Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Vai trò của các tổ chức xã hội đối với phát triển và quản lý xã hội phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.77 MB, 216 trang )

K.ooc D066332

THANG VÃN PHÚC
NGUYẼN MINH PHƯƠNG
ỉỗng chủ biên)

NHÀ XUÃT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA


Biên mục trên xuất bản phẩm
của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thang Văn Phúc
Vai trò của các tổ chức xã hội đối với phát triển và quản
lý xã hội / Ch.b.: Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương. H. : Chính trị Quốc gia, 2010. - 592tr. ; 21cm
1. Tổ chức xã hội 2. Phát triển xã hội 3. Quản lí xã
hội 4. Việt Nam
303.4409597 - dcl4
CTB0015p-CIP

32 (V) 1
C T Q G -2 0 1 0


TS. THANG VAN PHÚC
PGS, TS. NGUYẾN MINH PHUUNG
(Đống chủ biên)

VAI TRÒ
CỦA CÁC TÔ CHÚC XÃ HỘI

ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN


VÀ QUẢN LÝ XÃ HỘI


DẠI HỌC THAi iĩ-?j,:

-TEuiỉắMHỌCLlầi
__

*

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - sự THẬT
Hà Nộ i- 2010


TẬP THỂ TÁC GIẢ

TS. THANG VĂN PHÚC
PGS, TS. NGUYỄN M ĩNH PHƯƠNG
GS, TSKH. PHAN XUÂN SƠN
TS. TRỊNH XUÂN GIỚI
TS. NGUYỄN HỮU DŨNG
PGS, TS. BÙI XUÂN ĐÍNH
PGS, TS. NGUYỄN MẠNH HƯỞNG
TS. LÊ ĐẠI NGHĨA
ThS. TRƯƠNG MINH TUẤN

4


LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Ngày nay, các tổ chức xã hội đang ngày càng phát triển vối
nhiều hình thức tổ chức phong phú được tập hợp theo sở thích, ý
ngayện, hoạt động tương trợ xã hội không nhằm mục đích lợi
nhuận... Các tổ chức này hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện,
tự quản, tự trang trải vê' tài chính, đề cao sự đồng thuận, chia sẻ
vể lợi ích. Bên cạnh tính phong phú, đa dạng là một đặc điếm
lốt, các tổ chức xã hội còn có một đặc điểm khác là ngày càng
xuìt hiện sự liên kết, tập hợp các lực lượng lớn hơH trên cơ sở
những sự tương đồng về lợi ích và ý nguyện. Thực tế cho thấy,
trcng đời sông xã hội hiện đại, các tổ chức xã hội ngày càng có
va trò to lớn trong quản lý phát triển xã hội.
ở Việt Nam, nhiều tổ chức xã hội tham gia Mặt trận Tổ
quíc Việt Nam. Trong những năm qua, Đảng ta chủ trương phát
huy hơn nữa vai trò của các tô chức xã hội, nâng cao chức năng
"gám sát và phản biện xã hội" của Mặt trận Tô quốc và các
đoin thê nhân dân nhằm "bảo đảm tính công khai, minh bạch"
củi Nhà nưốc trong các hoạt động kinh tế, tài chính... của các cơ
q m n , tô rhứr nhò nưólp
Để giúp bạn đọc có thêm tài liệu tìm hiểu về vai trò của các
tổ chức xã hội ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam, Nhà xuất
bải Chính trị quốc gia - Sụ thật xuất bản cuốn sách Vai trò của
các tổ chức xã hội đôi với sự p h á t triển và quản lý xã hội
5


của tập thể tác giả do TS. Thang Văn Phúc và PGS, TS. Nguyễn
Minh Phương đồng chủ biên.
Xuất phát từ điều kiện và hoàn cảnh của từng nước, hiện
nay trên thê giới có nhiều quan điểm khác nhau vê các tổ chức
xã hội. Có quan điểm còn cho rằng các tổ chức xã hội được xem

là lĩnh vực tư, tách biệt với nhà nước, thậm chí là lực lượng độc
lập, đôi lập với nhà nước, và coi đây là những vấn đê thuộc lĩnh
vực "xã hội dân sự". Có thể thấy rằng, về vấn đề "xã hội dân sự"
còn có những đánh giá khác nhau, và cần phải tiếp tục nghiên
cứu, trao đổi. Đe bạn đọc thuận tiện nghiên cứu, tham khảo,
chúng tôi cố gắng giữ các luận chứng trong nội dung sách về vấn
đề này và khẳng định rằng đây là các quan điểm riêng của các
tác giả.
Nhà xuất bản xin giói thiệu cucín sách và mong nhận được ý
kiến đóng góp của bạn đọc.
Tháng 10 năm 2010
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ự THẬT

