Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng của thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.12 KB, 87 trang )

LỜI CẢM ƠN
Thực tế, để có thể đi tới thành công nào cũng cần tới sự giúp đỡ của
những người khác. Với tôi, để có thể hoàn thành bản luận văn thạc sĩ kinh tế
này đã có sự giúp đỡ của rất nhiều người đặc biệt là TS. Bùi Xuân Dũng,
người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành
luận văn thạc sĩ, những bạn bè, đồng nghiệp đã giúp tôi có được các số liệu
điều tra.
Trong thời gian thực hiện luận văn bước đầu đã có những thành quả
nhất định để có thể làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo. Do kiến thức
còn hạn chế, thời gian thực hiện chưa quá dài để có thể sâu sát vào từng vấn
đề nên khó tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, tôi mong sẽ nhận được sự góp ý
chân thành của quý thầy, cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Học viên

Nguyễn Văn Nhất


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích
có rừng 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của
sản xuất lâm nông nghiệp theo Bộ NN&PTNT. Như vậy, ngành Lâm nghiệp
đã và đang thực hiện hoạt động quản lý và sản xuất trên diện tích đất lớn nhất
trong các ngành kinh tế quốc dân. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu
trên các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu cư


dân thuộc nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh
tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn.
Những năm gần đây tuy diện tích rừng có tăng nhưng chất lượng rừng
tự nhiên cũng như rừng trồng còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất và
phòng hộ. Hiện trạng diện tích đất chưa sử dụng toàn quốc còn 6,67 triệu ha,
trong đó đất trống đồi núi trọc là 6,16 triệu ha chiếm 18,59% diện tích của cả
nước, chủ yếu là đất thoái hóa. Đây là nguồn tài nguyên tiềm năng nhưng
đồng thời cũng là thách thức cho phát triển sản xuất lâm nghiệp. Hoạt động
sản xuất lâm nghiệp trong giai đoạn vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng, đặc biệt công tác bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi toàn quốc
đã ngăn chặn được tình trạng phá rừng nguyên sinh trái phép, diện tích rừng
tăng từ 9,30 triệu ha năm 1995 lên 11,31 triệu ha năm 2000 và 12,61 triệu ha
năm 2005 (bình quân tăng 0,3 triệu ha/ năm). Hiện nay mỗi năm mới trồng
được khoảng 200.000 ha rừng. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt khoảng
2.000.000 m3/năm để cung cấp nguyên liệu cho chế biến hàng lâm sản xuất
khẩu và tiêu dùng trong nước.
Rừng Hà Nội còn đặc biệt hơn nó vô cùng quan trọng, được mệnh danh
là lá phổi xanh của thủ đô Hà Nội. Điều này được khẳng định rất đúng với
thực tế về môi trường của thủ đô, không có cây xanh, không có rừng, chẳng
khác nào thủ đô ở giữa sa mạc, khói bụi ô nhiễm môi trường ở Hà Nội là vấn


đề cả thế giới quan tâm vì thủ đô Hà Nội là thành phố xanh vì hoà bình. Hiện
trạng diện tích rừng của thành phố Hà Nội chỉ có gần 24.000, ha và độ che
phủ là 7,2% rất nhỏ so với tổng diện tích tự nhiên 3.344,7 km2. Với diện tích
rừng quá ít mặt khác rừng Hà Nội lại chịu rất nhiều sức ép do đô thị hoá (diện
tích rừng ngày càng bị thu hẹp) do đó công tác bảo vệ và phát triển rừng của
Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn và thách thức. Với lý do đó, tôi đã chọn đề
tài: "Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
tài nguyên rừng của thành phố Hà Nội”. Nhằm góp phần đưa ra một số giải

pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần cho công
tác quản lý và bảo vệ rừng phát triển bền vững cho thành phố Hà Nội.


Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Trên thế giới
Giai đoạn đầu của thế kỷ 20, hệ thống QLBV&PTR tập trung đã thực
hiện tại nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển.
Trong giai đoạn này vai trò của cộng đồng ít được quan tâm. Vì vậy,
họ chỉ biết khai thác tài nguyên rừng lấy lâm sản và đất đai để canh tác nông
nghiệp phục vụ nhu cầu cuộc sống hiện tại. Cùng với sự phát triển của các
ngành công nghiệp, nhu cầu lâm sản ngày càng tăng đã dẫn đến tình trạng
khai thác quá mức tài nguyên rừng và làm cho tài nguyên rừng ngày càng suy
thoái.
Vào cuối thế kỷ 20, khi tài nguyên rừng đã bị suy thoái nghiêm trọng
thì con người mới nhận thức được rằng tài nguyên rừng là có hạn và đang bị
suy giảm nhanh chóng, nhất là tài nguyên rừng nhiệt đới. Theo thống kê của
FAO thì chỉ hơn 100 năm nữa rừng nhiệt đới sẽ hoàn toàn bị biến mất, loài
người sẽ phải chịu những thảm họa khôn lường về kinh tế, xã hội và môi
trường.
Để ngăn chặn tình trạng mất rừng, bảo vệ và phát triển vốn rừng trên
phạm vi toàn thế giới, cộng đồng quốc tế đã thành lập nhiều tổ chức, tiến
hành nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều Công ước bảo vệ và phát triển
rừng, trong đó có Chiến lược bảo tồn quốc tế (1980 và điều chỉnh năm 1991).
Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO năm 1983), Chương trình hành động rừng
nhiệt đới (TFAP năm 1985), Hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển
(UNCED tại Rio de janeiro năm 1992), Công ước về buôn bán các loài động
thực vật quý hiếm (CITES), Công ước về ĐDSH (CBD, 1992), Công ước về



