Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SỬ DỤNG BIỂU đồ SHEWHART để ĐÁNH GIÁ TÍNH ổn ĐỊNH của một số QUY TRÌNH sản XUẤT tại CÔNG TY cổ PHẦN dược PHẨM IMEXPHARM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA DƯỢC
BÙI ĐẮC VIỆT TÀI

SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ SHEWHART
ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA MỘT SỐ
QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC PHẨM IMEXPHARM

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHIỆP DƯỢC & BÀO CHẾ
KHÓA: 2007 – 2010
THẦY HƯỚNG DẪN: TS.HUỲNH VĂN HÓA
TP.CAO LÃNH 2009


Bùi Đắc Việt Tài

Chuyên khoa I

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là sản phẩm đặc biệt có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, là
thành phần không thể thiếu trong các chính sách y tế quốc gia. Vì vậy, Chất lượng thuốc
là một yếu tố rất quan trọng, cần được quan tâm hàng đầu trong quá trình sản xuất,bảo
quản và phân phối thuốc .
Do đó, Bộ Y Tế đã ban hành quyết định số 3886/2004/QĐ – BYT về việc triển khai áp
dụng các nguyên tắc tiêu chuẩn « Thực hành tốt sản xuất thuốc » theo khuyến cáo của
tổ chức Y Tế Thế Giới ( GMP – WHO). Nhằm mục đích từng bước đưa công nghiệp


dược Việt Nam phát triển, nâng cao chất lượng thuốc trong nước , phục vụ tốt sức khỏe
của nhân dân, tạo điều kiện cho thuốc Việt Nam vươn tới chất lượng thuốc trong khu
vực và hội nhập Thế giới .
Theo GMP – WHO , chất lượng thuốc phải được xây dựng từ các công đoạn trong quá
trình sản xuất. Muốn đảm bảo thuốc được sản xuất ra với chất lượng ổn định, nhà sản
xuất phải đánh giá tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất như : nguyên phụ
liệu, môi trường, cơ sở sản xuất, tài liệu (quy trình, phương pháp),trang thiết bị...
Để thực hiện chủ trương của Bộ Y Tế, Công ty Dược Imexpharm đã tiến hành xây
dựng mới nhà máy sản xuất thuốc và đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP ASEAN
đầu tiên trong cả nước. Hiện nay nhà máy được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP –
WHO.
Để góp phần ổn định chất lượng thuốc theo yêu cầu của GMP, mục tiêu của đề tài là:
Sử dụng biểu đồ Shewhart để đánh giá tính ổn định của một số quy trình sản xuất tại
công ty CPDP Imexpharm.
Các mục tiêu cụ thể gồm có :
- Xác định các thông số trọng yếu cần kiểm soát của một số QTSX.
- Thu thập dữ liệu và đánh giá độ ổn định của quy trình bằng cách phân tích bảng biểu
đồ shewhart
2


Bùi Đắc Việt Tài

Chuyên khoa I

- Phântích nguyên nhân, đề xuất biện pháp khắc phục và theo dõi QTSX sau khi cải
tiến

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.


KIỂM SOÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT :

Lợi ích của việc kiểm soát bằng biểu đồ Shewhart cho phép nhà sản xuất theo dõi được
quá trình và đo lường được độ tin cậy cũng như phân tích được xu hướng của quy trình,
và sẽ trở thành một công cụ hữu hiệu để xác định và loại bỏ các nguyên nhân ảnh
hưởng xấu đến sự biến thiên của quy trình. Từ đó, giúp ích rất nhiều cho việc cải tiến
quy trình cũng như quản lý chất lượng về sau.

Biểu đồ Shewhart là loại biểu đồ thống kê được dùng phổ biến trong kiểm soát quy
trình sản xuất, không những để phát hiện sự dịch chuyển của giá trị trung bình mà còn
giúp theo dõi sự biến thiên của giá trị trung bình trong phạm vi 2-3sigma.

Biểu đồ Shewhart giúp phân biệt khi nào sự biến thiên quy trình do nguyên nhân phổ
biến hay nguyên nhân đặc biệt. Hiệu quả trong việc phòng ngừa các sai lỗi. Các giới
hạn kiểm soát cảnh báo trong biểu đồ sẽ giúp phòng ngừa sai lỗi, ví dụ: sản phẩm vượt
ngoài giới hạn kiểm soát.

