Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Phân tích hiệu quả qui trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển của bộ phận thu mua tại công ty meraki FW

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 36 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA KINH TẾ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

BÁO CÁO KIẾN TẬP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ QUI TRÌNH XUẤT KHẨU
HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA BỘ PHẬN
THU MUA TẠI CÔNG TY TNHH MERAKI FW

GVHD: Thạc sĩ Chung Từ Bảo Như
SVTH: Phạm Bình An

TP.HCM THÁNG 08 NĂM 2018


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC...............................................................................................................................i
DANH SÁCH BẢNG BIỂU.................................................................................................iii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ...........................................................................iii
CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ........................................................iv
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MERAKI FW..................3
1.1 Thông tin chung về Công ty TNHH MERAKI FW.....................................................3
1.2 Quá trình hình thành và mục tiêu phát triển.................................................................3
1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Meraki FW..........................................................3
1.4 Giới thiệu hoạt động chính của Công ty TNHH Meraki FW.......................................4
1.5 Kết luận chương 1........................................................................................................ 5
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ QUI TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN CỦA BỘ PHÂN THU MUA........................................................................6
2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Meraki FW.................................6


2.2 Giới thiệu Phòng kế hoạch của Công ty TNHH Meraki FW.......................................7
2.2.1 Chức năng............................................................................................................. 8
2.2.2 Nhiệm vụ...............................................................................................................8
2.3 Phân tích hiệu quả qui trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển của bộ phân Thu
mua.....................................................................................................................................8
2.3.1 Hoạt động xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển..................................................8
2.3.2 Nhập nguyên phụ liệu......................................................................................... 10
2.3.4 Qui trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển.................................................. 11
2.4 Những vấn đề thường gặp trong quá trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển.....14
2.4.1 Về vấn đề chính sách quản lý tổ chức nhân sự................................................... 14


ii

2.4.2 Về vấn đề kỹ thuật phần mềm VNACC..............................................................15
2.5 Hiệu quả liên kết của bộ phận thu mua với các bộ phận khác trong Công ty TNHH
Meraki FW....................................................................................................................... 16
2.6 Điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động xuất khẩu hàng hóa.....................................17
2.6.1 Điểm mạnh..........................................................................................................17
2.6.2 Điểm yếu............................................................................................................. 17
2.7 Kết luận chương 2...................................................................................................... 18
CHƯƠNG 3 Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.........................................................................................19
3.1 Một số ý kiến đề xuất.................................................................................................19
3.2 Kết luận chương 3...................................................................................................... 20
KẾT LUẬN..........................................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................22
PHỤ LỤC.............................................................................................................................23


iii


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2015-2017...........6
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức nhân sự tại Công ty TNHH Meraki FW.........................4
Hình 2.1 Chi phí hoạt động của công ty năm 2015 – 2017..................................7
Hình 2.2 Tình hình xuất khẩu túi xách da bò bằng đường biển sang các nước 2015 –
2017....................................................................................................................9
Hình 2.3 Tình hình xuất khẩu quần áo sang các nước.......................................10
Hình 2.4 Cửa sổ làm việc của phần mềm VNACC...........................................13
Hình 2.5 Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển.................................14
Hình 2.6 Giao diện phần mềm VNACC............................................................16


CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ
Air: hàng đi đường hàng không
CCHQ KCN: Chi cục Hải quan khu công nghiệp
C/O: Certification of Original - giấy chứng nhận xuất xứ
FCR: Forwarder cargo receive - giấy nhận hàng của forwarder (house bill)
FOB: điều kiện giao hàng (Tham khảo thêm incoterm 2010)
Invoice: Hóa đơn thương mại
P/O: Purchase Order - đơn đặt hàng
P/L: Packing list - danh sách (chi tiết) đóng hàng
Sea: Hàng đi bằng đường biển
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TTNDN: Thuế Thu nhập doanh nghiệp
VNACC: Vietnam Automated Cargo Clearance System - Hệ thống thông quan hàng
hóa tự động
XNK: Shipping - xuất nhập khẩu



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa –
hiện đại hóa. Ngày nay đi đến đâu, cũng có thể dễ dàng thấy container, xe kéo công,
hình ảnh các hãng vận tải lớn có mặt khắp lơi như DHL, FEDex, APL Logistics…
những điều đó vô hình chung đã khẳng định sự phát triển của Logistic. Sự phát triển
của hệ thống Logistic có thể ai cũng biết đến nhưng quy trình thực hiện mua bán để
quá trình vận chuyển diễn ra suôn sẻ thì không hẳn ai cũng biết tới. Được tiếp cận
với lý thuyết trên giảng đường qua các phương tiện thông tin đại chúng là một cách
hữu hiệu để lấp bớt khoảng trống kiến thức mà mỗi người sinh viên trong ngành
đang và sẽ làm. Tuy vậy, khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn rất xa nhau. Mỗi
doanh nghiệp, mỗi công ty đều có một quy trình riêng để có thể vận hành một cách
tốt nhất, nhằm hướng tới mục tiêu riêng của doanh nghiệp đó.
Ngoài ra, Công ty TNHH Meraki FW mang đặc thù riêng về hoạt động gia
công hàng may mặc xuất khẩu. Thường thì công ty gia công sẽ ít được nhắc đến
trong các bài học. Bên cạnh đó, ở thực tiễn một số quy định không chỉ về xuất nhập
khẩu mà còn nhiều quy định đối với doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam mà
còn là các quy định do các đối tác yêu cầu.
Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và
mong muốn được hiểu rõ hơn qui trình thực tế của doanh nghiệp, trong quá trình
kiến tập tại công ty TNHH Meraki FW, dưới sự hướng dẫn của giáo viên – Th.S
Chung Từ Bảo Như, của các thành viên Phòng Kế hoạch nói riêng, của công ty nói
chung, em xin quyết định lựa chọn đề tài “PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ QUI TRÌNH
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA BỘ PHẬN THU MUA
TẠI CÔNG TY TNHH MERAKI FW” làm đề tài cho báo cáo thực tập của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Áp dụng các kiến thức đã học để tìm hiểu về hoạt động thực tiễn của doanh

