Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

: Lựa chọn một công ty cổ phần được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Phân tích chính sách đầu tư tài sản ngắn hạn của công ty trong 5 năm gần nhất.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.09 KB, 30 trang )

Đề tài: Lựa chọn một công ty cổ phần được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
Việt Nam. Phân tích chính sách đầu tư tài sản ngắn hạn của công ty trong 5 năm gần
nhất.


Danh sách bảng biểu


Lời mở đầu
Dưới sự tác động của sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường mà các doanh
nghiệp đang gặp phải sự cạnh tranh gáy gắt, khốc liệt. Điều này đòi hỏi các doanh
nghiệp phải nhận thức, đánh giá rõ thực lực của mình trên thị trường để có thể tồn tại,
đứng vững và phát triển. Việc đối mặt với thách thức đòi hỏi nhà quản lý phải đưa ra
một hướng đi thích hợp. Hiệu quả kinh tế là vấn đề đặt ra hàng đầu đối với các doanh
nghiệp, vì chỉ có hiệu quả kinh tế doanh nghiệp mới đứng vững được trên thị trường .
Để có thể sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có lượng tài sản nhất định
và nguồn tài sản tương ứng, nếu không có tài sản doanh nghiệp sẽ không có bất cứ hoạt
động kinh doanh nào. Song làm thế nào để sử dụng được tài sản một cách hiệu quả mới
là nhân tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó quản lý, sử
dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản nói chung và tài sản ngắn hạn nói riêng là
một việc rất quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp .
Tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp là tài sản quan trọng, phục vụ trực tiếp cho
quá trình sản xuất, kinh doanh, lưu chuyển hàng hóa và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng tài sản doanh nghiệp.
Trong bài thảo luận nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về thực trạng chính sách đầu tư tài
sản ngắn hạn của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam giai đoạn 2013-2017, qua đó thấy được
sự hiệu quả và tính cần thiết của việc sử dụng các chính sách đầu tư TSNH.
Nội dung chính trong bài thảo luận của nhóm gồm 03 phần:
I.
II.
III.



Lý thuyết
Thực trạng sử dụng chính sách đầu tư TSNH tại Công ty cổ phần Sữa Việt
Nam
Kết luận và giải pháp

Các thành viên trong nhóm đã cố hết sức để hoàn thành bài thảo luận một cách tốt
nhất. Tuy nhiên do yếu tố chủ quan và khách quan nên không tránh khỏi những hạn
chế nhất định và còn nhiều nội dung có thể tiếp tục triển khai, sửa chữa và bổ sung.
Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo cùng các bạn để bài thảo luận
của chúng tôi được hoàn chỉnh hơn.


I.

Lý thuyết

I.1.
I.1.1.

Lý thuyết chung về Tài sản ngắn hạn
Khái niệm

Tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động) của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở
hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong
một kỳ kinh doanh hoặc trong một năm. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại
dưới hình thái tiền, hiện vật (vật tư, hàng hóa), dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản
nợ phải thu khác.
Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: Vốn bằng tiền; các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn; các khoản phải thu; hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác.

I.1.2. Đặc điểm

Tài sản ngắn hạn (TSNH) bao gồm nhiều loại khác nhau, nhưng nhìn chung chúng có 1
số đặc điểm sau :
-

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSNH luôn vận động, thay thế và chuyển
hoá lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục.

-

Mỗi bộ phận TSNH có đặc điểm luân chuyển giá trị khác nhau. Bộ phận TSNH là
hàng hoá, hoặc nguyên vật liệu thì luân chuyển giá trị toàn bộ 1 lần trong 1 chu kỳ
kinh doanh. Bộ phận TSNH là công cụ lao động thì luân chuyển dần dần từng bộ
phận giá của chúng.

-

TSNH luân chuyển giá trị nhanh hơn Tài sản cố định.

-

TSNH trong các doanh nghiệp có lĩnh vực, ngành nghề, nghiệp vụ sản xuất kinh
doanh khác nhau thì đặc điểm luân chuyển giá trị cũng khác nhau.

I.1.3. Phân loại

Việc phân loại TSNH có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản trị tài chính doanh
nghiệp. Tuỳ theo từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà TSNH của doanh nghiệp
được cấu thành bởi các bộ phận khác nhau.



Dựa vào các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh :

-

TSNH trong khâu dự trữ bao gồm nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế,
công cụ lao động,… dự trữ để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp có thể tiến hành thường xuyên, liên tục.


-

TSNH trong khâu sản xuất bao gồm sản phẩm dở dang, bán thành phẩm. Trong
doanh nghiệp thương mại thuần tuý thì không có bộ phận TSNH ở khâu này.

-

TSNH trong khâu lưu thông bao gồm thành phẩm, tiền, các khoản thế chấp ký quỹ
ký cược ngắn hạn, các khoản phải thu…



Dựa vào hình thái biểu hiện của tài sản :

-

Vật tư, hàng hoá: bao gồm nguyên nhiên vật liệu , công cụ,dụng cụ, bao bì, vật
đóng gói, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và hàng hoá đang được
dự trữ ở các khâu và địa điểm của quá trình kinh doanh: hàng mua và hàng bán

đang đi trên đường, hàng đợi kiểm nghiệm,…

Tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản vốn
trong thanh toán.


Ở Việt Nam, theo cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp hiện hành, TSNH của các
doanh nghiệp bao gồm:

-

Tiền: tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển

-

Các khoản phải thu: phải thu từ khách hàng (người mua), phải thu từ nhà cung
cấp (người bán) trong trường hợp trả trước tiền hàng, phải thu từ nhà nước về
thuế giá trị gia tăng được hoàn thuế, phải thu nội bộ, các khoản phải thu khác và
dự phòng các khoản phải thu khó đòi.

-

Vật tư, hàng tồn kho: Hàng mua đang đi trên đường; nguyên liệu,vật liệu, công
cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá tồn kho; hàng gửi bán, dự phòng giảm giá
hàng hoá tồn kho.

-

TSNH khác, gồm: tạm ứng, chi phí trả trước, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản
cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn.


I.2.
I.2.1.

Chính sách đầu tư tài sản ngắn hạn
Chính sách cởi mở

Chính sách cởi mở (Relaxed policy) chủ trương nắm giữ TS ngắn hạn ử mức cao
( trong tương quan với doanh số).
-

Ưu điểm : Giảm thiểu rủi ro thanh toán, rủi ro ngưng sản xuất và mất thị trường.


