Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu cơ cấu tổ chức quản lý và mô hình triển khai hoạt động kinh doanh của công ty abbot tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.3 MB, 124 trang )

m
B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO






TRƯỜNG ĐẠI HỌC

B ộ Y TÉ



Dược HÀ NỘI

ososogog * * * SOSOÊOSO

LÊ Ti ế n

NGHIÊN CỨU C ơ Cấ U TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ
MÔ HÌNH Tr i ể N KHAI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA Cô NG TY ABBOTT TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC s ĩ D ư ợ c HỌC

Chuyên ngành : Tổ chức & quản lý dược
Mã số : 60 73 20

NGƯỜI HƯỚNG DẢN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN THANH BÌNH



HÀ NỘI - 2007
m


Lời cảm ơn
(Trong quả trình học tập và nghiên cứu, chúng tôi đã nhận được nhiều sự giúp
đỡ của các thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.
TS. Nguyễn Thanh Bình đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo và mang đến cho
chúng tôi niềm say mê nghiên cứu khoa học.
Lời cảm ơn này cũng xin được gửi tới các thày cô trong bộ môn Quản lý &
Kinh tế dược và Trường đại học dược Hà Nội, nơi chúng tôi đã học tập và
trưởng thành.
Xin gửi tới gia đình, bạn bè sự biết ơn chân thành vì đã luôn khuyến khích,
động viên tôi trong công việc và cuộc sổng.


MỤC LỤC
Trang
Đăt vấn đề

1

Chương 1. Tổng quan

3

1.1. Vài nét về hệ thống tổ chức của doanh nghiệp

3


1.2. Một số vấn đề cơ bản trong quản trị nhân sự

8

1.2.1. Phân tách công việc

9

1.2.2. Hoạch định tài nguyên nhân sự

10

1.2.3. Đào tạo và phát triển tài nguyên nhân sự

11

1.2.4. Đánh giá thành tích công tác

11

1.2.5. Lương bổng và đãi ngộ

12

1.2.6. Tương quan nhân sự

12

1.3. Một số quy định liên quan đến hoạt động của công ty dược


12

phẩm nước ngoài tại Việt Nam và Người giới thiệu thuốc
1.3.1. Một số quy định liên quan đến hoạt động của công ty dược

12

phẩm nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
1.3.2. Một số quy định liên quan đến Người giới thiệu thuốc

15

1.4. Mô hình triển khai hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

17

Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

21

2.1. Đối tượng nghiên cứu

21

2.2. Phương pháp nghiên cứu

22

Chương 3. Kết quả và bàn luận


25

3.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty ABBOTT Việt Nam

25

3.1.1. Cơ cấu tổ chức của công ty ABBOTT Việt Nam

25


3.1.1.1. Cơ cấu tổ chức chung của công ty ABBOTT Việt Nam

25

3.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của các bộ phận kinh doanh

27

3.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của các bộ phận hồ trợ và cơ chế phối

40

hợp với các bộ phận khác
3.1.2. Phương thức hoạt động của công ty ABBOTT Việt Nam

44

3.1.2.1. Hệ thống phân phối của công ty ABBOTT Việt Nam


44

3.1.2.2. Phương thức hoạt động của công ty ABBOTT tại Việt

45

Nam
3.1.3. Hệ thống quản lý nhân sự của công ty ABBOTT Việt Nam

46

3.1.2.1. Hoạch định nhân sự

47

3.1.2.2. Tuyển chọn nhân viên

47

3.1.2.3. Đào tạo và phát triển

50

3.1.2.3. Giám sát và đánh giá hiệu quả công việc

52

3.1.2.5. Chế độ đãi ngộ


57

3.2. Mô hình triển khai hoạt động kinh doanh của công ty ABBOTT

59

Việt Nam
3.2.1. Năm đầu tiên đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường Việt

59

Nam
3.2.2. Giai đoạn từ năm 2004 đến 2005

67

3.2.3. Giai đoạn năm 2006

74

3.3 Bàn luận

85

3.3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty ABBOTT

85

3.3.2. Phương thức hoạt động của công ty ABBOTT


88

3.3.3. Hoạt động quản lý nhân sự của công ty ABBOTT

90

3.3.4. Mô hình triển khai hoạt động kinh doanh của công ty

91

ABBOTT

Kết luận và kiến nghị

95


QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT
AI

ABBOTT International (ABBOTT Dược phâm)

ANI

ABBOTT Nutrition International (ABBOTT Dinh dưỡng)

BMI

Body Mass Index (Chỉ sô khôi cơ thê)


