Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.73 KB, 36 trang )

SỞ

--------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
TÊN ĐỀ TÀI: DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI

NGƯỜI CAO TUỔI

Tên đơn vị thực tập: Ủy ban nhân dân xã Thạnh Mỹ.
Địa chỉ: Ấp Qui Long, xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh,
thành phố Cần Thơ.

Thới Lai, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Dịch vụ Công tác xã hội trong việc hỗ trợ
người cao tuổi tại xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ” là
công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn
của thầy ThS.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận
văn này hoàn toàn trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Ngày 19 tháng 04 năm 2019


LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian thực tập tại Ủy ban nhân dân xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh


Thạnh từ ngày 18 tháng 03 năm 2019 đến 19 tháng 4 năm 2019, em đã lựa chọn
và hoàn thành bài báo cáo thực tập: “Dịch vụ Công tác xã hội với người cao
tuổi tại Ủy ban nhân dân xã Thạnh Mỹ” bài báo cáo là thành quả của sự cố
gắng, nỗ lực phấn đấu của bản thân để tìm hiểu và cùng giải quyết vấn đề với
Thân chủ hoàn thiện bài báo cáo thực tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ông Hàn Phước Khánh – Chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã Thạnh Mỹ; ông Lưu Thanh Chất – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
xã Thạnh Mỹ, đã tiếp nhận, phân công và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi về cơ
quan thực tập để hoàn thành bài báo cáo thực tập.
Cho phép tôi xin được gửi lời cảm ơn chân tình đến với cô Tô Thị Quỳnh
Giao – Công chức Lao động Thương binh và Xã hội, đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ cho tôi về các nghiệp vụ của ngành Lao động Thương binh và Xã hội
cũng như cung cấp các tài liệu, thông tin, số liệu liên quan giúp cho tôi hoàn
thành bài báo cáo trung thực và khánh quan.
Đồng kính gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Giáo viên chủ nhiệm lớp
Công tác xã hội 2017, giáo viên dạy môn “Công tác xã hội với người cao tuổi”,
và thầy là giáo viên hướng dẫn thực tập, đã giúp em sửa bài báo cáo cho tốt. Và
các thầy, cô cũng nhiệt tình hướng dẫn em tìm hướng xác định các thông tin, xử
lý các vấn đề cho bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Do thời gian thực tập có hạn, nên bài báo cáo của em không tránh khỏi
những sai sót, lời văn chưa được xúc tích gọn gàng nên em kính mong được các
thầy cô giáo góp ý kiến tận tình để cho bài báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn
nữa.
Ngày 19 tháng 04 năm 2019

3


PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP
(Dùng cho giáo viên chấm báo cáo thực tập)

Họ tên HS thực tập:
Lớp: Công tác xã hội :Niên khóa: 2017-2019
Tên đề tài: Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi.
Nội dung đánh giá

Điểm
tối đa
1.5
0.5

Điểm
thực

I. Hình thức trình bày
I.1 Đúng mẫu định dạng của trường (Trang bìa, trang lời cảm ơn,
trang đánh giá thực tập, trang mục lục và các nội dung báo cáo)
I.2 Sử dụng đúng mã và font tiếng Việt (Unicode Times New
0.5
Roman, Size 13)
I.3 Trình bày mạch lạc, súc tích, không có lỗi chính tả
0.5
II. Lịch làm việc
1.0
II.1 Có lịch làm việc đầy đủ trong thời gian thực tập
0.5
II.2 Hoàn thành tốt kế hoạch công tác ghi trong lịch làm việc (thông
0.5
qua nhận xét của cán bộ hướng dẫn)
III. Nội dung thực tập
7.5

III.1 Có hiểu biết tốt về cơ quan nơi thực tâp
1.0
III.2 Phương pháp thực hiện phù hợp với nội dung công việc được
1.0
giao
III.3 Kết quả củng cố lý thuyết
1.0
III.4 Kết quả rèn luyện kỹ năng thực hành
1.0
III.5 Kinh nghiệm thực tiễn thu nhận được
1.0
III.6 Kết quả thực hiện công việc tốt
2.5
TỔNG CỘNG
10.0
Tên Đơn vị thực tập: Ấp Qui Long, xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, TP. CT

…………..,ngày….tháng….năm 2019

4

GIÁO VIÊN CHẤM BÁO CÁO


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................1
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................2
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN...........................3
MỤC LỤC.....................................................................................................4

DANH MỤC BẢNG, DANH MỤC HÌNH..................................................6
PHẦN I – MỞ ĐẦU.....................................................................................7
l. Lý do chọn đề tài........................................................................................7
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................8
3. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................8
4.Phương pháp nghiên cứu............................................................................9
Phần II: NỘI DUNG BÁO CÁO
....................................................................................................................
10
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ
NHÂN TRONG HỖ TRỢ NGƯỜI CAO TUỔI.....................................10
I.Khái niệm cơ bản....................................................................................10
1. Khái niệm công tác xã hội.......................................................................10
2. Khái niệm người cao tuổi........................................................................10
3. Khái niệm nhân viên công tác xã hội...................................................... 11
4. Khái niệm hỗ trợ......................................................................................11
5. Khái niệm công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi........................... 11
6. Các nguyên tắc cơ bản trong công tác xã hội cá nhân đôi với người
cao tuổi
....................................................................................................................
12
II. Giới thiệu về địa phương thực tập......................................................12
Chương II: Tiến trình công tác xã hội hỗ trợ Người cao tuổi tại xã Thạnh
Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ........................................ 21
5


1.Giới thiệu thân chủ................................................................................... 21
2. Bối cảnh chọn thân chủ........................................................................... 21
1.2 Hồ sơ xã hội của thân chủ..................................................................... 21

2. Tiến trình làm việc với thân chủ..............................................................24
- Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ..................................................................24
- Giai đoạn 2: Thu thập thông tin................................................................ 25
- Giai đoạn 3: Xác định vấn đề....................................................................26
- Giai đoạn 4: Lập kế hoạch can thiệp/hỗ trợ..............................................28
- Giai đoạn 5: Thực hiện kế hoạch..............................................................31
- Giai đoạn 6: Lượng giá và kết thúc...........................................................31
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................32
+ Về phía thân chủ:.....................................................................................32
+ Về phía những người xung quanh:...........................................................32
+ Về phía nhân viên công tác xã hội (học viên)..........................................32
+ Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ
người cao tuổi:.............................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................35

