Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

DỰ ÁN: SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP HỒ CHỨA NƯỚC ĐẬP LÀNG XÃ HÀNH TÍN TÂY, HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 83 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG NGÃI
BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THỦY LỢI
***************************

DỰ ÁN:

SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ
TIỂU DỰ ÁN:
SỬA CHỮA NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP HỒ CHỨA NƯỚC ĐẬP LÀNG
XÃ HÀNH TÍN TÂY, HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

HÀ NỘI, 5/2015
1


SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG NGÃI
BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THỦY LỢI
****************************

DỰ ÁN:

SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ

TIỂU DỰ ÁN:
SỬA CHỮA NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP HỒ CHỨA NƯỚC ĐẬP LÀNG XÃ HÀNH
TÍN TÂY, HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI


CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

HÀ NỘI, 5/2015

2


MỤC LỤC

Trang
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂUiv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ vii
TÓM TẮT NỘI DUNG KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ
ix
1.GIỚI THIỆU
1
1.1. Giới thiệu về dự án.............................................................................................1
1.1.1. Tổng quan dự án.........................................................................................1
1.1.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................2
1.2. Các hợp phần dự án............................................................................................3
1.3. Giới thiệu về tiểu dự án......................................................................................5
1.3.1. Giới thiệu chung về tiểu dự án....................................................................5
1.3.2. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................6
1.3.3. Mục tiêu của tiểu dự án...............................................................................7
1.3.4. Nhiệm vụ của dự án....................................................................................8
2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ KINH TẾ XÃ HỘI CÁC HỘ BỊ ẢNH HƯỞNG 9

2.1. Điều tra kinh tế xã hội........................................................................................9
2.2. Kết quả điều tra kinh tế - xã hội hộ bị ảnh hưởng...............................................9
2.2.1. Thông tin chung về hộ bị ảnh hưởng...........................................................9
2.2.2. Mức sống của các hộ bị ảnh hưởng..........................................................12
2.2.3. Tài sản của hộ bị ảnh hưởng.....................................................................13
2.3. Những đồ dùng thiết yếu của hộ.......................................................................15
2.4. Mức sống của các hộ bị ảnh hưởng...................................................................16
2.5. Nhóm dễ bị tổn thương.....................................................................................17
3. ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU DỰ ÁN 18
3.1. Công tác ước tính thiệt hại (IOL)......................................................................18
3.2. Thiệt hại của tiểu dự án.....................................................................................18
3.2.1. Tổng hợp các thiệt hại...............................................................................18
3.2.2. Bị hưởng do thu hồi đất và tài sản............................................................19
3.2.3. Ảnh hưởng phải di dời và tái định cư........................................................22
3.2.4. Ảnh hưởng đến kinh doanh và thu nhập....................................................23
3.2.5. Ảnh hưởng cắt nước thi công đập.............................................................23
4. KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG 24
4.1. Khung pháp lý..................................................................................................24
4.1.1. Luật và các Quy định của Việt Nam..........................................................24
4.1.2. Chính sách tái định cư không tự nguyện OP/BP 4.12 của Ngân hàng
Thế giới............................................................................................................... 26
4.1.3. So sánh giữa chính sách của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế
giới...................................................................................................................... 26
4.2. Nguyên tắc và chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư........................31
4.2.1. Những nguyên tắc chung...........................................................................31

i


4.2.2. Chính sách về bồi thường..........................................................................33

4.3. Ma trận quyền lợi..............................................................................................33
4.4. Tái định cư và phục hồi thu nhập......................................................................39
4.5. Nhóm dễ bị tổn thương, Giới, và Dân tộc thiểu số...........................................39
5. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ
41
6. BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VÀ PHỤC HỒI SINH KẾ
42
6.1. Người bị ảnh hưởng..........................................................................................42
6.2. Hỗ trợ và phục hồi thu nhập.............................................................................42
6.3. Nguyện vọng của người bị ảnh hưởng..............................................................42
7. PHỔ BIẾN THÔNG TIN VÀ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
45
7.1. Chính sách về phổ biến thông tin của NHTG (OP17.50)..................................45
7.2. Phổ biến thông tin.............................................................................................45
7.2.1 Phổ biến thông tin trong giai đoạn chuẩn bị kế hoạch hành động TĐC
............................................................................................................................ 46
7.2.2 Phổ biến thông tin trong giai đoạn thực hiện kế hoạch hành động TĐC
............................................................................................................................ 46
7.3.Tham vấn cộng đồng.........................................................................................47
7.3.1 Tham vấn trong quá trình chuẩn bị báo cáo tái định cư............................47
7.3.2 Tham vấn trong quá trình thực hiện Kế hoạch hành động tái định cư......48
7.3.3. Tờ rơi Dự án.............................................................................................48
7.4. Công bố thông tin.............................................................................................48
8. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
50
8.1. Giai đoạn đầu, Ủy ban nhân dân xã..................................................................50
8.2. Giai đoạn 2, Ủy ban nhân dân huyện................................................................50
8.3. Giai đoạn 3, Ủy ban nhân dân tỉnh...................................................................50
8.4. Giai đoạn cuối cùng, tòa án dân sự...................................................................50
9. TỔ CHỨC THỰC HIỆNVÀ TRÁCH NHIỆM CÁC BÊN

52
9.1. Cấp Trung ương................................................................................................52
9.2. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (PPC).........................................................52
9.3. Ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Hành (DPC).....................................................53
9.4. Ủy ban nhân dân xã Hành Tín Tây...................................................................53
9.5. Các bước triển khai...........................................................................................54
10. NGUỒN VỐN VÀ CÁC CHI PHÍ ƯỚC TÍNH 59
10.1. Nguồn ngân sách............................................................................................59
10.2. Đền bù theo giá thay thế.................................................................................59
10.3. Chi phí đền bù................................................................................................60
10.4. Chi phí hỗ trợ và các chi phí hành chính.........................................................61
10.5. Chi phí dự phòng giá phát sinh.......................................................................62
10.6. Tổng chi phí ước tính......................................................................................62
11. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 63
11.1. Cập nhật RAP.................................................................................................63
11.2. Tiến độ thực hiện...........................................................................................63
12. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ
65
12.1. Giám sát..........................................................................................................65

ii


12.2. Giám sát nội bộ...............................................................................................65
12.3.Giám sát độc lập..............................................................................................66
12.4.Phương pháp giám sát độc lập.........................................................................67
A. Lưu trữ dữ liệu................................................................................................67
B. Các báo cáo....................................................................................................67
C. Báo cáo giám sát tiếp theo.............................................................................67
PHỤ LỤC 1


iii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT

Tên bảng

Trang

Bảng 1. Thống kê thiệt hại do thiên tai 3 năm gần đây (2011 - 2013)

2

Bảng 2. Danh mục 12 đập được đề xuất thực hiện trong năm đầu tiên. 4
Bảng 3. Thông tin chung về hộ bị ảnh hưởng9
Bảng 4. Trình độ văn hóa của người bị ảnh hưởng 10
Bảng 5. Nghề nghiệp chính của người bị ảnh hưởng

