Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Nghiên cứu Quy hoạch Bảo vệ Môi trường làng nghề dệt lụa Nha Xá, huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.68 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN MÔN HỌC:

NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ DỆT LỤA NHA XÁ,
XÃ MỘC NAM, HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM
ĐẾN NĂM 2030

Nhóm thực hiện:

Nhóm 8
Hoàng Thị Thùy Linh
Đặng Thị Thu Huệ
Nguyễn Lê Kim Ngân
Nguyễn Quang Thắng
Hoàng Huyền Mai

Giáo viên hướng dẫn:

Nguyễn Khắc Lĩnh

Hà Nội, 2019
1


MỤC LỤC

2



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình xây dựng các kế hoạch, dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
của địa phương còn chưa quan tâm tới quy hoạch môi trường. Do vậy, nhiều phương án
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội không bảo đảm được tính phát triển bền vững. Trong
những năm qua ở nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng đã tiến hành triển khai, thực
hiện nhiều đề tài quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các cấp thành phố,
quận/huyện hay phường/xã nhưng chưa đề cập một cách nghiêm túc đến bảo vệ môi
trường, chưa coi môi trường như một bộ phận quan trọng trong quy hoạch, kế hoạch phát
triển. Sự xem nhẹ đó dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa sự phát triển các ngành kinh tế
với bảo vệ môi trường đặc biệt là sự khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.
Theo đánh giá của Sở TN&MT Tỉnh Hà Nam, hiện nay ô nhiễm môi trường tại các
làng nghề dệt nhuộm trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng gia tăng đối nghịch với sự gia
tăng đóng góp phát triển kinh tế của các làng nghề. Nước thải của các làng nghề dệt
nhuộm này đều chưa được xử lý và thải thẳng ra môi trường xung quanh, cùng với nước
thải sinh hoạt càng làm cho chất lượng môi trường nước tại các khu làng nghề trở nên
xấu hơn. Bên cạnh đó, chất thải rắn, khí thải, .... cũng góp phần không nhỏ làm gia tăng
tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.
Tính tới thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Hà Nam chưa có Quy hoạch bảo vệ và
phát triển làng nghề nói chung cũng như làng nghề dệt nhuộm nói riêng. Quy hoạch được
lồng ghép trong các quy hoạch khác về phát triển công nghiệp; Không có các số liệu báo
cáo định kỳ hàng năm về hiện trạng môi trường cũng như số liệu về nguyên, nhiên liệu
phục vụ sản xất tại các làng nghề dệt nhuộm nên chưa có báo cáo nào về các phương án
dự báo, phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường của các làng nghề này. Điều đó cho
thấy công tác quản lý môi trường tại các làng nghề hiện vẫn chưa được quan tâm đúng
mức; Công tác quan trắc môi trường, các số liệu về môi trường còn rời rạc. Việc đầu tư
các hệ thống xử lý môi trường tại các làng nghề dệt nhuộm hầu như chưa được thực hiện.
Chính vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các làng nghề truyền thống nói
chung đặc biệt là các làng nghề dệt nhuộm trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã bộc lộ nhiều hạn

chế, tồn tại.
Làng nghề dệt lụa Nha Xá thuộc xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, từ
lâu đã được biết đến với nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng cả nước. Đây cũng là nghề truyền
3


thống lâu đời gắn liền với cuộc sống mưu sinh của biết bao thế hệ trong làng này, đồng
thời là động lực cho một số ngành kinh doanh dịch vụ khác phát triển. Tuy nhiên công tác
quản lý môi trường tại làng nghề còn nhiều bất cập, thiết bị sử dụng lạc hậu và công
nghiệp không đồng bộ là nguyên nhân phát sinh ra nước thải, khí thải và chất thải rắn vô
cùng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường làng nghề và sức khỏe của
người dân địa phương.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của làng
nghề, trong tương lai, việc tiến hành một biện pháp mang tính tổng hợp, đồng bộ là quy
hoạch môi trường làng nghề là rất cần thiết nhằm quản lý tốt các chất thải của làng nghề
Nha Xá đang có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Vì vậy nhóm chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài : “Nghiên cứu quy hoạch bảo vệ
môi trường tại làng nghề dệt lụa Nha Xá, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
đến năm 2030”.
2. Mục tiêu đề tài

- Đánh giá hiện trạng, dự bảo diễn biến tài nguyên và môi trường tại làng nghề Nha Xá.
- Xác định, phân loại các vấn đề môi trường cấp bách cần ưu tiên giải quyết.
- Đề xuất các chương trình, dự án giải quyết các vấn đề cấp bách tại làng nghề Nha Xá.
- Đóng góp một phần giá trị vào quy hoạch kinh tế - xã hội - môi trường toàn TP. Hà Nội
nói chung và quy hoạch chuyên đề làng nghề nói riêng.

4



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ DỆT LỤA NHA XÁ, XÃ MỘC
NAM, HUYỆN DUY TIÊN
1.1.
Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Mộc Nam là một xã đồng bằng thuộc châu thổ sông Hồng, nằm ở vị trí trung
tâm huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.





Phía Đông giáp sông Hồng.
Phía Bắc giáp xã Mộc Bắc.
Phái Tây giáp xã Châu Giang.
Phía Nam giáp cầu Yên Lệnh, quốc lộ 38 và xã Chuyên Ngoại, Châu Giang.

Làng Nha Xá thuộc xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam có vị trí địa lý
khá thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa: nằm gần trung tâm huyện đường liên huyện
chạy dọc theo chiều dài xã, cách đường quốc lộ 1A 2km và thị xã Phủ Lý 5 km về phía
Nam (trung tâm tỉnh Hà Nam). Vì vậy rất có lợi thế để phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt
là để tiêu thụ hàng hóa tiểu thủ công nghiệp.
1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

Xã Mộc Nam có địa hình bằng phẳng, thành phần đất chủ yếu là đất phù sa, thành
phần cơ giới nhẹ, đất tơi xốp. Nhìn chung, đất đai của xã thuộc loại có độ phì nhiêu cao,
thích hợp cho trồng rau màu, cây ăn quả, có điều kiện phát triển trang trại. Vùng đồng
thích hợp cho cấy lúa và có thể phát triển một số cây ăn quả như: cam canh, nhãn, vải…
1.1.3. Khí hậu


Khí hậu xã Mộc Nam nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên có đầy đủ các
đặc trưng của khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng, đó là nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa
đông lạnh.
Mùa đông lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trước kết thúc vào tháng 4 năm sau, thuộc
khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, kho hanh. Hướng gió thịnh hành là gió Đông
Bắc và gió Đông Nam.
Mùa hè bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 10, số giờ nắng trong năm khoảng
1300 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình năm 240C, nhiệt độ cao nhất lên đến 39,8 0C. Chế độ
mưa ở Hà Nam thay đổi nhiều trong năm, mưa tập trung vào mùa hè (mùa mưa) bắt đầu
từ tháng 5 kéo dài đến tháng 10, tổng lượng mưa trung bình trong năm là 1582 mm. Độ
ẩm trung bình năm khoảng 82,42%.
5


1.2.
Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
1.2.1. Đặc điểm dân số và lao động

