Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

xây dựng danh mục đầu tư gồm 3 cổ phiếu hiện niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.58 KB, 26 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
ước vào thế kỉ 21 với cơ chế mở cửa và hội nhập quốc tế, nước ta từng bước tiếp cận,
học hỏi và tiếp nhận những cái mới, tiên tiến của nền kinh tế thế giới. Cũng trong xu
hướng đó, TTCK Việt Nam đã được hình thành, phát triển từ năm 2000 cho đến nay.
Và môn học TTCK cũng dần được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học ở Việt Nam. Với
mục đích kiểm nghiệm những lý thuyết và tiếp xúc TTCK thực tế, nhóm chúng tôi đã thực hiện
bài nhóm với đề tài “Xây dựng danh mục đầu tư gồm 3 cổ phiếu hiện niêm yết trên Sở Giao
dịch Chứng khoán TP HCM”. Trên cơ sở những gì đã được học, những tài liệu đã tìm hiểu và
số liệu được niêm yết trên trang một số trang web đáng tin cậy, nhóm chúng tôi đã quyết định lựa
chọn ba cổ phiếu VCF, OPC, DPM cho danh mục đầu tư của mình.
B
Mặc dù đã nổ lực và cố gắng hết sức trong suốt quá trình nghiên cứu, tiến hành chọn lựa cổ
phiếu và đánh giá kết quả đã đề ra nhưng nhóm không thể nào tránh khỏi những thiếu sót và cái
nhìn chưa toàn diện do giới hạn kiến thức về môn học, sự chính xác của số liệu và thực tế không
đúng như giả định đề ra của một số mô hình. Nhóm nghiên cứu hi vọng nhận được sự góp ý tận
tình từ phía giảng viên hướng dẫn và các bạn.
MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG BÀI
Cty Cty
DN DN
LNST Lợi nhuận sau thuế
NĐT NĐT
NVL NVL
SP Sản phẩm
TTCK TTCK
TG Thế giới
Mã chứng khoán Tên Cty
VCF Cty Cổ Phần VinaCafé Biên Hòa
OPC Cty Cổ phần Dược phẩm


DPM Tổng CTCP Tổng Cty Phân bón và Hóa chất Dầu khí
Mục A: Mở đầu
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu: Tiếp cận, tìm hiểu và tiến hành thử đầu tư vào TTCK Việt Nam
thông qua việc kinh doanh ba cổ phiếu VCF, OPC, DPM trong một danh mục đầu tư. Qua đó tìm
hiểu về tình hình tổng quát của TTCK nước ta những năm gần đây, quy trình chọn cổ phiếu cũng
như danh mục đầu tư sao cho hiệu quả và thu được lợi nhuận mong muốn. Đồng thời áp dụng
những lý thuyết đã được học vào thực tiễn để đánh giá mức độ chính xác cũng như rút ra được
những bài học, những điểm cần lưu ý khi đầu tư vào chứng khoán Việt Nam giúp ích cho việc
học tập hiện tại và công việc sau này.
Phạm vi - giới hạn nghiên cứu:
- Thời gian:
o Báo cáo tài chính của 3 Cty VCF, OPC, DPM (từ năm 2006 đến quý I năm 2013), kế hoạch
kinh doanh của năm 2013.
o Bảng giá lịch sử của các cổ phiếu trong 3 tháng trong quá khứ và sự biến động giá của ba cổ
phiếu từ ngày 06/05/2013 đến 10/05/2013.
- Không gian: báo cáo tài chính của các Cty cùng ngành, các Cty liên quan và các Cty đầu tư
chứng khoán.
Phương pháp nghiên cứu:
- Sử dụng mô hình Porter’s 5 forces để phân tích ba ngành của ba mã chứng khoán: VCF, OPC,
DPM.
- Dựa trên các nguồn tài liệu đã có để tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê và tính
toán các chỉ số cần thiết cho báo cáo kèm các nhận định, kết luận trong suốt quá trình đầu tư.
5. Các giả định:
- Các giả định về mô hình CAPM được thỏa thỏa mãn.
- Các Cty hoạt động liên tục, bình thường và không phát hành thêm cổ phiếu.
- Các số liệu trong quá khứ là đáng tin cậy và có khả năng lặp lại trong điều kiện tương đương.
- Thông tin tiếp cận từ các nguồn là chính xác.
- NĐT là NĐT lý trí.
Mục B :Nội dung

I-Mục tiêu đầu tư:
Thời gian đầu tư: 06/05/2013 – 10/05/2013
DANH MỤC ĐẦU TƯ ƯỚC TÍNH
STT
Cổ
phiếu Tỷ trọng
Lợi nhuận kỳ
vọng (%/ngày) Rủi ro
Hệ số tương
quan
1 DPM 0.3616 0.4246 0.0273 -0.16 1-2
2 OPC 0.4304 0.1569 0.0246 0.07 2-3
3 VCF 0.2080 0.4362 0.0306 0.05 3-1
Danh mục đầu tư
0.3118 0.0152
Benchmark VN-Index 0.2641 0.0142
II-Phân tích môi trường đầu tư :
1.Phân tích vĩ mô:
Bối cảnh kinh tế vĩ mô và ngành có tác động không nhỏ đến triển vọng của các DN. Bởi
những nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến giá trị Cty như triển vọng thu nhập, khả năng tăng trưởng,
bởi thành công kinh doanh của Cty sẽ xác định cổ tức mà Cty có thể chi trả cho các cổ đông và
mức giá cổ phiếu mà Cty có thể đòi hỏi trên TTCK. Do đó, các nhà đầu tư cần phải luôn nhớ
đến bức tranh kinh tế vĩ mô. Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu tình hình vĩ mô 4 tháng đầu 2013:
1.1.Tình hình TG:
Kinh tế Mỹ tiếp tục phục hồi chậm nhưng là điểm sáng trong khối OECD. Chính sách nới
lỏng của FED đang dần phát huy tác dụng và tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Mỹ dần được cải
thiện hơn.Nền kinh tế khu vực Châu Âu tiếp tục suy thoái. Khủng hoảng kinh tế khu vực đang có
dấu hiệu trầm trọng hơn, vì tuy đã qua giai đoạn nguy hiểm nhất nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều
nguy cơ bởi chính sách thắt lưng buộc bụng tại nhiều nước như Đức, Bồ Đào Nha, Pháp, Hy
Lạp…Dự đoán rằng năm 2013 sẽ tiếp tục là một năm khó khăn của Châu Âu.

Về nền kinh tế châu Á, các biện pháp nới lỏng tiền tệ hoặc các gói kích thích kinh tế
được các nước trong khu vực đưa để ra đối phó với tác động từ khủng hoảng nợ công Châu Âu
vào cuối năm 2012 nay đã có tác động rõ ràng hơn vào năm 2013. Báo cáo của IMF dự báo châu
Á sẽ có mức tăng trưởng là 5,7%, và sẽ là đầu tàu của nền kinh tế TG trong năm nay.
*Kết luận: Sự dần hồi phục của kinh tế TG sẽ là một tín hiệu lạc quan cho triển vọng phát
triển trong tương lai. Tuy nhiên những bất ổn chính trị tại Trung Đông giữa Iran và Israel, và đặc
biệt là sự căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc tại Châu Á thời điểm hiện tại đang tiềm ẩn
nhiều rủi ro khó đoán cho kinh tế thị trường thời gian này.
1.2. Tình hình Việt Nam:
*GDP: Tăng trưởng GDP dần được cải
thiện nhưng các chỉ số kinh tế chưa cho
thấy sự hồi phục rõ ràng. GDP Q1.2013
tăng nhẹ 4,89% (y-o-y), cao hơn mức tăng
4,75% của Q1.2012 với sự đóng góp chủ
yếu của ngành dịch vụ (2,6% của GDP),
tuy nhiên tỷ trọng đóng góp của ngành
công nghiệp và xây dựng, ngành chủ đạo
cho sự phát triển bền vững của nền kinh
tế, lại sụt giảm từ mức 2,94% trong
Q1.2012 xuống 1,98% trong Q1.2013. Lý do chính vẫn là tổng cầu, bao gồm đầu tư và tiêu dùng,
phục hồi yếu hơn mong đợi. Xác suất nền kinh tế giảm thêm nữa là thấp, thay vào đó có xu
hướng đi ngang để tích lũy động lực đi lên và quá trình này có thể kéo dài hơn nhiều người kỳ
vọng. Do vậy, GDP Q2.2013 được kỳ vọng vẫn tiếp tục tăng ở mức thấp khoảng 5,2%.
*Lãi suất : Trong tháng 4, thị trường tiền tệ ngân hàng không có nhiều biến động mạnh. Sau
động thái giảm lãi suất điều hành của NHNN vào cuối tháng 3, hiện tại trần lãi được các ngân
hàng duy trì ở mức 7,5%. Về hoạt động cho vay, vào tháng 4 rất nhiều NHTM cổ phần đang
thực hiện các chương trình cho vay với mức lãi suất ưu đãi từ 6%-10%. Tuy nhiên, vào ngày
10/5, NHNN đã có quyết định giảm lãi suất tái cấp vốn từ 8%/năm xuống 7%/năm; lãi suất tái
chiết khấu từ 6%/năm xuống 5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên NH
và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các NH từ 9%/năm

