Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số tổ hợp ngô lai mới tại Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ HẰNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI MỚI TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ HẰNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI MỚI TẠI THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thúy Hà

THÁI NGUYÊN - 2018


i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn là hoàn toàn trung thực chưa từng được ai sử dụng để công bố
trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào. Các thông tin, tài liệu trích dẫn
trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hằng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động
viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân
thành về sự giúp đỡ đó.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Thúy Hà Phòng đào tạo và TS Phan Thị Vân - Khoa nông học, Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian chỉ bảo,
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Ban giám hiệu trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Chi cục Trồng trọt
và Bảo vệ thực vật Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi yên tâm học
tập và thực hiện đề tài.
Cảm ơn các em sinh viên K45, K46 Khoa Nông học - Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã hợp tác cùng tôi thu thập các số liệu của đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn tạo
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên, khuyến khích tôi
trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn.
Ngày

tháng

năm 2018

Tác giả

Nguyễn Thị Hằng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ......................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam ..................................... 4
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ....................................................... 4
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam ........................................................ 7
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Thái Nguyên ...................................... 10
1.3. Tình hình tiêu thụ ngô trên thế giới và Việt Nam .................................... 13
1.3.1. Tình hình tiêu thụ ngô trên thế giới ...................................................... 13
1.3.2. Tình hình tiêu thụ ngô tại Việt Nam ..................................................... 16
1.4. Nghiên cứu về giống ngô lai trên thế giới và trong nước ........................ 17
1.4.1. Kết quả nghiên cứu ngô lai trên thế giới .............................................. 17
1.4.2. Kết quả nghiên cứu giống ngô lai ở Việt Nam ..................................... 20
1.4.3. Kết quả khảo nghiệm các giống ngô mới tại Thái Nguyên .................. 24
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 29
2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 29
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 29
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30


iv

2.3.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai thí
nghiệm ............................................................................................................. 30
2.3.2. Nghiên cứu khả năng chống chịu của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm ... 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 30
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 30
2.4.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm ........................................ 31
2.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi .............................. 312

2.5. Phân tích và xử lý số liệu ........................................................................ 37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 38
3.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai thí
nghiệm ............................................................................................................. 38
3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp lai trong thí
nghiệm vụ Thu Đông 2016, vụ Xuân 2017..................................................... 38
3.1.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao và chiều cao cây, chiều cao đóng bắp và
của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm ................................................................... 42
3.1.3. Đặc điểm hình thái lá và tốc độ ra lá của các tổ hợp lai thí nghiệm ..... 49
3.1.4. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các tổ hợp ngô lai thí
nghiệm vụ Thu Đông và Vụ Xuân 2017 ......................................................... 55
3.1.5. Nghiên cứu khả năng chống chịu của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm...57
3.1.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp ngô lai thí
nghiệm ............................................................................................................. 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 70
1. Kết luận ....................................................................................................... 70
2. Đề nghị ........................................................................................................ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 71
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.

CDB

: Chiều dài bắp


2.

CSDT

: Chỉ số diện tích

3.

CV

: Hệ số biến động

4.

ĐC

: Đối chứng

5.

ĐKB

: Đường kính bắp

6.

FAO

: Tổ chức lương thực Nông nghiệp liên hiệp quốc


7.

G

: Giống

8.

G - CSL

: Gieo - Chín sinh lý

9.

G - FR

: Gieo - Phun râu

10.

G - TC

: Gieo - Trỗ cờ

11.

G - TF

: Gieo - tung phấn


12.

LSD.05

: Sự sai khác nhỏ nhất ở mức 0,05

13.

M

: Khối lượng

14.

M1000

: Khối lượng nghìn hạt

15.

NL

: Nhắc lại

16.

NSLT

: Năng suất lý thuyết


17.

NSTT

: Năng suất thực thu

18.

P

: Trọng lượng

19.

QPM

: Quality Protein Maize

20.



: Thu đông

21.

THL

: Tổ hợp lai


22.

TN

: Thí nghiệm

23.

TT

: Trạng thái

24.

V

: Vụ

25.

X

: Xuân


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới năm 2006 - 2016 ............5
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở một số khu vực trên thế giới năm 2016 ........6

