Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ, chức năng của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại xã cư lễ huyện na rì tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.64 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NÔNG VĂN VĨNH
TÊN ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VAI TRÒ, NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG CỦA CÁN BỘ
PHỤ TRÁCH NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ CƯ LỄ
HUYỆN NA RÌ - TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

:
:
:
:
:

Chính quy
Hướng ứng dụng
Phát triển nông thôn
Kinh tế và PTNT
2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NÔNG VĂN VĨNH
TÊN ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VAI TRÒ, NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG CỦA CÁN BỘ
PHỤ TRÁCH NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ CƯ LỄ
HUYỆN NA RÌ - TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

:
:
:
:
:

Chính quy
Hướng ứng dụng
Phát triển nông thôn
Kinh tế và PTNT

2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn
Cán bộ cơ sở hướng dẫn

: TS. Kiều Thị Thu Hương
: Nông Văn Thành

Thái Nguyên, 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi
sinh viên, là bước đầu giúp sinh viên tiếp cận với thực tế nhằm củng cố và vận
dụng kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tế. Sau một thời gian học
tập và nghiên cứu tại địa phương cũng như ở trường, nay em đã hoàn thành
bài báo cáo thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên với tên đề tài: “Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ, chức năng của cán
bộ phụ trách nông nghiệp tại xã Cư Lễ huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn”.
Có được kết quả này lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô
giáo T.S Kiều Thị Thu Hương- Giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn - Giáo viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Cô đã chỉ bảo và
hướng dẫn tận tình cho em những kiến thức lý thuyết và thực tế cũng như
các kỹ năng trong khi viết bài, chỉ cho em những thiếu sót và sai lầm của mình
giúp em chỉnh sửa kịp thời để hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với
kết quả tốt nhất. Cô luôn động viên, theo dõi sát sao và cũng là người
thúc đẩy em trong mọi công việc để em hoàn thành tốt đợt thực tập của
mình đúng theo kế hoạch và thời gian cho phép của trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên.

Trong thời gian thực tập tại địa phương cho phép em gửi lời cảm ơn
chân thành tới Chủ tịch UBND xã Cư Lễ cùng các phòng ban, cán bộ UBND xã
Cư Lễ đã nhiệt tnh giúp đỡ em, cung cấp những thông tin và số liệu cần
thiết để phục vụ cho bài báo cáo. Ngoài ra, các cán bộ xã còn chỉ bảo tận tnh,
chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác, đó là những
ý kiến hết sức bổ ích cho em sau này khi ra trường. Đã tạo mọi điều kiện
giúp em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp này.
Em cũng xin cảm ơn người dân xã Cư Lễ đã tạo điều kiện cho em trong
thời gian thực tập tại địa phương.


ii
Qua đây cho phép em gửi lời chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ,
chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt 4 năm học vừa qua của các thầy cô trong
khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn tất cả các tập thể, cá nhân, bạn
bè và người thân đã quan tâm giúp đỡ, động viên và khích lệ em trong
quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên

Nông Văn Vĩnh

năm 2018


3


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 1.1: Phương pháp thu thập thông tin. ......................................................
5
Bảng 3.1: Diện tích trồng và sản lượng cây lương thực qua các năm. ........... 26
Bảng 3.2: diện tch trồng cây lâm nghiệp qua các năm .................................. 28
Bảng 3.3: Đàn vật nuôi qua các năm .............................................................. 30
Bảng 3.4: Tình hình dịch bệnh ........................................................................ 31
Bảng 3.5: Kết quả tiêm phòng ........................................................................ 31
Bảng 3.6: Kết quả điều trị ............................................................................... 32
Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của xã .......................................................... 36


4

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Nguyên nghĩa

1

UBND

Ủy ban nhân dân

2


HĐND

Hội đồng nhân dân

3

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

4

NTM

Nông thôn mới

5

CBKNCX

Cán bộ khuyến nông cấp xã

6

PTNN

Phát triển nông thôn

7


CBPTNNX

Cán bộ phụ trách nông nghiệp xã

8

HTXNN

Hợp tác xã nông nghiệp

9

HTX

Hợp tác xã

10

BVTV

Bảo vệ thực vật

11

CLB

Câu lạc bộ

12


CNH

Công nghiệp hóa

13

HĐH

Hiện đại hóa

14

KHKT

Khoa học kỹ thuật

15

TNHH&XD

Trách nhiệm hữu hạn và xây dựng


5

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH............................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv MỤC
LỤC ......................................................................................................... v Phần

