Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

CƠ sở l‎ý LUẬN và THỰC TIỄN của VIỆC GIÁO dục kỹ NĂNG SỐNG TRONG dạy học môn GIÁO dục CÔNG dân PHẦN CÔNG dân với đạo đức ở TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.56 KB, 41 trang )

CƠ SỞ L‎Ý L‎UẬN VÀ THỰC
TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG TRONG DẠY
HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG
DÂN PHẦN CÔNG DÂN VỚI
ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG THPT


Cơ sở l‎ý l‎uận của việc giáo dục kỹ năng sống trong
dạy học môn Giáo dục công dân phần "công dân với đạo
đức" ở trường Trung học phổ thông
Quan niệm giáo dục kỹ năng sống
Quan niệm về kỹ năng sống
“Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Kỹ năng sống là
khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá
nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức
của cuộc sống hàng ngày” { 6,7)
“Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Kỹ
năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành
hành vi mới”{ 6,7)
“Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên
Hiệp Quốc (UNESCO), Kỹ năng sống gắn với bốn trụ cột của
giáo dục, đó là: Học để biết (Learning to know) gồm các kỹ
năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết
định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả…, Học làm
người (Learning to be) gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng
phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự


tin…; Học để sống với người khác (Learning to live
together) gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thương


lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc nhóm, thể hiện sự
cảm thông…; Học để làm (Learning to do) gồm kỹ năng thực
hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu,
đảm nhận trách nhiệm,…”{6 ,7)
“Từ những quan niệm trên, chúng ta nhận thấy: Kỹ năng
sống là bao gồm các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống
hàng ngày của mỗi cá nhân. Bản chất của kỹ năng sống là kỹ
năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá
nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc đạt hiệu quả.
Nói cách khác, Kỹ năng sống là khả năng tự làm chủ bản thân
của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người
khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các sự
việc xảy ra trong cuộc sống” {6 ,8)
Giáo dục Kỹ năng sống
“Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản
là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi
nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ, hành vi. Ngắn
gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và


thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng
vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế
nào)”. {50 ,82)
Việc Giáo dục Kỹ năng sống cho HS có vị trí, vai trò đặc
biệt quan trọng thể hiện qua một số khía cạnh:
Giáo dục Kỹ năng sống góp phần phát triển cá nhân
và xã hội
Kỹ năng sống giúp con người học tập, làm việc hiệu quả,
dễ thích nghi với mọi hoàn cảnh và thành công hơn trong
cuộc sống.

Mỗi cá nhân trong xã hội phát triển thì xã hội sẽ tiến lên,
cá nhân có kỹ năng sống tốt sẽ có khả năng lựa chọn lối sống
lành mạnh, tích cực hơn và chống lại những tác động tiêu cực
của môi trường sống, giúp hạn chế các tệ nạn xã hội như bạo
lực học đường, bạo hành trẻ em, xâm hại tình dục, trộm cắp,
cướp giật, ngược đãi cha mẹ…đem lại sự an toàn, bình yên
cho mọi người. Như vậy, việc giáo dục Kỹ năng sống sẽ thúc
đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giảm thiểu tệ
nạn xã hội, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, nâng cao chất
lượng cuộc sống cộng đồng.


Giáo dục Kỹ năng sống là việc làm hữu ích đối với học
sinh trong giai đoạn hiện nay.
Lứa tuổi HS là lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành
nhân cách; thích tìm tòi, khám phá cái mới, ham học hỏi và
cầu tiến. Các em như “tờ giấy trắng” mà gia đình, nhà trường
và xã hội là những người có trách nhiệm “vẽ nên” nét nhân
cách cho các em.
Trong môi trường sống ngày nay, bên cạnh những tấm
gương sáng về đạo đức, lối sống vẫn tồn tại một số gương xấu
như: ngược đãi ông bà, cha mẹ, bạo hành trẻ em, lối sống thực
dụng, thơ ơ vô cảm với nổi đau của người khác…
Nếu các em được giáo dục kỹ năng sống tốt sẽ có được
“sức đề kháng” đối với những hành vi tiêu cực, có khả năng
thực hiện các hành vi đạo đức phù hợp chuẩn mực xã hội.
Ngược lại, nếu không có kỹ năng sống các em sẽ khó cưỡng
lại các ham muốn tầm thường, dễ bị sa ngã, dẫn đến có những
hành vi đạo đức “lệch chuẩn.Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng
sống cho HS là rất cần thiết giúp các em có khả năng nhận

