Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

GIÚP HỌC SINH LỚP 4,5 TÌM Ý VÀ LẬP DÀN Ý BÀI VĂN MIÊU TẢ BẰNG KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 17 trang )

----------------------

BÁO CÁO THAM LUẬN

BÁO CÁO THAM LUẬN
GIÚP HỌC SINH LỚP 4,5
TÌM Ý VÀ LẬP DÀN Ý BÀI VĂN MIÊU TẢ
BẰNG KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

Cao Lãnh- 2017


* THỰC TRẠNG:
-Hạn chế của HS: chưa biết sắp xếp các ý
cho logic; câu văn thiếu hình ảnh, cảm
xúc; chưa biết dùng những biện pháp
nghệ thuật đã học (so sánh, nhân hóa)
-Lớp 4, lớp 5, việc tìm ý, lập dàn ý cần sự
tư duy kĩ lưỡng, tốn nhiều thời gian để
tìm ý và sắp xếp các ý HS gặp khó
khăn khi thực hiện  chán nản và “sợ”
phân môn Tập làm văn  viết văn chỉ liệt
kê, câu văn thiếu hình ảnh và cảm xúc.


*CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN
1. HD tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý:
a.Tìm hiểu đề: HS cần đọc kĩ, phân tích đề
b.Tìm ý: quan sát là cơ sở chủ yếu để tìm ý.
c.Lập dàn ý: lựa chọn, sắp xếp ý
2. Phối hợp hiệu quả các PP và KTDH tích


cực trong bước tìm ý và lập dàn ý:
- Các PP: Phương pháp đàm thoại, trò chơi,
quan sát, hoạt động nhóm, đóng vai,...
- Các KTDH tích cực: sơ đồ tư duy, trình
bày 1 phút, chúng em biết 3, phòng tranh,
công đoạn,…


Kĩ thuật sơ đồ tư duy trong bước tìm ý và lập dàn ý
* Cách tiến hành:

- PP sử dụng sơ đồ tư duy: bông hoa, vòi bạch tuộc,
mô hình, cây sự kiện,….
- GV đặt câu hỏi khơi gợi  HS nắm yêu cầu đề bài.
- Kết hợp cho HS quan sát tranh ảnh hay gợi ra các
vấn đề có liên quan nhằm hướng HS vào đề tài.
- GV xây dựng khung mạng trên bảng đồng thời đặt
ra các câu hỏi gợi mở. HS làm việc theo nhóm để
hoàn thành sơ đồ mạng trong phiếu giao việc bằng
cách ghi lại các ý dưới dạng từ, cụm từ, xung quanh
khung chủ đề. Qua đó, các ý cho bài văn được hình
thành.


Ý1

Ý3

CHỦ ĐỀ


Ý2

Ý4

- Các nhóm sẽ trình bày, bổ sung.
- Đánh số thứ tự cho các ý
- GV nhận xét và sắp xếp các ý tạo nên dàn bài
chung cho đề văn.
- Từ dàn bài  mỗi HS sẽ triển khai các ý cho riêng
mình.
- GV nhận xét.


* Ví dụ: Tả con vật
* Hoạt động tìm ý:
- Mục tiêu: HS liệt kê các bộ phận + hoạt
động của con vật.
- Đồ dùng dạy học: Khung sơ đồ tư duy,
thẻ từ
* Các hoạt động: nhóm 4
+ Hãy liệt kê các bộ phận chính, hoạt động
của con vật trình bày theo sơ đồ mạng.
+ Sau đó yêu cầu 1 2 nhóm HS nhanh
nhất lên trình bày, các nhóm khác theo
dõi, bổ sung và cho ra một mạng lưới các
ý  dàn bài


Lông


Đuôi

CON
VẬT

HÌNH

Thân

DÁNG

Chân

Đầu
Mắt

Tai

Miệng

Bắt mồi

Mũi

Chơi đùa

HOẠT
ĐỘNG

Ăn uống



- Triển khai hoạt động:
+ HS tự đánh số thứ tự vào các ý  dàn ý
+ HS trình bày, GV chốt
+ HS diễn đạt các ý trên sơ đồ mạng.
* Ví dụ: Từng HS diễn đạt câu tả đôi mắt của con mèo:
+ Con mèo Mi-mi có đôi mắt sáng và nhanh nhẹn.
+ Đôi mắt của Mi-mi tròn và sáng như hai hòn bi ve.
+ Chú mèo Mi-mi có cặp mắt tròn xoe và tinh nhanh lạ
kì.
 GV sửa lỗi cho HS, HS bổ sung và rút kinh nghiệm,
học hỏi câu văn hay của bạn để tiến hành làm bài viết
cho tốt hơn.
* Lưu ý: Đối với HS chưa hoàn thành: Khuyến khích HS
suy nghĩ để tìm ý. Tạo điều kiện cho HS hoàn thành tốt
giúp đỡ các em. GV kịp thời khen ngợi động viên.


