Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu về thực vật , hóa học và một số tác dụng sinh học của hai loài đậu xanh(vicna radiata wilczeck) và đậu đỏ (phaseolus vulgaris l )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.11 MB, 96 trang )

BỘ Y T Ế

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ư ợ c HÀ NỘI

D.s H O À N G Q U Ỳ N H H O A

NGHIÊN CỨU V ề THỰC VẬT, HOÁ HỌC VÀ
MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA HAI
LOÀI ĐẬU XANH ( Vigna radiata Wilczek)
VÀ ĐẬU Đ ỏ (Phaseo/us vulgaris L.)

CHUYÊN NGÀNH : Dược LIỆU, DUỢC HỌC c ổ TRu y ề N
MÃ SỐ:

03.02.03

CÔNG TRÌNH TỐT NGHIỆP THẠC s ĩ D ư ợ c HỌC

Hướng dẫn khoa học:

GS. TS. PHẠM THANH KỲ
GS. TS. TRỊNH VÃN BẢO

HÀ NỘI - 2000


£ Ờ 3 - @c 4 m

< V ở i lò íiụ


lù ỉí

ờn

ijă u

L ẩu,

tò i

ƠQI

dtiJL c l t t ủ t th à n h . C í ủ t i

(ìn

^ rV .

rJ Ẵ .

rfth(Ịm (ĩ7ltanh 3ỈJp, tiliủ nhiệm (Bà mỗti (Dưđ*. liêu, trùổnạ ri)ạ ì họe (UưọC
'ĩũà Q lộ i, tU ịiiổ i íTã tnióiK Ị d u n o à ạiúfL (to tỏ i rú t nhiỀu tvOHỊỊ q u á trìn h
nghiên eíiii lùi húủn thành Luận IHUL.
CJfii tin hừiị tả lòíitị hií t (fit (Tên

QcV. ^7fittli (Văn rJỉájfí, (Jit'i

nhiêm hỏ mòn. QJ- sink húe oà (Di tvuụẦLn, trưtìiiạ (Đại hũ* Q/Ị- 'dũà Qlậi,
nạtlòi ít ã Illicittụ tlÁit úỉí (túc hiỀí tao ĩtỉều Uìêíi thuận Lợi ehú tòi Idù tlỀJt
hành nụhiêtt cứu tạ i tvưổuty (Đại Ítúíí QJ- 5 K à Qlội.

r ĩò i jeitL eíiù n th à n h e á n t fí’n

^ p itạ iti ỵjliíêu OlxựltL, lúi m ên 'JC&á

lin h , trúcU iíị <ĩ)ại kfífí (ự- J ô à Q lậ i, đ ă glúfL (Trĩ o à (tòa (Ị ũ ìỉtt tồ i ru t n h ièu
ti o i ig th à i g ia n h ũ ù ti th à n h iuậtL o ả n tùuụ,.
'TĨvoiuị q u á tr in h ltú<‘ tíĨỊí o à Iiíịh ìê ii cứ u , tô i ĩtã tiỉú u i ĩtư tíe u i ạiúfL

ĩtõ oà nỉỉíùiự ụ hiên (táng (ịỏỊí QẩíẠ lưu í của -ột£. r()ĩi r()ản QluiụítL, c7.c5.
rB ù ì JCùu MLỀJI, £/&. QlxpxụẪit rO ìêí (Jluut (ùuiạ, tiùuL th ê ừáa th ẵiị. C‘ò ạ i/to
ÚỈL c á n íứ% eùa. l)ỗ m o n ^ D iitìe ỉ i è n , b ề m ờ ft r~ĩliií'c o ậ t , p l i ò t i ụ rĐ à o t íiú ị it II
^ D a i h ú t' -

t r iif U iij ( Đ a i h á íí ^T)ulo'ti HC)Ù QXjÒL, Ịxâ IILớn QJ- i i n h hớt- t)à ( D i

truụẪiL, hở m ô n Tỉỗtìá s ù tỉi - ivuútiụ, (Đ a i ỉiOí‘ QJ- lỉCừí Q lô i, Ịìltồ rtq fj) li£
Uliếi - (Z)Lân TỉíiOÚ húí‘ eáe ỉtúỊí ch ất tư nhiên, (jiutig, tăm. DChoa liỉiíí oà

(ứutụ. n ạ lti ÍỊIIÕÍ- (fill, r()ií'H 69 - (Bà tư lênh Jltuuj,...
£ 7 ô i e ũ t t ạ . -if / l l

h à ụ



lò iK Ị

(ù ê í tìn

tó i ạ ia


đ ìn h

o à

h ạ n

h è

iĩồ iK Ị

tiạ J ù ệ ft

(Tã íịìú p (tù’, ittuiạ. ƠÌỀJI t ò i ttúiiíỊ s uô t q u á trìn h , họe t ậ p úà n tịỊiìên oti'u.