- Nhược điểm : Hiệu suất sử dụng tài sản thấp, chi phí sử dụng vốn cao.
I.2.2. Chính sách hạn chế

Chính sách hạn chế (Retriced policy) chủ trương nắm giữ TS ngắn hạn ở mức thấp
(trong tương quan với doanh số).
-

Ưu điểm : Tăng hiệu suất sử dụng tài sản; Giảm chi phí sử dụng vốn.
Nhược điểm : Rủi ro thanh khoản, rủi ro ngưng sản xuất và mất khách hàng cao.
I.2.3. Chính sách vừa phải

Chính sách vừa phải ( Moderate Policy) chủ trương giữ tài sản ngắn hạn ở mức vừa
phải so với doanh thu. Do vậy nó được coi chính sách trung dung giữa chính sách cởi mở
và hạn chế.
I.3.


Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chính sách đầu tư TSNH

I.3.1.

Suất hao phí tài sản ngắn hạn
Suất hao phí tài sản ngắn hạn =

Là chỉ tiêu phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần ( lãi thuần, giá trị sản
xuất) trong kỳ cần bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Tỷ số này càng thấp thì hiệu quả sử
dụng tài sản ngắn hạn là càng thấp.
I.3.2. Sức sản xuất TSNH TSNH bình quân

Sức sản xuất TSNH=
Là chỉ tiêu phản ánh một đồng TSNH sử dụng bình quân trong kỳ đã tạo ra được
bao nhiêu đồng doanh thu thuần ( hoặc giá trị sản xuất).
I.3.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn=
Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp, cho
biết cứ một đồng tài sản ngắn hạn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì sẽ
tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là
một phạm trù rộng bao hàm nhiều mặt tác động khác nhau. Vì vậy, khi phân tích các chỉ
tiêu hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ta cần xem xét trên nhiều khía cạnh góc độ khác
nhau
I.3.4. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán


Do đặc điểm của tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao, cho nên việc sử dụng hiệu quả
trả tài sản ngắn hạn là sự lựa chọn đánh đổi giữa khả năng sinh lời với tính thanh khoản.
Do đó, khi phân tích khả năng thanh khoản của doanh nghiệp thì người ta thường sử dụng

các chỉ tiêu sau đây:
-

Khả năng thanh toán ngắn hạn

Đây là một trong những thước đo khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, được sử
dụng rộng rãi nhất là khả năng thanh toán ngắn hạn. Công thức tính khả năng thanh toán
ngắn hạn là
Khả năng thanh toán ngắn hạn =
Khả năng thanh toán ngắn hạn cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản in có thể
chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này đo
lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nếu khả năng thanh toán ngắn hạn giảm cho
thấy khả năng thanh toán giảm, đó là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ
xảy ra. Nếu hệ số này cao, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanh toán các
khoản nợ. Tuy nhiên, nếu hệ số này cao quá sẽ giảm hiệu quả hoạt động vì doanh nghiệp
đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn.
-

Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh = tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho ợ
ắ ắℎạ
ắạ
ạKhả năng thanh toán nhanh =

Khả năng thanh toán nhanh được tính trên cơ sở những tài sản lưu ngắn hạn có thể
nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng còn được gọi là tài sản có tính thanh
khoản, tài sản có tính thanh khoản bao gồm tất cả tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho. Do
đó, khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không
phụ thuộc vào hàng tồn kho.
-


Khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời = tiền và các khoản tương đương tiền nợ ngắn hạn Khả
năng thanh toán tức thời =

Khả năng thanh toán tức thời được xác định trên cơ sở lượng tiền dự trữ tại doanh
nghiệp bao gồm tiền mặt tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền khác có thể
nhanh chóng thanh toán các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn của doanh nghiệp đó. Do
vậy, khả năng thanh toán tức thời cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn
mang tính ngay lập tức của một đơn vị.
I.3.5. Nhóm các chỉ tiêu hoạt động


Là các hệ số đo lường khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Để nâng cao hệ số
hoạt động, các nhà quản trị phải biết những tài sản nào chưa sử dụng , không sử dụng
hoặc không tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần phải biết cách sử
dụng chúng sao cho có hiệu quả hoặc loại bỏ chúng đi. Hệ số hoạt động đôi khi còn gọi là
hệ số hiệu quả hoặc hệ số luân chuyển. Do đó, khi phân tích các chỉ tiêu hoạt động thì
người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau đây:
Vòng quay các khoản phải thu

-

Các khoản phải thu là các khoản bán chịu mà doanh nghiệp chưa thu tiền do thực hiện
chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán các khoản trả trước cho người
bán
Vòng
á
quay các khoản phải thu = doanh thu thuần á
ℎả ả

ℎảảℎả
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành
tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp, được tính bằng cách lấy doanh thu trong kỳ chia cho số dư bình quân các khoản
phải thu trong kỳ.
Kỳ thu tiền bình quân

-

Kỳ thu tiền bình quân ( hay số ngày luân chuyển các khoản phải thu, số ngày tồn động
các khoản phải thu, số ngày của doanh thu chưa thu) là 1 tỷ số tài chính đánh giá hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là
bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình. Công thức của tỉ số này là :
Kỳ thu tiền bình quân = 360 vòng quay các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân =
-

Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn để đánh giá doanh nghiệp sử dụng hàng
tồn kho của mình hiệu quả như thế nào.
Vòng quay của hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân là bình quân số học của vật tư hàng hóa dự trữ đầu và cuối

kỳ.
Các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất luôn phải tính đến mức dự trữ bởi doanh
nghiệp không thể nào đến lúc sản xuất mới mua nguyên vật liệu. Để tránh trường hợp bị
ứ đọng thì doanh nghiệp phải có một lượng vật tư hàng hóa vừa phải bởi nếu quá nhiều


doanh nghiệp sẽ mất khoản chi phí để bảo quản vật liệu. Nếu lượng vật tư quá ít không
đủ cho sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn ở các khâu tiếp theo.