12

Bảng 6. Mức thu nhập và chi tiêu của các hộ bị ảnh hưởng

12

Bảng 7. Loại nhà của hộ bị ảnh hưởng 13
Bảng 8. Nguồn nước dùng trong sản xuất và sinh hoạt của hộ bị ảnh hưởng 14
Bảng 9. Nhà vệ sinh của các hộ bị ảnh hưởng


14

Bảng 10. Nguồn năng lượng thắp sáng của các hộ bị ảnh hưởng 15
Bảng 11. Loại nhiên liệu chính dùng để dung nấu của các hộ bị ảnh hưởng
Bảng 12. Các đồ dùng thiết yếu của hộ bị ảnh hưởng

15

16

Bảng 13.Mức sống của các hộ bị ảnh hưởng 16
Bảng 14. Số hộ theo nhóm dễ bị tổn thương 17
Bảng 15. Tổng hợp các thiệt hại19
Bảng 16. Số hộ và diện tích đất bị thu hồi vĩnh viễn của tiểu dự án

20

Bảng 17. Số hộ và diện tích đất bị thu hồi tạm thời 20
Bảng 18. Mức độ đất sản xuất bị ảnh hưởng 21
Bảng 19. Tình trạng pháp lý về đất của hộ bị ảnh hưởng 21
Bảng 20. Tổng hợp số lượng cây cối hoa màu bị thu hồi 22
Bảng 21.Số hộ, diện tích cây cối, hoa màu và diện tích nuôi trồng thủy sản bị
ảnh hưởng 23
Bảng 22. So sánh chính sách của Việt Nam và của Ngân hàng Thế giới liên quan
đến tái định cưkhông tự nguyện 27
Bảng 23. Ma trận quyền lợi

33


Bảng 24. Mong muốn của các hộ bị ảnh hưởng về bồi thường đối với đất sản
xuất 43
Bảng 25.Kế hoạch sử dụng tiền bồi thường của các hộ bị ảnh hưởng

iv

43


Bảng 26.Kế hoạch của hộ bị ảnh hưởng về thay đổi nguồn thu nhập
Bảng 28. Giá bồi thường cho cây trồng mùa vụ và cây lấy gỗ

60

Bảng 31. Tổng chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư ước tính

62

Bảng 32.Kế hoạch chuẩn bị và thực hiện của RAP 63

v

44


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CPC
CPO
DARD

DMS
DPC
DRC
EMPF
EMDP
ESMF
GOV
HH
IOL
RAP
LAR
LURC
MOF
MOLISA
NGO
OP
PAD
PPC
PMU
BAH
PRA
RPF
TOR
USD
VND
WB

UBND xã
Ban quản lý trung ương các dự án thủy lợi
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Khảo sát kiểm kê chi tiết
UBND huyện
Ban tái định cư huyện
Khung chính sách dân tộc thiểu số
Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số
Khung quản lý môi trường và xã hội
Chính phủ Việt Nam
Hộ gia đình
Kiểm kê sơ bộ các thiệt hại
Kế hoạch hành động tái định cư
Thu hồi đất và tái định cư
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bộ Tài chính
Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội
Tổ chức phi chính phủ
Chính sách hoạt động
Tài liệu thẩm định dự án
UBND tỉnh
Ban Quản lý dự án
Bị ảnh hưởng
Đánh giá nông thôn có sự tham gia
Khung chính sách tái định cư
Điều khoản tham chiếu
Đô la Mỹ
Việt Nam Đồng
Ngân hàng Thế giới

vi



ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ
Tác động dự
Bất kỳ hệ quả nào liên quan trực tiếp tới việc thu hồi đất hoặc hạn
án
chế việc sử dụng các khu vực được lựa chọn hợp pháp hoặc khu
vực được bảo vệ.
Những người
Những người bị ảnh hưởng bao gồm người hoặc nhiều người, hộ
bị ảnh hưởng
gia đình, đơn vị hoặc, tổ chức, cá nhân bị tác động bởi: (i) việc thu
hồi đất do các hoạt động triển khai dự án, không kể đến việc di dời
hay không; (ii) mất tài sản hoặc sự tiếp cận tài sản; hoặc (iii) mất
các nguồn thu nhập hay những phương tiện sinh kế hay các nguồn
lực khác. Người dân cư trú hay sử dụng bất cứ phần đất nào trong
khu vực dự án trước ngày khóa sổ sẽ được coi là người bị ảnh
hưởng..
Ngày khóa sổ
Là ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thông báo thu
hồi đất cho dự án liên quan (Khoản 1, điều 67 Luật đất đai 2013)
trước khi thực hiện khảo sát kiểm kê chi tiết (DMS). Một cuộcđiều
tra dân số được thực hiện và hoàn thành trước ngày khóa sổ sẽ
được công bố để lập danh sách các hộ gia đình bị ảnh hưởng tiềm
năng.
Tính hợp
Có nghĩa là bất kỳ người nào đã sử dụng thửa đất bị ảnh hưởng bởi
lệ/Đủ tư cách
dự án được lập danh sách trước ngày khóa sổ mà (i) có quyền sử
dụng đất hợp pháp, (ii) không có quyền sử dụng đất hợp pháp tại
ngày khóa sổ nhưng có đủ điều kiện để được công nhận hợp pháp;
và (iii) không được công nhận quyền sử dụng hợp pháp với thửa

đất mà họ đang chiếm giữ.
Chi phí (giá) -Đối với đất nông nghiệp: áp dụng giá thị trường tại thời điểm trước
thay thế
dự án hoặc trước khi di dời (tùy xem giá nào cao hơn) của loại đất có
giá trị sản xuất hoặc sử dụng tương đương trong khu vực lân cận đất
bị ảnh hưởng, cộng thêm chi phí cải tạo đất để đạt được giá trị tương
đương với đất bị ảnh hưởng, cộng thêm chi phí áp dụng cho các hình
thức đăng ký và thuế chuyển nhượng.
-Đối với đất ở các khu vực đô thị, đó là giá trị chuyển nhượng của
đất có cùng kích thước và mục đích sử dụng, với các cơ sở hạ tầng,
dịch vụ công cộng tương tự hoặc tốt hơn nơi ở cũ và nằm trong vùng
lân cận của đất bị ảnh hưởng cộng thêm chi phí áp dụng cho các
hình thức đăng ký và thuế chuyển nhượng.
-Đối với nhà cửa và công trình sẽ áp dụng chi phí vật liệu để xây
dựng công trình thay thế có diện tích và chất lượng tương đương
hoặc tốt hơn công trình bị ảnh hưởng, cộng thêm chi phí vận chuyển
vật liệu xây dựng đến địa điểm xây dựng, cộng với giá nhân công và

vii


chi phí cho nhà thầu xây dựng, cộng với chi phí áp dụng cho các
hình thức đăng ký và thuế chuyển nhượng. Việc xác định chi phí
thay thế không tính đến khấu hao tài sản và giá trị các vật tư thanh lý
cũng như giá trị lợi ích từ dự án đã khấu trừ giá trị tài sản bị ảnh
hưởng.
Tái định cư
Tái định cư bao hàm tất cả những thiệt hại trực tiếp do các hoạt động
của dự án gây nên dẫn đến:(i) việc thu hồi một phần hay toàn bộ đất,
nhà ở, tài sản gắn liền với đất và các nguồn lực khác mà chủ sở hữu