Làng dệt lụa Nha Xá, xã Mộc Nam được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền
thống từ năm 2004. Hiện làng có 150 hộ, chiếm 38% tổng số hộ của làng Nha Xá trực
tiếp tham gia sản xuất lụa. Ngoài ra, còn có nhiều lao động tham gia các khâu dịch vụ
phục vụ quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của địa phương. Toàn thôn hiện có 400 máy
dệt, trong đó có 11 máy dệt công nghiệp, mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 900
nghìn m2 vải, đũi, 460 nghìn khăn lụa các loại.
Thu nhập bình quân của người lao động ở đây là 300 nghìn đồng/ngày. Có người
có thu nhập 500 nghìn đồng/ ngày và tùy thuộc các công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau.
Nguồn lao động của xã tương đối dồi dào và chủ yếu là lao động phi nông nghiệp,
hiện nay toàn xã có 3039 hộ, với 13007 nhân khẩu, số hộ nông nghiệp là: 937 hộ (chiếm
30,83%), lao động nông nghiệp 2973 lao động (chiếm 24,84%). Hộ phi nông nghiệp là
2102 hộ (chiếm 69,17 %), trong đó hộ ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) là 1488

hộ (chiếm 70,79% số hộ phi nông nghiệp). Số lao động tham gia vào các hoạt động
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động và có xu
hướng tăng lên về tỷ trọng. Lao động CN - TTCN luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng
cơ cấu lao động chiếm gần một nửa số lao động qua các năm, năm 2009 là 4585 lao động
chiếm 71,81% lao động, và số lượng lao động này liên tục tăng lên với tốc độ bình quân
khoảng gần 700 lao động trên năm. Lao động làm dịch vụ chỉ tăng lên từ 2008, tuy nhiên
lực lượng lao động này chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong số lao động phi nông nghiệp
(khoảng 2,88% năm).
Số lao động nông nghiệp có xu hướng giảm, năm 2009 là 3814 lao động nhưng
đến 2011 chỉ còn 2973 lao động giảm 841 lao động. Điều này cho thấy số lao động làm
nông nghiệp đã chuyển dần sang các lĩnh vực khác, chủ yếu là TTCN. Tốc độ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp ngày càng tăng, tỷ trọng ngành
TTCN đã chiếm ưu thế cùng với thương mại - dịch vụ. Theo chiến lược phát triển kinh tế
của xã, trong những năm tới phấn đấu ngành CN - TTCN đóng góp 60% GDP của xã,
đồng thời đưa xã Mộc Nam trở thành trung tâm TTCN của huyện Duy Tiên ..
1.2.2. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai
6


Tổng diện tích đất tự nhiên là: 811,11 ha, trong đó đất nông nghiệp là: 577, 31 ha
chiếm trên 71% tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp giảm so với năm 2005 là
40,23 ha (do quá trình đô thị hóa chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đất chuyên
dùng). Đất thổ cư là 60, 57 ha chiếm 7,4% tổng diện tích đất tự nhiên.
Diện tích đất chuyên dùng tăng mạnh từ 105, 2 ha năm 2005 lên 143, 79 ha năm
2011, diện tích đất chuyên dùng tăng chủ yếu vào mục đích đất sản xuất kinh doanh phi
nông nghiệp.
Như vậy tình hình sử dụng đất của địa phương trong thời gian qua rất phù hợp với
chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng từ nông nghiệp sang phi
nông nghiệp.
1.2.3. Cơ sở hạ tầng


- Đường giao thông : xã có vị trí địa lý khá thuận lợi trong việc lưu thông hàng
hoá: nằm sát trung tâm huyện, đường liên huyện chạy dọc theo chiều dài xã, xã cách
đường Quốc lộ 1A 1km , thị xã Phủ Lý khoảng 7 km về phía Nam. Hệ thống giao thông
trong xã có khoảng 35 km; 5 Km trục liên huyện đều đã được giải nhựa Apphan. Hệ
thống giao thông nông thôn 100% được bê tông hoá. Tuy nhiên do tốc độ công nghiệp
hóa của khu vực, lưu lượng xe ô tô trọng tải lớn càng ngày càng cao (khoảng 800 lượt xe
mỗi ngày) đã gây ra tình trạng ùn tắc. Đồng thời những đoạn đường có mật độ xe chạy
qua nhiều đã bị xuống cấp nghiêm trọng.
- Năng lượng điện : hiện tại toàn xã có 4 trạm biến áp với công suất 4.790 KVA,
mỗi năm được cung cấp 15, 7 triệu KW. Hệ thống điện đã được đầu tư cải tạo liên tục
nhưng vào những thời điểm, cao điểm lượng tiêu thụ trên địa bàn lớn nên thường xảy ra
tình trạng quá tải.
- Đầu tư, phát triển đời sống dân sinh khác : Các công trình phúc lợi của xã đã
và đang góp những phần tích cực cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Các trường học đã được đầu tư mở rộng đảm bảo đầy đủ những điều kiện học hành tốt
nhất cho học sinh. Trạm y tế xã ở gần trung tâm xã tạo điều kiện tốt nhất để mọi người
dân đến khám chữa bệnh được thuận lợi nhất. Do có công ăn việc làm và thu nhập
thường xuyên nên đời sống về vật chất và tinh thần của nhân dân trong làng được nâng
cao. Số hộ có nhà cao tầng, nhà mái bằng chiếm tỷ lệ 56%, số hộ có điện thoại chiếm tỷ
lệ 35% số hộ dân trong thôn. 100% số hộ dân có tivi, radiocassette. Trong làng có gần
200 xe máy. Không còn hộ đói và nhà tranh tre vách đất, số hộ nghèo giảm còn 7%. Xã
7


có một trạm phát thanh trung tâm, và ở mỗi xóm đều có một loa phóng thanh. Trạm phát
tranh có nhiệm vụ phát thanh các tin tức liên quan tới các nghị quyết của đảng, chính
sách của chính phủ, các quy định của tỉnh, huyện, xã và các thông tin về tình hình sản
xuất ..., đến nhân dân trong xã.
- Hệ thống thuỷ lợi : Hệ thống tưới tiêu của xã đã được đổ bê tông với chiều dài là

16 km. Hệ thống thoát nước, cống rãnh được xây dựng kiên cố từ 3 năm trước đây, nhưng
hiện nay do sự phát triển quy mô sản xuất với quy mô lớn hơn nhiều nên tình trạng ùn
tắc, ứ đọng xảy ra thường xuyên, nhiều khi tràn lên mặt đường, gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra việc đầu tư cho hệ thống này không được đồng bộ, mang tính chất chắp vá đã
làm cho hệ thống bị xuống cấp nhanh chóng. Đây chính là điểm cần quan tâm giải quyết
vì nó có sự ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề môi trường trong xã.
1.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của xã

Mộc Nam là xã đứng thứ ba về phát triển kinh tế của huyện Duy Tiên . Với bản
chất cần cù, chịu khó, không ngừng học hỏi, vươn lên của người dân, nền kinh tế xã đã
phát triển mạnh với việc duy trì và phát triển nghề lụa Nha Xá . Nền kinh tế xã đang phát
triển với sự gia tăng giá trị tất cả các ngành, cơ cấu kinh tế, thay đổi dần theo hướng giảm
tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các
ngành dịch vụ, được thể hiện qua bảng.
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Mộc Nam trong 3 năm 2009-2011
Năm 2009
Nghành