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam năm 2006- 2016 ............8
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô ở các vùng sinh thái của Việt Nam
năm 2016 ............................................................................ 10
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên giai đoạn 2006 2016 ................................................................................. 122
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất ngô ở Thành Phố Thái Nguyên giai
đoạn 2013-2017 .............................................................13
Bảng 1.7. Tổng lượng ngô tiêu thụ trên thế giới và một số quốc gia
năm 2016 ............................................................................ 14
Bảng 1.8. Tình hình nhập khẩu ngô ở Việt Nam năm 2014-2016 .......... 16
Bảng 2.1.Các THL tham gia thí nghiệm ............................................... 29
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp ngô
lai thí nghiệm vụ Thu Đông 2016 tại Thái Nguyên ............... 39
Bảng 3.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp ngô
lai thí nghiệm vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên ............... 39
Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của tổ hợp lai thí nhiệm
vụ Thu Đông năm 2016 ....................................................... 43
Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của tổ hợp lai thí nghiệm
vụ Xuân năm 2017 ............................................................. 43
Bảng 3.5. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các tổ hợp ngô lai
thí nghiệm vụ Thu Đông 2016 tại Thái Nguyên .................... 46
Bảng 3.6. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các tổ hợp ngô lai
thí nghiệm vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên ........................... 47


vii

Bảng 3.7. Tốc độ ra lá của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Thu Đông năm 2016.... 50
Bảng 3.8. Tốc độ ra lá của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Xuân năm
2017 ................................................................................... 50
Bảng 3.9. Số lá và chỉ số diện tích lá của các THL thí nghiệm vụ Thu

Đông 2016, vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên ......................... 53
Bảng 3.10. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các tổ hợp
ngô lai tham gia thí nghiệm vụ Thu Đông 2016 và vụ Xuân
2017 .................................................................................... 55
Bảng 3.11. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các THL tham gia thí
nghiệm vụ Thu Đông 2016 và vụ Xuân năm 2017 tại Thái
Nguyên ............................................................................... 57
Bảng 3.12. Đường kính gốc, rễ chân kiềng của các tổ hơp ngô lai thí nghiệm 60
Bảng 3.13. Khả năng chống đổ của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ
Thu Đông 2016 và Xuân 2017 .............................................. 61
Bảng 3.14. Chiều dài bắp, đường kính bắp của các tổ hợp ngô lai thí
nghiệm vụ Thu Đông 2016 và Xuân 2017 ............................ 63
Bảng 3.15. Số bắp/cây, hàng/bắp, hạt/hàng, khối lượng 1000 hạt của
các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ Thu Đông 2016 ................. 64
Bảng 3.16. Số bắp/cây, hàng/bắp, hạt/hàng, khối lượng 1000 hạt của
các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ Xuân 2017 ....................... 65
Bảng 3.17. Năng suất của các THL thí nghiệm vụ Thu Đông 2016 và
vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên ........................................... 67


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong những cây lương thực quan trọng
được trồng ở tất cả các vùng sinh thái của Việt Nam, do có khả năng thích
nghi rộng nên ngô có thể trồng ở các mùa vụ trong các hệ thống canh tác. Cây
ngô không chỉ cung cấp lương thực cho người, mà còn là nguồn thức ăn cho
chăn nuôi. Trong thức ăn tổng hợp của gia súc 70% chất tinh trong thức ăn là
ngô. Lượng ngô sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Việt

Nam chiếm gần 90% tổng sản lượng (Ngô Hữu Tình, 2003)[20]. Ngoài ra, ngô
còn là cây trồng xóa đói giảm nghèo tại các tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế
khó khăn.
Sản xuất ngô của nước ta qua các năm không ngừng tăng về diện tích,
năng suất và sản lượng. Trong những năm gần đây, cây ngô đã được chú ý phát
triển, những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến được áp dụng vào canh tác, đặc
biệt việc cải tạo về giống do đó có cây ngô ngày càng phong phú, đa dạng.
Cây ngô có khả năng thích ứng rộng, chống chịu tốt với điều kiện ngoại
cảnh bất thuận, sâu bệnh, có tiềm năng năng suất cao nên đã được hầu hết các
vùng trong cả nước và diện tích ngày càng mở rộng. Năm 2016, diện tích trồng
ngô của Việt Nam đạt 1.151,8 nghìn ha, năng suất đạt 45,5 tạ/ha và sản lượng
đạt 5.244,1 nghìn tấn (FAO, 2018) [44]. Trong đó diện tích ngô lai đã chiếm
khoảng 95%. So với năm 2006, năm 2016 sản lượng tăng gấp 1,36 lần, năng
suất tăng 1,21 lần. Vùng Trung du miền núi phía bắc năm 2016, diện tích trồng
ngô của vùng đạt 509,5 nghìn ha, năng suất đạt 37,9 tạ/ha và sản lượng đạt
1.932,3 nghìn tấn (Tổng cục thống kê 2018) [21]. Tỉnh Thái Nguyên năm
2016, diện tích trồng ngô của tỉnh đạt 20,1 nghìn ha, năng suất đạt 42,9 tạ/ha và
sản lượng đạt 86,3 nghìn tấn (Tổng cục thống kê 2018) [21].
Mặc dù năng suất, sản lượng ngô cả nước tăng nhưng so với thế giới vẫn
còn rất thấp. Năm 2016, diện tích trồng ngô của Việt Nam chiếm 0,61% diện