biết hành vi đúng, sai, việc làm tốt, xấu. Từ đó có ý thức tự
đánh giá bản thân, hoàn thiện nhân cách bản thân và có kỹ


năng chung sống thân thiện, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ
nhau tiến bộ trong học tập, rèn luyện đạo đức và trong sinh
hoạt hàng ngày.
- Đặc điểm giáo dục Kỹ năng sống trong dạy học môn
Giáo dục công dân phần "công dân với đạo đức" ở trường
THPT
- Ưu thế của dạy học môn GDCD phần “ Công dân với
đạo đức" đối với việc giáo dục kỹ năng sống cho HS
Thứ nhất, những tri thức của môn GDCD phần “Công
dân với đạo đức” rất gắn bó với cuộc sống. Vì thế, có tác
dụng giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào môi trường học
tập, lao động, sinh hoạt của bản thân ở mọi lúc, mọi nơi từ gia
đình, nhà trường, cộng đồng.
Thứ hai, Môn GDCD phần “Công dân với đạo đức” có
nhiều lợi thế trong việc giáo dục phát triển kỹ năng sống cho
HS: trang bị cho HS năng lực vận dụng kiến thức đạo đức đã
học vào cuộc sống hàng ngày như năng lực thực hiện nghĩa vụ
đối với bản thân, gia đình, Tổ Quốc..; năng lực bảo vệ lương
tâm, nhân phẩm, danh dự… của mình và người khác; năng lực


xây dựng cuộc sống hạnh phúc của cá nhân, chăm lo hạnh
phúc cộng đồng…
Thứ ba, Tri thức môn GDCD phần “Công dân với đạo
đức” có tác dụng thiết thực, vận dụng lí luận để giải quyết
những vấn đề thực tế, định hướng nhận thức và hành động của

bản thân HS. Trên cơ sở nắm vững kiến thức của môn học,
HS tự trau dồi đạo đức để không ngừng hoàn thiện bản thân,
phát triển kỹ năng sống tốt, đồng thời động viên, giúp đỡ
những người xung quanh sống tốt hơn.
- Đặc điểm dạy học môn GDCD phần "Công dân với
đạo đức”
Mục tiêu
“Học xong phần này HS cần đạt được các yêu cầu sau
đây;
Về kiến thức:
Nắm vững một số phạm trù cơ bản của đạo đức học có
quan hệ trực tiếp đến mục tiêu đào tạo THPT
Nắm được các yêu cầu cơ bản về đạo đức của người
công dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.


Về kỹ năng:
Có kỹ năng phân tích, đánh giá các quan điểm, các hành
vi, hiện tượng đạo đức trong đời sống hàng ngày ở gia đình,
nhà trường và ngoài xã hội.
Biết tự điều chỉnh, hoàn thiện bản thân theo các yêu cầu
đạo đức xã hội và tôn trọng các giá trị đạo đức xã hội.
Về thái độ
Có tình cảm và niềm tin đối với các quan điểm đạo đức
đúng đắn, dám phê phán các thái độ và hành vi đạo đức lệch
lạc.
Có quyết tâm học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân
theo các yêu cầu đạo đức của xã hội”{3,9)
Nội dung chương trình
“ Nội dung Chương trình được sắp xếp thành 7 bài với

thời lượng phân phối như sau:
+ Bài 10 (1 tiêt): Quan niệm về đạo đức
+ Bài 11 (2 tiêt): Một số phạm trù cơ bản của đạo đức
học