7ôí\ Qtội, nạàự 1 4 /2 /2 0 0 0
Hí)Ẵ. ’dôoỉuLạ, Quạnh Tỉùoa


DANH MỤC CHỮ VIÊT
AcOEt

Acetat ethyl

AcOH

Acid acetic

BuOH


Alcol buthanol

dd

dung dịch

DEAE

diethyl amino ethyl

IR

Infra red spectrometry

kDa

kiloDalton

kl/tt

khối lượng/thể tích

MĐQH

Mật độ quang học

MeOH

Methanol


MS

Mas spectrometry

NST

Nhiễm sắc thể

NStử

Nhiễm sắc tử

NXB

Nhà xuất bản

p/đ

phân đoạn

PHA

Phytohemagglutinin

S.K

Sắc ký

SKG


Sắc ký giấy

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

TB

tế bào

USD

đô la Mỹ

uv

Ultra violet spectrometry

v/ph

vòng/phút

VIS

ánh sáng thường

t Ắt


MỤC LỤC


MỞ ĐẨU

1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

4

1.1. Đặc điểm về thực vật

4

1.1.1. Cây đậu xanh

5

1.1.2. Cây đậu đỏ nhỏ

5

1.1.3. Cây đậu đỏ

6

1.2. Những kết quả nghiên cứu về hoá học

7

1.2.1. Thành phần hoá học của hạt đậu xanh


7

1.2.2. Thành phần hoá học của hạt đậu đỏ

8

1.3. Những kết quả nghiên cứu về tác dụng sinh học

11

1.3.1. Những kết quả nghiên cứu về tác dụng sinh học của đậu xanh

11

1.3.2. Những kết quả nghiên cứu về tác dụng sinh học của đậu đỏ

13

1.4. Kinh nghiệm sử dụng đậu xanh và đậu đỏ trong yhọc cổ

15

truyền
1.5. Hướng nghiên cứu mới của luận văn về đậu xanh và đậu đỏ

16

1.5.1. Nghiên cứu về đậu xanh


16

1.5.2. Nghiên cứu về đậu đỏ

17

CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNc ứ u

19

2.1. Nguyên liệu

19

2.2. Phương pháp nghiên cứu

19

2.2.1. Nghiên cứu về thực vật

19

2.2.2. Nghiên cứu về hoá học

20


2.2.3. Nghiên cứu tác dụng sinh học
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
3.1. Nghiên cún thực vật


21
25
25

3.1.1. Mô tả đặc điểm thực vật

25

3.1.2. Đặc điểm bột dược liệu

26

3.2. Nghiên cứu thành phần hoá học

29

3.2.1. Định tính các nhóm chất trong dược liệu

29

3.2.2. Nghiên cứu thành phần flavonoid trong vỏ hạt

30

3.2.3. Phân tích thành phần protein trong nhân hạt

42

3.3. Nghiên cún về tác dụng sinh học

3.3.1. Thăm dò khả năng phòng chống đột biến NST của đậu xanh ở

53
53

chuột nhiễm độc chì
3.3.2. Thăm dò tác dụng kích thích phân bào của đậu đỏ
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN

62
68

4.1. Về thực vật

68

4.2. Về thành phần hoá học

68

4.3. Vê tác dụng sinh học

70

KẾT LUẬN
MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

73



Công trình tốt nghiệp thạc s ĩ dược học

MỞ ĐẦU
Đậu xanh và đậu đỏ là hai loài cây trồng thuộc họ Đậu (Fabaceae) rất
gần gũi với nhân dân ta. Cũng như các loài đậu đỗ khác, hạt đậu xanh và đậu
đỏ là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều protid, lipid, glucid,
acid amin cần thiết và nhiều vitamin. Từ xa xưa, nhân dân ta đã trồng đậu
xanh để lấy hạt như một loại lương thực và biết sử dụng loại hạt này để chữa
một số bệnh hay gặp. Theo kinh nghiệm dân gian, hạt đậu xanh có thể dùng
để tiêu phù thũng, hạ khí và đặc biệt là có khả năng giải các chất độc (bách
độc) [25]. Hạt đậu đỏ cũng có mặt trong một số bài thuốc dân gian để điều trị
các bệnh đau dạ dày và đau ruột [9].
Hiện nay, việc nghiên cứu về hai loài đậu xanh và đậu đỏ trong lĩnh vực
hoá học và y sinh học đang được các nhà khoa học trên thế giới và ở nước ta
rất quan tâm. Đã có một số tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về thành
phần hoá học cũng như một số tác dụng sinh học của hạt đậu xanh, hạt đậu đỏ
và ứng dụng trong ngành y dược. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về thành phần
hoá học và tác dụng sinh học của hạt hai loài đậu này ở Việt Nam vẫn còn
chưa đầy đủ.
Đậu xanh (Vigna radiata Wilczek) hiện được nhiều nhà khoa học rất
quan tâm về thành phần flavonoid trong vỏ hạt với một số tác dụng sinh học
liên quan đến khả năng chống oxy hóa, chống đột biến NST, bảo vệ nhiễm
độc phóng xạ v.v... Hiện nay ở trong nước đang có chế phẩm viên nang Vitex
của Viện Y học cổ truyền Việt Nam có thành phần dược chất là flavonoid
chiết xuất từ vỏ hạt đậu xanh. Tuy nhiên, ngoài flavonoid ở vỏ hạt, thành phần
protein trong nhân hạt đậu xanh có thể cũng có tác dụng điều trị vì đậu xanh
được sử dụng trong đông y là toàn hạt. Riêng về thành phần protein trong


-

1

-


M ở đầu

nhân hạt đậu xanh mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu ứng dụng cho giá trị
dinh dưỡng.
Khác với đậu xanh, đậu đỏ (Phaseolus vulgaris L.) đã được các nhà khoa
học

nghiên

cứu

tới

một

thành

phần

protein

trong


nhân

hạt



phytohemagglutinin (PHA) với ứng dụng sinh học khá phong phú. Hiện nay,
trên thị trường thế giới đã có chế phẩm PHA sản xuất từ Phaseolus vulgaris L.
đang được sử dụng trong các phòng thí nghiệm sinh học phân tử. Ngoài thành
phần protein trong nhân hạt, thành phần hoá học của vỏ hạt đậu đỏ cũng như
ứng dụng sinh học của phần này thì chưa thấy tác giả nào đề cập tới. Mặt
khác, việc sử dụng đậu đỏ ở Việt Nam làm nguyên liệu để sản xuất tại chỗ chế
phẩm PHA sử dụng cho các thí nghiệm sinh học cũng chưa thấy tài liệu nào
trong nước công bố.
Như vậy, việc nghiên cứu về hoá học và ứng dụng y sinh học của hai loài
đậu xanh và đậu đỏ ở Việt Nam còn chưa đầy đủ. Để góp phần nghiên cứu đầy
đủ hơn về hai loại dược liệu này, chúng tôi đã tiến hành đề tài "Nghiên cứu
về thực vật, hoá học và một số tác dụng sinh học của hai loài đậu xanh
fVigna radiata WilczekJ và đậu đỏ (Phaseoỉus vulgaris L.) ở Việt Nam"
với nội dung sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm vi học của bột hai loại hạt đậu xanh và đậu đỏ ở Việt
Nam.
2. Nghiên cứu về hoá học hai loại hạt đậu xanh và đậu đỏ:
Định tính thành phần hoá học trong toàn hạt.
Chiết xuất, phân lập một số thành phần chính trong hạt.
Bước đầu nhận dạng các chất phân lập được.
3. Nghiên cứu tác dụng sinh học về:
Khả năng chống đột biến NST của đậu xanh đối với nhiễm độc chì ở chuột
thực nghiệm, so sánh tác dụng riêng lẻ của flavonoid vỏ hạt và tác dụng
hiệp đồng của dịch chiết toàn hạt.