1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập....................................................
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu, yêu cầu ....................................................................
3
1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................
3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................
3
1.2.3. Yêu cầu.................................................................................................... 3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ..........................................................
5
1.3.1. Nội dung thực tập ....................................................................................
5
1.3.2. Phương pháp thực hiện............................................................................
5
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập...................................................................
6
1.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập .................................................
6
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 7
2.1. Về cơ sở lý luận.......................................................................................... 7
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập.................................
7
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ..........................
12


6


2.2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................
16
2.2.1. Một số ví dụ về xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả của các địa
phương khác ....................................................................................................
16
2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương ............................................... 20
Phần 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP .................................................................. 22
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập......................................................................
22


7

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội (hoặc quá trình hình thành và phát
triển) của cơ sở thực tập ..................................................................................
22
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 22
3.1.1.2. Đánh giá tềm năng của xã ................................................................. 26
3.1.2.Tình hình phát triển kinh tế ....................................................................
26
3.1.2.1. Trồng trọt ........................................................................................... 26
3.1.2.2. Lâm nghiệp......................................................................................... 27
3.1.2.3. chăn nuôi ............................................................................................ 29
3.1.2.4. Công tác thú y .................................................................................... 31
3.1.2.5. Thủy sản ............................................................................................. 32
3.1.3. Những thành tựu đã đạt được của cơ sở thực tập .................................
33
3.1.4. Những thuận lợi, khó khăn liên quan đến nội dung thực tập................
34
3.1.4.1. Thuận lợi ............................................................................................ 34

3.1.4.2. Khó khăn ............................................................................................ 35
3.2. Kết quả thực tập ....................................................................................... 35
3.2.1. Thông tin chung về Ủy ban nhân dân xã Cư Lễ ................................... 35
3.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của UBND Xã Cư Lễ .................................... 36
3.2.3. Vai trò của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại xã Cư Lễ ....................... 39
3.2.4. Chức năng ............................................................................................. 39
3.2.5. Nhiệm vụ ............................................................................................... 39
3.2.6. Mô tả công việc thực tế của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Cư Lễ.. 41
3.2.7. Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập. .........
42
3.2.7.1. Nội dung thứ nhất............................................................................... 42
3.2.7.2. Nội dung thứ hai................................................................................. 43
3.2.7.3. Nội dung thứ ba.................................................................................. 43


8

3.2.7.4. Nội dung thứ tư .................................................................................. 44
3.2.7.5. Nội dung thứ năm............................................................................... 44


vii
3.2.7.6. Nội dung thứ sáu ................................................................................ 45
3.2.7.7. Nội dung thứ bảy................................................................................ 45
3.2.7.8. Nội dung thứ tám ............................................................................... 45
3.2.7.9. Nội dung thứ chín............................................................................... 46
3.2.7.10. Nội dung thứ mười ........................................................................... 46
3.2.7.11. Nội dung thứ mười một.................................................................... 46
3.2.8. Tóm tắt kết quả thực tập........................................................................
47

3.2.9. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 47
3.2.10. Đề xuất giải pháp ................................................................................ 50
Phần 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 56
4.1. Kết luận .................................................................................................... 56
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 57
4.2.1. Đối với Nhà nước .................................................................................. 57
4.2.2. Đối với chính quyền địa phương........................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 59
II. Tài liệu Internet .......................................................................................... 59


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Việt Nam là một nước nông nghiệp, nằm trong nhóm các nước đang
phát triển. Với phần lớn dân số sống ở khu vực nông thôn, phát triển kinh tế
nông thôn được xem là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho sự phát triển
bền vững của quốc gia. Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được
thành tựu khá toàn diện và to lớn. Nông nghiệp tếp tục phát triển với tốc độ
khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và
hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia số liệu mới nhất
của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong bức tranh chung về kinh tế xã hội
nước ta năm
2016, ngành nông nghiệp năm nay đạt mức tăng trưởng thấp nhất kể từ
năm
2011. Tuy nhiên, sau 6 tháng đầu năm tăng trưởng âm, kết quả chung cả