2

tích ngô thế giới, năng suất bằng 80,67% năng suất thế giới và sản lượng chiếm
0,49% sản lượng ngô thế giới (FAO, 2018) [37]. Diện tích ngô của Vùng
Trung du miền núi phía bắc chiếm 32,8% của Việt Nam (Tổng cục thống kê
2018) [21]. Diện tích ngô của tỉnh Thái Nguyên chiếm 3,94% của vùng Trung
du miền núi phía bắc (Tổng cục thống kê 2018) [21]. Chính vì vậy, phải có
chiến lược thúc đẩy sản xuất ngô phát triển, trong đó nghiên cứu lai tạo những

giống ngô lai mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng với nhiều
vùng sinh thái để phục vụ cho sản xuất là giải pháp rất quan trọng. Trong quá
trình chọn tạo giống mới, việc đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của
các tổ hợp ngô lai là rất cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên
cứu đặc điểm nông sinh học của một số tổ hợp ngô lai mới tại Thái Nguyên”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Xác định được tổ hợp ngô lai mới có khả năng sinh trưởng phát triển
tốt, năng suất cao, sức chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ
nhưỡng tại Thái Nguyên.
2.2. Yêu cầu
- Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai trong
thí nghiệm.
- Theo dõi một số đặc điểm hình thái và sinh lý của các tổ hợp lai trong
thí nghiệm.
- Theo dõi khả năng chống chịu (chống đổ gãy, chống chịu sâu bệnh
hại) của các tổ hợp lai trong thí nghiệm.
- Xác định các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp
lai thí nghiệm.
- So sánh và sơ bộ kết luận tổ hợp lai có triển vọng để khảo nghiệm
sản xuất.


3

3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác định được
THL có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện sinh

thái của tỉnh Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu cho các nhà nghiên cứu, sinh
viên, cán bộ nông nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên truy cứu và tham khảo.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở chọn tạo giống ngô lai mới phù
hợp với điều kiện sinh thái tỉnh Thái Nguyên, qua đó lựa chọn và bổ sung
giống ngô lai mới vào cơ cấu giống cây lương thực của tỉnh, góp phần tăng
năng suất, chất lượng ngô tại địa phương, nâng cao hiệu quả kinh tế cho
người sản xuất.
Góp phần làm đa dạng tập đoàn giống ngô lai ở Việt Nam.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Nền kinh tế của nước ta hiện nay ngày càng phát triển và hội nhập cùng
nền kinh tế thế giới, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sự phát
triển của công nghiệp, chính vì vậy Đảng và nhà nước đã có những chủ trương,
chính sách thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, để đảm bảo an ninh
lương thực trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Đối với sản xuất nông nghiệp, giống là một yếu tố quyết định đến năng
suất chất lượng sản phẩm, các biện pháp kỹ thuật áp dụng vào canh tác chỉ có
thể đạt được hiệu quả cao trên cơ sở các giống tốt chính vì vậy phải cải thiện
cơ cấu giống cũ có năng suất thấp, chất lượng kém bằng các loại giống mới có
năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu,
thổ nhưỡng tại địa phương.
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng Trung du phía Bắc, diện tích đất nông
nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ 12,4%. Ở Thái Nguyên, ngô được trồng trên đất

không chủ động nước do đó năng suất, sản lượng ngô hàng năm của Thái
Nguyên còn ở mức rất thấp. Giải pháp tốt nhất là cần liên tục đưa những giống
ngô mới và áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào canh tác sản xuất nhằm đảm
bảo và nâng cao năng suất ngô hiện tại của tỉnh một cách bền vững, hiệu quả.
Trong quá trình chọn tạo giống, việc đánh giá tổ hợp lai là giai đoạn rất
quan trọng để loại bỏ các tổ hợp lai có ưu thế lai thấp trước khi đưa ra sản
xuất. Để chọn tổ hợp lai tốt được chính xác, quá trình đánh giá tổ hợp lai cần
phải tiến hành lặp lại nhiều vụ và ở nhiều vùng sinh thái khác nhau.
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế, mặc dù chỉ
đứng thứ 02 về diện tích sau lúa nước nhưng ngô lại đứng đầu về năng
suất và sản lượng.