nghiệp, nghiệp vụ xuất khẩu bằng đường biển của bộ phận thu mua tại công ty
Meraki FW, đồng thời hiểu rõ được bao quát quy trình xuất khẩu tại đây. Bên cạnh
đó phân tích được ưu và nhược điểm, từ đó rút ra được bài học thực tế và sự khác
nhau giữa những lý thuyết kiến thức đã học với thực tế.
3. Phương pháp nghiên cứu
Bài báo cáo sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thu thập dữ liệu từ


nhiều nguồn và trực tiếp thực tập tại công ty dưới sự hướng dẫn của các anh chị
phòng Thu mua. Cách thức thu thập dữ liệu bao gồm cả sơ cấp và thứ cấp:
Thông tin thứ cấp:
-

Nguồn tài liệu nội bộ: các số liệu thống kê, chứng từ,..
Nguồn tài liệu bên ngoài: sách, báo, tạp chí ngành, mạng Internet,...

Thông tin sơ cấp: Trực tiếp thực tập tại công ty.
4. Giới hạn của đề tài
Bài báo cáo dựa trên số liệu tình hình hoạt động từ 2014 đến 2017.
Đối tượng nghiên cứu là qui trình xuất khẩu bằng đường biển của bộ phận
thu mua.
5. Kết cấu đề tài
Kết cấu đề tài gồm 3 chương
 Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty TNHH MERAKI FW
 Chương 2: Phân tích hiệu quả qui trình xuất khẩu hàng hóa bằng
đường biển của bộ phân thu mua
 Chương 3: Ý kiến đề xuất
6. Mô tả vị trí kiến tập
Hỗ trợ trong việc soạn thảo invoice, packing list, các chi phí phụ trong vận tải.
Hỗ trợ kiểm tra sơ lược trong việc khai báo hải quan điện tử trên phần mềm điện tử

VNACC. Hỗ trợ anh/chị phòng Thu mua cập nhật tiến độ và lịch giao hàng từng
mã hàng. Nhận hóa đơn mua hàng và tổng hợp lại cho kế toán. Thực hiện các công
việc văn phòng khác.
Để có thể hoàn thành tốt đề tài báo cáo thực tập này, em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến quý Công ty TNHH Meraki FW đã cho em cơ hội được thực tập tại công ty
và hỗ trợ em rất nhiều trong quá trình thực tập. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành sự giảng dạy hết mình từ các thầy cô trong khoa Kinh tế đối ngoại của
Trường Đại học Kinh tế - Luật và sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn –
ThS. Chung Từ Bảo Như trong suốt thời gian qua. Vì thời gian kiến tập có giới hạn
nên bài báo cáo thực tập của em chắc hẳn sẽ còn nhiều sai sót, em mong nhận được
sự góp ý thẳng thắn và hữu ích của quý thầy cô để sửa chữa và hoàn thiện hơn bài
báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn quý công ty và quý thầy cô.


CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MERAKI FW
1.1 Thông tin chung về Công ty TNHH MERAKI FW
Tên công ty: CÔNG TY TNHH MERAKI FW
Tên giao dịch quốc tế: MERAKI FW INC
Trụ sở chính: Lô 89, Đường số 6, Khu Công Nghiêp Sóng Thần 1, Thi ̣xã Dĩ An,
Tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: 0274.3794978
Fax: 0274.3794977
Mã số thuế: 3702218098
Giấy chứng nhận kinh doanh số: 462045001017
Email:
1.2 Quá trình hình thành và mục tiêu phát triển
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Meraki FW được thành lập chính thức từ ngày
26 tháng 9 năm 2013 tại Bình Dương giấy phép đăng ký kinh doanh số
462045001017 theo chứng nhận của Cục thuế tỉnh Bình Dương. Đây là công ty
chuyên gia công hàng may mặc, đồng hoạt động theo mô hình sản xuất kinh doanh

xuất khẩu đi các nước lớn trên thế giới như Mỹ, Thụy Sĩ, Anh, Hà Lan, Trung
Quốc…. Dưới đơn đặt hàng chủ yếu của hãng Coach (Mỹ) – Chuyên cung cấp túi
xách, phụ kiện bằng da phong phú, cùng bộ sưu tập trang phục may sẵn của Coach
dành cho nam và nữ.
Được thành lập từ năm 2013, cho đến nay, Công ty TNHH Meraki FW đã dần
trở thành một công ty gia công lớn mạnh với nhiều sự tín nhiệm từ phía hãng
Coach. Công ty đã kinh doanh hiệu quả xuất hàng qua các nước Mỹ, Anh, Hà Lan,
Thụy Điển với số lượng đơn hàng ngày càng nhiều. Về chính sách chất lượng và
trách nhiệm xã hội: Công ty luôn cam kết không ngừng nâng cao sự thỏa mãn của
khách hàng và người lao động của mình bằng cách: áp dụng đầy đủ, duy trì thường
xuyên, cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng và trách nhiệm xã hội bao gồm
cả môi trường làm việc, phúc lợi và lợi ích cộng đồng; Tuân thủ các qui định về
trách nhiệm xã hội và các quy dịnh khác mà công ty thừa nhận.
1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Meraki FW
Xây dựng cơ cấu tổ chức có tác dụng phân bố và quản lý nguồn lực hợp lý cho
từng công việc cụ thể, từ đó có thể tiết kiệm nguồn lực, hạ thấp chi phí nhân công,


hạ giá thành sản phẩm. Dưới đây là sơ đồ tổ chức nhân sự của Công ty TNHH
Meraki FW.
Tổng giám đốc
Giám đốc tài
chính

