Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để tổ chức ôn tập phần giải phẫu sinh lý người, sinh học 8 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.34 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN ĐỨC QUANG

SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SƠ ĐỒ HÓA ĐỂ TỔ
CHỨC ÔN TẬP PHẦN GIẢI PHẪU
SINH LÝ NGƯỜI, SINH HỌC 8

Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

HUẾ, năm 2014

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN ĐỨC QUANG

SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SƠ ĐỒ HÓA ĐỂ TỔ CHỨC
ÔN TẬP PHẦN GIẢI PHẪU SINH LÝ NGƯỜI,
SINH HỌC 8
Demo Version - Select.Pdf SDK
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học
Mã số: 60.14.01.11



LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ ĐÌNH LUẬN

HUẾ, NĂM 2014

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận
văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng
và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình
nào khác.
Tác giả

Demo Version - Select.Pdf SDK
Nguyễn Đức Quang

3


Lời Cảm Ơn
..............

Hoàn thành đề tài này, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo
hướng dẫn khoa học: TS Vũ Đình Luận, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tận

tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo trong khoa Sinh học
Trường Đại học Sư phạm Huế đã nhiệt tình giảng dạy và có những ý kiến

Demo Version - Select.Pdf SDK
đóng góp quý báu cho đề tài.
Cảm ơn Ban giám hiệu, Các thầy cô trong Tổ Sinh học và học sinh
Trường THCS Quang Vinh, THCS Nguyễn Hữu Cảnh đã tạo điều kiện và
hợp tác cùng với tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và những người thân đã nhiệt tình
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Huế, tháng 6 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Đức Quang

4


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa ......................................................................................................... i
Lời cam đoan.........................................................................................................ii
Lời cảm ơn .......................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................... 1
Các chữ viết tắt trong luận văn ............................................................................. 4
Danh mục các bảng ............................................................................................... 5
Danh mục các hình ................................................................................................ 6
Danh mục các sơ đồ .............................................................................................. 7

Phần I: MỞ ĐẦU ................................................................................................ 8
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 8
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 9

Demo Version - Select.Pdf SDK

3. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 9
5. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 9
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 10
7. Những đóng góp mới của luận văn .............................................................. 12
8. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 12
9. Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 13
10. Nội dung chính của luận văn ...................................................................... 13
Phần II: NỘI DUNG ........................................................................................ 14
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................. 14
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 14
1.1.1. Cơ sở chuyển hóa sơ đồ toán học thành sơ đồ dạy học ........................... 14
1.1.1.1. Cơ sở toán học .................................................................................... 14

5


1.1.1.2. Cơ sở triết học ..................................................................................... 14
1.1.1.3. Cơ sở tâm lý học nhận thức ................................................................. 17
1.1.2. Khái niệm sơ đồ, sơ đồ hóa nội dung dạy học ........................................ 18
1.1.3. Vai trò của sơ đồ nội dung trong dạy học ............................................... 19
1.1.4. Vai trò của sơ đồ hóa trong dạy học sinh học ......................................... 20
1.1.5. Phân loại sơ đồ trong dạy học sinh học ................................................... 21
1.1.5.1. Phân loại dựa trên mục đích lí luận dạy học......................................... 21

1.1.5.2. Phân loại dựa trên kí hiệu sơ đồ........................................................... 21
1.1.5.3. Phân loại dựa trên nội dung được diễn đạt ........................................... 23
1.1.5.4. Phân loại dựa trên kiến thức sinh học .................................................. 23
1.1.5.5. Phân loại dựa trên khả năng rèn luyện các thao tác tư duy ................... 23
1.1.5.6. Phân loại dựa trên mức độ hoàn thiện của sơ đồ .................................. 23
1.4. Sử dụng sơ đồ hóa trong khâu ôn tập ......................................................... 23
1.5. Phương pháp sơ đồ hóa nội dung dạy học ................................................. 24
1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 25
1.2.1. Tình hình sử dụng tranh, bảng số liệu, sơ đồ trong dạy học Giải phẫu –