-

2

-


M ỏ đầu

Tác đụng kích thích phân bào ở tế bào lympho người của dịch chiết
protein toàn phần từ hạt đậu đỏ ở Việt Nam, so sánh với chế phẩm PHA
sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế.


CômỊ trình tốt nghiệp thạc s ĩ dược học

CHƯƠNG 1 - TổN G QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM VỂ THỰC VẬT
Họ Đậu (Fabaceae = Leguminosae) thuộc Bộ Đậu (Fabales), liên bộ
Đậu (Fabanae), phân lớp Hoa hồng (Rosidae). Theo cách phân loại của một
số tác giả trước đây như Hutchinson (1973), Cronquist (1981), Fabaceae là
inột trong 3 họ thuộc bộ Đậu. Tuy nhiên, theo các tác giả khác, kể từ Bentham
và Hooker (1862 - 1883), Takhtajan (1987) đến các tài liệu phân loại gần đây
nhất của R.K. Brummitt (1992), của W.Greuter và cộng sự (1993) thì bộ Đậu
chỉ có một họ Đậu với 3 phân họ: Trinh nữ (Mimosoideae), Vang
('Cesalpinioideae) và Dậu (Faboideae = Papilionoideae). Phân họ Đậu có
khoảng 400 - 500 chi với 10.000 - 12.000 loài, phân bố khắp thế giới, ở Việt
Nam, phân họ Đậu có khoảng 90 chi với hơn 450 loài [6 ]. Theo H. Lecomte,
họ Đậu có 69 chi với 296 loài [51]. Tuy nhiên, các cây họ Đậu được trồng phổ
biến có khoảng 49 chi với 105 loài trong đó bao gồm các loài đậu đỗ [23],

Một số cây thuộc họ Đậu là những cây trồng rất quan trọng về mặt thực
phẩm vì hàm lượng protein trong hạt từ 20 đến 45% (tính theo trọng lượng
khô). Các cây họ Đậu còn có giá trị rất to lớn trong việc làm màu mỡ cho đất
nhờ khả năng sống cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm. Do đó, việc phát triển
trồng cây họ Đậu đang dược đẩy mạnh trên thế giới và ở nước ta nhằm tạo ra
một nền nông nghiệp bền vững. Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, một số cây họ
Đậu còn là nguồn dược liệu quý trong việc sử dụng thuốc có nguồn gốc từ
thiên nhiên.
Theo phân loại thực vật trước đây, đậu xanh và đậu đỏ đều thuộc chi
Phaseolus. Tuy nhiên, theo hộ thống phân loại hiện nay, đậu xanh được xếp

-

4

-


Tổng quan

vào chi Viqna. Theo Nguyễn Đăng Khôi, chi Viọna có khoảng 30 loài. Các
loài thuộc chi Vigna là những cây họ đậu được trổng nhiều ở các nước nhiệt
đới và cận nhiệt đới để làm thức ăn cho người và gia súc [23]. Cây mang tên
"đậu đỏ" được trồng ở nước ta có thể là hai loài khác nhau, đó là đậu đỏ nhỏ
và đậu cô ve hay đậu tây.
1.1.1. Cây đậu xanh
Đậu xanh còn có tên là đậu chè; đậu tằm.
Tên khoa học là Viqna radiata (L.) Wilczek.
Tên đồng nghĩa: Phaseolus radiatus Lour, non L.; Phaseolus mungo
Gagnep. non L.; Phaseolus aureus Roxb.; Vigna aureus (Roxb.) Hepper ;

Vi qua aurca Khôi; Vi qua aurea Roxb.
Họ Đậu - Fabaceae [6 ; 7; 9; 20; 24; 25; 27; 48; 50],
Theo Phạm Hoàng Hộ [201, đậu xanh thuộc loại cây thảo mọc đứng cao
khoảng 50 cm, cây sống hằng năm. Lá phụ có lông ở cả haimặt; lá bẹ phụ có
mũi chẻ hai; lá bẹ kéo dài dưới nơi gắn. Hoa rất dày đặc, xếpthành chùm ở
nách lá, dài 10-15 cm. Hoa màu vàng lục; đầy lông tơ. Quả đậu nằm ngang,
hình trụ mảnh, to

8

X 0,6 cm, đen, có lông rồi nhẵn, cóđầu nhọnngắn. Quả

chứa nhiều hạt nhỏ (10 - 15), phân cách nhau bởi các vách, hình trụ ngắn, gần
hình cầu, thường có màu xanh.
Cây ra hoa vào tháng

8

- 10, quả vào tháng 3 -1 1 .

Cây trồng khắp Đònp Dương lấy hạt ăn.
1.1.2. Cây đậu đỏ nhỏ
Đậu đỏ nhỏ còn gọi là xích liểu đậu.
Tên khoa học là Viẹna annularis (Willd.) Ohwi et Ohashi.

-5

-



Tổng quart

Tên đồng nghĩa: Phaseolus anạularis (Willd.) W.F.Wight; Dolichos
annularis Willd.; Phascưlus calcaratus Roxb.
Họ Đậu - Fabaceae [7; 9; 20; 24; 25; 29; 44|.
Theo Võ Văn Chi 19J, đậu dỏ nhỏ thuộc thao, mọc hằng năm, đứng hoặc
leo, cao 25-90cm; nhánh có cạnh, có lông dài. Lá kép 3 lá chét, cuống 1012cm, có lông, lá chét hình trái xoan, đầu tròn, có thuỳ, dài 5-10cm, rộng 25cm, có lông, gân phụ 4-5 cặp; lá kèm thon, hình lọng, cao 8 mm. Hoa mọc
thành chùm ở nách lá, dài 3-10cm, có 6-12 hoa; đài 5 răng ngắn; tràng hoa
màu vàng sáng, cao 15mm, lườn xoắn 360°. Quả hình trụ, dài 6-12,5cm, rộng
0,5-0,7cm, chót nhọn; hạt 6-14, to 5-7x4-5mm, hình trụ tới dạng tim tròn 4
cạnh, màu nâu đỏ, rốn nổi rõ.
Cây ra hoa vào tháng 6-7, quả tháng 7-8.
1.1.3. Cây đậu đỏ
Đậu đỏ còn có tên gọi là đậu tây, đậu côve, đậu thận đỏ.
Tên khoa học là Phaseolus vulgaris L.
Tên đồng nghĩa: Phaseolus esculentus Salisb.
Họ Đậu - Fabaceae [6 ; 9; 20; 23; 24; 25; 27; 52].
Theo Phạm Hoàng Hộ [20], đậu đỏ là cây thuộc thảo, leo. Lá kép 3 lá
chél hình trụ trái xoan, có đầu nhọn, lá giữa hình thoi; gốc tù, nhẵn; mặt trên
thường có lông và ráp. Chùm hoa ở nách lá mang hoa ở nửa trên, mỗi mẫu có
ít hoa, 1-2 hoa màu trắng, vàng hoặc hồng; cao 1-2 cm. Đài hình chuông,
nhẩn, có 4 răng. Cánh hoa không đều. Nhị 2 bó, nhị trên rời và có chỉ nhị
phồng thành vảy ở gốc. Bầu có lông mềm. Quả loại đậu, mập lúc non, to 1015 X lem. Hạt 6-12, hình thận, có màu khác nhau, dài 1-2 cm.