Kế toán

Nhân sự

Kế hoạch


Sản xuất

Thu mua

Sản xuất 1

Phát triển
kế hoạch

Sản xuất 2
Tổng kho

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức nhân sự tại Công ty TNHH Meraki FW
Công ty đi vào hoạt động được hơn 5 năm, vì thế tình hình nhân sự vẫn còn
đang trong giai đoạn phát triển. Công ty có hơn 15 người là các chuyên gia đến từ
nước ngoài, hơn 25 lao động là lao động tri thức và hơn 1500 là lao động phổ thông.
Trong 2018, tình hình nhân sự có sự thay đổi. Các chuyên gia có tay nghề cao vẫn
được sử dụng, và đang tuyển dụng các tri thức hỗ trợ cho công việc văn phòng. Số
lượng nhân công tháng 10 năm 2016 giảm đáng kể vì lúc đấy công ty có rất ít đơn
đặt hàng, phải giảm số lượng công nhân. Tháng 5 năm 2017, số lượng nhân công
được tuyển nhiều hơn do lượng đơn đặt hàng cao vào tháng 5 và tháng 6 năm 2018.
1.4 Giới thiệu hoạt động chính của Công ty TNHH Meraki FW
Hoạt
may mặc:
-

động sản xuất kinh doanh chính của công ty là chuyên gia công hàng
May trang phuc ̣
Sản xuât sản phầm từ da lông thú
Sản xuất vali, túi xách và các loaị tương tự

San̉ xuất giaỳ deṕ


Hoạt động theo mô hình sản xuất kinh doanh xuất khẩu đi các nước lớn trên
thế giới như Mỹ, Thụy Sĩ, Anh, Hà Lan, Trung Quốc…. Dưới đơn đặt hàng chủ yếu
của hãng Coach (Mỹ) – Chuyên cung cấp túi xách, phụ kiện bằng da phong phú,
cùng bộ sưu tập trang phục may sẵn của Coach dành cho nam và nữ.
Hiện nay nhà máy có 36 chuyền may, gia công các loại. Công xuất 9,700,000
sản phẩm/năm chiến lược phát triển 2015-2020 là 50-80 chuyền may. Công ty đang
có chiến dịch tuyển hơn 2000 công nhân viên để đáp ứng cho nhu cầu, khả năng
hoạt động của công ty.
1.5 Kết luận chương 1
Chương đầu tiên cung cấp các thông tin cơ bản về Công ty TNHH Meraki
FW. Công ty được thành lập từ năm 2013 và có cơ cấu tổ chức nhân sự tương đối
đơn giản. Hiện tại công ty đã mở rộng nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp Đồng
An và có kết quả kinh doanh khả quan, cho thấy hướng đi đúng đắn của mình.


CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ QUI TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG
HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA BỘ PHÂN THU MUA
2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Meraki FW
Công ty TNHH Meraki FW mới thành lập được 5 năm, trong thời kỳ đầu công
ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn về mặt tài chính lẫn nhân sự. Tuy nhiên, không vì
vậy mà công ty phát triển không hiệu quả. Bảng 1.1 (đơn vị tính tỷ VND) mô tả tình
hình hoạt động của công ty trong thời gian 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017. Từ
bảng cho thấy, trong 3 năm đầu 2014-2016, công ty chưa phải nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp nên lợi nhuận sau thuế khá cao. Đến năm 2017 lợi nhuận sau thuế
giảm vì phải đóng thuế với mức 25%.
Ngoài ra, tổng chi phí phát sinh tăng hơn 30% vì chi phí quản lý doanh nghiệp
tăng cao theo mỗi năm 2015 – 2016 tăng tới 39%. Mặc dù lợi nhuận tăng theo các

năm nhưng do mới thành lập nên tổng chi phí tăng cao làm lợi nhuận gộp giảm dần.
Từ năm 2015 lợi nhuận gộp là 62,8 tỷ chỉ còn 61,7 tỷ vào năm 2017.
Bên cạnh đó còn nhiều chi phí phát sinh trong khi thu nhập khác thì hầu như
chưa có do đó mà lợi nhuận từ các hoạt động khác như đầu tư, bán thanh lý,.. không
có trong 2015-2016. Nhìn chung, công ty đã cố gắng vượt qua mọi khó khăn ban
đầu khi thành lập để đạt kết quả kinh doanh khả quan.
Chỉ tiêu

20152016

2015

2016

2017

135.38

153.27

173.05

13%

12%

2. Chi phí

72.52


91.11

111.26

25%

22%

3. Chi phí gia công

53.23

66.24

84.64

24%

27%

4. Chi phí quản lý

19.28

24.87

26.62

28%


7%

5. Lợi nhuận gộp từ gia
công

62.86

62.15

61.77

(1%)

(0.6%)

(13%)

(28%)

(13%)

(57%)

0.5%

5%

1. Doanh thu thuần

1.79


6. Thu nhập khác

8. Lợi nhuận khác

(7.07)

6.10 4.3
7
(6.10)
(2.58)

9. Lợi nhuận trước thuế

55.78

56.04

7. Chi phí khác

10.TTNDN

20162017

7.07

59.19
14.79



11. Lợi nhuận sau thuế

55.78

56.04

44.39

0.5%

(20%)

Bảng 2.1 báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2015-2017
(đơn vị tính tỷ VND)
(Nguồn phòng Kế toán)