6


LỜI NÓI ĐẦU

Các tổ chức xã hội VỚI tư cách là hình thức liên hiệp
của con người là một trong những hìn h thức tô chức cộng
đồr.g xã hội. Tổ chức xã hội là một trong những phương
thúc tổ chức đời sông xã hội cần thiết, hợp lý trong lĩnh
vực "phi nhà nước", n hằm p h á t huy tính năng động, sáng
tạo tự giác, tự quản của người dân, cộng đồng dân cư,
đồng thời góp phần tạo ra sự cân bằng giữa n hà nưốc và cá
nhàn, các cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội. Trong xã
hộ: hiện đại, các tổ chức xã hội p h á t triển r ấ t phong phú,
đa dạng, vối nhiều loại hình và tên gọi r ấ t khác nh au như:
liên hiệp, hiệp hội, hội, liên đoàn, câu lạc bộ, quỹ, viện,
trung tâm , hội đồng, ủy ban, nhóm tình nguyện, V.V., thực

hiện các chức năng, vai trò xã hội, hoặc mục đích nghề
nghiệp, bảo vệ môi trường, từ thiện, n h â n đạo... Các tổ
chưc xã hội hoạt động tự nguyện, tự chịu trách nhiệm
trước pháp luật, tự chủ về kinh phí h o ạt động.
Ò Việt Nam, trong điểu kiện phát, triển kinli lế thị
trường, các tổ chức xã hội ngày càng tả n g n h a n h về số
lưcìng và phong p hú về loại hình, h ìn h thức tổ chức, đa
dạng vể phương thức h oạt động. Vai trò của các tổ chức xã

7


hội ngày càng trở nên quan trọng đôi với p hát triển xã hội
và quản lý p h át triển xã hội, giải quyết các vân để xã hội
mà Nhà nước "không với tới" hoặc kém hiệu quả trong đời
sống của các cộng đồng dân CƯ; góp phần làm giảm tác
động tiêu cực của kinh t ế thị trường, bởi nhữ ng hoạt động
độc lập bảo vệ lợi ích, quyển lợi của các tổ chức này đối với
từng nhóm cộng đồng.
Hiện nay, ở nước ta sự tồn tại, p h á t triể n và hoạt
động của các tổ chức xã hội là một thực tế, như ng vẫn
thiếu sự thông n h ấ t đồng bộ, n h ấ t là về n h ậ n thức đốì với
các tổ chức xã hội. T h ế nào là tổ chức xã hội? Chúng được
hình th à n h và hoạt động trê n cơ sở, nguyên tắc nào? Vai
trò của các tổ chức xã hội đôi vối p h á t triể n xã hội và
quản lý p h á t triển xã hội trong điều kiện p h á t triển kinh
t ế thị trưòng và xây dựng N hà nước pháp quyển xã hội
chủ nghĩa? c ầ n có chính sách, cơ chế, pháp lu ậ t nào để
bảo đảm cho các tổ chức này hoạt động đún g với tính
ch ất của tổ chức n h â n dân, góp p h ần thực hiện mục tiêu

xây dựng xã hội dân giàu, nưởc m ạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh?, V.V..
Đó là những câu hỏi lón thôi thúc các n hà khoa học
nghiên cứu để tài khoa học cấp nhà nước: "Vai trò các tổ
chức xã hội đối với p h á t triển xã hội và quản lý phát triển
xã hội ở nưốc ta trong điểu kiện p h á t triển kinh tế thị
trường và xây dựng Nhà nước pháp quyển xã hội chủ
nghĩa - cơ sở lý luận và thực tiễn" thuộc chương trìn h
KX02, với mong muốn góp thêm tiếng nói cho việc trả lời
và luận giải những vấn để nêu trên. Chúng tôi xin chân
8


thành cảm ơn sự giúp đỡ, cộng tác có hiệu quả của L ãnh
đạc Viện Khoa học tổ chức nh à nước - Bộ Nội vụ, PGS, TS.
Nguyễn An Lương, PGS, TS. Phạm Bích San, nhà văn
TrỄn Q u an g Điễn, ông T rần Đắc Lợi, TS. Phạm Thị Thu
Hằig. TS. T rầ n Bá Dung, TS. Lê Văn c ầ u , PGS, TS.
Nguyễn Đình Long, ông H oàng Văn Long, ông T rần
Quar.g Vinh, ThS. Lương Thị Lịch, PGS, TS. Ngô Đình
X á', ông Đinh Văn Tư, GS, TS. Phạm T ất Dong, TS.
Nguyễn Đình Liêu, TS. Nguyễn Ngọc Sinh, ông Đào Soát,
GS TS. Ngô Thê Dân, TS. T rần Hữu Thăng, TS. T rần
NhJn, TS. Nguyễn Ninh Thực, bác sĩ Nguyễn Bá Duyệt,
PGS. TS. Nguyễn Thị Chính, GS, TS. Đỗ Gia Phan, PGS,
TS. Nguyễn H ữu Dũng, Kỹ sư T rầ n Ngọc Hùng, bác sĩ
Trển Văn Bản, TS. Lê Thê Bảo, ông Diệp Vãn Sơn, ông
Nguyễn Ngọc Lâm, ThS. Vương Xuân Nguyên.
Xin tr â n trọng giới thiệu cùng bạn đọc.


