Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

D CNG ON THI HC KI i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.89 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I – SINH HỌC
NĂM HỌC 2017-2018
Câu 1 : Ưu thế lai là gì ? Cơ sở di truyền của ưu thế lai ?
_ Ưu thế lai : là hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và
phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ.
_ ƯTL thường biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ => Đây chính là lí do không
dùng co lai F1 làm giống mà chỉ dùng vào năng suất và mục đích kinh tế .
_ Cơ sở của của hiện tượng ƯTL :
+ Để giải thích hiện tượng ƯTL người ta đưa ra giả thuyết siêu trội: ở trạng thái dị hợp tử về nhiều
cặp gen khác nhau con lai có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với các dạng bố mẹ thuần chủng .
+ Con lai F1 không dùng làm giống vì các thế hệ sau có tỉ lệ dị hợp giảm dần => Ưu thế lai giảm .
Câu 2 : Tại sao ƯTL thường biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ ?
Vì : Các tính trạng số lượng ( hình thái , năng suất , … ) do nhiều gen trội quy định trong cơ thể lai
F1 . Phần lớn các gen nằm trong cặp gen dị hợp trong đó các gen lặn ( xấu ) không được biểu hiện , chỉ
có các gen trội mới được biểu hiện . Trong các thế hệ sau tỉ lệ dị hợp giảm dần và đồng hợp lăn tăng
dần biểu hiện đặc tính xấu nên ưu thế lai cũng giảm dần.
Câu 3 : Tần số alen và tần số các kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn và quần thể động vật
giao phối gần sẽ thay đổi như thế nào qua các thế hệ ?
_ Thành phần kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng tăng dần tần
số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử.
_ Đối với các loài động vật hiện tượng các cá thể có cùng quan hệ huyết thống giao phối với nhau thì
gọi là giao phối gần . Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối gần sẽ biến đổi theo hướng tăng dần
tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử.
Câu 4 : Tại sao các nhà chọn giống thường gặp rất nhiều trở ngại trong việc duy trì các dòng
thuần chủng ?
Vì : khi duy trì giống thuần nhiều gen lặn có hại trong điều kiện thuận lợi ( từ dị hợp thành đồng hợp )
biểu hiện ra kiểu hình làm cho các cá thể sinh vật bị giảm sức sống , giảm khả năng sinh sản thậm chí
bị chết.
Câu 5 : Tại sao Luật hôn nhân và gia đình lại cấm khong cho người có họ hàng gần ( trong vòng
3 đời ) kết hôn với nhau ?
Vì : dựa vào hậu quả của hiện tượng giao phối gần khi kết hôn giữa những người có họ hàng gần thì


đời con có kiểu gen dị hợp giảm còn đồng hợp thì tăng => tạo điều kiện cho các gen lặn có hại biểu
hiện ra kiểu hình => Đời con có nhiều biến đổi nguy hại như bị dị tật , quái thai , …
Câu 6 : Nêu nội dung , ý nghĩa , điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec ?


_ Nội dung : Trong một quần thể ngẫu phối nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành
phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế
hệ khác theo công thức : p² + 2pq + q = 1 Trong đó : + p là tần số alen trội .
+ q là tần số alen lặn .
+ p² là tần số kiểu gen đồng hợp trội .
+ 2pq là tần số kiểu gen dị hợp.
+ q² là tần số kiểu gen đồng hợp lặn.
_ Ý nghĩa : từ tần số các cá thể có kiẻu hình lặn có thể tính được tần số của alen lặn và alen trội cũng
như tính được tần số các loại kiểu gen của quần thể .
_ Điều kiện nghiệm đúng :
+ Số lượng cá thể phải lớn.
+Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên.
+ Các loại giao tử đều có sức sống và thụ tinh như nhau ( không có tác động của chọn lọc tự nhiên )
+ Không có đột biến và chọn lọc .
+ Không có sự di – nhập gen giữa các quần thể
Câu 8 : Công nghệ tế bào thực vật ? ( trình bày quy trình tạo giống cây khác loài bằng phương
pháp lai tế bào xôma ? )
_ Nuôi cấy mô thực vật: Nuôi trên môi trường nhân tạo, tạo mô sẹo, bổ sung hoocmôn kích thích sinh
trưởng cho phát triển thành cây à giúp nhân nhanh các giống cây quý hiếm. ( ý nghĩa : nhân nhanh
giống cây trồng vật nuôi ; giúp bảo tồn nguồn gen của một số giống quý hiếm )
_ Lai tế bào sinh dưỡng (xôma) hay dung hợp tế bào trần: Tạo tế bào trần, cho dung hợp hai khối nhân
và tế bào chất thành một, nuôi trong môi trường nhân tạo cho phát triển thành cây lai khác loài. Từ 1
cây lai khác loài, có thể nhân nhanh thành nhiều cây bằng kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật. ( ý nghĩa :
tạo ra giống mới mang đặc điểm của 2 loài mà bằng cách tạo giống thông thường không thể tạo ra
được )

_ Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh: Nuôi tế bào đơn bội trên môi trường nhân tạo, cho phát
triển thành cây đơn bội, chọn lọc các dòng đơn bội có biểu hiện tính trạng mong muốn, sau đó lưỡng
bội hóa bằng cônsixin tạo ra dòng cây lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen. ( ý
nghĩa : chọn được các dạng cây có các đặc tính tốt ; các dòng nhận được đều thuần chủng )
Câu 9 : Nêu các bước cần tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen ?
• Bước 1: Tạo ADN tái tổ hợp
_ Là 1 phân tử AND nhỏ : được lắp ráp từ các AND lấy từ các tế bào khác nhau :
+ Gen cần chuyển
+ Thể truyền : là 1 phân tử AND nhỏ có khả năng nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào và có thể gắn
vào hệ gen của tế bào . Các loại thể truyền : plasmit , virut , NST nhân tạo , ngoài ra có thể thực vật
_ Các bước tạo ADN tái tổ hợp
+Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.
+Dùng enzim để cắt AND và plasmit tại những điểm xác định để tạo ra cùng một loại đầu dính.


+Dùng enzim ligaza để gắn AND và plasmit tạo thành ADN tái tổ hợp.
• Bước 2: Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận : Người ta có thể dùng muối CaCl 2 hoặc dùng xung
điện làm giãn màng sinh chất của tế bào để ADN tái tổ hợp dễ dàng đi qua.
Bước 3: Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp : Nhận biết tế bào có AND tái tổ hợp bằng cách
chọn thể truyền có gen đánh dấu
Câu 10 : Bệnh ưng thư ?

Câu 11: Bệnh AIDS ?




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×