DTC

Direct To Consumer Hoạt động trực tiêp tới người tiêu dùng

ENS

Ensure

FDA

Food And Drug Administration: cơ quan quản lý thực phâm
và dược phẩm Hoa Kỳ

GLU

Glucema

HN

Hà Nội

HP

Hải Phòng

MND

Medical Nutrition Division (Bộ phận dinh dưỡng Y học)

MT


Miên Trung

OTC

Over The Counter (Thuôc bán không cân đơn)

PEDI

Pediasure

PND

Pediatric Nutrition Division (Bộ phận dinh dưỡng Nhi khoa)

PPD

Pharmaceutical Product Division (Bộ phận Dược phâm)

PR

Public Relation (Quan hệ công chúng)

PRO

Prosure

SBU

Strategy Business Unit (Đơn vị kinh doanh chiên lược)


TDV

Trình Dược Viên

TNHHDP

Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phâm

TPH C M

Thành phô Hô Chí Minh

TT

Thứ tự

USD

Đô la Mỹ


SMART

Specific, Measurable, Achievable, Realistic, Timebound
Phương pháp thiết lập mục tiêu: cụ thể, đo lường được, đạt
được, thực tế, có thời gian cụ thể

SWOT


Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats - phương
pháp phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ


số TT bảng

Tên bảng

T rang

Bảng 1.1
Bảng 1.2

Nhiệm vụ của các bộ phận chức năng trong GSK
Tiến trình đánh giá nhân sự

5
12

Bảng 2.1

Số lượng đối tượng tham gia phỏng vấn tại các bộ
phận trong công ty ABBOTT
Nhiệm vụ của các bộ phận chức năng trong bộ
phận kinh doanh của công ty ABBOTT
Chức năng của các bộ phận hỗ trợ trong công ty
ABBOTT Viêt Nam

23


Bảng 3.3

Mức thưởng cho người giới thiệu nhân viên cho
công ty

50

Bảng 3.4

Chương trình đào tạo và phát triển nhân sự của
công ty ABBOTT Việt Nam

51

Bảng 3.5

Các loại báo cáo của trình dược viên công ty
ABBOTT Viêt Nam

53

Bảng 3.6

Ke hoạch làm việc của nhân viên công ty
ABBOTT V iêtN am

55

Bảng 3.7


Tiêu chí và đánh giá tiêu chí của công ty
ABBOTT

56

Bảng 3.8

Đánh giá môi trường bên ngoài của thuốc giảm
cân Reductil

60

Bảng 3.9

Phân tích SWOT cho sản phẩm Reductil năm 2003

62

Bảng 3.10

Doanh số bán của Reductil trong năm 2003
Phân tích SWOT cho sản phẩm Reductil năm 2004
Kết quả doanh số của Reductil từ 2003 - 2005
Phân tích SWOT cho sản phẩm Reductil năm 2006
Chỉ tiêu về số nhà thuốc bán Reductil trong năm
2006
Chương trình khuyến mãi của Reductil năm 2006

65
67

72
75
77

Bảng 3.16

Chương trình tích lũy điểm cho Reductil trong
năm 2006

79

Bảng 3.17

Số lượng trình dược viên của công ty để giới thiệu
Reductil

79

Bảng 3.1
Bảng 3.2

Bảng
Bảng
Bảng
Bảng

3.11
3.12
3.13
3.14


Bảng 3.15

26
42

78


Bảng 3.18

Tổng kết số nhà thuốc đặt hàng Reductil trong
năm 2006

80

Bảng 3.19

Doanh số bán Reductil trong năm 2006

Bảng 3.20

xếp hạng doanh số Reductil tại nhà thuốc tới Quý

81
82

3 năm 2006
Bảng 3.21


Chỉ tiêu doanh số kế hoạch, cập nhật tháng 8 và
kết quả thực tế đạt được của Reductil từ 2003 2006

94


Sô TT
hình
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

1.4
1.5
1.6
1.7
3.1

Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8

Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11

Nội dung

Trang

Sơ đô tô chức của công ty GSK Việt Nam
Sơ đô tô chức hệ thông trình dược viên của công ty
GSK Việt N a m ’
Sơ đô tô chức của bộ phận Health Care trong công ty
Diethelm Viêt Nam
Sơ đô tô chức của công ty Sanofi-Aventis Việt Nam
Chức năng của quản trị nhân sự
Các thành tô của tiên trình quản trị chiên lược
Tiến trình triển khai thưc hiên chiến lươc kinh doanh
Sơ đô tô chức của công ty ABBOTT Việt Namnăm
2007
Sơ đô tô chức chung của bộ phận kinh doanh của công
ty ABBOTT Việt Nam năm 2007
Sơ đô tô chức của Bộ phận Dược phâm công ty
ABBOTT năm 2007
Sơ đô tô chức của bộ phận PND của công ty ABBOTT
năm 2007
Sơ đô tô chức của nhóm MND&Up-Age của công ty
ABBOTT năm 2007
Sơ đô tô chức các bộ phận hô trợ của công ty ABBOTT
Sơ đô hệ thông phân phôi của công ty ABBOTT Việt
Nam

