Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU ĐÚC HẪNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.77 KB, 8 trang )

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

GVHD: NGÔ CHÂU PHƯƠNG

CHƯƠNG 11: TỔ CHỨC THI CÔNG CẦU.
11.1. TỔ CHỨC THI CÔNG TỔNG THỂ:
11.1.1 THI CÔNG MỐ:

+ Gạt lớp đất yếu ,đắt đến cao độ thiết kế
+ Lắp dựng,đưa máy khoan cọc lên đảo và tiến hành khoan cọc ,giữ thành
ống vách bằng vữa sét. Thi công đổ bê tông cọc khoan bằng phương phap rút ống
thẳng đứng.
+ Đao đất hố móng
+ Đập BT đầu cọc ,đổ lớp BT tạo phẳng.
+ Lắp dựng đà giáo ván khuôn,.đổ BT bệ cọc
+ Lắp dựng đà giáo ván khuôn,.đổ BT thân mố,
+ Tường đỉnh tường cánh được thi công sau khi thi công KCN
11.1.2. THI CÔNG TRỤ:

Hai trụ thi công giống nhau .
Với mực nước thấp nhất là +5.0m. Ta chọn mực nước thi công +8.5m
Với MNTC như vậy ta tiến hành thi công trụ như sau :
+ Đóng vòng vây ván thép bằng búa rung, đổ đất vào vòng vây tạo đảo nhân
tạo, vận chuyển máy khoan lên đảo.
+ Lắp dựng máy khoan ,đưa máy lên đảo và tiến hành khoan cọc ,giữ thành
ống vách bằng vữa sét. Thi công đổ bê tông cọc khoan bằng phương pháp rút ống
thẳng đứng.
+ Tiến hánh đào đất trong hố móng.
+ Đổ bê tông bịt đáy bằng phương pháp vữa dâng.
+ Hut nước trong hố mong.Đập đầu cọc ,lắp dựng đá giáo ván khuôn đổ bê
tông bệ cọc ..


+ Đổ bê tông thân trụ bằng phương pháp đổ bê tông tại chỗ .
11.1.3. THI CÔNG KẾT CẤU NHỊP:

+ Đổ bê tông đốt K0 trên đà giáo mở rộng trụ .
+ Các đốt còn lại được thi công trên ván khuôn treo trên xe đúc, cứ sau mỗi
SVTH: NGUYỄN THÀNH BÁ

243

Lớp: Cầu Hầm – K48


THIẾT KẾ KỸ THUẬT

GVHD: NGÔ CHÂU PHƯƠNG

đốt đúc ta tiến hành căng cáp DƯL thớ trên cho đốt đó.
+ Đúc phần dầm có chiều cao không đổi trên đà giáo cố định.
+ Hợp long nhịp biên
+ Căng kéo cáp DƯL bản đáy nhịp biên
+ Hạ kết cấu nhịp xuống gối chinh. Làm tương tự đối với trụ và mố còn lại.
+ Căng cáp DƯL bản aáy nhịp giữa
+ Hợp long nhịp giữa, tháo xe đúc, dỡ tải trọng thi công .
+ Thi công lớp phủ mặt cầu, gờ chắn, lan can, hệ thống thoat nước, hệ thống
chiếu sáng.
11.2. TRÌNH TỰ THI CÔNG CHI TIẾT:
11.2.1. THI CÔNG MỐ M1:

- Mố cầu có cấu tạo là mố dạng thân tường, bệ mố là bệ BTCT có chiều dày 2m
nằm trên nền móng cọc khoan nhồi đường kính 1.5m, hệ móng cọc này có cấu tạo gồm