6


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội và bùng nổ như mạnh mẽ của các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội, tuổi thọ của con người cũng theo đó
dần được tăng lên, cuộc sống dần được cải thiện. Quy luật sinh - lão - bệnh - tử
của kiếp nhân sinh là điều khó tránh khỏi, ai rồi cũng sẽ già, ai rồi cũng sẽ đến
lúc mắt mờ, chân run. Nhưng làm thế nào để khi gần đến "cái dốc bên kia của
cuộc đời" con người ta vẫn góp được chút gì đó có ích, có ý nghĩa cho cuộc đời.
Có thể nói, tuổi già đang là một thách thức lớn của nhân loại vì vậy cải thiện
chất lượng cuộc sống cho những người có tuổi là yêu cầu rất chính đáng của xã
hội đây không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân hay một tổ chức mà là một
vấn đề mang tính toàn cầu.

Như chúng ta đều biết, già hóa dân số đang là một trong những quan tâm
của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Già hóa dân số là thành
quả của khoa học y tế, của phát triển kinh tế, phúc lợi xã hội nhưng già hóa cũng
sẽ tác động đến phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và hệ thống phúc lợi xã hội đối
với người cao tuổi. Người cao tuổi, họ là lớp người có quá trình cống hiến lâu
dài cho gia đình, xã hội và đất nước và được coi là thế hệ duy trì tính liên tục
phát triển của nhân loại, là lớp người nhiều tri thức, kinh nghiệm để truyền lại
cho thế hệ tiếp theo. Trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn quan tâm, chăm sóc,
phát huy vai trò NCT thông qua việc đã ban hành nhiều văn bản, chính sách
như: Luật Người cao tuổi, Chương trình hành động về Người cao tuổi… Cùng
với các chính sách, nhiều mô hình chăm sóc NCT được triển khai trên cả nước,
với sự tham gia của hàng triệu NCT.
Xã Thạnh Mỹ là một trong 9 xã và 2 thị trấn nằm ở cặp quốc lộ 80, cách
trung tâm huyện Vĩnh Thạnh 3,5 km, có 2,070 hộ dân với dân số 10,925 người.
NCT xã Thạnh Mỹ cũng cần được hỗ trợ quan tâm,chăm sóc của gia đình
và cộng đồng. Từ một khía cạnh nào đó NCT đang gặp vấn đề cũng được coi là
7


đối tượng yếu thế và cần sự quan tâm đặc biệt của xã hội.Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã từng nói “trách nhiệm của các vị phụ lão của chúng ta đối với nhiệm vụ đất
nước thật là trọng đại. Đất nước hưng thịnh do phụ lão xây dựng, đất nước tồn
tại do phụ lão giúp sức. Nước bị mất phụ lão cứu Nước suy sụp lão phù trì Nước
nhà hưng, suy tồn, vong, phụ lão đều gánh trách nhiệm rất nặng nề...” NCT có
phát triển khỏe mạnh thì nền an sinh mới phát triển được. Công tác xã hội ở Việt
Nam đã được công nhận là một ngành khoa học, là một nghề có đặc thù trợ giúp
những đối tượng yếu thế trong xã hội, trong đó có NCT. Nhân viên xã hội cần
tìm hiểu về các chính sách của Đảng, Nhà nước với đối tượng này, tham khảo
học tập những mô hình trợ giúp trên thế giới và đặc biệt cần tìm hiểu sâu về đặc
điểm và nhu cầu của chính đối tượng NCT để trợ giúp một các tích cực nhất,

chính sách của NCT phải gắn với thực tế và phải được tuyên truyền rộng rãi.
Việc chăm sóc NCT trên địa bàn còn nhiều bất cập cụ thể là NCT không được
quan tâm chăm sóc chu đáo, sự xung đột giữa NCT với con cháu... trên địa bàn
xã Thạnh Mỹ chưa tiến hành thực hiện một ca cá nhân nào và chưa nghiên cứu
về công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi.
Từ thực tế trên tôi quyết định lựa chọn đề tài “Dịch vụ Công tác xã hội đối
người cao tuổi tại xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ” làm đề tài
nghiên cứu của mình với mong muốn vận dụng kiến thức đã học để áp dụng vào
thực tiễn góp phần hỗ trợ người cao tuổi xã Thạnh Mỹ, đó là tiến trình giúp đỡ
của một nhân viên công tác xã hội giúp đỡ thân chủ của mình thay đổi suy nghĩ,
hành động tích cực. Đồng thời, tôi cũng đã học được thêm nhiều kiến thức thực
tế trong quá trình làm việc với thân chủ và có được nhận thức rõ hơn về ngành
nghề công tác xã hội nói chung và công tác xã hội cá nhân nói riêng. Bài nghiên
cứu còn khá nhiều thiếu sót tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy
cô giáo để bài viết có thể hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích đánh giá thực trạng của NCT; nhu cầu cần được hỗ trợ người
8


cao tuổi tại xã Thạnh Mỹ.
Vận dụng công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ đối với người cao tuổi tại
cộng đồng.
Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đảm bảo thực hiện công tác xã hội cá
nhân đối với người cao tuổi.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác xã hội cá nhân đối với người cao
tuổi.

Đánh giá về thực trạng người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu Thực hiện
tiến trình công tác xã hội cá nhân tại cộng đồng (xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh
Thạnh, TP Cần Thơ).
Đề xuất một số giải pháp bảo đảm thực hiện công tác xã hội cá nhân.
3. Phạm vi nghiên cứu
Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Thạnh Mỹ,
huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp này rất quan trọng trong nghiên cứu công tác xã hội. Mục
đích sử dụng phương pháp phân tích tài liệu nhằm để thu thập thông tin và
nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến người cao tuổi, cách hỗ trợ người cao
tuổi. Ngoài ra phương pháp này cũng nhằm thu thập tất cả những thông tin về
chính sách ban hành về NCT để có đầy đủ tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu
triển khai viết đề tài.