xuống 8%/năm (bắt đầu hiệu lực ngày 13/5). NHNN cũng quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối
đa bằng VND đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành
kinh tế ưu tiên từ từ 11%/năm xuống 10%/năm.
*Lạm phát: Chỉ số CPI đã tăng khá thấp trong Q1.2013 mặc dù tác động của tháng Tết
thường khiến cho chỉ số này tăng mạnh. Sang
tháng 4, CPI chỉ tăng 0,02% so với tháng trước đó
và tăng 6,61% so với cùng kỳ năm 2012. Đây là
mức CPI thấp nhất trong 10 năm qua. Điều này trái
ngược với tình trạng tăng giá xăng dầu dẫn tới việc
đẩy giá hàng hóa tiêu dùng tăng như những tháng
trước đây. Trong thời điểm hiện nay khi tổng cầu
đang giảm, nếu tăng giá hàng hóa thêm nữa gần
như sẽ bóp nghẹt tổng cầu, người tiêu dùng sẽ càng
ngày càng hạn chế chi tiêu. Dự báo với những diễn biến trên, CPI tháng 5 vẫn sẽ ở mức thấp và
chỉ nhích nhẹ so với tháng 4.
*Tỷ giá: Trong suốt quý I/2013, ngoại trừ một khoảng thời gian ngắn sau Tết nguyên đán tỷ
giá tăng nhẹ do tâm lý người dân e ngại việc điều chỉnh tỷ giá, còn lại tỷ giá duy trì ở mức ổn
định. Tuy nhiên cuối tháng 4, tỷ giá lại một lần nữa có dấu hiệu tăng nhiệt. Tỷ giá niêm yết của
Ngân hàng VCB tăng lên 55 đồng/USD trong vòng 2 tuần. Trên thị trường tự do, tỷ giá tăng
mạnh hơn với biến động lên tới vài trăm đồng/USD và có lúc lên tới 21.800 VND/USD.
*Vàng: Thị trường vàng cũng làm tâm điểm trong tháng 4 khi giá vàng thế giới và trong
nước đều có sự biến động mạnh bất ngờ và ngày càng khó dự đoán. Trong bối cảnh đó, những
phiên đấu thấu vàng của NHNN với mục đích bình ổn thị trường vàng tỏ ra thiếu tác dụng khi
có thời điểm chêch lệch giá vàng TG – trong nước lên tới con số cao kỷ lục 7 triệu đồng/lượng.
 Kết luận : Nhìn chung nền kinh tế 4 tháng đầu năm 2013 có khá nhiều biến động bất ngờ
và trái với những dự đoán trước đó về mặt tỷ giá và thị trường vàng. Trong khi đó, số lượng các
Cty bị đưa vào diện kiểm soát ngày càng nhiều. Điều này phản ánh tình trạng khó khăn trong
hoạt động kinh doanh của DN hiện nay và cũng là yếu tố làm giảm sức hấp dẫn của TTCK khi
kênh đầu tư này không còn được ưu tiên như trước đây. Tuy nhiên, với định hướng chú trọng thu
hút nguồn vốn ngoại tham gia hỗ trợ quá trình tái cơ cấu của Chính Phủ, các chính sách hỗ trợ sự

phát triển TTCK của UBCKNN cùng với việc giá cổ phiếu đang ở mức thấp, Việt Nam hoàn toàn
có thể tận dụng được nguồn vốn ngoại này. Ngoài ra lạm phát ổn định, mặt bằng lãi suất giảm
dần cũng sẽ là những điểm hỗ trợ thị trường .Như vậy có thể thấy TTCK trong năm 2013 dù còn
nhiều khó khăn nhưng dự báo sẽ tích cực hơn năm 2012.
2. Tổng quan TTCK VN:
VN-Index kết thúc tháng 4/2013 giảm 17 điểm so với tháng trước, tương đương giảm
3,37%, chốt ở mức 474,51 điểm. Bên sàn Hà Nội, HNX-Index giảm 3,14% xuống 58,36
điểm.Trong tháng 4, một nhịp giảm mạnh vào giữa tháng và sự phục hồi yếu ớt vào cuối tháng
đã kéo chỉ số VN-Index xuống thấp, sát vùng hỗ trợ quanh 460 – 470 điểm, HNX-Index trở lại
quanh vùng 58– 60 điểm.
Mùa công bố kết quả kinh doanh, nhiều DN bị đưa vào diện theo dõi đặc biệt do lợi
nhuận 2012 âm. Nhóm Cty chứng khoán công bố kết quả kinh doanh quý I/2013 khả quan nhưng
thấp hơn so với cùng kỳ năm 2012.
Kết luận: Thực trạng trên của DN trong năm 2012 đã phản ánh những khó khăn của
nền kinh tế và làm giảm đi sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán trong thời điểm hiện tại.
Dòng tiền đang đứng ngoài thị trường khi thanh khoản thị trường ở mức thấp, NĐT thận trọng
khi cân nhắc đến các kênh đầu tư trong đó chứng khoán không còn là một lựa chọn ưu tiên như
những thời điểm trước đây.
3.Phân tích ngành:
Phân tích ngành đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quyết định đầu tư. Dù mục đích
của NĐT là tối đa hóa lợi nhuận hay tối thiểu hóa rủi ro thì đều cần đến những hiểu biết cũng như
thông tin về ngành mà DN đang hoạt động, để có những đánh giá và ước tính chính xác nhất về
tình hình SXKD của DN đó cũng như diễn biến thị trường. Dựa vào mô hình Porter’s 5 forces, ta
lần lượt tìm hiểu những ngành sau:
3.1.Ngành dầu khí:
ĐỐI THỦ TIỀM ẨN
- Rào cản lớn đòi hỏi phải có kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật chuyên ngành cao và đặc biệt là phải
có vốn lớn.
- Lĩnh vực Dầu khí tại Việt Nam phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước.
Tạo ra một rào cản pháp lý lớn đối với các Cty muốn gia nhập ngành.

SỨC MẠNH NGƯỜI
MUA
- Với tiềm năng của
ngành khoan dầu khí
thì nhu cầu của ngành
trong thời gian tới rất
lớn, đặc biệt là đối với
thị trường khoan biển
tại Việt Nam Tác
động tích cực đến các
DN hoạt động trong
ngành.
SẢN PHẨM THAY THẾ
- Dầu mỏ, khí đốt là nguyên liệu chính, đầu vào quan trọng của các ngành công nghiệp.
- Hoạt động trong lĩnh vực cung cấp để khai thác và chế biến hàng hóa thiết yếu như xăng, dầu,
khí gas… đăc biệt là đối với nước ta khi mà ngành công nghiệp năng lượng như mặt trời, gió…
chưa thật sự phát triển.
Trong thời điểm hiện tại và tương lai gần sẽ khó có sản phẩm thay thế.
SỨC MẠNH NHÀ CUNG
CẤP
-Lĩnh vực dầu khí là ngành
kinh doanh đặc thù nên các
thiết bị, vật tư sử dụng đòi
hỏi chất lượng cao và đáp
ứng các thông số kỹ thuật.
-Khả năng cung cấp máy
móc thiết bị vẫn còn phụ
thuộc hệ thống nhà cung
cấp của các Cty trên TG
như JVPC, KNOC…

