Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu bào chế viên nén chữa dị ứng từ dược liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.34 MB, 81 trang )

[ H tì V I ; \

BỌ• GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

BỘ Y TẾ

Dược HÀ NỘI

L ________________ '

DS. NGUYỄN SỸ VIỆT

NGHIÊN CỨU BÀO CH ế VIÊN NÉN
CHỮA Dị■ ỨNG TỪ DƯỢC
LIỆU


LUẬN VĂN THẠC SỸ Dược HỌC

Chuyên ngành:

Công nghệ dược phẩm
và bào chế

Mã số:

60.73.01

Người hướng dẫn: TS. Phạm Thanh Trúc


PGS.TS Võ Xuân Minh

Hà Nội - 2003


1

J lờ l ( \ ẦM ơ i (
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới TS. Phạm Thị
Thanh Trúc và PGS.TS Võ Xuân Minh là những người thầy, cô trực tiếp hướng
dẫn và dành nhiều công sức giúp đỡ, góp ý để bản luận văn này được hoàn
thành.
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
DS. Nguyễn Kim Bích - Nghiên cứu viên khoa phân tích tiêu chuẩn,
Viện Dược liệu, Bộ Y tế đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong việc định
lượng hoạt chất và xây dựng tiêu chuẩn.
TS. Lê Thị Kim Loan, Chủ nhiệm khoa Bào chế Viện Dược liệu, Bộ Y
tế cùng tập thể khoa bào chế, khoa hóa phân tích tiêu chuẩn Viện Dược liệu,
Bộ Y tế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tận tình trong quá trình tôi
thực hiện đề tài.
PGS.TS Bùi Thị Bằng, Chủ nhiệm khoa phân tích tiêu chuẩn, Viện Dược
liệu, Bộ Y tế đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong việc nghiên cứu chiết
xuất.
Tôi xin chân thành cám ơn sự quan tâm của Ban giám hiệu, Phòng đào
tạo sau đại học, các phòng ban và bộ môn Trường Đại học Dược Hà Nội đã
tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Hà Nội, tháng 12 năm 2003
Nguyễn Sỹ Việt



CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
NaCMC

Natri carboxy methyl cellulose

CMC

Carboxy methyl cellulose

EC

Ethyl cellulose

HPMC

Hydroxy propyl methyl cellulose

ANN

Mạng thần kinh nhân tạo (Artificial neural network)

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

DST

Sodium starch glycolat



MỤC LỤC
ĐẶT VÂN ĐỂ

Trang
1

Chương 1. Tổng quan

3

1.1 Một số đặc điểm về bệnh dị ứng

3

1.1.1 Khái niệm

3

1.1.2 Phân loại dị ứng

3

1.1.3 Các giai đoạn chính và yếu tố tham gia trong cơ chế dị ứng

4

1.2 Thuốc điều trị bệnh dị ứng

5


1.2.1 Thuốc vô hiệu hóa các hoạt chất trung gian

5

1.2.2 Một số dạng thuốc có nguồn gốc đông dược có trên thị trường

6

1.3 Sự liên quan giữa tác dụng sinh học của flavonoid và cơ chế
chống dị ứng

6

1.4 Một số đặc điểm về các thành phần từ bài thuốc chữa dị ứng

7

1.4.1 Kim ngân hoa

7

1.4.2 Thổ phục linh

9

1.4.3 Mã đề

11

1.4.4 Lá khế


13

1.5 Các phương pháp chiết xuất hay dùng

13

1.5.1 Phương pháp ngâm

13

1.5.2 Ngâm nhỏ giọt

14

1.6 Vài nét về viên nén

15

1.6.1 Thành phần viên nén và việc lựa chọn tá dược

15

1.6.2 Các phương pháp dập viên

19

1.6.3 Bao viên

19


1.6.4 Sinh khả dụng của viên nén

21

1.7 Sơ lược về tối ưu hóa trên mạng thần kinh nhân tạo

24


Chương 2. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT, TRANG THIẾT BỊ VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

27

2.1 Nguyên liệu, hóa chất, trang thiết bị

27

2.1.1 Nguyên liệu, hóa chất

27

2.1.2 Trang thiết bị

27

2.2 Phương pháp nghiên cứu


27

2.2.1 Phương pháp chiết xuất hoạt chất từ dược liệu

27

2.2.2 Phương pháp bào chế dạng thuốc

28

2.2.3 Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu, bán thành phẩm,
thành phẩm

29

2.2.4 Phương pháp theo dõi độ ổn định

29

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u

30

3.1 Xây dựng tiêu chuẩn lá khế

30

3.1.1 Xây dựng chỉ tiêu định tính

30


3.1.2 Đề xuất tiêu chuẩn lá khế

3

3.2 Nghiên cứu chiết xuất bán thành phẩm trong phòng thí nghiệm

1

32

3.2.1 Chiết xuất lá khế và kim ngân hoa

32

3.2.2 Chiết xuất thổ phục linh và mã đề

36

3.3 Đề xuất tiêu chuẩn cao khô

40

3.3.1 Đề xuất tiêu chuẩn cao khô

40

3.3.2 Phương pháp thử

4Q


3.4 Nghiên cứu bào chế viên nén

48

3.4.1 Phương pháp sát hạt khô (dập thẳng)

4g

3.4.2 Phương pháp bao màng mỏng

5

3.5 Xây dựng phương pháp định lượng thành phẩm (viên nén)

51



3.6 Xác định tốc độ giải phóng hoạt chất sau các khoảng thòi gian
khác nhau

53

3.7 Tối ưu hóa công thức bào chế viên nén dị ứng

55


3.8 Đề xuất tiêu chuẩn viên nén


59

3.8.1 Nội dung tiêu chuẩn viên nén bao film

59

3.8.2 Phương pháp thử

59

3.9 Kết quả theo dõi độ ổn định của thuốc

62

3.9.1 Điều kiện bảo quản để khảo sát

62

3.9.2 Phương pháp khảo sát

62

3.9.3 Kết quả khảo sát

62

Chương 4. BÀN LUẬN

64


4.1 Về đề xuất tiêu chuẩn lá khế

64

4.2 Về nghiên cứu chiết xuất

64

4.3 Về đề xuất tiêu chuẩn cao khô

65

4.4 Về nghiên cứu bào chế viên nén

65

4.4.1 Bào chế viên nén

65

4.4.2 Bao bảo vệ

66

4.5 Về xây dựng phương pháp định lượngcao khô, viên nén

66

4.6 Về kết quả xác định tốc độ giải phóng dược chất


67

4.7 Về tối ưu hóa công thức bào chế

68

4.8 Về đề xuất tiêu chuẩn viên nén

68

4.9 Thử độ ổn định

68

KẾT LUẬN

69

ĐỂ XUẤT
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

ĐẶT
VÂN ĐỂ

Những công trình nghiên cứu dị ứng ở Việt Nam trong 30 năm qua cho
thấy số người mắc bệnh dị ứng tăng nhanh trong những năm gần đây, gồm