9



PHẦN THỬ NHẤT

MỘT SÔ VẤN ĐÊ LÝ LUẬIN
VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ
CỈIA CÁC TÒ CHỨC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

11



Chương 1

NHẬN THỨC VÉ VAI TRÒ
CỦA CẤC rổ CHÚỦ XÃ HỘI
1.

Quan niệm về tổ chức xã hội ỏ một sô nước trên

thê gidi và ở nước ta
Sự p h á t triể n của xã hội, trước h ết b ắt nguồn từ sự
ph át triển của mỗi con người. Xã hội tìm th ấ y nguồn lực
thức đẩy sự p h á t triển từ trong nguồn lực của từ ng con
người. N hưng nguồn lực của từ n g con người có th ê được
khơi dậy, được giải phóng nhiều hay ít, m ạnh mẽ hay yếu
ớt, liên tục hay đ ứ t quãng, bền vững hay tạm thòi lại tùy

thuộc vào hai yếu tô: m ột là, sức m ạ n h tiềm tà n g của bản
th â n con ngưòi; h a i lá, sự g ắn kết con người theo quy luật
vận động n h ấ t địn h của một cộng đồng, một tậ p hợp trong
một tố chức.
Theo từ n g uyên chữ H án thì TO là sự tậ p hợp, gom
góp lại nhữ ng gì riêng rẽ, còn CHỨC là đan dệt nên, cấu
trúc sãp xêp theo một t r ạ t tự n h á t dinh nhưng gì được
gom lại để thực hiện m ột chức n ăn g n h ấ t định. Tổ chức ra
đòi do yêu cầu k h ách quan của sự tồn tại và p h á t triển của
con người và của xã hội. Người ta tự tìm đến nhau, liên
13


kết với nh au bởi phải chông chọi với thiên tai, th ú dữ. bỏiìi
nạn xâm chiếm của các thê lực và bởi yêu cầu của xã hội>i
hóa sản xuất. Một người h àn h động riêng lẻ thì họ tụự
quyết định lấy hành động của mình theo suy nghĩ c ủ a cáá
nhân, nhưng khi nhiều người tập hợp vào một tổ chức thìiì
cần phả) thương lượng và thỏa th u ậ n thông n h ấ t VỚI nhauư
để hình thàn h những khê ưốc xã hội. Mục đích của tố chứcc
xã hội có những mục tiêu trù n g hợp với nhữ n g mục tiê u cáá
nhân của các th à n h viên ở những mức độ nào đó, các too
chức này được điều tiết theo nhữ ng nguyên tắc được cácc
th à n h viên thiết lập (điều lệ), hoặc theo những c h u ẩ m
mực, giá trị của tập thê được hình th à n h m ột cách tự phát..,
ít hoặc không có tính chất chính th ứ c 1. N hững k h ế ưóc xãã
hội ra đời và mọi người trong tô chức hàn h động một cáchn
tự nguyện theo những khê ưốc ấy, đồng thời khê ước cũngg
buộc mọi người trong tô chức không được làm n h ữ n g gì ì
vượt ra ngoài khuôn khô của khê ước.

Từ hành động cá thể biến th à n h hành động tập th ế làà
một bước p h át triển của xã hội loài ngưòi. Từ h à n h độngg
tập thể tự p h át mang tính phường hội trở nên h à n h động?
có tr ậ t tự theo k h ế ước (dưới dạng Điều lệ, Quy chế, Nộiá
quy, Chương trình hàn h động, Cương lĩnh... của m ộ t too
chức) là một bước p h á t triển cao hơn của xã hội. Từ h à n h i
động của một tổ chức tiến tối h à n h động phối hợp giữa m ộtt
nhóm các tổ chức, rồi n h iều tổ chức m ang Lính liên m in h i