Chi phí hoạt động của công ty từ 2015 - 2017

2015, 26%
2017, 41%

2015
2016

2016, 33%

2017

Hình 2.1 Chi phí hoạt động của công ty năm 2015 - 2017
Và trong năm ngoái tới năm nay, công ty TNHH Meraki FW đã và đang có

những chiến lược phát triển phù hợp, với những bước đi hợp lý để công ty phát triển
mạnh mẽ như hôm nay. Qua báo cáo tài chính cho thấy, khả năng cũng như quy mô
của công ty càng lớn mạnh trong thời gian tới. Hiện nay nhà máy có 36 chuyền
may, gia công các loại. Công xuất 9,700,000 sp/năm chiến lược phát triển 20152020 là 50-80 chuyền may. Công ty đang có chiến dịch tuyển hơn 2000 công nhân
viên để đáp ứng cho nhu cầu, khả năng hoạt động của công ty.
2.2 Giới thiệu Phòng kế hoạch của Công ty TNHH Meraki FW
Phòng kế hoạch là một trong những bộ phận quan trọng của công ty, có vai trò
lập và theo dõi kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Những hướng đi phát
triển của công ty sẽ do phòng bày lên kế hoạch, tham mưu, quản lý đề xuất với ban
giám đốc. Bộ phận thu mua thuộc sự quản lý của phòng kế hoạch. Để đảm bảo quá


trình sản xuất kinh doanh được vận hành liên tục thì thu mua là một công việc rất
cần thiết
2.2.1 Chức năng
Bộ phận thu mua có chức năng chính là lập kế hoạch thu mua theo kế hoạch
sản xuất. nghiên cứu, lựa chọn các nhà cung cấp theo các tiêu chuẩn. Phân tích tài
chính và giá trị sau đó sẽ tiến hành đàm phán giá cả để tiến tới bước mua hàng. Sau
khi mua hàng bộ phận thu mua còn có chức năng quản lý các hợp đồng cung ứng,
kiểm soát hàng tồn kho với bộ phận Tổng kho.
2.2.2 Nhiệm vụ
Bộ phận thu mua có nhiệm vụ chính là: (i) Quản lý các nhà cung ứng theo qui
trình của công ty theo các chỉ tiêu: năng lực, sản phẩm, thời gian giao hàng, dịch vụ
hậu mãi, phương pháp thanh toán, tiềm năng phát triển. (ii) Kiểm tra chất lượng và
tiến độ cung ứng của toàn bộ vật lực đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh toàn Công ty. (iii) Xây dựng môi trường cung ứng lành mạnh, năng động,
trách nhiệm và hiệu quả. Bảo đảm cung ứng đúng số lượng, chất lượng, thời hạn, có
tính đến tiết kiệm chi phí để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh theo. (iv) Phối
hợp với các bộ phận khác trong công ty để việc khai thác nguồn hàng được nhanh
chóng, thuận lợi.

2.3 Phân tích hiệu quả qui trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển của bộ
phân Thu mua
2.3.1 Hoạt động xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển



Tình hình xuất khẩu túi xách da bò sang các nước


Tình hình xuất khẩu túi xách da bò bằng đường biển
sang các nước năm 2015 - 2017 (đơn vị nghìn túi)

868
9

432
0
346
5

M


845
6
589
0

542
1

345
7
124
5
AN
H

336
7
245
0

234
1
135
9
NETHERLA
HÀN
ND
QUỐC
Năm 2015Năm 20162017

557
8
35673457

289
0
ĐÀI
LOAN


2345198
7
NHẬT
BẢN

Hình 2.2 Tình hình xuất khẩu túi xách da bò bằng đường biển sang các
nước 2015 – 2017 (đơn vị nghìn túi) Nguồn: phòng Kế hoạch
Công ty Meraki FW trong những năm đầu tập trung chủ yếu sản xuất gia công
túi xách da bò xuất sang các nước như Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Từ biểu đồ trên cho thấy số lượng đơn đặt hàng ở năm 2015 có tiến triển bình
thường, ở mỗi nước lượng đơn đặt hàng tương đương nhau, chênh lệch không quá
nhiều chỉ từ vài trăm túi. Nhưng đến 2016, lượng đơn đặt hàng giảm do nhu cầu bên
đối tác giảm. “Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2016 chỉ đạt
khoảng 28,5 tỷ USD, thấp hơn dự kiến khoảng 1,5 tỷ USD” (Theo thống kế Bộ
Công Thương). Cho nên đây là tình trạng chung không phải từ phía công ty. Các
nước nhập khẩu lượng túi xách cao là Mỹ, Đài Loan. Đây là hai thị trường tiềm
năng để công ty đẩy mạnh hợp tác.
 Tình hình xuất khẩu quần áo may sẵn sang các nước


Tình hình xuất khẩu quần áo may sẵn sang các nước
(đơn vị tấn)
568
497
435
356

346
235


245

234
123

AN
H

M

201520162017

134

HÀN
QUỐC

234
145

ĐÀI
LOAN

Hình 2.3 Tình hình xuất khẩu quần áo sang các nước (đơn vị tấn)
Từ biểu đồ trên cho thấy hoạt động gia công xuất khẩu túi xách da bò là hoạt
động chủ yếu của Meraki. Bên cạnh đó gia công quần áo người lớn may sẵn cũng
có số lượng đơn đặt hàng tuy số lượng không quá nhiều nhưng có tăng giữa năm
2015 và 2017. Còn năm 2016 nằm trong tình hình chung của việc xuất khẩu hàng
gia công bị giảm, cho nên quần áo gia công cũng không có kết quả khả quan hơn so

với các sản phẩm khác. Tuy nhiên sang năm 2017 số lượng đơn đặt hàng vê mảng
quần áo đã có tiến triển, đặc biệt là thị trường từ Đài Loan và Mỹ. Đây chính là hai
thị trường tiềm năng mà công ty đang hướng đến.
2.3.2 Nhập nguyên phụ liệu
Mở đầu cho hợp tác kinh doanh chính là bản cam kết, bản cam kết ở đây là
hợp đồng gia công xuất khẩu. Hợp đồng gia công xuất khẩu nhìn chung giống với
các hợp đồng kinh doanh khác. Hợp đồng gia công cũng có các nội dung bao gồm:
tên, địa chỉ liên lạc bên giao gia 8 công; tên, địa chỉ liên lạc bên nhận gia công; tên
loại hàng hóa; thời gian, địa điểm, cách thức giao hàng; một số điều khoản khác mà
hai bên thỏa thuận. Theo trên hợp đồng gia công của công ty Meraki FW có một số
nét đặc trưng riêng như: trong điều kiển thanh khoản giao hàng thì nơi giao hàng có
các yêu cầu như sau Hàng đi đường biển (sea) hàng đi Japan, China thì cảng xếp
hàng là cảng Cát Lái, hàng đi trực tiếp sang Mỹ, Hàn Quốc sẽ đi trung gian từ công