có thể bị di dời hoặc không; (ii) hạn chế sự tiếp cận, hay thiệt hại về
mặt sinh kế; và (iii) những biện pháp khôi phục nhằm cải thiện (hoặc
ít nhất là phục hồi) thu nhập và mức sống của những người bị ảnh
hưởng..
Quyền lợi
bao gồm bồi thường và hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng dựa
trên loại và mức độ thiệt hại.
Ước tính sơ bộ Là quá trình ước tính các tài sản và nguồn thu nhập bị ảnh hưởng bởi
(IOL)
dự án
Điều tra kinh Một điều tra cơ bản kinh tế-xã hội của hộ gia đình, doanh nghiệp,
tế - xã hội
hoặc các bên bị ảnh hưởng bởi dự án khác cần thiết để: xác định một
cách chính xác mức bồi thường hoặc giảm thiểu thiệt hại, đánh giá
tác động đối với kinh tế hộ gia đình, và phân biệt bởi mức độ tác
động cho các bên bị ảnh hưởng.
Nhóm dễ bị
được xác định là những người do đặc điểm giới tính, dân tộc,
tổn thương
tuổi tác, khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần, bất lợi về kinh

tế hoặc địa vị xã hội, bị ảnh hưởng nặng nề hơn về kinh tế
hoặc di dời so với cộng đồng dân cư khác do tác động của dự
án, bao gồm: (i) phụ nữ làm chủ hộ có khẩu ăn theo (không có
chồng, mất chồng, chồng không còn khả năng lao động), (ii)
người khuyết tật (không còn khả năng lao động), người già
không nơi nương tựa, (iii) người nghèo, (iv) người không có
đất đai để sinh kế, và (v) người dân tộc thiểu số.
Sinh kế


Phục hồi (sinh
kế) thu nhập
Các bên có
liên quan

Các hoạt động kinh tế và tạo thu nhập, thường do tự lao động
và/hoặc lao động được trả lương bằng sức lao động và vật tư của
chính bản thân để tạo đủ nguồn để đáp ứng các yêu cầu của bản
thân và gia đình một cách bền vững.
Thiết lập lại nguồn thu nhập hoặc sinh kế của hộ bị ảnh hưởng.
Bất kỳ và tất cả các cá nhân, nhóm, tổ chức, và các định chế quan
tâm và có khả năng bị ảnh hưởng bởi dự án hoặc có thểảnh hưởng
đến dự án.

viii


TÓM TẮT NỘI DUNG KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ
Mục tiêu của tiểu dự án
- Nâng cao an toàn đập, khôi phục năng lực thiết kế của hồ thông qua sửa chữa
- Bảo vệ tính mạng và tài sản nhân dân vùng hạ lưu sau đập
- Đảm bảo an toàn trong việc cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, kết
hợp nuôi trồng thủy sản thông qua đó đảm bảo an toàn cho đời sống và sản xuất, thu
nhập cho người dân trong khu vực hưởng lợi.
- Góp phần cải tạo môi sinh, môi trường trong khu vực dự án .
Cơ sở pháp lý
Chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án được xác định dựa
trên các quy định và Luật hiện hành của chính phủ Việt Nam và chính sách của WB.
Trong trường hợp có sự khác biệt giữa bên vay và WB về các quy định, chính sách,
trình tự thì chính sách của WB sẽ được áp dụng, phù hợp với Nghị định số

131/2006/NĐ-CP, quy định “trong trường hợp điều ước quốc tế về ODA mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với các quy định
của pháp luật Việt Nam thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế” (Điều 2,
Mục 5).
Quy mô thu hồi đất
Tổng số 23 hộ (với 118 người) bị ảnh hưởng về nông nghiệp, lâm nghiệp và
diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. Có 266 hộ bị ảnh hưởng về diện tích đất nông
nghiệp trồng lúa khi cắt nước thi công (ảnh hưởng đến sản xuất cho 1 vụ lúa).
Tổng diện tích đất sẽ bị thu hồi vĩnh viễn là 13.778 m 2 của 18 hộ. Trong đó có
12 hộ chỉ ảnh hưởng vĩnh viễn đến đất nông nghiệp (7.758m 2), 4 hộ chỉ ảnh hưởng đến
đất lâm nghiệp (6.020m2).
Diện tích đất ảnh hưởng là 39.875 m 2 của 5 hộ.Trong đó có 1 hộ vừa bị ảnh
hưởng vĩnh viễn đến đất nông nghiệp và ảnh hưởng tạm thời đến đất lâm nghiệp.
Tổng số cây lấy gỗ bị ảnh hưởng là 21.146 cây trong đó toàn bộ là keo từ 3-5
năm tuổi, có 7.758 m2 diện tích lúa bị thu hồi vĩnh viễn. Có 431.920 m 2 diện tích lúa bị
ảnh hưởng 1 vụ sản xuất và 7 ha diện tích mặt nước đập nuôi trồng thủy sản do thi
công xây dựng đập không có nguồn nước.
Các quyền lợi cho người BAH từ dự án
Các quyền lợi cho người BAH từ tiểu dự án được xây dựng và trình bày trong
kế hoạch TĐC tương ứng với các ảnh hưởng được xác định trong quá trình điều tra
thiệt hại và khảo sát kinh tế xã hội. Các quyền lợi này sẽ được cập nhật, khi cần thiết,

ix


sau khi thực hiện kiểm đếm chi tiết và tham vấn với các hộ BAH, để đảm bảo rằng các
thiệt hại sẽ được phục hồi, hoặc cải thiện.
Tổ chức thực hiện
Bộ NN và PTNT (MARD), cơ quan chủ quản và BQL Trung ương các dự án
thủy lợi (CPO) sẽ đảm bảo điều phối cho việc thực hiện kế hoạch TĐC này. Bộ NN &

PTNT sẽ phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi và chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Quảng Ngãi, để đảm bảo rằng việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện
đúng như các quy định trong kế hoạch TĐC này. Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng
tỉnh, huyện và Ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện cùng với đại diện hộ BAH
sẽ được thành lập để giám sát quá trình bồi thường. Trong quá trình thực hiện, cơ quan
giám sát độc lập sẽ giám sát việc thực hiện để đảm bảo bồi thường, hỗ trợ đúng với kế
hoạch TĐC đã được duyệt.
Kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Tổng chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là 2.627.298.000 đồng tương
đương với số tiền tính bằng US$ là: 121.634 USD. Chi phí bồi thường về đất và các tài
sản thiệt hại là 979.625.000đồng tương đương với 45.654 USD, phần còn lại là chi phí
cho ổn định đời sống, phục hồi thu nhập, hỗ trợ cắt nước và các chi phí khác... Tổng
chi phí cho bồi thường, hỗ trợ tái định cư sẽ được xác định lại chính xác sau khi kiểm
đếm chi tiết.
Kế hoạch thực hiện
Việc thực hiện Kế hoạch Hành động Tái định cư sẽ được phối hợp với các bên
có liên quan.Tất cả những người bị ảnh hưởng sẽ được bồi thường và việc giải phóng
mặt bằng sẽ hoàn thành trong năm 2015 và đầu năm 2016.