1. Xem: Nguyễn Khắc Viện (Chủ biên): Từ điên Xã hội học, ',
Nxb. Thế giới, Hà Nội, 1994.
14


toàn dân trong một quốc gia hoặc nhiêu quốc gia lại là một
th a iỊ p h á t triển, con người ngày càng hoàn thiện hơn, xã
hộ] Igày càng tiến lên. Đó chính là một nội dung của sự
phit triển cá n h â n và sự p h á t trien xã hội. N hư vậy là sự
phit triển của các tô chức xã hội có qu an hệ r ấ t m ật thiết
đếí lự p h át triển xã hội và quản lý sự p h á t triển xã hội.
Sự p h át triển của các tổ chức xã hội chịu tác động bởi
n h ể i yếu tô", do vậy mối qu an hệ giữa các tổ chức xã hội
VỐI sự p h á t triển xã hội và quản lý p h á t triển xã hội cũng
chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Muôn cho sự p h á t triển
củi :ác tổ chức xã hội có th ể tích cực thúc đẩy sự p h á t
triỉĩ xã hội và quản lý p h á t triển xã hội, cần phải tạo ra
nhỈầg tiền đề và điểu kiện cần thiết. Tâ’t cả nhữ n g vấn để
đó rói lên rằng: vai trò của các tổ chức xã hội đổi vối sự
phit triển xã hội và quản lý p h á t triển xã hội là một vấn

để him chứa nội dung khoa học và thực tiễn phong phú, là
đò. àỏi cấp th iế t của đời sông xã hội cần được nghiên cứu
tréncả h ai bình diện lý luận và thực tiễn.
Trong lịch sử, các hìn h thức liên hiệp con ngưòi đã
xu.it hiện từ xa xưa, trưốc khi xuất hiện n h à nưốc. N hưng
phả: đến thòi đại tư bản chủ nghĩa, môi quan hệ xã hội
trcriỊ các cộng đồng đó mối được xác lập trê n cơ sở chính
trị - pháp lý n h ấ t định, khi đó các tổ chức xã hội mới thực
sự ra đời. Sự r a đới cúa cac to chưc xa họi x u ấ i p h á t lừ
ch nh nhu cầu v ật chất và tinh th ầ n của con người trong
mót xã hội d ân chủ. Tổ chức xã hội là h ìn h thức liên hiệp
COI người, một trong những h ìn h thức tô chức cộng đồng
15


xã hội; là một trong những phương thức tổ chức đòi scíốnịg
xã hội cần thiết, hợp lý trong lĩnh vực "phi nhà nướớc"",
nhằm p h át huy tính năng động, sáng tạo, tự giác,

tiự

nguyện, tự quản của người dân, cộng đồng dân cư troim^g
ph át triển xã hội và quản lý xã hội, đồng thời góp phần titạco
ra sự cân bằng giữa nhà nước và cá nhân, các cộng đồmiậg
dân cư, các tổ chức xã hội với nhau.
Tổ chức xã hội là "hình thức tập hợp rộng rãi n háâm
dân theo nghê nghiệp, lứa tuổi, sở thích, giới tính... nhằằrm
đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tầng lớp n h â n dân nhhui
học tập, rèn luyện, nâng cao trìn h độ các mặt, giúp đđỡ-i,
động viên nh au trong cuộc sông, tham gia sinh hoạt vàănì

hóa, thể thao, du lịch, xã hội, từ thiện, v.v."1. Các tổ chuứcc
xã hội có quy mô rấ t khác nhau, có tổ chức hìn h th à n h hhệệ
thông trong cả nước, ở tấ t cả các địa phương hoặc tham giỊÍai
tổ chức quốc tế tương ứng; có tổ chức chỉ hoạt động ở điìịai
phương hoặc cơ sở. Các tổ chức xã hội p h á t triển và hoọạtt
động có kết quả là sự phản ánh mức độ tiến bộ vể dân titríí
và dân chủ trong xã hội. N hà nước có trách nhiệm quản H ý ,,
giúp đỡ tạo điêu kiện cho các tổ chức xã hội r a đòi và hoạạtt
động đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọnng;
của các tầng lớp n h ân dân.
Trong một quốc gia, bên cạnh những thiết chê xã háộii
còn có những thiết chế chính trị, thiết chế kinh tế, thiỗết
chế tôn giáo, thiết chế vân hóa cùng những thiêt chê kháac.
Xét riêng những thiết chế xã hội, cũng có nhiều hình thúức

1. Xem: Từ điển Bách khoa Việt Nam, t.4, tr.467.
16


khác nhau, nhiêu chức năn g khác n hau, với những vai trò
khùng giôYig nhau.
Các tố chức xã hội được tố chức và hoạt động theo tinh
thán tự nguyện trong khuôn khô pháp lu ậ t của N hà nước,
nhưng không phải là nhữ ng cơ quan m ang tính quyền lực
nhà nước. Chính vì thế, các tổ chức xã hội còn được gọi là
các tô chức phi chính p h ủ (tiếng Anh là Non govermental
Organization - NGO, tiếng P háp là O rganisation non
gouvernem entale - ONG). T h u ậ t ngữ tô chức phi chính
phủ b ắt đ ầu được d ùng từ năm 1945 sau khi Liên hợp
quìc được th à n h lập.