-

6

-



Tổng quan

Theo tài liệu [91, nguồn gốc của đậu đỏ từ Nam Mỹ, được nhập vào nhiều
nước, trong đó vào Việt Nam từ trên 80 năm nay. Tại Việt Nam, đậu đỏ được
trồng khá rộng rãi ở nhiều nơi, thậm chí ở cả những nơi có độ cao 1500 m.
Loài đậu đỏ khá phong phú về chủng loại và được làm phân thành hai
nhóm:
- Nhóm đậu lùn: Cây cao 40 - 50 cm, thời gian sinh trưởng 80 - 100
ngày. Cây thuộc nhóm này gồm có :
+ Chủng dạu án quá: đậu vàng; đậu đỏ.
+ Chủng đậu ăn hạt: đậu tây trắng; đậu ấn nguyên; đậu cô ve hạt
đen và đậu cô ve hạt đỏ.
- Nhóm đậu leo: Thuộc nhóm này có hai chủng như sau:
+ Chủng đậu ăn quả: đậu chạnh; đậu quả xanh dài.
+ Đậu ăn hạt: đậu bở; đậu lơ.
1.2. NHŨNG KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VỂ HOÁ HỌC
1.2.1. Thành phần hoá học của hạt đậu xanh
Hạt đậu xanh là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong hạt
đậu xanh có protid, lipid, glucid, cellulose, các chất khoáng, vitamin, các acid
amin cần thiết và tinh bột [9; 10; 2 5 1.
Theo tài liệu ị 10; 18], hàm lượng acid amin cần thiết trong hạt đậu xanh
được trình bày trong bảng

1

; thành phần hoá học của hạt đậu xanh bao gồm

nước (14%), protein (23,4%), lipid (2,4%), glucid (53,1%), cellulose (4,7%)
tro (2,4%) và các thành phần muối khoáng như Ca (64,8 mg%), p (377,0

mg%), Fe (4,8 mg%), các vitamin như caroten (0,06 mg%), B,(0,72 mg%), B2
(0,15 mg%), pp (2,4 mg%), c (4 mg%).

-

7

-


Tổng quail

Hảng 1. Thành phần các acid amin cần thiết trong hạt đậu xanh
Hàm luựng (g)
Trong lOOg hạt
Trong lOOg protein
1,15
4,9

Acid amin
Ly sin
Methionin

1,3

0,30

Tryptophan

1,3


0,30

Phenyl allanin

4,9

1,15

Threonin

4,0

0,94

Valin

4,1

0,96

Le LI c in

5,5

1,29

Isoleucin

4,5


1,05

Arginin

6,3

1,47

Histidin

1,2

0,28

Việc nghiên cứu thành phán flavonoid của vỏ hạt đậu xanh đã thu hút sự
quan tâm của một số tác giả trong nước. Theo nghiên cứu của Trần Lưu Vân
Hiến và cộng sự, hàm lượng flavonoid toàn phần của vỏ hạt đậu xanh lặ 0,8%.
Flavonoid trong vỏ hạt đậu xanh là vitexin (90,5%) và isovitexin (9,5%) [21 ].

vitexin

isovitexin

1.3.2. Thành phẩn hoá học hạt đậu đỏ
Hạt đậu đỏ {Phaseolus vulgaris L.) có thành phần nước (13%), protein
(19,98%), lipid (1,52%), dẫn xuất không phải protein (59,15%) [9].

-


8

-


Tống quan

Nhũng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước hầu hết
đểu tập Irung vào thành phain protein, đó là lectin và chất ức chế protease những thành phần có hoạt tính sinh học được tìm thấy từ nhân hạt đậu đỏ
(Pliaseolus vulíỊơris L.). Theo lài liệu [371, hàm lượng lectin trong hạt đậu đỏ
cao hơn hàm lượng chất ức chế prolease.
Về chất ức chế protase có mật trong hạt đậu đỏ, trong cấu trúc của chất
này có nhiéu cầu nối rlisulíìđ, góp phần tạo độ ổn định với nhiệt [43]. Trọng
lượng phân tử của chất ức chế protease trong khoáng 8000 - 23000 (tuỳ theo
chủng loại và phương pháp đánh giá trọng lượng phân tử), v ề số lượng, người
ta tìm thấy

2

đến

6

loại chất ức chế protease.

Thành phần lectin trong hạl đậu đỏ đã được nghiên cứu và phát hiện từ
lâu. Năm 1960, Nowell và cộng sự đã quan sát thấy hiện tượng bạch cầu của
người phân chia sau khi đã tách hồng cầu do tác động của một loại protein
trong


Pliaseolus

vulạaris

L.,

loại

protein

này

được

gọi

tên



phytohemagglutinin (PHA) và dược xác định chính là thành phần lectin [42].
Theo công bố của Hoffman và cộng sự ( 1982) [39], thành phần acid amin của
lectin đậu đỏ bao gồm 17 loại (bảng 2 ).
Trình tự 15 acid amin tận cùng đầu N của lectin từ hạt Phaseolus
vulạaris L. như sau:
A; D; T; I; V; A; V; E; L; D; T; Y; P; N; I
Theo tài liệu của Strosberg (1986), lectin của Phaseolus vulẹaris L. gồm
hai chuỗi khác nhau là PHAE và PHA1'. Sự khác nhau của hai chuỗi polypeptid
này là ở