Như vậy chỉ tiêu này rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nó quyết định thời điểm
đặt hàng cũng như mức dự trữ chữ an toàn cho doanh nghiệp. Vòng quay càng cao thể
hiện khả năng sử dụng tài sản lưu động cao. Vòng quay dự trữ, tồn kho cao thể hiện khả
năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt, có như vậy mới đạt được mục tiêu mà
doanh nghiệp đặt ra. Chỉ tiêu này cao phản ánh được lượng vật tư, hàng hóa được đưa
vào sử dụng cũng như được bán ra nhiều, như vậy là doanh thu sẽ tăng và đồng thời lợi
nhuận mà doanh nghiệp đạt được cũng tăng lên. Vòng quay hàng tồn kho cao thấp phụ
thuộc vào đặc điểm của từng ngành nghề kinh doanh, phụ thuộc vào mặt hàng kinh
doanh.
+ Chu kỳ lưu kho
Chu kỳ lưu kho =
Chỉ tiêu này cho ta biết số ngày lượng hàng tồn kho được chuyển đổi thành doanh
thu. Từ chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết cho việc luân chuyển kho vì hàng tồn kho
có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ở khâu dự trữ. Hệ số này
chứng tỏ công tác quản lý hàng tồn kho càng tốt, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng
cao và ngược lại.

II.

Thực trạng sử dụng chính sách đầu tư TSNH của VNM
II.1.

Giới thiệu chung về công ty

II.1.1. Giới thiệu chung

Thành lập ngày 20 tháng 8 năm 1976, đến nay Vinamilk đã trở thành công ty hàng
đầu Việt Nam về chế biến và cung cấp các sản phẩm về sữa, được xếp trong Top 10
thương hiệu mạnh Việt Nam. Vinamilk không những chiếm lĩnh 75% thị phần sữa trong
nước mà còn xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nhiều nước trên thế giới như: Mỹ,

Pháp, Canada,…
Hoạt động hơn 10 năm trong cơ chế bao cấp, cũng như nhiều doanh nghiệp khác
chỉ sản xuất theo kế hoạch, nhưng khi bước vào kinh tế thị trường, Vinamilk đã nhanh
chóng nắm bắt cơ hội, không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng
hóa sản phẩm để chuẩn bị cho một hành trình mới. Từ 3 nhà máy chuyên sản xuất sữa là
Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac, Vinamilk đã không ngừng xây dựng hệ thống phân
phối tạo tiền đề cho sự phát triển. Với định hướng phát triển đúng, các nhà máy sữa: Hà
Nội, liên doanh Bình Định, Cần Thơ, Sài Gòn, Nghệ An lần lượt ra đời, chế biến, phân
phối sữa và sản phẩm từ sữa phủ kín thị trường trong nước. Không ngừng mở rộng sản


xuất, xây dựng thêm nhiều nhà máy trên khắp cả nước (hiện nay thêm 5 nhà máy đang
tiếp tục được xây dựng), Vinamilk đạt doanh thu hơn 6.000 tỷ đồng/năm, ngân sách nhà
nước mỗi năm trên 500 tỉ đồng. Công ty Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và sản
phẩm từ sữa như: sữa đặc, sữa bột cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa
chua uống, sữa đậu nành, kem, phô-mai, nước ép trái cây, bánh biscuits, nước tinh khiết,
cà phê, trà… Sản phẩm đều phải đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Trong kế hoạch phát triển, Vinamilk đã đặt mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu
sữa tươi thay thế dần nguồn nguyên liệu ngoại nhập bằng cách hỗ trợ nông dân, bao tiêu
sản phẩm, không ngừng phát triển đại lý thu mua sữa. Cam kết Chất lượng quốc tế, chất
lượng Vinamilk đã khẳng định mục tiêu chinh phục mọi người không phân biệt biên giới
quốc gia của thương hiệu Vinamilk. Chủ động hội nhập, Vinamilk đã chuẩn bị sẵn sàng
từ nhân lực đến cơ sở vật chất, khả năng kinh doanh để bước vào thị trường các nước
WTO một cách vững vàng với một dấu ấn mang Thương hiệu Việt Nam.
II.1.2. Cơ cấu bộ máy

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC


Sơ đồ tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổ phòng ban

một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên và phòng
ban trong công ty. Sơ đồ tổ chức giúp cho chúng tôi hoạt động một cách hiệu quả nhất,
giúp các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng tạo nên một Vinamilk vững mạnh.
II.1.3. Vài nét về tình hình hoạt động kinh doanh
-

Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2017:

+

Doanh thu thuần đạt 51,041 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2016 và vượt 3% so với
kế hoạch 2017 đề ra.


+

Nội địa: doanh thu thuần tăng 14.4%, đạt 43,572 tỷ đồng, chiếm 85% trong tổng
doanh thu hợp nhất nhờ vào việc gia tăng thị phần thông qua các hoạt động
marketing hiệu quả và mở rộng chính sách tín dụng cho khách hàng, thu hút nhiều
khách hàng trong cả nước (giảm vòng quay khoản phải thu từ 21.3 xuống còn
17.6).

+

Xuất khẩu: doanh thu thuần giảm 14.1%, chỉ đạt 7,469 tỷ đồng, chiếm 15% trong
tổng doanh thu hợp nhất.

+

Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 10,278 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với năm 2016

nhờ vào việc cắt giảm chi phí bán hàng và các khoản nợ tài chính để giảm chi phí
lãi vay trong năm.

-

Năm 2018

+

Tổng doanh thu quý 4 năm 2018 có mức tăng trưởng cao, tăng 5,27% so với cùng
kỳ năm trước.

+

Tỷ trọng và cơ cấu các nhóm sản phẩm bán ra tiếp tục có sự thay đổi, theo hướng
tập trung vào các nhóm ngành hàng có giá trị gia tăng cao, hiệu quả hơn.

+

Chi phí hoạt động được thực hiện một cách có hiệu quả, trong đó chi phí bán hàng,
chi phí quản lý giảm về tỷ lệ %/doanh thu so với cùng kỳ.

+

Các công ty con hoạt động có hiệu quả, gia tăng lợi nhuận so với cùng kỳ năm
trước, góp phần tăng lợi nhuận hợp nhất.

Theo đó, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của quý 4 năm 2018 tăng +30,5% so với cùng kỳ
năm 2017.
II.2.