Sơ đồ quy trình tuyển dụng nhân sự của công ty
ABBOTT Việt Nam
Đô thị doanh sô bán của Reductil trong năm 2003
Sơ đồ tổ chức nhóm giới thiệu Reductil

4
6
7
8
9
18
20
26
27
30
33
38
41
44
48

Đô thị doanh sô bán của Reductil từ 2003 - 2005

66
70
72

Hình 3.12

Thị phần của Reductil so với Xenical từ 2003 - 2005


73

Hình 3.13
Hình 3.14

Đô thị doanh sô bán Reductil trong năm 2006
Biêu đô thị phân doanh sô của Reductil với Xenical
từ Quý 1 năm 2003 đến quý 3 năm 2006
Hệ thông câp bậc của công ty ABBOTT
Mô hình triên khai hoạt động kinh doanh của công ty
ABBOTT Viêt Nam

81
83

Hình 3.15
Hình 3.16

88
91


Đặt vấn đề


Bước sang nền kinh tế thị trường, việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế,
xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với luật pháp quốc tế cùng với sự tăng
trưởng kinh tế ổn định trong những năm qua là điều kiện để Việt Nam thu hút
ngày càng nhiều công ty nước ngoài vào Việt Nam.

Thị trường dược phẩm của Việt Nam với dân số trên 84 triệu dân có mức
tăng trưởng trung bình 15 - 25% hàng năm đã trở thành một thị trường giàu
tiềm năng và ngày càng thu hút được nhiều các công ty dược phẩm nước
ngoài vào Việt Nam [28]. Tính đến 9/2006 đã có 312 công ty dược phẩm
nước ngoài hoạt động tại Việt Nam [28]. Các công ty dược phẩm nước ngoài
thông qua các công ty xuất nhập khẩu trực tiếp trong nước cung cấp thuốc với
chủng loại đa dạng, chất lượng đảm bảo, đặc biệt là các thuốc chuyên khoa,
đặc trị, kỹ thuật cao mà trong nước chưa sản xuất được đã góp phân đóng góp
không nhỏ cho sự phát triển của ngành dược Việt Nam.
Đóng góp vào sự thành công của các công ty dược phẩm nước ngoài trên
thương trường có nhiều yếu tố nhưng có thể nói quan trọng nhất là các yếu tố
quản trị bao gồm: mô hình tổ chức, hoạt động marketing và cách thức quản lý,
sử dụng nguồn nhân lực.
Hiện nay đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu về mô hình tổ chức,
cũng như các hoạt động marketing của các công ty dược phẩm nước ngoài tại
Việt Nam. Tuy nhiên các đề tài này mới chỉ xem xét riêng lẻ một klìía cạnh
của quản trị như nghiên cứu về mô hình tổng quát chung, về chính sách nhân
sự chung hay nghiên cứu trên khía cạnh ứng dụng các chính sách Marketing
trong kinh doanh dược phẩm mà chưa nghiên cứu chi tiết cả 3 yếu tố trên cơ
sở tổng hòa, tác động qua lại lẫn nhau trên chủ thể là các công ty dược phẩm
nước ngoài đã rất thành công trên thị trường Việt Nam.


Công ty ABBOTT được sáng lập vào năm 1888 tại Chicago, Hoa Kỳ là
một công ty đa chức năng, lấy nghiên cứu khoa học làm nền tảng, sản xuất
nhiều loại sản phẩm chăm sóc sức khoẻ như: dược phẩm, dinh dưỡng, máy
móc phương tiện và hoá chất chuẩn đoán. Hiện nay, công ty đã có mặt ở trên
130 nước trên thế giới với đội ngũ nhân viên lên tới trên 65.000 người. Trong
năm 2005, doanh số của công ty đạt 22,3 tỷ đôla, lợi nhuận sau thuế đạt 3,9 tỷ
đôla và được công ty nghiên cứu thị trường IMS, tạp chí Forbes xếp trong