6

gốc acid amin tận cùng đầu N nhưng trọng lượng phân tử của chúng

xấp xí 34kDa. Sự kết hợp không cộng hoá trị của hai chuỗi PHAE và PHAL
theo tỷ lệ khác nhau sẽ cho 5 izo lectin mà mỗi izo lectin là một tetramer: 4L,
3L1E; 2LIE; 3E1L và 4E [471. Kết quả này cũng giống với kết quả nghiên
cứu của Fleischmann và cộng sự (1985) khi các tác giả này sử dụng cột ái lực
-

9

-


Tổng quan

Sephrose-4B-ovomucoid để tinh chế lectin từ Pliaseolus vulgaris L. Với kỹ
thuật điện di trên gel polyacrylamid có mercaptoethanol, nhóm nghiên cứu đã
tìm thấy lectin này có 2 tiểu đơn vị 31kDa và 34 kDa [35].
Bảng 2. Thành phần acid amin của lectin đậu đỏ
STT

Acid amin

Số lượng gốc

Tỷ lệ %

Alanin


10

4.77

2

Valanin

21

9,46

3

Isoleucin

14

6,31

4

Glycin

9

4,05

5


Prolin

5

2,25

6

Methionin

1

0,45

7

Serin

33

14,86

8

Threonin

18

8,11


9

Acid aspartic

35

15,77

10

Acid glutamic

17

7,65

11

Lysin

10

4,50

12

Arginin

7


3,16

13

Histamin

4

1,81

14

Phenyl allanin

13

5,85

15

Ty rosin

9

4,05

16

Tryptophan


4

1,81

17

Leucin

1

12

5,14

Theo nghiên cứu của Trương Văn Châu [8 ], đặc tính sinh hoá của lectin
trong loài Phaseolus vulqaris L. có một số khác biệt so với các loài đậu khác.
Chẳng hạn, tính đặc hiệu với đường không hề có ở lectin của đậu đỏ, hầu hết
các loại dường thí nghiệm đều kìm hãm hoạt dộng của chúng, v ề tính chịu
nhiệt, leclin của Phaseolus vulạơris L. cũng khá bền với nhiệt, vẫn còn hoạt
-

10

-


Tổng qua II

tính ở


70°c sau

15 phút. Độ pH thích hợp của lectin đậu đỏ khá lộng, dao

động từ 6 , 0 - 8 ,0 .
Ngoài thành phần protein đã được nghiên cứu từ lâu, các thành phần khác
như flavonoid trong vỏ hạt Phaseolus vulgaris L. cũng đã được nghiên cứu.
Clifford

w.

Beninger và cộng sự đã nghiên cứu ở 3 giống khác nhau của loài

Pỉiaseolus vulgaris L. (khác nhau ở màu vỏ hạt) và nhận thấy ò các giống này
đều có chung một thành phần flavonoid là chất astragalin (kaempferol 3-0-fìD-glucosid) [32], Theo công bố của một số tác giả, trong vỏ hạt đậu đỏ có 3
loại anthocyan là pelargonidin 3-O-beta-D-glucosid (P3G); cyandin 3-O-betaD-glucosid (C3G) và delphinidin 3-O-bela-D-glucosid (D3G) [49].

Atragalin

R, = R 2 =R 3 := OH

Delfinidin

Rị = R 2 = OH; R 3 = H

Cyanidin

Rj = R 3 =H; R 2 = OH


Pelargonidin

1.3. NHCNG k ế t q u ả n g h i ê n C ứ u v ể t á c d ụ n g s i n h h ọ c
1.3.1. Kết quả nghiên cứu về tác dụng sinh học của hạt đậu xanh
Nghiên cứu về tác dụng sinh học của flavonoid chiết từ vỏ hạt đậu xanh ,
Mai Văn Điển và cộng sự đã có một số kết quả nhất định về tác dụng bảo vệ
cơ thể chống phóng xạ. Các tác giả đã công bố flavonoid chiết từ vỏ hạt đậu
xanh có tác dụng ức chế khá mạnh phản ứng peroxyd hoá lipid trong gan,
lách, ruột non chuột nhắt trắng bị chiếu xạ liều 7Gy và giảm tổn thương rõ rệt
-

11

-


Tổng quan

ở các cơ quan này cả về đại thể lẫn vi thể [13; 14; 15; 16]. Flavonoid vỏ hạt
đậu xanh còn có tác dụng bảo vệ được tế bào nội mạc động vật bò bị tổn
thương do xanthin oxydase. Đối với nguyên bào sợi, flavonoid cũng có tác
dụng bảo vệ tế bào này đối với stress oxy hoá bằng xanthin oxydase và có khả
năng bảo vệ tế bào tương đương với stress oxy hoá bằng Ho0 2 [12]. Trên lâm
sàng, viên nang Vitex lOOmg với thành phần dược chất là flavonoid chiết từ
vỏ hạt đậu xanh đã được dùng thử nghiệm trong điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân
K điều trị bằng tia xạ sau phẫu thuật và đã cho kết quả bước đầu là với liều
400 mg/ ngày, Vitex có khả năng hỗ trợ và làm hạn chế các tổn thương của tia
xạ, cải thiện tình trạng sức khoẻ chung, giảm nhẹ các triệu chứng nhiệt và
phần nào giảm các tác hại của tia xạ lên hệ miễn dịch [19].
Hướng nghiên cứu về tác dụng chống đột biến của đậu xanh đã được

nhiều tác giả quan tâm. Từ những năm 1980, Cung Bỉnh Trung và Huỳnh Thu
Lương đã nghiên cứu khả năng chống đột biến của dịch nghiền đậu xanh và
nhận thấy: dịch nghiền đậu xanh có tác dụng chống đột biến do 2,4,5 - T gây
ra [30]. Trong thời gian nghiên cứu từ năm 1980, 1981, 1985, nhóm nghiên
cứu của Trịnh Văn Bảo đã có các báo cáo bước đầu về tác dụng chống độc và
chống đột biến của đậu xanh cả vỏ, các chỉ số rối loạn NST ở nhóm chuột
được dùng đậu xanh cả vỏ có thấp hơn các chỉ số này ở nhóm chứng đơn
thuần bị nhiễm độc không được dùng đậu xanh, tuy nhiên sự thay đổi này
phần lớn chưa có ý nghĩa thống kê. Có thể nói, ngoài flavonoid trong vỏ, các
tác giả đã bắt đầu quan tâm tới tác dụng sinh học của toàn hạt (kể cả nhân hạt)
mặc dù chưa có nghiên cứu sâu về hoá học ở phần này. Trong nghiên cứu về
tính chất sinh học của một số chất chống oxy hoá thử nghiệm với lympho bào
người nuôi cấy, Trịnh Văn Bảo và cộng sự đã có nhận xét: đậu xanh có tác
dụng rõ rệt trong việc bảo vệ làm giảm tỷ lệ nhân nhỏ do Cyclophosphamid
gây ra [2]. Cho tới năm 1998, Trần Đức Phấn đã hoàn thành công trình nghiên
cứu về tác dụng chống đột biến của flavonoid vỏ hạt đậu xanh và dịch chiết
-

