Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

THỰC NGHIỆM sư PHẠM BIỆN PHÁP sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG dạy học PHẦN CÔNG dân với đạo đức môn GIÁO dục CÔNG dân lớp 10 ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG CHUYÊN LƯƠNG văn CHÁNH, THÀNH PHỐ TUY hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.77 KB, 50 trang )

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM BIỆN PHÁP
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN
NHÓM TRONG DẠY HỌC PHẦN CÔNG
DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC MÔN GIÁO DỤC
CÔNG DÂN LỚP 10 Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN LƯƠNG
VĂN CHÁNH, THÀNH PHỐ TUY HÒA,
TỈNH PHÚ YÊN.


- Kế hoạch tổ chức thực nghiệm
- Giả thuyết thực nghiệm
Xuất phát từ giả thuyết khoa học cho rằng nếu vận dụng
những biện pháp thảo luận nhóm như đã nêu trong luận văn sẽ
góp phần tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh, giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học phần
“Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 ở trường THPT
chuyên Lương Văn Chánh, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Vì vậy, tác giả tiến hành thiết kế giáo án và dạy thực nghiệm
để chứng minh giả thuyết đó.
- Phương pháp thực nghiệm
Để tiến hành TN, tác giả sử dụng phương pháp thực
nghiệm đối chứng. Tác giả chia thành 2 nhóm lớp là lớp TN
và lớp ĐC. Lớp TN được tiến hành dạy theo PPTLN với
những biện pháp mà tác giả đã đề xuất ở chương 2. Còn lớp
đối chứng thì vẫn dạy theo PPDH bình thường, PPDH truyền
thống mà chủ yếu là phương pháp thuyết trình, đàm thoại.
- Mục đích thực nghiệm


Việc tác giả tiến hành TN sư phạm nhằm kiểm chứng


tính khoa học, tính thực tiễn cũng như tính khả thi của một số
biện pháp vận dụng phương pháp thảo luận nhóm để dạy phần
học “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 ở trường
THPT chuyên Lương Văn Chánh mà tác giả đã đề xuất ở trên.
Kết quả thực nghiệm thu được sẽ là cơ sở thực tiễn để đánh
giá tính hiệu quả của những biện pháp mà tác giả đã đề xuất.
-. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm và đối chứng
Đối tượng TN là học sinh lớp 10 của trường THPT
chuyên Lương Văn Chánh năm học 2017-2018. Trên tổng 9
lớp 10 của trường, tác giả chọn 4 lớp 10 Toán 1, 10 Toán 2, 10
Anh 1, 10 Anh 2 làm lớp thực nghiệm. Trong đó lớp 10 Toán
1, lớp 10 Anh 2 là lớp thực nghiệm, còn lớp 10 Toán 2, 10
Anh 1 là lớp đối chứng. Số lượng học sinh của các lớp tham
gia thực nghiệm và đối chứng được thể hiện qua bảng dưới
đây:
- Số lượng học sinh tham gia lớp TN và lớp ĐC
Đối tượng
Thực nghiệm 10

Lớp

Sỉ số
Toán

36

Tổng số


1(TN1)

(TN)

10

74

Anh

2

38

Toán

2

37

(TN2)
10
Đối chứng
(ĐC)

(ĐC1)
10

75
Anh

1


38

(ĐC2)

Trong đó lớp 10 Toán 1 tác giả chọn là lớp thực nghiệm
1 (TN 1), lớp 10 Toán 2 là lớp đối chứng 1 (ĐC 1); Lớp 10
Anh 2 là lớp thực nghiệm 2 (TN2) còn lớp 10 Anh 1 là lớp đối
chứng 2 (ĐC 2). Sở dĩ tác giả chọn 4 lớp nói trên và chia theo
từng cặp nhóm thực nghiệm và đối chứng tương ứng vì đây là
những lớp có trình độ nhận thức và trình độ học tập như nhau
(căn cứ vào kết quả tuyển sinh vào lớp 10 của nhà trường, lớp
10 Toán 1, 10 Anh 1 là những học sinh có số thứ tự là số lẻ từ
1 – 69, lớp 10 Toán 2, 10 Anh 2 là những học sinh có số thứ
tự là số chẵn từ 2 – 70), có thái độ học tập như nhau và có
cùng một chương trình đào tạo ở trường chuyên hoàn toàn
giống nhau.