Phân tích chính sách đầu tư
II.2.1. Phân tích cơ cấu TSNH
a) Cơ cấu TSNH trong tổng tài sản:

TSNH của VNM

Bảng 2. 1. Cơ cấu tài sản của VNM giai đoạn 2013-2017

Năm
TSNH
TSDH

2013
2014
2015
2016
2017
56,91%
60,23%
60,89%
63,56%
58,58%
43,09%
39,77%
39,11%
30,44%
41,42%
(Tự tổng hợp dựa trên dữ liệu BCTC của VNM từ năm 2013- 2017)

Ta thấy trong quá tình hoạt động, TSNH luôn chiếm quá nửa tổng tài sản của

VNM. Giai đoạn 2013-2017, tỷ trọng của TSNH tăng từ 56,91% lên 58,58%; tăng 1,67%.
Có thể thấy, TSNH đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu tài sản của VNM. Đây cũng là


điều thường xuyên xảy ra với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, với riêng
VNM, tỷ trọng TSNH so với TSDH chênh lệch khá lớn (chênh lệch đến 33,56% năm
2015). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, VNM đang dần cải thiện vấn đề này, đưa
dần tài sản dài hạn và ngắn hạn về thế cân bằng và ổn định.

Biểu đồ 2. 1. Giá trị của các khoản mục đầu tư TSNH của VNM giai đoạn 2013-2017

Biểu đồ 2. 2. Cơ cấu các khoản mục đầu tư TSNH của VNM năm 2013 và năm 2017

Nhìn vào 2 biểu đồ trên ta thấy:
Năm 2013, tổng TSNH của VNM là 13.018.930.127.438 đồng, tăng gấp 1.17 lần so với
2012. Trong năm này, chiếm đa số TSNH là các khoản đầu tư TCNH (32%), tiếp đến là
Hàng tồn kho (25%), Tiền và các khoản tương đương tiền (21%), Các khoản phải thu
ngắn hạn (21%).
Sang năm 2017, tổng TSNH của VNM là 20.307.434789.529 đồng; tăng 55,98% so với
năm 2013. So sánh với năm 2013, tiếp tục giữ vị trí chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu
TSNH là các khoản đầu tư TCNH ( chiếm 52%). Đây là khoản mục tăng nhiều nhất trong
trong cơ cấu TSNH ( tăng 20%), tiếp đến là khoản phải thu KH (chiếm 22.6%, tăng
1,6%). Trái lại với xu hướng trên, các khoản mục còn lại đều giảm. Giảm mạnh nhất là
khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền xuống còn (chiếm 4,74%, giảm 16,3%),
tiếp đến là khoản Hàng tồn kho cũng giảm xuống còn (chiếm 19,8%, giảm 5,2%).
→ Từ các biểu đồ trên cho thấy, tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh;
từ 21,08% năm 2013 xuống còn 4,7% năm 2017. Việc dự trữ tiền giảm, công ty phần lớn
sử dụng để đầu tư ( nhóm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng mạnh mẽ từ 32% năm
2013 lên đến 52% năm 2018, chiếm hơn một nửa vốn ngắn hạn của công ty) sẽ làm tăng
khả năng sinh lời của đồng tiền đồng thời cũng tăng nguy cơ rủi ro thanh khoản.

b) Cơ cấu của các loại TSNH:
 Tiền và các khoản tương

đương tiền:

Tiền và các khoản tương đương tiền là loại vốn linh hoạt và có khả năng thanh
khoản cao nhất trong tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Do vậy nhu cầu dư trữ
vốn bằng tiền trong doanh ngiệp là để đáp ứng những nhu cầu giao dịch hàng
ngày và nhiều mục đích khác.


Biểu đồ 2. 3. Giá trị và tốc độ tăng trưởng của Tiền và các khoản tương đương tiền của VNM giai đoạn
2013- 2017

Từ biểu đồ 2.3 ta thấy:
- Tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh qua các năm từ 2013 đến 2017 cụ thể
là : so với năm 2013, Tiền và các khoản tương đương tiền
Năm 2014 giảm 1.217 tỷ đồng, tương đương với giảm 44,35 %
Năm 2015 giảm 1.386 tỷ đồng, tương đương với giảm 50,51 %
Năm 2016 giảm 2.090 tỷ đồng, tương đương với giảm 76,13 %
Năm 2017 giảm 1.782 tỷ đồng, tương đương với giảm 64,91%
Tiền và các khoản tương đương tiền tại VNM diễn biến bất ổn định từ năm 2013 đến
năm 2017, giảm mạnh qua các năm 2014 ,2015, 2016 nhưng đến năm 2017 có tăng nhẹ
so với 2016 . Điều này ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán tiền mặt và việc
nắm bắt cơ hội kinh doanh của VNM.


Đầu tư tài chính ngắn hạn:

Biểu đồ 2. 4. Giá trị và tốc độ tăng trưởng khoản mục đầu tư TSNH của VNM giai đoạn 2013- 2017


Nhận xét:
Các khoản đầu tư TCNH của VNM tăng đều qua các năm từ 2013 đến 2017 cụ thể là : so
với năm 2013, các khoản đầu tư TCNH:
Năm 2014 tăng 3.300 tỷ đồng, tương đương với tăng 79,2%
Năm 2015 tăng 4.501 tỷ đồng, tương đương với tăng 108,01 %
Năm 2016 tăng 6.286 tỷ đồng, tương đương với tăng 150,85 %
Năm 2017 tăng 6.394 tỷ đồng, tương đương với tăng 153,44 %


Ta thấy mục đầu tư tài chính ngắn hạn tăng lên đáng kể, kể cả số tiền và tỷ trọng từ năm
2013 đến năm 2017. Hơn nữa khoản mục này tăng vọt từ năm 2016 đến 2017. Điều này
cho thấy công ty đã có biện pháp khắc phục việc sử dụng đồng vốn khá hiệu quả.


Các khoản phải thu ngắn hạn:

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch
vụ. Có thể nói hầu hết các doanh nghiệp đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức
độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi.