danh sách 10 công ty dược phẩm lớn nhất thế giới (cả trên phương diện doanh
số cũng như lợi nhuận) [45], [46], [47], [49].
Tại thị trường Việt Nam, mặc dù chỉ mới chính thức đi vào hoạt động
từ năm 1996 nhưng công ty ABBOTT đã rất thành công trong kinh doanh các
sản phẩm chăm sóc sức khoẻ. Cụ thể năm 2006 tức là chỉ sau hơn 10 năm,
doanh số của toàn công ty đã vượt mức 85 triệu đô la Mỹ lớn hơn rất nhiều so
với các công ty dược phẩm đa quốc gia khác hoạt động tại Việt Nam như
GSK, Aventis, MSD... Hiện nay theo đánh giá của IMS, công ty đang dẫn
đầu thị trường Việt Nam về dinh dưỡng nhi khoa, dinh dưỡng y học, thuốc
giảm cân và thuốc mê hô hấp.
Với mong muốn tìm hiểu mô hình thành công của công ty, cung cấp
những thông tin có giá trị nhằm từng bước nâng cao năng lực của các công ty
dược phẩm trong nước, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu cơ cấu tổ

chức, quản lý và mô hình triển khai hoạt động kinh doanh của công
ty ABBO TT tại Việt N am ” với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát cơ cấu tổ chức và phương thức quản lý nhân sự của công ty
ABBOTT Việt Nam năm 2007.
2. Phân tích mô hình triển khai hoạt động kinh doanh của công ty
ABBOTT Việt Nam giai đoạn 2003 - 2006.


Chương 1. Tống quan
1.1. Vài nét về hệ thống tổ chức của doanh nghiệp
Hệ thống tổ chức của doanh nghiệp thương mại được hình thành ngay từ
khi doanh nghiệp bước vào kinh doanh. Trên cơ sở mục tiêu, chiến lược kinh
doanh đã xác định, các doanh nghiệp thương mại cần xây dựng và không
ngừng hoàn thiện tố chức bộ máy của đơn vị đế thực hiện chức năng quản trị
kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển
Tổ chức bộ máy kinh doanh là việc thiết lập mô hình tổ chức và mối liên

hệ về chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận trong tổ chức và trong nội bộ các
bộ phận với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ kinh doanh đề ra. Với vai trò
quan trọng nói trên, tổ chức bộ máy của doanh nghiệp thương mại bao hàm
các nội dung cơ bản sau:
Lựa chọn mô hình tổ chức quản trị và phân bố mạng lưới kinh doanh tối
ưu đối với doanh nghiệp.
Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động, lề lối làm việc
của từng bộ phận, từng khâu trong bộ máy hệ thống tổ chức doanh nghiệp.
Xây dựng và không ngừng hoàn thiện điều lệ (hoặc quy chế) tổ chức và
hoạt động của doanh nghiệp.
Xác định nhân sự, tuyển chọn và bố trí những cán bộ hợp lý vào những
khâu quan trọng để đảm bảo sự vận hành và hiệu lực của cả bộ máy.
Thường xuyên xem xét, đánh giá thực trạng của bộ máy và cán bộ để có
biện pháp chấn chỉnh bổ sung kịp thời, tạo điều kiện cho bộ máy có sức mạnh
phù hợp, luôn thích ứng với yêu cầu, nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp

[6],
Trong quản trị dựa vào đăc điểm, chức năng, phạm vi của tổ chức có thể
xác định cấu trúc tổ chức theo các mô hình khác nhau như: cấu trúc trực


tuyển, cấu trúc tham mưu, cấu trúc chức năng, cấu trúc trực tuyến - chức
năng, cấu trúc trực tuyến - tham mưu —chức năng, cấu trúc chương trình mục
tiêu ...[7].
Với các công ty nước ngoài là các hãng sản xuất như GlaxoSmithKline,
Boehringer Ingelheim, Gedeon Richter ... : tại Việt Nam các công ty này
thường tổ chức mô hình công ty dưới dạng kết hợp các mô hình trực tuyến
chức năng , khu vực địa lý và sản phẩm [18].
Chẳng hạn như công ty GlaxoSmithKline (GSK): đây là một trong 10
công ty dược phẩm hàng đâu trên thế giới [47], [49]. GSK tham gia thị trường

dược phẩm Việt Nam từ năm 1993, hiện tại công ty có trên 40 mặt hàng thuốc
lưu hành tại Việt Nam thuộc các nhóm: kháng sinh, hô hấp, tim mạch, tiểu
đường, vaccine, kháng virus, da liễu. Tại Việt Nam, GSK tổ chức công ty
theo mô hình hỗn hợp, kết hợp giữa các mô hình trực tuyến chức năng, phân
chia theo sản phẩm và khu vực địa lý (hình 1.1) [18].