+ Bài 12 (2 tiêt): Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia
đình
+ Bài 13 (2 tiêt): Công dân với cộng đồng
+ Bài 14 (2 tiêt): Công dân với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc
+ Bài 15 (1 tiêt): Công dân với một số vấn đề cấp thiết
của nhân loại.
+ Bài 16 (1 tiêt): Tự hoàn thiện bản thân
Ngoài những bài học chính trong Sách giáo khoa,
chương trình còn có một số chủ đề tự chọn. Những chủ đề này
bám sát nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức và vận dụng lý
luận vào thực tiễn cuộc sống” {3,9-10)
- Nội dung Giáo dục kỹ năng sống trong môn Giáo dục
công dân phần “Công dân với đạo đức”
Môn GDCD phần “Công dân với đạo đức” có khả năng
giáo dục một số kỹ năng sống cho HS như: kỹ năng đồng
cảm, chia sẻ; kỹ năng hợp tác; kỹ năng tư duy phê phán; kỹ
năng tư duy sáng tạo; kỹ năng làm chủ cảm xúc, kỹ năng kiên
định; kỹ năng xử lý tình huống; ...


Các kỹ năng trên được chuyển tải trong quá trình dạy
học, được trình bày cụ thể trong bảng sau:
Các kỹ năng sống cơ bản

Tên bài

được giáo dục trong bài

Các phương
pháp, kỹ thuật
dạy học tích cực

dạy

có thể sử dụng
trong bài
Bài 10.
Quan
niệm về đạo
đức học

-Kỹ năng phân biệt pháp
luật và đạo đức trong việc điều

Thảo luận;
Đàm thoại;

chỉnh hành vi của con người.
- Xử lý tình
-Kỹ năng tự nhận thức bản

huống.

thân đã thực hiện các quy tắc đạo

đức ra sao?

Bài 11.

Kỹ năng thực hiện nghĩa vụ,

Một số phạm đảm nhận trách nhiệm;
trù cơ bản
của đạo đức
học

Trực quan;
-Phân

tích

Kỹ năng tự nhận thức; kỹ tình huống;
năng tư duy phê phán ;

Nêu gương;


Đàm thoại;
Đặt câu hỏi;
- Động não.
Bài 12.
Công
dân với tình
yêu hôn nhân
và gia đình


Kỹ phân biệt tình yêu và

Thuyết trình,

tình bạn khác giới; tình yêu chân diễn giảng;
chính và vụ lợi;
- Kỹ năng kiên định để bảo

Đàm thoại;
Nêu vấn đề;

vệ tình yêu chân chính; từ chối
yêu sớm, kết hôn cận huyết; kiềm

Thảo

luận

chế nhu cầu tự nhiên sinh học của nhóm;
bản thân để tránh hành vi trái với

Đóng vai.

chuẩn mực đạo đức trong tình
yêu nam nữ.
Bài 13.
Công

Kỹ năng tổ chức các hoạt

động vì cộng đồng; …

dân với cộng

-Thuyết trình
kể chuyện;
-

đồng

Nêu

gương ;
Bài 14.

Kỹ năng tư duy phê phán

Trực quan


Công
dân với sự
nghiệp

xây

hành vi ứng xử đạo đức sai trái
- Kỹ năng xử lý tình huống

Xử




tình

huống

ứng xử đạo đức

dựng và bảo
vệ Tổ Quốc
Bài 15.
Công
dân với một
số vấn đề cấp
thiết

của

Kỹ năng tìm kiếm và xử lý

Kỹ

thuật

thông tin về ô nhiễm môi trường, phòng tranh;
bùng nổ dân số và dịch bệnh

Thảo luận ;


hiểm nghèo
Động não;
Kỹ năng kiên định
- Viết tích cực

nhân loại.

trong 1 phút; - Nêu
gương
Bài 16.
Tự hoàn
thiện
thân

bản

Kỹ năng tự đánh giá ưu,
khuyết điểm của bản thân;
- Kỹ năng đặt ra mục tiêu,
lập kế hoạch phấn đấu tự hoàn
thiện của bản thân cho từng học
kỳ, năm học (thực hiện Sổ cẩm