Theo Từ điển Bách khoa toàn th ư mở Wikipedia, xã
hộ. dân s ự 1, trong đó Các tổ chức xã hội là bộ ph ận chủ
yếu, được hiểu là một m ảng của đòi sống xã hội có tổ chức,
m£ng tính tự nguyện, (hầu như) tự tái tạo, tự tài trợ, độc
lậj với n h à nước, gắn bó với n h a u bằng một t r ậ t tự pháp
lý hay một số nguyên tắc chung. Các tổ chức xã hội do
người dân tự tổ chức để p h á t huy năn g lực sáng tạo, hiện
thưc hóa các ý tưởng để tương tác vói n h à nước n h ằm đ ạt
tới một nền quản trị quốc gia minh bạch, hiệu quả và có
trách nhiệm. Theo đó, các tổ chức xã hội có nhữ ng đặc
trung cơ bản như: 1) Không phải là nhữ ng hoạt động kinh
t ế tư n h â n hướng theo lợi n h u ậ n và cũng không phải là
những h o ạt động chính trị hướng vào việc chiếm lĩnh và

1. Thuật ngữ được sử dụng ở nhiêu nước trên thế giới.
Chúng tôi giữ nguyên luận chứng về nội dung thuật ngữ này để
bạn đọc nghiên cứu, tham khảo (B.T).


thực thi quyển lực nhà nước; 2) Là một khu vực đa dạng
bao gồm những hội. nhóm và tổ chức khác nhau. Những
th à n h tô" này có thể trở th à n h những bảo đảm quan trọng
cho một chính sách p h á t triển bển vững và trong khuôn
khổ hợp tác của các cơ quan nước ngoài, cần phải được ưu
tiên trợ giúp tùy theo thực chất của từng tô chức; 3) Độc
lập tương đối về m ặt chính trị - xã hội, qua đó. các tô chức
có một tiêm năng quan trọng phục vụ cho tiến trìn h phát
triển dân chủ; 4) Đóng vai trò là các th à n h tô’ "dân chủ
tham gia" như là sự bồ khuyết cho các cơ qu an "dân chủ
đại diện"; 5) Có khả năng kết nối VỚI những tổ chức xã hội

khác trên th ế giới.
Do bôi cảnh lịch sử và các mốĩ quan hệ n h à nước - xã
hội khác nhau, có những cách tiếp cận và quan điếm lý
luận khác nhau về các tổ chức xã hội. Theo TS. Irenne
Norlund, có ba cách tiếp cận đối với các tố chức xã hội là:
Thuyết tân tự do cho rằng các tổ chức xã hội tồn tại một
cách độc lập, thuộc "khu vực thứ ba", "khu vực tự nguyện",
ở đó các công dân tự tổ chức th à n h nhóm và giải quyết các
vấn để phát sinh thông qua đôi thoại "dân sự" và biện
pháp phi bạo lực. Vai trò của các tổ chức này là kiêm soát
và làm cân bằng mối quan hệ giữa nh à nước và thị trường.
Theo mô hình Xã hội tốt lành (Good Society), các tồ chức
xã hội là một bộ ph ận cấu th à n h xã hội, không hoàn toàn
tách biệt VỚI nhà nước, thị trường và gia dinh mà nàm ở
kh u vực giao nhau của ba bộ phận này; ran h giới của nó'
cũng không rạch ròi, luôn có sự tương tác giữa nhà nước,
thị trường và các tổ chức xã hội nhằm đem lại sự đồng
18


a

oụiiầiú!
U
.•
*


th u ậ n tot lành cho mọi người. Mô hình Hậu hiện đại
(Postmodern) xem các tổ chức xã hội thuộc khu vực thứ ba