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức của công ty GSK


sau:
Bảng 1.1 . Nhiệm vụ của các bộ phận chức năng trong GSK

Bộ phận chức

Nhiêm
• vu•

năng
Trưởng đại diện

Câp quản lý cao nhât tại VN, chịu trách nhiệm trước
công ty mẹ về hoạt động của GSK tại VN

Bộ phận Marketing

Nghiên cứu tiêm năng thị trường, đưa ra chỉ tiêu kê
hoạch và chương trình hành đông nhằm đạt được chỉ
tiêu đề ra.
Xây dựng chiến lược marketing cho từng nhóm sản
phẩm và tham gia công tác đào tạo TDV.


Bộ phận kinh doanh

Thực hiện các chương trình Marketing cũng như các
chương trình hành động khác.

Bộ phận nhân sự

Phụ trách công tác đào tạo và nhân sự của công ty

Bộ phận Quan hệ

Phụ trách đăng ký thuôc.

đối ngoại

Phụ trách quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước
trong lĩnh vực kinh doanh dươc, quan hệ cộng đồng
Thu thập, tổng hợp, sử lý các thông tin phản hồi về
sản phâm.

Cơ cấu tổ chức của bộ phận kinh doanh trong công ty GSK được phân
theo sản phẩm và khu vực địa lý. về địa lý GSK được phân ra 3 vùng để dễ
quản lý, về sản phẩm thì trình dược viên được phân địa bàn theo nhóm sản
phẩm.


Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức hệ thống trình dược viên của công ty GSK
Các công ty dược phẩm nước ngoài là các công ty phân phối thường tổ
chức mô hình công ty dưới dạng kết hợp giữa trực tuyến chức năng với khu

vực địa lý. Ví dụ bộ phận Health Care thuộc công ty Diethelm & Co., Ltd. là
một công ty chuyên tiếp thị và phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe
cho nhiều công ty dược phẩm. Tại Việt Nam bộ phận này được tổ chức theo
sơ đồ như hình 1.3


Hình 1.3. So’ đồ tổ chức của bộ phận Health Care trong công ty
Diethelm

Trong đó
- Bộ phận kinh doanh làm nhiệm vụ:
• Thực hiện các yêu cầu của nhà sản xuất, cung cấp các dịch vụ mà
nhà sản xuất yêu cầu.
• Lập các chương trình marketing.
- Bộ phận bán hàng làm nhiệm vụ: thực hiện các chương trình được
chuyến qua từ bộ phận kinh doanh.
Các công ty liên doanh sản xuất dược phẩm với Việt Nam như SanofiAventis, OPV thường tổ chức công ty dưới dạng kết hợp các mô hình trực
tuyến chức năng, khu vực địa lý, sản phẩm. Ví dụ công ty Sanofi-Aventis Việt
Nam thành lập liên doanh với Xí nghiệp Dược phẩm trung ương 23 (vào
năm 1993) để sản xuất thuốc tại Việt Nam. Hiện nay công ty Sanofi-Aventis


đã có hơn 60 loại biệt dược đang lưu hành tại Việt Nam bao gồm cả thuốc sản
xuất trong nước và nước ngoài. Mô hình tổ chức của công ty tại Việt Nam
như sau [18]:

Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức của công ty Sanofi-Aventis Việt Nam

1.2. Một số vấn đề cơ bản trong quản trị nhân sự
Quản trị nhân sự là sự phối hợp một cách tổng thể các hoạt động hoạch

định, tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, động viên và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tài nguyên nhân sự thông qua tổ chức, nhằm đạt được mục tiêu
chiến lược và định hướng viễn cảnh của tổ chức [29].
Mục tiêu của quản trị nhân sự: trong khi các lý thuyết cổ điển về quản trị
nhân sự chỉ quan tâm đến một đại lượng duy nhất là nâng cao lợi nhuận của


doanh nghiệp, cổ đông, thì học thuyết doanh nghiệp và quản trị nhân sự tân
tiến lại chú trọng đến việc hài hoà và tối hảo về sự quân bình giữa các đại
lượng thuộc các nhóm được hưởng lợi ích sau đây:
• Khách hàng: quản trị nhân sự định hướng thị trường
• Nhân viên: quản trị nhân sự định hướng nhân bản
• Doanh nghiệp, cổ đông: quản trị nhân sự định hướng lợi nhuận
• Môi trường: quản trị nhân sự định hướng xã hội, sinh thái
Chức năng của quản trị nhân sự: có thể khái quát theo sơ đồ sau