 Lên kế hoạch tìm đối tác
xây dựng một giàn khoan
cần chi phí cực kỳ lớn nên
việc lựa chọn nhà cung ứng
dịch vụ mất nhiều thời gian
là điều không thể tránh
khỏi.
CẠNH TRANH NỘI BỘ
NGÀNH
Trong những năm trở
lại đây luôn phát triển
mạnh và đứng top 3 tỷ
trọng các ngành xuất khẩu
của nước ta, đóng góp
nhiều nhất vào NSNN.
Lợi nhuận rất cao nên
áp lực cạnh tranh từ các
Cty sẽ rất lớn, đặc biệt là
từ Cty chiếm rất nhiều thị
phần và hoạt động lâu năm
như PVD.
 Môi trường hoạt động
nhiều áp lực và rủi ro
ĐỐI THỦ TIỀM ẨN
Lợi thế về dân số của Việt Nam đã thu hút ngày càng nhiều các Cty thực phẩm nước ngoài nhảy
vào thị trường như Orion Food, Perfetti Van Melle  Các DN trong nước phải đối mặt với áp lực
cạnh tranh gay gắt. Đối thủ tiềm ẩn là đối thủ chưa có trên thị trường
SỨC MẠNH NGƯỜI
MUA
Nhu cầu về chất lượng,

mẫu mã sản phẩm liên
tục được đòi hỏi đáp
ứng xu hướng, thị hiếu
của người tiêu dùng
ngày một gia tăng.
Ngoài ra, khách hàng
rất nhạy cảm với giá cả
và thường chịu ảnh
hưởng bởi xu hướng xã
hội. Thêm nữa thu
nhập cũng quyết định
đến hành vi mua hàng
nên cần đáp ứng tốt
nhất nhu cầu của khách
hàng  Khách hàng có
quyền lực rất lớn.
SẢN PHẨM THAY THẾ
Việt Nam là có khí hậu nhiệt đới nên thuận lợi cho việc trồng cà phê, ca cao, hoa quả và đây là
nguồn nguyên liệu để tạo nên các sản phẩm có thể thay thế cho một số loại thực phẩm. Nếu giá
thành, chất lượng và mẫu mã không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thì rất khó giữ chân
được khách hàng  Mối đe dọa từ sản phẩm thay thế là khá lớn.
SỨC MẠNH NHÀ
CUNG CẤP
- Các NVL chính mà
Cty sử dụng là hạt cà
phê, ca cao, đường, sữa,
nước hoa quả, bột gạo…
chủ yếu được mua từ các
Cty trong nước.Chỉ riêng
có bột mì là NVL mà

nước ta không sản xuất
được (80% nhập khẩu từ
nước ngoài) nên giá cả
dễ bị biến động bởi giá
TG và tỷ giá.
- Chi phí NVL 65-
70% giá thành sản
phẩm, do đó các nhà
cung cấp có thể gây áp
lực về giá NVL.
CẠNH TRANH NỘI BỘ
NGÀNH
Cùng với sự phát triển của
nền kinh tế và sự gia tăng
trong quy mô dân số với cơ
cấu trẻ, bánh kẹo- thực phẩm
là một trong những ngành có
tốc độ tăng trưởng cao và ổn
định tại Việt Nam, được đánh
giá là có thể đạt tới tốc độ
tăng trưởng doanh thu bình
quân lên tới 20%/năm. Đối
thủ lớn nhất đối với các Cty
trong ngành hiện nay chính là
các sản phẩm nhập ngoại
chiếm 20-30% thị phần trong
nước. Do đặc trưng ngành cần
tương đối ít vốn nên rào cản
rút lui ngành không cao.
ĐỐI THỦ TIỀM ẨN

-Là ngành có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian vừa qua, được chính
phủ hỗ trợ nên rất hấp dẫn. Tuy nhiên:
-Ngành Dược chịu sự quy định chặt chẽ và yêu cầu đặc biệt của Chính phủ
và các tiêu chuẩn của WHO. Sản phẩm của các Cty được bảo vệ bởi bằng sáng
chế.
- Các Cty lâu năm có kinh nghiệm, kĩ thuật, nguồn nguyên liệu giá rẻ, chất
lượng tốt hơn hẳn các đối thủ muốn gia nhập ngành. Tham gia ngành phải có
nguồn vốn và nguồn lực tài chính mạnh để tài trợ cho công nghệ kỹ thuật hiện
đại để sản xuất sản phẩm đạt chuẩn.
Rào cản gia nhập ngành lớn.
SỨC MẠNH
NGƯỜI MUA
- Lượng khách
hàng trực tiếp lớn
gồm bệnh
viện,phòng khám,
trạm y tế và người
bệnh.Dược phẩm là
mặt hàng thiết yếu,
liên quan đến tính
mạng, sức khỏe nên
người sử dụng
không thể mặc cả
về giá.Quyền lực
khách hàng hầu như
rất thấp.
SẢN PHẨM THAY THẾ
Nhu cầu về thuốc là không thể chuyển đổi và thay thế, có chăng là sự thay đổi
và phát triển ngày càng đi lên của sản phẩm theo tiến bộ khoa học kỹ thuât. Do
đó khó có sản phẩm thay thế cho mặt hàng này.

SỨC MẠNH NHÀ
CUNG CẤP
-Trước khi gia
nhập WTO, các DN
trong nước bị đẩy
vào thế bị động do
sức mạnh của nhà
cung cấp còn cao
bởi
- Khi gia nhập
vào WTO cạnh
tranh giữa các nhà
cung ứng lớn hơn
và các hãng dược
trong nước có nhiều
sự lựa chọn các
nguồn cung ứng
hơn.
 Làm giảm
đáng kể sức mạnh
của nhà cung ứng.
CẠNH TRANH NỘI
BỘ NGÀNH
- Ngành dược có
khoảng 180 DN. Sau khi
Việt Nam gia nhập
WTO, số lượng hãng
dược phẩm nước ngoài
gia nhập vào VN tăng
mạnh như

Sanofi Aventis (Pháp),
Boston Pharma (Mỹ).
- Rào cản rời ngành
lớn vì muốn rời ngành
phải bỏ khoản chi phí
lớn do đầu vào hệ thống
dây chuyền công nghệ
hiện đại.
 Cạnh tranh nội bộ
ngành rất mạnh.
3.2.Ngành bánh kẹo-thực phẩm :
3.3.Ngànhdược:
III-Phân tích chiến lược đầu tư
1.Thảo luận sự phù hợp của các chiến lược đầu tư:
Nhóm tiến hành so sánh ưu, nhược điểm của 3 chiến lược đầu tư: Chiến lược mua cổ phiếu
của những Cty nhỏ, Chiến lược giá trị và chiến lược tăng trưởng. Thông qua đó để có thể lựa
chọn ra chiến lược phù hợp nhất với hoàn cảnh kinh tế hiện nay và điều kiện của nhóm.
2.Lựa chọn chiến lược đầu tư – chiến lược đầu tư tăng trưởng:
Trong hoàn cảnh nền kinh tế vĩ mô được dự báo khá bất ổn, rủi ro trong thời gian tới như
đã phân tích ở trên, cũng như điều kiện đầu tư trong ngắn hạn (05 ngày), hạn chế trong khả năng
phân tích thị trường, nhóm đặt ra mục tiêu đạt lợi nhuận vừa phải với mức rủi ro thấp nhất có thể
nhằm mục tiêu an toàn – bảo toàn vốn.
Chiến lược tăng trưởng được nhóm nhận định là phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay.
Nhóm đã áp dụng chiến lược này để lựa chọn ba cổ phiếu trên, bởi sẽ giúp hạn chế nhược điểm
của chiến lược giá trị là chỉ quan tâm đến khả năng chắc chắn trong việc tạo ra giá trị tài sản ròng
Chiến lược đầu tư Ưu điểm Nhược điểm
Giá trị
-Tài sản ròng của DN đảm
bảo giá trị cho khoản ĐT.
-NĐT không bị chi phối

bởi các yếu tố bên ngoài,
kể cả sự biến động lên
xuống của giá cổ phiếu
-NĐT phải có vốn lớn, sở hữu số lượng cổ
phiếu lớn và nắm giữ cổ phiếu trong thời
gian dài.
-Quan tâm kết quả hoạt động DN tạo ra ở
quá khứ và hiện tại - bỏ qua kỳ vọng về giá
trị tương lai mà DN sẽ tạo ra
-Việc tìm ra các cổ phiếu đang bị thị trường
đánh giá thấp là một công việc hết sức khó
khăn, tốn nhiều thời gian nghiên cứu.
Mua cổ phiếu của
những Cty nhỏ
-Tiềm năng tăng giá lớn
-Các Cty nhỏ có xu hướng
đạt được mức lợi nhuận
cao hơn Cty lớn, nhất là
trong thời kỳ lạm phát kéo
dài và bất ổn như hiện nay
- Giá cổ phiếu các Cty nhỏ biến động nhiều
hơn
- Rủi ro cao trong ngắn hạn
- Giá của Cty nhỏ thường không theo kịp chỉ
số giá trung bình của thị trường trong dài
hạn
- NĐT phải có kinh nghiệm, khả năng dự
đoán cũng như phải theo dõi thật sát sự
chuyển biến của cổ phiếu.
Tăng trưởng