Demo Version - Select.Pdf SDK

sinh lí người ở trường THCS .................................................................. 25
1.2.2. Sử dụng sơ đồ và đồ thị trong các khâu của quá trình sinh học ............... 26
1.2.3. Phân tích câu trúc và nội dung chương trình sinh học 8 .......................... 27
1.2.3.1. Vị trí chương trình sinh học 8 .............................................................. 27
1.2.3.2. Nhiệm vụ của chương trình sinh học 8 ................................................ 27
1.2.3.3. Nội dung chương trình sinh học 8........................................................ 27
1.2.4. Hệ thống kiến thức có thể thiết kế sơ đồ để tổ chức ôn tập .................... 28
Chương 2: Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để tổ chức ôn tập phần giải phẫu
sinh lí người, sinh học 8 .................................................................. 30
2.1. Quy trình lập sơ đồ nội dung ôn tập .......................................................... 30
2.2. Xây dựng hệ thống các sơ đồ ôn tập phần GP - SLN ................................. 32
2.3. Sử dụng sơ đồ cho ôn tập kiến thức ........................................................... 44
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm .................................................................... 60
3.1 Mục tiêu thực nghiệm ................................................................................ 60

6



3.2. Phương pháp thực nghiệm ......................................................................... 60
3.2.1. Chọn trường, lớp thực nghiệm ................................................................ 60
3.2.2. Thực nghiệm thăm dò............................................................................. 60
3.2.3. Thực nghiệm chính thức ......................................................................... 61
3.3. Xử lý kết quả thực nghiệm ........................................................................ 61
3.3.1. Kết quả bài kiểm tra kiến thức của HS trường THCS Quang Vinh ở
học kì 1 ................................................................................................. 61
3.3.2. Kết quả bài kiểm tra kiến thức của HS trường THCS Nguyễn Hữu
Cảnh ở học kì 1 ...................................................................................... 63
3.3.3. Kết quả bài kiểm tra kiến thức của HS trường THCS Quang Vinh ở
học kì 2 ................................................................................................. 66
3.3.4. Kết quả bài kiểm tra kiến thức của HS trường THCS Nguyễn Hữu
Cảnh ở học kì 2 ...................................................................................... 68
3.3.5. Nhận xét, đánh giá hiệu quả của dạy học với việc sử dụng sơ đồ
trong ôn tập ............................................................................................ 70
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 73

Demo Version - Select.Pdf SDK

1. Kết luận ....................................................................................................... 73
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 74
Phụ lục.

7


CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

Viết là


Đọc là

ĐC

Đối chứng

ĐM

Động mạch

GP - SLN

Giải phẫu sinh lí người

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

HTK

Hệ thần kinh

MM

Mao mạch


SGK

Sách giáo khoa

TM

Tĩnh mạch

TN - Select.Pdf SDK
Thực nghiệm
Demo Version
Trung học cơ sở

THCS

8


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Tình hình sử dụng tranh, bảng số liệu, sơ đồ trong dạy học SH ở
một số trường THCS ............................................................................................. 26
Bảng 1.2. Tình hình sử dụng sơ đồ trong các khâu của quá trình dạy học SH ở
một số trường THCS ............................................................................................. 26
Bảng 3.1. Bảng phân phối tần suất ......................................................................... 61
Bảng 3.2: Bảng phân phối tần suất lũy tích ............................................................. 62
Bảng 3.3. Bảng phân loại học lực ........................................................................... 62

Bảng 3.4. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng .................................................... 63

Bảng 3.5. Bảng phân phối tần suất ......................................................................... 63
Bảng 3.6: Bảng phân phối tần suất lũy tích ............................................................. 64
Bảng 3.7. Bảng phân loại học lực ........................................................................... 65

Bảng 3.8. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng .................................................... 65
Bảng 3.9. Bảng phân phối tần suất ......................................................................... 66

Demo Version - Select.Pdf SDK

Bảng 3.10: Bảng phân phối tần suất lũy tích ........................................................... 66
Bảng 3.11. Bảng phân loại học lực.......................................................................... 67

Bảng 3.12. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng .................................................. 67
Bảng 3.13. Bảng phân phối tần suất ....................................................................... 68
Bảng 3.14: Bảng phân phối tần suất lũy tích ........................................................... 69

Bảng 3.15. Bảng phân loại học lực ........................................................................ 69
Bảng 3.16. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng .................................................. 70

9


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Quy trình lập sơ đồ nội dung .................................................................. 30
Hình 3.1: Biểu đồ biểu diễn mức độ ghi nhớ kiến thức HS trường THCS
Quang Vinh học kì 1.............................................................................................. 61
Hình 3.2: Đồ thị đường lũy tích - trường THCS Quang Vinh học kì 1 .................. 62
Hình 3.3: Biểu đồ biểu diễn mức độ ghi nhớ kiến thức HS trường THCS
Nguyễn Hữu Cảnh học kì 1 ................................................................................... 64