x


1.GIỚI THIỆU
1.1. Giới thiệu về dự án
1.1.1. Tổng quan dự án
Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế dựa vào nông nghiệp và là một trong
những quốc gia dễ tổn thương nhất bởi thiên tai do vị trí địa lý, điều kiện địa hình, khí
hậu, cơ cấu kinh tế và phân bố dân cư. Với 14 lưu vực sông lớn phân bố trên cả nước,
Việt Nam có nguồn tài nguyên nước phong phú, tổng lượng dòng chảy trên toàn lãnh
thổ ước tính 850 tỷ m3. Hơn 62 tỷ m3 nước được trữ lại trong khoảng 7,000 hồ chứa

để điều tiết, cấp nước cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Cần khẳng định
rằng, hồ chứa nước đóng một vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất và
phát triển kinh tế của Việt Nam. Nó được xây dựng như là một công trình phục vụ đa
mục tiêu như cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, phát điện và các
ngành kinh tế khác, cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái, điều tiết lũ để giảm nhẹ
thiên tai. Hồ chứa phân bố ở 45 tỉnh, thành của Việt Nam, nhưng tập trung chủ yếu ở
miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
Việt Nam có một hệ thống hạ tầng thủy lợi (hồ, đập và hệ thống tưới, tiêu)
thuộc loại lớn trên thế giới (cùng với Trung Quốc và Mỹ). Trong số 7.000 đập có quy
mô khác nhau, có hơn 675 đập được xếp loại là đập lớn (có chiều cao hơn 15m hoặc từ
5÷15m với dung tích hồ chứa hơn 3 triệu m3) và số lượng đập nhỏ (có chiều cao dưới
15m và dung tích đập dưới 3 triệu m3), ước tính hơn 6.000 đập mà phần lớn là đập
đất. Trong tổng số 4 triệu hecta đất nông nghiệp thì có hơn 3,0 triệu hecta được tưới
thông qua 6,648 đập. Ngoài ra, có hơn 1.100 đập thủy điện hoặc đang được vận hành,
xây dựng, nghiên cứu hoặc dự kiến đầu tư. Với 238 đập thủy điện đang vận hành đã
cung cấp tổng công suất lắp đặt là 13.066 MW, trong đó 86 thủy điện lớn với công
suất lắp đặt 30 MW trở lên và chiều cao đập lớn hơn 15m. Trong khi trọng tâm chính
là thủy lợi hoặc thủy điện, thì nhiều trong số những đập này là đập đa mục tiêu, hỗ trợ
điều tiết lũ và cung cấp nước với khối lượng lớn.
Theo báo cáo của Bộ Công thương, Việt Nam có khoảng 1.150 hồ chứa thủy lợi
có đập bị hư hỏng, xuống cấp, tập trung ở các vùng phía Bắc, miền Trung và Tây
Nguyên nơi có địa hình dốc và điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Các hư hỏng, sự cố
thường gặp là thấm, biến dạng mái đập, không đủ khả năng xả lũ, hư hỏng công trình
lấy nước trong thân đập. Số hồ chứa thủy lợi có đập nhỏ chiếm 92% tổng số hồ thủy
lợi, các hồ chứa có dung tích dưới 0,2 triệu m3 không có đủ tài liệu để đánh giá an
toàn, cần thiết phải khôi phục lại thông số kỹ thuật cho nhóm hồ này.

1



Bảng 1. Thống kê thiệt hại do thiên tai 3 năm gần đây (2011 - 2013)
Thông tin / Thiệt hại

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

7 cơn bão,
7 áp thấp

10 cơn bão,
02 áp thấp

8 cơn bão,
01 áp thấp

Số người chết

295

258

264

Số người bị thương

274


408

800

2.170

6.292

11.851

Nhà bị hư hại

447.694

101.756

706.786

Hoa màu thiệt hại (ha)

350.367

408.383

86.491

9.689.559

3.240.069


17.379.000

12.703

16.000

25.021

Số cơn bão, áp thấp

Nhà bị phá hủy

Đất đá sạt lở (m3)
Thiệt hại vật chất (tỷ đồng)

(Nguồn PDO/WB8)
Miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên là nơi tập trung sự đói nghèo và bị ảnh
hưởng nặng nề bởi thiên tai, có 16/31 tỉnh tham gia dự án có huyện nghèo cần được hỗ
trợ từ Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ. Phần lớn các huyện này
thuộc khu vực miền núi và biên giới. Tỷ lệ hộ nghèo ở đây cao gấp 3,5 lần mức bình
quân của cả nước. 90% dân số các huyện nghèo là người các dân tộc thiểu số với thu
nhập bình quân đầu người khoảng 2,5 triệu đồng/năm, thu nhập có được chủ yếu là
nhờ sản xuất nông nghiệp. Với mức thu ngân sách bình quân hàng năm là 3 tỷ đồng,
chính quyền các huyện không đủ nguồn lực tài chính để xóa đói, giảm nghèo cho
người dân. Công tác đảm bảo an toàn hồ chứa được các địa phương đặt lên hàng
đầutrong các Quy hoạch phát triển kinh tế cũng như quy hoạch ngành thủy lợi, thủy
điện của các địa phương. Hàng năm các địa phương đều thực hiện rà soát, kiểm tra,
lập kế hoạch đảm bảo an toàn hồ chứa
Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập được Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ

trương vay vốn Ngân hàng Thế giới đầu tư tại 31 tỉnh thuộc khu vực miền Bắc, miền
Trung và Tây Nguyên với mục tiêu tổng thể nhằm hỗ trợ thực hiện chương trình Bảo
đảm an toàn các hồ chứa nước của Chính phủ thông qua sửa chữa, nâng cao an toàn
các đập và hồ chứa ưu tiên và bảo vệ dân cư và cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội vùng hạ
du.
1.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Cải thiện an toàn đập và các công năng thiết kế của đập thông qua sửa chữa,
nâng cấp, trang bị các thiết bị quan trắc, lập kế hoạch vận hành và bảo trì;

2


-

Tăng cường thể chế ở cấp Quốc gia và hệ thống về quản lý an toàn đập thông
qua hoàn thiện khung thể chế về an toàn đập bao gồm cả việc xây dựng và quản
lý cơ sở dữ liệu, bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn, tăng cường
năng lực và cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan;

-

Xây dựng năng lực quản lý lũ ở cấp lưu vực và cơ chế phối hợp vận hành hồ
chứa thông qua cải thiện năng lực dự báo, xây dựng kế hoạch quản lý lũ lụt
tổng hợp và đào tạo tăng cường năng lực.

Đối tượng hưởng lợi của dự án sẽ bao gồm: cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp hệ
thống liên quan và phụ thuộc vào sự an toàn của đập.
-

Ở cấp Trung ương: Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ

Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và một số cơ quan liên quan sẽ đạt
được các lợi ích kinh tế vĩ mô thông qua: (i) Hoàn thiện khung pháp lý và tăng
cường thể chế nhằm nâng cao năng lực quản lý an toàn đập và giảm nguy cơ
cho hạ lưu; (ii) cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành; và (iii) giám sát và hỗ trợ
kỹ thuật nhiều hơn cho các tổ chức ở cấp tỉnh hoặc lưu vực chịu trách nhiệm
quản lý an toàn đập và hồ chứa, quản lý giám sát vận hành liên hồ chứa và
thuộc địa bàn 2 tỉnh.