Biểu đồ 2. 5. Giá trị và tốc độ tăng trưởng Khoản phải thu của VNM giai đoạn 2013- 2017

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, năm 2013, các khoản phải thu ngắn hạn của VNM là 2.728 tỷ
đồng. Các năm sau đó, doanh thu của VNM ngày càng tăng cao, các hợp đồng sản xuất
và bán hàng ngày càng nhiều hơn, thế nhưng khoản phải thu ngắn hạn lại tăng nhẹ vào
năm 2014 (101,59%) thậm chí còn giảm vào năm 2015 ( còn 98,43%). Sau đó tăng lên
vào năm 2016 ( 105,07%) và tăng mạnh vào năm 2017 ( 158,92%). Điều này chứng tỏ,
công ty VNM đã có chính sách quản lý khoản phải thu ngắn hạn khá tốt. Khoản phải thu
tăng và doanh thu thuần tăng cho thấy Công ty đã nới lỏng tín dụng hơn, tạo mối quan hệ

làm ăn lâu dài..
Chiếm phần lớn khoản mục Phải thu ngắn hạn của VNM là phải thu khách hàng chiếm
71,74%- năm 2013, tỷ trọng này đã tăng lên đến 78.2% năm 2017. Tình trạng khách hàng
nợ quá nhiều cũng đem lại nhiều rủi ro nhất định. Điều đó thể hiện rõ nét tại việc quỹ dự
phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng từ 7.387 tỷ đòng năm 2013 lên đến 13.193 tỷ đồng
năm 2017; tăng gấp 1,78 lần. Những khoản vốn này sẽ không thể dùng làm tái đầu tư một
cách nhanh chóng và có hiệu quả cao nhất, buộc công ty phải sử dụng nguồn vốn khác,
làm tăng áp lực chi phí tài chính và áp lực huy động vốn.
 Hàng tồn kho:

Biểu đồ

Biểu đồ 2. 6. Giá trị và tốc độ tăng trưởng hàng tồn kho của VNM giai đoạn 2013- 2017

Nhận xét:


Hàng tồn kho tăng liên tục trong các năm gần đây, từ 3.227 tỷ đồng năm 2013 tăng
lên 4041 tỷ đồng năm 2017; tăng 1,25 lần. Đặc biệt tăng mạnh nhất vào năm 2016 (tăng
4.538 tỷ đồng; gấp 1,421 lần so với năm 2013). Sau một thời gian nỗ lực hoạt động, với
mong muốn đem lại cuộc sống tốt đẹp và đầy đủ dưỡng chất cho người tiêu dùng, VNM
đã có được chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng. Nhu cầu sử dụng sản phẩm
của VNM ngày càng gia tăng, các khách hàng tìm đến với số lượng lớn hơn và đơn đặt
hàng nhiều hơn khiến VNM phải sản xuất và dự trữ số lượng nhiều hơn. Điều này làm
tăng hàng hóa lưu kho và chi phí lưu kho, đặc biệt hơn khi sản phẩm là sữa- một loại sản
phẩm yêu cầu công nghệ bảo quản tốn kém.
Hàng tồn kho của VNM ngày càng lớn và tăng mạnh để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của
khách hàng. Chính vì thế từ năm 2006 đến nay, công ty đã bắt đầu trích lập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho.
II.2.2. Xác định chính sách đầu tư TSNH của VNM


Trong các điều kiện như nhau, quyết định chính sách đầu tư TSNH sẽ thể hiện tương
quan giữa quy mô tài sản ngắn hạn với quy mô hoạt động kinh doanh của công ty (Sản
lượng hoặc doanh số).
Bảng 2. 2. Quy mô Doanh thu thuần, TSNH và Nợ ngắn hạn của VNM
giai đoạn 2013-2017

Chỉ tiêu

2013

2014

2015

16.51
%

13.02
%

14.59% 16.75
%

2.Tăng
trưởng
tổng tài sản ngắn
hạn

17.18

%

19.23
%

7.79%

11.61% 8.75%

3.Tăng trưởng nợ
ngắn hạn

19.58
%

10.02
%

10.11%

7.55%

57.89%

4.Số vòng quay
của tài sản ngắn
hạn (lần)

11.89


11.27

11.98

12.58

12.57%

1.Tăng
trưởng
doanh thu thuần

Công thức

2016

2017
9.075%


5.Hệ số đảm
nhiệm của tài sản
ngắn hạn (lần)

0.084

0.089

0.083


0.08

0.08

(Tự tổng hợp dựa trên dữ liệu BCTC của VNM từ năm 2013- 2017)
Từ bảng số liệu ta thấy:


Năm 2013
Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần năm 2013 tăng nhẹ 16.51% so với năm 2012,
tốc độ tăng trưởng TSNH tăng 17.18% so với năm 2013. Nợ ngắn hạn tăng
19.58% , số vòng quay của TSNH là 11.89 lần phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản
ngắn hạn cao , cho thấy tốc độ chu chuyển của TSNH nhanh, khả năng thanh toán
và thu hồi vốn nhanh; Hệ số đảm nhiệm của TSNH là 0.084 lần cho biết để tạo ra
một đồng doanh thu thuần phải phải huy động 0,084 lần tài sản ngắn hạn bình
quân.

 Kết luận: VNM có tốc độ tăng trưởng TSNH lớn hơn tốc độ tăng trưởng của doanh

thu thuần là 2.4% , chủ trương nắm giữ TSNH ở mức vừa phải
 Chính sách đầu tư TSNH vừa phải.
• Năm 2014
Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần giảm so với năm 2013 là 13.02% , tốc độ tăng
trưởng của TSNH tăng 19.23% , Tăng trưởng nợ ngắn hạn 10.02% , Số vòng quay
của TSNH giảm nhẹ xuống từ 11.89 vòng năm 2013 còn 11,27 vòng năm 2014. Hệ
số đảm nhiệm của TSNH tăng nhẹ lên 0.089 cho biết để tạo ra một đồng doanh thu
thuần phải phải huy động 0,089 lần tài sản ngắn hạn bình quân. => TSNH cần bỏ

-


ra để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần tăng lên.
Nguyên nhân dẫn đến các chỉ số có thay đổi đột biến:
Tài sản ngắn hạn: TSNH của VNM tăng do các khoản mục: đầu tư tài chính ngắn
hạn, khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho đặc biệt là đầu tư tài chính ngắn hạn
tăng mạnh nhất.


Khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 179,20% so với năm 2013 tương ứng
tăng 3,300,645 triệu đồng, chủ yếu tăng do chủ yếu tăng do VNM khoản đầu tư nắm giữ
đến ngày đáo hạn.
Kết luận: VNM có tốc độ tăng trưởng TSNH tăng và tốc độ tăng trưởng doanh
thu năm 2014 giảm Điều này cho thấy TSNH đang được nắm giữ ở mức cao hơn
trong tương quan với doanh thu thuần. Rủi ro thanh toán được giảm thiểu và cải
thiện so với năm 2013, việc mở rộng sản xuất kinh doanh và tăng thị phần thị
trường được đảm bảo tài trợ bởi TSNH.
 Chính sách đầu tư TSNH cởi mở
• Năm 2015
Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần tăng 14.59% so với năm 2014 nhưng tốc độ
tăng trưởng của TSNH giảm mạnh cụ thể là tăng 7.79% so với năm 2014. Tăng
trưởng nợ ngắn hạn tăng 10.11% ,tăng không đáng kể; Số vòng quay của TSNH
tăng từ 11,27 vòng năm 2014 lên 11.98 vòng năm 2015 ; Hệ số đảm nhiệm của
TSNH là 0.083 cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần phải phải huy động


0,083 lần tài sản ngắn hạn bình quân. TSNH cần bỏ ra để tạo ra 1 đồng doanh thu
thuần giảm đi so với năm 2014.
 Kết luận: VNM có tốc độ tăng trưởng về TSNH giảm và tốc độ tăng trưởng doanh
thu năm 2015 tăng, mức nắm giữ TSNH thấp gia tăng rủi ro về thanh khoản.
 Chính sách đầu tư TSNH hạn chế
• Năm 2016


Tốc độ tăng trưởng về doanh thu thuần tăng khá nhanh 16.75% so với năm 2015,
tốc độ tăng trưởng TSNH tăng mạnh 11.61% so với năm 2015; Tốc độ tăng
trưởng nợ ngắn hạn giảm 7.55% ; Số vòng của TSNH tăng từ 11,27 lần (năm
2015) lên 12.58 lần, cho thấy chu chuyển TSNH được linh hoạt hơn. Hệ số đảm
nhiệm TSNH giảm còn 0.08 lần , cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần phải
phải huy động 0,08 lần tài sản ngắn hạn bình quân.
VNM năm 2016 có tốc độ tăng trưởng về doanh thu thuần tăng cho thấy quy mô
hoạt động sản xuất kinh doanh đang tiếp tục được mở rộng và có hiệu quả.
 Đối với tốc độ tăng trưởng về doanh thu và TSNH khá tương đương, biểu hiện chủ

trương giữ TSNH ở mức vừa phải so với doanh thu.
 Chính sách đầu tư TSNH vừa phải
• Năm 2017
Tốc độ tăng trưởng về doanh thu thuần giảm mạnh , cụ thể là 16.75% năm 2016
xuống 9.075% ; tốc độ tăng trưởng TSNH cũng giảm mạnh 8.75% so với năm
2016; Tốc độ tăng trưởng nợ ngắn hạn tăng đột biến 57.89% so với 2016; Số vòng
của TSNH giảm không đáng kể 12,57% so với 2016; Hệ số đảm nhiệm TSNH duy
trì 0.08 lần .
Nguyên nhân dẫn đến các chỉ số có thay đổi đột biến:
-Nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn tăng đột biến chủ yếu là do sự gia tăng nhanh chóng
của các khoản mục: người mua trả tiền trước ngắn hạn, doanh thu chưa thực hiện
ngắn hạn, phải trả ngắn hạn khác.
+) Khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn năm 2017 tăng 901,84% so với
năm 2016
+) Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn năm 2017 tăng 118.57 % so với năm 2016
+) Phải trả ngắn hạn khác ngắn hạn năm 2017 tăng 370.16% so với năm 2016
 Kết luận: VNM có tốc độ tăng trưởng về TSNH giảm mạnh và tốc độ tăng trưởng
doanh thu năm 2017 giảm mạnh , mức nắm giữ TSNH thấp gia tăng rủi ro về thanh
khoản.



 Chính sách đầu tư TSNH hạn chế
II.3.
Đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH của công ty cổ phần Vinamilk
II.3.1. Suất hao phí tài sản ngắn hạn
Bảng 2. 3. Suất hao phí tài sản ngắn hạn của VNM giai đoạn 2013-2017

Năm

Công
thức

Suất
hao
phí TSNH

2013

2014

2015

2016

2017

0.420

0.443


0.417

0.399

0.397

Dựa vào bảng trên ta có thể Suất hao phí TSNH có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2013 đạt
mức 0.420 đến năm 2017 giảm xuống chỉ còn 0.397( giảm 0.023).
Nguyên nhân của sự thay đổi này là do giá trị tài sản ngắn hạn giảm theo từng năm với
tốc độ giảm lớn hơn doanh thu thuần của công ty. Từ đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài
sản ngắn hạn của công ty năm sau kém hơn năm trước.
Từ đó chứng minh hiệu quả trong khai thác sử dụng TSNH của công ty đang đang dần
kém đi.
II.3.2. Sức sản xuất của TSNH

Bảng 2. 4. Sức sản xuất của TSNH của VNM giai đoạn 2013-2017

Năm
Sức sản xuất
của TSNH

Công
thức

2013

2014

2015


2016

2017

2.381

2.257

2.398

2.506

2.518

Ngược lại với suất hao phí TSNH thì sức sản xuất tài sản ngắn hạn lại có xu hướng tăng
qua các năm. Cụ thể năm 2013 là 2.381 đến năm 2017 tăng lên 2.518 ( tăng 0.137 lần).
Từ đó có thể thấy 1 đồng TSNH sẽ tạo ra được 2.518 đồng doanh thu thấp hơn so với
năm 2017 là 2.506 đồng. Nguyên nhân là sự biến động TSNH và doanh thu thuần không
đồng nhất dẫn đến sự thay đổi của chỉ tiêu này cùng với đó giá trị TSNH giảm song lại
đem lại kết quả tốt khi sức sản xuất liên tục tăng qua các năm.