năm, toàn ngành vẫn đạt tăng trưởng dương 1,36% so với năm 2015 và giá trị
kim ngạch xuất khẩu của ngành này đã thu về đạt 32,1 tỷ USD. Tính
chung cả năm 2016, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của cả nước ước tnh
đạt 175,9 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất
khẩu nông lâm thuỷ sản đóng góp đạt 32,1 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm
2015… Sản xuất nông nghiệp có được những thành công như vậy không thể
không nói tới vai trò tích cự của cán bộ phụ trách nông nghiệp. Cán bộ phụ
trách nông nghiệp đóng vai trò quan trọng vào quá trình đào tạo rèn luyện
tay nghề cho nông dân, tư vấn giúp nông dân nắm bắt được các chủ trương,
chính sách về nông lâm nghiệp của đảng và nhà nước mang lại nhiều kiến
thức và kỹ thuật, thông tin về thị trường.. để thúc đẩy sản xuất cải thiện, đời
sống, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới.


2

Nhận thức vai trò quan trọng của cán bộ phụ trách nông nghiệp
chính phủ đã ban hành một số nghị định như: Nghị định số 01/2008/NĐ-CP
ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và
Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và
nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và
phát triển nông thôn.
Để các tổ chức chuyên ngành thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn có cơ sở tuyển chọn, hợp đồng hoặc điều động, hướng dẫn hoạt động
đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật về công tác trên địa
bàn xã Nghị định số 13/NĐ-CP ra đời 2/3/1993, nghị định số 56/NĐ- CP ra đời
ngày 26/4/2005, và mới nhất là nghị định số 02/2010NĐ-CP ban hành ngày
8/1/2010 góp phần hoàn thiện hệ thống khuyến nông từ trung ương đến địa

phương, giúp nông dân có cơ hộ tếp cận với nhưng tến bộ khoa học kỹ thuật
mới nâng cao chất lượng, và khả năng cạnh tranh nhờ đó tăng thu nhập và
cải hiện đời sống của dân cư vùng nông thôn.
Cư Lễ là một xã thuần nông mà sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ
đạo trong nên kinh tế xã và chủ yếu bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi và lâm
nghiệp..., trong đó cán bộ phụ trách nông nghiệp, luôn được chính quyền xã
quan tâm đầu tư hỗ trợ, thông qua các trương trình hỗ trợ giống, tập huấn
kỹ thuật cho nông dân, cho vay vốn phát triển sản xuất. Xuất phát từ những
vấn đề trên em tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ,
chức năng của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại xã Cư Lễ huyện Na Rì tỉnh
Bắc Kạn” để từ đó có những những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề
khó khăn và đưa ra cái nhìn chính xác và cụ thể hơn về những người cán bộ
sống và làm việc cùng dân.


3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu, yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ, chức năng của cán bộ phụ trách nông
nghiệp xã, những khó khăn thuận lợi. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của cán bộ phụ trách nông nghiệp
trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khái quát điều kiện tự nhiên, những thông tin về đặc điểm tình hình
sản xuất nông nghiệp xã Cư Lễ.
- Tìm hiểu vai trò, chức năng và nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông
nghiệp tại xã Cư Lễ huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của cán bộ phụ trách nông
nghiệp tại xã Cư Lễ huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của
cán bộ phụ trách nông nghiệp trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
1.2.3. Yêu cầu
Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ:
- Biết xác định những thông tin cần cho bài khóa luận, từ đó giới hạn
được phạm vi tìm kiếm, giúp cho việc tìm kiếm thông tn đúng hướng và chính
xác.
- Các kỹ năng nghiên cứu và đánh giá thông tin, biết xử lý, đánh giá,
tổng hợp và phân tích kết quả thông tin tm kiếm được.
- Biết kỹ năng diễn đạt và trình bày thông tin tìm được phục vụ cho
công tác học tập và nghiên cứu.
- Khả năng xử lý số liệu, tổng hợp các thông tin tm kiếm được. Sử
dụng thông tn có hiệu quả, biết cách vận dụng những thông tin tm được vào
giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra.
Yêu cầu về thái độ và ý thức trách nhiệm:


4

- Hoàn thành tốt công việc được giao.
- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của UBND xã.
Yêu cầu về kỷ luật:
- Chấp hành phân công của khoa, quy chế thực tập của trường và các
quy định của nơi thực tập.
- Đảm bảo kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong công việc.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại nơi thực tập.
- Luôn trung thực trong lời nói và hành động.
Yêu cầu về tác phong, ứng xử.
- Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị. Thực tập ngoài trường không
chỉ là để học tập chuyên môn mà còn là một dịp tốt để tập làm việc trong tập

thể, đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp và xử thế.
- Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong cơ quan nhưng
không can thiệp vào những việc nội bộ của cơ quan thực tập.
- Hòa nhã với các nhân viên tại nơi thực tập.
- Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch
sự. Yêu cầu về kết quả đạt được.
- Tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại cơ quan thực tập.
- Thực hiện công việc được giao với tnh thần trách nhiệm cao góp
phần giữ vững chất lượng đào tạo và uy tn của trường.
- Đạt được các mục têu do bản thân đề ra và tích luỹ được kinh nghiệm.
- Không được tự tiện sử dụng các trang thiết bị ở nơi thực tập.
- Tiết kiệm (không sử dụng điện thoại ở nơi thực tập cho việc riêng).
- Không tự ý sao chép dữ liệu hoặc các phần mềm của cơ quan thực tập.
- Không mang đĩa riêng vào cơ quan để đề phòng mang virus vào máy
tnh. Yêu cầu khác:
- Ghi nhật ký thực tập đầy đủ để có tư liệu viết báo cáo.


5

1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu vai trò,chức năng và nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông
nghiệp tại xã Cư Lễ huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của cán bộ phụ trách nông
nghiệp tại xã Cư Lễ huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của
cán bộ phụ trách nông nghiệp trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
1.3.2. Phương pháp thực hiện
- Để thu thập được thông tn sơ cấp vai trò. Phỏng vấn sâu cán bộ

nông nghiệp.
- Phương pháp thu thập, thông tin thứ cấp: Các thông tin thứ cấp
được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như sách, Internet, báo cáo của các
khu vực
nghiên cứu.
Bảng 1.1: Phương pháp thu thập thông tin.
STT
1
2
3
4

Loại thông tin
Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tnh
hình dân số lao động của Xã Cư Lễ
Các vai trò, nhiệm vụ, chức năng của cán

Nguồn thu thập
Phòng thống kê xã Cư Lễ
Cán bộ Nông nghiệp xã Cư Lễ

bộ phụ trách nông nghiệp.
Những thuận lợi khó khăn của cán bộ
nông nghiệp.
Các khái niệm liên quan đến Nông

Cán bộ Nông nghiệp xã Cư Lễ
Nguồn Internet, giáo trình,

nghiệp


bài giảng

- Tổng hợp và phân tch thông tin: Những thông tn, số liệu thu thập
được hành tổng hợp, phân tch lại để có được thông tin cần thiết cho đề tài.
- Cách tiếp nhận các văn bản, nghị quyết và cách xử lí vấn đề của cán
bộ nông nghiệp xã đối với các văn bản, nghị quyết.


6

1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: từ 15/01/2018 đến 30/05/2018
- Địa điểm thực tập: xã Cư Lễ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn..
1.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập
- Thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của cơ sở thực tập, tích
cực, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc.
- Làm việc như một nhân viên thực thụ theo giờ giấc quy định, chấp
hành mọi phân công của nơi thực tập.
- Giữ gìn và bảo vệ tài sản chung của cơ sở thực tập.
- Tham gia lao động công ích, hoạt động tnh nguyện, hoạt động xã hội
vì cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của cơ sở thực
tập.
- Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông,
phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong cộng đồng và xã hội.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp
luật và của cơ sở thực tập.
- Nhận thức đúng đắn đường lối, chủ chương chính sách của Đảng và
Nhà nước. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước.

- Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ người hướng dẫn
thực tập để có thể hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực
của bản thân.