2.2 BIỂU ĐỒ SHEWHART :
2.2.1 CƠ SỞ TOÁN THỐNG KÊ:
Sự biến thiên của tính chất đầu ra là một đặc tính vốn có của tất cả quy trình. Vì vậy,
trong sản xuất làm thế nào để phân biệt kịp thời những biến thiên đặc biệt cần phải
được điều chỉnh.
3


Bùi Đắc Việt Tài

Chuyên khoa I


Nguyên tắc của biểu đồ Shewhart dựa trên sự trình bày đồ thị để so sánh giá trị trung
bình với một giá trị lý thuyết trong trường hợp sự phân phối các giá trị theo quy luật
chuẩn, từ đó cho phép theo dõi sự biến thiên giá trị trung bình của các mẫu và phát hiện
sự dịch chuyển giá trị trung bình của quy trình.
Đối với thông số được kiểm soát bằng cách lấy mẫu liên tục, biểu đồ Shewhart được
thiết lập gồm:
Tiến hành đánh giá theo 7 giai đoạn: tập hợp hồ sơ lô, lựa chọn các thông số trọng yếu
phải đánh giá, thu thập dữ liệu, xử lý thống kê, vẽ biểu đồ kiểm soát, biện luận, kết luận
Trường hợp n = 1, sử dụng biểu đồ Shewhart X và R và đồng thời xem xét kết quả
kiểm nghiệm tiêu chuẩn của thông số đó. Có thể có 4 tình huống:
-Quy trình được kiểm soát và kết quả kiểm nghiệm tiêu chuẩn đạt.
-Quy trình được kiểm soát nhưng kết quả kiểm nghiệm không đạt ( có thay đổi căn bản
trong quy trình. Điều tra lại quy trình).
-Quy trình không được kiểm soát nhưng kết quả kiểm nghiệm đạt ( nghiên cứu nhận
dạng và loại trừ những nguyên nhân đã gây ra những tình huống cơ hội đó).
-Quy trình không được kiểm soát và kết quả kiểm nghiệm tiêu chuẩn không đạt ( giống
như tình huống trên nhưng bắt buộc phải điều tra ngay).
Trường hợp n ≥ 2 sử dụng biểu đồ shewhart X và shewhart R và xem xét:
- Quy trình chưa được kiểm soát: Khi trên biểu đồ có ≥ 2 điểm liên tiếp ở ngoài các giới
hạn hành động hoặc ≥ 8 điểm liên tiếp cùng một bên của đường trung bình ngay cả khi
không có điểm nào ở ngoài các giới hạn hành động.
- Quy trình cần được xem xét lại: Khi giá trị trên biểu đồ shewhart X không đạt nhưng
giá trị trên biểu đồ shewhart R tương ứng đạt ( Quy trình có thể đang vận hành tại một
mức trung bình mới) hoặc khi giá trị trên biểu đồ shewhart X đạt nhưng giá trị trên
biểu đồ shewhart R tương ứng không đạt ( có thể do sai sót chủ quan ).

4


Bùi Đắc Việt Tài


Giới hạn kiểm soát

Chuyên khoa I

n=1

n>1
R

X

Hành động trên (+ 3σ )

X + A 2 MR

Cảnh báo trên ( + 2σ )

X+

Cảnh báo trên ( - 2σ )
Hành động trên (- 3σ )

2
X - A 2 MR
3
X - A 2 MR

2.2.2. BIỂU ĐỒ SHEWHART


(1  2 D4 )
MR
3
(1  2 D3 )
MR
3

X  A2 R
2
X  A2 R
3
2
X  A2 R
3

0

X  A2 R

D4 MR

2
A 2 MR
3

X

X

R

D4 R
(1  2 D4 )
R
3
(1  2 D3 )
R
3
D3 R

và R

-

Các biểu đồ Shewhart thường được sử dụng theo cặp đôi

-

Biểu đồ Xtb nhằm phát hiện những thay đổi giá trị trung bình của quy trình

-

Biểu đồ R nhằm giám sát độ phân tán của quy trình bằng cách theo dõi sự biến thiên
các khoảng (ranges) của các mẫu. Những sự thay đổi về khoảng báo hiệu những
thay đổi trong biến thiên của quá trình.

-

Trình tự thích hợp là vẽ rồi biện luận biểu đồ kiểm soát R trước. Nếu biện luận cho
thấy độ phân tán của quy trình được kiểm soát, khi đó mới vẽ và biện luận biểu đồ
kiểm soát Xtb.


-

Thông thường người ta chọn giới hạn kiểm soát ở vị trí 2 sigma và 3 sigma cách
đường trung tâm.