và đề cao vai trò chia sẻ, thông cảm và liên kêt, hợp tác
giữa các bên th a m gia đôi thoại, thảo luận.
Từ góc độ phạm vi, theo Linz và Stepan, các tổ chức xã
hội thuộc lĩnh vực tru n g gian nằm giữa k h u vực tư nhân
và n h à nước, hay còn được gọi là k hu vực thứ ba.
Từ góc độ chức năng, A nirudh K rishna xác định các tô
chức xã hội thực hiện các chức n ăn g ở ba cấp độ khác
nhau: 1) Thể hiện những lợi ích và nhu cầu của công dân;
2) Bảo vệ quyền công dân; 3) Cung cấp h àn g hóa và dịch
vụ trự c tiếp không dựa vào các cơ q u an n h à nưốc. Các tô
chức xã hội có thê thực hiện chỉ một hoặc hai hay ba chức
năng, tùy theo k hả n ăn g và hoàn c ả n h 1.
Theo Liên minh Thê giối vì Sự th a m gia của Công dân
(CIVICUS), các tổ chức xã hội (dân sự) là diễn đàn giữa
gia đ in h , n hà nước và thị trường, nơi m à m ọi con người
bắt tay n h a u đ ể thúc đẩy quyền lợi chung. Theo đó, muốn
cải th iện tín h hiệu quả của N hà nước, cần phải dựa vào
sức m ạ n h tương đôi của thị trường và các tổ chức xã hội,
các tổ chức xã hội có th ể vừa là cộng sự vừa là đôi th ủ
cạnh t r a n h trong việc cung ứng các dịch vụ công cộng; các
tố chức này có thể gây áp lực có ích đối với chính quyền đê
cải th iệ n việc cung cấp và chất lượng các dịch vụ công
cộng. Vai trò cúa các tô chức xã hội được nh ìn n h ậ n là lâp

1.
Dẫn theo Lê Thị Thanh Hương (Chủ biên): Xã hội dân sự
ở Malaixia và Thái Lan, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009.
19



chỗ trông giữa các cá nhân và nhà nước, gồm các nhóm
tình nguyện và các hiệp hội độc lập VỐI chính quyển. Các
tổ chức xã hội hoạt động tích cực và m ạnh là nền tảng cho
hoạt động quản lý nhà nước có hiệu quả, tạo ra khả năng
tham gia một cách tích cực với chính quyển, các môi quan
hệ m ang tính xây dựng giữa mọi ngưòi, các cơ hội đê ản h
hưởng đến chính sách, bênh vực người nghèo, tạo ra
những cơ chê cho sự tham gia của công chúng và th am gia
cung ứng dịch vụ công'.
Theo C.M.Hann và Elizabeth D unrr, các tổ chức xã
hội được xem là lĩnh vực tư, tách biệt với nhà nước, là
không gian mà nhà nưốc không thê can thiệp; và hơn th ế
nữa, nó đôi lập vối nhà nước, trở th à n h một lực lượng độc
lập tham gia vào quá trình giám sá t các hoạt động cua
N hà nước và giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực "dân
sự" mà ở đó nhà nước không đủ nguồn lực và cơ sở xã hội
đế thực hiện.
Theo Marlies Glasius, David Lewis và H akan
Seckmelgin3, các tố chức xã hội được lập nên bởi cộng đồng
dựa trên cơ sở tự nguyện, nằm ngoài phạm vi nhà nưốc; tô
chức và hoạt động của các tô chức xã hội phụ thuộc vào

1. Xem: Ngân hàng Thế giới: Nhà nước trong mật thế giới
đang chuyển đổi và Ngân hàng châu A: Phục vụ và duy tri, cải
thiện hanh chinh, công trong một thếgiơi cạnh tranh.
2. C.M. Hann và Elizabeth Dunn: Xã hội dân sự, UK, 1991
(Tài liệu dịch tham khảo - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam).
3. Marlies Glasius, David Lewis và Hakan Seckinelgin:
Exploring Civil Society, UK, 2004.
20



chê độ chính trị, cấu trúc của hệ thông quyền lực chính trị
của quổc gia và các yếu tô văn hóa. dân tộc. Theo Larry
D iam ond1, các tố chức xã hội là lĩnh vực của đờ] sông xã
hội có tô chức, m ang tính tự nguyện, tự tra n g trải, độc lập
với nhà nước và chịu sự ràng buộc bơi tr ậ t tự pháp luật
hoặc hệ thông lu ật lệ chung do cộng đồng đ ặt ra. Các tố
chức xã hội là thực thê tru n g gian, nằm giữa môi trường
tư và công (nhà nước), bao gồm một dải rộng các tô chức
dộc lập chính thức và không chính thức ở nhiều lĩnh vực:
1) Kinh tê (các hiệp hội ngành nghề và m ạng lưới sản
xuất, thương mại); 2) Văn hóa (đạo đức, tôn giáo, cộng
đồng và các thiết chê tô chức khác bảo vệ các quyền, giá
trị. niềm tin, tín ngưỡng, các biểu tượng cộng đồng); 3)
Thông tin và giáo dục (cho việc tạo ra và p h át tán, dù là
vụ lợi hay phi vụ lợi, những kiến thức, ý tưởng, tin tức và
thông tin công); 4) Dựa trê n lợi ích (thiết kê để thúc đẩy
hay bảo vệ những lợi ích căn bản hay lợi ích v ật chất
chung của các th à n h viên); 5) P h á t triển (các tổ chức kết
hợp các nguồn lực cá n h â n đe cải thiện h ạ tầng, th ê chế,
ch ất lượng cuộc sông của cộng đồng); 6) Hướng vấn đề (các
phong trào bảo vệ môi trường, quyền phụ nữ, cải cách
ruộng đất, hay bảo vệ người tiêu dùng); 7) Công dân (tìm
các phương tiện phi đảng phái để cải thiện hệ thông chính
trị và dân chủ hóa nó thông qua việc theo dõi n h â n quyền,
giáo dục, vận động cử tri, giám sát, theo dõi bầu cử, các nỗ
lục chống th a m nhũng...).