-

Ở cấp tỉnh: bao gồm Ủy ban nhân các tỉnh, Sở hưởng lợi thông qua hỗ trợ (i)
tăng cường công tác quản lý an toàn đập thường xuyên và định kỳ; (ii) nâng cao
sự phối hợp giữa các Sở của tỉnh đối với vận hành và quản lý an toàn đập; và
(iii) cải thiện công tác thu thập dữ liệu và chia sẻ thông tin.

-

Ở cấp tiểu dự án: đối tượng hưởng lợi bao gồm các chủ đập và cộng đồng
hưởng lợi trực tiếp thông qua hỗ trợ: (i) nâng cao an toàn đập; (ii) cải thiện cảnh
báo sớm và giảm các nguy cơ rủi ro; (iii) tăng cường năng lực để duy trì vận
hành và bảo dưỡng dài hạn; iv) đảm bảo cung cấp nước cho các mục tiêu; và v)
giảm nguy cơ rủi ro do sự cố đập.

1.2. Các hợp phần dự án
Hợp phần 1: Khôi phục an toàn đập (chi phí dự kiến là 385 triệu USD)
Hợp phần này nhằm nâng cao an toàn công trình thông qua các hoạt động cải tạo đập.
Bao gồm: i) Thiết kế chi tiết, giám sát và kiểm soát chất lượng của việc cải tạo công
trình đập ưu tiên và cơ sở hạ tầng liên quan; (ii) cải tạo công trình, bao gồm các công
trình dân sự, công trình kĩ thuật thủy lợi, lắp đặt các thiết bị kĩ thuật thủy lợi và giám
sát an toàn; (iii) lập Quy trình vận hành và bảo trì đập, Kế hoạch sẵn sàng ứng phó

khẩn cấp.
Việc rà soát được thực hiện trên cơ sở đề xuất của các địa phương, đã xác định
được khoảng 736 đập thủy lợi tại 31 tỉnh đủ tiêu chí tham gia dự án với nhu cầu vốn

3


đầu tư khoảng 18.700 tỷ đồng. Khoảng 400 đập có nguy cơ rủi ro từ cao đến rất cao
được hỗ trợ các giải pháp cải thiện an toàn từ dự án. Danh mục các địa phương và số
lượng hồ chứa được ưu tiên sửa chữa bởi dự án thể hiện trong Phụ lục. Khoảng 90%
số đập có chiều cao dưới 15m hoặc có dung tích thiết kế nhỏ hơn 3 triệu m 3, 10% là
các đập lớn, hầu hết có kết cấu là đất đắp. Danh sách các đập thuộc hợp phần này có
thể được thay đổi bởi sự rà soát, đánh giá rủi ro hàng năm, các đập có nguy cơ rủi ro
thấp nhất sẽ được thay thế của các đập gặp sự cố khẩn cấp thuộc Hợp phần 4. Dự kiến
khoảng 12 hồ đập thuộc 11 tỉnh trong tổng số 31 tỉnh được rà soát có nguy cơ mất an
toàn cao và đạt mục tiêu về tính sẵn sàng để đầu tư ngay năm thứ nhất của dự án.
Bảng 2. Danh mục 12 đập được đề xuất thực hiện trong năm đầu tiên.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12


Tên hồ

Huyện

Tỉnh

Ngòi Là
2
Hồ Ban
Đại
Thắng
Khe Chè

Yên Sơn

Tuyên
Quang
Phú Thọ
Hòa Bình

Đồng Bể
Khe
Gang
Khe Sân
Phú Vinh
Đập
Làng
Thạch
Bàn

Sông
Quao
Đạ Tẻh

Cẩm Khê
Lạc Thủy
Đông Triều
Như Thanh
Quỳnh Lưu

Quảng
Ninh
Thanh Hóa
Nghệ An

Quỳnh Lưu
Nghệ An
Đồng Hới Quảng Bình
Nghĩa
Quảng Ngãi
Hành
Phú Cát
Bình Định
Hàm
Thuận Bắc
Đạ Huoai

Bình Thuận
Lâm Đồng


Năm
xây
dựng

Diện
tích
phục vụ
(ha)

1973

360

3,24

15,0

1970

150

1,68

11,0

1960

90

0,84


14,5

1986

213

12,00

12,5

1991

255

2,29

11,4

1991

175

2,15

12,5

1980
1992


120
1.056

1,42
22,36

14,5
24,4

1978

100

0.38

13,1

1978

130

0.70

12,8

1998

8.120

73,00


40,0

1993

23.000

30,25

27,5

Dung
tích
(106m3)

Chiều
cao lớn
nhất
(m)

Hợp phần 2: Quản lý an toàn đập (chi phí dự kiến 60 triệu USD)
Mục tiêu của hợp phần này là cải thiện việc lập quy hoạch và khung thể chế về
quản lý an toàn đập nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và cơ sở hạ tầng kinh tế xã
hội vùng hạ du. Hợp phần này sẽ bao gồm hỗ trợ về: i) mạng lưới quan trắc thủy văn
và hệ thống thông tin; ii) kế hoạch quản lý lũ lụt tổng hợp và cơ chế phối hợp vận
hành; iii) tăng cường thể chế và pháp lý và iv) nâng cao năng lực vận hành hồ đập tổng

4



hợp toàn lưu vực, kế hoạch sẵn sàng ứng phó khẩn cấp. Hợp phần này sẽ hỗ trợ Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường
trong việc thực hiện các công tác hỗ trợ kĩ thuật cho chương trình Quốc gia, hoàn thiện
thể chế cơ chế phối hợp và thực hiện giữa các Bộ, ngành, địa phương và các cấp có
liên quan.
Hợp phần 3: Hỗ trợ quản lý dự án (chi phí dự kiến là 15 triệu USD)
Dự án được thực hiện với sự tham gia của 3 bộ, phạm vi dự án rộng với 31 tỉnh
tham gia, đa số các hồ chứa nằm ở vùng sâu, vùng xa miền núi, điều kiện giao thông
rất khó khăn và thời gian thực hiện dự án kéo dài trong 6 năm, việc phân bổ một chi
phí quản lý hạn hẹp cũng là một khó khăn trong việc triển khai dự án.
Hợp phần sẽ cung cấp tài chính cho các hoạt động quản lý dự án, giám sát và
đánh giá, hỗ trợ kĩ thuật, đấu thầu, kiểm toán, thông tin, đào tạo, hỗ trợ mua sắm, trang
thiết bị phục vụ công tác quản lý thực hiện dự án.
Hợp phần 4: Dự phòng thiên tai (0 triệu USD - Không phân bổ cố định)
Hợp phần này sẽ nâng cao năng lực ứng phó của Chính phủ trong trường hợp
khẩn cấp liên quan đến sự cố đập trong quá trình thực hiện dự án. Trong trường hợp
khẩn cấp, hợp phần dự phòng này sẽ tạo điều kiện sử dụng số tiền trong khoản vay
nhanh chóng bằng cách giảm thiểu tối đa các bước xử lý và điều chỉnh các yêu cầu về
tín dụng và chính sách an toàn nhằm hỗ trợ đẩy nhanh việc thực hiện.
Như vậy, đây là một dự án phát triển có cách tiếp cận tổng hợp, đa ngành và có
sự tiếp cận từ dưới lên theo hướng bền vững và phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội của các vùng kinh tế có vai trò quan trọng của cả nước.
1.3. Giới thiệu về tiểu dự án
1.3.1. Giới thiệu chung về tiểu dự án
Công trình Hồ chứa nước Đập Làng thuộc địa phận thôn Tân Phú 2, xã Hành Tín
Tây, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi; cụm đầu mối cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi
khoảng 21 km về phía Nam - Tây nam, cách huyện lỵ Nghĩa Hành khoảng 13 km về
phía Nam. Công trình được xây dựng vào năm 1978, quá trình sử dụng cho đến nay
công trình đã xuống cấp nghiêm trọng.
Công trình đã được tu bổ nhiều lần với những hư hỏng nhỏ. Năm 2003 tu sửa