ty CP Phúc Long sang cảng Cái Mép TCIT (Vũng Tàu). Nếu hàng hóa đi bằng
đường hàng không (air) sang Netherland, Trung Quốc, Hàn Quốc sẽ đi từ TMDL
Binh Duong.
Sau khi hợp đồng được ký kết, công ty gia công sẽ thực hiện nhập nguyên phụ
liệu cần thiết do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng trước 2 tháng so với ngày xuất
hàng. Việc nhập hàng do 4 nhân viên phòng Thu mua kết hợp với các phòng ban
khác có liên quan thực hiện dưới sự giám sát của trưởng phòng Planning. Khi hàng
hóa nhập về sẽ lưu kho tại CCHQ KCN Sóng Thần Bình Dương.
2.3.4 Qui trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển
Nguyên phụ liệu sau khi nhập về sẽ được chuyển vào kho để thực hiện việc
sản xuất. Trước đó, sau khi ký hợp đồng và có mẫu thiết kế sẵn, bộ phận kế hoạch
sẽ họp với bộ phận sản xuất để lên kế hoạch thiết kế đo đạc trước. Bộ phận sản xuất
sẽ thực hiện công việc gia công hoàn chỉnh sản phẩm. Với 36 truyền sản xuất một lô
hàng sẽ được sản xuất từ 1-3 tháng tùy theo số lượng lớn hay nhỏ. Tất cả công đoạn
cắt, may, in, ủi, thêu đều thực hiện tại xưởng. Mọi công đoạn đều được giám sát bởi

bộ phận quản lý chất lượng theo đơn hàng mẫu của đối tác nước ngoài. Sau khi sản
phẩm hoàn thành, bộ phận finishing của tổng kho sẽ thực hiện đóng hàng theo tiêu
chuẩn của người nhập khẩu, gồm bao nylon, số thùng carton theo yêu cầu. Hàng sẽ
được bộ phận kiểm tra chất lượng của đối tác trực tiếp kiểm tra hàng trước khi đóng
hàng, Vì vậy, mọi sai sót về lỗi sản phẩm khi giao sẽ rất thấp. Sau khi hàng được
đóng xong sẽ lưu kho ICD tại CCHQ KCN Sóng Thần Bình Dương.
Bài báo cáo chỉ tìm hiểu qui trình xuất khẩu bằng đường biển, nên những qui
trình sau đây chỉ liên quan đến xuất khẩu đi đường biển. Quy trình xuất hàng được
thực hiện bởi 4 nhân viên shipping của phòng thu mua. Bộ chứng từ mẫu xem phụ
lục. Quy trình cụ thể được thực hiện như sau:
Bước 1: In P/O. Đây là bước đầu tiên để thực hiện việc xuất hàng. Đơn đặt
hàng được lưu trữ trên hệ thống của công ty. Nhờ sử dụng hệ thống internet nên
việc tiếp cận thông tin nhanh chóng, dễ dàng. Thuận tiện cho việc cập nhật thông tin
đơn hàng, sửa chữa thông tin nhanh chóng và toàn bộ nhân viên bộ phận Thu mua
và các bộ phận khác cùng cập nhật thông tin chính xác nhất.
Bước 2: Làm Packing list: việc làm danh sách đóng hàng được bên đóng hàng
gửi lên hệ thống cho khách hàng. Nhân viên shipping hoàn thành bộ chứng từ xuất
để đưa đến kho ICD.


Bước 3: Booking lịch với hãng tàu: việc Booking được thực hiện trên hệ
thống. Căn cứ vào invoice, packing list, hợp đồng để lên chi tiết hầng xuất gửi hãng
tàu. Booking lịch với hãng tàu qua hệ thống giúp việc đặt tàu nhanh chóng, tiết
kiệm thời gian, giấy tờ và cũng thuận tiện cho việc thay đổi nếu có. Hãng tàu sẽ sắp
xếp lịch tàu chạy rồi thông báo lịch trình cho công ty qua hệ thống. Vì công ty xuất
hàng theo điều kiện FOB nên việc thuê tàu, mua bảo hiểm do chính khách hàng thuê
gia công thực hiện.
Đối với hàng sea, Booking nên thực hiện trước 2 ngày theo lịch dự kiến tàu
chạy. Lịch dự kiến được qui định sẵn trong hợp đồng, khoảng thời gian này để bên
hãng tàu sắp xếp lịch tàu chạy. Tuy nhiên, thời gian cũng chỉ mang tính tương đối,

vì sẽ có nhiều việc phát sinh như: bên đối tác chưa sắp xếp được lịch tàu chạy, hau
thực hiện việc thay đổi chứng từ cho phù hợp
Bước 4: Làm mã hàng định mức đối với hàng chưa có định mức. Tại công ty
Meraki FW, mã hàng định mức đã được thực hiện trong lúc sản xuất sản phẩm. Việc
làm định mức sẽ được thực hiện bởi nhân viên chứng từ. Định mức làm xong sẽ lưu
trữ dạng excel trong hệ thống của công ty. Để thực hiện làm định mức, bộ phận sản
xuất phải đưa chi tiết hàng hóa cho nhân viên chứng từ, căn cứ vào tài liệu có sẵn và
công thức được lập trình sẵn để lập bảng kê khai định mức. Sau đó trình lên trưởng
phòng ký duyệt và đăng ký định mức sử dụng tại chi cục hải quan Bình Dương. Đây
là bước quan trọng vì nó bổ trợ cho việc xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) cho
lô hàng xuất khẩu.
Bước 5: Mở tờ khai hải quan điện tử
Mở tờ khai được thực hiện trên hệ thống VNACC. Đây là hệ thống khai hải
quan điện tử của hải quan. Bộ chứng từ được đưa tới cơ quan hải quan để xin được
thông quan hàng xuất khẩu gồm: Tờ khai xuất, invoice, P/L, chỉ định giao hàng,
booking, giấy chứng nhận xuất xứ, FCR, giấy nộp C/O sau. Bởi vì đây là công ty
mới, và chủ công ty là người nước ngoài vì vậy việc khai hải quan và nhân viên
chứng từ đều được thuê dịch vụ bên ngoài. Và nhân viên chứng từ tại công ty phải
thực hiện thêm bước lưu các bộ chứng từ như sau:
Hàng được phân luồng xanh: 1 bộ nháp đầy đủ, 1 bộ XNK lưu, 1 invoice lẻ để
kế toán làm công nợ.
Hàng được phân luồng vàng: 1 bộ nháp đầy đủ, 1 bộ XNK lưu, 1 bộ Hải quan
Hàng được phân luồng đỏ: bộ chứng từ như luồng vàng và phải trình xếp hàng
lên hải quan.