Giá trị
(triệu đ)

1.Tổng thu nhập

78.787,38

- Công nghiệp
- TTCN
- Thương mại
- Dịch vụ
- Nông nghiệp

2.Thu
nhập
BQ/LĐ/năm
3.Thu
nhập
BQ/người/năm
4.Thu
nhập
BQ/hộ/năm

36.642,38
16.540,00
25.605,00

Năm 2010
Cơ cấu
(%)

Giá trị
(triệu đ)

Năm 2011

cấu
(%)

So với 2006,
Giá trị
tăng
(+),

(triệu đ)
giảm (-)


cấu
(%)

50,39

+
18.096,62
+
12.181,02
+
6.913,10

53.677,93

52,09

27.068,40

26,27

-997,50

22.297,50

21,64


96.884,00
46,51

48.823,40

20,99

23.453,10

32,50

24.607,50

24,21
25,40

103.043,83

So với năm
2007, tăng
(+), giảm
(-)
+
6.159,83
+
4.854,53
+
3.615,30
2.310,00


7,73

8,53

+0,81

8,61

+0,07

6,01

7,44

+1,43

7,92

+0,48

29,61

33,84

+4,23

33,91

+0,07


(Nguồn: Phòng thống kê huyện Duy Tiên)
8


Qua bảng 1 ta thấy nghề dệt lụa Nha Xá của xã luôn là một thế mạnh phát triển
kinh tế. Năm 2011 giá trị ngành CN - TTCN của xã đạt trên 53, 67 tỷ đồng, tăng 4,85 Ở
đồng so với năm 2010. Thu nhập bình quân một lao động CN - TTCN là 8, 428 triệu
động/năm. Đã giải quyết việc làm cho 6369 lao động địa phương và 3000 - 4500 lao động
địa phương khác. Thu nhập bình quân một hộ CN - TTCN khoảng 33, 91 triệu đồng/năm,
đóng góp ngân sách Nhà nước hơn 36 triệu đồng (Báo cáo sở công nghiệp năm 2011).
Ngành thương mại dịch vụ của xã trong những năm gần đây có xu hướng tăng
nhanh hơn các ngành khác cả về giá trị và tỷ trọng cơ cấu kinh tế chung.
1.3.
Tình hình hoạt động sản xuất của làng nghề
1.3.1. Tình hình công nghệ sản xuất và môi trường lao động

* Công nghệ và thiết bị sản xuất
Hiện nay, tại làng nghề dệt nhuộm Nha Xá phần lớn đều sử dụng các công nghệ và
thiết bị sản xuất thô sơ, lạc hậu. Các cơ sở thường lựa chọn quy trình sản xuất thủ công
giá rẻ, dễ sử dụng phù hợp với trình độ lao động nông thôn, giá nhân công rẻ, giá nhiên
liệu rẻ, sử các hóa chất không rõ nguồn gốc nhằm thu lợi nhuận tối đa trong sản xuất.
Việc sử dụng công nghệ và thiết bị sản xuất thô sơ, lạc hậu không những làm giảm năng
suất và chất lượng sản phẩm mà còn trực tiếp gây ra những hậu quả xấu đến môi trường.
Hiệu xuất xử lý kém đồng nghĩa với nó là lượng chất thải thải ra môi trường càng lớn và
vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là không thể tránh khỏi.
Lao động sản xuất làng nghề là nguồn lao động tại chỗ trong khu dân cư. Những
lao động này có trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật thấp. Họ học nghề theo kinh
nghiệm và kiến thức nghề nghiệp không toàn diện. Vì vậy việc tiếp cận các thiết bị công
nghệ mới còn hạn chế không đáp ứng được nhu cầu sản xuất đặt ra và thiếu nhận thức
trong công tác bảo vệ môi trường.

* Môi trường lao động
Tại làng nghề dệt nhuộm Nha Xá, các hộ sản xuất kinh doanh ngay trên diện tích
đất ở, nhà ở với mặt bằng chật hẹp. Gần 80% số hộ có nhà xưởng sản xuất thô sơ tạm
thời và bán kiên cố. Tại làng nghề Nha xá gần như 100% số hộ sử dụng nhà ở, sân vườn
làm nơi sản xuất hoặc chứa vật tư, nguyên liệu, sản phẩm thậm chí là cả chất thải. Nguồn
vốn đầu tư vào các làng nghề này còn hạn chế. Theo điều tra thực tế cho thấy, có tới 80%
các cơ sở sản xuất tại các làng nghề còn thiếu vốn. Đối với các cơ sở sản xuất được gọi là
phát triển thì nguồn vốn đầu tư cao trong khi chưa đến 10% số người sản xuất có thể sử
9


dụng hệ thống tín dụng của nhà nước, còn lại các cơ sở vừa và nhỏ đều sử dụng nguồn
vốn tư nhân. Thủ tục vay vốn còn khá phức tạp nên so với các doanh nghiệp lớn ngoài
làng nghề, doanh nghiệp làng nghề còn khá lúng túng khi làm hồ sơ vay vốn. Với những
hạn chế về quy mô sản xuất và vốn đầu tư thì việc cải tiến công nghệ và áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật gặp khó khăn, lao động thủ công là chính, sử dụng nguyên nhiên
liệu rẻ tiền, chất thải rắn, khí, nước có nồng độ ô nhiễm cao không được xử lý mà thải
trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao
động và sức khỏe cộng đồng.
Với những số liệu trên cho thấy, tại làng nghề dệt nhuộm Nha Xá, cơ sở hạ tầng
còn thấp kém, mặt bằng sản xuất chật chội và tổ chức sản xuất thiếu khoa học, điều kiện
và môi trường lao động rất đáng lo ngại, người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với
hoá chất, nhiệt, bụi; nguy cơ tai nạn lao động cao và thiếu phương tiện bảo vệ cá nhân.
Môi trường sống đang có nguy cơ bị ô nhiễm do chất thải sản xuất không được xử lý mà
thải trực tiếp vào môi trường xung quanh, gây khả năng ô nhiễm không khí, nước và đất.
Sức khỏe người lao động và dân cư đang bị đe dọa do ô nhiễm môi trường.
1.3.2. Quy trình công nghệ dệt nhuộm

10



Hình1: Quy trình công nghệ dệt nhuộm
11


Tất cả các công đoạn đều gây áp lực tới môi trường, chủ yếu là môi trường nước
do nước thải có chứa hóa chất tẩy trắng và nhuộm như Javen, xút, CH3COOH và các tạp
chất trong tơ tằm. Bên cạnh đó, hầu hết đều được tiến hành bằng phương pháp thủ công,
người công nhân phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất mà không có biện pháp đảm bảo an
toàn nào. Do đó, có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân, gây ra nhiều bệnh tật về
các bệnh ngoài da và đường ruột do tiếp xúc với hóa chất lâu hoặc với nguồn nước bị lẫn
hóa chất độc hại.
1.4.
Những lợi thế và hạn chế trong quá trình phát triển
1.4.1. Lợi thế

- Có truyền thống là làng nghề lâu đời với sản phẩm lụa Nha Xá đi vào lòng người.
- Lực lượng lao động trẻ dồi dào.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Diện tích đất nông nghiệp thu hẹp, nhường chỗ cho phát triển dịch vụ và thủ công
nghiệp.
- Vấn đề việc làm của người dân địa phương được giải quyết tại chỗ, ngoài ra còn thu hút
lao động địa phương khác
1.4.2. Hạn chế

- Người dân chưa được trang bị kiến thức về tiếp thị nên hiệu quả khai thác du lịch chưa
cao.
- Cơ sở hạ tầng, công trình xử lý chưa được đầu tư, công nghệ sản xuất thủ công, lạc hậu.
- Do ô nhiễm môi trường, lao động không có dụng cụ bảo hiểm và hằng ngày sống chung
với môi trường sản xuất nên sức khỏe người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.