tràn xả lũ và kiến cố hóa đoạn kênh tưới bờ hữu và bờ tả. Hiện nay, tràn xả lũ đã bị hư
hỏng nhiều vị trí, đặc biệt là phạm vi trước bể tiêu năng tràn xả lũ. Cạnh đó, cống lấy
nước bị rò rỉ 2 bên mang cống lớn, gây mất nước, đồng thời có khả năng xói ngầm, gây
nguy hiểm cho công trình. Mái gia cố đá lát thượng lưu hồ bị bong tróc gây nguy cơ sạt
lở và sóng tràn qua đỉnh đập khi có lũ lớn.
Sau gần 37 năm khai thác sử dụng, công trình đã góp phần vào công cuộc xóa

5


đói giảm nghèo cho nhân dân vùng sở tại. Hiện nay, vào giữa mùa khô là hồ cạn nước
khá nhanh. Theo đánh giá ban đầu thì khả năng mất nước của hồ là rất lớn, không đảm
bảo tưới hết diện tích hiện hồ đang phụ trách.
Qua điều tra hiện trạng, hiện nay hồ có nhiệm vụ phục vụ tưới cho 60 ha lúa 2
vụ, nguồn sinh thủy khá tốt nhưng hồ không đảm bảo cấp nước cho vùng diện tích này.
Cạnh đó, khu tưới phía hạ lưu còn hơn 23 ha đất canh tác không có nguồn nước nào
phục vụ, nhân dân đang canh tác màu, mía, lúa 1 vụ có năng suất thấp, phụ thuộc hoàn
toàn vào nước trời.
Vì vậy cùng với việc sửa chữa đảm bảo an toàn cụm đầu mối cũng như đảm bảo
an toàn tưới, yêu cầu cần phải nâng cấp hồ chứa để cung cấp nước tưới cho gần 83 ha
đất canh tác trên là một vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách; đáp ứng nhu cầu và nguyện
vọng lâu đời của nhân dân vùng dự án cũng như góp phần ổn định xã hội, tăng cường
khả năng phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo những chủ trương đúng đắn của
Đảng và Nhà nước đang theo đuổi hiện nay về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông
dân.
1.3.2. Điều kiện tự nhiên
1.3.2.1. Vị trí địa lý
Dự án nâng cấp, sửa chữa hồ chứa nước Đập Làng nằm trên sông Rau, một chi
lưu nhỏ thuộc bờ tả sông Vệ. Lưu vực công trình bắt nguồn từ dãy núi cao phía Tây
lưu vực, hướng chảy của suối chính là hướng Tây - Đông; hướng chính của địa hình là

cao ở phía tây và thấp dần về phía đông; tâm lưu vực cách trung tâm huyện lỵ Nghĩa
Hành về phía nam khoảng 13km và cách UBND xã Hành Tín Tây về phía Bắc - Tây
Bắc khoảng 2,4 km.
Lưu vực nằm trong vùng địa lý có toạ độ :
14o56’19”  14o 57’11”Vĩ độ Bắc
108o 44’36”108o 45’55” Kinh độ Đông
Tuyến công trình đầu mối có vị trí tọa độ địa lý :
14o 56’42” Vĩ độ Bắc
108o 45’55” Kinh độ Đông

6


Mai Lã
nh Hữ
u

HUYỆ
N MINH LONG

2-K
28,5

Đậ
p nướ
c Loan

N. Ô
ng



i Ô
ng

244

5-K
15,0

Vạn Xuâ
n

1-K
75

140 2-K

25,5

1-IC
132,0

2-K
3,0

Đậ
p Là
ng

1-K

20,5

2-K
10,3

2-K
35

4-K
7,5

1-K
13

15

3-K
HUYỆ
N NGHĨ
A1-KHÀ
N
H
32

c Bắ
c

5-IB
45,0
4-IB

13,5

Đồ
ng Miế
u

2-K
21,3

2-NR
5,5

Thiê
n Xuâ
n 3-Đ


ng
Re
113

3-NR
55,0

4-K
18,2

81



n Phú

GòTrổ
i

đậ
p câ
yQuen

2-IC
27,1

1-IB
2,0

(Tâ
n Phú
)

Long phú

5-K
24

Rộ
c Dình

GòRộ
c


5-K


n Phú 5,0

112


ng R
au

3-K
36,7

210

3-K
35,5

1-K
55

3-K
10

2-K
9,5

221
1-IC

29

10


ng R
e

2-NR
30,0

HCN Đập Làng
6-K
18,3

1-IC
F=3,93103,0
km2

1-K
15,0

So
â
ng
Ve
ä


i đấ

t

cầ
u
Long Mai

0
20

8

3-IC
66,9

Hạ Liệ
t

1-IC
86,0

3-NR
15,0

4-K
29,0

4-K
22,8

5-IC

30,0

485

161
Thiệ
p Xuyê
n


c Dâ
u

7

(Long Bỉ
nh)