Mang lại lợi nhuận lớn
trong thời gian nắm giữ cổ
phiếu không dài và độ rủi
ro không quá cao
-NĐT phải bỏ ra chi phí lớn – trả giá cao
hơn, thậm chí là cao hơn rất nhiều so với giá
trị tài sản ròng của DN tại thời điểm ĐT
-Phải tìm được DN có khả năng tăng trưởng
mạnh hơn các DN cùng ngành
trong tương lai mà chưa tính toán đến khả năng tăng trưởng của DN. Nó cũng hạn chế mức rủi ro
cao và yêu cầu phân tích khắt khe khi đầu tư trong chiến lược mua cổ phiếu của những Cty nhỏ.
IV-Xây dựng danh mục đầu tư
1. Phân tích cơ bản:
Phân tích này chỉ phù hợp với đầu tư dài hạn, khi các NĐT dùng phân tích cơ bản với các chỉ
số tài chính nội tại của Cty đó trong một thời gian dài, các chỉ số này thường cố định. Tuy nhiên,
đây là các chỉ số mà các NĐT rất quan tâm khi đầu tư vào bất kỳ cổ phiếu nào, nhằm đưa ra cái
nhìn toàn cảnh cho báo cáo, nhóm xin trình bày sơ lược một một vài chỉ số chính:
Quý I/2013 EPS P/E ROA ROE Beta
OPC 4,771 13.2 25.17% 28.04% 0.29
Ngành Dược 5,828 7.6 14% 25% 0.5
DPM 7,195 6.24 31% 36% 1.09
Ngành Dầu khí 3,588 6.3 9% 14% 1.30
VCF 11,081 18.95 25.78% 29.84% 0.22
Ngành Thực phẩm 5,728 18.2 17% 15% 0.7
OPC: Có thể thấy rằng EPS ở mức vừa phải, xấp xỉ với trung bình ngành. P/E có giảm so với
cùng kì năm ngoái nhưng vẫn cao hơn trung bình ngành. Điều này thể hiện Cty vẫn có khả năng
đảm bảo tốt cho tỉ lệ chi trả cổ tức cho các cổ đông, cổ phiếu được các NĐT đặt nhiều kỳ vọng.
ROE tăng đều trong các năm gần đây và tăng 3.4% so với cùng kì năm ngoái. ROA giảm 3.2%
do OPC đang đầu tư xây dựng nhà máy tại Bắc Giang (từ 2011). Mặt khác, hệ số Beta của OPC
(0.29) nhỏ hơn bình quân ngành (0.50) và nhỏ hơn 1 nên khi lợi nhuận thị trường biến động thị

lợi nhuận cổ phiếu OPC biến động ít hơn thị trường.
DPM: Các chỉ số cơ bản đang ở mức khả quan so với tổng quan của ngành. Cụ thể, chỉ số EPS
tăng 11.24% so với cùng kỳ năm ngoái và cao gấp đôi so với ngành qua đó cho chúng ta thấy
được tình hình tài chính Cty không những ổn định mà còn ngày càng phát triển. ROE và ROA ở
mức cao so với bình quân ngành. Cho thấy Cty trên sử dụng hiệu quả tài sản để tạo ra lợi nhuận.
Đây là một yếu tố đảm bảo giá trị cổ phiếu. Mặt khác, hệ số beta bằng 1.09 thấp hơn so với
ngành cũng phản ánh giá cổ phiếu của Cty chỉ bị ảnh hưởng một phần nào khi có sự kiện làm thị
trường biến động.
VCF: EPS cao gấp đôi trung bình ngành cùng với, P/E khá cao (18.95) thể hiện sự ưa chuộng
cũng như kỳ vọng của NĐT đối với cổ phiếu này. Trong năm, lợi nhuận tăng 41%, hiệu quả sử
dụng tài sản của Cty được được cải thiện tốt hơn năm 2012 cùng với lợi nhận tăng trong khi vốn
cổ phần giữ nguyên là những yếu tố quyết định ROA và ROE đạt mức cao so với trung bình
ngành. . Hệ số β=0.22 cho biết giá cổ phiếu VCF sẽ thay đổi ít hơn mức dao động của thị trường,
nhìn chung TTCK hiện nay không ổn định nên hệ số β thấp cũng là dấu hiệu tốt để các NĐT quan
tâm đến cổ phiếu.
2. Phân tích SWOT:
Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà DN phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng
như các yếu tố môi trường nội bộ DN (các mặt mạnh và mặt yếu) . Từ đó hiểu rõ hơn về tình hình
hiện tại, khả năng phát triển tương lai của DN.
 OPC
ĐIỂM MẠNH
- Là đơn vị xuất khẩu mạnh với kim ngạch đạt trên 1,4
triệu USD, sản phẩm đã có mặt tại 15 nước trên TG với
mức tăng trưởng đạt bình quân 15% / năm.
- Thực hiện cổ phần hóa sớm nhất, có vốn điều lệ cao
chính thức giao dịch cổ phiếu với mã chứng khoán OPC
tại HOSE từ rất sớm.
- Đầu tư hiệu quả các dây chuyền công nghệ tiên tiến
hiện đại: thiết bị tiệt trùng visóng, hệ thống sắc ký lỏng
cao áp, máy sắc ký khí, máy quang phổ, máy chuẩn độ

điện thế…
-Lấy nền tảng y dược học cổ truyền, áp dụng kiến thức,
kinh nghiệm và công nghệ dược tiên tiến trên TG để tạo
ra những sản phẩm độc đáo phục vụ nhu cầu sử dụng
thuốc trong nước và xuất khẩu.
ĐIỂM YẾU
- 35% nguyên liệu sản phải nhập khẩu từ
Đức, Pháp, Thụy Sĩ… để sản xuất tân dược
nên chi phí sản xuất cao.
- Bị hạn chế về ngân sách quảng cáo và giới
thiệu sản phẩm
- Hệ thống phân phối sản phẩm chưa mạnh ở
miền Bắc
CƠ HỘI
- Ngành dược là ngành ít bị rủi ro và ảnh hưởng bởi tình
hình kinh tế so với các ngành khác do các sản phẩm
dược không có các sản phẩm khác thay thế.
- Thị trường dược Việt Nam đạt mức tăng trưởng bình
quân cao là 18,4% trong thời kì 2010- 2014.
- Sản phẩm Đông dược ngày càng được ưa chuộng.
THÁCH THỨC
-Việc tăng giá thuốc để bù đắp chi phí sản
xuất vấp phải sự hạn chế của chính sách Nhà
nước, sự phản đối của người tiêu dùng vì lý
do nhân đạo.
- Canh tranh khốc liệt với các Cty dược trong
nước và nước ngoài do gần 50% sản phẩm
trong danh mục thuốc của mỗi Cty là trùng
nhau.
- Mối đe dọa từ cạnh tranh của thuốc nhập

khẩu từ quốc gia khác và hàng giả, hàng nhái
có thể làm giảm uy tín Cty.
 DPM
ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
-Chất lượng và thương hiệu sản phẩm tạo được uy tín
đối với bà con nông dân trên cả nước.
-Nhận được sự hỗ trợ từ cổ đông lớn và sự đồng hành
của các cổ đông, các đơn vị trong ngành dầu khí và các
bộ/ngành có liên quan.
- Hệ thống phân phối sâu, rộng, có uy tín.
- Nhà máy đã vận hành được hơn 9 năm nên
tiềm ẩn nhiều nguy cơ sự cố về máy móc,
thiết bị.
- Công tác triển khai các dự án mới còn chậm.
Chưa cónhiều chuyển biến so với những năm
trước.
- Nhà máy tự sản xuất điện từ nguyên liệu khí đáp ứng
về cơ bản nhu cầu sản xuất của nên chủ động được kế
hoạch sản xuất và kinh doanh
- Nguồn vốn đảm bảo đủ và kịp thời cho các hoạt động
của nhà máy
- Công tác nghiên cứu và phát triển: Hiệu quả
thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển
của Tổng Cty.
CƠ HỘI THÁCH THỨC
-Giá phân bón TG và trong nước tăng trong nửa đầu
năm 2013.
-Cơ cấu tổ chức của Tổng cty được sắp xếp ngày càng
hợp lý. Hệ thống các quy định, quy chế quản lý nội bộ
luôn được sửa đổi, bổ sung phù hợp với hoạt động của