thay đổi khí hậu toàn cầu (CGCC, 1994), Công ước về chống sa mạc hóa
(CCD, 1996). Hiệp định quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTA, 1997). Những năm
gần đây nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế và quốc gia về QLRBV đã liên tục
được tổ chức.
Là tổ chức đầu tiên đáp ứng vấn đề quản lý rừng bền vững (QLRBV) ở
rừng nhiệt đới, tổ chức Gỗ Nhiệt đới quốc tế đã biên soạn một số tài liệu quan
trọng như: “ Hướng dẫn quản lý rừng tự nhiên nhiệt đới” (ITTO, 1992),
“Hướng dẫn thiết lập hệ thống quản lý bền vững các khu rừng trồng trong
rừng nhiệt đới (ITTO, 1993) và “ Hướng dẫn bảo tồn ĐDSH của rừng sản
xuất trong vùng nhiệt đới” (ITTO, 1993b). Tổ chức ITTO đã xây dựng chiến
lược quản lý bền vững rừng nhiệt đới, buôn bán lâm sản nhiệt đới cho năm
2000.
Hai động lực thúc đẩy sự hình thành hệ thống QLRBV là xuất phát từ
các nước sản xuất sản phẩm gỗ nhiệt đới mong muốn tái lập một lâm phận sản
xuất ổn định và khách hàng tiêu thụ sản phẩm gỗ nhiệt đới mong muốn điều
tiết việc khai thác rừng để đáp ứng các chức năng sinh thái toàn cầu. Vấn đề
đặt ra là phải xây dựng những tổ chức đánh giá QLRBV.
Trên quy mô quốc tế, Hội đồng quản trị rừng đã được thành lập để xét
công nhận tư cách của các tổ chức xét và cấp chứng chỉ rừng. Với sự phát
triển của QLRBV, Canađa đã đề nghị đặt vấn đề QLRBV trong hệ thống quản
lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.
Hiện nay, trên thế giới đã có các bộ tiêu chuẩn quản lý bền vững cấp
quốc gia (Canada, Thụy Điển, Malaysia, Indonesia ...) và cấp quốc tế của tiến
trình Helsinki, tiến trình Montrean. Hội đồng quản trị rừng (FSC) và tổ chức
gỗ nhiệt đới đã có bộ tiêu chuẩn “ Những tiêu chí và chỉ báo quản lý rừng
(P&C) đã được công nhận và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và các tổ


chức cấp chứng chỉ rừng đều dùng bộ tiêu chí này để đánh giá tình trạng quản

lý rừng và xét cấp chứng chỉ QLRBV cho các chủ rừng.
Tháng 9/1998, các nước trong khu vực Đông Nam Á đã họp hội nghị
lần thứ 18 tại Hà Nội, để thỏa thuận về đề nghị của Malaysia xây dựng bộ tiêu
chí và chỉ số về QLRBV ở vùng ASEAN (viết tắt là C&I ASEAN). Thực chất
C&I của A SEAN cũng giống với C&I của ITTO, bao gồm 7 tiêu chí và cũng
chia làm 2 cấp quản lý là cấp quốc gia và cấp đơn vị quản lý. Tuy nhiên, việc
áp dụng vào từng quốc gia trong vùng và từng địa phương trong một quốc gia
còn gặp nhiều khó khăn, bởi vì các tiêu chuẩn không hoàn toàn phù hợp với
từng địa phương trong vùng.
Trong thời gian chưa đến 20 năm kể từ khi sáng kiến QLRBV được các
chủ rừng thực hiện trên thế giới đã đạt được (30/10/2009): 117,09 triệu ha
rừng được cấp chứng chỉ FSC về QLRBV=5% diện tích rừng sản xuất. (một
diện tích tương đương 2 lần như vậy cũng đã được cấp chứng chỉ PEFC)
trong 995 giấy chứng chỉ của 82 quốc gia. Giá trị gỗ có nhãn CCR FSC ước
20 tỷ USD. Trong số này Canada đứng đầu với trên 23 triệu ha, Nga thứ 2 thế
giới với 21 triệu ha, trong khi VN mới có 10.000 ha rừng trồng đạt chứng chỉ
rừng FSC năm 2006 ...
Từ kết quả trên, bài học kinh nghiệm của thế giới đối với QLRBV là:
- QLRBV nhằm đạt được đồng thời các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi
trường;
- QLRBV sẽ thành công khi giải quyết được hài hòa các mối quan hệ về
lợi ích giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cộng đồng với quốc gia;
- Tính tự do tiếp cận của tài nguyên rừng sẽ là cản trở lớn nhất cho
QLRBV. Cần chuyển giao một phần trách nhiệm về quản lý rừng từ cơ quan
Chính phủ sang cộng đồng địa phương. Sự hợp tác trong quản lý rừng giữa