12-


Tổng quan

đậu xanh loàn phần trên chuột thực nghiệm bị nhiễm monitor là một loại hoá
chất bảo vệ thực vật. Kết quả cho thấy flavonoid vỏ có tác dụng hạn chế việc
xuất hiện các đột biến cấu trúc NST ở chuột nhiễm độc thí nghiệm, đặc biệt là
nhiễm độc cấp. Bên cạnh đó, dịch chiết toàn hạt cũng có tác dụng hạn chế các
độl biến cấu trúc NST, đặc biệt là ở chuột bị nhiễm monitor liều nhỏ dài ngày
Ị261. Như vậy, bên cạnh lác dụr|<Ị của flavonoid trong vỏ, thành phần nhân hạt
đậu xanh cũng có vai trò nhất định trong việc hình thành tác dụng độc lập

hoặc hiệp đồng trên một số mô hình thí nghiệm hoặc thử nghiệm lâm sàng.
1.3.2. Kết quả nghiên cứu về tác dụng sinh học của hạt đậu đỏ
Đậu đỏ (Phaseolus vulgaris L.) đã được một số nhà khoa học trên thế
giới quan tâm, đặc biệt trong lĩnh vực sinh học và sinh hoá, về thành phần
protein trong nhân hạt. Lectin là một dạng protein và chủ yếu là glycoprotein,
có một số đặc tính sinh học đặc biệt như: có khả năng gây ngưng kết hồng
cầu; kích thích và kìm hãm sự phân chia tế bào... Lectin của đậu đỏ có tác
dụng kích thích phân bào mạnh. Khác với nhiều chất kích thích phân bào
(mitogen) khác như kháng nguyên, các chất oxy hoá, kháng thể kháng các
thành phần màng bạch cầu... vốn chỉ kích hoạt một số dòng bạch cầu đặc hiệu,
lectin kích thích sự phân chia của nhiều dòng bạch cầu. Do đó, tỷ lệ tế bào đáp
ứng rất cao (70-80%) [36; 45]. Chính nhờ khả năng kích thích phân bào mà
lectin được coi là một mitogen điển hình, đã được tinh chế và thương mại hoá,
dùng trong nghiên cứu tế bào học và miễn dịch (chế phẩm PHA Phytohemagglutinin). PHA ở dạng chiết xuất thô được hãng Difco (Mỹ) đưa
ra thị trường vào năm 1961. Sau đó, các hãng dược phẩm khác cũng sản xuất
PHA như hãng Burroughs Wellcome, Serva. Hiện nay, trên thị trường đang có
nhiều loại PHA, trong đó có chế phẩm PHA do hãng Difco (Mỹ) sản xuất và
được sử dụng rộng rãi tại các phòng thí nghiệm sinh học. PHA từ Phaseolus
vulgaris L. bao gồm 4 loại: (1) PHAE (Erythroaglutinin) là loại PHA có tính
kích thích phân bào thấp nhưng lác dụng ngưng kết hồng cầu cao; (2) PHAL
- 13-


Tổng quan

(Leucoagglutinin) là loại PHA có tính chất kích thích phân bào cao (nồng độ
trên 5 Ịig/ml) nhưng tác dụng ngưng kết hồng cầu kém; (3) PHAp (ở dạng
protein) có tính chất kích thích phân bào ở nồng độ trên

10


|J.g/ml và có tác

dụng ngưng kết hổng cầu mạnh (trên 16 |_ig/ml); (4) PHAM (ở dạng
mucoprotein) có tính chất kích thích phân bào ỏ' nồng độ trên

10

ỊJ.g/ml nhưng

khả năng gây ngưng kết hổng cầu kém hơn so với PHAp, ngưng kết hồng cầu
ở nồng độ trên 40 ịig/ml [46]. Từ những năm 1960, Nowell và cộng sự là
những người đầu tiên quan tâm đến tác dụng của PHAMđiều chế từ Phaseolus
vulạaris L. ảnh hưởng đến sự phân chia của lympho bào ở máu ngoại vi vốn
không có khả năng phân chia. Sau đó, PHAp cũng được phát hiện có tác dụng
này [381 úhg dụng của kỹ thuật này đã trở nên rất quan trọng trong việc mô tả
đặc điểm của NST, đặc biệt là những loại tồn tại trong điều kiện bệnh lý [33].
Ở Việt Nam, năm 1967, Bạch Quốc Tuyên và cộng sự đã điều chế PHA
từ hạt Phaseolus vulẹans để nuôi cấy lympho bào [31]. Trong nghiên cứu gần
đây về tính chất sinh học của một số chất chống oxy hoá thử nghiệm với
lympho bào người nuôi cấy, Trịnh Văn Bảo và Nguyễn Thị Hà đã có nhận xét
về khả năng gây chuyển dạng lympho bào mạnh của đậu đỏ Việt Nam. Đậu
xanh cũng có thể gây chuyển dạng nhưng kém đậu đỏ [2]. Bên cạnh đó, các
tác giả còn tìm thấy khả năng chống đột biến của PHA điều chế từ toàn hạt
Phaseolus vuỉqaris L. thông qua tính chất chống oxy hoá của chế phẩm. Các
chất chống oxy hoá thể hiện khả năng hạn chế tác động gây đột biến, gây quái
thai hoặc gây ung thư của một số chất dị sinh [ 1 ].
Cũng với ý tưởng báo vệ cơ thể khỏi quá trình oxy hoá, bên cạnh những
ứng dụng của thành phần protein, đã có những nghiên cứu về khả năng ức chế
quá trình peroxyd hoá lipid và tác dụng thu dọn gốc tự do của anthocyan chiết

từ Phascolus vulgaris L. Trong nghiên cứu của mình, Tsuda T. và cộng sự
(Nhật Bán) [49] đã nhận thấy 3 loại anthocyan của vỏ đậu đỏ là pelargonidin
- 14-