5

Ngô là cây ngũ cốc có nguồn gốc từ Trung Mỹ, nhưng do có khả năng
thích ứng rộng nên ngày nay ngô đã được trồng khắp các châu lục. Do có giá trị
kinh tế rất lớn nên sản xuất ngô trên thế giới ngày càng phát triển.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới năm 2006 - 2016
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)


(triệu tấn)

2006

146,74

48,17

706,85

2007

158,39

49,89

790,12

2008

162,69

51,06

830,61

2009

158,74


51,67

820,20

2010

164,03

51,90

851,27

2011

172,26

51,54

887,85

2012

178,55

48,88

872,79

2013


185,67

54,80

1017,54

2014

183,32

55,72

1021,54

2015

182,49

55,37

1010,60

2016

187,95

56,40

1060,10


Năm

Nguồn: FAO, 2018[44]
Số liệu thống kê cho thấy: sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2006 2016 có sự tăng trưởng đáng kể về diện tích, năng suất, sản lượng. Năm 2006,
diện tích trồng ngô của thế giới mới chỉ đạt 146,74 triệu ha nhưng năm 2016
đã tăng lên đạt 187,95 triệu ha, tăng 28,08%; năng suất ngô trung bình thế
giới năm 2006 đạt 48,17 tạ/ha, năm 2016 tăng lên 56,40 tạ/ha, tăng 17,08%;
sản lượng năm 2006 đạt 706,85 triệu tấn, đến năm 2016 sản lượng đạt
1.060,10 triệu tấn, tăng 49,99%. Có được kết quả này là nhờ có cuộc cách
mạng về chọn tạo giống ngô, đặc biệt là giống ngô lai và các biện pháp kỹ
thuật canh tác mới được đưa vào áp dụng trong sản xuất.


6

Sản lượng ngô trên thế giới tăng mạnh, năm 2016 tăng 353,25 triệu tấn
so với năm 2006. Trong thời gian tới diện tích trồng ngô thay đổi không lớn
vì do quá trình đô thị hóa, sự phát triển của công nghiệp, dân số tăng, bên
cạnh đó một số diện tích gieo trồng không còn hiệu quả sẽ bị bỏ hoang không
trồng trọt. Mặc dù diện tích không thay đổi nhiều nhưng năng suất và sản
lượng sẽ tiếp tục tăng lên, dự báo năm 2050, sản lượng ngô sẽ đạt 1.343 triệu
tấn, diện tích thu hoạch đạt 156 triệu ha và năng suất là 86 tạ/ha (Deepak and
et all, 2013) [43].
Trên thế giới, vị trí của cây ngô đã được khẳng định ở nhiều vùng,
nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên,
khí hậu và kỹ thuật canh tác nên sản xuất ngô có sự khác biệt rất lớn giữa các
vùng, các châu lục.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở một số khu vực
trên thế giới năm 2016


Châu Á

Diện tích
(triệu ha)
63,45

Năng suất
(tạ/ha)
51,08

Sản lượng
(triệu tấn)
324,09

Châu Âu

17,75

66,16

117,41

Châu Mỹ

70,07

78,12

547,42


Châu Phi

36,61

19,27

70,56

Khu vực

Nguồn: FAO, 2018 [44]
Số liệu bảng 1.2 cho thấy: Sản xuất ngô năm 2016 tập trung chủ yếu ở
2 châu lục là Châu Á và Châu Mỹ.
Châu Mỹ có diện tích, sản lượng và năng suất cao nhất thế giới; năm
2016 diện tích đạt 70,07 triệu ha, năng suất đạt 78,12 tạ/ha, sản lượng đạt
547,42 triệu tấn.
Châu Á có diện tích và sản lượng, đứng thứ 2 sau Châu Mỹ, với diện
tích trồng ngô là 63,45 triệu ha, năng suất đạt 51,08 tạ/ha, sản lượng đạt
324,09 triệu tấn.


7

Châu Phi có diện tích đứng thứ 3 trên thế giới nhưng sản lượng ngô
thấp nhất thế giới vì năng suất ngô rất thấp chỉ đạt 19,27 tạ/ha, nguyên nhân
do điều kiện tự nhiên khí hậu khắc nghiệt, trình độ khoa học kỹ thuật và thâm
canh còn thấp.
Hiện nay, Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia có diện tích trồng ngô lớn
nhất và cao gấp nhiều lần so với các quốc gia khác trên thế giới. Các nước