Thảo
nhóm
Đóng vai
- Dự án

luận



nang học tập rèn luyện;)
- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc Giáo dục kỹ năng
sống trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với đạo
đức” ở trường trung học phổ thông
Trong quá trình rèn luyện kỹ năng sống HS luôn chịu sự
tác động của nhiều yếu tố, có thể chia thành hai nhóm: nhóm
các yếu tố khách quan và nhóm các yếu tố chủ quan.
Các yếu tố khách quan
Bao gồm ba yếu tố đó là gia đình, nhà trường và xã
hội
Gia đình: Gia đình có vai trò rất quan trọng đối với quá
trình hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, lối sống, kỹ
năng sống của mỗi người. Gia đình là trường học đầu tiên của
mỗi cá nhân. Từ khi “lọt lòng” mẹ, em bé đã được cả gia đình
chào đón trong sự hân hoan. Từ đó gia đình luôn tạo mọi điều
kiện tốt nhất để con cái được trưởng thành về mọi mặt; luôn
dõi theo sự phát triển hàng ngày của bé, bé bi bô tập nói, tập
đi, tập chào hỏi, cám ơn, xin lỗi… Đến tuổi đi học ở trường,
các em vẫn luôn chịu sự giáo dục của gia đình. “Ta có thể nói


rằng: bao nhiêu những đức tính cao đẹp như lòng hiếu hữu,
danh dự, tiết tháo, kiên trinh… của dân tộc ta một phần lớn đã
được gia đình giáo dục vun trồng, bồi dưỡng, trải qua bao
nhiêu thời đại, gây thành những giá trị tinh thần, đạo đức
vững bền” {19,87}.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau như hoàn
cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, nghề nghiệp, nơi ở, trình độ
nhận thức, kinh nghiệm sống của cha, mẹ… mà tác động của

gia đình đối với các em có tính tích cực hay tiêu cực.
Môi trường gia đình đóng góp to lớn vào việc giáo dục
phát triển kỹ năng sống thiện, sống có ích, hoàn thiện nhân
cách HS. Rất nhiều người thành công lớn trong sự nghiệp nhờ
công giáo dục của gia đình. Nhưng gia đình cũng có thể là nơi
“gieo mầm” cho sự phát triển “lệch lạc” về nhân cách, lối
sống. Một gia đình không hoà thuận, hạnh phúc, bố, mẹ,ông,
bà, anh, chị …chưa chuẩn mực: nghiện ngập, bạo lực, ngoại
tình …hoặc ít quan tâm tới việc giáo dục đạo đức, lối sống
cho con, dẫn đến tình trạng nhiều em không được trang bị
những kỹ năng sống tối thiểu để có được nhận thức và hành vi
đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội dẫn đến có thái độ vô
cảm trước nổi đau của người khác, chưa thực hiện tốt nghĩa


vụ của người con trong gia đình, nghĩa vụ của người học sinh
…; thiếu tự tin, sống khép mình, tự ti mặc cảm, chán nản, bi
quan…dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội.
Nhà trường: “ Nhà trường là cơ sở giáo dục của hệ
thống giáo dục quốc dân. Các hoạt động giáo dục trong nhà
trường nhằm giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực,
thể lực và các kỹ năng sống cần thiết, phát triển năng lực
hành động; chuẩn bị tâm thế cho HS tham gia thị trường lao
động”.{11,1}
Nhà trường xây dựng kế hoạch, tổ chức hướng dẫn, triển
khai giáo dục kỹ năng sống phù hợp với đặc điểm HS, với
hoàn cảnh và điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương
nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của các em. Với các phương tiện hỗ
trợ giáo dục ngày càng hiện đại cùng với đội ngũ GV có đạo
đức, chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực tổ chức giảng dạy và