Tổng quan

3-0-beta-D-glucosid

(P3G);

cyandin

3-0-beta-D-glucosid

(C3G)



delphinidin 3-O-beta-D-glucosid (D3G) và các aglycol của chúng là
pelargonidin, cyanidin và delphinidin đều có tác dụng chống oxy hoá mạnh ở
hệ liposom, giảm sự tạo thành malodialdehyd do chiếu tia tử ngoại. Đặc biệt,
các chất này còn có hoạt tính chống oxy hoá trên hệ microsom ở gan chuột và
có khả năng loại bỏ gốc tự do sinh ra trong cơ thể.
1.4. KINH NGHIỆM s ử DỤNG ĐẬU XANH VÀ ĐẬU Đ ỏ TRONG Y
HỌC CỔ TRƯYỂN
Đậu xanh được ghi làm thuốc trong sách "Nam dược thần hiệu" của Tuệ
Tĩnh và "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân. Theo Lý Thời Trân, vỏ hạt
đậu xanh (hay còn gọi là lục đậu bì, lục đậu ỵ, lục đậu xác) có vị ngọt, tính
mát, không độc, có tác dụng giải nhiệt độc, làm cho mắt khỏi mờ. Toàn hạt có

vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng tiêu tích nhiệt, giải bách độc (các
chất độc), dùng nấu ăn để tiêu thũng phù, hạ khí, giải nhiệt độc, giải các chất
độc của thuốc và kim loại [7; 25 ]. Đậu xanh cũng có thể nhai sống nuốt nước
hoặc nếu dùng ngoài thì nhai đậu xanh lấy bã, đắp chữa giời leo, ngứa ngáy
khó chịu. Vỏ hạt đậu xanh được Chu Văn An phối hợp với các vị thuốc khác
trong thang "Thần tiên cứu khổ" chữa bệnh ôn nhiệt, sốt cao, hôn mê, co giật.
Y học cổ truyền còn dùng vỏ hạt đậu xanh phối hợp với kim ngân hoa, liên
kiều, cam thảo sắc uống để chữa ngộ độc cà độc dược [17; 29].
Đậu xanh có mặt trong một số phương thuốc trị tiêu khát; chữa phát
nóng, sưng quai hàm nhức nhối {Nam dược thần hiệu) hoặc phương thuốc giải
độc [22; 25 ị.
Đậu dỏ (Phaseolus angularis Wight.) được sử dụng trong Đông y như
một vị thuốc có vị ngọl. chua, lính bình, quy kinh tâm và tiểu trường; có tác
dụng lợi Ihuỷ, hành huyết tiêu thũng, bài nùng (tiêu mủ). Đậu đỏ có thể dùng
để trị thuỷ thũng (phù), tả lỵ, ung nhọt sưng tấy. Hiện nay, nhân dân ta thường
- 15 -


Tổng quan

dùng để chữa phù thũng, dùng ngoài giã nát đắp lên nơi mụn nhọt, sưng tấy
[7; 9; 25; 29].
Loài Phaseolus vulgaris L.) du nhập vào nước ta muộn hơn nên kinh
nghiệm sử dụng còn chưa phong phú. Trong tài liệu của Đỗ Tất Lợi [25], chưa
thấy tác giả đề cập tới loài Phaseulus vulgaris L. như là một vị thuốc. Tuy
nhiên, theo các tác giả Võ Vãn Chi, Lê Khả Kế, Vũ Văn Chuyên, loại đậu này
được trồng lấy vỏ quả và quả non còn tươi, hạt được dùng làm thuốc giảm đau
và làm dịu. Đậu còn non do chứa nhiều inositol nên là chất hồi sức cho tim

[91.

Trong Đông y, cũng có khi phối hợp hai loại đậu xanh và đậu đỏ cùng
với đậu đen (lượng bằng nhau) làm thành phương thuốc phòng bệnh ôn nhiệt
mùa hè Ị 17].
1.5. HƯỚNG NGHIÊN c ứ u MÓI CỦA LUẬN VĂN VỂ ĐẬU XANH
VÀ ĐẬU ĐỞ
1.5.1. Nghiên cứu về đậu xanh
Hiện nay, vấn đề nhiễm độc, đặc biệt là những nhiễm độc trường diễn với
liều nhỏ dài ngày các chất gây độc với cơ thể đang là vấn đề được xã hội quan
tâm. Có rất nhiều tác nhân gây độc với cơ thể là những chất hay gặp trong môi
trường sống hoặc môi trường làm việc của một số ngành nghề nhất định.
Nhiễm độc chì là một trong những vấn đề hiện đang được các nhà khoa học
thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm và tìm hướng giải quyết.
Các sản phẩm có chì đang được sử dụng nhiều trong sản xuất và đời
sống, từ bình ắc quy, dường ống dãn nước đến cái bát ăn đều có chứa ít nhiều
hàm lượng chì. Nước ta hiện đang sử dụng xăng pha chì cho các loại động cơ
của phương tiện giao thông. Chính vì vậy, trong không khí có một lượng bụi
chì lớn được thải ra từ xăng động cơ. Theo ước tính của các nhà khoa học, với
-