Nhà nước với cộng đồng, giữa các đối tượng hưởng lợi là yếu tố quan trọng
đảm bảo sự thành công của QLRBV;
- QLRBV cần dựa đồng thời vào chính sách và thể chế Nhà nước, quy

định và tổ chức cộng đồng và phát triển mọi tiềm năng quản lý của các hộ gia
đình;
Chiến lược chung của các nước trong QLRBV có thể tóm tắt như sau:
(1). Bổ sung và sửa đổi chính sách để tăng quyền quản lý và sử dụng
rừng cho người dân và các cộng đồng. Những giải pháp chủ yếu để tăng
quyền quản lý rừng cho người dân và cộng đồng là: cấp giấy chứng nhận
quyền quản lý sử dụng rừng cho hộ gia đình và cộng đồng; quy hoạch phát
triển có sự tham gia của người dân; xây dựng những hương ước đảm bảo
quyền sở hữu hoặc sử dụng và phát triển tài nguyên rừng; xây dựng những
hợp đồng trách nhiệm giữa gia đình, cộng đồng với Nhà nước;
(2). Kết hợp những giải pháp hỗ trợ kinh tế để khuyến khích với những
giải pháp hành chính cứng rắn, chú trọng phát triển đồng bộ cả giải pháp khoa
học công nghệ, giải pháp kinh tế và giải pháp xã hội cho quản lý bảo vệ và
phát triển rừng;
(3). Xây dựng theo phương pháp cùng tham gia những chương trình
QLRBV ở tất cả các giai đoạn lập kế hoạch, triển khai, giám sát, đánh giá,
điều chỉnh kế hoạch và tiếp tục thực hiện kế hoạch để phát huy đầy đủ nhất
những nội lực của cộng đồng cho quản lý rừng;
2.2. Ở Việt Nam
Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam có thể được chia
thành 3 thời kỳ:
a. Thời kỳ trước năm 1945


Theo tài liệu trong Chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp trước năm
1945 quản lý lâm nghiệp được tổ chức theo hạt. Ranh giới hạt lâm nghiệp
không phụ thuộc nhiều vào ranh giới hành chính tỉnh, huyện mà là đơn vị
quản lý Nhà nước trong một lãnh thổ có rừng vừa có chức năng thừa hành
pháp luật, có quyền bắt, tịch thu, phạt và truy tố người vi phạm luật pháp về
lâm nghiệp. Quy mô của hạt phụ thuộc vào cường độ kinh doanh lâm nghiệp.

Dưới hạt có các đồn hoặc trạm QLBVR, quản lý một địa phận nhỏ hơn và
thường được gọi là đồn kiểm lâm.
Trong thời kỳ này toàn bộ rừng nước ta là rừng tự nhiên đã được chia
theo các chức năng để quản lý sử dụng là: Rừng chưa quản lý – Rừng mở để
kinh doanh - và Rừng cấm.
Nhìn chung trong thời kỳ này rừng Việt Nam còn phong phú, nhu cầu
lâm sản và rừng nói chung của con người còn thấp, rừng bị khai thác lợi dụng
tự do, không có sự can thiệp của cộng đồng. Mức độ tác động của con người
vào tài nguyên rừng còn ít, tài nguyên rừng còn phong phú đa dạng, vấn đề
QLBV&PTR chưa được đặt ra.
b. Thời kỳ từ 1946 – 1990
- Về tổ chức quản lý: Cấp quản lý Nhà nước Trung ương có Tổng cục
lâm nghiệp sau này là Bộ Lâm nghiệp. Đến năm 1973, Bộ lâm nghiệp được
Chính phủ cho thành lập Cục kiểm lâm, là cơ quan thực thi pháp luật bảo vệ
rừng.
Ở cấp tỉnh có các Ty lâm nghiệp sau này là Sở lâm nghiệp, là cơ quan
quản lý lâm nghiệp của tỉnh kiêm cả việc quản lý các doanh nghiệp lâm
nghiệp;
Ở cấp huyện: có các Hạt lâm nghiệp trực thuộc UBND huyện, đồng thời
là cơ quan ngành dọc của các sở Lâm nghiệp.


