Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Quản lí sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở trường mầm non thành phố việt trì, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.15 KB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN

QUẢN LÍ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO
NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐVIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO
DỤC

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN

QUẢN LÍ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO
NGHIÊNCỨU BÀI HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO
DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN VĂN NHÂN

HÀ NỘI, 2018



i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học,
Trường Đại học Sư phạm II Hà Nội, Tôi xin trân thành cảm ơn tới BGH,
Phòng đào tạo sau đại học của Trường Đi học Sư phạm II Hà Nội, cùng các
Thầy, các Cô giáo khoa Quản lí Giáo dục của nhà trường đã tận tình giảng
dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài này.
Đặc biệt Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS - TS Phan
Văn Nhân, người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi về mặt
khoa học để hoàn thành bài luận văn này.
Tôi xin trân thành cảm ơn các đồng chí là Cán bộ, chuyên viên của
Phòng GD&ĐT thành phố Việt Trì, các đồng chí Cán bộ quản lí, Tổ trưởng
chuyên môn, giáo viên, nhân viên và trẻ của một số trường mầm non trên địa
bàn Thành phố Việt Trì - Phú Thọ đã động viên, khích lệ, giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã có nhiều cố gắng song do
thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ bản thân còn hạn chế, nên luận văn
này không trách khỏi thiếu sót nhất định. Vì vậy, tôi kính mong nhận được sự
chỉ bảo, đóng góp của các Thầy, Cô giáo để đề tài này hoàn thiện hơn nữa.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 7 tháng 9 năm 2018
Người thực hiện

Nguyễn Thị Khánh Vân


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và những kết quả nghiên cứu

trong đề tài: “Quản lí sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở trường
mầm non thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” là hoàn toàn trung thực và không
bị trùng lặp với các đề tài nghiên cứu khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng
những tài liệu được tôi tham khảo, trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc rõ
ràng, dưới sự hướng dẫn của PGS- TS Phan Văn Nhân – Viện Khoa Học Giáo
dục Việt Nam. Tôi xin cam đoan nếu có vấn đề gì thì tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Khánh Vân


3

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. ix
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 2
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
6.1. Giới hạn về nôi dung nghiên cứu ............................................................... 3
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu ................................................................. 3
6.3. Giới hạn về khách thể nghiên cứu.............................................................. 3

7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết .................................................. 4
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.................................................. 4
7.2.1. Phương pháp điều tra ............................................................................. 4
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động................................ 4
7.2.3. Phương pháp chuyên gia......................................................................... 4
7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nhiệm giáo dục ........................................... 4
7.2.5. Phương pháp phỏng vấn ......................................................................... 4
7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học ...................................................... 5
8. Dự kiến cấu trúc luận văn ............................................................................. 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6


4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ SINH HOẠT CHUYÊN
MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON................ 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 6
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài............................................................. 6
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................ 6
1.2. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở trường mầm non ......... 8
1.2.1. Sinh hoạt chuyên môn ở trường mầm non .............................................. 8
1.2.2. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở trường mầm non .... 12
1.3. Quản lí sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở trường mầm non
... 20
1.3.1. Quản lí sinh hoạt chuyên môn ở trường mầm non ............................... 20
1.3.2. Tổ trưởng tổ chuyên môn ở trường mầm non ....................................... 22
1.3.3. Nội dung quản lí SHCM theo NCBH ở trường mầm non ..................... 23
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí sinh hoạt chuyên môn theo
nghiên cứu bài học ở trường mầm non ........................................................... 30

1.4.1. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 30
1.4.2. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 31
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SINH HOẠT CHUYÊN
MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ .................................................. 34
2.1. Nghiên cứu thực trạng.............................................................................. 34
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 34
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 34
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 34
2.2. Hệ thống trường mầm non thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ................. 35
2.2.1. Về quy mô trường lớp, học sinh:........................................................... 35
2.2.2. Về đội ngũ CBQL, GV ........................................................................... 37


5

2.3. Thực trạng SHCM theo NCBH ở một số trường mầm non thành
phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ............................................................................. 38
2.3.1. Chuẩn bị thiết kế bài dạy minh họa ..................................................... 39
2.3.2. Tổ chức dạy minh họa và dự giờ........................................................... 40
2.3.3. Suy ngẫm và thảo luận về giờ dạy ........................................................ 43
2.3.4. Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày ............................................ 45
2.4. Thực trạng quản lý sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở
một số trường mầm non thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ........................... 46
2.4.1. Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học .... 47
2.4.2. Tổ chức, chỉ đạo CM theo NCBH ......................................................... 48
2.4.3. Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên về nghiên cứu bài
học ................................................................................................................... 50
2.4.4. Kiểm tra, đánh giá sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học .... 51