7

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
Khái niệm nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử
dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm
tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và
một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất
lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản;
theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. [3]
- Nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được
chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả
việc sử dụng máy móc trong trồng trọt chăn nuôi hoặc trong quá trình
chế biến sản phẩm nông nghiệp.
- Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn bao gồm cả
việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón chọn lọc, lai tạo
giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao, sản phẩm đầu
ra chủ yếu dùng vào mục đích, thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị
trường hay xuất khẩu các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu
là sự cố gắng tm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ
ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hoặc vật nuôi.[3]
Nông nghiệp còn là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh
tế của nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỉ trước đây khi công nghiệp

chưa phát triển.
Trong nông nghiệp có 2 dạng chính việc xác định sản xuất nông nghiệp
vụ thuộc dạng nào cũng quan trọng:


8

Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai còn gọi là nông
nghiệp tự cung tự cấp là lĩnh vực có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra
chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người dân, không có cơ giới
hóa trong nông nghiệp sinh thái.
Nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên
môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử
dụng máy móc trong trồng trọt chăn nuôi hoặc trong quá trình chế biến sản
phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất
lớn bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón chọn lọc,
lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao, sản phẩm
đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích, thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị
trường hay xuất khẩu các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu
là sự cố gắng tm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ
cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hoặc vật nuôi.[3]
Nông thôn là địa bàn sinh sống chủ yếu của hộ gia đình, nông thôn có
chức năng quan trọng là sản xuất và cung ứng nông sản cho xã hội. Phát triển
nông thôn là một vấn đề phức tạp vì nó sẽ liên quan đến nhiều ngành nghề,
nhiều chính sách và hoạt động trực tiếp và gián tếp đến khu vực nông thôn
và đời sống của người dân nông thôn.
Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn có tác động mạnh mẽ,
tạo ra những điều kiện về đất đai, vốn, khoa học học công nghệ và thị
trường … Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng chuyên
môn hóa, đa canh với những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Đẩy

mạnh phát triển chăn nuôi từng bước phát triển cân đối với trồng trọt.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng mở rộng các ngành công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn, tạo nên diện mạo mới trong phát triển
kinh tế nông thôn theo hướng “ly nông bất ly hương”, xây dựng nông thôn
mới.


9

Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn có vai trò hết sức quan
trọng không chỉ đến sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn mà còn
tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục têu đầu tên của tất cả các
nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của
các quốc gia. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển
trong quá trình theo đuổi mục têu tến kịp và hội nhập với các nước đang
phát triển.
Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân
việt nam được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực HĐND,
UBND, bí thư, Phó bí thư đảng ủy người đứng đầu tổ chức chính trị xã hội,
công chức cấp xã là công dân việt nam được tuyển dụng giữ một chức danh,
chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế hưởng lương từ
ngân sách nhà nước.
 Khái niệm về cán bộ, cán bộ phụ trách nông nghiệp
- Cán bộ, công chức là 2 phạm trù khác nhau.Theo điều 4 luật cán bộ
công chức 2008:
 Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm
giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước. [6]
 Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm
vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân


10

chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công
an


11

nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ
máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự
nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối
với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy
định của pháp luật.[5]
 Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công
dân
Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng
đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được

tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân
dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Cán bộ phụ trách nông nghiệp là những người làm công tác nhiệm vụ
chuyên môn trong một cơ quan hay một tổ chức quan hệ trực tiếp đến
sản xuất và các ngành kĩ thuật trong nông nghiệp.
- Cán bộ nông nghiệp cấp xã là người trực tiếp chỉ đạo hay trực tiếp
làm công tác trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn cấp xã.Đây là người trực
tếp tiếp cận với nông dân và tổ chức chỉ đạo hoặc triển khai các hoạt động
nông nghiệp của nông dân.
Ở đây cán bộ phụ trách nông nghiệp xã chia là 2 loại: cán bộ lãnh đạo,
quản lý; cán bộ chuyên môn nông nghiệp xã(địa chính xã, cán bộ khuyến
nông xã, cán bộ thú y xã)
 Vai trò của cán bộ phụ trách nông nghiệp
CBPTNNX phải có trách nhiệm cung cấp thông tin để giúp người dân
hiểu biết được và đưa ra quyết định một cách cụ thể (ví dụ một cách làm ăn
mới hay gieo trồng một loại giống mới). Khi nông dân quyết định làm theo