nhiều loại với nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm: bệnh dị ứng do thuốc
nhất là việc sử dụng không hợp lý các loại thuốc đặc biệt là kháng sinh, thực
phẩm, hóa chất, bụi nhà, hoặc có thể do vi khuẩn, virus...Các bệnh dị ứng phổ
biến là viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản dạng hen, hen phế quản, mày
đay, sẩn ngứa, phù quinck...
Để điều trị bệnh dị ứng người ta dùng các loại thuốc có nguồn gốc hóa
dược như: thuốc kháng histamin, các loại thuốc ức chế miễn dịch như
alimemazin

(Theralen),

astemizol

(Hismanal),

cyproheptadin

(Peritol),

ketotifen (Zaditene), promethazin (Histalong), các loại corticoid. Nói chung
các loại thuốc này tỏ ra có hiệu quả trong các phác đồ điều trị dị ứng nhưng
mặt trái là gây ra những tác dụng phụ, có những tác dụng phụ ảnh hưởng
nhiều tới sức khỏe, thể trạng người bệnh: nhẹ thì gây ngủ, đôi khi co thắt tử
cung, nặng thì tăng huyết áp, suy thượng thận, giảm tính đề kháng với những
bệnh nhiễm trùng và bệnh về nấm, nguy cơ gây loét dạ dày tá tràng, làm bệnh
tiểu đường nặng lên, gây loãng xương...
Xu thế chung của thế giới nhất là trong vài năm trở lại đây ngày càng
chú trọng nhiều đến việc khai thác sử dụng dược liệu làm thuốc chữa bệnh
thay cho thuốc hóa dược vì tính an toàn và kinh tế hơn.
Nguồn dược liệu nước ta vô cùng phong phú, kinh nghiệm chữa bệnh của

cha ông ta từ dược thảo rất đa dạng và dồi dào. Trong kho tàng kinh nghiệm
quý báu đó chúng tôi xây dựng bài thuốc chữa dị ứng gồm 4 vị kim ngân hoa,
lá khế, thổ phục linh, mã đề. Đây là những vị thuốc thường có mặt trong
những thang thuốc chữa dị ứng, tiêu độc, chống viêm. Nhằm giúp người bệnh
sử dụng bài thuốc trên một cách thuận lợi và có hiệu quả, đồng thời để thuốc
có thể đưa vào sản xuất đại trà sau này chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu


2

bào chế viên nén chữa dị ứng từ dược liệu” bao gồm: kim ngân hoa, lá khế,
thổ phục linh, mã đề.
Mục tiêu của đề tài:
Nghiên cứu chiết xuất các nhóm hoạt chất từ 4 dược liệu và bào chế
viên nén chữa dị ứng.
Để thực hiện mục tiêu trên nhiệm vụ khoa học của đề tài gồm các nội
dung sau:
1. Tiêu chuẩn hóa dược liệu
2. Nghiên cứu chiết xuất và tiêu chuẩn hóa cao khô làm bán thành phẩm
trong bào chế viên nén
3. Bào chế viên nén từ cao dược liệu


3

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Một sô đặc điểm về bệnh dị ứng
1.1.1. Khái niệm
Dị ứng là tình trạng tăng phản ứng với một kháng nguyên đã gây mẫn
cảm (hay còn gọi là phản ứng dị thường so với trạng thái miễn dịch thu được

bình thường) [3]
1.1.2. Phân loại dị ứng
Phân loại căn cứ vào cơ chế dị ứng thuốc, phân loại kinh điển của Gell và
Coombs được nhiều người chấp nhận gồm [1,2,3]:

1.1.2.1. Loại hình I: loại hình phản vệ, reagin
+ Dị nguyên là thuốc, bụi nhà, phấn hoa, lông vũ, thức ăn.
+ Kháng thể: IgE. Biểu hiện lâm sàng là dị ứng thuốc, sốc phản vệ, hen
phế quản, viêm mũi dị ứng, mày đay.

1.1.2.2. Loại hình II: loại hình gây độc tế bào
+ Dị nguyên: thuốc gắn trên bề mặt các tế bào máu
+ Kháng thể IgG lưu động trong huyết thanh
+ Sự kết hợp dị nguyên với kháng thể IgG, có sự hoạt hóa của bổ thể
dẫn đến hiện tượng tiêu tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Biểu hiện
lâm sàng là các bệnh thiếu máu tan huyết, xuất huyết, giảm tiểu cầu, chứng
giảm bạch cầu hạt do thuốc.

1.1.2.3. Loại hình III: Loại hình phức hợp miễn dịch
+ Dị nguyên: thuốc, hóa chất, huyết thanh.
+ Kháng thể: IgG, IgM
+ Dị nguyên kết hợp kháng thể với điều kiện thừa dị nguyên tạo thành
phức hợp miễn dịch, có sự hoạt hóa bổ thể. Phức hợp miễn dịch lắng đọng làm
tổn thương mao mạch, cơ trơn. Biểu hiện lâm sàng là các bệnh huyết thanh,
luput ban đỏ hệ thống, viêm đa khớp dạng thấp, viêm mao mạch dị ứng, xơ
cứng bì.