2.4.5. Xây dựng môi trường, tạo động lực cho đội ngũ GV trong SHCM
theo NCBH ...................................................................................................... 53
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí sinh hoạt chuyên môn theo nghiên
cứu bài học ở một số trường mầm non thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ...... 56
2.6. Đáng giá thực trạng quản lý SHCM theo NCBH ở trường mầm non
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ................................................................... 58
2.6.1. Thành tựu và nguyên nhân .................................................................... 58
2.6.2. Tồn tại – hạn chế và nguyên nhân ........................................................ 59
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 61
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON ........................ 63
3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp ....................................................... 63
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa.......................................................... 63
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ....................................................... 63


6

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và toàn diện................................... 63
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả........................................................ 64
3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lí Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên
cứu bài học ở trường mầm non ....................................................................... 64
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về sinh hoạt
chuyên môn theo nghiên cứu bài học .............................................................. 64
3.2.2. Đổi mới việc xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo nghiên
cứu bài học phù hợp với kế hoạch môn học.................................................... 66
3.2.3. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài
học cho đội ngũ giáo viên ............................................................................... 68
3.2.4. Tham mưu với với Ban giám hiệu đảm bảo các điều kiện SHCM
theo NCBH có hiệu quả................................................................................... 71

3.2.5. Động viên, khuyến khích, tạo động lực cho giáo viên thực hiện
SHCM theo NCBH .......................................................................................... 72
3.2.6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá SHCM theo NCBH ............................. 73
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................. 75
3.4. Khảo sát sự cần thiết và thực tiễn của các biện pháp đã đề xuất: ............ 76
3.4.1. Mục đích khảo sát ................................................................................. 76
3.4.2. Các bước tiến hành khảo sát................................................................. 76
3.4.3. Kết quả khảo sát .................................................................................... 77
Kết luận chương 3 ........................................................................................... 79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 81
1. Kết luận ...................................................................................................... 81
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 85
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 88
Phiếu số 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN ................................................... 88


vii
Phiếu số 2: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN ................................................... 91
Phiếu số 3: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN ................................................... 94
Phiếu số 4: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN ................................................... 96


8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1

Viết tắt


Nội dung

CB

Cán bộ

2

CBQL

Cán bộ quản lý

3

NV

Nhân viên

4

BGH

Ban giám hiệu

5

THCS

Trung học cơ sở


6

ĐH

Đại học

7

BCH

Ban chấp hành

8

GD & ĐT

Giáo dục và Đào tạo

9

GV

Giáo viên

10

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm


11

HS

Học sinh

12

QLGD

Quản lý giáo dục

13

HĐND

Hội đồng nhân dân

14

UBND

Ủy ban nhân dân

15

THPT

Trung học phổ thông


16

Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và đào tạo

17

TB

Trung bình

18

CM

Chuyên môn

19

TTBDH

Trang thiết bị dạy học

20

KH

Kế hoạch



9

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. So sánh SHCM truyền thống với SHCM theo NCB ...................... 17
Bảng 2.1. Thống kê tình hình học sinh mầm non thành phố Việt Trì - Phú
Thọ...... 36
Bảng 2.2. Thực trạng thiết kế bài dạy minh họa ở một số trường mầm
Bảng 2.3. Thực trạng tổ chức dạy minh họa và dự giờ ở một số trường
mầm non Việt Trì – Phú Thọ .......................................................... 40
Bảng 2.4. Thực trạng suy ngẫm và thảo luận về giờ dạy ở một số trường
mầm non Việt Trì – Phú Thọ .......................................................... 43
Bảng 2.5. Thực trạng áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày ở một
số trường mầm non Việt Trì – Phú Thọ.......................................... 45
Bảng 2.6.Thực trạng xây dựng kế hoạch SHCM theo NCBH ở một số
trường mầm non Việt Trì - Phú Thọ ............................................... 47
Bảng 2.7. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo chuyên môn theo nghiên cứu bài
học ở một số trường mầm non Việt Trì - Phú Thọ ......................... 49
Bảng 2.8. Thực trạng bồi dưỡng CM cho đội ngũ GV về nghiên cứu bài
học ở một số trường mầm non Việt Trì - Phú Thọ ......................... 50
Bảng 2.9. Thực trạng kiểm tra, đánh giá sinh hoạt chuyên môn theo
nghiên cứu bài học ở một số trường mầm non Việt Trì - Phú
Thọ .................................................................................................. 52
Bảng 2.10. Thực trạng xây dựng môi trường, tạo động lực cho đội ngũ
GV trong SHCM theo NCBH ở một số trường mầm non Việt
Trì - Phú Thọ................................................................................... 53
Bảng 2.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí SHCM theo NCBH ở một
số trường mầm non Thanh Miếu - Việt Trì .................................... 57
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và mức độ thực tiễn của