-

Nếu biết được giá trị trung bình µ và độ lệch chuẩn σ của quy trình thì việc tính toán
và vẽ biểu đồ Shewhart sẽ đơn giản. (hình 1)

5


Bùi Đắc Việt Tài

Chuyên khoa I

Bảng 1. Dạng tổng quát biều đồ Shewhart

µ, σ lần lượt là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của quy trình, n là cỡ mẫu.
-

Giá trị trung bình của quy trình (mức trung tâm) được xem là ổn định cho dù các giá
trị trung bình của các mẫu có thể biến thiên xung quanh.

-

Đối với biểu đồ Shewhart Xtb việc biện luận dựa trên các quy tắc được nêu bên dưới.
Trong đó chú ý các điểm nằm ngoài hay áp sát gới hạn trên/dưới, sự dịch chuyển về

vùng giá trị cao/thấp, hay sự đi lên/xuống.

-

Đối với biểu đồ Shewhart R, việc biện luận cũng dựa trên các nguyên tắc từ 1-4
song chỉ chú ý các điểm nằm ngoài hay áp sát giới hạn trên, sự dịch chuyển về vùng
giá trị cao hay sự đi lên.

Bảng 2. Biểu thức tính toán đường trung tâm và các đường giới hạn
Các đường quy ước

Giá trị trung bình

Khoảng quan sát

6

Ghi chú


Bùi Đắc Việt Tài

Chuyên khoa I

Giới hạn trên +3 σ

X + A2 R

D4 R


Giới hạn trên +2 σ

X + 2/3 A2 R

(1+2D4)/3* R

Giới hạn trên +1 σ

X + 1/3 A2 R

(2+D4)/3* R

Đường trung tâm

X

R

Giới hạn dưới -1 σ

X - 1/3 A2 R

(2+D3)/3* R

Giới hạn dưới -2 σ

X - 2/3 A2 R

(1+2D3)/3* R


Giới hạn dưới -3 σ

X - A2 R

X : ước lượng của µ
A2 R : ước lượng của 3σ*
n
D4* R : ước lượng của R +


D3* R : ước lượng của R 3σ
A2, D3,D4: Tra bảng

D3* R
n: số giá trị trong một lô; k: Số lô; A2, D3 và D4: Hằng số ( tra bảng )
Giá trị trung bình / lô với n=1
k

X=

�X
j 1

j

k

Giá trị trung bình / k lô với n>1 :
k


X=

�X
j 1

n

j

với

X=

k

�X
i 1

i

n

Khoảng dời trung bình:
k 1

MR 

�X
j 1


j 1

Xj

k 1

Khoảng trung bình
k

R=

�( X
j 1

max

 X min )

k

Biểu đồ Shewhart X
7


Bùi Đắc Việt Tài

Chuyên khoa I

Biểu đồ Shewhart R


Các quy tắc biện luận
Bảng 1.1. Các quy tắc biện luận biều đồ Shewhart X

Quy tắc 1a(Điểm ngoài giới hạn kiểm soát): Có 1 điểm ngoài giới hạn +3σ
8


Bùi Đắc Việt Tài

Chuyên khoa I

Quy tắc 1b(Điểm ngoài giới hạn kiểm soát): Có 1 điểm ngoài giới hạn - 3σ

Quy tắc 2a(Sự dịch chuyển vùng giá trị) Tiến về vùng giá trị cao: Liên tiếp
6,7,8,9….điểm nằm trên X
9


Bùi Đắc Việt Tài

Chuyên khoa I

Quy tắc 2b(Sự dịch chuyển vùng giá trị) Tiến về vùng giá trị thấp: Liên tiếp
6,7,8,9….điểm nằm dưới X

10


Bùi Đắc Việt Tài


Chuyên khoa I

Quy tắc 3a(Khuynh hướng đi lên,đi xuống): Liên tiếp 6,7,8,9….điểm đi lên

Quy tắc 3b(Khuynh hướng đi lên, di xuống): Liên tiếp 6,7,8,9….điểm đi xuống

Quy tắc 4a(Sự áp sát giới hạn kiểm soát): 2 trên 3 trong vùng +A; 3 trên 7 trong
vùng +A; 4 trên 10 trong vùng +A; 4 trên 5 trong vùng +B.

11


Bùi Đắc Việt Tài

Chuyên khoa I

Quy tắc 4b(Sự áp sát giới hạn kiểm soát): 2 trên 3 trong vùng - A; 3 trên 7 trong
vùng - A; 4 trên 10 trong vùng - A; 4 trên 5 trong vùng – B.