12


CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN CHẤT
LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
2.1.
Hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước
2.1.1. Hiện trạng môi trường nước
*Cấp nước
- Nước cấp được dung tại huyện Nha Xá gồm hai nguồn là nước máy và nước
ngầm. Nước máy sử dụng do Công ty Cổ phần nước sạch Đồng Văn cung cấp và được
nhiều hộ gia đình sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
- Các hộ sản xuất sử dụng nước ngầm từ các giếng khoan có từ lâu. Nguồn nước
ngầm ở đây đã bị ô nhiễm khá nghiêm trọng, thậm chí có nhiều giếng đã không thể sử
dụng do bị ô nhiễm, bốc mùi hôi thồi, không sử dụng được nữa.
*Thoát nước
- Nha Xá hiện đã có hệ thống cống rãnh siêu thoát nhưng dùng chung cho cả nước
thải sản xuất, sinh hoạt và chăn nuôi. Hầu hết các cống rãnh thoát nước được thải trực
tiếp ra sông Nhuệ, sông Đáy.
- Nhiều đoạn kênh tiêu nước bị lấp đầy rác, gây tắc ứ trầm trọng.
* Thành phần, tính chất của nước thải và xử lý nước thải
Làng nghề Nha Xá hoạt động lâu đời, nhưng chủ yếu sản xuất theo phương thức
hộ gia đình nên hầu như các xưởng sản xuất tại đây đều không có hệ thống xử lý nước
thải. Tất cả nước thải của các công đoạn dệt, nhuộm đều được xả thải trực tiếp ra môi
trường tự nhiên. Lượng nước thải dùng trong các khâu dệt lụa, tẩy, nhuộm ở khá lớn.
Trung bình một hộ làm nghề dệt dùng 2,84m 3/ngày cho sản xuất, bao gồm nước thải dịch
chuội 0,18m3, nước thải nhuộm 0,22m3, nước thải giặt một lần 0,4m3 và các nước thải
khác 2,04m3. Các hóa chất dùng để tẩy chuội nhuộm là ôxy già, xút, bột tạp, nước ja-ven
và thuốc nhuộm các loại. Khối lượng hóa chất sử dụng trung bình từ 5 — 10 kg/ngày.

Chính vì vậy, tất cả các ao hồ, sông ngòi tại đây đều chuyển sang màu đen kịt, đặc quánh,
mùi hôi thối bốc lên khắp nơi. Đây cũng là môi trường thuận lợi để ruồi, muỗi, nhặng
sinh sản và phát triển.
Không chỉ ảnh hưởng đến nguồn nước mặt mà hiện nguồn nước ngầm tại Nha Xá
cũng không thể dùng được vì ô nhiễm. Nhiều gia đình đã khoan giếng, đào giếng để lấy
nước sinh hoạt nhưng 10 nhà thì đến 9 nhà, nước giếng đều bị đục hoặc vàng và có mùi
13


hôi thối. Vào mùa khô, lòng mương cạn, nước bốc lên mùi hắc khó chịu, còn những hôm
trời mưa, nước thải dệt nhuộm chảy tràn xuống ruộng canh tác khiến lúa bị “lốp” nhiều
lá, ít hạt.
Bảng2: Chất lượng môi trường nước thải do các hộ dệt nhuộm thải ra
Các thông số

Ph

Rắn lơ lửng

DO

COD

BOD5 (20⁰C)

Nha Xá

9.15

123


1.19

10800

1235

QCVN
40:2011/BTNMT

5.5-9

100

-

150

50

Theo kết quả phân tích nước ao, hồ của làng nghề cho thấy chỉ tiêu BOD, COD
đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Chỉ tiêu BOD vượt từ 4,5 đến 24,7 lần; COD vượt từ
12,32 đến 72 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT. Trong đó, nước thải chăn nuôi thường
chứa hàm lượng Coliform cao, độ màu đo được là 760 Pt-Co, cao hơn tiêu chuẩn cho
phép nhiều lần.
Độ kiềm cao làm tăng độ pH của nước. Nếu pH > 9 sẽ gây hại đối với thủy sinh,
ăn mòn các công trình cấp thoát nước và hệ thống xử lý nước thải.
Muối trung tính làm tăng hàm lượng tổng rắn. Lượng nước thải lớn gây tác hại tới
đời sống thủy sinh do làm tăng áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi của tế
bào.

Hồ tinh bột biến tính làm tăng BOD, COD của nguồn nước gây tác hại đối với đời
sống thủy sinh do làm giảm oxy hòa tan vào nguồn nước.
Độ màu do lượng thuốc nhuộm dư đi vào nước thải gây màu cho dòng tiếp nhận,
ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của các loài thủy sinh, ảnh hưởng xấu đến cảnh quan.
Hiện huyện vẫn chưa có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất riêng biệt.
Vì vậy, lượng nước thải sau sản xuất cùng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý chảy hòa
chung vào mương thoát nước rồi chảy ra sông Nhuệ gây ô nhiễm lớn. Tổng lượng nước
sau sản xuất và nước thải sinh hoạt ở Nha Xá từ 235,3 - 285,3 m 3/ngày.
Nguồn nước chảy ra từ các cơ sở nhuộm ở làng nghề Nha Xá chứa nồng độ các
chất hóa học độc hại như: Na2CO3, CH3COOH, H2S, Na2S,… cao hơn tiêu chuẩn cho
phép từ 3 đến 8 lần. Nước thải sau sản xuất chứa nhiều hóa chất chưa qua xử lý của các
làng nghề dệt, nhuộm chảy trực tiếp ra các thủy vực đang gây ô nhiễm tầng nước mặt,
đặc biệt sự ô nhiễm đã đến mức báo động tại sông Nhuệ và sông Đáy. Hai con sông này
bị ô nhiễm nặng nhất là vào những ngày cạn kiệt (mỗi năm có khoảng từ 6 đến 13 đợt ô
14


nhiễm). Kết quả phân tích nước những ngày ô nhiễm nặng, nồng độ Amoniac vượt 194
lần so với tiêu chuẩn cho phép. Do sự ô nhiễm nghiêm trọng của các nguồn nước mặt nên
số hộ gia đình còn sử dụng nguồn nước giếng đào vào mục đích ngày càng giảm. Nguồn
nước ô nhiễm đã làm gia tăng tỉ lệ mắc các bệnh về: đường hô hấp, ngoài da, phụ khoa,…
2.1.2. Dự báo diễn biến chất lượng nước