Q uản trị nhân sự

~
N g h iên
cứ u tài
n gu yên
n h ân sự

H o a ch
đ ịn h tài
nguyen
n h ân sự

T uyên

dụng

JZ

Đ à o ta o

phát
triên

Q u ãn
trị
tiền
lư ơ n g

Q uan
hệ
la o
động

D ịch vụ

phúc
lọ i

Y tể

an lo à n

Hình 1.5. Chức năng của quản trị nhân sự


1.2.1. Phân tách công việc
Phân tách công việc là một tiến trình xác định một cách có hệ thống các
nhiệm vụ và các kỹ năng cần thiết để thực hiện các công việc trong một tổ
chức [29].
❖ Mục đích của phân tách công việc là để trả lời sáu câu hỏi sau:
-N h ân viên thực hiện những công tác gì?
-K h i nào hoàn tất?
-C ô n g việc thực hiện ở đâu?
-L à m công việc đó như thế nào?
-T ạ i sao phải thực hiện công việc đó?
-C ầ n tiêu chuẩn nào đề thực hiện?


❖ Lợi điểm của phân tách công việc:
-B ả o đảm thành công trong việc sắp xếp, thuyên chuyển, thăng thưởng
-L o ạ i bỏ bất bình đẳng về mức lương thông qua nhiệm vụ và công việc
-T ạ o kích thích lao động qua việc sấp xếp các mức thăng thưởng
-T iế t kiệm thời gian, sức lực qua việc tiêu chuẩn hoá công việc từ đó
giúp nhà quản trị có cơ sở làm kế hoạch và phân chi thời biểu công tác
-G iảm bớt số người cần thay thế do thiếu hiểu biết về công việc trình độ
-T ạ o cơ sở để cấp quản trị và nhân viên hiểu nhau nhiều hơn [29].

1.2.2. Hoạch định tài nguyên nhân sự
Là một tiến trình triển khai thực hiện các kế hoạch và các chương trình
nhằm bảo đảm rằng cơ quan sẽ có đúng số lượng, đúng số người được bố trí
đúng nơi, đúng lúc và đúng chỗ. Nhiệm vụ chủ yếu của hoạch định tài nguyên
nhân sự là xác định nhu cầu về nguồn nhân sự và xây dựng các kế hoạch về
nhân sự căn cứ trên khả năng sẵn có của bản thân mỗi doanh nghiệp [30].
Tuyển mộ, tuyển dụng:
❖ Tuyến mộ: là một tiến trình thu hút những ngời có khả năng từ nhiều

nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn tìm việc làm.
- Nguồn nội bộ: từ nhân viên làm việc trong doanh nghiệp.
—Nguồn bên ngoài: có thể là bạn bè của nhân viên, nhân viên cũ, ứng
viên tự nộp đơn xin việc (tự ứng cử), nhân viên của các DN khác, các trường
ĐH CĐ, người thất nghiệp, người làm nghề tự do, từ các công ty chuyên cung
cấp nhân sự (săn đầu người).
❖ Tuyển dụng-, là quyết định xem trong số các ứng viên ấy ai là người hội
đủ tiêu chuẩn làm việc cho công ty.
♦> Các yếu tổ ảnh hưởng'.


- Môi trường bên ngoài: chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, KHKT, luật lệ
nhà nớc, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, chính quyền đoàn thể
- Môi trường bên trong:


Sứ mạng, mục tiêu của công ty

• Chính sách chiến lược của công ty
• Bầu không khí, văn hoá của công ty
• Cố đông, công đoàn của công ty [29].

1.2.3. Đào tạo và phát triển tài nguyên nhân sự
Đào tạo và phát triển là một nhu cầu không thể thiếu được đổi với bất cứ
loại hình tổ chức nào. Hiện nay chúng ta đang sống trong một thời đại mà
nhịp độ thay đổi diễn ra với tốc độ chóng mặt - đó là thời đại bùng nổ công
nghệ, bùng nổ thông tin. Những bùng nổ này đã tác động mạnh đến cung cách
quản lý, đến nếp sống và suy nghĩ của mọi người trong doanh nghiệp. Và
cũng chính sự bùng nổ này mà các cấp lãnh đạo thấy cần phải trang bị cho
mọi người các kiến thức và kỹ năng mới để theo kịp với sự thay đổi. Nhu cầu

đào tạo và phát triển trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Đào tạo là các hoạt
động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỹ năng của nhản viên đổi với
công việc hiện hành hay trứơc mắt. Phát triển bao gồm các hoạt động nhằm
chuẩn bị cho nhân viên theo kịp với cơ cấu tỏ chức khi nó thay đổi và phát
triển trong tương lai. Giáo dục nói lên các hoạt động nhằm cải tiến nâng cao
sự thành thạo, khéo léo của nhãn viên một cách toàn diện theo một hướng
nhất định nào đó vượt ra khỏi công việc hiện hành hay trước mắt.