6 cọc chia thành 2 hàng theo mặt cắt dọc tim cầu.
- Trình tự thi công mố bao gồm các bước sau :
+ Dùng đất đắp, ô tô tự hành chuyên chở đất, máy ủi san lấp mặt bằng khu vực
xây dựng mố.
+Xác định phạm vi thi công và tim mố.
+Lắp dựng máy khoan cọc, xác định vị trí tim cọc và tiến hành khoan tạo lỗ cọc
bằng thiết bị khoan BAUER , giữ thành ống vách bằng vữa sét Bentonine.
+ Sau khi khoan đến cao độ thiết kế, ta vệ sinh lỗ khoan, cẩu lắp lồng thép, lắp ống
dẫn và tiến hanh đổ bê tông cọc theo phương phap rut ống thẳng đứng.
+ Khi đào đất đến cao độ hố móng, đập đầu cọc, đổ bê tông lót đáy, lắp dựng ván
khuôn, lắp đặt cốt thép trong bệ mố.
+Sau khi đổ bê tông xong toàn bộ số cọc của mố và khi bê tông đủ cường độ, đập
đầu cọc, uốn cốt thép , vệ sinh hố móng, rải lớp vữa đệm dày 10cm.
+ Lắp dựng ván khuôn cốt thép bệ móng, tiến hanh đổ bê tông máy bơm bê tông .
+ Thi công bệ mố xong, lắp đặt đà giáo thi công các bộ phận của mố. Công tác lắp
đặt ván khuôn cốt thép, đổ bê tông cũng tiến hành tương tự như thi công bệ mố.
SVTH: NGUYỄN THÀNH BÁ

244

Lớp: Cầu Hầm – K48


THIẾT KẾ KỸ THUẬT

GVHD: NGÔ CHÂU PHƯƠNG

+ Lắp dựng ván khuôn đổ bê tông tường đỉnh và tường cánh .
+ Gia cố đất đắp ở hai bên đầu cầu, trước khi đắp nền tiến hành hút nước, vét bùn
và lớp đất hữu cơ ở trên (khoảng 1.5 m), sau đó tiến hanh đắp đất theo từng lớp kết hợp

với lu lèn chặt.
+ Sau khi đắp đất xong, đổ bản qua độ và hoàn thiện mố.
11.2.2. THI CÔNG TRỤ T3:

- Trụ cầu có cấu tạo là trụ đặc BTCT, bệ trụ là bệ BTCT có chiều dày là 3 (m) nằm
trên nền móng cọc khoan nhồi đường kính 1.0m, hệ móng cọc này có cấu tạo gồm 4
hàng theo mặt cắt ngang cầu. Trụ nay đỡ phần dầm thông qua các gối cao su có cấu tạo
đặc biệt.
- Trình tự thi công trụ bao gồm cac bước như sau :
+ Tập kết các thiết bị để đặt cẩu, búa, và các thiết bị chuyên dụng khác phục vụ
cho thi công.
+ Đóng cọc ván thép bao quanh khu vực thi công trụ bằng thiết bị búa rung.
+ Hut nước ra khỏi vòng vây cọc ván.
+ Đổ đất vào vòng vây tạo đảo sau đó vận chuyển máy khoan lên đảo.
+ Lắp dựng máy khoan, đưa máy lên hệ nổi và tiến hành khoan cọc tại vị trí trụ
(khoan trên hệ nổi), giữ thành ống vách bằng vữa sét. Thi công đổ bê tông cọc khoan
bằng phương pháp rút ống thẳng đứng.
+ Sau khi đổ bê tông xong toàn bộ số cọc của trụ và khi bê tông đủ cường độ, đập
đầu cọc, uốn cốt thép , vệ sinh hố móng, lắp dựng ván khuôn cốt thép bệ móng. Tiến
hanh đổ bê tông bệ bằng gầu.
+ Sau khi bê tông đủ cường độ lắp dựng đà giáo ván khuôn thi công thân trụ, bố trí
các thanh thép cường độ cao 38 kéo dài lên đỉnh đốt dầm đầu tiên. Việc thi công thân
trụ tiến hành tương tự như thi công bệ trụ .
+ Tháo dỡ đà giáo ván khuôn dìng búa rung MWA-2 nhổ cọc ván thép, tháo dỡ hệ
thống khung vây cọc ván .
11.2.3. THI CÔNG KẾT CẤU NHỊP LIÊN TỤC:

Trình tự thi công theo phương pháp đúc hẵng cân bằng gồm các bước sau:
- Thi công các khối đỉnh trụ.
- Đuc hẫng các khối .