Lớp thực nghiệm được tiến hành dạy theo phương pháp
thảo luận nhóm với những biện pháp mà tác giả đã đề xuất.
Còn lớp đối chứng thì vẫn dạy theo các phương pháp dạy học
cũ, phương pháp truyền thống mà chủ yếu là phương pháp
thuyết trình, đàm thoại.
Địa bàn diễn ra TN và ĐC tại Khu A1, trường THPT
chuyên Lương Văn Chánh, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Thời gian tiến hành TN và ĐC là từ tháng 2 cho đến hết
tháng 3 năm 2018.
- Nội dung thực nghiệm
Căn cứ vào giả thuyết thực nghiệm, tác giả xác định nội

dung, kiến thức của phần “Công dân với đạo đức” để dạy TN
và ĐC. Nội dung bài giảng được xác định để tác giả soạn
giảng dạy TN và ĐC trong luận văn là tiết 1 bài 11 “Một số
phạm trù cơ bản của đạo đức học” [6; 67] và tiết 1 bài 12
“Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình” [6; 76].
Những tiết dạy này thuộc chương trình dạy học ở học kì 2 của
môn học.
- Tổ chức thực nghiệm


- Khảo sát đầu vào lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Để đánh giá trình độ nhận thức và thái độ học tập của
HS ở 2 nhóm lớp TN và ĐC trước khi chưa có tác động sư
phạm, tác giả đã tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng môn
GDCD của 2 nhóm lớp TN và ĐC qua một bài kiểm tra viết
với cùng một đề kiểm tra, cùng thời gian và cùng chuẩn đánh
giá theo hình thức kết hợp giữa trắc nghiệm với tự luận theo
đúng ma trận đề kiểm tra (nhận biết 50%, thông hiểu 30%,
vận dụng thấp và vận dụng cao 20%).
Nội dung kiểm tra là các tri thức môn GDCD mà HS đã
được học ở bài trước đó. Mỗi bài khảo sát được đánh giá bằng
thang điểm 10 và được phân thành các mức độ sau:
Loại giỏi: Từ 8.0 – 10.0 điểm.
Loại khá: Từ 6.5 – 7.9 điểm.
Loại trung bình: Từ 5.0 – 6.4 điểm.
Loại yếu: Từ 3.5 – 4.9 điểm.
Loại kém: Từ 0 – 3.4 điểm.


Kết quả kiểm tra thu được ở lớp TN và ĐC được thể

hiện ở bảng sau:
- Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng ban đầu lớp TN và đối
chứng
Mức độ nhận thức
Đối
tượn
g

Lớp

Giỏi

Khá

Sỉ

(8.0

(6.5 -

số

-10)

7.9)

Sl

%


Sl

Trung
bình

Yếu

Kém

(3.5 -

(0 -

4.9)

3.4)

(5.0 - 6.4)

%

Sl

%

S

Sl

%


2

5.6 0

0

1

2.6 0

0

l

%

10 Toán
1 (TN 1)
TN

4

1

18

50

12


33.
3

10 Anh 2
(TN 2)

Tổng

36

11.

38

74

5

9

13.
2
12.
2

21

39


55.
3
52,
7

11

23

28.
9
31.
1

3

4

0

0


10 Toán
2 (ĐC 1)
ĐC

3 8.1 20

1


12

32.
4

2

5.4 0

0

1

2.6 0

0

10 Anh 1
(ĐC 2)

Tổng

37

54.