*Cấp nước
- Nguồn nước sử dụng đã và đang bị ô nhiễm nên trong tương lai người dân trong
khu vực làng nghề có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt và sản xuất;
- Nhu cầu sử dụng nước gia tang do dân số ngày càng tăng;
- Nhu cầu sử dụng nước máy của người dân trong tương lai ngày càng cao.
*Thoát nước
- Xây dựng, nâng cấp, tách riêng hệ thống cống rãnh tiêu thoát nước cho sản xuất

và sinh hoạt;
- Tổ chức nạo vét, khơi thông hệ thống cống rãnh trong làng thường xuyên.
* Nước thải
- Nồng độ các chất ô nhiễm ngày càng tăng (DO, BOD, COD, Coliform,…) dẫn
đến tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng;
- Dự tính đến năm 2025 lượng nước thải của làng nghề tăng gấp 2 lần so với hiện
tại với tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất dệt nhuộm là 6.7%;
- Trong thời gian tới sẽ xây thêm hệ thống xử lý nước thải, đồng thời nâng cao
hiệu quả xử lý của các trạm xử lý trên địa bàn và áp dụng csc biện pháp sản xuất sạch
hơn.
2.2.
Hiện trạng và diễn biến môi trường không khí
2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí

Bên cạnh sự ô nhiễm do nước gây nên, khí thải, tiếng ồn phát sinh trong công
đoạn dệt, nhuộm cũng đang tác động xấu tới môi trường.
Khí thải được phát sinh chủ yếu từ các phân xưởng dệt, lò hơi và các lò nấu tẩy
nhỏ dùng than để phục vụ cho quá trình giặt nóng, nấu, sấy, nhuộm,…
Ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi và hơi hóa chất. Bụi bông sinh ra trong quá
trình giàn sợi, đánh ống, xe sợi, dệt vải. Hơi hóa chất phát sinh trong quá trình nấu, tẩy

15


nhuộm do sử dụng hóa chất ở nhiệt độ cao và hầu hết các thiết bị sản xuất đều là thiết bị
hở. Hơi hóa chất chủ yếu là bazo, HCL, CL2, CH3COOH, chất tẩy giặt.
Khí thải lò đốt chứa nhiều thành phần ô nhiễm môi trường không khí như CO 2,
SO2, NOx, CO,…
Còn tiếng ồn sinh ra chủ yếu do vận hành máy dệt và quốn sợi, sự va chạm của
thoi và khi guồng sợi vào các ống sợi.

Hầu hết các hộ gia đình không có khu sản xuất riêng mà sản xuất trực tiếp ngay
trong khu sinh hoạt của gia đình trong điều kiện chật hẹp khiến mức độ ảnh hưởng trực
tiếp của ô nhiễm môi trường gây ra cho người lao động rất lớn.
Ngoài ra, chính vì sản xuất lẫn trong khu sinh hoạt và không tập trung quy hoạch
vào một khu riêng biệt nên rất khó có thể đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải tập trung.
Bảng 3: Chất lượng môi trường không khí tại các hộ dệt nhuộm
Các chỉ tiêu
Nha xá
TCVN 5937-2005

Tiếng ồn
98
-

Bụi lơ lửng
3,56
0,3

CO
30,42
30

CO2
1437,4
-

SO2
3,246
0,35


NO
0,7342

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Nam
Kết quả quan trắc tiếng ồn đo được tại Nha Xá gần 100 dBA, đứng thứ 2/10
điểm đo trong tỉnh.
2.2.2. Dự báo diễn biến chất lượng không khí

Đáng báo động là mức độ ô nhiễm môi trường tại cả làng nghề không những
không giảm, mà còn có xu hướng gia tăng theo thời gian.
Kết quả quan trắc môi trường không khí tại làng nghề thuộc cả lĩnh vực dệt nhuộm
của Cục Kiểm soát ô nhiễm (Tổng cục Môi trường) mới đây cũng cho thấy làng nghề có
chỉ tiêu quan trắc chất lượng không khí vượt quy chuẩn cho phép từ 1,1-4,3 lần, ảnh
hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân.
Nguy cơ này phát sinh chính từ đặc thù của hoạt động làng nghề, như quy mô nhỏ,
manh mún, công nghệ thủ công, lạc hậu, không đồng bộ, phát triển tự phát, chủ yếu phát
triển theo nhu cầu của thị trường. Và một thực tế đáng buồn nữa là do sự thiếu hiểu biết
của những người dân về tác hại của hoạt động sản xuất đến sức khoẻ của chính bản thân
mình và những người xung quanh.

16


Theo kết quả nghiên cứu của Viện Bảo hộ lao động gần đây cho thấy trong cả làng
nghề, tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất liên quan đến hô hấp như viêm họng chiếm 30.56%,
viêm phế quản 25% hay đau dây thần kinh chiếm 9.72%.
Tại cả làng nghề ở Việt Nam nơi sản xuất đan xen với khu nhà ở, hầu hết dân cư
của làng tham gia vào quá trình sản xuất nên nguy cơ ảnh hưởng của điều kiện lao động
và chất thải sản xuất đến sức khỏe người dân là rất lớn. Do môi trường không khí bị ô
nhiễm nên số người dân tại cả làng nghề bị mắc cả bệnh đường hô hấp, đau mắt, bệnh

ngoài da… là rất cao. Ngoài ra là một số bệnh mang tính nghề nghiệp như thần kinh, đau
lưng, đau cột sống...
Hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn; dự báo lượng chất thải
rắn phát sinh
2.3.1. Hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn
2.3.

Hiện nay, sản lượng lụa hàng năm của làng nghề Nha Xá từ 2,5 đến 3 triệu mét lụa
các loại. Với những mặt hàng tơ tằm như: Vân, Sa, Quế, Lụa sa tanh hoa các loại đủ màu
sắc, mẫu mã phong phú được tiêu tụ rộng rãi trong cả nước. Nguyên liệu chủ yếu để sản
xuất dệt lụa là tơ sợi theo từng chủng loại vải định dệt. Cụ thể, để dệt vải thô người ta sử
dụng sợi tổng hợp Polyeste và sợi pha PE/Co, dệt khăn mặt dùng sợi bông cotton, dệt gạc
sử dụng sợi pha PE/Co có thành phần cotton cao hơn. Trong đó 1,5 triệu mét phải qua
công nghệ tẩy nhuộm.
Để có được 1m lụa cần qua hai giai đoạn là nấu tẩy và tẩy nhuộm. Ngoài tiêu thụ
trong nước, Tơ tằm còn được xuất khẩu sang Lào, Thái Lan, Nhật Bản...Mỗi năm sản
xuất 80 tấn sản phẩm. Nguyên lỉệu sử dụng gồm 800 tấn kén tằm/năm, hơn 1000
tấn/năm, nước gần 4000 m3/năm.
Chất thải rắn gồm xỉ than, bùn thải của những bể nhuộm, vỏ thùng hoá chất, thuốc
tẩy nhuộm. Lượng chất thải rắn trong công nghệ ươm tơ, dệt lụa chủ yếu là xơ nhộng, tơ
vụn sinh ra trong quá trình ươm tơ và kéo sợi.
Hiện nay, tại các làng nghề chất thải rắn chưa được xử lý triệt để, mới chỉ được
được thu gom và đổ ra ao hoặc những bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng. Ô nhiễm môi trường liên quan đến chất thải rắn tại khu vực này là dạng ô nhiễm
phân tán trong phạm vi của làng nghề. Do quy mô sản xuất nhỏ, xen lẫn trong khu dân cư
nên đây là dạng ô nhiễm khó kiểm soát. Rác thải không được thu gom triệt để gây ứ đọng
làm mất cảnh quan thẩm mĩ và gây ra mùi khó chịu. Lượng rác ứ đọng tích tụ ngày một
17



nhiều do không có chỗ đổ và không có nơi xử lý nên rác thải được người dân nơi đây đổ
trực tiếp xuống những thửa ruộng ngay sát các cơ sở sản xuất dần dần tích tụ thành những
đống rác khổng lồ gây ra mùi khó chịu và gây ô nhiễm môi trường.