9


PHẦN II: NỘI DUNG BÁO CÁO
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG HỖ TRỢ NGƯỜI CAO TUỔI
I. Khái niệm cơ bản
1. Khái niệm công tác xã hội
Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay
cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực
hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu
của họ, CTXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và
nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng
lực và cải thiện cuộc sống
Công tác xã hội có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp

nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng
nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội
về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng
giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
1. Khái niệm người cao tuổi
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi. Trước đây, người ta
thường dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, hiện nay “người
cao tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Hai thuật ngữ này tuy không khác
nhau về mặt khoa học song về tâm lý, “người cao tuổi” là thuật ngữ mang tính
tích cực và thể hiện thái độ tôn trọng.
Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn
liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể.
Về mặt pháp luật: Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2010 quy định:
Người cao tuổi là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”.
Theo WHO: Người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên.
Một số nước phát triển như Đức, Hoa Kỳ… lại quy định người cao tuổi là
những người từ 65 tuổi trở lên. Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự
khác nhau về lứa tuổi có các biểu hiện về già của người dân ở các nước đó khác
nhau. Những nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức
10


khỏe của người dân cũng được nâng cao. Do đó, các biểu hiện của tuổi già
thường đến muộn hơn. Vì vậy, quy định về tuổi của các nước đó cũng khác
nhau.
Theo quan điểm của Công tác xã hội: Với đặc thù là một nghề trợ giúp xã
hội, công tác xã hội nhìn nhận về người cao tuổi như sau: Người cao tuổi với
những thay đổi về tâm sinh lý, lao động – thu nhập, quan hệ xã hội sẽ gặp nhiều
khó khăn, vấn đề trong cuộc sống. Do đó, người cao tuổi là một đối tượng yếu
thế, đối tượng cần sự trợ giúp của công tác xã hội.[tr8.Đề án 32_ Công tác xã

hội với người cao tuổi].
2. Khái niệm nhân viên công tác xã hội
Theo tác giả nghiên cứu: Nhân viên công tác xã hội là người có kiến thức
chuyên môn, kỹ năng làm việc với các đối tượng xã hội; là chiếc cầu nối hỗ trợ
giữa thân chủ với cộng đồng xã hội trong việc cung ứng các dịch vụ xã hội giúp
cho đối tượng vươn lên hòa nhập theo hướng tích cực.
Khi thực hiện vai trò hỗ trợ các đối tượng, nhân viên công tác xã hội có
rất nhiều vai trò khác nhau, tùy từng hoàn cảnh, đặc điểm của đối tượng mà
nhân viên công tác xã hội xác định vai trò nào là trọng tâm. Nhân viên công tác
xã hội chính là chiếc cầu nối, đại diện cho đối tượng nói lên nhu cầu, nguyện
vọng của mình, nhân viên công tác xã hội vừa kết nối đối tượng đến với các dịch
vụ xã hội, vừa giúp họ được tiếp cận và hưởng dịch vụ xã hội trên cơ sở tiếp cận
bình đẳng trên cơ sở đó vậng động, thuyết phục, truyền thông trong cộng đồng
tạo cơ hội cho các đối tượng trong xã hội có cơ hội hòa nhập, tiếp cận dịch vụ,
vươn lên hòa nhập xã hội theo hướng tích cực.
3. Khái niệm hỗ trợ
Theo từ điển tiếng Việt thì hỗ trợ là: Giúp đỡ nhau, giúp thêm vào: hỗ trợ
bạn bè, hỗ trợ cho đồng đội kịp thời.
Người biết hỗ trợ cho những người chưa biết. Kẻ mạnh có thể hỗ trợ cho
những kẻ yếu thế để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp cùng phát triển, tiến tới xã hội
văn minh hơn.
Hỗ trợ về khía cạnh kinh tế là người có tiền sẽ hỗ trợ cho người không có
tiền, người có tiềm lực kinh tế hỗ trợ cho người có trí tuệ để cùng nhau phát
triển phục vụ mục tiêu chung
Do vậy theo tác giả nghiên cứu có thể hiểu hỗ trợ một cách ngắn gọn là hỗ
trợ là giúp đỡ nhau cùng phát triển vì một mục tiêu chung của hai bên hoặc toàn
xã hội.
11



4. Khái niệm công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi.
Công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi là phương pháp của công tác
xã hội thông qua tiến trình giúp đỡ khoa học và chuyên nghiệp, nhằm can thiệp
hỗ trợ người cao tuổi. Đây là một quá trình có sự tham gia của người cao tuổi và
gia đình người cao tuổi để nhận diện, xác định vấn đề, lên kế hoạch và hỗ trợ
người cao tuổi thực hiện những kế hoạch đã đề ra để hỗ trợ, giải quyết vấn đề
đang gặp phải của thân chủ. Để đạt được mục tiêu mong muốn, trong quá trình
trợ giúp nhân viên công tác xã hội có nhiệm vụ tìm kiếm, kết nối và điều phối
các dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ người cao tuổi phát huy các nguồn lực bên trong và
có thể kết nối với các nguồn lực bên ngoài để hỗ trợ cho người cao tuổi để đáp
ứng được nhu cầu của người cao tuổi về vật chất cũng như tinh thần một cách
được tốt nhất.
5. Các nguyên tắc cơ bản trong công tác xã hội cá nhân đôi với
người cao tuổi:
5.1. Tôn trọng không phán xét:
5.2. Đảm bảo tính bí mật:
5.3. Thúc đẩy và vận động xã hội tạo điều kiện để hỗ trợ trẻ giải quyết vấn
đề thông qua hệ thống cung cấp dịch vụ:
5.4. Thu hút sự tham gia của người cao tuổi, gia đình, cộng đồng và các
nhà cũng cấp dịch vụ vào tiến trình trợ giúp:
5.5. Cung cấp các dịch vụ trợ giúp thích hợp, liên tục, toàn diện và hiệu
quả:
5.6. Đảm bảo công bằng:
5.7. Đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp:
5.8. Trao quyền cho đối tượng
II. Giới thiệu về địa phương thực tập:
Tên cơ sở: Ủy ban nhân dân xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, TPCT.
Địa chỉ: Tọa lạc tại Ấp Qui Long, Thạnh Mỹ, Vĩnh Thạnh, TPCT.
Xã Thạnh Mỹ được chia tách từ tháng 9/2002 từ xã Thạnh Quới thuộc
huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Do điều chỉnh địa giới hành chính, dân cư. Từ

ngày 7/01/2004 đổi huyện thành huyện Vĩnh Thạnh được chia tách từ huyện
Thốt Nốt (mới lập) thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương.
- Phía Đông giáp xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần thơ;
12