các biện pháp đề xuất ...................................................................... 77


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo
dục và đào tạo (GD&ĐT) đưa ra mục tiêu của giáo dục mầm non (GDMN) là:
“ Giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mĩ, hình thành các
yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1” [1]. Muốn
đạt được mục tiêu đó thì người cán bộ phải tăng cường công tác quản lí, đặc
biệt quản lí hoạt động chuyên môn (CM) trong nhà trường. Bởi quản lí hoạt
động chuyên môn là một trong những nội dung quan trọng nhất để chất lượng
giáo dục trong nhà trường được nâng lên.
Đã có nhiều tác giả viết về đổi mới sinh hoạt chuyên môn (SHCM) theo
nghiên cứu bài học (NCBH) như: Phùng Xuân Dự 2015, “Quản lý sinh hoạt
CM theo NCBH ở trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành – Thành phố Hà
Nội”, Luận văn thạc sĩ quản lí giáo dục. Nguyễn Mậu Đức, Hoàng Thị Chiên
2014, “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn của giáo viên thông qua mô hình
"nghiên cứu bài học ở Việt Nam” (Tạp chí Giáo dục số 335 tr. 36 –
39). Nguyễn Mậu Đức, Lê Huy Hoàng 2012, “Phương pháp bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho GV, sinh viên sư phạm thông qua mô hình NCBH”
(Tạp chí Giáo dục Số 293 tr. 38-39). Vũ Thị Sơn 2011, “Đổi mới sinh hoạt
chuyên môn theo xây dựng văn hóa học tập ở nhà trường thông qua NCBH”
(Tạp chí Giáo dục Số 269 tr. 20-23). Vũ Thị Sơn, Nguyễn Duân 2010,
“NCBH: Một cách tiếp cận phát triển năng lực nghề nghiệp của GV” (Tạp
chí Khoa học Giáo dục - số 52, tr. 45 – 48). Các tác giả đã nêu được tầm quan
trọng của việc đổi mới bồi dưỡng CM cho giáo viên (GV) thông qua mô hình
SHCM theo NCBH và đã có được kết quả nhất định ở các cấp học. Nhưng

cấp học mầm non thì lại ít được quan tâm hơn, nên có rất ít tác giả viết về
SHCM theo NCBH ở bậc học này.


2

Ở một số trường mầm non Việt Trì - Phú Thọ, SHCM theo NCBH đã
được manh nha tiến hành từ năm học trước. Nhưng GV, tổ trưởng CM, CBQL
còn nhận thức chưa đúng về SHCM theo NCBH, còn nặng tính hình thức, chưa
tiếp thu và nhận ra tầm quan trọng của SHCM theo NCBH nhằm góp phát
triển nghề nghiệp GV, nhằm nâng cao chất lượng và giáo dục trẻ hiện nay.
Xuất phát từ những yêu cầu cả về mặt lí luận và thực tiễn trên, với vai
trò của một nhà quản lí chuyên môn tại một trường mầm non, tôi luôn băn
khoăn và tự hỏi mình cần làm gì để chất lượng SHCM được nâng lên, góp
phần phát triển nghề nghiệp giáo viên, nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc
nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non
hiện nay?
Từ những lí do nêu trên, mà vấn đề “Quản lí sinh hoạt chuyên môn
theo nghiên cứu bài học ở trường mầm non thành phố Việt Trì, tỉnh Phú
Thọ” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng quản lí SHCM
theo NCBH. Đề xuất một số biện pháp quản lí SHCM ở trường mầm non theo
NCBH, góp phần phát triển nghề nghiệp giáo viên, nâng cao chất lượng chăm
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Đổi mới SHCM theo NCBH ở trường mầm
non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lí sinh hoạt CM theo NCBH ở trường
mầm non.