Hình 3.4: Đồ thị đường lũy tích - trường THCS Nguyễn Hữu Cảnh học kì 1 ........ 64
Hình 3.5: Biểu đồ biểu diễn mức độ ghi nhớ kiến thức HS trường THCS
Quang Vinh học kì 2.............................................................................................. 66
Hình 3.6: Đồ thị đường lũy tích - trường THCS Quang Vinh học kì 2 .................. 67
Hình 3.7: Biểu đồ biểu diễn mức độ ghi nhớ kiến thức HS trường THCS
Nguyễn Hữu Cảnh học kì 2 ................................................................................... 68
Hình 3.8: Đồ thị đường lũy tích - trường THCS Nguyễn Hữu Cảnh học kì 2 ........ 69

Demo Version - Select.Pdf SDK

10


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hình cây ....................................................................................... 15
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ điều khiển học của hệ thống ......................................................... 15
Sơ đồ 1.3. Các loại sơ đồ thể hiện mối liên hệ chủ yếu giữa các sự vật .................... 22
Sơ đồ 2.1: Tế bào (Bài 3) ....................................................................................... 33
Sơ đồ 2.2: Xương đầu, thân và xương chi (Bài 7).................................................... 34
Sơ đồ 2.3: Cấu tạo và tính chất của cơ vân (Bài 9) .................................................. 35
Sơ đồ 2.4: Sự đông máu (Bài 15)............................................................................ 36
Sơ đồ 2.5: Nguyên tắc truyền máu (Bài 15) ............................................................ 36
Sơ đồ 2.6: Cấu tạo hệ tuần hoàn (Bài 16 và 17)....................................................... 37
Sơ đồ 2.7: Hệ thống hoá kiến thức chương “Hệ tuần hoàn” ..................................... 38
Sơ đồ 2.8: Cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp (Bài 20 và 21) ................. 39
Sơ đồ 2.9: Kiến thức chương tiêu hóa ..................................................................... 40
Sơ đồ 2.10: Cơ quan bài tiết ................................................................................... 41
Sơ đồ 2.11: Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu (Bài 38) ................................................... 41


Demo Version - Select.Pdf SDK

Sơ đồ 2.12: Thành phần của hệ thần kinh................................................................ 42
Sơ đồ 2.13: Tủy sống và chức năng của tủy sống .................................................... 42
Sơ đồ 2.14: Cơ quan phân tích thị giác (Bài 49) ...................................................... 43
Sơ đồ 2.15: Cơ quan phân tích thính giác (Bài 51) .................................................. 44
Sơ đồ 2.16: Vòng tuần hoàn máu (Bài 16) .............................................................. 45
Sơ đồ 2.17: Cấu tạo tế bào (Lấy từ sơ đồ 2.1) ......................................................... 47
Sơ đồ 2.18: Hệ tuần hoàn (Lấy từ sơ đồ 2.7) ........................................................... 49
Sơ đồ 2.19: Hệ hô hấp (Lấy từ sơ đồ 2.8)................................................................ 51
Sơ đồ 2.20: Hệ tiêu hóa (Lấy từ sơ đồ 2.9) .............................................................. 53
Sơ đồ 2.21: Hệ bài tiết nước tiểu (Lấy từ sơ đồ 2.11) .............................................. 54
Sơ đồ 2.22: Thành phần cấu tạo HTK về mặt giải phẫu (Lấy từ sơ đồ 2.12)............. 55
Sơ đồ 2.23: Cơ quan phân tích thị giác (Lấy từ sơ đồ 2.14) ..................................... 56
Sơ đồ 2.24: Cơ quan phân tích thính giác (Lấy từ sơ đồ 2.15) ................................. 57
Sơ đồ 2.25: Các tuyến nội tiết................................................................................. 58

11


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xu thế của phương pháp dạy học trên thế giới hiện nay là biến chủ thể nhận
thức thành chủ thể hành động, đặt người học vào tư thế tự khám phá kiến thức.
Người thầy giáo chỉ giữ vai trò là người hướng dẫn, tổ chức cho người học trò khám
phá ra tri thức mới. Điều này tất yếu đòi hỏi phải có sự đổi mới trong phương pháp
dạy và học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục sao cho người học chiếm
lĩnh tri thức trong thời gian ngắn nhất, bằng con đường nhanh nhất và ứng dụng
rộng rãi nhất có thể. Muốn vậy, người giáo viên (GV) không chỉ phải nắm vững tri
thức mà còn phải biết vạch ra con đường lĩnh hội tốt nhất cho học sinh (HS), tạo

điều kiện cho người học biết tự học và học tập suốt đời.
Một trong những biện pháp góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, phát huy
tính tích cực nhận thức của HS trong quá trình dạy học sinh học ở bậc trung học cơ
sở (THCS) đó là sử dụng sơ đồ trong dạy học. Đây là biện pháp đổi mới phương
pháp dạy học rất thiết thực và có tính khả thi cao.