Tổng cty theo từng thời kỳ.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên Tổng cty có năng lực, kinh
nghiệm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong môi
trường sản xuất kinh doanh cạnh tranh.
- Truyền thống đoàn kết, lao động sáng tạo, sự nỗ lực
cống hiến của toàn thể cán bộ nhân viên Tổng cty.
-Giá xăng dầu tăng làm tăng chi phí vận
chuyển, bốc xếp từ 5% - 17% và tăng các chi
phí khác trong lưu thông lên từ 3% - 11% so
với năm 2012.
-Thị trường kinh doanh tuy được mở rộng
nhưng mức độ cạnh tranh ngày một gay gắt
do phân bón nhập khẩu, đặc biệt là lượng
phân bón từ Trung Quốc có giá rẻ tràn sang
qua đường tiểu ngạch.
- Chi phí quản lý và chi phí hoạt động lớn, đòi
hỏi Cty cần phải quản lý chặt chẽ và thường
xuyên.
 VCF
ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
-Có cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách quảnl ý.
- Trên cơ sở hỗ trợ về hệ thống và nhân lực của Cty Cổ phần
hàng tiêu dùng Ma San, hệ thống phân phối của C ty đã có sự
phát triển lớn mạnh, rộng khắp và hoạt động hiệu quả.
- Các hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu
dùng và marketing được đầu tư nhiều hơn.
Xây dựng được 2 nhãn hàng mới và ra được nhiều sản phẩm
mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
- Thành lập mới phòng Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm
(R&D). Nhân sự là những cá nhân xuất sắc từ bộ phận , những

người có chuyên môn sâu và kinh nghiệm trong ngành cà phê.
- Triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực DN ERP và bước
đầu áp dụng hệ thống trong toàn bộ hoạt động. Đây là một
trong những dây chuyền có công suất lớn nhất ở Việt Nam
hiện nay, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu.
- Chưa thực sự chủ động được về
nguồn nguyên liệu, vẫn phải nhập khẩu.
- Hoạt động đầu tư tài chính tiềm ẩn
khá nhiều rủi ro cho VCF khi lợi nhuận
mang lại không ổn định
- Ảnh hưởng nặng nề bởi nạn hàng giả,
thị phần của loại sản phẩm đã có xu
hướng giảm.
- Nguồn vốn vẫn chưa được dùng hợp
lý và vẫn còn các khoản vay nội bộ
giữa VCF và các Cty liên quan.
CƠ HỘI THÁCH THỨC
- Áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, HACCP - Lạm phát tăng cao làm biến động giá
phát triển thương hiệu VCF thành thương hiệu mạnh.
- Thị trường Cà phê VN có nhiều tiềm năng phát triển, VCF có
một lợi thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ hiện tại.
- Công tác kỹ thuật đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo cho
sản xuất liên tục song song với việc đầu tư mở rộng sản xuất,
nâng cao công suất đóng gói. Đặc biệt, cùng với việc mở rộng
sản xuất, hệ thống xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn đã
được đầu tư nâng cấp, bảo đảm đám ứng kịp thời việc mở rộng
quy mô và nâng công suất thiết bị.
NVL đầu vào
- Thách thức về mặt pháp lý liên quan

đến an toàn thực phẩm và bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng
- Hiện có tới 1/3 trong tổng số 600.000
ha cà phê đã già cỗi, năng suất chất
lượng kém cần được thay thế. Tuy
nhiên, do thiếu vốn đầu tư cây giống,
phân bón, thuê nhân công nên người
dân và DN vẫn buộc phải “gắn bó” với
diện tích cà phê già cỗi, năng suất
thấp.
 QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN CỔ PHIẾU
Kết hợp giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, tìm hiểu và lựa chọn các Cty tốt, có tiềm
lực mạnh thể hiện qua những báo cáo tài chính với chỉ số tài chính như ROE, P/E, EPS, ROA so
với ngành là phù hợp, hệ số Beta không quá cao.
Dựa vào biểu đồ kỹ thuật giá của các cổ phiếu, chọn các cổ phiếu có lịch sử giá ổn định hoặc
các cổ phiếu được đánh giá là cổ phiếu “ tốt”, có triển vọng tăng giá, khối lượng giao dịch trên thị
trường ổn định, kỳ vọng rằng “lịch sử” tăng giá sẽ lặp lại.
Với những tiêu chí như trên và đối chiếu trong hoàn cảnh TTCK Việt Nam hiện tại, nhóm
chúng tôi đã lựa chọn ra 3 cổ phiếu phù hợp là OPC, VCF, DPM.
V-Đánh giá danh mục đầu tư
1. Kết quả thực hiện danh mục đầu tư
1.1. Danh mục đầu tư

CK
KL
cổ
phiếu
Giá ban
đầu
(1000đ

)
Tổng
GTTT
ban đầu
(1000đ)
Giá
cuối
cùng
(1000đ
)
Tổng
GTTT
thu được
(1000đ)
HPR HPY Trọng
số
HPY
trọng
số
DPM
8569 42.2 361,612 43.3 371,038 1.0261 0.0261 0.3616 0.0094
OPC
6236 69 430,284 70 436,520 1.0145 0.0145 0.4304 0.0062
VCF
904 230 207,920 230 207,920 1.0000 0.0000 0.2080 0.0000
Tổng
999,816 1,015,478 0.0157
Giả định đầu tư ban đầu với số vốn bỏ ra là 1 tỷ đồng. Kết quả đạt được sau 5 ngày so với
vốn gốc nhóm lãi 0.0157% tương ứng với 15.7 triệu đồng. Trong đó DPM là Cty đem lại lợi
nhuận cao nhất với 9.4 triệu đồng (tương ứng 0.0094%), kế đến là cổ phiếu VCF với 6.2 triệu

đồng, còn OPC giữ nguyên mức giá so với ngày đầu tiên, nên không có ảnh hưởng đến lợi nhuận
đạt được của nhóm.
Mã CK Lợi nhuận kỳ
vọng (%/ngày)
Lợi nhuận thực
tế (%/ngày)
Độ lệch chuẩn kỳ
vọng (%)
Độ lệch chuẩn
thực tế (%)
DPM
0.4246
0.5160
0.0273
0.0093
OPC
0.1569
0.3604
0.0246
0.0119
VCF
0.4362
0.0000
0.0306
0.0257
Danh
mục
0.3118 0.3417 0.0152 0.0082
Lúc đầu, lợi nhuận kì vọng của cả danh mục 0.3118%/ngày vì nhóm đã chọn bộ số liệu mẫu
trong giai đoạn các cổ phiếu giữ ở mức ổn định và tăng trưởng nhẹ. Với kỳ vọng sự ổn định của

các yếu tố vĩ mô cũng như tình hình sản xuất kinh doanh vừa qua của các Cty là tương đối tốt nên
nhóm giữ nguyên quan điểm như vậy khi chọn lợi nhuận cũng như rủi ro kỳ vọng của danh mục
đầu tư. Và thực tế thị trường đã đáp ứng hơn cả mức kỳ vọng, lợi nhuận thực tế đã đạt 0.3417%
ngày. Thêm vào đó, mức rủi ro thực tế của danh mục chỉ bằng ½ so với rủi ro kỳ vọng, cho thấy
sự chuyển biến có tính tích cực của thị trường trong thời gian đầu tư đã tác động một phần đến
những biến động của 3 loại cổ phiếu so với kỳ vọng của nhóm. Tuy nhiên, do thời gian đầu tư
tương đối ngắn, nên chưa có sự thay đổi đáng kể về giá của các chứng khoán, vì vậy mà tỷ suất
lợi nhuận đạt được không cao. Mặc dù vậy, thời gian đầu tư ngắn (5 ngày) là một dạng đầu tư
lướt sóng, nên với số vốn bỏ ra 1 tỷ đồng, mục đích chính của chúng tôi là bảo toàn vốn, tức là
đạt được mức rủi ro càng thấp càng tốt. Vì vậy, kết quả đạt được lợi nhuận thực tế cao hơn mức
kỳ vọng, và mức rủi ro chỉ bằng một nửa so với dự kiến cũng đã là một kết quả đáng để hài lòng.
1.2. Benchmark