- Phía Tây giáp xã Thạnh Qưới, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần thơ;
- Phía Nam giáp xã Thạnh Lộc, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần thơ;
- Phía Bắc giáp xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang.
Hiện toàn xã có 5 ấp gồm: Ấp Qui Long, Lân Qưới 1, Long Thạnh, Qui
Lân 4, và ấp Đất Mới. Trung tâm xã cách trung tâm huyện Vĩnh Thạnh 6 km
theo hướng đường Quốc lộ 80 và Tỉnh lộ 922.
Về dân số 2.070 hộ và 10.925 nhân khẩu. Dân tộc kinh chiếm 99%; hơn
90% nhân dân theo tín ngưỡng tôn giáo (PGHH chiếm 85%), trên địa bàn xã có
01 Ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo và 02 chùa (Liễu Thành và Long Hoà), hoạt
động tôn giáo diễn ra bình thường; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội được giữ vững ổn định, toàn xã có 56 tổ nhân dân tự quản, gồm 168 thành
viên, các thành viên tổ nhân dân tự quản hoạt động khá tốt trong công tác quản
lý có hiệu quả cao.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ xã Thạnh Mỹ đã lãnh đạo
đường lối đổi mới của Đảng, xác định cơ cấu kinh tế là Nông nghiệp – Công
nghiệp và dịch vụ, đồng thời đề ra chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã
hội, xóa đói giảm nghèo, giữ vững quốc phòng an ninh thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội của địa phương.
+ Diện tích tự nhiên:
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã: 2.152,07 ha trong đó đất nông nghiệp và
nuôi trồng thủy sản là 1.756,6 ha còn lại là đất thổ, đất trồng cây lâu năm.
Dân cư tập trung sinh sống dọc theo Quốc lộ 80 tuyến Nam, Bắc Sông Cái
Sắn và các tuyến đường giao thông nông thôn các ấp, Đời sống nhân dân chủ
yếu là sản xuất nông nghiệp, chuyên trồng lúa, nuôi thuỷ sản, chăn nuôi nhỏ lẻ ở

hộ gia đình, mua bán tại chợ tạm số 8 ấp Qui Long và dọc theo quốc lộ 80.
Xác định hướng phát triển kinh tế trên địa bàn xã là: Chuyển dịch cơ cấu
cây trồng vật nuôi, phát triển hợp tác xã nông nghiệp, thương mại – dịch vụ công nghiệp; dưới sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền xã theo phương châm:
Đảng lãnh đạo, nhà nước điều hành, nhân dân làm chủ, những năm qua tình hình
chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương luôn giữ vững ổn định và có hướng
phát triển ngày một tốt hơn
+ Đặc điểm khí hậu:
Khí hậu: mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, các chỉ số
khí hậu thời tiết phù hợp cho sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng, vật
13


nuôi, tuy nhiên lượng mưa, lượng nhiệt phân bố không đồng đều theo mùa gây
ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí mùa vụ và sinh hoạt đời sống nhân dân, tình
hình biến đổi khí hậu phức tạp và liên tục.
+ Nhiệt độ trung bình hàng năm : 26,4oC.
+ Lượng mưa bình quân hàng năm : 2,49mm.
+ Lượng bốc hơi trung bình : 1,160mm.
+ Độ ẩm không khí trung bình : 82%
* Thuận lợi: Đất đai màu mỡ phù sa đầu nguồn tạo độ phì nhiêu cho đất,
nước ngọt quanh năm phục vụ cho việc tưới tiêu sản xuất nông nghiệp và cho
sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản.
* Khó khăn: Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp do biến đổi khí hậu ô
nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.
+ Tài nguyên:
- Đất đai: Diện tích đất tự nhiên toàn xã là 2.152,07 ha trong đó đất nông
nghiệp là 1.756,6 ha; nuôi trồng thủy sản 164,6 ha; đất cây lâu năm 90,22 ha; đất
dân cư 30 ha; đất khác 56,4 ha.
- Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt cung cấp chủ yếu cho sản xuất và
sinh hoạt từ đầu nguồn chảy về sông Hậu qua sông Cái Sắn. Diện tích mặt nước

toàn xã là 174,6 ha, tài nguyên đất, nước, sản xuất nông nghiệp phục vụ dân sinh
khá phong phú, dồi dào đủ điều kiện đáp ứng cho xã hội trong thời kỳ CNH –
HĐH đất nước.
+ Nhân lực:
- Tổng số hộ: 2.070 hộ
- Dân số: 10.925 nhân khẩu
- Nhân khẩu: 6.114 nam, 4811 nữ
- Dân tộc kinh chiếm 99%, Khơmer 1%. Có 5 Tôn giáo: Phật giáo, Phật
giáo hòa hảo, thiên chúa giáo, cao đài, tin lành.
- Tốc độ tăng dân số tự nhiên: 1,03 %
- Số lao động trong độ tuổi 5.660/tổng số dân đi làm ngoài địa phương
chiếm 51,8 % lao động phổ thông.