Chính vì vậy để tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất TSNH thì cần nâng có hơn nữa sức
sản xuất TSNH, làm tăng giá trị tài sản ngắn hạn tương đương với mức tăng doanh thu có
như vậy mới mang lại hiệu quả cao.
II.3.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH của VNM giai đoạn 2013-2017
Bảng 2. 5. Hiệu quả sử dụng TSNH của VNM giai đoạn 2013-2017

( Đơn vị: lần)

Công thức
Năm
Hiệu suất sử
dụng TSNH

2013

2014

2015

2016

2017

2.3

2.2

2.3

2.50

2.51

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được hiệu quả sử dụng TSNH của công ty có xu hướng
tăng qua các năm. Năm 2013, hiệu suất sử dụng TSNH đạt 2.3, đến năm 2017, Hiệu suất
sư r dụng TSNH của công ty tăng lên đạt 2.51. Hiệu suất sử dụng TSNH được nâng cao
dần qua các năm thể hiện ban lãnh đạo đã có những quyết định hiệu quả trong việc sử
dụng tài sản ngắn hạn. từ đây có thể thấy công ty đang từng bước đi lên trong thị trường

cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Từ đó giúp cho doanh thu tăng nhanh và chiến lược mà
công ty đang theo đuổi là đầu tư vào tài sản ngắn hạn đang mang lại những hiệu quả nhất
định.
II.3.4. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Bảng 2. 6. Khả năng thanh toán của VNM giai đoạn 2013-2017

Chỉ tiêu

Khả
năng
thanh
toán
ngắn hạn

Công thức

2013

2014

2015

2016

2017

2.62

2.84


2.78

2.89

1.99


Khả
năng
thanh
toán
nhanh

1.97

2.18

2.15

2.19

1.59

Khả
năng
thanh
toán tức
thời

0.55


0.28

0.23

0.101

0.094

-

Khả năng thanh toán ngắn hạn là chỉ số đánh giá khả năng TSNH để thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn. Trong giai đoạn năm 2013 – 2017, hệ số này có sự biến động
khá rõ ràng. Cụ thể là: từ năm 2013 đến năm 2016 hệ số này có xu hướng tăng rõ rệt
từ 2.62 lần vào năm 2013, tăng lên 2.89 lần vào năm 2016. Nhưng đến năm 2017, hệ
số này giảm xuống chỉ còn 1.99 lần. Hệ số này lớn hơn 1 có nghĩa công ty có đủ khả
năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên khả năng
thanh toán ngắn hạn đang có xu hướng giảm đi do công ty thực hiện một số các dự
án dầu tư, vòng quay vốn không đủ nên buộc phải sử dụng cả tài sản ngắn hạn dẫn
đến quá trình thanh toán nợ giảm đi. Công ty không nên để chỉ số này giảm đi them
nữa trong các năm tiêp theo nhằm tránh ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh, đồng thời cần phải tăng giá trị tài sản ngắn hạn hơn nữa để đáp ứng được các
yêu cầu của khách hàng.

-

Khả năng thanh toán nhanh: là chỉ số đánh giá khả năng sử dụng TSNH để thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn. Trong năm 2017 thì tỷ số này là 1.59 giảm 0.38 lần so
với năm 2013. Nguyên nhân của việc này là do năm 2017 giá trị hàng tồn kho của
công ty tăng từ 3,217 tỷ đồng lên 4,021 tỷ đồng tức tăng 24.99 % trong khi đó nợ

ngắn hạn có xu hướng tăng cụ thể năm 2013 tăng từ 4,956 tỷ lên 10,195 tỷ trong
năm 2017. Bên cạnh đó giá trị hàng tồn kho là rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tài
sản ngắn hạn từ đó làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty bị ảnh hưởng rõ
rệt vì thế công ty phải phụ thuộc vào hàng tồn kho để thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn.

-

Khả năng thanh toán tức thời: có xu hướng tăng giảm cụ thể năm 2013 là 0.55, đến
năm 2017 giảm xuống 0.094. Nguyên nhân của sự giảm đi này là do giá trị tiền và
các khoản tương đương tiền của công ty cũng có xu hướng giảm qua các năm cụ thể
năm 2013 là 2,745 tỷ giảm còn 963 tỷ đồng vào năm 2017. Tỷ số này giảm tuy
không quá nhiều song khiến cho khả năng thanh toán tức thời bằng tiền giảm.Vì tiền


và các khoản tương đương tiền giảm nhiều hơn so với các khoản mục khác có chiều
hướng giảm hoặc tăng nhẹ trong tài sản ngắn hạn. Vì vậy công ty cần có sự chú
trọng để các năm tiếp theo tiếp tục tăng.
II.3.5. Các chỉ tiêu về hoạt động
 Vòng quay các khoản phải thu
Bảng 2. 7. Vòng quay các khoản phải thu của VNM giai đoạn 2013-2017

Năm
Vòng quay
khoản phải thu

2013
các 11.34

2014

12.58

2015
14.8

2016
16.2

2017
10.98

Vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để đánh giá khả năng thu hồi nợ của phòng
kế toán cũng như các chính sách bán chịu của công ty thông qua các năm được đánh giá.
Năm 2013, vòng quay các khoản phải thu là 11.34 tăng lên 16.2 vào năm 2016, đến năm
2017 giảm xuống còn 10.98. Điều này cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu tốt dần
đều từ năm 2012-2016 song tốc độ thu hồi các khoản nợ lại giảm vào năm 2017. Điều
này chứng tỏ rằng công ty đang tùng bước cải thiện số vòng quay các khoản phải thu từ
đó nâng cao hiệu quả trong việc thu hồi công nợ. Tuy nhiên vòng quay các khoản phải
thu của công ty vẫn chưa thật sự cao chỉ dao động quay mức 15, vì vậy công ty cần thực
hiện các biện pháp cải thiện hơn nữa trong quá trình kinh doanh của công ty.
 Vòng quay hàng tồn kho
Bảng 2. 8. Vòng quay hàng tồn kho của VNM giai đoạn 2013-2017