1.2.4. Đánh giá thành tích công tác
Là một hệ thống chính thức duyệt xét và đánh giá sự hoàn thành công tác
của một cá nhân theo định kỳ, là chìa khoá giúp cho công ty có cơ sở để
hoạch định, tuyển mộ, tuyển chọn, phát triển tài nguyên nhân sự cũng như đền
bù, đãi ngộ, phát triển nghề nghiệp và tương quan nhân sự [30].


Tiến trình đánh giá được tổng kết trong bảng 1.2
Bảng 1.2. So’ đồ tiến trình đánh giá nhân sự

Môi
trường
bên ngoài
bên trong

Xác định mục tiêu đánh giá TTCT

Bước 1

Ân định kỳ vọng công việc (phân tách)

Bước 2


Xem xét công việc được thực hiện

Bước 3

Đánh giá sự hoàn thành công tác

Bưóc 4

Thảo luận về việc đánh giávới nhân viên

Bước 5

1



1




1

i

1.2.5. Lương bổng và đãi ngộ
Là một trong những động lực kích thích con người làm việc hăng hái,
nhưng đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân gây trì trệ, bất mãn
hoặc từ bỏ công ty. Lương bổng và đãi ngộ thường có hai phần: về tài chính

(lương tháng, tiền thưởng...) và phi tài chính (bảo hiểm nhân thọ, trợ cấp độc
hại...).

1.2.6. Tương quan nhân sự
Gồm các hoạt động quản trị tài nguyên nhân sự kết hợp với sự di chuyển
nhân viên trong tổ chức và các hành động thăng thưởng, giáng chức, thuyên
chuyển, kỷ luật, xin nghỉ việc, cho nghỉ việc, về hưu.

1.3. Một số quy định liên quan đến hoạt động của công ty dược
phẩm nước ngoài tại Việt Nam và Ngưòi giới thiệu thuốc
1.3.1. Một số quy định liên quan đến hoạt động của công ty
dược phẩm nước ngoài hoạt động tại Việt Nam




Luật thương mại thông qua ngày 14/06/2005 đã nêu rõ chức năng,

quyền hạn và nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
như sau [19]:
- Thương nhân nước ngoài được đặt văn phòng đại diện, chi nhánh tạiViệt
Nam. Thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo
hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.
- Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Pháp luật Việt Nam. Thương
nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật Việt Nam về toàn bộ
hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh của mình tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài
thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hay điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là

thương nhân Việt Nam.
*1* Văn phòng đại diện có các quyền sau:
- Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn quy định trong giấy phép
thành lập văn phòng đại diện.
- Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện vật dụng cần thiết cho hoạt động
của văn phòng đại diện.
- Tuyến dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài làm việc tại
văn phòng đại diện theo quy định của luật pháp Việt Nam.
♦> Văn phòng đại diện có các nghĩa vụ sau:
- Không được thực hiện hoạt động sinh lời trực tiếp tại Việt Nam.
- Chỉ được thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà luật
này cho phép.
- Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định
của pháp luật Việt Nam.


- Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật
Việt Nam.


Thông tư số 17/2001/BYT-TT ngày 01/08/2001 quy định về quyền và

trách nhiệm của các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký hoạt động trong lĩnh
vực thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam như sau [13]:
- Đứng tên là nhà đăng ký nước ngoài khi đăng ký thuốc, nguyên liệu
thuốc của các nhà sản xuất với Bộ Y tế Việt Nam.
- Cung cấp thuốc, nguyên liệu thuốc vào Việt Nam dưới hình thức ký kết
hợp đồng xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuốc của Việt
Nam.
- Mở hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, trao đổi