- Về tổ chức quản lý sử dụng rừng: Rừng được chia thành 3 chức năng
để quản lý sử dụng, đó là: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Ở
mỗi tỉnh rừng và đất rừng được chia thành các tiểu khu có diện tích trung bình
1.000 ha. Các tiểu khu được thể hiện trên bản đồ địa hình theo ranh giới tự
nhiên như dông núi, sông suối các địa hình, địa vật để nhận biết. Tổ chức sản
xuất 3 loại rừng được hình thành và phát triển từ năm 1986, nhất là khi có
Luật Bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản pháp quy dưới Luật.
Trong thời kỳ này hoạt động của ngành lâm nghiệp đã trải qua nhiều

giai đoạn khác nhau. Ngay sau khi hòa bình lập lại, toàn bộ diện tích rừng và
đất rừng ở miền Bắc được quy hoạch vào các lâm trường quốc doanh. Nhiệm
vụ chủ yếu là khai thác lâm sản để phục vụ cho nhu cầu phát triển của các
ngành kinh tế và của nhân dân. Nhiệm vụ xây dựng và phát triển vốn rừng tuy
có đặt ra nhưng chưa được các đơn vị sản xuất kinh doanh lâm nghiệp quan
tâm đúng mức. Cùng với mức độ tăng nhanh về dân số, tình trạng chặt phá
rừng tự nhiên lấy đất sử dụng canh tác nông nghiệp, lấy các sản phẩm gỗ, củi
và các lâm sản khác ngày càng diễn ra nghiêm trọng hơn. Những hình thức
quản lý sử dụng tài nguyên rừng như trên đã làm cho tài nguyên rừng nước ta
bị tàn phá một cách nặng nề. Diện tích rừng đã bị thu hẹp lại từ 14,3 triệu ha
(năm 1945) xuống còn khoảng 10 triệu ha (năm 1985).
Giai đoạn từ 1945-1960: công tác bảo vệ rừng chủ yếu là khoanh nuôi
bảo vệ, hướng dẫn nông dân miền núi sản xuất trên nương rãy, ổn định công
tác định canh, định cư, khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
Giai đoạn 1961-1975: QLBV&PTR được đẩy mạnh, khoanh nuôi tái
sinh rừng gắn chặt với công tác định canh định cư. Công tác khai thác rừng đã
chú ý đến thực hiện theo quy trình quy phạm, đảm bảo xúc tiến tái sinh tự
nhiên. Nhìn chung công tác QLBV&PTR được thống nhất quản lý từ Trung
ương đến địa phương.


Sau ngày thống nhất đất nước, công tác QLBV&PTR được tổ chức
thông qua lực lượng kiểm lâm trên toàn quốc, được kiện toàn đến các lâm
trường quốc doanh, các Liên hiệp Lâm-Nông-Công nghiệp, đồng thời quản lý
đến từng tiểu khu rừng. Giai đoạn này Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ
tài nguyên rừng thông qua các lâm trường quốc doanh, người dân và cộng
đồng đã bị tách rời khỏi các hoạt động quản lý sử dụng tài nguyên rừng của
Nhà nước. Đây là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng suy thoái tài nguyên
rừng nhanh chóng.
c. Thời kỳ từ năm 1991 đến nay

Nét đặc trưng cơ bản trong thời kỳ này là sự chuyển đổi cơ chế từ nền
Lâm nghiệp Nhà nước sang lâm nghiệp xã hội, gắn với định hướng phát triển
của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hệ thống và tính chất quản lý ngành cũng đã có sự thay đổi cho phù
hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên rừng tổng hợp, đa ngành, đa mục tiêu.
Trong sự thay đổi có tính cách mạng về tính chất và quản lý, hàng loạt
các chủ trương, chính sách mới được ban hành, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát
triển của ngành lâm nghiệp nói chung và vấn đề quản lý tài nguyên rừng bền
vững nói riêng.
Công tác tổ chức quản lý: Từ năm 1995 Bộ lâm nghiệp được sát nhập
với Bộ Nông nghiệp và Bộ thủy lợi thành Bộ NN&PTNT, trong Bộ mới có 2
Cục chuyên ngành Lâm nghiệp đó là Cục lâm nghiệp và Cục kiểm lâm.
Tại các tỉnh có Sở NN&PTNT, trong Sở có hai cơ quan chuyên ngành
lâm nghiệp là Chi cục Phát triển lâm nghiệp và Chi cục kiểm lâm. Mặc dù tổ
chức kiểm lâm được quy định là là lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng và
thừa hành pháp luật, nhưng trên thực tế lực lượng kiểm lâm đã tham gia nhiều
công tác về phát triển lâm nghiệp như: giao đất giao rừng, thực hiện các dự án


trồng rừng, nhất là Chương trình 327, trực tiếp bảo vệ rừng ở các Vườn quốc
gia, một số khu bảo tồn thiên nhiên và những khu rừng phòng hộ chưa thiết
lập được ban quản lý rừng.
Ở cấp huyện, có phòng NN&PTNT và Hạt kiểm lâm. Phòng
NN&PTNT giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn. Hạt kiểm lâm trực
thuộc Chi cục kiểm lâm cấp tỉnh và chịu sự lãnh đạo của UBND huyện để
thực hiện các nhiệm vụ được giao cho lực lượng kiểm lâm trên địa bàn;
Ở cấp xã, thực hiện chủ trương của Bộ NN&PTNT về việc bố trí kiểm
lâm viên đến địa bàn các xã, hiện nay đa số các xã đã có kiểm lâm viên, công
tác BVR được tăng cường đến tận các khu rừng trên địa bàn xã. Ngoài ra,

theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT, tại mỗi xã có một ủy viên UBND xã
được giao thực hiện các công tác có liên quan đến NN&PTNT, nhưng đến nay
việc tổ chức và bố trí cán bộ ở cấp xã chưa tạo được điều kiện để UBND xã
thực hiện các nhiệm vụ đã quy định.
- Công tác tổ chức sử dụng tài nguyên rừng: Do yêu cầu về chức năng
bảo tồn và phòng hộ của rừng ngày càng trở nên quan trọng, để đảm bảo môi
trường bền vững, phát triển kinh tế xã hội nên các hoạt động lâm nghiệp đặc
biệt quan tâm đến 2 loại rừng đặc dụng và phòng hộ. Tháng 11 năm 1997
Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam đã thông qua Dự án
trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998-2010. Trong đó gồm 2 triệu ha rừng
đặc dụng, phòng hộ và 3 triệu ha rừng sản xuất. Hiện nay đã có hệ thống luật
pháp và những chính sách quan trọng để bảo vệ phát triển rừng và QLBVR.
Việc ban hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đã đánh dấu sự phát triển
về chiều sâu và chất lượng của sự nghiệp QLBV&PTR. Những văn bản pháp
quy, Nghị định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ lâm nghiệp ban
hành đã góp phần thể chế hóa luật pháp của Nhà nước. Công tác giao đất


khoán rừng được gắn với công tác định canh định cư, người dân vùng núi đã
biết sản xuất kinh doanh trên mảnh đất của mình, góp phần xóa đói giảm
nghèo nâng cao đời sống cho nhân dân. Trong những năm gần đây, thực hiện
đường lối đổi mới với cơ chế mở cửa hội nhập quốc tê. Chính phủ Việt Nam
đã quan tâm đến công tác QLBV&PTR và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng
bằng các giải pháp chính sách, tổ chức quản lý, xã hội hóa nghề rừng. Việc
QLBV&PTR trong giai đoạn này chỉ mới thực hiện trên cơ sở chỉ tiêu quản lý
về diện tích rừng và giảm sản lượng khai thác rừng tự nhiên, tăng khai thác
rừng trồng. Đồng thời với việc thiết lập các khu rừng đặc dụng, xây dựng các
dự án trồng và bảo vệ rừng phòng hộ, đồng thời đẩy mạnh việc trồng rừng sản
xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Vấn đề quản lý tài nguyên rừng ở nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn

khác nhau với trình độ nhận thức và cách thức tổ chức khác nhau. Trong thời
kỳ đầu, tài nguyên rừng còn phong phú, nhu cầu xã hội còn thấp nên người ta
quan niệm rừng là kho tài nguyên vô tận, chỉ cần khai thác hợp lý mà không
cần tái tạo và xây dựng vốn rừng. Thời kỳ 1946-1990, đặc biệt là sau hòa bình
lập lại, nhận thức về rừng của con người đã có sự thay đổi, song đất nước lại
trải qua cuộc chiến tranh kéo dài nên những hoạt động xây dựng rừng tuy có
được quan tâm song chưa đúng mức. Trong khi đó nhu cầu lâm sản ngày càng
nhiều nên tài nguyên rừng bị khai thác mạnh và giảm sút rất nhanh chóng, đặc
biệt là thời kỳ 1980-1990.
Ngày nay, nhận thức của con người về rừng đầy đủ hơn song những điều
kiện để phục hồi lại diện tích rừng đã bị tàn phá nặng nề đó còn rất nhiều khó
khăn nên công tác quản lý tài nguyên rừng bền vững càng trở nên cấp thiết
hơn. Vì tình trạng suy thoái tài nguyên nếu không được chấm dứt và tài
nguyên rừng không được phục hồi nhanh chóng thì đến một lúc nào đó độ che


phủ của rừng sẽ thấp hơn mức an toàn, điều đó sẽ gây nên những tác hại khôn
lường cho nền kinh tế, cho sự ổn định xã hội và môi trường sinh thái.
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển, lương thực đã được an
toàn và ổn định, nhiều loại chất đốt đã thay thế một phần củi, công tác quản lý
sử dụng tài nguyên rừng đã được thực hiện tốt trong nhiều năm qua. Chính
phủ Việt Nam đã quan tâm đến QLBVR và khai thác hợp lý tài nguyên rừng
bằng các giải pháp chính sách, tổ chức quản lý, xã hội hóa nghề rừng. Song
chỉ tiêu được chú trọng trong QLBVR mới chỉ dừng ở mặt diện tích, các chỉ
tiêu về tính ĐDSH, khả năng giữ đất, giữ nước và bảo vệ môi trường lại được
xử lý bằng cách xây dựng các khu đặc dụng và các dự án trồng và bảo vệ rừng
phòng hộ. Năm 1992 Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình trồng
rừng phòng hộ 327, thực hiện từ năm 1993-1998 Chương trình này được lồng
ghép vào Chương trình 5 triệu ha rừng. Mục tiêu chủ yếu của Chương trình 5
triệu ha rừng là xây dựng, bảo vệ rừng để đảm bảo an toàn môi trường sinh