4. Giả thuyết khoa học
Thực trạng quản lí SHCM theo NCBH ở trường mầm non thành phố
Việt Trì, tỉnh Phú Thọ còn nhiều hạn chế. Nếu đề xuất được những biện pháp
quản lí SHCM theo NCBH đảm bảo tính thực tiễn và cần thiết, sẽ góp phần


3

phát triển nghề nghiệp giáo viên, làm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi
dưỡng và giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí SHCM theo NCBH ở
trường mầm non.
5.2. Đánh giá thực trạng quản lí SHCM theo NCBH ở một số
trường mầm non.
5.3. Đề xuất những biện pháp quản lí SHCM theo NCBH ở trường
mầm non
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nôi dung nghiên cứu
Quản lí tổ chuyên môn ở trường mầm non có rất nhiều nội dung. Tuy
nhiên, nội dung được nghiên cứu trong đề tài này giới hạn trong phạm vi quản
lí SHCM theo NCBH của hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn (TTCM)
trường mầm non Thanh Miếu - Việt Trì - Phú Thọ.
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng về SHCM và quản lí SHCM tại 5 trường mầm
non thành phố Việt Trì, Phú Thọ:
- Trường MN Thanh Miếu
- Trường MN Bến Gót
- Trường MN Thọ Sơn
- Trường MN Họa Mi

- Trường MN Trưng Vương
6.3. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
- Hiệu trưởng; Phó hiệu trưởng; Tổ trưởng CM, tổ phó CM: 45 người
- Giáo viên: 100 người


4

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận như: Phân tích,
tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa trong nghiên cứu các nguồn tài liệu lí
luận về quản lí giáo dục; Triết học; Quản trị học; Phương pháp dạy học; Tâm
lí học, qua đó làm sáng tỏ cơ sở lí luận và xây dựng khung lý thuyết về quản lí
sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở trường mầm non.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
Để tiến hành điều tra thực trạng sinh hoạt chuyên môn và quản lí
SHCM ở một số trường mầm non theo NCBH nhằm thu thập một số thông
tin cần thiết cho nghiên cứu đề tài. Tác giả đã xây dựng phiếu hỏi để khảo sát
nhằm tìm hiểu những nội dung liên quan đến thực trạng quản lí SHCM theo
NCBH.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động
Tác giả tiến hành thu thập, nghiên cứu các kế hoạch và hoạt động liên
quan đến SH tổ CM theo NCBH và quản lí SHCM theo NCB tại 5 trường
mầm non
7.2.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của lãnh đạo trong nhà trường, các nhà quản lí giáo
dục trực tiếp tham gia dự án đổi mới SHCM của tổ chức PLAN Việt Nam,
các báo cáo khoa học về quản lí SH tổ CM theo NCBH để làm cơ sở cho việc

nghiên cứu những biện pháp đổi mới SHCM theo NCBH .
7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nhiệm giáo dục
Tổng hợp, tổng kết kinh nhiệm NCBH của một số trường mầm non,
kinh nhiệm tiến hành SHCM dựa theo NCBH của GV trong nhà trường…
7.2.5. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn một số cán bộ quản lí, TTCM, GV nhằm thu thập thêm các
thông tin cần thiết làm sáng tỏ kết quả nghiên cứu.


5

7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
Xử lí kết quả điều tra và số liệu thu được bằng phương pháp thống kê
toán học thông qua phần mềm SPSS…
8. Dự kiến cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần khuyến nghị và tài liệu tham
khảo, phụ lục. Luận văn được cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1 - Cơ sở lí luận về quản lí SHCM theo NCBH ở trường mầm
non Chương 2 - Thực trạng quản lí SHCM theo NCBH ở một số
trường mầm non thành phố Việt Trì, Phú Thọ
Chương 3 - Những biện pháp quản lí SHCM theo NCBH ở trường mầm
non