Demo Version - Select.Pdf SDK

Thông qua biện pháp sơ đồ hóa còn giúp cho học sinh ôn tập các kiến thức
một cách có hệ thống, nhanh chóng và dễ ghi nhớ. Đồng thời giúp khái quát hóa
kiến thức nhanh chóng và đầy đủ. Trong sinh học 8 chủ yếu nghiên cứu kiến thức
về giải phẫu và sinh lý đây là những kiến thức có hệ thống và liên quan chặt chẽ với
nhau. Vì vậy việc sử dụng sơ đồ để tổ chức ôn tập cho học sinh là một vấn đề thiết
thực và có tính ứng dụng cao.
Sơ đồ có khả năng diễn đạt những kiến thức vốn trừu tượng dưới dạng sơ đồ
đơn giản mang tính khái quát cao nhờ vậy có tính trực quan giúp học sinh nắm bắt
tri thức một cách dễ dàng, tiết kiệm ngôn ngữ diễn đạt của giáo viên, bồi dưỡng
được năng lực tư duy suy luận và khái quát cho HS.
Vận dụng lý thuyết sơ đồ (SĐ) hóa vào quá trình dạy học sinh học (DHSH) có
cơ sở khoa học tin cậy, bởi vì SĐ cho phép hình dung một cách trực quan các mối
liên hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc của một sự vật mà không quan tâm đến kích
thước hoặc tỉ lệ thực của chúng . Nhận dạng được các mối liên hệ đó giúp GV thiết

12


kế các SĐ nhanh hơn, chính xác hơn; đồng thời vận dụng vào giảng dạy trên lớp
đem lại hiệu quả dạy học cao hơn.
Cơ thể người và vệ sinh là môn khoa học nghiên cứu về vị trí, cấu tạo và chức
năng sinh lý của các hệ cơ quan trong cơ thể người. Trong dạy học,HS cần hiểu rõ

mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng sinh lý, mối quan hệ giữa các cơ quan trong
cơ thể. SĐ có khả năng thể hiện các mối quan hệ này một cách rõ ràng nhất.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài "Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa
để tổ chức ôn tập phần giải phẫu sinh lý người, sinh học 8"
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết SĐ hóa như là một tiếp cận phương pháp nhận thức áp
dụng vào DH Sinh học ở trường phổ thông. Thông qua các chương của sinh học 8
để xác định các khâu kỹ thuật tiến hành nhằm nâng cao hiệu quả ôn tập kiến thức
sinh học 8.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu áp dụng được phương pháp sơ đồ hóa vào trong ôn tập sinh học 8 trung
học cơ sở thì giáo viên có khả năng nâng cao kết quả dạy học sinh học 8 ở trung học
cơ sở.

Demo Version - Select.Pdf SDK

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lý thuyết sơ đồ và ứng dụng sơ đồ trong dạy học Sinh học.
4.2. Xây dựng quy trình thiết kế sơ đồ nội dung ôn tập kiến thức Sinh học 8
trung học cơ sở.
4.3. Xây dựng các sơ đồ cho ôn tập kiến thức sinh học 8 (THCS).
4.4. Thực nghiệm kiểm chứng giả thuyết đã đề ra.
5. Đối tượng nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu: sơ đồ nội dung ôn tập kiến thức Sinh học 8 trung
học cơ sở.
5.2. Đối tượng khảo sát: giáo viên và học sinh Trung học sơ sở.
5.3. Địa điểm nghiên cứu:
5.3.1. Thực nghiệm sư phạm tại một số trường trung học cơ sở ở huyện Trảng
Bom- tỉnh Đồng Nai