thái; đồng thời thỏa mãn nhu cầu lâm sản phục vụ cho nền kinh tế quốc dân.
Hiện nay ở Việt nam tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV được tổ công tác
FSC Việt nam biên soạn trên cơ sở điều chỉnh bổ sung những tiêu chuẩn và
tiêu chí quản lý rừng của FSC quốc tế, có sử dụng những ý kiến đóng góp của
các nhà quản lý và sản xuất lâm nghiệp trong nước và quốc tế. Để vừa đảm
bảo những tiêu chuẩn quốc tế, vừa phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam
và đã được Ban giám đốc FSC quốc tế phê duyệt năm 1999. Do những tiêu
chuẩn và những tiêu chí áp dụng chung cho toàn quốc, đồng thời phải phù
hợp với tiêu chuẩn chung của quốc tế nên việc áp dụng không thể phù hợp
hoàn toàn với mọi trường hợp và mọi điều kiện ở từng địa phương. Vì vậy,
khi áp dụng những tiêu chuẩn và những tiêu chí cần có sự mềm dẻo trong một
phạm vi nhất định, vừa được các tổ chức chứng chỉ rừng quốc tế và FSC quốc
gia chấp nhận.


Trong quá trình QLBV&PTR của nước ta qua các thời kỳ, đặc biệt công
tác QLRBV mới được thực hiện trong những năm gần đây có thể rút ra bài
học kinh nghiệm chính sau:
- Các chủ rừng cần xây dựng một phương án QLRBV và chứng chỉ rừng
tuân theo tiêu chí của FSC thay cho phương án điều chế rừng đơn giản hiện
nay. Có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ khi triển khai thực hiện phương án
QLRBV và chứng chỉ rừng.
- Xây dựng một lộ trình cho sản phẩm lâm nghiệp quốc gia tiếp cận một
cách vững chắc với các yêu cầu của quốc tế.
- Tăng cường sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong quá trình
thực hiện QLRBV thông qua việc tuyên truyền lợi ích của việc thực hiện cấp
chứng chỉ rừng đối với các chủ rừng. Xây dựng năng lực quản lý của các chủ
rừng để có thể nhanh chóng tiếp cận được các tiêu chuẩn của thế giới.
- Sự tham gia của người dân, của cộng đồng là một trong những yếu tố
căn bản giúp cho việc QLRBV được tốt hơn. Kinh nghiệm thực tế cho thấy:

cộng đồng là người trực tiếp tác động đến tài nguyên rừng theo hai hướng tích
cực và tiêu cực: được hưởng lợi từ rừng và đồng thời cũng chịu sự tác động
do suy thoái rừng. Trong quản lý rừng cộng động là lực lượng trực tiếp quyết
định đến sự thành công của việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng; là nhân tố
ảnh hưởng quan trọng trong tiến trình QLRBV.
- Công tác đào tạo QLBV&PTR chủ yếu hiện nay tại các trường đại học,
chưa quan tâm đến đối tượng cộng đồng (liên quan trực tiếp và chặt chẽ với
QLRBV). Vì vậy cần thiết lập một hệ thống giáo dục đào tạo đến cộng đồng
để nâng cao nhận thức về rừng, môi trường, kỹ năng quản lý rừng cho cộng
đồng sẽ góp phần thúc đẩy có hiệu quả tiến trình QLRBV.



Chương 2
MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài góp phần cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm
quản lý bảo vệ tài nguyên rừng bền vững cho thành phố Hà Nội nói riêng và
cả nước nói chung.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng tài nguyên rừng của thành phố Hà Nội.
- Phân tích được thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại thành phố
Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác quản lý bảo vệ rừng
tại thành phố Hà Nội.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Tìm hiểu về thực trạng tài nguyên rừng và đưa ra các giải pháp để

nâng cao hiệu quả quản lý trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Phạm vi về nội dung: Đánh giá về thực trạng và giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội
+ Phạm vi về không gian: Các xã có diện tích rừng trên địa bàn
thành phố Hà Nội


+ Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và các
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn thành phố
Hà Nội
từ năm 2010 đến nay.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra hiện trạng rừng của thành phố Hà Nội.
+ Hiện trạng lực lượng BVR Thành phố.
+ Diện tích rừng và đất rừng (thu thập phân theo các chủ quản lý) về
các tiêu chí: Diện tích rừng, Đất không rừng, Trồng rừng mới.
- Đánh giá thực trạng trong công tác quản lý rừng tại thành phố Hà Nội.
Vốn đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng (thu thập số liệu
hàng năm của thành phố Hà Nội đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ và phát
triển rừng. Đơn vị tính là triệu đồng/ ha/năm).
+ Chi phí nhân công cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng
hàng năm (tính chi phí nhân công cho công tác trồng rừng của thành phố Hà
Nội. Đơn vị tính là triệu đồng/ha. Nội dung này chủ yếu tính cho công tác
phát triển rừng).
+ Chi phí thuốc bảo vệ thực vật (thu thập số liệu chi phí thuốc bảo vệ
thực vật hàng năm cho công tác phòng trừ sâu bệnh hại rừng) thu thập số liệu
từ chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội với các nội dung: Kinh phí hàng năm nhà
nước cấp, Tình hình sâu bệnh hại rừng, Loài sâu chính thường gặp.
+ Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phòng cháy chữa cháy rừng