4


1.1.2.4. Loại hình IV: Loại hình dị ứng muộn
+ Dị nguyên: thuốc, hóa chất, vi khuẩn, nấm mốc v.v...
+ Kháng thể là các lympho bào mẫn cảm. Sự kết hợp dị nguyên với
lympho bào mẫn cảm, có sự tham gia của đại thực bào, giải phóng hàng loạt
các chất trung gian có tên gọi chung là lymphokin. Các lymphokin gây nên
những rối loạn chức năng, tổn thương tổ chức trong dị ứng muộn. Biểu hiện
lâm sàng là các bệnh viêm da tiếp xúc, viêm da, chàm hóa, sần ngứa, u hạt.
1.1.3. Các giai đoạn chính và yếu tố tham gia trong cơ chê dị ứng

1.1.3.1 Những yêu tố tham gia cơ chế dị ứng [2]
• Dị nguyên:
Dị nguyên tạo nên sự hình thành các kháng thể dị ứng
• Kháng thể:
Có 5 loại kháng thể dị ứng: Reagin (IgE) có vai trò rõ rệt trong các
bệnh dị ứng atopy (có cơ địa, thể tạng dị ứng). Phản vệ tố (IgG) trong hội
chứng choáng phản vệ. Kháng thể ngưng kết hồng cầu (IgM, IgG3, IgG2)
trong cơ chế các bệnh dị ứng loại hình II. Kháng thể kết tủa (IgM, IgG4) có
vai trò rõ rệt trong các bệnh dị ứng loại hình III. Cuối cùng là các kháng thể
bao vây (IgG) xuất hiện trong quá trình giảm mẫn cảm đặc hiệu. Ngoài hai
yếu tố nói trên, trong cơ chế dị ứng nhiều loại hình, có sự tham gia của nhiều
enzym (decacboxylase, histaminase v.v...) vai trò của bổ thể và nhiều hoạt
chất trung gian khác.

1.1.3.2 Các giai đoạn chính
Theo A.D Ado dị ứng là một quá trình gồm ba giai đoạn [1,2]:
• Giai đoạn 1: giai đoạn mẫn cảm kể từ khi dị nguyên xâm nhập vào cơ thể.
Dị nguyên bị các tế bào trình diện kháng nguyên tiếp nhận. Các tế bào này
truyền đặc điểm cấu trúc của dị nguyên đến tế bào Th2. Th2 dưới tác động của
IL4 và IL13 (Interleukin 4,13) làm tế bào lympho B biệt hóa thành plasmocyte.



5

Tế bào này tổng hợp kháng thể IgE. Các kháng thể IgE đến gắn trên màng
mastotycte nhờ các receptor đặc hiệu.
• Giai đoạn 2: giai đoạn sinh hóa bệnh. Khi dị nguyên lần thứ hai xâm nhập
vào cơ thể, dị nguyên kết hợp với kháng thể đã gắn sẵn trên màng mastotycte.
Sự kết hợp này làm tế bào mastotycte thoát bọng giải phóng các chất trung
gian hóa học: histamin, bradykinin, serotonin, leucotrien, chất phản ứng chậm
của phản vệ SRSA...
• Giai đoạn 3: giai đoạn sinh lỷ bệnh. Các chất trung gian hóa học kể trên tác
động đến các cơ quan đích như phế quản, ngoài da, mũi họng, tim mạch... gây
nên bệnh cảnh lâm sàng của các bệnh dị ứng: hen phế quản, mày đay, phù
Quincke, viêm mũi dị ứng, sốc phản vệ...
1.2 Thuốc điều trị bệnh dị ứng [2]
1.2.1. Thuốc vô hiệu hóa các hoạt chất trung gian
Chủ yếu là thuốc kháng histamin. Người ta đã phát hiện có 2 loại
receptor với histamin: Hj ở tế bào mạch máu - ruột; H2 ở tế bào biểu mô dạ
dày. Hị co thắt phế quản và ruột, giãn mạch, H2 co thắt và tăng tiết dịch vị dạ
dày. Thuốc kháng histamin có tác dụng phong bế Hl5 H2 hoặc cả Hj và H2.
Một số thuốc kháng histamin còn có khả năng kháng serotonin (còn gọi là 5
hydroxytryptamin, viết tắt 5-HT), kháng bradykinin (viết tắt: kháng kinin),
tiêu acetylcholin (viết tắt: kháng colin). Như vậy thuốc kháng histamin phong
bế Hj (viết tắt: AHj), thuốc kháng histamin phong bế H2 (viết tắt AH2)
Một số thuốc AHj có khả năng bảo vệ sự bền vững của màng
mastocyte, do đó dẫn đến ngăn chặn sự giải phóng các hoạt chất trung gian
(histamin, serotonin, bradykinin v.v...). Các thuốc AHj chủ yếu được dùng
điều trị các bệnh dị ứng cấp tính như: mày đay, phù Quincke, viêm mũi dị
ứng, dị ứng do: phấn hoa, thực phẩm, côn trùng, hóa chất, mỹ phẩm v.v...).
Tuy nhiên các thuốc AHj có nhiều tác dụng phụ như gây ngủ nhẹ hoặc nặng,

tương tác với cồn, đôi khi co thắt tử cung.


6

Một số thuốc kháng histamin: alimemazin (Theralen), astemizol
(Hismanal),

cyproheptadin

(Peritol), ketotifen

(Zaditene),

promethazin

(Histalong)...
Một số loại corticoid: methyl prednisolon (Solu Medrol), prednisolon....
1.2.2. Một sô' dạng thuốc có nguồn gốc đông dược có trên thị trường [21]
Một số công ty đã nghiên cứu và đưa ra thị trường các dạng thuốc hoàn
cứng, hay thuốc nước dưới tên “Tiêu độc hoàn” của Công ty cổ phần dược
phẩm Đông Nam Dược Quận 5, “Mộc long” của Công ty đông nam dược Bảo
Long... Nhìn chung các loại thuốc trên chủ yếu dựa vào các bài cổ phương như
“Tiêu phong tán” hoặc “Giải phong sát độc hoàn” có gia giảm. Ngoài ra một
số cơ sở cũng đưa ra thị trường các dạng bào chế từ cây actiso và ghi công
dụng là trị dị ứng, mẩn ngứa.
Các loại thuốc nói trên chủ yếu dựa vào bài cổ phương, chưa được
nghiên cứu sâu, dạng thuốc chưa thuận tiện cho người sử dụng.
1.3 Liên quan giữa tác dụng sinh học của flavonoid và cơ chế chống dị
ứng

Flavonoid là hợp chất polyphenol thiên nhiên thường gặp trong dược
liệu có nguồn gốc thực vật. Phần lớn flavonoid đều là những hợp chất mang
màu, thường có màu vàng, một số có màu xanh, tím, đỏ, một số không có
màu.
Phần lớn các dược liệu và chế phẩm đông dược chứa flavonoid dùng
trong y học cổ truyền có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chống viêm, xơ gan,
bảo vệ tế bào gan, lợi mật, phòng chống xuất huyết, phòng chống xơ vữa động
mạch, hạ huyết áp, lợi tiểu... [6]
Một số dược liệu chứa flavonoid còn có tác dụng chống dị ứng do liên
quan đến sự giải phóng histamin trong cơ chế dị ứng.
Một trong những íìavonoid phổ biến nhất là quercetin đã được nghiên
cứu đầu tiên về tác dụng này, đã được Fewtrell và Gomperts tiến hành. Các tác
giả chỉ ra rằng quercetin có thể làm tăng hoạt tính của bơm ion phụ thuộc