Năm

2013

2014

2015


2016

2017

Vòng quay hàng tồn kho

5.78

6.63

6.41

5.87

6.27

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hang
tồn kho là số lần mà hàn tồn kho bình quân luân chuyển trong kì. Hệ số này thường được
so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng
năm. Hệ số này lớn cho thấy vòng quay hàn tồn kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này
nhỏ hơn thì tốc độ quay hàng tồn kho thấp. Trong giai đoạn 2013 – 2017, hệ số này có sự
biến động rõ ràng qua các năm. Năm 2013, hệ số vòng quay hàng tồn kho là 5.78, năm
2014 tăng lên 6.63, nhưng từ năm 2014 đến năm 2016 có xu hướng giảm rõ rệt, năm
2016 hệ số này giảm xuống còn 5.87, đến năm 2017 hệ số này mới có xu hướng tăng trở
lại và đạt 6.27. Có thể thấy trong những năm gần đây công ty đã cải thiện được vòng
quay hàng tồn kho qua các năm. Tuy nhiên do đặc điểm ngành nghề kinh doanh nên còng
quay hàng tồn kho khá thấp nhưng không phải xấu. Năm 2017, công ty đã đẩy nhanh



được doanh thu nên lượng hàng tồn kho giảm dần dẫn đến còng quay hàng tồn kho tăng.
Đạt được kết quả như ngày hôm nay là nhờ sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ công
nhân viên của công ty đặc biệt là nhân viên quản lí hàng tồn kho.
 Chu kì lưu kho
Bảng 2. 9. Chu kì lưu kho của VNM giai đoạn 2013-2017

Năm

2013

2014

2015

2016

2017

Chu kì lưu kho

63.14

55.05

56.94

62.18

58.21


Trung bình chu kì lưu kho của công ty thường dao động từ 50-65 ngày. Trung bình
công ty cần tới 58 ngày để bản được một sản phẩm. Trong giai đoạn 2013 – 2017,
Chu kì lưu kho năm 2013 là 63 ngày, đến năm 2017 giảm xuống còn 58.21 ngày. Điều
này chứng tỏ các nỗ lực mà công ty thực hiện chính sách bán hàng ngày càng tăng,
đây là dấu hiệu khả quan, công ty tránh được tình trạng hàng tồn kho bị ứ đọng,
không đủ vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh.

III.

Kết luận và giải pháp

III.1.

Ưu nhược điểm

* Ưu điểm:
-

-

-

Vinamilk là một công ty có nguồn vốn đầu tư rất lớn. Đặc biệt, cổ phiếu của công ty
đã được niêm yết trên sàn chứng khoán, điều này giúp cho công ty tăng khả năng thu
hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư từ nước ngoài. Đây có thể nói là một lợi thế
lớn của công ty. Từ đó giúp cho công ty có đủ khả năng tài chính để mở rộng mạng
lưới phân phối, quy mô doanh nghiệp và tăng khả năng sản xuất cho công ty.
Công ty đã chú trọng hơn trong việc đẩy mạnh sản xuất. Bằng chứng là sức sản xuất
TSNH của công ty ngày một tăng, đây là một điểm tốt giúp cho hiệu quả sản xuất
của công ty ngày một nâng cao. Từ đó sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công

ty
Công ty ngày càng quan tâm đến vấn đề hàng tồn kho. Các nhà quản trị của công ty
đã đưa ra được các chính sách giúp đẩy nhanh được lượng hàng hóa tồn kho của
doanh nghiệp. Nhờ vậy mà tăng thêm được một phần doanh thu cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, Vinamilk ngày càng chú trọng trong việc chăm sóc khách hàng, quảng cáo
hình ảnh, và có những chế độ đãi ngộ tốt với nhân viên. Nhờ vậy mà thương hiệu của
công ty ngày càng phát triển, chiếm thị phần khá lớn trong ngành sữa Việt Nam, lượng
khách hàng ngày một tăng cao, sự tin tưởng của khách hàng giành cho công ty ngày một


lớn. Nhân viên trong công ty có động lực hơn trong công việc, giúp cho công ty đẩy
mạnh sản xuất, và phát triển hơn trong tương lai.
* Nhược điểm:
- Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty còn chưa được tốt, tuy hiệu suất sử dụng
tài sản ngắn hạn đang tăng dần lên theo các năm nhưng mức tăng lại không liền mạch và
hiệu suất còn thấp. Vì vậy, công ty cần tăng tốc độ chu chuyển vốn để tránh tình trạng
vốn ứ đọng.
- Công ty vẫn áp dụng phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chế
độ tài chính kế toán cũ. Điều này làm ảnh hưởng đến công tác phân tích hiệu quả sử dụng
TSNH của công ty.
- Công ty chưa đưa ra được các chính sách rõ ràng cho các khoản nợ phải thu. Điều này
ảnh hưởng một phần không nhỏ đối với nguồn vốn của công ty
- Nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của công ty, vì vậy cần nhập
khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Do vậy chi phí đầu vào sẽ bị tác động mạnh và gây ra
biến động tỷ giá.
III.2.
-

-


-

-

-

Giải pháp cải thiện chính sách đầu tư tài sản ngắn hạn của VNM
Hoàn thiện công tác quản trị vốn bằng tiền: Trong những năm tới, công ty cần phải
xem xét lại mức dự trữ tiền mặt một cách hợp lý để công ty có thể thanh toán
nhanh các khoản nợ và không bị dư thừa TSNH
Công ty phải xây dựng chính sách bán hàng hợp lý nhằm tăng doanh thu để giải
tỏa hàng tồn kho; công ty nên áp dụng các chính sách như: xâm nhập và mở rộng
thị trường tiêu thụ để tăng doanh thu, giảm hàng tồn kho, nâng cao trình độ tổ
chức sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Tăng cường mở rộng quan hệ giữa công ty với khách hàng. Giúp cho công ty dễ
dàng có được những cơ hội phát triển kinh doanh
Công ty phải luôn tìm hiểu thị trường để nắm bắt được thông tin từ phía người tiêu
dùng, đối thủ cạnh tranh, và tìm kiếm nguồn nguyên liệu chất lượng cao, giá thành
thấp.
Công ty cần phải xây dựng hệ thống giá trị hàng tồn kho từ đó xác định được mức
tồn kho tối ưu trên cơ sở chi phí thấp nhất, công ty cần phấn đấu đẩy nhanh vòng
quay tài sản ngắn hạn, tăng tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn.
Tăng cường chiến lược quản trị kinh doanh, nâng cao trình độ và năng lực cho đội
ngũ lao động. Đào tạo một đội ngũ nhân viên làm công việc phân tích thị trường ,
khai thác những thông tin chính xác nhất về tiềm lực của khách hàng. Từ đó có
những chính sách kiểm soát khoản phải thu hợp lý.



×