(biểu thống kê các công trình cơ sở hạ tầng, thiết bị cho công tác phòng cháy
chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội).
- Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng
tại thành phố Hà Nội. Chỉ tiêu đánh giá về công tác bảo vệ rừng:


+ Đối với cơ quan quản lý nhà nước dùng các chỉ tiêu:
* Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
* Tình hình xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp
* Công tác phòng cháy chữa cháy rừng
* Trang thiết bị nhà nước đầu tư, cơ sở vật chất phục vụ công tác bảo
vệ rừng
* Công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ & phát triển rừng
+ Đối với các chủ rừng là các tổ chức dùng các chỉ tiêu:
* Lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng
* Trang thiết bị phục vụ phòng cháy chữa cháy rừng
* Kinh phí nhà nước cấp hàng năm cho công tác bảo vệ rừng.
Chỉ tiêu đánh giá về phát triển rừng:
+ Tình hình trồng rừng qua các năm.
+ Tình hình khai thác rừng.
+ Nhu cầu gỗ củi tiêu thụ hàng năm.
- Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý
rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Điều tra hiện trạng rừng của thành phố Hà Nội
- Điều tra diện tích rừng trên địa bàn Thành Phố Hà Nội.
+ Phương pháp kế thừa số liệu: sử dụng bản đồ hiện trạng rừng, Sử
dụng số liệu từ Chi cục kiểm lâm, Sở kinh tế và các phòng ban thuộc thành
phố Hà Nội.
- Điều tra phân bố của từng loại rừng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.



+ Thu thập tài liệu có sẵn, bản đồ, số liệu quy hoạch sử dụng tài
nguyên rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội, định hướng phát triển kinh tế
xã hội của thành phố về diện tích rừng.
+ Các văn bản qui phạm pháp luật của nhà nước và địa phương, các
báo cáo nghiên cứu chuyên ngành có liên quan đến quản lý tài nguyên rừng
trên địa bàn thành phố.
2.4.2. Đánh giá thực trạng trong công tác quản lý rừng tại thành phố Hà
Nội.
Phỏng vấn trực tiếp 90 đối tượng tham gia bảo vệ và phát triển rừng
gồm: Đại diện các cơ quan quản lý thành phố Hà Nội về công tác quản lý bảo
vệ rừng, đại diện các Ban quản lý, vườn quốc gia, khu bảo tồn (thu thập số
liệu về rừng và đất rừng, đất chưa có rừng và tình hình phân bố rừng trên
thành phố Hà Nội). (Có biểu mẫu phiếu điều tra kèm theo).
* Phiếu điều tra đối với các tổ chức được giao quản lý gồm ( Vườn
quốc gia Ba Vì; Ban quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn; Trung Tâm phát triển
lâm nghiệp Hà Nội).
Biểu 2.1: Tình hình công tác quản lý rừng:

TT

Năm

1

2011

2


2012

3

2013

Tên đơn vị
Vườn QG Ba Vì
BQLR đặc dụng
Hương Sơn
TTPT lâm nghiệp
Vườn QG Ba Vì
BQLR đặc dụng
Hương Sơn
TTPT lâm nghiệp
Vườn QG Ba Vì

DT rừng được giao
(ha)
Phòng Đặc Sản
hộ
dụng xuất

Số
lượng


Rừng
trồng
mới

(ha)

Ngân
sách
Ghi
hàng
chú
năm cấp
(1000đ)


4

2014

5

2015

BQLR đặc dụng
Hương Sơn
TTPT lâm nghiệp
Vườn QG Ba Vì
BQLR đặc dụng
Hương Sơn
TTPT lâm nghiệp
Vườn QG Ba Vì
BQLR đặc dụng
Hương Sơn
TTPT lâm nghiệp

Nguồn thu thập từ các tổ chức được giao rừng
Biểu 2.2: Tình hình vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng;
Đvt:vụ

TT

Năm

Nội dung vi phạm
- Vi phạm khai thác rừng

2011

- Phá rừng
- Sử dụng rừng trái phép
- Cháy rừng
- Vi phạm khai thác rừng

2012

- Phá rừng
- Sử dụng rừng trái phép
- Cháy rừng
- Vi phạm khai thác rừng

2013
2014

- Phá rừng
- Sử dụng rừng trái phép

- Cháy rừng
- Vi phạm khai thác rừng
- Phá rừng
- Sử dụng rừng trái phép

Vườn

BQL

TT phát

Quốc

rừng

triển

Gia

đặc

lâm

Ba Vì

dụng

nghiệp



- Cháy rừng
- Vi phạm khai thác rừng
2015

- Phá rừng
- Sử dụng rừng trái phép

- Cháy rừng
(Nguồn thu thập thực tế từ Vườn Quốc Gia Ba Vì, Trung tâm PTLN Hà Nội
và BQL Rừng đặc dụng Hương Sơn).
Biểu 2.3. Phiếu điều tra đối với các hộ gia đình được giao
nhận khoán rừng.