6

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ SINH HOẠT CHUYÊN
MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Thuật ngữ “Nghiên cứu bài học” (NCBH) (tiếng anh là Lesson Study
hoặc Lesson Reserch) được chuyển từ nguyên nghĩa tiếng Nhật (jugyou
kenkyuu). Thuật ngữ NCBH có nguồn gốc trong lịch sử giáo dục Nhật Bản, từ
thời Meiji (1868-1912) như một biện pháp để nâng cao năng lực nghề nghiệp
của giáo viên thông qua nghiên cứu, cải tiến từng bài học cụ thể. Cho đến nay,
nghiên cứu bài học là một mô hình rất hiệu quả để phát triển nghề nghiệp của
GV được sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản và đã được giới thiệu ở nhiều quốc
gia khác nhau. Điều dó chứng minh tính ưu việt và sức hấp dẫn của nghiên
cứu bài học.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Mô hình này được đưa vào vận dụng thí điểm đầu tiên ở Việt Nam là
một số trường Tiểu học tỉnh Bắc Giang từ năm học 2006- 2007 qua dự án của
tổ chức JICA-Nhật Bản “Nâng cao năng lực bồi dưỡng giáo viên theo cụm và
quản lí nhà trường”. Năm 2009, mô hình này được giới thiệu ở trường đại
học, cao đẳng sư phạm. Năm 2013, mô hình NCBH được triển khai thí điểm ở
một số tỉnh thông qua Chương trình đảm bảo chất lượng GD (SEQAP).
Ở Việt Nam, mô hình NCBH có nhiều cách gọi khác nhau như: SHCM
mới; SHCM dựa trên NCBH; SHCM theo NCBH hoặc SHCM lấy học sinh
làm trọng tâm… Dù được gọi theo những cách gọi khác nhau nhưng tựu
chung lại vẫn được triển khai áp dụng thực hiện cơ bản theo triết lí, mục tiêu,
phương pháp, kĩ thuật của NCBH.


7

Chính vì những hiệu quả của mô hình SHCM theo NCBH mang lại mà
mô hình này cũng được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu như:
-


Phùng Xuân Dự (2015), Quản lí SHCM theo NCBH ở trường

THCS&THPT Nguyễn Tất Thành – Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ quản
lí giáo dục.
- Nguyễn Mậu Đức, Hoàng Thị Chiên (2014), Đổi mới sinh hoạt
chuyên môn của giáo viên thông qua mô hình nghiên cứu bài học ở Việt Nam,
Tạp chí Giáo dục số 335 tr.36-39.
- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2015), Quản lí hoạt động Tổ CM theo
hướng nghiên cứu bài học ở trường THCS Tây Tựu, Quận Bắc Từ Liêm,
Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ quản lí giáo dục.
`- Vũ Thị Sơn (2011), Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo xây dựng
văn hóa học tập ở nhà trường thông qua NCBH, Tạp chí Giáo dục Số 269
tr.20-2.
Thông qua những nghiên cứu của mình, nhìn chung các tác giả đã đề
cập đến những khía cạnh khác nhau của SHCM theo NCBH như: khái niệm
NCBH, các bước triển khai NCBH, những lợi ích của NCBH. Tuy nhiên, chưa
có tác giả nào nghiên cứu việc quản lí SHCM theo NCBH ở trường mầm non.
Do đó, trong đề tài này tác giả sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề quản
lí SHCM theo nghiên cứu ở trường mầm non. Từ đó, đề xuất các biện pháp
quản lí SHCM theo NCBH ở trong trường mầm non với hi vọng góp phần
nâng cao chất lượng dạy chăm sóc, giáo dục trẻ để đáp ứng mục tiêu của
GDMN là: “Giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mĩ, hình
thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1”
[1] và mục tiêu của Đại Hội Đảng đã đặt ra là “Đề án đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế” [1].


8


1.2. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở trường mầm non
1.2.1. Sinh hoạt chuyên môn ở trường mầm non
1.2.1.1. Sinh hoạt chuyên môn ở nhà trường
Sinh hoạt chuyên môn ở trường mầm non là hoạt động được thực hiện
thường xuyên và định kỳ nhằm bồi dưỡng năng lực CM, nghiệp vụ cho đội
ngũ GV để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mà mỗi nhà trường đã đề ra. Theo
Điều 14 của Điều lệ trường mầm non có quy định rõ: “Tổ chuyên môn sinh
hoạt định kỳ ít nhất hai lần một tuần” [2].
`