giáo dục. Các thầy, cô giáo là những tấm gương mẫu mực về
đạo đức, tri thức và kinh nghiệm sống, có thể phát huy ưu thế
của mình trong công tác giáo dục, phát triển kỹ năng sống cho
HS; phối hợp chặt chẽ với gia đình để có thể phát huy những


tác động tích cực và kịp thời ngăn chặn, hạn chế, cải tạo
những tác động tiêu cực đối với sự phát triển của các em.
Xã hội: Bên cạnh việc tiếp nhận giáo dục từ gia đình,
nhà trường, HS còn chịu tác động từ xã hội như: bạn bè, hàng
xóm, phim ảnh, sách, báo…
Ở độ tuổi này, bạn bè giữ vị trí quan trọng. Các em cảm
thấy trao đổi, chia sẻ các vấn đề về bản thân như sở thích,
niềm vui, nổi buồn, tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, lo lắng…với
các bạn một cách dễ dàng thoả mái hơn khi trao đổi với cha,
mẹ và thầy, cô giáo. Do đó, ảnh hưởng từ bạn bè đến các em
là rất lớn. Nếu em nào ý thức tự giáo dục chưa cao, không
kiên định trước những cám dỗ, sẽ dễ dàng bị bạn bè lôi kéo,
xúi giục tham gia các hành vi xấu như: uống rượu, gây gỗ
đánh nhau, nghiện gem, hút chích ma tuý…
Trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay (phương
tiện thông tin đa dạng, phong phú như: ti vi, sách, báo, phim
ảnh, mạng xã hội…) trong các thông tin đó, có thông tin hữu
ích nhưng cũng có thông tin có hại, nếu không biết chọn lọc
có thể sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ, hành vi của học
sinh.


Nơi cư trú và truyền thống văn hoá cộng đồng dân cư
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục phát triển kỹ

năng sống của HS. Môi trường xã hội an toàn là điều kiện
thuận lợi cho giáo dục kỹ năng sống và hình thành nhân cách
HS.
“Bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”
{4,389}. Do đó, để nâng cao hiệu quả việc giáo dục kỹ năng
sống cho HS thì nhất thiết gia đình, địa phương, nhà trường
và xã hội cần phải có sự phối hợp chặt chẽ.
Các yếu tố chủ quan
- Bản thân học sinh: Nhân cách là bản sắc riêng biệt,
là đặc trưng riêng có của mỗi người, nó phụ thuộc vào tâm sinh lý, nhận thức văn hoá đạo đức xã hội của cá nhân. Quá
trình tự ý thức, tự giáo dục của của mỗi cá nhân là quá trình
cá nhân tự giác học tập và làm theo văn hoá đạo đức xã hội.
Đây là một trong những yếu tố chính hình thành ý thức đạo
đức, nhân cách con người.
Do tự ý thức và trí tuệ đã phát triển, các em đã biết chịu
trách nhiệm trước hành vi của bản thân. Do đó, trong quá
trình dạy học môn GDCD phần “Công dân với đạo đức” GV


cần tổ chức, hướng dẫn cho các em tìm hiểu các Giá trị đạo
đức xã hội, vì cái “Thiện” và rèn luyện cho các em các kỹ
năng thực hiện hành động đạo đức để đạt được các Giá trị đó;
xây dựng môi trường học tập an toàn, nhân văn để giúp các
em phát triển tính tự giác trong việc trau dồi đạo đức. Cần tạo
điều kiện thuận lợi cho các em hành động, thử sức mình,
khám phá những điều mới lạ để tích luỹ vốn sống, làm hành
trang vào đời.
Tự ý thức của mỗi người là điều kiện để có những kỹ
năng sống Thiện, sống có ích. Đồng thời, tự ý thức tốt sẽ kiểm
soát, điều khiển, điều chỉnh bản thân. Vì vậy, nếu HS tự ý