STT

Năm

1

2011

2

2012

3

2013

4


2014

5

2015

Số hộ

Loại rừng (ha)
Rừng Rừng Rừng
phòng

đặc

sản

hộ

dụng

xuất

Đề xuất

2.4.3. Phân tích thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng
2.4.4. Phương pháp phân tích xử lý số liệu
2.4.4.1. Phương pháp thống kê
Sử dụng các công cụ của thông kê để mô tả, phân tổ, so sánh, đánh giá
mức độ, tình hình biến động của các số liệu thống kê và số liệu điều tra phục vụ

cho việc phân tích các thông tin về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng
trên địa bàn nghiên cứu.
2.4.4.2. Phương pháp phân tích


Phương pháp phân tích được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu về hiệu
quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng như:
- Sử dụng rừng: có ảnh hưởng như thế nào đến bảo vệ PTR.
- Phát triển rừng: có tác động như thế nào đến BVR.
- Tình hình vi phạm lâm luật: có mức độ ảnh hưởng thế nào.
- Cháy rừng: mức độ huỷ hoại và ảnh hưởng thế nào đến rừng và đất
rừng.
Phân tích các xu thế, các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý bảo
vệ và phát triển rừng của địa bàn nghiên cứu.
2.4.4.3. Phương pháp chuyên gia:
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sẽ tham khảo ý kiến của các
chuyên gia, các cán bộ chuyên môn, những người am hiểu sâu về vấn đề
nghiên cứu nhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung nghiên cứu.


Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - DÂN SINH - KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Đặc điểm cơ bản của rừng và đất rừng thành phố Hà Nội
3.1.1. Các đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới

Hình 3.1. Bản đồ thành phố Hà Nội



Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ
sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến
106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía
Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía
Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải
Phòng 120 km.[8][9] Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm
2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng,
nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn [9].
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây
sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển.
Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng,
nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác.
Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc
Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m),
Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)... Khu vực nội
thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng [9].
Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là:
Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.
Hà Hội sau khi mở rộng có diện tích tự nhiên là: 3344,6 km2, với tổng
dân số khoảng 6,448 triệu người; bao gồm 30 quận, huyện, thị xã.
Trong tổng diện tích tự nhiên của thành phố có 28.851 ha đất lâm
nghiệp, phân bố trên 62 xã của 7 huyện, thị là: Huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Thạch
Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức và Thị xã Sơn Tây, chiếm 17,4 % diện


tích tự nhiên của 7 huyện, thị và chiếm 8,6 % diện tích tự nhiên của toàn
thành phố.

3.1.1.2. Địa hình, khí hậu
- Địa hình, địa thế:
Diện tích đất lâm nghiệp có địa hình đa dạng, phong phú, chia là 2
vùng địa hình chính là vùng núi và vùng đồi gồ.
+ Vùng núi: có độ cao thay đổi từ 300 m đến > 1.000 m, trong đó có
đỉnh Ba Vì cao 1.281 m và một số dãy núi đá vôi ở phía Nam các huyện
(Chương Mỹ, Mỹ Đức) với nhiều hang động đẹp, vùng này thường có độ dốc
lớn, đất hay bị xói mòn, rửa trôi khi mùa mưa đến. Phía Bắc Hà Nội là dãy
núi Sóc Sơn với đỉnh cao nhất là núi Chân chim có độ cao 462 m.
+ Vùng đồi gò: Chủ yếu ở khu vực Hà Tây (cũ) và một số diện tích
thuộc huyện Sóc Sơn. Độ cao chủ yếu từ 30 m đến 300m. Địa hình vùng đồi
gò dốc thoải, có độ dốc trung bình từ 80-200, đây là vùng đất phù hợp với
nhiều loài cây ăn quả, cây công nghiệp, cây đặc sản…
- Khí hậu:
Khí hậu Hà Nội có các đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa:
mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít.
+ Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm từ 23°C đến 23,8°C, nhiệt
độ cao nhất vào tháng 7, tháng 8 (28,3°C đến 39,5°C), thấp nhất vào tháng 1,
tháng 2 (7°C- 15°C).
+ Lượng mưa trung bình năm từ 1.800 mm – 2.200 mm, tháng có
lượng mưa cao nhất là tháng 7, 8, 9 chiếm 60% tổng lượng mưa cả năm. Do
đó trong mùa mưa thường gây ngập úng ở các huyện vùng thấp như: Ứng
Hòa, Phú Xuyên và lũ xuất hiện ở các xã miền núi như: Ba vì, Khánh Thượng
(huyện Ba Vì).


×