khác như Đức, Hy Lạp, Israel,.... mặc dù năng suất ngô cao nhưng sản lượng
vẫn còn thấp do diện tích trồng ngô chưa được mở rộng (FAO, 2018) [44].
Sản xuất ngô trên thế giới có sự khác biệt rất lớn về năng suất giữa các
nước phát triển và các nước đang phát triển. Những nước phát triển đứng đầu
về năng suất ngô như Israel 341 tạ/ha, Italia 106,2 tạ/ha, Hy Lạp 119,6 tạ/ha,
Đức 106,8 tạ/ha, Mỹ 109,6 tạ/ha.... Trong khi đó những nước đang phát triển
lại có năng suất ngô rất thấp như Ấn Độ 27,5 tạ/ha, Indonesia 29,6 tạ/ha,
Mexico 34,7 tạ/ha...(FAO, 2018) [44]. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về
năng suất là do sự khác biệt về khoa học kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất. Ở
các nước phát triển chủ yếu sử dụng các giống ngô có ưu thế lai cao, các nước
đang phát triển, diện tích trồng giống ngô lai ít hơn. Các nước đang phát triển
do điều kiện kinh tế khó khăn, khả năng đầu tư thâm canh thấp nên chưa khai
thác hết tiềm năng năng suất của giống.
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Ở nước ta, cây ngô là cây trồng nhập nội được đưa vào Việt Nam
khoảng 300 năm trước và đã trở thành một trong những cây trồng quan trọng
trong hệ thống cây lương thực (Ngô Hữu Tình và cộng sự, 1997) [19]. Do có
nhiều đặc điểm tốt như: Thích ứng rộng, chịu thâm canh, năng suất cao dễ sử
dụng nên cây ngô sớm được người Việt chấp nhận và mở rộng sản xuất,
đặc biệt trên những vùng đất cao, không chủ động nước.
Với điều kiện tự nhiên đa dạng phong phú, cây ngô sinh trưởng phát
triển và phổ biến khắp các vùng miền trên cả nước. Trong những năm gần đây


8

chính sách của Đảng và nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong
việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác vào
sản xuất nên cây ngô đã có những bước phát triển mạnh về diện tích, năng
suất và sản lượng.

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam năm 2006- 2016
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2006

1033,1

37,3

3854,5

2007

1096,1

39,3

4303,2

2008


1440,2

31,8

4573,1

2009

1089,2

40,1

4371,7

2010

1126,4

41,0

4606,8

2011

1121,3

43,1

4835,7


2012

1156,1

43,0

4973,5

2013

1170,3

44,3

5190.8

2014

1178,6

44,1

5202,5

2015

1164,7

45,4


5287,3

2016

1151,8

45,5

5244,1

Năm

Nguồn: FAO, 2018 [44]
Qua bảng số liệu 1.3 cho thấy năm 2006, diện tích trồng ngô của nước
đạt 1.033,1 nghìn ha năng suất đạt 37,3 tạ/ha, sản lượng đạt 3.854,5 nghìn tấn.
Năm 2016, diện tích gieo trồng ngô đạt 1.151,8 nghìn ha, tăng 118,7 nghìn ha
so với năm 2006 (tăng 11,48%), sản lượng ngô đạt 5.244,1 nghìn tấn tăng
1.389,6 nghìn tấn so với năm 2006 (tăng 36,05%). Sản lượng ngô năm 2016
tăng cao so với năm 2006 do năng suất ngô cao đạt 45,5 tạ/ha tăng 29,98% so
với năm 2006.


9

Có được kết quả trên là nhờ việc nghiên cứu và đưa vào sản xuất những
giống ngô mới chọn tạo trong nước và nước ngoài, việc phát triển và sử dụng
các giống ngô mới là động lực thúc đẩy sản xuất ngô phát triển. Để cây ngô
Việt Nam phát triển một cách bền vững, đáp ứng trên 80% nguyên liệu
chế biến thức ăn chăn nuôi và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản

xuất, cần mở rộng diện tích trồng ngô, quy hoạch vùng sản xuất ngô tập
trung, sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung quy mô lớn.
Tuy năng suất ngô tăng nhanh trong những năm qua nhưng vẫn thấp
hơn nhiều so với năng suất bình quân thế giới và các nước trong khu vực.
Điều này đặt ra cho ngành ngô Việt Nam những thách thức và khó khăn lớn,
đặc biệt trong xu thế hội nhập và phát triển như ngày nay, đòi hỏi đội ngũ
chuyên môn cũng như các nhà khoa học trong cả nước phải nỗ lực nghiên cứu
ra những giống ngô mới và cải thiện biện pháp canh tác để nâng cao năng
suất, chất lượng ngô góp phần phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam.
Ở Việt Nam cây ngô được trồng khắp hai miền Nam - Bắc, song do yếu tố
đất đai, thời tiết, khí hậu nên năng suất và sản lượng ở các vùng có sự khác biệt
rõ rệt.
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc do điều kiện tự nhiên khí hậu
phức tạp, đất đai nghèo dinh dưỡng không thuận lợi cho canh tác lúa nên ngô
trở thành một trong những cây lương thực quan trọng trong vùng đồng thời là
vùng có diện tích trồng ngô lớn nhất cả nước với 509,5 nghìn ha chiếm 44,2%
diện tích trồng ngô của cả nước nhưng đây lại là vùng có năng suất ngô thấp
nhất cả nước. Năng suất ngô năm 2016 đạt 37,9 tạ/ha đạt, bằng 83,3% năng
suất ngô trung bình của cả nước do ngô chủ yếu được trồng trên các nương
rẫy có độ dốc lớn do bị rửa trôi và xói mòn đất, làm cho đất nghèo dinh
dưỡng, khó thâm canh chăm sóc, điều kiện thời tiết diễn biến bất thường (rét,
nắng nóng và khô hạn..), sâu bệnh hại khó kiểm soát phòng trừ. Các khu vực