- Đổ bê tông phần đầu nhịp biên, hợp long nhịp biên
- Hợp long nhịp chính.

SVTH: NGUYỄN THÀNH BÁ

245

Lớp: Cầu Hầm – K48


THIẾT KẾ KỸ THUẬT

GVHD: NGÔ CHÂU PHƯƠNG

11.2.3.1. Thi công các khối đỉnh trụ K0.
- Khối đỉnh trụ được thi công sau khi đã hoàn thành việc xây dựng thân trụ.
- Lắp dựng đà giáo mở rộng trụ : Hệ thống đà giáo mở rộng trụ được chế tạo bằng
các thanh thép hình và được liên kết chặt với trụ bằng các thanh thép dự ứng lực 38.
Trên hệ thống đà giáo này dựng ván khuôn, lắp đặt cốt thép, thép dự ứng lực , đổ bê
tông.
- Khối đỉnh trụ K0 dài 12 (m), chiều rộng đáy hộp 6.0 (m), chiều rộng bản nắp
hộp 11m . Vàch ngăn dày 3.0 (m) tại vị trí tim trụ. Quá trình đổ bê tông làm 4 đợt :
+ Đợt 1: Đổ bê tông bản đáy hộp.
+ Đợt 2: Đổ bê tông vách ngăn.
+ Đợt 3: Đổ bê tông bản bụng.
+ Đợt 4: Đổ bê tông bản nắp.
- Trình tự thi công khối trên đỉnh trụ :
+ Sau khi thi công xong thân trụ, dọn dẹp mặt bằng.
+ Đặt các gối BTCT tạm thời.
+ Lắp dựng đà giáo mở rộng trụ.

+ Lắp dựng ván khuôn để đổ bê tông.
+ Đặt các cốt thép thường.
+ Đặt các ống tôn ( vỏ của cap DƯL)
+ Uốn thẳng các thanh DƯL 38 để cố định khối đỉnh trụ với trụ (các thanh nay
đã chôn sẵn khi thi công trụ)
+ Đổ bê tông theo từng đợt.
+ Căng kéo cốt thép DƯL, tiến hành bơm vữa.
+ Căng kéo thanh DƯL 38.
- Sau đó tiến hành tháo dỡ đà giáo ván khuôn .
+ Tháo dỡ ván khuôn:
* Tháo nêm gỗ tại các vị tri nêm và điểm kê (tiến hành théo ván khuôn biên trước)
* Xiết chặt bu lông chôn sẵn trong các khối đà giáo tạo thành lực đẩy tách ván
khuôn khỏi mặt khối bê tông.
* Tháo dỡ ván khuôn đem thi cong tại vị trí khác.
+ Tháo dỡ đà giáo mở rộng trụ:
* Tháo dỡ bu lông liên kết các thanh thép I550.
* Dùng cần cẩu 10(T) đặt trên hệ nổi tiến hành tháo gỡ từng thanh một.
* Tiến hành dọn dẹp khu vực thi công.