thức cao sẽ có những kỹ năng sống tốt, có những hành vi,
cách ứng xử phù hợp trước các vấn dễ xảy ra trong cuộc sống
sinh hoạt hàng ngày ở gia đình, trường học, xã hội. Ngược lại,
nếu HS tự ý thức chưa tốt, các em khó kiểm soát bản thân, sẽ
dễ nảy sinh những hành vi tiêu cực.
Để Giáo dục phát triển kỹ năng sống cũng cần phải kịp
thời động viên sự tự giác rèn luyện của các em và tăng cường
nêu gương những hành vi tốt, nhân văn, cao đẹp, đạo đức và


kiên quyết đấu tranh với những việc làm vô đạo đức, mất
nhân tính.
- Cơ sở thực tiễn của việc Giáo dục kỹ năng sống
trong dạy học môn Giáo dục công dân phần "Công dân
với đạo đức" ở Trường PTDTNT Quảng Nam.
- Đặc điểm về Trường Phổ thông Dân tộc nội trú
Quảng Nam
Trường phổ thông Dân tộc nội trú (PT DTNT) tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) thành lập vào năm 1985. Sau khi
tái lập tỉnh, Trường PTDTNT tỉnh Quảng Nam được thành lập
theo Quyết định số 220/1997/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng
Nam trên cơ sở tổ chức lại Trường PTDTNT tỉnh Quảng Nam
- Đà Nẵng; chức năng, nhiệm vụ của trường là nuôi dạy HS
các dân tộc miền núi, góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ dân
tộc thiểu số của tỉnh. Trường giữ ổn định quy mô hàng năm
500 HS, chủ yếu 4 dân tộc bản địa gồm Cơ Tu, Coor, Xơ đăng
và Giẻ Triêng.
Thời gian qua, được sự quan tâm của cấp trên, của địa
phương và sự nỗ lực vượt khó của thầy và trò nhà trường,
Trường PTDTNT tỉnh Quảng Nam đã đạt được nhiều kết quả



quan trọng. Đa số HS sau khi học ở Trường PTDTNT tỉnh
Quảng Nam ra trường được học lên bậc đại học, cao đẳng và
được các địa phương bố trí, sử dụng trong hệ thống chính trị ở
các huyện miền núi, Ban, Ngành tỉnh.
Đội ngũ giáo viên bộ môn Giáo dục Công dân đáp ứng
yêu cầu dạy học hiện nay.
Với mục tiêu tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số,
nhà trường chú trọng giáo dục toàn diện, rèn luyện kỹ năng
sống, kỹ năng hoạt động xã hội cho HS.
Nhà trường có nhiều sáng tạo trong tổ chức hoạt động
dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục. Trường quan tâm tổ
chức tốt các hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng sống.Việc
giáo dục kỹ năng sống cho HS của nhà trường gắn đặc thù đối
tượng HS cần giáo dục trình độ văn minh và gắn với mục tiêu
tạo nguồn đào tạo cán bộ. HS ra trường đã sớm trưởng thành,
giữ các cương vị chủ chốt trong hệ thống chính trị ở các địa
phương miền núi.
Nhà nước đã có các chế độ chính sách dành riêng cho
HS người Dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, chế độ học bổng của


HS chỉ đủ dành để tổ chức cho HS ăn tập thể 3 bữa/ngày; các
nhu cầu sinh hoạt khác của HS gặp rất nhiều khó khăn
Ghi nhận sự nỗ lực phấn đấu và hiệu quả giáo dục của
nhà trường. Nhà trường vinh dự được Nhà nước tặng thưởng
Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2010). Đảng bộ trên
30 năm liên tục là tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh.
Công Đoàn, Đoàn Thanh niên… luôn duy trì vững mạnh xuất

sắc.
Nhà trường là một trong hai trường PTDTNT trên cả
nước được nhận “Biểu tượng vàng Nguồn nhân lực Việt
Nam” (2011 - do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và
Xã hội trao tặng cho các đơn vị có thành tích xuất sắc trong
phát triển nguồn nhân lực, lao động chất lượng cao đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế trong nước).
- Thực trạng Giáo dục kỹ năng sống trong dạy học
môn Giáo dục công dân phần "Công dân với đạo đức" ở
Trường PT DTNT Quảng Nam.


- Khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng sống trong dạy
học môn Giáo dục công dân phần "Công dân với đạo đức" ở
trường PTDTNT Quảng Nam.
Nhằm bổ sung cơ sở thực tiễn về việc giáo dục kỹ năng
sống trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với đạo đức”,
chúng tôi đã tiến hành khảo sát GV bộ môn GDCD và HS ở
Trường PT DTNT Quảng Nam một số vấn đề sau:
Nhận thức của GV về ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng
sống cho HS trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với
đạo đức”.
Mức độ giáo dục kỹ năng sống trong dạy học môn GDCD
phần “Công dân với đạo đức”.
Phương thức giáo dục kỹ năng sống trong dạy học môn
GDCD phần “Công dân với đạo đức”.
Thái độ của HS khi tham gia nội dung giáo dục kỹ năng
sống trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với đạo đức”.
Nhận thức của HS về giáo dục kỹ năng sống trong dạy

học môn GDCD phần “Công dân với đạo đức”.
Số lượng người tham gia khảo sát:


Giáo viên: 02 GV (môn GDCD)
Học sinh: 134 học sinh khối 10
Phương pháp nghiên cứu: phỏng vấn giáo viên và HS,
dự giờ, quan sát hoạt động dạy và học; phát phiếu điều tra;
thống kê toán học để đánh giá kết quả phiếu điều tra. Kết quả
điều tra được thể hiện như sau:
Ý kiến của giáo viên về giáo dục kỹ năng sống trong
dạy học phần “Công dân với đạo đức”.
Nhận thức của GV bộ môn GDCD về ý nghĩa của việc
giáo dục kỹ năng sống trong dạy học phần “Công dân với
đạo đức”.

S
TT

Thực trạng nhận
thức của GV

Số
l‎ượng

1

Rất ý nghĩa

2


2

Ý nghĩa

0


3

Ít ý nghĩa

0

4

Không ý nghĩa

0

Kết quả khảo sát 100% GV đều cho rằng việc giáo dục
kỹ năng sống trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với
đạo đức” là việc làm rất ý nghĩa đối với các em HS ở trường
PT DTNT Quảng Nam. Bởi vì, đa số các em sinh sống ở vùng
có kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, điều kiện sinh hoạt vật
chất, tinh thần, văn hoá, xã hội… còn nhiều khó khăn, dẫn
đến kỹ năng sống của một số em có những hạn chế nhất định,
đặc biệt là những em ở vùng cao biên giới. Do vậy, cần giáo
dục phát triển các kỹ năng sống trọng yếu cho các em, để các
em có khả năng phát triển toàn diện, trở thành người có ích

cho xã hội.
Mức độ giáo dục kỹ năng sống trong dạy học phần
“Công dân với đạo đức”.
STT

Mức độ giáo dục kỹ năng sống

Số
l‎ượng


1

Đều đặn và liên tục

1

2

Thỉnh thoảng

1

3

Ít khi

0

4


Chưa có

0

Kết quả khảo sát về mức độ giáo dục kỹ năng sống trong
dạy học phần “Công dân với đạo đức” cho thấy: trong quá
trình dạy học để tổ chức, điều hành, hướng dẫn HS tìm tòi,
khám phá, tự hình thành kiến thức đạo đức cũng như kỹ năng
sống. Tuỳ vào nội dung từng bài học, có 50 % GV đều đặn,
liên tục giáo dục các kỹ năng sống phù hợp cho học sinh ;
50% GV còn lại thỉnh thoảng mới vận dụng, việc sử dụng ở
mức độ như thế nào là phụ thuộc vào vào sự tích cực và chủ
động đổi mới các phương pháp, kĩ thuật dạy của GV trong
quá trình giảng dạy…
- Phương thức giáo dục kỹ năng sống trong dạy học
phần
“Công dân với đạo đức”.
T

Tiêu chí

S


×