12

CBPTNNX chuyển giao kiến thức kinh nghiệm cần thiết để họ áp dụng thành
công cách làm đó.
CBPTNNX phải biết giúp người nông dân phát triển sản xuất trên
những điều kiện, nguồn lực có sẵn của họ. Muốn vậy CBPTNNX phải thường
xuyên hỗ trợ và động viên nông dân phát huy những tiềm năng và sáng kiến
của họ để chủ động giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.[1]
* Những nhiệm vụ cơ bản của CBPTNNX:
- Cung cấp kiến thức KHKT và huấn luyện nông dân, biến những kiến
thức, kỹ năng đó thành những kết quả cụ thể trong sản xuất đời sống.
- Thúc đẩy các ý tưởng, sáng kiến mới trong sản xuất và tư vấn, hỗ trợ

giúp nông dân thực hiện thành công các ý tưởng sáng kiến đó.
- Truyền thông: Tìm kiếm, xử lý lựa chọn các thông tin cần thiết, phù
hợp từ nhiều nguồn khác nhau để phổ biến cho nông dân, giúp họ cùng nhau
chia sẻ và học tập.
- Hỗ trợ nông dân giải quyết các vấn đề khó khăn: gặp gỡ, trao đổi với
nông dân giúp họ phát hiện nhận biết và phân tích được các vấn đề khó khăn
trong sản xuất và đời sống, từ đó tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp.
- Hỗ trợ nông dân, cộng đồng thành lập các tổ chức của nông dân
như tổ hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm thúc đẩy sản xuất
phát triển, nâng cao thu nhập cho nông dân.
- Xây dựng, giám sát đánh giá hoạt động nông nghiệp: Phối hợp với
chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể triển khai các hoạt động nông
nghiệp; theo dõi, giám sát tình hình thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết
rút kinh nghiệp, đánh giá kết quả và hiệu quả các hoạt động nông nghiệp, từ
đó khuyến cáo phát triển, nhân rộng ra sản xuất. Trong quá trình thực hiện,
CBPTNNX cần khuyến khích người dân tham gia một cách chủ động, tự


13

nguyện, các hoạt động nông nghiệp cần được cộng đồng hưởng ứng, ủng hộ
và làm theo, phát huy tnh thần dân chủ cơ sở.
Ngoài những nhiệm vụ nêu trên, CBPTNNX thường phải tham gia các
nhiệm vụ khác như chỉ đạo sản xuất, phòng chống các dịch bệnh trên cây
trồng, vật nuôi, theo dõi, thống kê tình hình sản xuất tại địa phương... Do đó
công việc của một CBPTNNX là khá nặng nề vất vả, đòi hỏi phải có sự cố gắng
cũng như “lòng yêu nghề” mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
 Nhiệm vụ cụ thể của CBPTNNX
- Tham gia chỉ đạo sản xuất cho các xóm.
- Thường xuyên thăm đồng ruộng, biết được tnh hình sâu bệnh.

- Phòng chống các dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, theo dõi
- Thống kê tình hình sản xuất tại địa phương, báo cáo cho cấp trên
- Luôn có ý tưởng mới sáng tạo và tìm ra giống lúa mới nâng cao năng
suất.[5]
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
Cán bộ phụ trách Nông nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả thì rất cần
đến các quy định của nhà nước, sau đây là một số văn bản pháp lý liên quan
đến nội dung học tập:
- Thông tư số 06/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ: Hướng dẫn về chức
trách, têu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị
trấn.
- Thông tư

14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/03/2015 về

hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ
quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
- Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội Vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm


14

vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân
dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ,
chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người

hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
- Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung
ương đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn và tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật về
nông thôn của các cấp; các ngành có liên
quan:
- Thông tư số 04/2009 TT-BNN hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân
viên chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
công tác trên địa bàn cấp xã có nội dung như sau:[4]
- Trực tiếp triển khai nhiệm vụ chương trình khuyến nông theo sự chỉ
đạo của Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Na Rì;
- Tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích
phát triển cây trồng nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa
vụ;
- Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách và chuyên môn nghiệp vụ
về trồng trọt, bảo vệ thực
vật;
- Tổng hợp, hướng dẫn kế hoạch phát triển cây trồng hàng năm; hướng
dẫn nông dân về quy trình sản xuất, thực hiện các biện pháp kỹ thuật về
trồng trọt, bảo vệ thực vật và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất
nông nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt;
- Tổng hợp, báo cáo kịp thời tình hình trồng trọt và dịch hại cây trồng;
đề xuất, hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng, trừ dịch bệnh cây trồng theo
kế hoạch, hướng dẫn của Trạm khuyến nông huyện;


×