thông tin và quảng cáo thuốc theo quy định của Bộ Y tế.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam, các qui
định quản lý nhà nước của Bộ Y tế, Cục Quản lý dược Việt nam.
- Không được cung cấp vào Việt Nam các thuốc không được phép lưu
hành tại Việt Nam, thuốc giả, thuốc không đạt chất lượng.
- Không được phân phối thuốc trực tiếp tại Việt Nam dưới bất kỳ hình
thức nào.
- Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước và người
tiêu dùng về chất lượng thuốc đã cung cấp vào Việt nam. Bồi thường cho
người tiêu dùng và các đối tác Việt Nam trong các trường hợp thiệt hại do lỗi
của doanh nghiệp cung cấp thuốc gây ra theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo hàng năm với Bộ Y tế Việt Nam (Cục Quản lý dược Việt
Nam) về hoạt động buôn bán thuốc với Việt Nam.
- Báo cáo với Bộ Y tế Việt Nam (Cục Quản lý dược Việt Nam) khi có sự
thay đổi và gửi các tài liệu pháp lý có liên quan trong các trường hợp:


+ Thay đổi Giám đốc, người chịu trách nhiệm chính về hoạt động về
thuốc và nguyên liệu làm thuốc.
+ Chấm dứt hoạt động trong lĩnh vực buôn bán thuốc với Việt Nam.
+ Sáp nhập, chia tách doanh nghiệp
- Doanh nghiệp nước ngoài có trách nhiệm báo cáo đột xuất trong các
trường hợp :
+ Khi các cơ quan chức năng yêu cầu
+ Báo cáo với Bộ Y tế (Cục Quản lý dược Việt Nam) khi phát hiện
thuốc do doanh nghiệp cung cấp vào Việt Nam không đạt tiêu chuẩn chất
lượng, vi phạm các quy định chuyên môn khác.
+ Báo cáo với Bộ Y tế (Cục Quản lý dược Việt Nam) khi phát hiện
những tai biến nghiêm trọng do dùng thuốc của doanh nghiệp đã cung cấp vào
Việt Nam. Báo cáo trung tâm ADR về phản ứng có hại của thuốc.


1.3.2. Một số quy định liên quan đến Người giới thiệu thuốc (Trình dược
viên)
Theo quyết định số 2557/2002-QĐ-BYT ban hành ngày 04/04/2002 quy
định tiêu chuẩn, quyền hạn và trách nhiệm của người giới thiệu thuốc như sau
[8], [13]:
Người giới thiệu thuốc là người của đơn vị kinh doanh thuốc trên lãnh
thổ Việt Nam được đơn vị này phân công làm nhiệm vụ giới thiệu thuốc cho
cán bộ Y tế.
*1* Tiêu chuẩn của Người giới thiệu thuốc
- Là dược sĩ đại học, hoặc bác sĩ (đối với thuốc tân dược), hoặc lương y,
lương dược (đối với thuốc y học cổ truyền).
- Đã được đơn vị tuyển dụng huấn luyện, đào tạo và được Sở Y tế tỉnh
(nơi đơn vị đóng trụ sở chính) kiểm tra, xác nhận.


Có đủ kiến thức về những thuốc mà họ được phân công giới thiệu, có
hiểu biết về pháp luật, quy chế dược có liên quan.
- Được cấp thẻ Người giới thiệu thuốc.
- Có đủ sức khỏe và không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
*1* Trách nhiệm của Người giới thiệu thuốc
- Chỉ được giới thiệu những thuốc mà họ được đơn vị tuyển dụng phân
công.
- Chỉ được giới thiệu những thuốc đã được phép lưu hành ở Việt Nam và
chỉ được giới thiệu những thông tin của thuốc đã được Cục Quản lý dược Việt
Nam duyệt.
- Khi hoạt động giới thiệu thuốc phải đeo thẻ “Người giới thiệu thuốc”
và phải được sự đồng ý của nơi nhận thông tin thuốc mới được tiến hành giới
thiệu thuốc.
- Thu thập các báo cáo phản ứng có hại, các báo cáo có liên quan đến

chất lượng của thuốc để phản ánh kịp thời với đơn vị mà họ đại diện. Các đơn
vị có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý dược Việt
Nam).
- Trường hợp Người giới thiệu thuốc muốn hoạt động giới thiệu thuốc ở
một địa phương khác (không thuộc tỉnh mà Người giới thiệu thuốc được cấp
thẻ) thì phải được sự đồng ý của Sở Y tế địa phương nơi họ dự định hoạt động
giới thiệu thuốc.
- Người giới thiệu thuốc không được sử dụng lợi ích vật chất để gây tình
cảm, thuyết phục cán bộ y tế kê đơn, tiêu thụ thuốc của đơn vị mình, không
được bán thuốc mẫu hoặc kỷ gửi thuốc.


×