2-IA
4,5


m Mớ
i

1-K
70,0

1-K
3,0




1-IA
4,5

Dự Hử
u184


m Mớ
i

GòBà
nh


n Thớ
i

185

100

7

PhúLâ
m

Suo

á
i Sa
â
y

Mai Lanh Hạ

2,5
3-K
63,2



NH THIỆ
N


ng
Vệ


LONG 206
MAI

Ngọc Đa

1-K
40,0

GòVườ

n

ä
Ve
âng
o
S
24

3-Đ
10

Nguyê
n Hoà

42,7

1-Đ
6,0

5-IA

2-K
29,5

1-IB
36,5

2-Đ
29


3-IB

Hình 1. Vị trí cơng trình
1.3.2.2. Điều kiện địa hình, địa mạo
Lưu vực sơng Rau được bao quanh dãy núi có cao độ chuyển tiếp từ 500÷100m.
Thảm thực vật che phủ trên lưu vực chủ yếu là rừng tái sinh như keo, bạch đàn và một
phần rừng ngun sinh
Khu tưới :bắt đầu ngay sau hạ đập đất có giới cận :
+ Bắc giáp khu tưới hồ Hóc Cài có ranh giới là suối Sậy thuộc thơn Phú Lâm xã
Hành Thiện.
+ Tây giáp hạ lưu đập đất hiện hữu, đầu thơn Tân Phú 2 về phía tây.
+ Đơng giáp bờ sơng Vệ.
+ Nam giáp khu tưới hồ chứa nước Cây Quen - thơn Tân Phú 2.
Khu tưới nằm về hạ lưu đập, dọc hai bên bờ sơng Rau và một phần bờ tả trải dài
lên hướng bắc giáp suối Sậy; khu tưới trải dài từ chân núi ra đến bờ sơng Vệ, có diện
tích lên đến hàng trăm ha.
Khu tưới phía đơng bắc nằm bên bờ tả sơng Rau, do kênh chính bờ tả đảm nhận.
Khu tưới vùng này khá phân bố và bị chia cắt mạnh bởi núi đồi, điạ hình thấp dần từ tây
sang đơng. Cuối khu tưới phía bắc giáp khu tưới hồ Hóc Cài.Khu tưới phía đơng nam
nằm bên bờ hữu sơng Rau, do kênh chính bờ hữu đảm nhận. Khu tưới có diện tích nhỏ,
nằm tập trung ven bên bờ hữu; cuối khu tưới phía nam giáp khu tưới hồ Cây Quen.
1.3.3. Mục tiêu của tiểu dự án
- Nâng cao an tồn đập, khơi phục năng lực thiết kế của hồ thơng qua sửa chữa
- Bảo vệ tính mạng và tài sản nhân dân vùng hạ lưu sau đập
- Đảm bảo an tồn trong việc cung cấp nước tưới cho sản xuất nơng nghiệp, kết
hợp ni trồng thủy sản thơng qua đó đảm bảo an tồn cho đời sống và sản xuất, thu

7


3-IB
36,0


nhập cho người dân trong khu vực hưởng lợi.
- Góp phần cải tạo môi sinh, môi trường trong khu vực dự án .
1.3.4. Nhiệm vụ của dự án
- Đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho khoảng 300 hộ dân, và các cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, xã hội…trong vùng hạ du hồ chứa đang bị đe doạ bởi mất an toàn đập.
- Cung cấp nước tưới ổn định cho khoảng 83,0 ha đất sản xuất nông nghiệp;
trong đó diện tích lúa nước 2 vụ là 60,0 ha và diện tích màu là 23,0 ha.

8


2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ KINH TẾ XÃ HỘI CÁC HỘ BỊ ẢNH HƯỞNG
2.1. Điều tra kinh tế xã hội
Một cuộc điều tra kinh tế xã hội (KTXH) được thực hiện nhằm thu thập thông
tin KTXH liên quantới những người BAH của dự án. Tư vấn về lập kế hoạch hành
động tái định cư đã tiến hành cuộc điều tra khảo sát KTXH, đồng thời những số liệu
thuđược qua cuộc điều tra này là cơ sở phục vụ cho:
- Thiết kế chương trình phục hồi thu nhập và cải thiện các điều kiện sống nói chung.
- Làm số liệu cơ sởđể so sánh về cuộc sống của những hộ bịthu hồi đất trước
vàsau khi nhận bồi thường, tái định cư (sẽđược sử dụng cho giám sát vàđánh giásau
này trong giai đoạn thực hiện Kế hoạch TĐC).
2.2. Kết quả điều tra kinh tế - xã hội hộ bị ảnh hưởng
2.2.1. Thông tin chung về hộ bị ảnh hưởng
Tiểu dự án nâng cấp, sửa chữa hồ chứa nước Đập Làng được tiến hàng trên địa bàn
xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Việc tiến hành xây dựng dự án sẽ
ảnh hưởng lâu dài 13.778 m2 đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp của 22 hộ dân trên địa

bàn thôn Tân Phú 2 trong xã, 1 hộ bị ảnh hưởng 7 diện tích mặt hồ nuôi trồng thủy sản và
266 hộ bị ảnh hưởng đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp khi tiến hành sửa chữa đập do
không còn nguồn nước để sản xuất nông nghiệp. Không có hộ nào là hộ dân tộc thiểu
số bị ảnh hưởng.
Bảng 3. Thông tin chung về hộ bị ảnh hưởng
STT

Nội dung

1
2

Tổng số hộ bị ảnh hưởng khi xây dựng đập
Tổng số hộ bị ảnh hưởng khi cắt nước xây
dựng đập
Số người BAH khi xây dựng đập
Nam
Nữ
Tuổi người bị ảnh hưởng
Dưới 18 tuổi
Từ 18 đến 60
Trên 60 tuổi
Dân tộc
Kinh
Tình trạng hôn nhân
Độc thân
Có vợ/chồng
Ly hôn
Ly thân


3
3

4
5

9

Đơn vị
tính
hộ

Số lượng

Tỷ lệ
(%)

23

hộ

266

người
người
người

118
65
53


55,1
44,9

người
người
người

24
78
16

20,3
66,1
13,6

người

115

100,0

người
người
người
người

50
63
0

0

42,4
53,4
0,0
0,0


STT

Đơn vị
tính
người

Nội dung
Góa

Số lượng
5

Tỷ lệ
(%)
4,2

Nguồn: Số liệu điều tra
Trong tổng số 23 hộ bị ảnh với 118 người có tỷ lệ nam giới là 55,1% và nữ là
44,9%. Toàn bộ số người bị ảnh hưởng trong tổng số 23 hộ tất cả đều là người kinh,
không có người dân tộc thiểu số nào. Nhóm tuổi của người bị ảnh hưởng như sau:
- Dưới 18 tuổi có 24 người chiếm tỷ lệ 20,3%;
- Từ 18 đến 60 tuổi có 78 người chiếm tỷ lệ 66,1% đây là độ tuổi có số người bị

ảnh hưởng lớn nhất và đang trong độ tuổi lao động;
- Trên 60 tuổi có 16 người chiếm tỷ lệ 13,6%.
Đa phần số người bị ảnh hưởng đều có gia đình, tỷ lệ người bị ảnh hưởng có
vợ/chồng là 63 người chiếm tỷ lệ 53,4%, sau đó đến số người độc thân với 50 người
chiếm tỷ lệ 42,4% và có 5 người góa với tỷ lệ 4,2% do tuổi già, trong tổng số 118
người bị ảnh hưởng không có trường hợp nào ly thân hoặc ly hôn.
Về trình độ văn hóa trong tổng số 118 người bị ảnh hưởng có 1 người mù chữ
chiếm tỷ lệ 0,8%; có 22 người học tiểu học chiếm tỷ lệ 18,6%; 34 người học trung học
cơ sở chiếm tỷ lệ 28,8%, đây là tỷ lệ cao nhất trong tất cả các bậc học của những người
bị ảnh hưởng. Có 32 người học phổ thông trung học chiếm tỷ lệ 27,1%. Số người học
cao đẳng/đại học với 11 người chiếm tỷ lệ 9,3% và số trẻ em chưa đến tuổi đi học là
13 người chiếm tỷ lệ 11,0%. Nhìn chung, trình độ học vấn của các hộ bị ảnh hưởng
tương đối cao so với mặt bằng chung của tỉnh Quảng Ngãi, điều này sẽ có nhiều thuận
lợi trong phát triển kinh tế của hộ nhất là đối với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất và chuyển đổi nghề nghề nghiệp của hộ khị bị ảnh hưởng vĩnh
viễn về đất sản xuất.
Bảng 4. Trình độ văn hóa của người bị ảnh hưởng
STT