Hình 2. Bãi rác thải tự phát tại làng nghề Nha Xá
2.3.2. Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh

Song song với việc gia tăng dân số thì việc gia tăng khối lượng CTR là điều tất
nhiên. Do đó, trong quá trình quản lý CTR một yếu tố không thể thiếu đó là dự báo diễn
biến khối lượng và thành phần của CTR. Từ đó lập kế hoạch thu gom, xử lý và tái sử
dụng chúng. Việc dự báo khối lượng CTR phát sinh chỉ mang tính tương đối vì nó còn
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chất thải rắn, chất thải nguy hại của làng nghề được chia
làm 2 nguồn thải: từ người dân sống trong khu vực làng gnhề và từ hoạt động sản xuất
dệt lụa.
Kết quả dự báo tốc độ dân số từ nay đến năm 2020 của làng nghề Nha Xá sẽ tính
theo công thức:
Nn = No (1 + K)n
Trong đó:
Nn: Số dân dự báo ở năm thứ n;
No: Số dân hiện trạng;
18


K: Tỷ lệ tăng dân số bình quân;
n: Thời hạn (số năm)
Theo Niên giám thống kê Hà Nam năm 2016, dân số làng Nha Xá vào năm 2016
là khoảng 1.200 người. Tốc độ tăng dân số là 1,8%/năm
Vậy số dân dự báo đến năm 2030 là:
Nn = 1200 * (1+1,8) *14 = 47.040( người)
Khối lượng rác thải phát sinh (tấn/ngày)= Tỷ lệ tăng lượng CTR x dân số trong

năm(người)
Tỷ lệ tăng lượng CTR khoảng 5,6%/năm.
Vậy khối lượng rác thải phát sinh đến năm 2030 là:
47.40 5,6% = 2634, 24( tấn/người/năm)
2.4.
Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường đất
2.4.1. Hiện trạng môi trường đất

Cùng với sự phát triển của làng nghề là sự phát sinh một lượng chất thải lớn. hầu
hết các chất thải này đều đổ trực tiếp vào các nguồn nước ( song, kênh mương ) đất canh
tác , đê dự phòng… điều này làm thay đổi thành phần lý hóa tính của đất, ảnh hưởng đến
mùa màng và hoa màu cảu nông dân tại làng nghề và cả các vùng lân cận… đồng thời các
chất ô nhiễm có trong môi trường đất khiến cho môi trường đất bị suy thoái, ô nhiễm
trầm trọng.
Tổng diện tích đất tự nhiên là 811,11 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 577,31 ha
chiếm trên 71% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp giảm so với năm 2005 là
40,23ha ( do quá trình đô thị hóa chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đất chuyên
dùng), đất thổ cư là 60.57 ha chiếm 7.4 % tổng diện tích đất tự nhiên.
Diện tích đất chuyên dùng tăng mạnh từ 105.2 ha năm 2005 lên 143.79 ha năm
2011, diện tích đất chuyên dùng tăng chủ yếu vào mục đích sản xuất kinh doanh phi nông
nghiệp.
Nước thải sản xuất, sinh hoạt ngấm dần vào đất là đất bị thoái hóa, năng suất cây
trồng và vật nuôi giảm sút.
Sản xuất trong điều kiện đất đai chật hẹp khiến mức độ ảnh hưởng trực tiếp của ô
nhiễm môi trường gây ra cho người dân là rất lớn.
2.4.2. Dự báo diễn biến chất lượng môi trường đất
19


Như vậy tình hình sử dụng đất của địa phương trong thời gian qua rất phù hợp với

chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng từ nông nghiệp sang phi
nông nghiệp.
Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất trên địa bàn thành phố, kể cả khu vực đô thi
và nông thôn.
Hạn chế mức thấp nhất chuyển đổi đất nông nghiệp sang phát triển các khu công
nghiệp, sân golf, các khu đô thị.
Huy động các nguồn lực từ quỹ đất để phát triển cơ cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
trên địa bàn thành phố. Thực hiện từng bước, tiến tới chủ động công tác giải phóng mặt
bằng theo quy hoạch, tạo quỹ đất sạch để phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với đất nông nghiệp, triển khai lập quy hoạch những vùng nông nghiệp sinh
thái, nông nghiệp công nghệ cao và đầu tư hệ thống hạ tầng hiện đại để phát triển nông
nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch.=> Việc sử dụng đất tại Nha
Xá sẽ được quy hoạch rõ ràng, chất lượng sử dụng đất tăng lên. Giảm nhiễm môi trường
đất.
* Đánh giá xu thế:
- Quy hoạch sử dụng đất định xu hướng ổn định các yếu tố môi trường lồng ghép
vào phát triển kinh tế xã hội.
- Với lượng nhập cư gia tăng, nhu cầu nhà ở tăng cao gây khó khăn cho quá trình
quản lý.
- Phát sinh nhu cầu sử dụng đất tăng cao khu vực làng nghề mở rộng quy mô sản
xuất.
2.5.
Vấn đề sức khỏe và dự báo diễn biến
2.5.1. Thực trạng về vấn đề sức khỏe của người dân

Qua khảo sát tại làng nghề dệt nhuộm, các bệnh thường gặp về đường hô hấp là 10
– 20%, bệnh về mắt khoảng 15 – 20%, bệnh phụ khoa 10 - 30%, bệnh về đường tiêu hóa
khoảng 10 - 25%.
Năm 2016, gần chục ca tử vong do mắc phải bệnh đường hô hấp. Phần lớn những
người chết tuổi trung bình từ 32 - 40, chiếm tới 65% số ca tử vong của Nha Xá.

2.5.2. Dự báo diễn biến sức khỏe của người dân

20


Tuổi thọ trung bình của người dân trong phường ở mức thấp vào giai đoạn năm
2030, là hệ lụy của ô nhiễm môi trường làng nghề giai đoạn trước.
Các loại bệnh phổ biến: bệnh ngoài da, bệnh về mắt, hô hấp, đường ruột, ung
thư,... Các bệnh liên quan tới ô nhiễm môi trường làng nghề có xu hướng gia tăng nếu
không áp dụng các biện pháp thích hợp.
2.6.