14


Mật độ dân số 472 người/km 2 . Số hộ nông nghiệp trên 75%, dân cư được
phân bổ tập trung dọc theo tuyến Quốc lộ 80, các tuyến đường liên ấp, các tuyến
đường dọc theo kênh rạch.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc làm tổng số là 25%.
+ Hạ tầng kinh tế- xã hội:
+ Giao thông: Hệ thống giao thông có tổng chiều dài: 35 km. Trong đó:
- Đường QL80: Chiều dài 5km.
- Đường xã: Chiều dài 30km, đã bê tông hoá được 28,5km (đạt 95%).
- Đường thôn, ngõ xóm, rộng trung bình 2-4 m, số còn lại chủ yếu là rải,
đá sô bồ, chưa được cứng hóa.
+ Thủy lợi: Nguồn nước tưới tiêu phục vụ sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản
dồi dào, ổn định nhờ đầu nguồn sông Hậu chảy vào qua sông Cái Sắn chảy theo
các tuyến kinh nội đồng phục vụ cho 100% diện tích đất nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản.

Tổng chiều dài các tuyến kênh 40km trong đó đã nạo vét và hoàn chỉnh
các tiểu vùng đê bao là 31,4 km còn lại 8,6 km tiếp tục đưa vào dự án nạo vét
đến năm 2019. Nguồn vốn do Chi cục thủy lợi TP Cần Thơ hỗ trợ.
+ Điện: Tổng chiều dài là 30 km kéo điện thêm 5 km. Số trạm biến áp
trên địa bàn xã 1 trạm trong đó đạt yêu cầu là 1 trạm. Số trạm cần nâng cấp là 1
trạm và làm mới 1 trạm.
Hiện trạng điện đảm bảo cơ bản cho việc cung cấp điện sinh hoạt và sản
xuất của nhân dân, các cơ sở kinh doanh, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt trên 97,33%
số hộ còn lại chưa có điện sử dụng chưa có đường điện đi qua hoặc ở riêng lẻ
trên các tuyến đường nội đồng.
+ Cơ sở vật chất văn hóa:
- Thực trạng: Xã có trạm truyền thanh xã hoạt động thường xuyên và ổn
định, 5/5 ấp có tổ thông tin được trang bị hệ thống loa không dây với chất lượng
hoạt động khá. Đến nay có 5/5 ấp đạt tiêu chuẩn văn hoá, với 1.965 hộ đạt gia
đình văn hoá chiếm tỷ lệ 97,68%, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hoá”, từng bước đi vào cuộc sống và tạo sự chuyển biến khá tích
cực ở nông thôn.

15


- Quy hoạch khu văn hóa TDTT đa năng xã với diện tích 8.000m 2 tuyến
Quốc lộ 80 gần trụ sở hành chính UBND xã có trang thiết bị phục vụ văn hóa,
văn nghệ TDTT, các mô hình vui chơi giải trí.
- Quy hoạch nhà văn hóa, sân thi đấu TDTT ở các ấp với diện tích
2.000m /ấp đáp ứng yêu cầu cho vui chơi giải trí trong khu vực.
2

+ Chợ nông thôn:
- Chợ xã hiện chưa có hoạt động mua bán tập trung, nhân dân chỉ mua bán

cặp tuyến QL 80 nhỏ lẻ.
- Quy hoạch cần xây dựng chợ xã với diện tích 2000m 2 ở ấp Qui Long –
Quốc lộ 80 đang vận động nhà đầu tư xây dựng để phục vụ mua bán hàng nông
sản, hàng tiêu dùng cho nhân dân. Dự kiến năm 2017 đi vào hoạt động.
+ Bưu điện:
Bưu điện xã có diện tích đất 170m 2, diện tích xây dựng 125m 2, có 10 máy
vi tính nối mạng internet và một số sách báo, tạp chí đảm bảo yêu cầu cơ bản về
dịch vụ về bưu chính, viễn thông để phục vụ cho nhân dân trên địa bàn các
thông tin cần thiết.
+ Nhà ở dân cư nông thôn:
Tổng số có 1.979 nhà, trong đó:
- Nhà ở tạm còn 1078 nhà, chiếm 54,47%.
- Nhà bán kiên cố 901 nhà chiếm 45,52%
- Nhà kiên cố 17 nhà chiếm 10%
Tình trạng nhà ở khu dân cư phân bố rải rác, không tập trung, không đồng
đều, chủ yếu tập trung ở các tuyến đường giao thông chính, việc xây dựng nhà ở
tại địa phương thiếu quy hoạch cụ thể, không có thiết kế mẫu, không có hệ thống
thoát nước đảm bảo theo qui định. Bên cạnh đó vẫn còn một số hộ xây nhà trái
phép, lấn chiếm hành lang lộ giới, lấn chiếm đường sông.
+ Sản xuất nông nghiệp:
- Trồng trọt:
- Lúa: diện tích 1756,6 ha, năng xuất bình quân 6,5 – 8,5 tấn/ha.
- Màu: diện tích 39,7 ha, năng xuất bình quân 23 tấn/ha.
+ Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản:
16


- Chăn nuôi: đàn trâu, bò 185 con, heo 730 con, gà 3.120 con, vịt 25.200
con.
- Giá trị sản xuất chăn nuôi, trồng trọt 2,4 triệu đồng/năm.