13


6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc, nghiên cứu và vận dụng các tài
liệu có liên quan đến luận văn.
6.2. Phương pháp điều tra sư phạm: điều tra quá trình dạy các bài ôn tập sinh
học ở trường THCS Quang Vinh và trường THCS Nguyễn Hữu Cảnh.
6.3. Phương pháp chuyên gia
6.3.1. Xin ý kiến các chuyên gia góp ý, trao đổi ý kiến với người hướng dẫn và
GV có kinh nghiệm.
6.3.2. Thu thập các số liệu thống kê về thực trạng việc sử dụng sơ đồ trong dạy
bài ôn tập ở các trường phổ thông hiện nay.
6.4. Phương pháp quan sát sư phạm:
6.4.1. Dự giờ ôn tập giáo viên phổ thông.
6.4.2. Nghiên cứu hồ sơ giảng dạy và sản phẩm hoạt động sư phạm của giáo
viên phổ thông, sản phẩm hoạt động học tập của học sinh.
6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Thực nghiệm sư phạm tại một số trường phổ thông trung học cơ sở nhằm đánh

Version
- Select.Pdf
giá tính hợp Demo
lý của mô
hình lý thuyết
được vậnSDK
dụng và tính khả thi của các phương
án đó.
6.6. Phương pháp thống kê toán học: Các số liệu thu được trong quá trình
nghiên cứu sẽ được sử lý bằng thống kê toán học.

-Các bài kiểm tra chất lượng, phiếu điều tra của lớp ĐC và lớp TN được chấm
theo thang điểm 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
-Xử lý kết quả thu được bằng phương pháp thống kê toán học nhằm tăng độ
chính xác và sức thuyết phục của các kết luận. 7
Lập bảng thống kê cho cả hai lớp ĐC và TN theo mẫu:
Lớp

Tổng
số HS

Điểm số
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


TN
ĐC
Lập bảng phân phối tần suất luỹ tích, tính toán các tham số đặc trưng: 10, 11

14


n

 ni .X i

- Giá trị trung bình cộng:

X  i1

(1)

n

n

- Phương sai:

S

 ni (Xi  X)2

i1


(2)

n 1

(Cho biết mức độ phân tán quanh giá trị X , S càng bé chứng tỏ số liệu càng ít
phân tán).
CV(%) 

- Hệ số biến thiên:

S
X100%
X

(3)

(CV phản ánh mức độ dao động của các kết quả thu được)
- Sai số tiêu chuẩn:

m

S
n

(4)

Vậy các tỷ lệ này là ngẫu nhiên hay do kết quả đổi mới phương pháp dạy trong
khi thực nghiệm? Để xác định kết luận nào là đúng, chúng tôi tiến hành kiểm định
giả thiết:
+ Gọi H0 là giả thiết tượng trưng sự khác biệt giữa điểm trung bình của hai nhóm

ĐC và TN, làDemo
không Version
có ý nghĩa-thống
kê.
Select.Pdf
SDK
+ Gọi H1 là đối thiết tượng trưng sự khác biệt giữa điểm trung bình của hai nhóm
ĐC và TN là có ý nghĩa thống kê.
Để đi đến kết luận chọn giả thiết hay đối thiết, chúng tôi tiến hành tính đại lượng
kiểm định t: 10, 11
X tn  X dc ntn.ndc
S
ntn  n
dc

(5)

(n  1).Stn2  (n  1).S 2
dc
S
(ntn  n )  2
dc

(6)

t

Với

Sau khi tính t, so sánh với giá trị t (tra được ở bảng phân phối Student với mức

ý nghĩa  và bậc tự do f = ( nTN + nĐC) - 2 .
+ Nếu t t: Sự khác nhau giữa X

TN

+ Nếu t< t: Sự khác nhau giữa X

TN

và X
và X

15

ĐC
ĐC

là có ý nghĩa.
là không có ý nghĩa.


7. Những đóng góp mới của luận văn
Lý thuyết sơ đồ hóa được nghiên cứu vận dụng vào ôn tập kiến thức sinh
học 8 trung học cơ sở.
7.1. Bước đầu đề xuất cơ sở lý thuyết và mô hình thực tiễn áp dụng có tính
khả thi để cải tiến hoạt động ôn tập trong dạy học Sinh học 8.
7.2. Xác định con đường sử dụng phương pháp sơ đồ trong tổng hợp kiến
thức Cơ thể người và vệ sinh.
8. Lịch sử vấn đề nghiên cứu [3].
8.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:

Lý thuyết sơ đồ là một ngành của toán học hiện đại, được khai sinh kể từ công
trình về bài toán "7 cây cầu" của nhà toán học Leonhard Euler (1707 - 1783) công bố
vào năm 1736. Từ đó đến nay, đã có nhiều nhà toán học trên thế giới nghiên cứu làm
cho môn học này ngày càng phong phú và có nhiều ứng dụng trong những lĩnh vực
khác nhau của khoa học như Mạng điện tử, Lý thuyết mã, Vận trù học, Kinh tế
học...Trong khoảng vài chục năm trở lại đây, cùng với sự ra đời của máy tính số và sự
phát triển mạnh mẽ của tin học. Lý thuyết sơ đô hóa càng được quan tâm nhiều hơn,
đặc biệt là các giải thuật trên đồ thị. Hiện nay môn học này được xem là kiến thức cơ

Demo Version - Select.Pdf SDK

sở của khoa học máy tính. Tại Liên Xô (cũ), năm 1965, A.M Xôkhor là người đầu
tiên đã vận dụng một số quan điểm của lý thuyết sơ đồ (chủ yếu là những nguyên lý
về việc xây dựng một sơ đồ định hướng) để mô hình hoá nội dung của một tài liệu
giáo khoa (một khái niệm, một định luật...) . Dựa vào cách làm của A.M. Xôkhor,
năm 1965. V.X. Poloxin đã dùng phương pháp sơ đồ để diễn tả tương quan những
diễn biến của một tình huống dạy học, tức là đã diễn tả bằng một sơ đồ trực quan
trình tự những hoạt động của thầy và trò trong việc thực hiện một thí nghiệm hoá học.
Đây là một bước tiến đáng kể trong việc vận dụng lý thuyết sơ đồ vào dạy học. Năm
1967, trong luận án tiến sĩ, V.X Poloxin đã mô tả trình tự các thao tác dạy học trong
một tình huống dạy học bằng sơ đồ hóa. Năm 1972, V.P. Garkumôp đã sử dụng
phương pháp sơ đồ để mô hình hoá các thao tác dạy học trong một tình huống dạy
học bằng sơ đồ. Năm 1973, tại Liên xô, tác giả Nguyễn Như Ất đã vận dụng lý thuyết
sơ đồ như một phương pháp hỗ trợ để xây dựng lôgic nội dung chương trình môn
Sinh học đại cương của nước Việt nam dân chủ cộng hoà. Một số tác giả khác nghiên
cứu về vận dụng lý thuyết sơ đồ trong dạy học.

16



8.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt nam [3].
Từ năm 1971 đến 1979 ,Nguyễn Ngọc Quang là người đầu tiên nghiên cứu
việc chuyển hoá các phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học Hoá học.
Năm 1983, Nguyễn Đình Bào đã nghiên cứu sử dụng sơ đồ để ôn tập môn Vật lý.
Năm 1983, Nguyễn Anh Châu đã nghiên cứu sử dụng phương pháp sơ đồ để ôn tập
môn Văn học. Năm 1985, Phạm Tư đã bảo vệ luận án PTS về:"Dùng sơ đồ nội dung
của bài lên lớp hoá học để dạy chương Nitơ - Phôt pho ở lớp 11 PTTH". Năm 1987,
Nguyễn Chính Trung đã bảo vệ luận án phó tiến sĩ: "Dùng phương pháp sơ đồ lập
chương trình tối ưu và dạy môn sử dụng thông tin trong chiến dịch"(Khoa học quân
sự). Năm 2005, Nguyễn Phúc Chỉnh: “ Nâng cao hiệu quả dạy học giải phẫu sinh lý
người ở THCS bằng áp dụng phương pháp Graph”. Nguyễn Phúc Chỉnh đã đi sâu
xây dựng graph nội dung và dạy học một cách cụ thể. Năm 2012, Nguyễn Mạnh
Hùng: “ Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương: cơ chế di truyền và biến
dị. Sinh học 12 trung học phổ thông”. Ở đây kiến thức sinh học 12 là kiến thức khó
nên việc áp dụng graph trong dạy học giúp học sinh khái quát hóa kiến thức tốt hơn.
9. Cấu trúc của luận văn

Version
- Select.Pdf
SDK
NgoàiDemo
phần mở
đầu và phần
kết luận, nội
dung chính của luận văn được bố
trí trong 3 chương:
10. Nội dung chính của luận văn
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Chương 2. SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SƠ ĐỒ HÓA ĐỂ TỔ CHỨC ÔN TẬP
PHẦN GIẢI PHẪU SINH LÝ NGƯỜI, SINH HỌC 8

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.

17



×