Hình 2.4 Cửa sổ làm việc của phần mềm
VNACC Bước 6: Thực hiện truyền tờ khai
Bên dịch vụ sẽ thực hiện mở tài khai, bên công ty sẽ kiểm tra lại 1 lần nữa
trước khi thực hiện truyền tờ khai. Sau khi truyền tờ khai, hàng hóa được phân

luồng, ra hãng tàu đều được thực hiện bởi bên dịch vụ. Sau đó họ sẽ thực hiện thanh
lý tờ khai.
Trong khi thực hiện truyền tờ khai, lô hàng sẽ được đóng lên container hoặc đi xe
tải để ra cảng.
Bước 7: Lấy C/O: Nhân viên bên shipping sẽ thực hiện việc lấy C/O. Điểm lưu
ý tại công ty Meraki FW thì chỉ có hàng đi Mỹ khôngcần C/O. Khi các chứng từ
khác được thực hiện đầy đủ và tuần tự theo các bước ở trên, bộ chứng từ yêu cầu
lấy CO sẽ được chuẩn bị gồm có:
- Đơn đề nghị cấp C/O: là đơn đề nghị do công ty lập với nội dung yêu cầu cơ
quan có thấm quyền cấp C/O cho một loại hàng hóa cụ thể. Bộ C/O gồm 4 bản: 1
bản gốc và 3 bản sao. Trên bản gốc được đóng mộc “original”, còn 3bản còn lại
được đóng dấu “copy”.
- Tờ khai hải quan gồm 1 bản gốc và 1 bản sao: 1 bản gốc được in trên giấy
đó,bản còn lại lại là giấy trắng có chữ “sao y bản chính”.
- Invoice 1 bản: được đóng mộc và giáp lai của công ty và người có thẩm
quyền.
- Parking List 1 bản: với yêu cầu như invoice.


Bước 8: Sau khi toàn bộ chứng từ được chuẩn bị đầy đủ, hàng được đóng lên
container, xe tải thì hàng bắt đầu ra cảng. Bên cạnh đó bên dịch vụ sẽ thực hiện
thanh lý tờ khai. Hàng được đưa ra cảng, nhân viên shipping sẽ xác nhận lên hệ
thống Coach. Sau khi hàng đóng lên tàu, theo điều kiện FOB, bên đối tác nhận được
thông báo từ hệ thống sẽ tiến hành thanh toán cho công ty.
In Purchase
order

Làm Packing list

Booking lịch với

hãng tàu

Làm mã hàng
định mức

Mở tờ khai &
thực hiện truyền
tờ khai

Thực hiện tuyền
tờ khai

Lấy C/O

Hàng hóa được
đóng lên
container

Hình 2.5 Quy tình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển
2.4 Những vấn đề thường gặp trong quá trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường
biển
2.4.1 Về vấn đề chính sách quản lý tổ chức nhân sự:
Bộ phận mua hàng đã có đội ngũ thu mua chuyên nghiệp có kinh nghiệm
trong việc tìm mua nguyên liệu nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa. Tuy vậy việc làm
thủ tục xuất nhập khẩu còn thông qua bên dịch vụ làm chứng từ hải quan. Vì đây là
công ty vốn đầu tư nước ngoài nên chưa am hiểu rõ luật pháp cũng như các thủ tục
chứng từ. Cho nên các chứng từ hải quan liên quan đến việc xuất hàng hóa còn liên
quan đến bên thứ 3. Vấn đề thường gặp ở đây là dịch vụ sẽ khó am hiểu rõ hoạt
động của công ty nên sẽ có nhiều trường hợp khai sai khai thiếu thông tin, phải khai
lại rất mất thời gian cũng như chi phí. Bên cạnh đó, thuê bên dịch vụ bên ngoài nên

tờ khai được thông quan cũng chậm hơn. Tháng 5 năm 2017, bên dịch vụ có anh
Thắng chuyên làm giấy tờ dịch vụ cho công ty về mảng túi xách làm từ lông thú