Thực trạng quản lý môi trường làng lụa Nha Xá

Các vấn đề môi trường tại làng nghề lụa Nha Xá đang là yêu cầu cấp bách hiện
nay đối với huyện Duy Tiên và rất cần có những biện pháp quản lý và xử lý thích hợp.
Hiện nay, huyện Duy Tiên đã có những bước đi nhằm hướng đến sự phát triển bền
vững cho làng nghề lụa Nha Xá.
* Xây dựng làng nghề kết hợp sản xuất du lịch
UBND tỉnh Hà Nam đã phê duyệt dự án quy hoạch làng nghề lụa Nha Xá thành
một điểm du lịch hấp dẫn với số vốn đầu tư là 2 tỷ đồng. Mặc dù Dự án này đã được
thông báo cho các chủ cơ sở dệt lụa nhưng tất cả vẫn còn trên giấy tờ, và chưa thấy có
tỉnh có động thái gì. Hiện nay việc phát triển du lịch tại làng nghề hoàn toàn mang tính tự
phát chưa có sự liên kết cũng như định hướng của các cơ quan chức năng.Tại làng nghề
cũng đã hình thành hiệp hội làng nghề nhưng hiện nay hiệp hội làng nghề vẫn chưa phát
huy được hoàn toàn các chức năng của mình, vẫn chưa đem tiếng nói của người dân đến
các cấp chính quyền. Tuy nhiên, việc làng nghề phát triển theo hướng kết hợp sản xuất
với du lịch cũng đã mang lại những lợi ích thiết thực thúc đẩy sự phát triển của làng
nghề. Đồng thời để xây dựng hình ảnh đẹp của làng nghề trong mắt du khách nên vấn đề
vệ

sinh
khu
phố
trên
địa
bàn
Phường khá tốt.Trong tương lai hiệp hội làng nghề cần phát huy thêm vai trò của
mình nhằm khuyến khích người dân chú trọng hơn vấn đề bảo vệ môi trường.
* Thành lập tổ thu gom rác tự quản
Trước khi ký hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị tại một số thôn tại xã Mộc
Nam đã tự tổ chức tổ thu gom rác với mô hình đơn giản.
Mô hình tổ thu gom rác tự quản tại xã Mộc Nam
Rác thải từ các hộ
gia đình

Thu gom, vậnc huyển
bằng xe thô sơ

21

Bãi rác quy định


Mỗi thôn có một đội vệ sinh có từ 5 – 8 người.Việc lựa chọn các đội vệ sinh sẽ
dựa vào hình thức đấu thầu, đội vệ sinh nào có mức giá phù hợp nhất sẽ được lựa chọn.
Hợp tác xã và Trưởng thôn phối hợp làm công tác quản lý đội vệ sinh và thu phí vệ sinh
của các hộ dân. Tiền thu phí được dùng vào việc mua sắm và sửa chữa các loại dụng cụ
thu gom và chi trả cho nhân công làm nhiệm vụ thu gom rác. Tiền phí được tính dựa trên
tổng mức đầu tư dụng cụ và trả tiền công cho từng đội thu gom chia đều cho các hộ gia
đình trong thôn. Do đó mức thu phí có thể dao động từ 4.000 -5.000đồng/hộ/tháng. Việc

thu gom của các tổ vệ sinh chịu sự giám sát của Hợp tác xã, Trưởng thôn và các tổ chức
đoàn thể và người dân trong thôn. Cuối mỗi năm lại có các cuộc họp nhằm đánh giá hoạt
động của tổ vệ sinh và xem xét việc có thuê tiếp tổ vệ sinh đó hay không. Rác sau khi thu
gom được tập kết về đúng nơi quy định. Trước đây, khi lượng rác không lớn thường được
xử bằng cách chôn lấp tại chỗ.Tuy nhiên, với sự phát triển của làng nghề khối lượng rác
ngày càng lớn, các địa điểm tập kết rác ngày càng ô nhiễm. Các thôn đã thuê Công ty môi
trường
đô thị về thu gom lượng rác tồn này, dần dần việc thu gom được giao khoán hẳn cho công
ty môi trường đô thị. Nhưng theo đánh giá của người dân thì việc tự tổ chức thành các đội
thu gom hiệu quả hơn, đường làng ngõ phố sạch đẹp hơn. Vậy nên chăng việc tiếp tục
xây dựng lại các tổ thu gom rác tự quản đồng thời phối hợp với công ty môi trường đô thị
nhằm xử lý lượng rác sau khi đã thu gom. Ngoài ra, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên thường
tổ chức vận động các phong trào xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng nếp sống lành
mạnh, tổ chức các buổi dọn vệ sinh khu vực lối xóm.
2.7.
Những vấn đề môi trường cấp bách
2.7.1. Ô nhiễm nguồn nước mặt

Theo số liệu điều tra cho thấy: 100% các hộ gia đình sản xuất trong các làng nghề
đều không có hệ thống xử lý nước thải và 100 % các làng nghề không có hệ thống xử lý
nước thải tập trung, nước thải được xả trực tiếp vào các ao, hồ trong làng, gây ô nhiễm
môi trường nước nghiêm trọng; nhất là làng nghề Nha Xá - xã Mộc Nam - huyện Duy
Tiên và làng nghề dệt Nhuộm tại xã Hòa Hậu - huyện Lý Nhân. Theo kết quả phân tích
nước ao, hồ của một số làng nghề cho thấy chỉ tiêu BOD, COD và colifom đều vượt tiêu
chuẩn cho phép. Chỉ tiêu BOD vượt từ 4,5 đến 24,7 lần; COD vượt từ 12,32 đến 72 lần
so với tiêu chuẩn TCVN 5942-1995.
Hàm lượng BOD và COD trong nước thải do làng nghề Nha Xá thải ra cao gấp
hàng trăm lần so với tiêu chuẩn cho phép. Lượng nước thải sau sản xuất cùng nước thải
22



sinh hoạt chưa qua xử lý chảy hòa chung vào mương thoát nước rồi chảy ra sông Nhuệ
gây ô nhiễm lớn. Tổng lượng nước sau sản xuất và nước thải sinh hoạt ở Nha Xá từ 235,3
- 285,3 m3/ngày. Nước thải sau sản xuất chứa nhiều hóa chất chưa qua xử lý của các làng
nghề dệt, nhuộm chảy trực tiếp ra các thủy vực đang gây ô nhiễm tầng nước mặt.Đặc biệt
sự ô nhiễm đã đến mức báo động tại sông Nhuệ và sông Đáy. Do sự ô nhiễm nghiêm
trọng của các nguồn nước mặt nên số hộ gia đình còn sử dụng nguồn nước giếng đào vào
mục đích ngày càng giảm.
Nước thải sinh hoạt cũng góp phần không nhỏ vào sự ô nhiễm ngày càng nặng
nguồn nước. Tại một số mương thoát nước chảy ra sông Nhuệ nước có màu đen và có
mùi. Hiện tại người dân khu vực phải sống chung với mùi hôi thối của các con mương.
Đặc biệt là những ngày hè nắng nóng, mùi nước thải nồng nặc bốc lên ảnh hưởng lớn đến
vệ sinh môi trường và sức khỏe của người dân địa phương.
Gia tăng tỉ lệ mắc bệnh liên quan đến nguồn nước ô nhiễm: bệnh về đường hô hấp,
bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa,…
2.7.2. Vấn đề sức khỏe