- Nuôi trồng thủy sản: Diện tích mặt nước 164,6.ha, chủ yếu là các tra,
tôm, cá đồng các loại, năng xuất bình quân 200 ha, lợi nhuận 400 triệu đồng/ ha.
Đánh giá hiện trạng chăn nuôi:
* Chủ yếu là chăn nuôi quy mô nhỏ và phân tán.
* Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu tiêu thụ trên địa bàn xã, huyện, khu vực,
chưa qua chế biến.
* Việc nuôi thủy sản đạt năng xuất và hiệu quả còn thấp, mức độ phát
triển còn nhỏ lẻ, chưa áp dụng được khoa học kỹ thuật, sản phẩm chưa đạt tiêu
chuẩn GAP, chi phí thức ăn tăng cao, giá bán ra thị trường còn gặp nhiều khó
khăn cho người chăn nuôi. Chưa quy hoạch được vùng chăn nuôi tập trung, quy
mô lớn.
+ Kinh tế vườn, kinh tế trang trại:
- Hiện nay mô hình kinh tế vườn, kinh tế trang trại còn nhỏ lẻ, chủ yếu là
vườn tạp, hiệu quả kinh tế thấp, cần cải tạo và đầu tư phát triển, kinh tế trang trại
chưa phát triển.
- Nhìn chung sản xuất nông nghiệp của xã đang ở mức độ thấp, sản xuất
hàng hóa nông sản chậm phát triển, tỷ trọng nông sản hàng hóa chưa cao. Hàng
hóa qua chế biến hầu như không có, chủ yếu là bán sản phẩm thô, hàng hóa bán
ra theo hợp đồng là rất ít do đó giá cả đầu ra không ổn định, nên chưa thúc đẩy
phát triển hàng hóa theo quy mô lớn.
+ Tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ nông nghiệp:
- Tiểu thủ công nghiệp: toàn xã hiện có 230 máy nông nghiệp bao gồm:
18 máy gặt đập liên hợp, 11 máy xới, 57 dụng cụ sạ hàng, 8 lò xấy.
- Thương mại, dịch vụ: Có 24 cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã
đảm bảo nhu cầu mua bán hàng hóa phục vụ sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của
nhân dân, cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế,
cơ cấu cây trồng vật nuôi, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp tăng tỷ trọng lao
động công nghiệp – TTCN – TM – DV đến năm 2017 thu nhập bình quân đầu
người triệu 12,5 đồng/năm.
+ Tỷ lệ hộ nghèo:

17


Theo kết quả điều tra hộ nghèo theo chuẩn mới năm 2019 của xã là 43 hộ
chiếm 2,077%, cận nghèo 159 hộ chiếm 7,681 %
+ Y tế:
- Chương trình xây dựng chuẩn quốc gia về y tế đã được triển khai thực
hiện theo kế hoạch, đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.
- Công tác y tế ấp luôn được chú trọng và phát huy hiệu quả tốt. Thường
xuyên tổ chức duy trì thực hành dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và bà mẹ nuôi
con dưới 2 tuổi nhằm tuyên truyền và nâng cao kiến thức cho bà mẹ.
- Có 01 trạm y tế tại khu trung tâm xã, đội ngũ CBYT gồm 5 y sĩ; có 01
Bác sỹ. Trạm y tế có 9 phòng khám chữa bệnh và hành chính, nhà cấp 4, 06
giường bệnh, nhưng đến nay có một số hạng mục bắt đầu xuống cấp như: tường
rào, cổng ngõ; còn thiếu nhiều trang thiểt bị phục vụ như: máy siêu âm, máy Xquang, máy xét nghiệm nước tiểu; cơ sở vật chất còn thiếu như: phòng tuyên
truyền giáo dục, phòng vô trùng. Trạm chưa có hệ thống xử lý chất thải y tế rắn
và lỏng nguy hại. Việc đầu tư tầng hóa trạm Y tế xã và mua sắm các thết bị
phương tiện khám chữa bệnh là vấn đề hết sức cần thiết.
Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 83%.
+ Môi trường:
- Tỷ lệ hộ dân trong xã được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh 96%. Cấp
nước sinh hoạt cho nhân dân chủ yếu bằng hình thức giếng khoan gia đình và
một phần từ Trạm cấp nước cung cấp nước sinh hoạt. Nước sinh hoạt luôn đảm
bảo cho nhân dân kể cả trong mùa khô hạn. Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình vệ sinh
(nhà xí, nhà tắm, bể nước sạch) đạt 85%; Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ
sinh đạt 45%.
- Tỷ lệ cơ sở sản xuất chưa đạt tiêu chuẩn môi trường tỷ lệ còn cao, một
số cơ sở sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đã có những biểu hiện gây ô
nhiểm môi trường.
- Chưa quy hoạch điểm xử lý rác thải tập trung. Hệ thống nghĩa trang

(nghĩa địa) chôn cất, cải táng mồ mả của nhân dân, công viên cây xanh chưa
được quy hoạch và đầu tư xây dựng.
Nhìn chung, các tiêu chí về môi trường của xã chưa đảm bảo tiêu chuẩn
quy định. Tỷ lệ hộ dân xây dựng 3 công trình vệ sinh còn đạt thấp. Môi trường
các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa đảm bảo. Việc sử dụng nông dược, phân hóa
học trong nông nghiệp còn nhiều lạm dụng. Việc tiêu thoát nước thải, việc thu
18


gom rác thải và môi trường cây xanh chưa được chú trọng. Ý thức bảo vệ môi
trường của người dân chưa tốt; sự tham gia của các tổ chức xã hội mặt trận và
đoàn thể chưa đóng vai trò tích cực trong phong trào và hoạt động bảo vệ môi
trường.
Vị trí chức năng:
Theo luật tổ chức của HĐND và UBND nêu rõ: “UBND xã do HĐND
bầu ra, gồm Chủ tịch, Phó Chủ Tịch và Ủy viên”.
UBND xã là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước HĐND xã, chịu sự lãnh đạo
của Đảng ủy và sự chỉ đạo của UBND huyện.
UBND xã hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện quyền
hạn của mình theo hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
UBND xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần
đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ
trung ương đến cơ sở.
Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã thực hiện theo quy định tại Luật tổ
chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003 bao gồm các lĩnh vực:
- Trong lĩnh vực kinh tế.
- Trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy lợi
nh vực tiểu thủ công nghiêp, nông nghiệp.