1. Larry Diamond: Hướng tới củng cô dân chủ (The Jonh

Hopkins University Press).
21


Theo Gerassimos Fourlanos các tô chức xã hội dược
hiểu là tống thê các tố chức, thiết chế xã hội tự nguyện,
không phụ thuộc vào hình thức pháp lý, cùng tự nguyện
tham gia vào các hoạt động vì những giá trị. mục tiêu, lợi
ích ch un g1.
N hư vậy có thế thấy, hiện nay có nhiều quan điếm
khác nhau vê vai trò của các tố chức xã hội. Theo quan
điểm của chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tự do mới, các tố
chức xã hội được xem là một thực thê tồn tại độc lập. là
"những hoạt động tập thể tự nguyện" m ang tính cộng
đồng, phân biệt với lĩnh vực riêng tư. cá nhân, gia đình và
phần nào đôi trọng VỚI nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích cộng
đồng. Các tổ chức xã hội được các công dân tự do lập nên
một cách tự nguyện, không bị ép buộc, dựa trên những
nguyên tắc đạo đức. Xuất p hát từ cách "định vị" các bộ
phận của xã hội hiện đại là nhà nước - thị trường - xã hội
dân sự, quan điểm tự do mới cho rằng các tố chức xã hội
chăm lo những người lọt ra ngoài mạng lưới của cạnh
tra n h tự do của thị trường nhằm góp phần hạn chế, khắc
phục hậu quả xấu do thị trường gây ra và tạo cơ hội bình
đắng, hạn chê xung đột xã hội.
Các nhà lý luận dân chủ xã hội quan niệm các tố chức
xã hội có các chức năng: dân chủ hóa xã hội trong một sô
lĩnh vực hoạt động có lựa chọn; tăng cường quyền năng tác

1.

Xem: Tài liệu Hội thảo khoa học: Vai trò của các tô chức
phi chính phủ trong xảy dựng chính sách, pháp luật - Bộ Tư
pháp, Hà Nội. ngày 7-5-2009.
22


dộng của công dân đôi với quá trìn h hìn h th à n h công luận;
tự giúp nh au trên tình đoàn kết: có những điểu chỉnh trên
tin h th ầ n dân chủ dôi VỚI hoạt động quản lý và đôi vối các
đề án chính sách; chinh sửa những hệ lụy "có vấn đề" của
hệ thôVig thị trường (gắn kết các đơn vị kinh tê đóng ỏ địa
phương vào m ạng lưới xã hội dân sự); xây dựng cơ cấu
thích hợp cho hoạt dộng đoàn kết; hoàn th à n h nghĩa vụ
công d â n 1, ơ các nước theo chê độ dân chủ xã hội. các tố
chức xã hội là những đơn vị tạo ra phúc lợi, hạn h phúc và
an sinh xã hội. Hoạt động của các tố chức này có tầm quan
trọng đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe về tinh
th ầ n và thê chât, trong việc truy ền th ụ kinh nghiệm cuộc
sông và định hướng hàn h động cho các th à n h viên.
N hững người theo chú nghĩa cộng'đồng cho rằn g các
giá trị tru y ền thông văn hóa, ngôn ngữ, tập quán sinh
hoạt... là cơ sở đê các th à n h viên trong cộng đồng liên kết
với n h a u n hằm hướng tới sự p h á t triển chung, theo đó xã
hội dân sự được tạo nên từ các mối liên kết xã hội và đoàn
k ết xã hội, chú trọng đến lợi ích cộng đồng, và do đó, xã
hội dân sự không chỉ là các tố chức xã hội dưới dạng các tố
chức phi chính phủ. mà còn là các nhóm, tô chức, mạng
lưới xã hội bán chính thức hoặc không chính thức.
Q uan điểm của những người theo "chủ nghĩa cộng
hòa" cho rằng, các tổ chức xã hội gắn liên VÓI xây dựng