16

-


Tổng quan

tốc độ phát triển này thì đến năm

2 0 1 0


, hàm lượng chì trong không khí ở nước

ta sẽ tăng gấp 2 -2,5 lần. Chì có ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây các bệnh lý
về não do chì (nếu nhiễm lượng chì lớn) hoặc nhiễm độc mãn (nếu nhiễm
lượng chì nhỏ và dài ngày). Đặc biệt, đối với írẻ em, nhiễm độc chì trường
diễn là một trong các nguyên nhân làm giảm chỉ số IQ (chỉ số thông minh).
Ngộ độc chì là một bệnh nghề nghiệp đã được xác định. Các biểu hiện ngộ
độc chì đã được quy (linh với các triệu chúng cấp tính và những hậu quả lâu
dài; nhưng khả năng gây đột biến của chì còn ít dược đề cập tới. Tác giả Nông
Thanh Sơn trong luận án PTS của mình đã bước đầu có đề cập tới những rối
loạn NST khi tiếp xúc với chì [28].
Đậu xanh đã được sử dụng trong dân gian với tác dụng giải độc rất có
hiệu quả. Xuất phát từ kinh nghiệm này, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu tác
dụng phòng và giải độc của đậu xanh đối với nhiễm độc chì - một loại nhiễm
độc đang dược quan tâm. Để tiếp tục với hướng nghiên cứu về tác dụng chống
đột biến của đậu xanh, trong luận văn này chúng tôi nghiên cứu tác dụng
phòng chống đột biến của đậu xanh trên chuột nhiễm độc chì. Theo kinh
nghiệm sử dụng của dân gian, đậu xanh có thể dùng toàn hạt để giải độc. Như
vậy, ngoài thành phần flavonoid của vỏ hạt đậu xanh , các thành phần khác
trong nhân hạt cũng có thể đóng vai trò nhất định trong tác dụng sinh học của
toàn hạt. Chính vì vậy, trong nội dung nghiên cứu về hoá học, chúng tôi
nghiên cứu về thành phần hoá học của nhân hạt làm cơ sở cho thử nghiệm tác
dụng sinh học của hạt đậu xanh toàn phần.
1.5.2. Nghiên cứu về đậu đỏ
Trong giai đoạn hiện nay, ycu cầu xét nghiệm về NST để phát hiện bệnh
di truyền do đột biến NST cũng như để phát hiện các đột biến NST do tác
động của các tác nhân trong môi trường càng ngày càng nhiều. Do vậy, yêu


Tổng quan


Hiện nay, loại PHA được sử dụng phổ biến trong các phòng thí nghiệm
sinh học là loại do hãng Difco cung cấp với giá thành tuỳ theo từng loại: với lọ
5mg PHA 1 giá

68

USD; PHAL giá 74,4 USD; PHAp giá 11 USD và PHA Mgiá

19 USD (số liệu năm 1998 do Sigma cung cấp) [46]. Giá thành chế phẩm PHA
trên thị trường quốc tế là khá cao, trong khi đó, với nguồn dược liệu sẵn có ở
trong nước, đậu đỏ có thể là nguyên liệu để sản xuất PHA ngay trong nước đạt
các tiêu chuẩn về chất lượng và giá trị sử dụng, có thể đánh giá theo các chế
phẩm có tiêu chuẩn quốc tế.
Với mục tiêu đưa nguồn dược liệu trong nước vào sử dụng, đề tài này
nhằm nghiên cứu sâu hơn về thực vật, thành phần hoá học của toàn hạt cũng
như nghiên cứu khả mine kích thích phân bào của dịch chiết protein trong hạt
đậu đỏ của Việt Nam, so sánh với chế phẩm PHA của hãng Difco.

-

18-


C ôiiíị trình tốt nghiệp thục s ĩ dược học

CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
2.1. NGUYÊN LIỆU
Đậu xanh: cây tươi và hạt được lấy tại Đan Phượng, Hà Tây vào tháng

4/1999.
Đậu đỏ: cây tươi và hạt được lấy tại Thanh Trì, Hà Nội vào tháng 2/1999.
Nguyên liệu hạt được sấy khô trong tủ sấy ở 50-60°C, bảo quản nơi khô
ráo.
Các mẫu hạt đảm bảo yêu cẩu: hạt đậu mẩy đều, vỏ láng bóng, tương đối
đều nhau; đậu không bị mốc, không bị mối mọt; đậu không qua các chất bảo
quản.
Ký hiệu mẫu nghiên cúu
Hạt đậu xanh toàn phần

X 1+,

Vỏ hạt đậu xanh

X)

Nhân hạt đậu xanh đã loại vỏ hạt

Xt

Hạt đậu đỏ toàn phần

D 1+2

Vỏ hạt đậu đỏ

D]

Nhân hạt đậu đỏ đã loại vỏ hạt


D2

2.2. PHƯƠNG PH Á P N G H IÊN c ứ u
2.2.1. Nghiên cứu về thực vật
Dựa vào các đặc điểm bên ngoài để mô tả đặc điểm của cây. Đối chiếu
với khoá phân loại để định tên khoa học.
Soi bột dược liệu dưới kính hiển vi, quan sát các đặc điểm và chụp ảnh.

-

19-


Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

2.2.2. N ghiên cứu về hoá học
2.2.2.I. Định tính các nhóm chất trong dược liệu
♦ Định tính một số chất vô cơ bằng quang p h ổ phát xạ tia X
Thí nghiệm dựa trên nguyên tắc: mọi nguyên tố vô cơ khi được đốt cháy
bằng hồ quang sẽ phát ra bức xạ có bước sóng xác định. Đo bước sóng này sẽ
xác định được thành phần vô cơ có mặt trong mẫu chất và cường độ bức xạ sẽ
phụ thuộc vào hàm lượng chất. Phương pháp này cho phép xác định các
nguyên tố có mặt trong cây nghiên cứu.
Tiến hành trên máy phát huỳnh quang ,H,T-2 và đo trên máy quang phổ
l/ICn-30 (Nga) tại Trung tâm phân tích thí nghiệm địa chất - Cục địa chất và
khoáng sản Việt Nam.
♦ Định tính các nhóm chất hữu cơ
Tiến hành theo phương pháp định tính các nhóm chất chính được mô tả
trong tài liệu [3; 4; 5; 11] để định tính các nhóm chất flavonoid, alcaloid,
glycosid tim, coumarin, saponin, antraglycosid, tanin, acid hữu cơ, chất béo,

sterol, tinh bột và protein.
2 .2 2 .2 . Phân tích thành phần flavonoid
♦ Chiết xuất flavonoict toan phán theo phương pháp mô tả ở tài liệu [11].
♦ Phân lập thành phần chính theo phương pháp sắc ký giấy chế hoá và sắc ký
cột [ 1 1 ]
Sắc ký cột: chất hấp phụ Silicagel G (MERCK). Kích thước cột 1,5 X 35
cm.
Sắc ký giấy chế hoá: Giấy Whatman N° 4.
♦ Phổ tử ngoại (UV) đo trên máy u v - 3101 PC (SHIMADZU) tại Phòng thí
nghiêm Hoá - Viện Kỹ thuật hình sự Bộ Công An.
♦ Phổ hồng ngoại (IR) FTIR - 8101M (SHIMADZU) đo ở dạng viên nén
KBr tại Phòng thí nghiệm Hoá - Viện Kỹ thuật hình sự Bộ Công An.
-

20

-


×