- Trong lĩnh vực xây dựng giao thông thủy lợi.
- Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thể dục thể thao.
- Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội và thi hành
chính sách pháp luật địa phương.
- Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo.
- Trong việc thi hành pháp luật.
* Cơ cấu tổ chức của xã Thạnh Mỹ:
+ Chủ tịch UBND: chịu trách nhiệm chung về tất cả các lĩnh vực.
+ 2 Phó Chủ tịch UBND: 01 Phó Chủ tịch phụ trách khối Văn hóa – Xã
hội; 01 Phó Chủ tịch phụ trách khối kinh tế và 2 thành viên UBND phụ trách
Công an và Quân sự.
19


Trong khối UBND xã Thạnh Mỹ có sự bố trí công chức đảm nhận các
chức danh chuyên môn như sau:
- Công chức Văn phòng – Thống kê
- Công chức Tư pháp - hộ tịch
- Công chức Địa chính – Xây dựng
- Công chức Văn hóa – Xã hội
- Công chức Tài chính – Kế toán,
- Chỉ huy trưởng Quân sự.
- Đài truyền thanh
- Y tế
- Giáo dục
- Đội Thuế
- Công an
Tổng số cán bộ công chức UBND xã hiện nay là 40 người. Trong đó: 01
Chủ, 02 Phó chủ tịch UBND. Trình độ chuyên môn: 02 cán bộ công chức có
trình độ đại học; 01 cán bộ, công chức có trình độ cao Đẳng; 02 cán bộ, công

chức có trình độ trung cấp; 02 cán bộ công chức có trình độ sơ cấp.. trình độ lý
luận chính trị: sơ cấp 20 cán bộ, công chức. Bênh cạnh đó số lượng cán bộ của
các ban ngành, đoàn thể: UBMT Tổ quốc, Đài truyền thanh, Đoàn Thanh niên,
Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội chữ thật đỏ là 16 người.
Theo quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức, xã, phường thị trấn
ban hành kèm theo quyết định số: 04/QĐ-BNV của Bộ Nội Vụ ban hành ngày
16/01/2004 UBND xã có những cán bộ, công chức phụ trách các lĩnh vực như
sau: Tài chính, địa chính, văn phòng, văn hóa – xã hội, công an, quân sự và thực
hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND xã giao.

20


CHƯƠNG II:
TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ NGƯỜI CAO TUỔI
TẠI XÃ THẠNH MỸ, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
1. Giới thiệu về thân chủ:
1.1. Bối cảnh chọn thân chủ:
Ngày 22/03/2019 tại văn phòng bộ phận một cửa liên thông xã Thạnh Mỹ
tôi được bà Tô Thị Quỳnh Giao cho biết đang lập hồ sơ chế độ với chú Nguyễn
Văn Khoái là một người cao tuổi, thuộc diện khó khăn. Theo kế hoạch ngày
24/03/2019 tôi đến nhà chú Nguyễn Văn Khoái bắt đầu quá trình thực hành
công tác xã hội với người người cao tuổi. Với thời gian có hạn và năng lực hạn
chế của bản thân tôi lựa chọn cách tiếp cận tâm lý đối với thân chủ của mình.
1.2. Hồ sơ xã hội của thân chủ
Thông tin cá nhân thân chủ:
Họ và tên: Nguyễn Văn Khoái
Ngày tháng năm sinh:1948
Giới tính: Nam
Nơi sinh: Thạnh Quới, Thốt Nốt, Cần Thơ

Trình độ văn hóa: 3/12
Trình độ chuyên môn: Không
Tôn giáo: Đạo phật
Dân tộc: Kinh
Tình trạng sức khỏe: Yếu
Hiện cư ngụ tại: Tổ 8, ấp Qui Long, xã Thạnh Mỹ, Vĩnh Thạnh, TPCT.
Các Thông tin về gia đình, người thân:
21


Chú Nguyễn Văn Khoái sinh ra và lớn lên trong gia đình có 3 anh chị em
(1 nam, 2 nữ). Cha là nông dân (Chết năm 2000), mẹ làm nội trợ (chết năm
1998), Chú Nguyễn Văn Khoái từ nhỏ sống cùng gia đình và sau này có gia đình
ra riêng và sinh sống, sinh được 2 con (Gái và trai) tại ấp Ấp Qui Long xã Thạnh
Quới nay xã Thạnh Mỹ, sau thời gian đứa con gái có chồng ở xa 2 ba năm mới
về một lần, song song đó năm 2000 vợ của chú mâu thuẩn gia đình và bỏ đi
không về nữa, hiện nay chú ở với con trai nhưng do kiếm đồng tiền đứa con trai
đi làm ở thành phố, bản thân chú tuổi già một con mắt bên phải cũng cũng mờ
dần, tay chân cũng yếu đi lại khó khăn . Bản thân chú muốn vận động hay làm
bất cứ việc gì khác đều phải nhờ các cháu hàng xóm.
Chú Khoái hiện nay bố mẹ đều đã mất, có các em nhưng ở quê cũng ít
liên lạc vì xa một phần vì tuổi cao sức yếu không thường xuyên về thăm quê
được, con gái thì có chồng ở xa, con trai đi làm một tháng về một lần
Chú cùng con trai hiện đang sống.
Vài nét về hoàn cảnh thân chủ và gia đình
Thân chủ sinh ra trong một gia đình nghèo tại Xã Thạnh Mỹ huyện Vĩnh
Thạnh, TPCT. Cha mẹ thân chủ đã mất từ lâu, có chị em nhưng cũng ít gặp vì
mỗi người một nơi mà giờ đây chú lại tuổi cao sức yếu. Hai vợ chồng không
chung sống cùng nữa, chú nuốt nước mắt vào trong chăm lo cho thằng con trai
cuộc sống của gia đình. Đầu năm 2017 cuộc sống dần đi vào ổn định thì tai họa

ập đến con trai bà bị tai nạn trong khi tham gia giao thông làm cho đứa con trai
bị trấn thương ở chân, nỗi đau quá lớn đã gây nên cho chú cú sốc về tâm lý.
Trước đây chú là người vui vẻ, hoạt bát hay nói hay cười hết mực thương con,
thương cháu nhưng từ khi con trai bị tai nạn chú trở nên lo lắng, suy nghĩ, chản
nản và luôn bất an, chán cuộc sống hiện tại nên chú ít giao lưu và ít tiếp xúc với
mọi người, ôm mối hận càng tăng lên đối với vợ đồng thời hạn chế không tham
gia các hoạt động chung của hội chú sống khép nép ít tiếp xúc với người khác,
đổi tách hay lớn tiếng khó gần rũi.
Thân chủ sống không hòa đồng như trước những ảnh hưởng do khó khăn
về hoàn cảnh tuổi già, gia đình khó khăn về kinh tế, nên ít tiếp xúc với mọi
22


người xung quanh. Tuy nhiên với một số hàng xóm ở gần thì chú cũng có giao
tiếp một số công việc như nhờ đi chợ, mua thuốc uống khi đau ốm vẫn nhờ
những người hàng xóm tốt bụng giúp đỡ.
Vấn đề của thân chủ:
Thân chủ gặp khá nhiều vấn đề trong cuộc sống như vấn đề kinh tế, vấn
đề việc làm của con trai nhưng cốt lõi nhất là vấn đề tâm lý của thân chủ.
Như vậy ban đầu biết được hoàn cảnh thân chủ bị khủng hoảng tâm lý,
nhân viên công tác xã hội trong quá trình giải quyết vấn đề thân chủ có thể căn
cứ vào một số thông tin để can thiệp trợ giúp thân chủ có hiệu quả hơn.
Gia đình
Bạn bè