SVTH: NGUYỄN THÀNH BÁ

246

Lớp: Cầu Hầm – K48


THIẾT KẾ KỸ THUẬT

GVHD: NGÔ CHÂU PHƯƠNG


11.2.3.2. Đúc hẵng cân bằng các khối
- Sau khi hoàn thiện khối đỉnh trụ, tiến hành đúc hẵng cân bằng các khối dầm
chính bằng xe đúc hẵng.
- Xe đúc hẵng được sử dụng là loại nặng 50 (T), có tổng chiều dài 1 xe là 12 (m)
chiều cao là 4 (m) có cấu tạo kiểu dàn thép.
- Bộ ván khuôn dùng trong việc đúc hẵng là ván khuôn chuyên dụng có trọng
lượng là 19 (T).
- Các khối đúc hẵng có chiều dài từ 3 (m)
- Trình tự đổ bê tông 1 đốt : Việc đổ bê tông được bắt đầu từ hai đầu khối tiến vào
giữa, mỗi đoạn dầm được chia làm 3 đợt :
+ Đợt 1 : Đổ bê tông đáy hộp.
+ Đợt 2 : Đổ bê tông thành hộp.
+ Đợt 3 : Đổ bê tông bản mặt cầu.
- Thời gian đúc 1 khối bê tông dự kiến 10 ngày.
- Trình tự thi công đúc hẵng cân bằng :
+ Tháo dỡ đà giáo và hệ thống chống khối đỉnh trụ.
+ Đặt xe đúc số 1, số 2 .
+ Lắp dựng ván khuôn, cốt thép thường, ống tôn.
+ Đổ bê tông khối K1.
+ Căng kéo cốt thep DƯL, tiến hành bơm vữa.
+ Dịch chuyển xe đúc 1, 2 sang vị trí mới.
+ Lặp lại các chu trình trên .
11.2.3.3 Đổ bê tông phần nhịp biên và hợp long nhịp biên:
- Trong khi đang tiến hành đúc hẵng trụ T1 và T2, tiến hành dựng đà giáo ván
khuôn để thi công phần nhịp biên.
- Chọn cấu tạo đa giao: Hiện ở Việt Nam, đã sử dụng dàn T-66 để đỡ ván khuôn
dầm hộp. Chiều dài của đà giáo đặt trên nền song 1 đoạn dài 14 (m).
- Quá trình lắp dựng gồm cac bước sau:
+ Dùng máy ủi san lấp khu vực đặt đà giáo.
SVTH: NGUYỄN THÀNH BÁ


247

Lớp: Cầu Hầm – K48


THIẾT KẾ KỸ THUẬT

GVHD: NGÔ CHÂU PHƯƠNG

+ Gia cố khu vực đặt đà giáo bằng đa hộc, lu lèn kỹ.
+ Dùng cần cẩu 25 (T) lắp dựng các đoạn đa giao T-66.
+ Nối các đoạn dầm T-66 bằng các thanh mạ.
+ Đặt gỗ nêm có chiều dài thay đổi.
+ Lắp ván đáy suốt chiều dài hộp, liên kết với ván dọc bằng đinh, ván tôn dày 2
mm, liên kết tôn với ván bằng đinh, sau đó mài nhẵn.
+ Lắp đặt ván khuôn thành, định vị bằng 2 bộ định vị ở mỗi đầu của hộp.
+ Lắp đặt ván khuôn bản đáy, ống ghen cho cốt thép DƯL
+ Lắp đặt cốt thép thường .
+ Chỉnh lại cao độ của toàn bộ đà giáo ván khuôn.
- Trình tự đổ bê tông : Tiến hanh tương tự như phần đổ bê tông khi đúc hẵng.
- Sau khi bê tông đạt cường độ, tiến hành căng kéo cốt thép dự ứng lực , tiến hành
phun vữa. Quá trình hợp long nhịp biên sẽ nói kỹ ở phần sau.
- Sau khi hợp long nhịp biên xong, khi bê tông đạt đủ cường độ yêu cầu, tiến hành
căng kéo các bó cốt thép dự ứng lực, phun vữa. Sau đó tiến hành tháo dỡ đà giáo ván
khuôn .
+ Tháo dỡ ván khuôn:
* Tháo nêm gỗ tại các vị trí nêm và điểm kê (tiến hành tháo ván khuôn biên trước)
* Xiết chặt bu lông chôn sẵn trong các khối đà giáo tạo thành lực đẩy tách ván
khuôn khỏi mặt khối bê tông.