Có nhiều khái niệm khác nhau xung quanh thuật ngữ SHCM ở trong

nhà trường hiện nay:
Theo tổ chức Plan Việt Nam thì: “SHCM là hoạt động trong đó GV học
tập lẫn nhau, học tập trong thực tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm những
cái mới, là nơi kết nối lý thuyết với thực hành, giữa ý định và thực tế” [20].
Theo tác giả Vũ Thị Sơn thì: “Sinh hoạt chuyên môn là hình thức hoạt
động chung của tập thể sư phạm trong một trường, một tổ bộ môn (hoặc khối)
để GV trao đổi, học tập, bồi dưỡng và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp của GV cũng như chất lượng dạy học
của nhà trường” [16].
Mặc dù khái niệm sinh hoạt chuyên môn được hiểu ở nhũng góc độ
khác nhau, song dù tiếp cận ở góc độ nào thì SHCM cũng có một số đặc điểm
chủ yếu sau: SHCM là hoạt động thường xuyên của các trường mầm non, phổ
thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên, đây hình thức bồi dưỡng CM
nghiệp vụ và nâng cao năng lực cho GV, giúp GV chủ động hơn khi lựa chọn
nội dung, hình thức, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng
học sinh của lớp, của trường mình.



9

1.2.1.2. Trường mầm non và vị trí, vai trò của sinh hoạt chuyên môn ở
trường mầm non.
Sinh hoạt của tổ chuyên môn ở trường mầm non có một vị trí, vai trò
hết sức quan trọng trong hoạt động của nhà trường. Thông qua buổi sinh hoạt
tổ CM sẽ giúp cho CBQL, GV chia sẻ các sáng kiến, kinh nghiệm từ thực tiễn
giảng dạy để tìm ra những ưu điểm, phương pháp dạy học để từng bước nâng
cao chất lượng nhằm chắm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non.
1.2.1.3. Sự cần thiết phải đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường mầm
non
Sinh hoạt chuyên môn hiện nay theo hình thức hành chính là chủ yếu,
tổ trưởng là người điều hành các tổ viên hoàn thành các thao tác lặp lại như:
Đánh giá nhận xét quá trình hoạt động, sau đó triển khai một số công việc mới
trong thời gian tới. Nếu có thao giảng, chuyên đề thì tất cả cùng tập trung bàn
bạc và góp ý xoay quanh tiết dạy đó. Dự giờ chỉ chú ý đến cách dạy của cô và
khi đánh giá chỉ góp ý, rút kinh nghiệm về nội dung kiến thức và phương
pháp giảng dạy.
Trong quá trình đánh giá, người dự giờ chỉ chú ý đến giáo viên nên
mọi ý kiến đều hướng về người dạy mà người học bị bỏ quên. Do đó, kết quả
học tập của trẻ cải thiện ít, đặc biệt là trẻ nhút nhát, yếu kém không được chú
ý. Nên việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn là hết sức cần thiết nhằm mục đích
nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non hiện nay.
1.2.1.4. Các hình thức và quy trình sinh hoạt chuyên môn ở trường mầm
non
* Các hình thức sinh hoạt chuyên môn
SHCM ở các nhà trường mầm non thường diễn ra theo các hình thức đó
là: Tổ chức theo tổ CM định kỳ 2 lần/1 tháng; Sinh hoạt theo các chuyên đề
(tức là dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài học) và SHCM theo NCBH (nghĩa

là SHCM dựa trên phân tích những hoạt động của trẻ là chính).


10

SHCM theo tổ CM: Hình thức được tổ chức thường xuyên, triển khai
học tập các văn bản chỉ đạo về CM của cấp trên do BGH triển khai. Tổ trưởng
CM nhận xét việc thực hiện quy chế CM của tổ, sau đó triển khai nội dung
tiếp theo cho tổ viên thực hiện.
SHCM theo dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài học: Trong mỗi buổi dự
giờ có sự tham gia của BGH, tổ trưởng và hầu hết GV trong tổ. Kết thúc quá
trình dự giờ sẽ tổ chức thảo luận, rút kinh nghiệm về bài học, sau đó đánh giá,
xếp loại tay nghề của giáo viên.
SHCM theo NCBH: Là hình thức sinh hoạt chuyên môn mới được
manh nha và triển khai trong thời gian gần đây và bước đầu triển khai ở một
số trường mầm non. SHCM theo NCBH không tập trung vào đánh giá, xếp
loại GV mà tập trung vào trẻ nhiều hơn nhất là những trẻ gặp khó khăn về
việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng. Giúp GV tự điều chỉnh nội dung và
phương pháp dạy phù hợp.
*Quy trình SHCM ở trường mầm non:
Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của tổ chuyên môn trường mầm
non theo Điều lệ trường mầm non, có thể khái quát quy trình sinh hoạt chuyên
môn ở trường mầm non như sau:
Xây dựng kế hoạch tổ CM
Cơ sở để xây dựng kế hoạch năm học là: Căn cứ vào các văn bản chỉ
đạo của Bộ; Sở; PGD thành phố; Trường; Kết quả năm học vừa thông qua
báo cáo tổng kết năm học; Năng lực GV trong tổ; Cơ sở vật chất của trường,
cá nhân GV;… Các chỉ tiêu của tổ được giao; Chuẩn các danh hiệu thi đua mà
tổ đăng kí tham gia.
Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ CM nhằm thực hiện chương

trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Cũng là để phân công
công việc cụ thể cho từng thành viên, thời gian hoàn thành, biện pháp thực
hiện.


11

Tổ chức thực hiện
- Phân công quản lí:
Tổ trưởng: Chịu trách nhiệm chung về các hoạt động, về cách lập kế
hoạch và phân công tổ viên thực hiện, cùng với tổ phó kiểm tra hồ sơ, lập báo
cáo tháng, học kì cho BGH, kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu, để có biện pháp
điều chỉnh kịp thời. “Thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn nghiệp vụ,
kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ và quản lí sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các
thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường. nhà trẻ” [2]
Tổ phó: Cùng với tổ trưởng tham gia tổ chức các hoạt động của tổ, ghi
chép biên bản họp tổ, thay mặt tổ trưởng điều động công việc khi tổ trưởng
vắng mặt, chiu trách nhiệm tổ chức các hoạt động phong trào trong tổ, cùng tổ
trưởng tham gia dự giờ,…
Chỉ đạo thực hiện những nội dung SHCM cụ thể:
- Chỉ đạo họp chuyên môn:
Chuẩn bị: Thực hiện thông báo về nội dung họp tổ bằng văn bản hoặc
trên bảng tin của tổ đến GV trước một ngày diễn ra phiên họp để GV có thể
chuẩn bị tham gia thảo luận.
Mỗi tháng tổ chuyên môn họp 2 lần vào chiều thứ năm tuần thứ 2 và
tuần thứ 4 hàng tuần (không tính những buổi họp đột xuất) có ghi biên bản
đầy đủ thông tin, nội dung cuộc họp, không ghi quá sơ sài. Nội dung là tổng
kết hoạt động, đánh giá chất lượng hoạt động và phổ biến kế hoạch mới giữa
2 kì họp, phân công và thảo luận biện pháp thực hiện được ghi vào biên bản

họp tổ.
- Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng theo chuyên đề:
Chuẩn bị: Tổ trưởng lên lịch dự giờ hàng tháng, GV đi dự xem lịch và
có chuẩn bị về nội dung bài dạy để tham gia đánh giá tiết dạy; Tổ trưởng
lên kế


12

hoạch thao giảng bồi dưỡng theo chuyên đề (2 đến 3 lần/năm) bố trí thời gian
hợp lí để tất cả các giáo viên trong tổ đều được tham gia; Đánh giá tiết dạy;
Tiến hành sau khi tiết dạy kết thúc, trong quá trình dự giờ GV có sự chuẩn bị
về nội dung góp ý, nên việc đánh giá tiết dạy không bị động về thời gian.
Kiểm tra, đánh giá sinh hoạt chuyên môn
Thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị của giáo viên cho những buổi
họp chuyên môn, những buổi hội giảng, thao giảng…
Có những góp ý cho giáo viên sau những buổi hội giảng, thao giảng.
Sau mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn, Tổ trưởng chuyên môn đánh giá
kết quả của buồi sinh hoạt chuyên môn, ưu điểm, nhũng điểm cần cải thiện…
1.2.2. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở trường mầm
non
1.2.2.1. Nghiên cứu bài học
Hiện nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về SHCM theo NCBH.
“Sinh hoạt chuyên môn Theo nghiên cứu bài học là hoạt động giáo viên
cùng nhau học tập từ thực tế việc học của học sinh.Ở đó, giáo viên cùng nhau
thiết kế kế hoạch dạy học, cùng nhau dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ
(tập trung chủ yếu vào việc học của học sinh) bài học.Đồng thời đưa ra
những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học
tập mà giáo viên đưa ra có ảnh hưởng đến việc học của học sinh.Trên cơ sở
đó giáo viên được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nhiệm và điều chỉnh nội