xuất sang thị trường Mỹ và Anh vừa xin nghỉ làm. Tuần sau có người mới lên thay,
họ chưa am hiểu nhiều nên lô hàng xuất sang Anh tháng 6 năm 2017 bị chậm trễ
hơn 2 tiếng đồng hồ tờ khai mới được thông quan, hàng hóa ra cảng bị trễ, tốn rất
nhiều thời gian cho một lô hàng.
“Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2016 chỉ đạt khoảng 28,5 tỷ
USD, thấp hơn dự kiến khoảng 1,5 tỷ USD và chỉ đạt khoảng 92% kế hoạch. Trước
đó, mục tiêu xuất khẩu dệt may đặt ra năm 2016 là 31 tỷ USD tuy đã điều chỉnh
xuống còn 29 tỷ USD, nhưng vẫn không thể hoàn thành. Đây cũng là năm mà tốc
độ tăng trưởng xuất khẩu toàn ngành dệt may xuống mức thấp nhất trong 10 năm
qua. Về nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm nói trên, theo ông Lê Tiến Trường, Tổng
Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, năm 2016, do nhu cầu chung của cả thế giới
bị suy giảm, tất cả các quốc gia nhập khẩu đều nhập khẩu thấp hơn năm 2015, nên
các nước xuất khẩu đều gặp khó khăn về phát triển thị trường.” Trong tình hình
chung như vậy, công ty cũng gặp khó khăn giảm số lượng đơn hàng đáng kể. Vì
chính sách công ty chưa ổn định nên đã cắt giảm số lượng đáng kể nhân công.
Trong năm 2017 có nhiều khởi sắc hơn, số lượng đơn hàng cũng tăng lên nhưng lại
không đáp ứng đủ lao động. Vì vậy việc xuất hàng của bộ phận thu mua cũng gặp
nhiều trở ngại.
2.4.2 Về vấn đề kỹ thuật phần mềm VNACC
Trong qua trình xuất hàng thì việc mở tờ khai các chứng từ đối với hàng hóa
xuất khẩu bằng đường biển, công ty thường khai báo và làm dịch vụ chứng từ thông
qua phần mềm VNACC. VNACC - Hệ thống thông quan hàng hóa tự động, tiếng
Anh là Vietnam Automated Cargo Clearance System, sử dụng để thông quan hàng
hóa xuất nhập khẩu. Có thể nói phần mềm VNACC đã giúp ích rất nhiều trong việc
làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển của công ty. Tuy nhiên, nhược
điểm rõ nhất là nó phức tạp hơn với số lượng tiêu chí phải khai nhiều hơn. Nếu

người khai hải quan không được đào tạo và thực hành thường xuyên thì việc khai
báo thông tin sẽ rất dễ bị nhầm, thiếu, sai. Vì vậy, với phần mềm mới này, công ty
vẫn còn chưa sẵn sàng về yếu tố nhân lực, nên sử dụng dịch vụ khai thuê hải quan
bên ngoài.


Hình 2.6 Giao diện phần mềm VNACC
2.5 Hiệu quả liên kết của bộ phận thu mua với các bộ phận khác trong Công ty
TNHH Meraki FW
Trong môi trường làm việc tập thể, để tạo nên kết quả công việc thành công
thì một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là tính liên kết hiệu quả giữa các
cá nhân trong khi làm việc. Cũng như nhiều công ty khác, công ty TNHH Meraki
FW luôn mong muốn có được kết quả kinh doanh cao nhất. Vì vậy, công ty rất
quan tâm đến việc xây dựng bộ máy các phòng ban và đội ngũ nhân viên hoạt động
sao cho có hiệu quả. Có thể nói sự phối hợp trong công việc của bộ phận Thu mua
trong phòng kế hoạch bằng với các phòng sản xuất, phòng kế toán, phòng nhân sự
là tương đối tốt. Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2015 – 2017 ở
trên, có thể thấy chi phí giai đoạn đầu tuy cao nhưng chỉ tăng ở mức cho phép do
qua mỗi năm sẽ phát sinh chi phí không lường tới được, chính là nhờ quản lý tốt
tính liên kết giữa các phòng với bộ phận thu mua trong việc xuất khẩu hàng hóa
bằng đường biển.
Thời gian đầu ngoài việc tăng các khoản chi phí cho việc xây dựng bổ sung
các máy móc thiết bị mới thì chi phí quản lý phòng ban cũng cao là do công ty mới
thành lập, đội ngũ nhân sự còn mới và chưa có sự phối hợp ăn ý trong công việc nên
những sai sót như thu chi sai từ phòng kế toán hay các lỗi như hàng hóa xuất khẩu


thông quan bị chậm trễ là một trong những nguyên nhân chính. Tuy nhiên sau đó,
bằng việc cân bằng các chi phí, lượng đặt hàng cao hơn cộng với doanh thu cũng
tăng lên đáng kể cho thấy các tổ chức đã đi vào hoạt động ổn định, sự hợp tác bước

đầu đạt hiệu quả.
2.6 Điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động xuất khẩu hàng hóa
2.6.1 Điểm mạnh
- Giá công nhân của ngành may mặc của Việt Nam rẻ nhất so với các nước
trong khu vực và thế giới. Tiền lương công nhân trong ngành hiện nay chỉ cao gấp 2
lần tiền lương tối thiểu ( khoảng 150000VND). Giá nhân công rẻ dẫn đến chi phí
thấp nên giá thành sản phẩm rẻ đã tạo lợi thế cạnh tranh trong sản phẩm may mặc.
- Đội ngũ nhân viên bộ phận Thu mua đều là những nhân viên trẻ, năng
động, nhiệt tình, am hiểu rõ từng giai đoạn nên các thao tác kỹ năng thành thạo tạo
nên một quy trình nhanh nhẹn chính xác. Theo thông tin từ phòng nhân sự, độ tuổi
trung bình của nhân viên bộ phận Thu mua là 24-29 tuổi với trình độ học vấn từ cao
đẳng trở lên, được đào tạo bài bản về lĩnh vự xuất nhập khẩu tại trường.
- Mỗi nhân viên hay nhân công trước khi bắt tay vào việc chính thức đều phải
tham gia lớp đào tạo và lớp nội quy an toàn. Chính điều nay tạo nên sự am hiểu
thống nhất từ đầu, mỗi người lao động đều cần cù chăm chỉ khéo léo tạo nên những
sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng. Theo thống kê, chưa có hàng hóa nào bị lỗi phải
bị trả về.
- Sự phối hợp hoạt động giữa bộ phận Thu mua với các phòng ban khác đạt
hiệu quả tốt, được thể hiện qua lợi nhuận và đơn đặt hàng tăng đều qua từng năm.
2.6.2 Điểm yếu
- Nguyên vật liệu ngành không có sẵn vẫn còn phải nhập khẩu. Tình trạng
này làm ảnh hưởng đến đơn đặt hàng về mặt thời gian, phải có kê hoạch nhập
nguyên phụ liệu trước 2 tháng.
- Nhân viên tuy được lựa chọn tuyển dụng chọn lọc nhưng khả năng ngoại
ngữ để giao tiếp còn hạn chế, đặc biệt là tiếng Anh.
- Quy trình khai báo để hàng hóa thông quan vẫn còn chậm vì phải phụ thuộc
vào bên dịch vụ. Điều này dẫn đến chi phí phát sinh không đáng và làm chậm tiến
trình xuất hàng.