NV
CTXH

Thân chủ


Hàng

Chính
quyền

Xóm
Trạm y tế


Sơ đồ 1: Sơ đồ sinh thái
Ghi chú:
Quan hệ một chiều
Quan hệ hai chiều
Quan hệ xa cách
Trong quá trình tác nghiệp tôi đã vận dụng các kỹ năng sau để tiếp cận
thân chủ: Thu thập thông tin và trợ giúp thân chủ giải quyết vấn để:
- Kỹ năng giao tiếp.
23


- Kỹ năng lắng nghe.
- Kỹ năng vấn đàm
- Kỹ năng vãng gia
- Kỹ năng ghi chép phúc trình
- Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin.
- Kỹ năng diễn giải, nhắc lại.
- Kỹ năng quan sát.
- Kỹ năng thấu cảm.
- Một số kỹ năng khác như kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng khuyến
khích. . .và một số phương pháp như phỏng vấn, quan sát. . .

2. Tiến trình làm việc với thân chủ
Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ
Mô tả buổi gặp gỡ đầu tiên với thân chủ;
Ngày 22/3/2019 tại văn phòng bộ phận một cửa Liên thông xã Thạnh Mỹ
tôi được cô Tô Thị Quỳnh Giao (cán bộ hướng dẫn) giao làm việc với thân chủ
Lê Thị Minh Nguyệt là một hội viên của Hội người cao tuổi của xã Thạnh Mỹ
quản lý. Chú giới thiệu tôi về hoàn cảnh của chú và cho tôi địa chỉ nhà. Chú dặn
nếu anh có đến thì tầm khoảng 1 giờ 30 là vừa, vì sáng còn đi châm cứu, về phải
lo việc gia đình, là người cao tuổi nên sắp xếp mắt hơi làn tay chân yếu đi lại rất
khó khăn.
Nắm bắt thời gian mấy hôm sau ngày 24/3, tôi tới nhà chú Khoái, hình
như chú đã được cô Giao báo trước, đón tôi bằng nụ cười và chào đón bằng 1
bình trà nóng để sẵn trên bàn cây đã cũ chú nói.
- Nhà tôi chật chội quá e trai ngồi tạm thông cảm cho tôi nha.
- Xin lỗi, nhà tôi hơi bừa bộn, chỉ khổ nhà có hai cha con thôi nó đi làm
một mình tôi ở nhà với lại già rồi không dọn dẹp được nên cũng hơi bừa bộn
quá. . .
- Mời, mời cháu dùng nước.
- Chú hỏi
“em mình là sinh viên của trường nào”
24


Tôi cười:
“Dạ tôi là sinh viên của trường Trung cấp nghề Thới Lai, nhưng tôi không
phải là tình nguyện viên; Tôi là sinh viên Nghề Công tác xã hội là nhân viên
công tác xã hội tôi đến đây để trợ giúp cho chú về những vấn đề mà chú chưa tự
giải quyết được. . .” rồi tôi giới thiệu cho chú về nghề công tác xã hội, hình như
chú đã hiểu ra chú bảo:
“À ra thế! Thế thì tốt quá còn gì bằng nữa”. Và rồi chú cởi mở tâm sự với

tôi về gia đình về cuộc đời của chú. Chú là một thanh niên làm đồng án rất giỏi
lúc còn trẻ, có mối quan hệ làng xóm tốt được hàng xóm tôn trọng, ở lứa tuổi 29
tôi đã gặp người vợ ở tận ngoài miền Bắc nhỏ hơn tôi 8 tuổi vợ tôi tốt bụng yêu
thương thật lòng rồi cưới nhau sinh được 2 đứa con. Sau thời gian chung sống
gia đình khổ và nghèo chỉ làm mướn không đủ ăn gia đình có chuyện này nọ
hoài có lúc nóng giận cải vã lớn tiếng, rồi từ đó người ấy bỏ cha con tôi tới giờ
không thấy quay lại. Niềm an ủi lớn nhất của chú bây giờ là đứa con trai, đang
chung sống với chú không may cho nó bị tai nạn đi chân thấp chân cao.
Tôi đang cuốn hút vào câu chuyện của chú thì trời đã chiều và sắp có mưa
Chú bảo cháu định về à ở lại dùng cơm, tôi cười cháu phải về ạ cháu còn
công chuyện nhà nữa ạ, thôi cháu về.
“Thôi cháu về kẻo muộn, trời bắt đầu chuyển mưa, bệnh là gay lắm. . .”
Chia tay chú bước ra đường mà tôi vẫn bị ám ảnh cuốn vào câu chuyện của chú.
Cuộc đời này còn nhiều những mảnh đời lúc về già cảm thấy buồn tẻ không còn
người thân để chăm sóc.
Giai đoạn 2: Thu thập thông tin
- Sau 2 tuần tiếp xúc với thân chủ được thân chủ nói chuyện, chia sẻ nhân
viên CTXH cùng thân chủ xác định vấn đề đang gặp phải và cần được can thiệp:
- Thân chủ đang bị khủng hoảng tâm lý, chú bị bệnh thấp khớp đi lại
nhiều có phần có khăn, suy nghĩ nhiều, sức khỏe yếu, hay bị mất ngủ thường
xuyên.
- Thân chủ có hoàn cảnh khó khăn, vợ đã ly thân từ lâu, con trai thì bị
thương ở chân việc làm không ổn định.
25


×