7

ATP. Người ta giả thiết là quercetin hoạt hóa enzym Ca++ ATPase. Khi này
nồng độ enzym nội tế bào thấp và vì vậy sự ức chế hoạt tính enzym xẩy ra do
không thể tăng Ca++ nội bào [28,32].
Flavonoid có cấu trúc tương tự cromoglycate. Việc ức chế sự tạo thành
các chất trung gian của phản ứng dị ứng sẽ dẫn đến khả năng chống dị ứng.
Nghiên cứu so sánh tác dụng của quercetin và cromoglycate trên mastocyte
của chuột cho thấy cả quercetin lẫn cromoglycate đều ức chế sự giải phóng
histamin. Bandukova V.A. và cộng sự đã nghiên cứu các flavonoid được chiết
từ một số cây thuốc vùng Bắc Kapcase. Các flavonoid này có trong thành phần
của nhiều loại thuốc đã được dùng để điều trị có kết quả các bệnh cao huyết
áp, thấp khớp [46]. Một số thuốc đó được dùng với tác dụng chống co thắt,
chống viêm, chống dị ứng. Các flavonoid, ví dụ các glycosid của apigenin,
luteolin, quercetin, kaemferol đã được chứng minh là có các tác dụng sinh học

kể trên [45,47].
1.4Một sô đặc điểm về các thành phần từ bài thuốc chữa dị ứng
Chúng tôi xây dựng bài thuốc chống dị ứng bao gồm các dược liệu: kim
ngân hoa, lá khế, thổ phục linh, mã đề (kim ngân hoa, lá khế, thổ phục linh
đồng lượng, lượng mã đề bằng một nửa so với các dược liệu khác trong bài).
1.4.1 Kim ngán hoa
• Mô tả
Hoa kim ngân hay kim ngân hoa là hoa phơi hay sấy khô của cây kim
ngân (Lonicera japonica Thunb.), họ kim ngân Caprifoliaceae [6].
Cây kim ngân còn được gọi là Nhẫn đông, Chừa giang khằm (Thái),
Bjoóc kim ngần (Tày) [7,22]
Kim ngân là một loại dây mọc leo, thân có thể vươn dài tới 10m hay
hơn. Cành lúc còn non màu lục nhạt, có phủ lông mịn, khi cành già chuyển
mầu nâu đỏ nhạt, nhẵn. Lá nguyên, mọc đối, phiến lá hình trứng, có lông mịn.
Hoa mọc đôi một ở kẽ lá gần ngọn, khi mới nở mầu trắng, sau chuyển sang


8

màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ. Hoa hình ống, quả hình trứng, dài chừng 5mm,
màu đen. Mùa hoa tháng 3-5, quả tháng 6-8.
Kim ngân là một loại cây mọc hoang tại nhiều tỉnh vùng núi nước ta,
nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An...Một số
nơi bắt đầu trồng lấy hoa và cành lá làm thuốc. Sau một năm bắt đầu có thể
thu hoạch, càng về những năm sau càng nhiều hoa. Nên hái hoa vào lúc sắp nở
hoặc khi mới nở, màu còn trắng chưa chuyển vàng. Hoa hay cành lá hái về
phơi hay sấy khô là dùng được không phải chế biến gì khác. Việc bảo quản
hoa và cành lá kim ngân tương đối dễ vì ít bị mốc mọt [9,17,22].
• Thành phẩn hóa học
Kết quả nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài nước đã chứng

minh trong hoa kim ngân có saponin, glycosid và flavonoid. Ngoài ra còn có
tinh dầu, dầu béo, tanin và coumarin [11,17,34,35,43] .
Năm 1961 các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tách chiết từ hoa và lá kim
ngân một số flavonoid, một trong những flavonoid đó được xác định cấu trúc
là luteolin 7-rhamnoza [17].
Tác giả Trần Lưu Vân Hiền- Viện Y học cổ truyền Việt Nam bằng
phương pháp cân đã xác định hàm lượng flavonoid trong hoa kim ngân là
3,32% [11] .
• Công dụng
Hoa kim ngân vị ngọt, tính hàn, không độc, vào 4 kinh phế, vị, tâm và
tỳ, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, uống lâu làm nhẹ người tăng tuổi thọ [6].
Theo y học cổ truyền, kim ngân được sử dụng để chữa mụn nhọt, mẩn
ngứa, tả, lỵ, giang mai, viêm mũi dị ứng, thấp khớp và một số trường hợp dị
ứng khác. Liều dùng trên lâm sàng thường là 4-6g hoa hoặc 10-12g cành lá
[6,7,15].
Kim ngân có thể dùng riêng, nhưng thường được phối hợp cùng với một
số cây thuốc khác trong các đơn thuốc của y học cổ truyền.


9

Tác dụng dược lý của hoa kim ngân đã được một số tác giả nghiên cứu:
Lê Thị Diễm Hồng (2003) thấy flavonoid toàn phần hoa kim ngân liều l,5g/kg
có tác dụng ức chế phản ứng phù chân chuột 37,2% [12]. Lee J.H (2001) thấy
dịch chiết nước hoa kim ngân có tác dụng làm giảm các yếu tố được hoạt hóa
trong quá trình viêm như TNF- (tumor necrosis factor-alpha), iNOS (inducible
nitric oxide synthase), NF-kappaB65 (nuclear factor-kappaB65) [36]. Trần
Lưu Vân Hiền nhận thấy trong hoa kim ngân có hai nhóm chất chủ yếu là
flavonoid và saponin tri terpenoid. Nhóm flavonoid có thể là thành phần hoạt
chất chủ yếu giữ một vai trò nhất định trong cơ chế chống viêm, chống dị ứng