CÁC SƠ ĐỒ TƯ DUY M
IÊU TẢ



- Tập cho HS viết câu:
*Ví dụ: Từng HS diễn đạt câu văn tả đôi mắt của mẹ:
+ Đôi mắt mẹ đẹp và sáng lắm.
+ Đôi mắt mẹ đẹp, hàng mi dài uốn cong. Người ta nói
đôi mắt là cửa sổ tâm hồn nên mỗi lần nhìn vào đôi
mắt ấy em cảm nhận được tình yêu thương vô bờ

bến của mẹ dành cho em.
+ Đôi mắt mẹ sáng trong như mặt nước hồ thu. Mỗi
lần mẹ nhìn em, ánh mắt ấy chứa chan niềm tin yêu
đến lạ.
*Ví dụ: Từng HS diễn đạt câu văn tả tính tình của mẹ:
+ Mẹ em rất hiền.
+ Mẹ hiền nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mỗi lần em
phạm lỗi, mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo và sẵn sàng tha
thứ lỗi lầm cho em.
+ Mẹ là người vui vẻ, hoạt bát, hoà đồng với mọi
người. Nếu ai có khó khăn mẹ sẵn sàng giúp đỡ,…


• Tác dụng của sơ đồ tư duy trong dạy học
tập làm văn:
- Dạy cá thể hóa hoạt động của HS. Thông
qua gợi ý trực quan (sơ đồ tư duy), HS
được gợi ý nhiều ý tưởng cho vấn đề cần
giải quyết.
- Cách tổ chức phong phú, đa dạng HS không
thấy nhàm chán, nặng nề. Trái lại, tư duy
của HS được kích thích, được dẫn dắt đi
đến nảy sinh nhiều ý một cách tự nhiên,
nhẹ nhàng  dễ dàng tạo lập dàn ý từ các ý
thu thập được.


• ÁP DỤNG CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC KHÁC:
- Động não: được sử dụng nhiều nhất trong bước
tìm ý nhằm giúp HS trong thời gian ngắn nảy sinh

được nhiều ý tưởng về một mảng nội dung cụ thể
(tả hình dáng, hoạt động, ...).
- Phòng tranh: được sử dụng cho hoạt động nhóm.
Các nhóm phác họa những ý tưởng về việc tìm ý
hoặc lập dàn ý bằng lời hoặc sơ đồ tư duy. Sau đó
treo lên tường xung quanh lớp. HS đi xem triển
lãm và nêu ý kiến bình luận, bổ sung. Cuối cùng
GV tổng hợp, kết luận.
- Chúng em biết 3: có thể sử dụng vào cuối tiết học.
Ví dụ: Để viết tốt đoạn văn tả ngôi trường, em cần
lưu ý những gì? Sau khi thảo luận trong nhóm 3
người, đại diện nhóm sẽ nêu ra 3 điều cần lưu ý
để trình bày trước lớp.


• ÁP DỤNG CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC KHÁC:
- Trình bày 1 phút: có thể sử dụng vào cuối
tiết học nhằm tạo cơ hội cho các em tổng
kết lại các kiến thức đã học và đặt câu hỏi
về những điều còn băn khoăn thắc mắc.
- Công đoạn: trả lời câu hỏi cho bài tập tìm ý
từ 3, 4 yêu cầu. (Ví dụ tìm ý tả cảnh cơn
mưa: trước khi mưa, trong lúc mưa, mưa
tạnh,…). Mỗi nhóm thực hiện tìm ý 1 phần
sau đó chuyển bảng cho nhóm khác kiểm
tra, bổ sung; chuyển vòng tròn đến khi nào
nhận lại bảng của nhóm mình.




* KẾT QUẢ THỰC HIỆN:

• Qua việc thực hiện những phương pháp, KT
dạy học tích cực trên, đặc biệt là KT dạy học
sơ đồ tư duy, HS đã chủ động, tích cực hơn
khi học phân môn tập làm văn.
• Các bài dàn ý và bài văn của HS có ý phong
phú hơn, đầy đủ hơn. Các ý sắp xếp có logic,
không bỏ sót ý; HS còn chậm cũng biết cách
sắp xếp ý, nắm quy trình miêu tả, các ý gãy
gọn, làm bài có thứ tự và trình bày đẹp mắt
hơn.
• HS viết câu từ dàn ý  nói câu văn có hình
ảnh giàu cảm xúc, biết sử dụng các biện
pháp nghệ thuật để làm bài văn của mình hay
hơn.




×