Đơn vị
tính
người
người
người
người
người
người
người

Trình độ văn hóa

Mù chữ
Tiểu học
Trung học cơ sở
Phổ thông trung học
Trung cấp/dạy nghề
Cao đẳng/đại học
Chưa đi học

Số lượng
1
22
34
32
5
11
13

Tỷ lệ
(%)
0,8
18,6
28,8
27,1
4,2
9,3
11,0

Nguồn: Số liệu điều tra
Về nghề nghiệp chính của người bị ảnh hưởng như sau: có 52 người làm nông
nghiệp chiếm tỷ lệ 44,1% trong tổng số 118 người bị ảnh hưởng; tiếp đến có 18 người

đang là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ 15,3%. Còn lại là làm các công việc khác
nhưng với tỷ lệ nhỏ. Đặc biệt không có thành viên nào làm tiểu thủ công nghiệp và chỉ

10


có 1 người buôn bán dịch vụ chiếm tỷ lệ 0,8%.

11


Bảng 5. Nghề nghiệp chính của người bị ảnh hưởng
STT

Đơn vị
tính
người
người
người
người
người
người
người
người
người
người
người
người
người


Việc làm chính
Mất sức lao động
Nông lâm nghiệp
Buôn bán, dịch vụ
Cán bộ, công nhân viên Nhà nước
Học sinh, sinh viên
Tiểu thủ công nghiệp
Công nhân
Lực lượng vũ trang
Nội trợ
Hưu trí
Làm thuê/làm mướn
Không có việc làm
Không phù hợp

Số lượng
6
52
1
6
18
0
9
2
2
4
4
2
12


Tỷ lệ
(%)
5,1
44,1
0,8
5,1
15,3
0,0
7,6
1,7
1,7
3,4
3,4
1,7
10,2

Nguồn: Số liệu điều tra
2.2.2. Mức sống của các hộ bị ảnh hưởng
Địa bàn tiểu dự án có mức bình quân thu nhập tính theo đầu người đạt 13 triệu
đồng/năm. Theo số liệu điều tra, mức sống và thu nhập của các hộ bị ảnh hưởng bởi
tiểu dự án trong xã như sau:
Thu nhập bình quân của hộ bị ảnh hưởng đạt 94.460,87 triệu đồng/hộ/năm, đây
là mức thu tương đối cao so với thu nhập bình quân chung của toàn xã.
Ở mức thu nhập dưới 10 triệu đồng/năm/hộ không có hộ nào. Mức thu nhập từ
60 - 100 triệu đồng/năm/hộ có số hộ nhiều nhất với 10 hộ chiếm 43,5% trong tổng số
23 hộ bị ảnh hưởng, tiếp đến là mức thu nhập trên 100 triệu đồng/năm/hộ có 6 hộ
chiếm tỷ lệ 21,6% và ở mức thu nhập từ 40 -60 triệu đồng/năm/hộ có 5 hộ chiếm tỷ lệ
21,7%.
Bảng 6. Mức thu nhập và chi tiêu của các hộ bị ảnh hưởng
STT

1

2

Số lượng
(hộ)
23
0
1
1
5
10
6
23
0
4

Mức sống
Mức thu nhập
Dưới 10 triệu đồng/năm
Từ 10 đến 20 triệu đồng/năm
Từ 20 đến 40 triệu đồng/năm
Từ 40 đến 60 triệu đồng/năm
Từ 60 đến 100 triệu đồng/năm
Trên 100 triệu đồng/năm
Mức chi tiêu
Dưới 10 triệu đồng/năm
Từ 10 đến 20 triệu đồng/năm

12


Tỷ lệ
(%)
0,0
4,3
4,3
21,7
43,5
21,6
100,0
0,0
17,4


STT

Số lượng
(hộ)
6
7
6
0

Mức sống
Từ 20 đến 40 triệu đồng/năm
Từ 40 đến 60 triệu đồng/năm
Từ 60 đến 100 triệu đồng/năm
Trên 100 triệu đồng/năm

Tỷ lệ

(%)
26,1
30,4
26,1
0

Nguồn: Số liệu điều tra
Cùng với mức thu nhập, mức chi tiêu của các hộ cũng có sự chênh lệch nhau
tương đối lớn. Ở mức chi tiêu dưới 10 triệu/năm/hộ không có hộ nào. Ở mức chi tiêu
từ 40-60 triệu đồng/năm/hộ có 7 hộ và đây cũng là mức chi tiêu có tỷ lệ cao nhất
chiếm 30,4%. Sau đó là đến mức chi tiêu từ 20-40 và từ 60-100 triệu đồng/năm/hộ có
6 hộ ở 2 mức chi tiêu trên chiếm tỷ lệ 26,1%. Ở mức chi tiêu từ 10-20 triệu
đồng/năm/hộ có 4 hộ chiếm tỷ lệ 17,4%.
2.2.3. Tài sản của hộ bị ảnh hưởng
Về nhà ở của các hộ bị ảnh hưởng trong tổng số 23 hộ thì có 22 hộ nhà ở bán
kiên cố (nhà cấp 4 lợp ngói hoặc tôn, tường xây, nền lát gạch hoa hoặc xi măng) chiếm
tỷ lệ 95,7% và chỉ có 1 hộ ở nhà gỗ, lợp lá chiếm tỷ lệ 4,3%.
Bảng 6. Loại nhà của hộ bị ảnh hưởng
TT
1
2
3
4
5

Loại nhà ở

Số lượng (hộ)

Nhà kiên cố

Nhà bán kiên cố
Nhà gỗ, lớp lá
Nhà tạm
Không có nhà

0
22
1
0
0

Tỷ lệ (%)
0,0
95,7
4,3
0,0
0,0

Nguồn: Số liệu điều tra
Đối với nguồn nước dùng trong ăn uống, tắm giặt và nước sản xuất của hộ như
sau:
- 100% số hộ bị ảnh hưởng có nguồn nước ăn uống từ các giếng khoan và
giếng đào
- 100% số hộ bị ảnh hưởng sử dụng nước giếng khoan và giếng đào trong
tắm giặt và các sinh hoạt khác hàng ngày
- Nguồn nước sản xuất của các hộ bị ảnh hưởng đều lấy nước từ hồ thủy lợi
Đập Làng, đo đó khi tiến hàng nâng cấp đập không chỉ có 23 hộ bị ảnh
hưởng trực tiếp và có 266 hộ trong 2 thôn Tân Phú 1 và Tân Phú 2 bị ảnh
hưởng đến diện tích đất nông nghiệp trồng lúa 2 vụ.


13


×