* Tháo dỡ ván khuôn đem thi công tại vị trí khác.
+ Tháo dỡ đà giáo:
* Nới bu long, các nêm đà giáo, hạ đều các góc của mỗi dàn xuống, hạ từng đốt
một.
* Khi toàn bộ đá giáo được hạ xuống 2 (cm) thì dừng lại. Dùng bu lông vít tách
ván đáy dầm khỏi bê tông.
* Hạ tiếp đá giáo xuống khoảng từ 5 - 8 (cm) nữa, dùng cẩu 25 (T) để hạ đà giáo
xuống.
11.2.3.4. Hợp long nhịp chính
- Quá trình hợp long dầm được thực hiện bởi 1 xe đúc và được tiến hành theo các
bước sau :

SVTH: NGUYỄN THÀNH BÁ

248

Lớp: Cầu Hầm – K48


THIẾT KẾ KỸ THUẬT

GVHD: NGÔ CHÂU PHƯƠNG

- Điều chỉnh khối hợp long theo phương ngang :
+ Các neo trên đỉnh mặt cầu được neo xuống hộp bằng các thanh thép cường độ
cao PC32 với lực trong mỗi thanh là 20 (T).
+ Điều chỉnh cánh hẵng bị lệch theo phương ngang bằng các thanh thép cường độ
cao xiên.
- Điều chỉnh khối hợp long theo phương thẳng đứng :
+ Việc điều chỉnh khối hợp long theo phương đứng nhờ dàn chủ của xe đúc.

+ Kich thanh neo ra phia sau, tăng lực cho tới khi thanh 38 đạt được cường độ
cần thiết.
+ Khoá kích, xiết chặt thanh neo và neo chống .
+ Tháo dần thanh neo ở chân trước xe đúc và tăng áp lực kich phia trước để kéo
cánh hẵng lên.
+ Khi đạt được cao độ yêu cầu thì neo thanh thép CĐC phia trước và tăng áp lực
kích cho tới khi lực trong thanh đạt 10 (T).
+ Khoá kích, chêm chèn thanh chống.
- Lắp đặt các thanh chống tạm :
+ Hai thanh chống tạm được lắp vao để phục vụ cho quá trình hợp long.
+ Hai đầu thanh chống dưới được lắp đầy bằng vữa xi măng khong co ngót.
+ Sau khi hai bó cáp dự ứng lực được căng tạm thời, hai đầu thanh chống trên
cũng
được chèn bằng vữa xi măng không co ngót.
- Căng kéo tạm các bó cáp trên bản đay hộp: Sau khi vừa xi măng đạt cường độ,
tiến hanh căng bó cáp đầu tiên .
+ Bó cáp này được căng tới 75 % Pk.
+ Theo dõi đồng hồ đặt gần thanh chống phia dưới, tháo bỏ các liên kết dọc trên
đỉnh trụ T2.
+ Căng kéo bó cáp thứ hai đến 50 % Pk.
- Căng kéo các bó cáp bản đáy hộp: Sau khi bê tông đạt cac cường độ yêu cầu tiến
hành căng kéo các bó cốt thép còn lại.
- Sau khi căng kéo cốt thép xong, tiến hành hoàn thiện thi công nhịp liên tục.
- Thi công lớp phủ mặt cầu, lan can, ống thoát nước, khe co giãn .

SVTH: NGUYỄN THÀNH BÁ

249

Lớp: Cầu Hầm – K48



THIẾT KẾ KỸ THUẬT

GVHD: NGÔ CHÂU PHƯƠNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05.
2. Cầu bêtông cốt thép trên đường ôtô Tập 1, Tập 2 – GS. TS. Le Đình Tâm – NXB
Xây Dựng.
3. Công nghệ đúc hẫng cầu bê tông cốt thép – GS. TS. Nguyễn Viết Trung – NXB
Giao Thông Vận Tải.
4. Thiết kế dầm hộp bêtông ứng suất trước đúc hẫng – KS Đinh Quốc Kim – NXB
Giao Thông Vận Tải.
5. Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với Midas/Civil Tập 1, Tập 2. – Trần Ngọc
Linh.
6. Nền và móng công trình cầu đường – Bui Anh Định, Nguyễn Sỹ Ngọc – NXB Giao
Thông Vận Tải
7. Nền và móng – Châu Ngọc An – NXB Giao Thông Vận Tải.
8. Nền móng – TS. Nguyễn Thanh Đạt – ĐH Giao Thong Vận Tải TP Hồ Chí Minh.

SVTH: NGUYỄN THÀNH BÁ

250

Lớp: Cầu Hầm – K48




×