dung, phương pháp dạy học vào bài học hàng ngày một cách hiệu quả” [20].
Theo tác giả Vũ Thị Sơn: “SHCM theo NCBH như một hình thức
SHCM lấy nghiên cứu, cải tiến thực tiễn làm phương tiện để tạo ra môi
trường cho các giáo viên học tập từ chính quá trình cùng quan sát, phân tích
và suy ngẫm về những cái diễn ra trong giờ học thực” [16].
Từ các quan điểm trên có thể thấy, khái niệm SHCM theo NCBH
được hiểu một cách khá thống nhất, đó là: SHCM theo NCBH không tập


13

trung vào quan sát việc giảng dạy của GV để đánh giá giờ dạy, xếp loại giáo
viên mà chủ yếu tập trung vào trẻ, để GV có thể tìm ra nguyên nhân tại sao trẻ
chưa đạt được kết quả tốt, nhất là đối với những trẻ gặp khó khăn về việc tiếp
thu kiến thức, kỹ năng. Giúp giáo viên chủ động hơn để điều chỉnh về nội
dung, về phương pháp dạy phù hợp và tạo cơ hội cho mọi trẻ được tham gia
vào quá trình học tập để làm sao nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở
trường mầm non. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học tạo ra cơ hội
cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát
huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp dạy học thông qua
việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau dự giờ.
1.2.2.2. Sự cần thiết phải đổi mới SHCM theo NCBH ở trường mầm non
Hiện nay SHCM theo hướng truyền thống chưa chú trọng vào cải tiến
chất lượng bai dạy thường sa vào hình thức chính là chủ yếu. Chưa phát huy
hết sức mạnh, trí tuệ tập thể của đội ngũ GV và trẻ. Chỉ quan tâm đánh giá
giáo viên mà chưa chú ý đến những vấn đề liên quan đến người học. Làm
ảnh hưởng đến mối quan hệ đồng nghiệp trong tập thể sư phạm. Trong khi
đó SHCM theo NCBH lại giúp GV có cơ hội chia sẻ, học tập lẫn nhau, nâng
cao năng lực sư phạm và phát triển kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ. Đồng thời
giúp giáo viên có thói quen chia sẻ ý kiến của mình. Giúp GV tự đánh giá và

đánh giá đồng nghiệp.Từ đó có thể điều chỉnh, phát triển, khẳng định bản thân.
Giúp GV có thể tiếp cận đổi mới phương pháp dạy học từ đó có thể nâng cao
chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ, thống nhất dược các vấn đề chung
trong tổ/trường. Cán bộ quản lí đánh giá được năng lực của giáo viên.
Từ tính ưu việt của SHCM theo nghiên cứu bài học như vậy, các
trường mầm non hiện nay cần phải chuyển sang SHCM mới để từng bước
nâng cao được hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường.


14

1.2.2.3. Quy trình sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
Quá trình NCBH diễn ra qua nhiều bước và có các cách phân chia các
bước khác nhau. Có tác giả chia quá trình nghiên cứu bài học thành 3 giai
đoạn (1) Đặt kế hoạch, (2) Thực hiện bài học nghiên cứu, và (3) Các hoạt
động sau khi thực hiện bài học (hay còn gọi tên là giai đoạn suy ngẫm, phản
ánh, phê phán. Ở tất cả các bước của quá trình NCBH đều có sự hợp tác của
các GV.
Lewis (2002) chia quá trình NCBH thành 4 bước : “Tập trung vào bài
học nghiên cứu; Đặt kế hoạch bài học nghiên cứu; Dạy và thảo luận về bài
học nghiên cứu đã được thực hiện và Suy ngẫm và tiếp tục dạy hay đặt kế
hoạch tiếp theo” [24].
Theo tổ chức Plan Việt Nam quá trình NCBH được diễn ra thành 4
bước: “Chuẩn bị thiết kế bài học minh họa; Tổ chức dạy minh họa và dự giờ;
Suy ngẫm, thảo luận về giờ học; Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày”
[20].

Các bước SHCM theo NCBH
Bước 1: Chuẩn bị thiết kế kế hoạch bài dạy minh họa
GV đăng kí hoặc Ban giám hiệu hay Tổ trưởng CM phân công GV dạy

minh họa. Sau đó tất cả mọi người cùng nhau thiết kế, trao đổi và đầu tư về


×