Theo kết quả xét nghiệm của Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội cho thấy mẫu nước ngầm của địa phương bị nhiễm quá nhiều các
thành phần hóa chất. trong đó nhiều nhất là các chất như N2CO3, CH3COOH, H2S,
Na2S. Tất cả các thành phần này đã nhiễm xuống nguồn nước ăn của bà con, căn nguyên
chính cũng chỉ do quá trình sản xuất lụa, đặc biệt là khâu tẩy và nhuộm lụa. Ngoài những
người mắc phải các căn bệnh về đường hô hấp, mắt, viêm mũi, viêm xoang thì những
người mắc phải các căn bệnh và tử vong do ung thư mà được trạm Y tế của địa phương
biết tới thì trong vài năm trở lại đây khá cao.
Phẩm màu và hóa chất đã giúp những thợ lụa nơi đây cho ra thị trường những
thước lụa không mất quá nhiều công sức. Song, khi khâu xử lý nước thải chưa được đảm
bảo thì chính sự “đi tắt” kiểu này trong quá trình sản xuất lụa đã đe dọa tới cả tính mạng
của những người dân nơi đây. Nhiều gia đình sau cái chết của người thân được xác định
là ung thư do có liên quan đến việc sử dụng hóa chất độc hại, nay đã quyết định bỏ nghề

làm lụa. Nhiều người dân còn cho biết, đã nhiều năm nay lãnh đạo địa phương đưa ra
những ý kiến về quy hoạch làng nghề và những giải pháp chống ô nhiễm, song giờ phút
này vẫn chưa đi tới đâu. Và hiện nay các cơ sở sản xuất lụa vẫn ngày ngày vô tư xả nước
thải có chứa phẩm màu, hóa chất xuống những mương, rãnh quanh làng.
23


Trong năm 2016, huyện có 458 người mắc bệnh viêm hô hấp, 42 người mắc bệnh
viêm phế quản, 86 người mắc bệnh viêm phổi, 91 người mắc bệnh tiêu chảy… và có
19/50 người tử vong do mắc bệnh ung thư. Với tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm
trọng như hiện này thì theo các dự đoán của cơ sở y tế địa phương tuổi thọ của người dân
làng nghề Nha Xá ngày càng giảm do quá trình sống tiếp xúc với nhiều chất độc hại.
2.7.3. Hiện trạng công tác quản lý

* Tổ chức và năng lực QLMT chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn
- Mặc dù huyện đã có nhiều cố gắng nhằm nâng cao năng lực QLMT nhưng nguồn
nhân lực có trình độ chuyên môn trong công tác QLMT đang thiếu trầm trọng. Hiện nay,
tại Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Duy Tiên chỉ có 03 cán bộ, trong đó chỉ có
01 chuyên viên từng tốt nghiệp ĐH chuyên ngành môi trường. Trong khi đó tại các xã, thị
trấn chưa có cán bộ chuyên trách riêng trong lĩnh vực môi trường. Theo quy định của Bộ
Tài nguyên và Môi trường trong hệ thống tổ chức QLMT, tại cấp thành phố trực thuộc
tỉnh phải có từ 4-5 cán bộ quản lý về môi trường và tại cấp xã, phường phải có từ 1- 2 cán
bộ chuyên trách về QLMT.
- Hệ thống văn bản Pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của địa phương,
các quy định liên quan đến QLMT làng nghề chưa đầy đủ, chồng chéo, gây nhiều khó
khăn trong công tác quản lý và việc triển khai đến người dân còn chưa triệt để.
- Nguồn kinh phí dành cho sự nghiệp Bảo vệ môi trường còn hạn chế. Theo qui
định của Bộ Tài nguyên và Môi trường nguồn kinh phí dành cho sự nghiệp bảo vệ môi
trường là 1% tổng thu Ngân sách. Nhưng theo phó phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện cho biết nguồn kinh phí được cấp cho sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn

thành phố hiện nay chỉ bằng 1/9 so với quy định.
- Hiện nay chưa có mức phí riêng đối với chất thải do các hộ kinh doanh sản xuất
làng nghề. Hiện nay mức phí thu gom vẫn được tính chung cho các hộ gia đình trên địa
bàn toàn xã Nha Xá là 3000 đồng/hộ gia đình/tháng. Điều này dẫn đến các hộ sản xuất
gây ô nhiễm nhưng không phải chịu các chi phí đối với thiệt hại do mình gây ra.
- Công tác Bảo vệ môi trường còn chưa có sự kết hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa
các ban, ngành, việc lồng ghép các vấn đề môi trường vào trong quy hoạch cụm công
nghiệp làng nghề còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

24


* Nhiều hoạt động môi trường chỉ mang nặng tính hình thức, chưa đi sâu vào tìm
hiểu tâm tư, nguyên vọng người dân cũng như đi sâu, đi sát tùy theo điều kiện địa
phương để thực hiện.
* Nguồn thải từ các hộ gia đình đổ vào nhiều nguồn khác nhau gây khó khăn cho
việc xử lý nước thải. Hiện nay, cũng chưa có công nghệ nào phù hợp nhằm giải quyết vấn
đề nước thải từ làng nghề dệt nhuộm lụa Nha Xá dù đã có nhiều dự án nghiên cứu đã
được triển khai.
* Nguồn vốn đầu tư của các tổ chức trong ngoài nước đầu tư không đạt hiệu quả
khiến nhiều cơ hội đã bị bỏ qua đối với làng nghề lụa Nha Xá .
CHƯƠNG 3: QUY HOẠCH BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẾN
NĂM 2030
3.1.
Mục tiêu
3.1.1. Mục tiêu chung
- Phát triển nghề, làng nghề gắn liền với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
- Phát triển lực lượng lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Tạo việc
làm ổn định và tăng thu nhập cho người lao động.
- Đặt vấn đề bảo vệ môi trường lên hàng đầu trong các kế hoạch phát triển làng nghề.

Ngăn ngừa, đẩy lùi, hạn chế ô nhiễm môi trường và xử lý triệt để chất thải rắn và nước
thải trong quá trình sản xuất của làng nghề trước khi thải ra môi trường.
- Nâng cao tỷ lệ thu gom rác, tạo môi trường cảnh quan sạch trên địa bàn. Xây dựng hệ
thống cống rãnh nhằm thu nước thải từ các hộ gia đình về một khu vực tập trung nhằm
tạo điều kiện cho việc xử lý, giảm mức độ ô nhiễm trước khi nước thải được đổ ra sông
Nhuệ.
- Tiếp tục xây dựng phát triển điểm công nghiệp làng nghề truyền thống, khuyến khích
các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia vào điểm công nghiệp làng nghề.
- Quy hoạch và di dời hết các hộ sản xuất và cơ sở sản xuất gây ô nhiễm làng nghề vào
các cụm sản xuất bảo đảm bảo vệ môi trường và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường làng nghề, xây dựng lối sống thân thiệt môi
trường; triển khai hệ thống giáo dục toàn dân về bảo vệ môi trường làng nghề; tăng
cường xây dựng nông thôn mới, chú trọng quy hoạch xây dựng các khu nghĩa trang văn
minh.
25


×