12


Bùi Đắc Việt Tài

Chuyên khoa I

Đối với biều đồ Shewhart (trong biểu đồ / R hay XmR) việc biện luận dựa trên các
quy tắc đã nêu ở trên.
Đối với biểu đồ Shewhart R (trong biểu đồ


X / R hay XmR) , việc biện luận cũng

dựa theo các quy tắc 1 - 4 song chỉ chú ý các điểm nằm ngoài hay áp sát giới hạn trên,
sự dịch chuyển về vùng giá trị cao hay sự đi lên.
Bảng 1.2 . Quy tắc biện luận biểu đồ Shewhart R
Quy tắc

Diễn tả

1a

Điểm ngoài giới hạn kiểm soát +3

1 điểm ngoài giới hạn + 3

2a

Sự dịch chuyển về vùng giá trị cao

3a

Khuynh hướng đi lên

Liên tiếp 6, 7, 8, 9..điểm nằm trên R
Liên tiếp 6, 7, 8, 9... điểm đi lên
2 trên 3 trong vùng +A

4a

3 trên 7 trong vùng +A


Sự áp sát giới hạn kiểm soát + 3

4 trên 10 trong vùng +A
4 trên 5 trong vùng + B

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
3.1. Mục tiêu tổng quát:
Sử dụng biểu đồ shewhart để đánh giá tính ổn định của một số quy trình sản xuất tại
công ty CPDP Imexpharm
13


Bùi Đắc Việt Tài

Chuyên khoa I

3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xác định các thông số trọng yếu của một số QTSX.
- Thu thập dữ liệu và đánh giá độ ổn định của quy trình bằng cách phân tích bảng biểu
đồ shewhart.
- Phân tích nguyên nhân, đề xuất biện pháp khắc phục và theo dõi QTSX sau khi cải
tiến

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu: một số quy trình sản xuất thuốc tiêu biểu tại IMEXPHARM
- Phương pháp nghiên cứu bằng phương pháp thống kê, sử dụng biểu đồ shewhart
Thu thập dữ liệu từ hồ sơ lô và phân tích kết quả bằng thống kê.
-


Chọn thông số kiểm soát: tùy theo QTSX.

-

Phân tích thống kê: khảo sát bang biểu đồ Shewhart X / R (n=1 và n >2).

5. TRIỂN VỌNG ĐỀ TÀI:
Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở khoa học để đánh giá độ ổn định của quy trình sản
xuất

6. NƠI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm

7. DỰ TRÙ KINH PHÍ TRANG THIẾT BỊ NGUYÊN LIỆU:
7.1.Dự trù kinh phí:
- Kinh phí dự kiến:
- Nguồn kinh phí:
14


Bùi Đắc Việt Tài

Chuyên khoa I

7.2.Trang thiết bị:
-Thực tế theo từng sản phẩm

7.3.Nguyên liệu:
-Thực tế theo từng sản phẩm


8. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
STT

1

2

THỜI
CÁC HOẠT ĐỘNG CÁC PHƯƠNG GIAN
KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU
PHÁP SỬ DỤNG THỰC
HIỆN
Khảo sát các chỉ tiêu
về : Độ ẩm bột dập,
Thu thập dữ liệu
tỷ trọng, khối lượng
Tháng
Đánh giá tính
của 20 lô sản xuất
trung bình, độ cứng,
01/2009 đến ổn định của
liên tiếp, xử lý dữ
độ mài mòn, độ tan
tháng
một số quy
liệu và áp dụng
rã, hiệu suất ở các
12/2009
trình sản xuất

biểu đồ Shewhart.
giai đoạn, định lượng,
độ hòa tan.
Viết và hoàn chỉnh
Tháng
luận văn
07/2010

Ý KIẾN THẦY HƯỚNG DẪN

15


Bùi Đắc Việt Tài

Chuyên khoa I

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Văn Hóa, Đặng Văn Giáp, Hoàng Minh Châu ( 2002 ), Thẩm định lui quy trình
sản xuất viên nén paracetamol, Tạp chí Dược học, số 6, tr. 18 - 22

2. Asean GMP(1996) mục 6.2
3. Hoàng Minh Châu và Đặng Văn Giáp ( 2008), Hệ thống quản lý chất lượng trong sản
xuất thuốc, tr. 2

4. Hiệp hội Tu nghiệp Kỹ thuật Hải ngoại Nhật bản ( AOTS ), Bảy công cụ QC, tr.5 - 7
5. Đặng Văn Giáp (2003), “ Kiểm soát quy trình sản xuất”, vi tính dược, ĐH Y Dược Tp.
HCM, tr. 63 - 71

6. Đặng Văn Giáp (1997), Phân tích dữ liệu khoa học bằng chương trình MsExcel, NXB Giáo dục, tr. 63-66

7. Bộ Y tế (2005), Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc theo khuyến cáo của
tổchức y tế thế giới, Nhà xuất bản y học, tr. 309

16



×