Sử dụng Vn-Index làm tham số chuẩn chưa thật sự là một giải pháp tốt bởi chỉ số này chưa
có tính chất đại diện cho toàn thị trường do những hạn chế của nó. Tuy nhiên, hiện tại thì khả
năng đại diện của VN-Index vẫn là tốt nhất nên việc tham chiếu đến nó có thể giúp ta đánh giá
danh mục của mình như thế nào. Để tiện so sánh, nhóm đã quy chuẩn danh mục và VN-Index tại
ngày bắt đầu đầu tư là 100 điểm (06/05), theo dõi kèm biểu đồ biến động dưới đây, cho thấy xu
hướng giữa Danh mục và VN-Index là
khá giống nhau. Trong suốt thời gian đầu
tư, chỉ số thị trường luôn “nằm trên”
chứng tỏ VNIndex vẫn “sáng” hơn so với
danh mục của nhóm. Chỉ đặc biệt lưu ý là
trong phiên ngày 10/05, khi cả ba cổ
Chỉ số danh mục VN-INDEX
06/05/2013 999.816 475.2
10/05/2013 1,015.478 486.1
Thay
đổi
Điểm 15.66 10.9

% 2.29%
phiếu trong danh mục đồng giảm giá thì VN-Index lại có phiên tăng điểm. Tuy nhiên, lực tăng
không đáng kể nên chỉ số này được dự đoán sẽ không tiếp tục duy trì trong thời gian tới. Ngoài
ra, chỉ số Benchmark có biên độ khá hẹp so với danh mục đầu tư của nhóm khi tâm lý NĐT còn e
ngại.
Biểu đồ: So sánh VN-Index và chỉ số danh mục đầu tư
2.Đánh giá và giải thích nguyên nhân:
2.1.Tình hình thị trường trong 5 ngày đầu tư :
Tính tổng cộng tuần qua, VN-Index tăng 2.29% lên 486.10 điểm, HNX-Index tăng 2.4%
lên 60.48 điểm, VS 100 tăng 2.44% đang ở 72.18 điểm và VN30 tăng 2.31% lên 551.81 điểm.
Thanh khoản trên cả hai sàn đã gia tăng mạnh trở lại. Tổng khối lượng khớp lệnh trung bình
phiên trên HOSE đã tăng gấp đôi so với tuần giao dịch trước và đạt 44.9 triệu đơn vị/phiên
(nguồn: ).
Thị trường đã mở đầu tuần giao dịch với phiên tăng điểm mạnh mẽ. Dòng tiền đầu cơ
hoạt động khá tích cực trong phiên giao dịch này đã giúp thanh khoản hồi phục mạnh. Động lực
của phiên tăng điểm này xuất phát từ thông tin tích cực liên quan đến gói tín dụng 30,000 tỷ đồng
hỗ trợ thị trường bất động sản sắp được triển khai và động thái chủ động giảm lãi suất huy động
của VCB và một vài ngân hàng khác.
Tuy vậy, với việc thị trường được kích hoạt chủ yếu từ dòng tiền đầu cơ, trong khi các
thông tin hỗ trợ vẫn chưa chính thức được công bố, đã không thể giúp sự hưng phấn duy trì liên
tục. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến giao dịch thị trường diễn ra khá giằng co trong các
phiên giao dịch còn lại; tạo điều kiện cho hoạt động trading ngắn hạn diễn ra tích cực hơn trên thị
trường.
Phiên giao dịch cuối tuần, thị trường đón nhận những thông tin chính thức từ NHNN.
Theo đó, NHNN đã hạ một loạt lãi suất điều hành chủ chốt, nhưng vẫn giữ quy định trần lãi suất
huy động như cũ. Hoạt động bán khi thông tin thực xuất hiện được tận dụng. Nhưng điểm đáng
chú ý là bên mua tỏ ra mạnh dạn vào bắt đáy và giúp giao dịch diễn ra khá tích cực, các chỉ số chỉ
giảm nhẹ trong phiên giao dịch này.
Nhìn chung, diễn biến thị trường khá thuận lợi và không có những biến động bất lợi nào
nằm ngoài dự đoán nên nhóm khá yên tâm về quyết định đầu tư của mình đầu tư của mình. Sự

thay đổi của VN-Index với xu hướng tăng chủ đạo có thể sẽ góp phần làm cho những tính toán
của nhóm không chênh lệch quá lớn với thị trường.
2.2.Nhận xét danh mục đầu tư: (Bảng phụ lục)
Có thể thấy, danh mục của nhóm đã không thay đổi theo xu hướng chung của thị trường.
Trong khi VN-index có đến 3 phiên bị giảm điểm, nhưng các cổ phiếu vẫn biến động khá tốt theo
như kì vọng của nhóm (có hai cổ
phiếu giảm một phiên, và một cổ
phiếu không hề giảm). Nguyên
nhân là do nhóm đã cẩn trọng chọn những cổ phiếu có hệ số Bê-ta thấp (OPC= 0.32 và VCF=
0.17) nhằm phòng ngừa những rủi ro thị trường biến động giảm. Mặc dù việc này cũng dẫn đến
lợi nhuận của nhóm sẽ không cao khi thị trường chuyển hướng tích cực, nhưng nhóm vẫn quyết
định thực hiện chiến lược tối thiểu hóa rủi ro này.
Mặc dù OPC là cổ phiếu chủ lực của danh mục đầu tư (chiếm tỷ trọng cao nhất 0.43%)
nhưng cổ phiếu này đã không mang đến lợi nhuận được như kì vọng bởi giá cổ phiếu chỉ tăng rất
ít (từ 69,000 đồng lên 70,000 đồng. Tương tự, lợi nhuận thực tế của cổ phiếu VCF qua 5 ngày
quan sát cũng không như tính toán. Tuy nhiên, cổ phiếu VCF không làm nhóm bị lỗ do vẫn giữ
nguyên mức giá 230,000 đồng. Và cuối cũng là cổ phiếu DPM, với tỷ trọng cao thứ 2 trong danh
mục (chiếm khoảng 0.36%), nó đã mang lại lợi nhuận cao nhất trong ba cổ phiếu bởi mức tăng
giá tương đối cao tăng (42,200 lên 43,300 đồng).
Cổ phiếu DPM
Qua 5 ngày quan sát, ta thấy cổ phiếu DPM có 2 ngày tăng giá và 3 ngày đứng giá. Khối
lượng giao dịch của cổ phiếu luôn nằm ở mức cao, chứng tỏ tính thanh khoản của nó không hề
nhỏ. Cổ phiếu DPM đã có sự tăng giá
nhẹ, từ 42,200 lên 43,300 vào ngày
10/05/2013. Điều này đã đem lại lợi
nhuận sau 5 ngày đầu tư tương đương
khoảng 9,360,000 vnđ. Tuy DPM là
một cổ phiếu trong nhóm Blue-chip
nhưng với sự tăng trưởng 2.6% cũng
đem lại 1 khoảng lợi nhuận khá lớn. Tìm hiểu lý do biến động giá của DPM thì nhận thấy được

