường
Đại học Thủ Dầu Một sau khi đi du lịch
(Nguồn: Kết quả từ 144 phiếu khảo sát online năm 2017)
Đối với sinh viên, trong quá trình đi du lịch hoặc sau khi kết chuyến du lịch, việc
hài lòng về những dịch vụ du lịch mà họ được phục vụ thì điều đầu tiên các bạn làm đó
là chia sẻ sự hài lòng của mình lên mạng xã hội với tỉ lệ là 29.9%, cũng có một số sinh
viên giới thiệu cho bạn bè và người thân của họ về địa điểm du lịch đó với tỉ lệ là 25.7%
và 20.1%, cùng với sự chia sẻ trên mạng xã hội và những lời giới thiệu của mình về địa
điểm đi du lịch thì có một số sinh viên sẽ tổ chức cho bạn bè và người thân của họ đi tiếp
17
vào lần sau với tỉ lệ là 18.8%. Bên cạnh đó, còn một số bạn không thích chia sẻ sự hài
lòng và yêu thích địa điểm du lịch mà mình đến cho người khác biết với tỉ lệ là 5.6%.
Tiểu kết
Vậy, đi du lịch sẽ giúp cho các bạn sinh viên giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi
trong học tập, đồng thời nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng trong cuộc sống của các
bạn và đặc biệt là có thêm nhiều mối quan hệ trong xã hội. Ngoài ra, đi du lịch các bạn
càng hiểu rõ hơn về con người Việt Nam, các bạn phần nào rèn luyện được cho mình
những kỹ năng như giao tiếp, mạnh dạn hơn khi giao tiếp với người khác thông qua
những trò chơi mang tính tập thể, các bạn rèn luyện được thể lực thông qua những trò
chơi mang cảm giác mạnh. Từ đó, các bạn sinh viên dần hoàn thiện mình hơn thông qua
những chuyến đi du lịch và đặc biệt là có những kỉ niệm đẹp cùng gia đình và người
thân.
18