và giải độc.
Hoa kim ngân có tác dụng kháng khuẩn trên một số vi khuẩn thuộc các
chi Staphylococcus, Streptococcus, Shigella, Salmonella và một số virus. Được
dùng để trị viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm amydan, viêm họng, viêm
thanh quản, viêm da, mụn nhọt, sưng vú, viêm ruột thừa, trị lỵ trực trùng, viêm
màng kết do siêu vi, cúm [6]. Gần đây có tác giả Trung Quốc công bố về tác
dụng ức chế HIV in vitro của kim ngân [16,19]. Kim ngân còn có tác dụng
ngăn ngừa sự tích mỡ ở bụng . v ề độc tính, cho chuột nhắt uống nước sắc kim
ngân liên tục 7 ngày với liều gấp 150 lần liều điều trị cho người, chuột vẫn
hoàn toàn khoẻ mạnh [17].
1.4.2 Thổ phục linh
• Mô tả
Cây thổ phục linh (Smilax glabra Liliaceae) có thân leo dài 4-5m, nhỏ,
nhẵn, không có gai. Lá trái xoan thuôn, đỉnh nhọn, gốc nhọn, có 3-5 gân
chính xuất phát từ gốc đến đỉnh lá. Lá nhẵn, mặt dưới lá thường có lớp sáp
trắng, cuống lá dài l-l,5cm . Lá kèm biến thành 2 tua cuốn tiêu giảm thành
mũi nhọn ngắn, có khi kéo dài. Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa tán mọc ở
nách lá, cuống chung 2-5mm. Cuống hoa nhỏ dài l-l,5cm . Ra hoa mùa hạ.
Quả mọng, đường kính 6-8mm, màu đỏ [6].


10

Cây thổ phục linh mọc hoang ở các đồi núi nước ta. Thu hoạch vào cuối
thu, sang đông. Đào lấy thân rễ (thường ăn sâu đến lm hoặc hơn), cắt bỏ rễ
nhỏ, rửa sạch, thái thành lát mỏng, hoặc để nguyên phơi khô. Dược liệu
(nguyên) sau khi chế biến thì hình thù không nhất định, to nhỏ không đều,
thường hình trụ dẹt dài có thể đến 20cm, rộng đến 5cm. Mặt ngoài nâu nhạt,
xù xì, thường có vết dao gọt và phần còn lại của rễ phụ, phần trên có vết của
thân. Chất cứng khó bẻ, chỗ bẻ có chất bột, không mùi, vị nhạt. Thổ phục linh

có bột nhiều là loại tốt. Khi cần thái thì phải ngâm nước cho mềm (thay nước
cho khỏi thối) thái, sau đó phơi khô ngay.


Thành phẩn hóa học
Trong thổ phục linh có saponin, tanin, flavonoid, acid hữu cơ, sterol,

nhựa và tinh bột. Trong đó được nghiên cứu nhiều nhất là các saponin steroid:
hàm lượng từ 1-3% và chủ yếu là các sarsaponosid có khung spirostan và
furostan của các sarsapogenin như: smilagenin, tigogenin, neotigogenin,
diosgenin và yamagenin. Các flavonoid đã được chiết tách và phân lập từ thổ
phục linh như: astibil. taxifolin, engeletin [24, 40],
Kết quả nghiên cứu gần đây của một số tác giả cho biết trong vị thuốc
thổ phục linh ở Thanh Hoá (Smilax glabra) có hàm lượng các thành phần như
sau: Flavonoid = 2,34%; sterol = 1,29% và saponin = 0,54%.
• Cồng dụng
Thổ phục linh được dùng cả trong y học cổ truyền và y học hiện đại
Theo y học cổ truyền thổ phục linh vị ngọt, nhạt, tính bình, vào hai kinh
can và vị, có tác dụng lợi gân cốt, khử phong thấp, giải độc thuỷ ngân, chữa
đau xương, ác sang ung thủng. Hiện nay, vị thuốc được dùng để điều trị các
bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm thận và bàng quang, tràng nhạc, giải độc,
mụn nhọt, lở ngứa, viêm mủ da, giang mai.. Liều dùng 15-30g dạng thuốc sắc,
cao lỏng, hoàn tán.


11

Thổ phục linh còn là vị thuốc trong các bài thuốc chữa thấp khớp, đau
xương, đau lưng với tác dụng chống viêm cấp (qua tác dụng chống dịch rỉ
viên) và mãn (biểu thị qua tác dụng chống tăng sinh u hạt thực nghiêm). Tuy

nhiên các tác dụng này rất yếu so với các loại thuốc có nguồn gốc hóa dược.
Theo y học hiện đại thổ phục linh có chứa saponin steroid, hệ thống
vòng spiroketal trong cấu trúc của chúng dễ dàng bị phá vỡ để cho hợp chất
trung gian là dehydropregnenolin acetat (DPA) là khung cơ bản của các thuốc
steroid. Vì vậy thổ phục linh là nguồn nguyên liệu cho kỹ nghệ bán tổng hợp
các thuốc corticoid và thuốc hạn chế sinh đẻ.
Năm 1999, Bộ môn dược liệu Trường Đại học Dược Hà Nội và Bộ môn
Dược lý Trường Đại học Y Hà Nội đã phối hợp nghiên cứu tác dụng hạ đường
huyết của dịch chiết thổ phục linh trên chuột nhắt và kết luận: dịch chiết cồn
thân rễ thổ phục linh làm hạ đường huyết trên chuột nghiên cứu và thời gian
tác dụng kéo dài hơn so với insulin.
Nghiên cứu tác dụng của dịch chiết cồn thân rễ loài Smilax glabra Roxb
trên chuột bình thường và chuột bị bệnh, kết quả cho thấy ở liều 100mg/lkg
cân nặng dịch chiết có tác dụng làm giảm glucose máu trên chuột bình thường
sau 4h tiêm màng bụng, đồng thời cũng có tác dụng giảm glucose máu trên
chuột bị bệnh đái đường không phụ thuộc insulin. Tuy nhiên dịch chiết này lại
không có tác dụng trên chuột đái đường có phụ thuộc insulin [6,29].
Trong số các tác dụng dược lý nêu trên, có thể tác dụng tẩy độc của thổ
phục linh được sử dụng trong bài thuốc chống dị ứng. Tuy nhiên cho đến nay
chưa tìm được tài liệu thông báo về nhóm chất hay thành phần hoá học có tác
dụng tẩy độc.
1.4.3 Mã đê
• Mô tả
Cây mã đề (Plantago major L., Plantaginaceae) là cây thảo sống lâu,
thân ngắn gần như không có. Lá mọc thành cụm ở gốc, cuống lá dài. lá