một số nguyên nhân sau: năm 2013, Cty đang đưa ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm là
2,120 tỷ đồng. Con số này phù hợp với bối cạnh thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay và dự
báo giá phân đạm không được cao như năm 2012 vừa qua. Đáng mừng là lợi nhuận trước thuế
quý 1/2013 vẫn khá tốt, đạt khoảng 793 tỷ đồng, bằng 37.4% kế hoạch năm. Điều này làm cho
các cổ đông có cái nhìn rất khả quan đối với cổ phiếu của Cty. Đặc biệt với tình hình kinh doanh
có lãi như hiện nay, Cty có khả năng tăng chi trả cổ tức vượt quá con số 25% như dự tính của
năm 2013. Cũng trong thời gian này, tổng Cty đang chuẩn bị triển khai một số dự án về sản xuất
phân bón và hóa chất với tổng mức đầu tư có thể lên tới 1 tỷ USD. Các yếu tố khả quan này đã
khẳng định xu thế tăng giá của cổ phiếu DPM.
Cổ phiếu OPC:
Trong năm ngày quan sát, cổ phiếu của OPC có 2 ngày tăng giá, 2 ngày đứng giá và 1
ngày giảm giá. Từ ngày 06/05/2013 đến ngày 10/05/2013, giá cổ phiếu OPC ít biến động trong
khoảng thời gian này, với mức cao nhất là 70,000 đồng/CP và thấp nhất là 69,000 đồng/CP vào
ngày 08/05/2013. Nhìn chung giá đã giảm nhẹ 1,000 đồng vào giữa thời gian quan sát. Điều này
có thể giải thích một phần cũng phụ thuộc vào chỉ số VNINDEX.
Ngay trong ngày đầu tiên trong tuần, thị trường đã có sự bùng nổ mạnh mẽ trên 2 sàn VN-
INDEX và HNX-INDEX với sự dẫn dắt của cổ phiểu PVX làm cho thị trường mạnh mẽ trở lại
quá trình tăng điểm, OPC cũng không
nằm ngoài xu hướng của thị trường, và
có sự tăng điểm nhẹ từ 69,000 đồng lên
70,000 đồng, tương đương 1.44%.
Nhưng đến ngày 07 và 08/05 chỉ số
giảm nhẹ 2 phiên liên tiếp, điều này
càng cho thấy sự thay đổi giá của cổ phiếu OPC có sự tương quan chặt chẽ theo xu hướng thay
đổi chung của thị trường với việc tăng điểm của phiên giao dịch ngày 6/5, phần lớn các NĐT
muốn chốt lời và đồng loạt bán ra với số lượng lớn, việc này đây lên làn sóng bán ra mạnh mẽ và
làm cổ phiếu của các mã giao dịch giảm điểm đáng kể, riêng OPC đã quay lại mức giá tham
chiếu của đầu phiên giao dịch 6/5. Đến 9/5, các Ngân hàng lớn liên tiếp thông báo về việc hạ lãi
suất huy động giúp thị trường trở nên sôi động hơn. Ngoài ra, thông tin về việc NHNN và Bộ
Xây dựng sẽ họp bàn lần cuối về gói hỗ trợ 30,000 tỷ dành cho Bất động sản trong tuần này đã

tạo ảnh hưởng tích cực đến các mã ngành này như HPG, CII, và đặc biệt là các mã đầu cơ với đà
tăng trần mạnh mẽ như ITA, KBC, PVL, DLG. Do đó, cả 2 chỉ số VN-Index và HNX-Index đều
quay trở lại tăng điểm trong ngày hôm nay sau 2 phiên giảm điểm liên tiếp góp phần thúc đẩy cho
cổ phiểu OPC quay trở lại như giá cuối phiên giao dịch ngày 6/5 và mức giá này vẫn được tiếp
tục giữ đến cuối phiên giao dịch ngày 10/5.
Cổ phiếu VCF:
Cổ phiếu VCF có một sự biến động bất ngờ vào giữa thời gian quan sát, giá cổ phiếu đã tăng
mạnh từ 230,000 lên 238,000 đồng và đạt đỉnh điểm ở 239,000 đồng, tương đương 3.48%.
Qua tìm hiểu nhóm nhận thấy rằng, giá cổ phiếu VCF chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố giá của mặt
hàng cà phê. Sở dĩ như vậy vì theo như
nghiên cứu, sự biến động của các yếu tố
nội tại của Cty không đáng kể. Cụ thể
như sau: năm 2012, Cty đã chia cổ tức
với tỉ lệ 20% và vẫn dữ nguyên mức này
trong năm 2013. Bên cạnh đó, các chỉ
tiêu Cty đề ra như mức tăng trưởng, lộ
trình đưa các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ra thị trường vẫn đang được
thực hiện và tiến hành gần như kế hoạch đề ra. Vậy sự biến động giá của cổ phiếu VCF chịu ảnh
hưởng bởi giá cà phê ra sao và biến động như thế nào? Theo quan sát giá cà phê tính chung trên
thị trường, vào ngày 06/05 và 07/05, giá cà phê không có sự thay đổi, trung bình khoảng 42,700-
42,900 đồng/1kg. Điều này cho thấy với một mức giá ổn định,các NĐT đã có thêm sự tin tưởng
vào các cổ phiếu của ngành cà phê, nhu cầu cổ phiếu từ đó tăng lên, làm giá cổ phiếu cũng tăng
lên đáng kể. Tuy nhiên, theo số liệu vào ngày 08/05, giá cà phê bỗng có sự giảm nhẹ, trung bình
vào khoảng 42,500-42,700 đồng/1kg, giảm 200 đồng. Và giá vào ngày 09/05 chỉ còn vào khoảng
42,400-42,600 đồng/1kg, giảm 100 đồng/1kg. Điều này đã giải thích vì sao vào ngày 8 và ngày 9,
giá cổ phiếu VCF lại đã không giữ được lâu và nhanh chóng giảm xuống lại con số ban đầu
230,000 đồng.
Mục C:Kết luận
Thông qua quá trình tra cứu các thông tin trên mạng cùng những khuyến nghị mua và các đánh
giá về đặc điểm cũng như tăng trưởng của ngành nhằm phục vụ cho việc đầu tư, nhóm đã lựa

chọn được những ngành triển vọng chính là dầu khí, thực phẩm- bánh kẹo và dược phẩm. Sau đó,
từ những số liệu quá khứ được niêm yết tại một số trang web, nhóm đã tính toán lợi nhuận kì
vọng, độ lệch chuẩn của từng cổ phiếu để lập danh mục đầu tư. Ngoài ra, nhóm cũng tiến hành
định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E từ những số liệu đã thu thập được để củng cố cho sự lựa
chọn của mình. Cuối cùng, nhóm đã lựa chọn ba cổ phiếu là VCF, OPC và DPM. Sau 5 ngày từ
6/5/2013 đến 10/5/2013 tiến hành đầu tư nhóm đã thu được lợi nhuận từ danh mục.
Theo quan sát, nhóm nhận thấy rằng hiện nay TTCK đang chững lại và biến động thất
thường nên NĐT cần thận trọng, chỉ nên đầu tư khi đã nắm chắc được thông tin đáng tin cậy. Tuy
nhiên, được biết trong thời gian tới, thị trường sẽ đón nhận thông tin về kết quả Hội nghị TW7 và
kỳ vọng chính sách liên quan đến gói hỗ trợ 30.000 tỷ cho thị trường bất động sản, Nghị định về
Cty mua bán, xử lý nợ xấu tiếp tục được ban hành, những điều này sẽ tạo cơ sở cho thị trường có
chuyển biến tích cực trong dài hạn. Do đó nhóm khuyến nghị nên đầu tư vào các cổ phiếu bất
động sản. Mặt khác, việc các NH lần lượt giảm lãi suất tạo nên một tín hiệu tốt cho các NĐT
trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong ngắn hạn mức độ phản ứng của thị trường sẽ không lớn do
những thông tin này xuất hiện đã lâu và phần nhiều đã được phản ánh vào giá. Vẫn giữ nguyên
quan điểm thận trọng, nhóm nhận thấy chiến lược đầu tư với việc tiếp tục duy trì tỷ trọng tiền mặt
ở mức cao và tránh các quyết định mua đuổi ở những phiên thị trường tăng mạnh, cùng với đó
nên ưu tiên tập trung vào các cổ phiếu đầu cơ mạnh bởi các cổ phiếu này đăng tăng trưởng,
nhưng không nên nắm giữ trong thời gian dài.
PHỤ LỤC
I-Phụ lục 1: Bảng số liệu thống kê sự thay đổi của giá chứng khoán:
Mã CK Cao nhất Thấp nhất
Biên độ