k h u ô n k h ô pháp lu ậ t, ở đó ngiícli dân ý th ứ c v ể trárh

1.
Thomas Meyer và Nicole Breyer: Tương lai của nền dân
chủ, Nxb. Lý luận Chính trị. Hà Nội, 2007.
23


nhiệm của họ đôi với lĩnh vực công cộng của xã hội. Các tô
chức tự nguyện ra đời trên cơ sở pháp lu ậ t nhằm góp phần
giải quyết những vấn đề của cộng đồng.
Mặc dù quan niệm vê phạm vi và vai trò của xã hội
dân sự còn khác nhau, tùy theo quan điểm của mỗi trường
phái và thể chế chính trị - xã hội của các nước, như ng có
một thực tế là các tổ chức xã hội là bộ phận chủ yếu của xã
hội dân sự và có xu hưống ngày càng tă n g vê sô' lượng và
đóng góp cho sự ph át triển xã hội và quản lý xã hội cả ở
phạm vi quốc gia cũng n h ư trên bình diện quốc tế. Đặc
biệt là ở các nước châu Âu, nơi được gọi là "thiên đường
của đòi sống hội", tru n g bình 1.000 dân có 4 hội, trong đó.
nhiều n h â t là ở P hần Lan, cứ 1.000 dân có đến 20 hội; ở
Pháp 1.000 dân có 10 hội. Số lượng hội trung binh ở các
nước châu Á ít hơn, khoảng 0,16-0,33 hội/1.000 dân: Thái
Lan và Philíppin: 0,23 hội/1.000 dân.
Ớ Anh, có trên 400.000 hội tự ngưyện với doanh sô'
được đánh giá tương đương 4% GDP của Anh, trong đó có
181.800 hội thiện nguyện.
Tại Cộng hòa Pháp có gần 730.000 hội khai báo, hằng
năm có khoảng 60.000 hội th à n h lập và có khai báo. Theo
lĩnh vực hoạt động: thể thao có 127.000 hội; y tế - xã hội cớ

82.000 hội; giải trí - th a n h niên có 79.000 hội; thương mại,
việc làm có 73.000 hội; giáo dục và đào tạo có 49.000 hội;
đời sống xã hội có 47.500 hội; n h à ở và môi trường có
41.000 hội; săn bắn và đánh bắt cá có 17.500 hội... Tỷ
trọng chi của khu vực này chiếm 180 tỷ Franc, chiếm 3,3%
GDP của Pháp.
24


ơ Cộng hòa Liên bang Đức có 36.000 hội, mỗi năm có
trê n 10.000 hội được th à n h lập. Các hội có vai trò quan
trọng trong các hoạt động xã hội và phúc lợi xã hội. Các
hội quản lý trê n 40% bệnh viện, 85% các nhà dành cho trẻ
em. 55% các cơ sở dành cho người cao tuổi'.
Tại Cộng hòa Ao, có khoảng 110.000 tổ chức hoạt động
phi lợi nh u ận , trong đó đông n h ấ t là các hiệp hội với
108.459 tổ chức, tiếp theo là các quỹ công: 475 tổ chức, các
công ty: 310 tô chức, các hợp tác xã: 297 tô chức và các quỹ
tư nhân: 115 tô chức. Trong lĩnh vực giáo dục, tổ chức phi
lợi n h u ận chiếm 11,9% tương ứng 26.682 tổ chức; trong
lình vực y tế, tổ chức phi lợi n h u ậ n là 10,3%2.
ơ Liên ban g Nga, tổ chức xã hội gồm nhiều loại hình
với tê n gọi khác n h a u như: tổ chức phi chính phủ, hội,
hiệp hội, phong trào xã hội, quỹ xã hội, tổ chức xã hội độc
lập, tô chức phi lợi nhuận... Sau khi Liên Xô ta n rã, sô
lượng các tô chức xã hội ở Liên bang Nga tă n g lên một
cách n h anh chóng, năm 1990 chỉ có khoảng 4.000 tổ chức,
chủ yếu là các hiệp hội văn hóa, thể thao, hội tình nguyện
vói quân đội và các quỹ hòa bình, đến n ăm 1996 đã có
kho ản g 58.000 tổ chức đăng ký hoạt động VỚI nhiều loại


1. S ứ q u á n P h á p : T ự d o H ộ i t r ê n t h ế giớ i ( T à i l i ệ u d ịc h ) .

2. Dẫn theo: Nguyễn Thị Tuệ Anh (Chủ biên): Tiếp tục cải
cách Dà đổi mới khu vực tổ chức sự nghiệp công lập cung ứng
dịch vụ giáo dục và y tế ở Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội,
2010. tr.110.
25


×