12

nguyên, hình thìa hay hình trứng, dài 12cm, rộng 8cm, có 5-7 gân lá hình

cung chạy dọc theo phiến lá rồi đồng qui ở gốc và ngọn
Hoa nhỏ màu trắng nhạt mọc thành bông, có cán dài xuất phát từ kẽ lá
hoa đều lưỡng tính, 4 lá dài xếp chéo hơi đính nhau ở gốc (xếp lợp). Tràng
màu nâu, tồn tại 4 thùy xen kẽ giữa các lá dài. Bốn nhị thò ra ngoài, 4 chỉ nhị
mảnh dài, 2 lá noãn chứa nhiều tiểu noãn. Bầu trên 2 ô. Quả hộp 8-13 hạt màu
nâu đen, hình tròn hoặc bầu dục dài khoảng lmm. Hạt có nội nhũ, vỏ hạt hóa
nhầy khi gặp nước [8,39,42].
• Thành phần hóa học
Trong lá mã đề có pectin (đến 20%), flavonoid, iridoid glycosid
(aucubin và catalpol), saponin, caroten, vitamin K, vitamin

c,

acid hữu cơ

v.v...
Aucubin hay còn gọi là rinantin C15H240 9 kết tinh với 1 phân tử nước,
đun nóng ở

120°c thì mất nước. Điểm

chảy

180°c. Tan tốt trong nước (36,5%

nước 20°C), tan trong cồn 95° (1,1%), tan trong methanol (13,8%), không tan
trong ether và cloroform.
Catalpol cũng là một iridoid glycosid có 1 đường như aucubin.
Trong hạt mã đề ngoài các thành phần nêu trên còn có acid amin,
protein, dầu béo (đến 20%), đặc biệt chứa hàm lượng pectin rất cao đến 40%

[44].
• Cồng dụng
-Tác dụng lợi tiểu: nước sắc mã đề có tác dụng làm tăng lượng nước
tiểu, tăng lượng urê, acid uric và muối trong nước tiểu (thí nghiệm trên chó,
thỏ và trên lâm sàng)
-Tác dụng chữa ho: nước sắc mã đề có tác dụng trừ đờm, mạnh nhất sau
khi uống từ 3 đến 6 giờ.
-Tác dụng kháng sinh: nước sắc mã đề có tác dụng ức chế đối với một
số vi trùng bệnh ngoài da.
-Tác dụng hạ huyết áp.


13

-Tác dụng chống viêm cấp và mãn tính [34, 41].
Những nghiên cứu gần đây cho thấy aucubin và catalpol đều là các
thành phần có tác dụng lợi tiểu và bảo vệ gan [34]. Như vậy các iridoit là các
thành phần cần được chiết xuất cho bài thuốc chống dị ứng.
1.4.4 Lá khê
Lá của cây khế (Averrhoa carambola L.Oxalidaceae) có ílavonoid,
saponin và đã thử tác dụng kháng khuẩn thấy dịch chiết nước lá khế ức chế vi
khuẩn mạnh hơn dịch chiết cồn. Dịch chiết nước có tác dụng trên vi khuẩn
gram (-) và nấm Candida và không có tác dụng trên vi khuẩn gram (+).
Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hoá học của lá khế của Đỗ Văn
Thiên cho thấy trong lá khế có: flavonoid (1.17%), saponin (0,93%), tanin,
acid hữu cơ và canxi. Trên sắc ký lớp mỏng saponin toàn phần cho 6 vết. Trên
sắc ký giấy flavonoid toàn phần cho 5 vết [10, 20].
Tác dụng dược lý của lá khế hầu như chưa được nghiên cứu, trừ tác dụng
kháng khuẩn. Theo Đỗ Văn Thiên dịch chiết nước (2;1), dịch chiết cồn,
saponin toàn phần và flavonoid toàn phần của lá khế đều có tác dụng ức chế 4

chủng vi khuẩn gram (+): Bacillus pumilus, Sarcina lutea, Bacillus cereus,
Staphylococcus aureus. Trong đó, dịch chiết nước có tác dụng mạnh nhất, dịch
chiết cồn có tác dụng yếu nhất [20].
Theo kinh nghiệm nhân dân nước lá khế nấu sôi 15 phút được dùng
chữa lở sơn, dị ứng, lở loét [17].
Lá khế có tác dụng thanh nhiệt mát huyết, tiêu độc, sát trùng, lợi tiểu.
Dùng để chữa mụn nhọt, sốt nóng nhức đầu, tiểu tiện ít, trị lở sơn, chữa ho
xuyễn ở trẻ em, chữa dị ứng mẩn ngứa, ngộ độc nấm, rắn cắn, rửa vết thương,
mụn nhọt lở loét.
Dùng dưới dạng lá tươi ép và nấu nước uống, bã đắp ngoài, hoặc lá khô
sao thơm phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống [20].
1.5 Các phương pháp chiết xuất hay dùng [4]
1.5.1 Phương pháp ngâm


14

Ngâm là phương pháp cho dược liệu đã chia nhỏ tới độ mịn thích hợp
tiếp xúc với dung môi trong một bình kín trong thời gian nhất định, hết thời
gian ngâm thì gạn lấy dịch chiết và dịch ép, để lắng gạn lọc lấy dịch trong
Tùy theo nhiệt độ chiết xuất, phương pháp ngâm được chia thành:
- Ngâm lạnh: là quá trình ngâm được tiến hành ở nhiệt độ thường
- Hầm: ngâm dược liệu đã chia nhỏ với dung môi trong một bình kín ở
nhiệt độ dưới nhiệt độ sôi của dung môi nhưng cao hơn nhiệt độ thường và giữ
ở nhiệt độ đó trong một thời gian nhất định, thỉnh thoảng có khuấy trộn.
- Sắc: là đun sôi đều và nhẹ nhàng dược liệu với dung môi trong một
thời gian nhất định, sau đó gạn lấy dịch chiết.
1.5.2 Ngâm nhỏ giọt (ngấm kiệt)
Là phương pháp chiết xuất hoạt chất bằng cách cho dung môi chảy rất
chậm qua khối dược liệu đựng trong một dụng cụ đặc biệt gọi là bình ngấm