giao động
Số phiên
Tăng Giảm
Đứng
giá
DPM 43.3 43.2 0,1 2 0 3 0.2315%

OPC 70 69 1 2 1 2 1.4493%
VCF 238 230 8 2 1 2 3.4783%
VN-Index 488.3 485.1 3.2 2 3 0 0.6597%
II-Phụ lục 2: Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E
Mục đích: để củng cố thêm sự lựa chọn của mình đối với ba cổ phiếu trong danh mục
đầu tư, nhóm chúng tôi tiến hành định giá bằng phương pháp P/E để xác định giá kỳ vọng
của các cổ phiếu trong thời gian tới. Cùng với những thông tin thu thập được và mức giá
dự kiến chúng tôi tiến hành đưa ra quyết định của mình.
Giả định: từ nay đến cuối năm số cổ phiếu không thay đổi và nhà đầu tư tin tưởng vào
P/E bình quân ngành.
Nguồn thông tin:
 LNST được lấy từ bản kế hoạch kinh doanh của các Cty và sử dụng hàm
TREND trong exel để dự báo và có sự cân nhắc lựa chọn giữa hai số liệu trên.
 Số cổ phiếu đang lưu hành được thu thập từ trang web

 P/E bình quân ngành lấy từ trang
1. Cổ phiếu VCF
Cổ
phiếu
LNST kỳ vọng năm
2013
Số cổ phiếu đang lưu
hành
EPS dự kiến năm
2013
VCF 300,000,000,000 26,580,000 11286.682
Cổ
phiếu
P/E bình quân ngành
EPS dự kiến năm 2013

(đ)
Giá (đ)
VCF 27.9 11,286.682 314,898.420
Giá cố phiếu VCF theo định giá là 314,898.420 đồng cao hơn giá giao dịch trên TTCK
vào ngày lựa chọn đầu tư (giá đóng cửa của ngày 03/05/2013 là 230,000 đồng). Qua theo
dõi lịch sử giá thấy rằng mức giá của cổ phiếu VCF chưa bao giờ vượt mức 240,000
đồng/cổ phiếu. Đồng thời khi tìm hiểu các sự kiện dự kiến xảy ra trong năm 2013 của
Cty đẩy giá cổ phiếu VCF lên đột biến là rất khó. Từ những điều trên nhóm nhận định
rằng cổ phiếu đã được định giá cao. Tuy nhiên, vẫn có thể thấy sự triển vọng của cổ phiếu
này khi tiến hành điều chỉnh định giá. Thêm vào đó, Cty đang làm ăn có lợi cùng với
những chuyển biến tích cực trong tương lai, nhóm đã quyết định chọn cổ phiếu VCF.
2. Cổ phiếu DPM
Cổ
phiếu
LNST kỳ vọng năm
2013
Số cổ phiếu đang lưu
hành
EPS dự kiến năm
2013
DPM 3,213,068,875,286 377,550,000 8,510.31
Cổ
phiếu
P/E bình quân ngành
EPS dự kiến năm 2013
(đ)
Giá (đ)
DPM 5.6 8,510.31 47,657.76
Giá cổ phiếu DPM được định giá là 47,657.76 đồng, trong khi đó giá đóng cửa của cổ
phiếu DPM ngày 03/05/2013 là 42,200 đồng. Kết hợp các thông tin ở trên và sự theo dõi

lịch sử biến động giá của DPM trên thị trường có thể nhận định rằng việc định giá cổ
phiếu DPM tương đối đáng tin cậy. Do đó triển vọng tăng giá của cổ phiếu DPM hoàn
toàn có khả năng xảy ra. Điều này đã cũng cố thêm quyết định chọn cổ phiếu DPM vào
danh mục đầu tư.
3. Cổ phiếu OPC
Cổ
phiếu
LNST kỳ vọng năm
2013
Số cổ phiếu đang lưu
hành
EPS dự kiến năm
2013
OPC 6,000,000,0000 12,860,000 4,665.630
Cổ
phiếu
P/E bình quân ngành
EPS dự kiến năm 2013
(đ)
Giá (đ)
OPC 8.4 4,665.630 39,191.291
Giá đóng cứ cổ phiếu OPC trên thị trường vào ngày 03/05/2013 là 69,000 đồng trong
khi đó cổ phiếu OPC chỉ được định giá là 39,191.291 đồng. Theo dõi quá trình biến động
giá của cổ phiếu OPC chỉ ra rằng bắt đầu từ năm 2013 giá cổ phiếu của OPC liên tục tăng
trưởng. Theo như http://nguyên nhân thì được biết với tiềm năng tăng trưởng mạnh từ thị
trường đông dược cộng với lợi thế sẵn có về thương hiệu của các sản phẩm chính, OPC sẽ
tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh trong năm 2013 với doanh thu và lợi nhuận được dự
báo tăng 20%. Như vậy, dự báo cổ phiếu OPC sẽ còn tăng trưởng ít nhất là trong nữa năm
đầu 2013. Như vậy, nhóm vẫn lựa chọn cổ phiếu OPC cho danh mục đầu tư để đầu tư
trong năm ngày 06/05/2013 đến 10/05/2013.

III-Phụ lục 3: Các công thức tính.
1. Lợi nhuận quá khứ
 Lợi nhuận trong một khoảng thời gian
 Lợi suất trong một khoảng thời gian
 Annual HPR
Annual HPR = HPR
1/n
(n: số năm đầu tư)
 Annual HPY
Annual HPY = Annual HPR - 1
2. Lợi nhuận quá khứ bình quân (Lợi nhuận trung bình đại số)
Trong đó: : tổng của HPY hàng năm
3. Lợi nhuận kỳ vọng
Trong đó:
• : xác suất khả năng t xảy ra
• : lợi nhuận tương ứng với khả năng t
• : số các khả năng có thể xảy ra
4. Lợi nhuận của danh mục đầu tư
Trong đó:
• w
t
: Tỷ trọng vốn đầu tư vào tài sản t (1,…, n)
• n : Số tài sản trong danh mục
Danh mục 3 tài sản: R
p
=
5. Rủi ro của lợi nhuận kỳ vọng
 Trường hợp 1: Một khoản đầu tư đơn lẻ
Độ lệch chuẩn (σ) =
Trong đó: P

i
: Xác suất
R : Lợi nhuận
E(R) : Lợi nhuận kỳ vọng
 Trường hợp 2: Một danh mục đầu tư
Trong đó: là đồng phương sai của tài sản i và j
Danh mục gồm 3 tài sản:
6. Định giá theo hệ số giá trên thu nhập (P/E)
V = (lợi nhuận kỳ vọng trên cổ phiếu) x (Tỷ số P/E bình quân ngành)
IV-Phụ lục 4: biểu đồ biến động giá của các số liệu quá khứ được sử dụng để
phân tích
1. Biểu đồ biến động giá của VCF
Biểu đồ biến động giá của VCF từ 11/03/2011 đến 22/07/2011
2. Biểu đồ biến động giá của OPC
Biểu đồ biến động giá của OPC từ 16/03/2011 đến 25/07/2011
3. Biểu đồ biến động giá của DPM
Biểu đồ biến động giá của DPM từ 16/01/2012 đến 30/05/2012
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình thị trường chứng khoán - Nguyễn Văn Nam, Vương Trọng Nghĩa.
2. Nghiệp vụ kinh doanh và đầu tư chứng khoán - Nguyễn Minh Kiều.
3. Slide giảng dạy của giảng viên Trần Thị Bích Ngọc.
4. Các trang web:




 http:// www.tailieu.vn
 http:// www.saga.vn
 http:// www.dds.com.vn
 http:// www.vi.wikipedia.org

 http:// www.baomoi.com

- Và một số trang web khác.
5. Các báo cáo phân tích cổ phiếu của các công ty chứng khoán:
- Vietcombank Securities (VCBS)
- Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI)
- Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam (VCSC)
- Chứng khoán Tân Việt (TVSI)

×