10

khác ở phía Nam có điều kiện đất đai bằng phẳng và màu mỡ hơn, thuận lợi
cho việc cơ giới hóa và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên có năng
suất cao hơn năng suất trung bình cả nước.
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô ở các vùng sinh thái

của Việt Nam năm 2016
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

Đồng bằng sông Hồng

89,8

48,3

433,6

Trung du và miền núi phía Bắc

509,5

37,9

1932,3

207,4


45,4

942,4

Tây Nguyên

235,3

53,0

1247,0

Đông Nam Bộ

75,7

63,0

477,1

Đồng Bằng sông Cửu Long

34,7

55,7

193,2

Vùng


Bắc Trung Bộ và Duyên hải
Nam Trung Bộ

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018 [21]
Tây Nguyên là vùng đất có điều kiện đất đai màu mỡ, thời tiết khí hậu
ôn hòa, nhu cầu sử dụng ngô của vùng lớn nên cây ngô rất phát triển đứng thứ
2 trên cả nước về diện tích 235,3 nghìn ha.
Đông Nam Bộ là vùng có diện tích trồng không lớn (75,7 nghìn ha),
chiếm có 6,57% diện tích cả nước, nhưng năng suất lại đứng đầu cả nước với
63,0 tạ/ha bằng 138,5% năng suất ngô cả nước (năm 2016).
Đồng Bằng Sông Cửu Long với diện tích sản xuất thấp nhất chỉ đạt
34,7 nghìn ha, chiếm 3,01% diện tích trồng của cả nước nhưng năng suất đạt
55,7 tạ/ha, cao đứng thứ hai cả nước sau Đông Nam Bộ.
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc, có diện
tích tự nhiên 356.282 ha, dân số trên 1,2 triệu người. Đất đai của Thái Nguyên


11

chủ yếu là đồi núi (chiếm đến 85,8% tổng diện tích tự nhiên). Diện tích đất đã
sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22%) diện tích quỹ đất tự nhiên), đất chưa
sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78%). Trong tổng số đất chưa sử dụng, có
1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng
sản xuất lâm nghiệp (Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hôi tỉnh Thái
Nguyên 2017 [34]. Những diện tích đất phì nhiêu, mầu mỡ, đầy đủ dinh
dưỡng và chủ động hệ thống tưới tiêu đều được sử dụng gieo trồng lúa nước,
cây ngô được trồng trên đất không chủ động nước do đó năng suất, sản lượng
ngô hàng năm của Thái Nguyên còn ở mức rất thấp, chưa hình thành được các

vùng ngô hàng hoá lớn.
Thời tiết khí hậu của Thái Nguyên khá phức tạp. Mùa mưa tập trung từ
đầu tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm, cao nhất vào
tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1, vì vậy sản xuất ngô vụ Đông gặp nhiều khó
khăn do cây ngô ở đây vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nước trời, chưa chủ động
tưới tiêu.
Cùng với sự phát triển của sản suất ngô trong cả nước và các chính sách
hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của Đảng, Nhà nước nên diện tích ngô của Thái
Nguyên ngày càng được mở rộng và năng suất ngày càng tăng, góp phần phát
triển đời sống kinh tế xã hội.
Ở Thái Nguyên ngô được trồng 2 vụ chính trong năm là vụ Xuân và vụ
Thu Đông trên tất cả các loại đất: Đất rẫy, gò đồi, đất phù sa ven sông... diện
tích canh tác nhỏ hẹp, không chủ động trong tưới tiêu. Sản xuất ngô thường
gặp hạn, rét đầu vụ Xuân, cuối vụ Đông đã ảnh hưởng đến năng suất. Chính
vì vậy, trong những năm gần đây Thái Nguyên đã chuyển đổi cơ cấu giống,
sử dụng nhiều giống ngô lai năng suất cao như: NK7328, P4199, 30Y87, PAC
669, VN8960, B265G, CP501, LVN4, LVN61, LVN99, CP 999, DK8868,
DK9955, DK999, NK6654, NK6326, NK4300, NK67, CP333, CP111,


12

B265,GS9989, HN88... vào sản xuất. Theo định hướng diện tích trồng ngô từ
năm 2015 đến năm 2030 sẽ ổn định ở 20.000 ha, diện tích ngô lai chiếm 95%
diện tích gieo trồng (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Nguyên,
2018) [17].
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2016
Chỉ tiêu


Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Năm

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2006

15,3

35,2

53,9

2007

17,8

42,0

74,8


2008

20,6

41,1

84,6

2009

17,4

39,1

68,0

2010

17,9

42,0

75,2

2011

18,6

43,2


80,4

2012

17,9

42,7

76,4

2013

19,0

42,9

81,6

2014

19,5

40,6

79,2

2015

21,0


41,9

88,0

2016

20,1

42,9

86,3

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018 [21]
Kết quả thống kê ở bảng 1.5 cho thấy: từ năm 2006 đến 2016, sản xuất
ngô của tỉnh có sự thay đổi lớn về diện tích, năng suất, sản lượng. Năm 2016
diện tích ngô là 20,1 nghìn ha tăng 4,8 nghìn ha so với năm 2006, năng suất đạt
42,9 tạ/ha tăng 7,7 tạ /ha so với năm 2006. Sản lượng đạt 86,3 nghìn tấn tăng
32,4 nghìn tấn so với năm 2006.
Có được những kết quả trên là nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới vào sản xuất, đặc biệt là có các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho nông
dân như trợ giá giống, vật tư, thủy lợi ...


13

Bảng 1.6. Tình hình sản xuất ngô ở Thành Phố Thái Nguyên giai đoạn
2013 - 2017
Chỉ tiêu

Diện tích


Năng suất

Sản lượng

Năm

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2013

1,2

40,4

5,0

2014

1,5

39,0

5,7

2015


1,5

41,3

6,4

2016

1,2

43,6

5,3

2017

1,7

46,7

7,8

Nguồn: Cục Thống kê Thái Nguyên 2017 [10]
Kết quả thống kê ở bảng 1.6 cho thấy: từ năm 2013 đến 2017, sản xuất
ngô của Thành Phố Thái Nguyên có sự thay đổi lớn về diện tích, năng suất, sản
lượng. Năm 2017 diện tích ngô là 1,7 nghìn ha tăng 0,5 nghìn ha so với năm
2013, năng suất đạt 46,7 tạ/ha tăng 6,3 tạ /ha so với năm 2013. Sản lượng đạt 7,8
nghìn tấn tăng 2,8 nghìn tấn so với năm 2013.
1.3. Tình hình tiêu thụ ngô trên thế giới và Việt Nam

1.3.1. Tình hình tiêu thụ ngô trên thế giới
Ngô đã trở thành hàng hóa được sử dụng trên khắp thế giới. Theo
USDA-FAS, tiêu thụ ngô toàn cầu đã tăng 116%, từ 473 triệu tấn lên hơn 1 tỷ
tấn, với mức tăng trung bình 3% mỗi năm. Xu hướng tiêu thụ ngô của toàn
thế giới tăng và mức độ tiêu dùng đã thay đổi ở nhiều nước trên thế giới
(USDA-FAS, 2017) [46].


14

Bảng 1.7. Tổng lượng ngô tiêu thụ trên thế giới
và một số quốc gia năm 2016

1.021

-

Tỷ lệ tăng
trưởng
trong giai
đoạn
1990-2016
116

Mỹ

315

31


105

2,81

Trung Quốc

231

23

189

4,17

Liên Minh châu Âu

73

7

-

-

Brazil

59

6


128

3,23

Mexico

39

4

153

3,64

Ấn Độ

23

2

153

3,63

Ai Cập

15

1


131

3,27

Nhật bản

15

1

-8

-0,31

Canada

13

1

83

2,35

Việt Nam

13

1


1.879

12,21

Khu vực/Nước
Thế giới

Lượng tiêu Tỷ lệ tiêu
thụ
thụ so với
(triệu tấn) thế giới (%)

Tốc độ tăng
trưởng giai
đoạn
1990-2016
(%/năm)
3,00

Nguồn : USDA-FAS, 2017 [46]

Qua số liệu bảng 1.6 cho thấy lượng ngô tiêu thụ của thế giới năm 2016
là 1.021 triệu tấn. Trong 10 quốc gia tiêu thụ ngô lớn nhất có hai nước có diện
tích cũng như sản lượng ngô đứng đầu thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Lượng ngô tiêu thụ của hai quốc gia này đã chiếm 54% lượng tiêu thụ ngô
trên thế giới.
Mỹ là nước có nhu cầu tiêu thụ nội địa lớn nhất (296,81 triệu tấn)
chiếm 30,68% nhu cầu tiêu thụ nội địa toàn thế giới (USDA, 2014) [47].
Năm 2016, lượng ngô tiêu thụ của Mỹ là 315 triệu tấn, tốc độ tăng trưởng
trong nhu cầu sử dụng ngô của Mỹ giai đoạn 1990 - 2016 là 2,81%

(USDA-FAS, 2017) [46].