kiệt, trong quá trình chiết xuất không tiến hành khuấy trộn.
Nguyên tắc: luôn tạo ra sự chênh lệch nồng độ hoạt chất cao vì dược
liệu luôn tiếp xúc với dung môi mới, do đó có thể chiết kiệt hoạt chất.
Các hiện tượng xẩy ra: Khi cho dược liệu vào bình ngấm kiệt và cho
dung môi lên trên mặt dược liệu, trước tiên do tác dụng của trọng lực, dung
môi sẽ chảy xuống luồn vào các khe hở gọi là các không gian mao dẫn có
trong khối dược liệu. Khi tác dụng của độ nhớt, lực mao dẫn đã cân bằng với
tác dụng của trọng lực, dung môi không tiếp tục chảy xuống nữa và bị giữ lại
trong khối dược liệu. Trong thời gian dung môi tiếp xúc với dược liệu sẽ xảy
ra các hiện tượng hòa tan, khuyếch tán, thẩm thấu, thẩm tích.
Các tiểu phân dược liệu phồng lên, các khe hở giữa các tiểu phân dược
liệu thu hẹp lại và khối bột được nén chặt hơn. Nếu sau đó đổ lên mặt dược
liệu lớp dung môi mới, do tác dụng của trọng lực trạng thái cân bằng đã thiết
lập ở trên bị phá vỡ. Dung môi mới thấm vào trong khối dược liệu đẩy dịch
chiết chuyển về phía dưới.


15

Lớp dung môi mới sẽ tiếp tục hòa tan hoạt chất còn lại trong tế bào
dược liệu.
Quá trình này sẽ tiếp diễn cho đến khi không thêm dung môi mới nữa.
1.6 Vài nét về viên nén [4,5,33,38]
Viên nén là dạng thuốc rắn được điều chế bằng cách nén một hay nhiều
dược chất (có thêm hoặc không thêm tá dược) mỗi viên là một đơn vị liều.
Hiện nay viên nén vẫn là loại thuốc phổ biến nhất do có nhiều ưu điểm như:
phân liều chính xác, thể tích nhỏ dễ vận chuyển, che dấu mùi vị khó chịu của
dược chất, dược chất có độ ổn định cao tuổi thọ dài hơn dạng thuốc lỏng, dễ
đầu tư sản xuất lớn, diện sử dụng rộng.
1.6.1 Thành phần viên nén và việc lựa chọn tá dược [4,5,23]

Thành phần viên nén gồm có dược chất và tá dược. Đối với dược chất có
cấu trúc tinh thể đều đặn có thể dập viên theo phương pháp dập thẳng. Tuy
nhiên số lượng dược chất này không nhiều, phần lớn các dược chất muốn dập
thành viên nén phải sử dụng thêm các tá dược. Như vậy việc lựa chọn tá dược
ảnh hưởng trực tiếp đến sinh khả dụng của viên. Tính chất dược chất có vai trò
quyết định tới thành phần và tỷ lệ tá dược trong viên. Khi làm thành viên nén
việc lựa chọn tá dược cần chú ý những đặc điểm sau:
- Mục đích sử dụng của viên: để uống, để ngậm, để đặt, để pha thành
dung dịch
- Tính chất của dược chất: độ tan, độ ổn định hóa học, độ trơn chảy, khả
năng chịu nén, khả năng hút ẩm, kích thước tiểu phân.
- Tính chất của tá dược: độ trơn chảy, khả năng chịu nén, các tương tác
có thể xẩy ra.

M ột số tá dược hay dùng trong bào chế viên nén:


Tá dược độn: thường chiếm tỷ lệ lớn so với dược chất, quyết định tính chất

cơ lý và cơ chế giải phóng của dược chất. Tá dược độn thêm vào viên nhằm
mục đích:
- Đảm bảo khối lượng cần thiết của viên.


16

- Cải thiện tính chất cơ lý của dược chất như: tăng độ trơn chảy, độ chịu
nén
Tá dược độn gồm các nhóm sau:
- Nhóm tá dược độn tan được trong nước: lactose, glucose,

saccarose..dễ hút ẩm, trơn chảy kém, có xu hướng kéo dài thời gian rã của
viên làm cho hoạt chất giải phóng chậm. Hiện nay dùng lactose phun sấy có
cấu trúc tinh thể đều đặn, trơn chảy tốt, chịu nén tốt. Ngoài ra còn có manitol,
sorbitol, bột đường hay dùng trong viên ngậm, viên sủi bọt.
- Nhóm tá dược độn không tan trong nước:
+ Tinh bột: trơ về mặt dược lý, bền về mặt hóa học, có khả năng biến
dược chất sơ nước thành dược chất thân nước làm cho viên dễ rã. Nhược điểm
của nó là trơn chảy kém, hút ẩm, ít chịu nén nếu dùng với tỷ lệ lớn sau một
thời gian bảo quản viên dễ bị bở, dễ nhiễm nấm mốc. Thường hay dùng tinh
bột ngô, tinh bột mì, khoai, sắn đạt tiêu chuẩn dược dụng.
+ Tinh bột biến tính là tinh bột đã qua xử lý bằng phương pháp vật lý
hoặc hóa học, trơn chảy và chịu nén tốt đồng thời làm viên dễ rã. Thường gặp
với các tên thương mại là Lycatab, Primojel, Explotab
+ Cellulose vi tinh thể (Avicel): cấu trúc tinh thể đều đặn, trơn chảy tốt,
chịu nén tốt, làm cho viên dễ rã. Trên thị trường có các loại Avicel kích thước
tiểu phân khác nhau. Hay dùng Avicel PHI01 (kích thước 50 ịim) và Avicel
PHI02 (kích thước 90ụm)
+ Nhóm bột mịn vô cơ: calci carbonat, magnesi carbonat, kaolin,
bentonit, calci phosphat, magnesi oxid, nhôm hydroxyd. Trong đó calci
carbonat, magnesi carbonat hay được dùng làm tá dược hút cho các công thức
viên nén có chứa dược chất háo ẩm, cao mềm dược liệu. Nhóm tá dược này có
tính kiềm, khả năng trơn chảy và tạo hạt kém.
• Tá dược dính: Có vai trò liên kết các tiểu phân, tạo hình cho viên, đảm bảo
độ chắc của viên. Tá dược dính gồm hai loại chính sau:


17

- Nhóm tá dược dính dạng lỏng: dùng trong phương pháp sát hạt ướt
gồm:

+ Ethanol: dùng khi trong viên có thành phần tan được trong ethanol tạo
khả năng dính như cao mềm dược liệu, bột đường. Với cao mềm, ethanol có
tác dụng làm cho quá trình phân tán cao vào khối bột được dễ dàng hơn, làm
hạt dễ sấy khô.
+ Hồ tinh bột: dễ trộn đều với bột dược chất, ít kéo dài thời gian rã của
viên, thường dùng với hàm lượng 5-15%. Chỉ điều chế khi dùng do hồ tinh bột
dễ bị nhiễm nấm mốc.
+ Dịch thể gelatin, gôm arabic: có khả năng dính mạnh, khó trộn đều
với dược chất, kéo dài thời gian rã của viên. Thường chỉ hay dùng trong viên
ngậm.
+ Dung dịch PVP (polyvinyl pyrolidon): thường dùng dung dịch trong
nước hoặc cồn nồng độ 2-10%. Khả năng dính tốt, ít ảnh hưởng đến thời gian
rã của viên. Dịch ethanol rất dễ trộn đều với dược chất.
Ngoài ra còn có dẫn xuất cellulose như NaCMC, CMC, EC đều có khả
năng dính.
- Nhóm tá dược dính thể rắn: dùng trong phương pháp sát hạt khô và
dập thẳng gồm: lactose phun sấy, bột CMC
Nói chung tất cả các tá dược dính đều ảnh hưởng đến khả năng giải
phóng dược chất của viên do đó cần biết lựa chọn đúng loai với hàm lượng
thích hợp để viên đảm bảo độ chắc mà vẫn rã tốt.
• Tá dược rã: Tá dược rã có vai trò làm cho viên rã nhanh và mịn, giải phóng
dược chất . Tá dược rã theo hai cơ chế: trương nở và vi mao quản. Cơ chế vi
mao quản: khi dập viên tá dược này để lại hệ thống vi mao quản. Hệ thống vi
mao quản này có tác dụng kéo nước vào lòng viên nhờ lực mao dẫn. Nước sẽ
hòa tan và làm trương nở các thành phần của viên, làm phá vỡ cấu trúc viên.


18

- Tinh bột: cấu trúc xốp, rã theo cơ chế vi mao quản. Muốn tăng khả

năng rã trước khi dùng phải sấy khô. Thường chia làm hai phần: rã trong (5075%), rã ngoài (25-50%)
- Avicel: độ xốp cao. Rã theo cơ chế trương nở (sau khi hút nước trương
nở tăng, phá vỡ cấu trúc viên, làm viên nhanh rã)
• Tá dược trơn:
Tăng cường độ trơn chảy của bột hoặc hạt dập viên do giảm ma sát liên
tiểu phân, viên dễ đồng nhất về khối lượng và hàm lượng
Giảm ma sát, chống dính giữa viên và chày cối, làm viên dễ dàng được
đẩy ra khỏi cối
Làm cho mặt viên bóng đẹp
Tá dược trơn nhẹ và mịn, bám vào bề mặt hạt tạo thành màng mỏng
ngoài hạt, làm trơn, ít tích điện, dễ chảy và ít bị dính. Tuy nhiên tá dược trơn
thường là chất sơ nước làm cho viên khó thấm nước, do đó có xu hướng kéo
dài thời gian rã của viên, làm giảm liên kết giữa các hạt làm cho viên khó đảm
bảo độ chắc. Do vậy cần lựa chọn tá dược trơn với tỷ lệ sao cho:
Hạt có thể chảy tốt, phân phối lực đồng đều
Không gây ra sự sơ nước quá lớn làm hạn chế sự hòa tan dược chất
Các loại tá dược trơn hay dùng:
Acid stearic và muối: tác dụng làm giảm ma sát, điều hòa sự chảy. Do
sơ nước nên kéo dài rõ rệt thời gian rã của viên.
Talc: có tác dụng làm trơn và chống dính, khả năng bám dính kém hơn
magnesi stearat, do đó thường dùng tỷ lệ 1-3%. Tuy nhiên do ít sơ nước nên
bột talc ít ảnh hưởng nhiều đến thời gian rã của viên. Bột talc thường dễ lẫn
kim loại và carbonat ảnh hưởng không tốt đến độ ổn định dược chất dễ bị oxy
hóa.
Aerosil: bột mịn nhẹ khả năng bám dính tốt. Tỷ lệ dùng thấp 0,1-0,5%.
Tác dụng chính là điều hoà sự chảy bột hoặc hạt, ít ảnh hưởng đến khả năng
giải phóng dược chất của viên.


19


1.6.2 Các phương pháp dập viên: Để bào chế viên nén có ba phương pháp
chính: tạo hạt ướt, tạo hạt khô, dập thẳng. Phương pháp xát hạt hay được dùng
hơn phương pháp dập thẳng. Các giai đoạn xát hạt:
- Chuẩn bị: xây dựng công thức, chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ thiết bị.
- Trộn bột kép: theo nguyên tắc đồng lượng
- Xát hạt: đây là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng đến chấtlượng

của

viên do:
+ Xát hạt tránh được hiện tượng phân lớp của khối bột trong quá trình
dập viên đảm bảo độ đồng đều về hàm lượng.
+ Xát hạt giúp cho sự phân phối hạt vào cối đềuđặn hơn so với bột. Do
đó viên có khối lượng đồng đều hơn.
+ Xát hạt làm tăng sự liên kết giữa các tiểu phân đảm bảo độ chắc của
viên.
+ Giảm hiện tượng dính chày cối khi dập viên
- Dập viên
1.6.3 Bao viên [5,13,26]

1.6.3.1 M ục đích bao viên
- Che dấu mùi vị khó chịu của dược chất
- Tránh kích ứng của dược chất với đường tiêu hóa khi uống
- Bảo vệ dược chất tránh tác động của yếu tố ngoại môi.
- Kéo dài tác dụng của thuốc
- Làm cho viên bóng đẹp hơn

1.6.3.2 Cồng thức bao phim
• Chất tạo phim: yêu cầu phải có khả năng tạo màng mỏng có độ bền thích

hợp, màng bao phải tan rã và giải phóng trong hệ tiêu hóa. Có ba loại bao
phim chính: bao bảo vệ, bao tan ở ruột, bao giải phóng thuốc chậm.
- Phim bao bảo vệ: các polymer này tan trong môi trường dịch vị, dùng
che dấu mùi vị khó chịu của dược chất, bảo vệ viên chống lại các tác động của
yếu tốc ngoại lai, cách ly các dược chất tương kỵ. Hay sử dụng các loại sau:


×