- Công ty gia công chỉ chủ yếu tập trung và đối tác Coach (Mỹ). Nên lượng
đơn đặt hàng bị phụ thuộc nhiều. Đơn cử tháng 10 năm 2016, số lượng nhân công bị
cắt giảm đáng kể vì số lượng đơn đặt hàng ít, nếu giữ lại thì quá lãng phí. Và sang
tháng 5 năm 2017 thì số lượng đơn đặt hàng cao, bên công ty phải tiến hành tuyển
thêm nhân công để đáp ứng số hàng hóa xuất đúng yêu cầu.
2.7 Kết luận chương 2
Chương 2 đi sâu vào phân tích tình hình hoạt động của công ty cũng như phân
tích hiệu quả làm việc của bộ phận thu mua trong việc xuất khẩu hàng hóa bằng
đường biển của công ty trong giai đoạn 2015 - 2017. Có thể thấy rằng, hàng hóa
xuất khẩu đi nhiều nước nhanh chóng thuận tiện, doanh thu tăng qua các năm cho
thấy được hiệu quả làm việc của bộ phận này. Tính liên kết của bộ phận thu mua với
các bộ phận khác cũng ở mức tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó bộ phận này cũng có
những nhược điểm như số lượng nhân sự không đảm bảo chất lượng công việc, các
yếu tố khách quan từ phía công ty… Những phân tích trên cho thấy Meraki FW vẫn
còn một khó khăn trong các vấn đề nội bộ lẫn bên ngoài. Thực tế, còn rất nhiều yếu
tố khác ảnh hướng đến việc xuất khẩu như tiềm lực tài chính, công nghệ và các
nhân tố môi trường vĩ mô như kinh tế, chính trị, pháp lí,… nhưng do hạn chế về số
liệu cũng như nội dung đề tài nên tôi chưa đề cập đến trong chương này. Tiếp theo
chương 3 là một số ý kiến đề xuất để khắc phục những khó khăn ở trên và dựa vào
những thuận lợi đã có để phát triển, đẩy mạnh công tác xuất khẩu trong thời gian
tới.


CHƯƠNG 3 Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
3.1 Một số ý kiến đề xuất
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Meraki FW đã kinh doanh khá hiệu
quả. Minh chứng cho điều này là lợi nhuận hàng năm đang tăng và công ty đang có
kế hoạch chuyển nhà máy về Khu công nghiệp Đồng An với quy mô lớn gấp đôi
nhà máy hiện tại. Tuy nhiên, công ty vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn như đã đề
cập ở chương 2. Do đó, việc tìm ra giải pháp để khắc phục những khó khăn và tận

dụng lợi thế để phát triển là vô cùng quan trọng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề
tài, tôi xin đề xuất một số giải pháp cho công ty như sau:
Thứ nhất, công ty cần đưa ra kế hoạch mới về đối tác đặt hàng gia công, để
hoạt động công ty không quá bị phụ thuộc nhiều vào một bên. Do đó, công ty cần
có chiến lược rõ hơn về việc hợp tác lâu dài cũng như tìm kiếm cơ hội mới trên thị
trường.
Thứ hai, như đã nói đến ở mục qui trình xuất khẩu hàng hóa, thủ tục chứng từ
hải quan sử dụng dịch vụ bên ngoài. Công ty nên cân nhắc đến việc tìm hiểu sâu
hơn về luật pháp cũng như tuyển dụng chuyên viên về bộ phận khai báo chứng từ để
hoạt động xuất khẩu hàng hóa được nhanh chóng và thuận tiện hơn, đồng thời tiết
kiệm chi phí khá lớn.
Còn về vấn đề điều kiện thanh toán, công ty cần chủ động hơn trong vấn đề
giao nhận hàng hóa, chuyển đổi từ điều kiện FOB sang kí kết các hợp đồng theo
điều kiện CIF. Điều này giúp tăng tính linh hoạt cũng như tăng lợi nhuận cho công
ty, đồng thời cũng đẩy mạnh được việc phát triển các ngành dịch vụ phụ trợ như
bảo hiểm.
Tiếp đến,để nguồn nhân lực trong bộ phận Thu mua trong việc xuất khẩu hàng
hóa bằng đường biển hoạt động hiệu quả, tăng cường nhân lực cho bộ phận thu
mua, đây là vấn đề khi đi kiến tập nhận thấy được, rằng phòng kế hoạch luôn thiếu
nhân sự, nhân viên chuyên nhập khẩu nguyên phụ liệu nhiều khi phải phụ việc của
hàng xuất khẩu, dẫn đến tình trạng sơ sót nhầm lẫn các chứng từ.
Thêm vào đó, công ty cần tăng cường tổ chức và nâng cấp các đợt đào tại cho
nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp ngoại
ngữ đặc biệt là tiếng Anh.


Cuối cùng, công ty nên xây dựng chế độ khen thưởng thu hút, rõ ràng, trả
lương theo năng lực và có những chính sách đãi ngộ tốt hơn nữa.
3.2 Kết luận chương 3
Chương 3 là những ý kiến đề xuất dựa trên những khó khăn và thuận lợi đã

phân tích ở các chương trước. Những đề xuất này chủ yếu tập trung các các nhóm
giải pháp như cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực. Đây là những vấn đề mà tôi nhận thấy được trong quá trình kiến
tập và tìm hiểu về công ty, về thị trường gia công dệt may hiện nay.


×