15

Ngô là loại ngũ cốc cần thiết đối với tất cả các quốc gia trên thế giới vì
góp phần giải quyết nhu cầu lương thực cho con người và là nguồn thức ăn
chủ lực cho chăn nuôi. Ngoài ra, với sự phát triển của các ngành công nghiệp
chế biến đòi hỏi lượng ngô tiêu thụ ngày càng lớn hiện nay trong công nghệ
chế biến đã tạo ra hơn 670 loại mặt hàng khác nhau từ ngô. Chính vì vậy nhu
cầu sử dụng ngô ngày càng tăng. Theo USDA niên vụ 2015/2016 thế giới tiêu
thụ khoảng 968 triệu tấn ngô và niên vụ 2016/2017 là khoảng 1.021,1 triệu
tấn (USDA-FAS, 2017) [46].
Sản lượng ngô xuất khẩu đang có xu hướng giảm tại Mỹ, Brazin,
Achentina… một số nước như Trung Quốc không xuất khẩu ngô vì nhu cầu
của các nhà sản xuất ethanol và si-rô ngô. Lượng ngô thế giới được sử dụng
làm nhiên liệu sinh học ethanol và si-rô ngô đang tăng cao. Trong năm 2015,
lượng ethanol được tiêu thụ ra lên tới 188 triệu mét khối và trong năm 2016 là
190 triệu mét khối. Si-rô ngô cũng đang là một mặt hàng rất có giá trị dùng
trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, lượng si-rô ngô sản xuất ra năm 2015
là 8,46 triệu tấn còn năm 2016 là 8,34 triệu tấn (USDA, 2017) [45]. Trước
nhu cầu nhiên liệu sinh học và si-rô ngày càng tăng, ngô sẽ là một mặt hàng
có nhiều giá trị kinh tế cao đóng góp vào nền kinh tế các quốc gia trồng ngô
trên thế giới.
Nhu cầu ngô cho ngành chăn nuôi và ngành sản xuất nhiên liệu sinh học
của Trung Quốc vẫn tăng mạnh, niên vụ 2012/2013 Trung Quốc tiêu thụ 207
triệu tấn ngô, tăng 10,1% so với cùng kỳ (USDA, 2014) [47]. Giai đoạn 1990 2016, tiêu thụ ngô của Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ trung bình 4,17%/
năm, nhanh hơn so với thế giới 1,17%/ năm (USDA-FAS, 2017) [46].
Một số nước khác nhu cầu tiêu thụ ngô cũng gia tăng như: Brazil,
Mexicô, Ấn Độ, Eygpt và Việt Nam, trong đó tốc độ tăng trưởng nhanh

nhất là Việt Nam. Giai đoạn 1990 - 2016, tỷ lệ tăng trưởng trong tiêu thụ
ngô ở Việt Nam là 12,21%/năm. Năm 1990, Việt Nam là quốc gia tiêu thụ


16

ngô đứng thứ 51 trên thế giới nhưng đến năm 2016 đã thành 10 nước tiêu
thụ ngô lớn nhất.
Các nước nhập khẩu ngô nhiều nhất trên thế giới là Nhật Bản, Mê-xi-cô
và các nước ở châu Phi. Mê-xi-cô là nước nhập khẩu ngô lớn thứ hai trên thế
giới chỉ sau Nhật Bản. Năm 2014, Mê-xi-cô nhập khẩu khoảng 11 triệu tấn
ngô, tăng 500 nghìn tấn so với năm 2013 (Cục xúc tiến thương mại, 2018) [9].
1.3.2. Tình hình tiêu thụ ngô tại Việt Nam
Tại Việt Nam, ngô là nguồn nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp
thức ăn chăn nuôi, ngành thực phẩm tiêu dùng như bột ngô và các ngành công
nghiệp khác như bia, dệt may và dược phẩm. Tuy nhiên, 80% sản lượng ngô
hàng năm được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nhằm
đáp ứng sự phát triển của ngành chăn nuôi, sản lượng ngô được sử dụng dự
kiến sẽ tăng nhưng phần lớn là ngô nhập khẩu. Điều này là do sản lượng ngô
trong nước không theo kịp với nhu cầu cũng như tốc độ phát triển nhanh
chóng của ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi.
Bảng 1.8. Tình hình nhập khẩu ngô ở Việt Nam năm 2013-2016
Lượng ngô
Năm

nhập khẩu
(nghìn tấn)

Giá trị
(triệu USD)


So sánh với năm trước
Lượng tăng

Giá trị tăng

(%)

(%)

2013

2.200

670

36,1

36,2

2014

4.764

1.216

116,5

81,5


2015

7.622

1.651

60,0

35,8

2016

8.445

1.675

10,8

1,5

Nguồn: Tổng cục Hải Quan năm 2018 [22]
Lượng ngô nhập khẩu của Việt Nam gia tăng từ năm 2013 đến nay.
Năm 2014, mức độ gia tăng trong nhập khẩu ngô nước ta lớn nhất tăng
116,5% về lượng ngô và 81,5% về giá trị tăng so với năm 2013. Năm 2016,
Việt Nam nhập khẩu 8.445 nghìn tấn ngô với giá trị 1.675 triệu USD. Lượng


×