38

7


75 10

18.
4
13.
3

22

42

57.
9
56

8

20

21.
1
26.
7

3

4

0


Số liệu ở bảng trên được thể hiện bằng biểu đồ dưới đây:
- Thể hiện kết quả kiểm tra khảo sát chất
lượng ban đầu lớp TN và ĐC

Nhìn vào biểu đồ kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng
lớp TN và ĐC ở trên, chúng tôi nhận thấy:
Tỷ lệ HS có kết quả khảo sát chất lượng loại giỏi ở lớp
TN là 12.2% và lớp ĐC là 13.3%.
Tỷ lệ học sinh có kết quả khảo sát chất lượng loại khá ở
lớp TN là 52,7% và lớp ĐC là 56%.

0


Tỷ lệ học sinh có kết quả khảo sát chất lượng loại trung
bình ở lớp TN là 31.1% và lớp ĐC là 26.7%.
Tỷ lệ HS có kết quả khảo sát chất lượng loại yếu ở lớp
TN là 4% và lớp ĐC là 4%. Không có học sinh bị điểm kém ở
2 nhóm lớp.
Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng ở trên, chúng tôi
nhận thấy trình độ nhận thức và khả năng vận dụng những tri
thức được học vào thực tiễn của học sinh ở 2 nhóm lớp TN và
ĐC khi chưa có tác động sư phạm là tương đương nhau (có sự
chênh lệch nhưng không lớn lắm) và ở mức độ trung bình.
Kết quả này rất phù hợp với mục đích của tác giả khi chọn các
lớp làm lớp TN và lớp ĐC.
- Thiết kế giáo án thực nghiệm
Để tiến hành quá trình giảng dạy TN, chúng tôi tiến hành
soạn bài giảng cho 2 nhóm lớp TN và ĐC cùng một nội dung

bài học. Các giáo án TN và ĐC khi thiết kế phải tuân thủ theo
các nguyên tắc sau:


Thứ nhất, giáo án không làm thay đổi nội dung, chương
trình và phải theo đúng chuẩn kiến thức kỹ năng dạy học của
bộ môn theo quy định.
Thứ hai, giáo án phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí
và trình độ nhận thức của HS cũng như phù hợp với các điều
kiện dạy học của nhà trường.
Mặc dù cả hai giáo án TN và ĐC đều phải tuân thủ theo
các nguyên tắc trên, tuy nhiên giữa hai giáo án cũng có những
điểm khác nhau. Ở giáo án ĐC, giáo viên không sử dụng
PPTLN để dạy học. Phương pháp chủ đạo của giáo án này là
các PPDH truyền thống và do đó cách thức kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập chỉ dừng lại ở mức độ kiểm tra kiến thức và
chủ yếu là sự đánh giá của giáo viên đối với học sinh. Ở giáo
án thực nghiệm, GV vận dụng PPTLN theo đúng những biện
pháp mà tác giả đã nêu ra trong chương 2. Dưới đây là các
giáo án thực nghiệm mà tác giả đã vận dụng PPTLN để dạy
học một số bài cụ thể trong phần “Công dân với đạo đức”.
Giáo án thực nghiệm số 1
BÀI 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC
HỌC.


TIẾT 20 +21
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Bài học này giới thiệu một số phạm trù cơ bản của đạo
đức học. Yêu cầu đặt ra đối với học sinh sau khi học xong bài

này là:
1. Về kiến thức:
- “Biết được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm
và danh dự, hạnh phúc” [7; 86].
2. Về kĩ năng:
- “Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến
bản thân. Biết giữ gìn nhân phẩm, danh dự, lương tâm của
mình, biết phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân, gia đình và
xã hội” [7; 86].
3. Về thái độ:
- “Coi trọng việc giữ gìn lương tâm, nhân phẩm, danh
dự và hạnh phúc. Tôn trọng nhân phẩm của người khác” [7;
86].
II. Trọng tâm: Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm và danh dự.


III.Phương pháp: Kết hợp PPTLN với phương pháp thuyết
trình, PPTLN với phương pháp tình huống.
IV. Phương tiện và đồ dùng dạy học:
- Máy chiếu để trình chiếu giáo án điện tử (nếu có giáo
án).
- Các mẫu chuyện, các tình huống đạo đức và pháp luật
liên quan đến nội dung bài học
- Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, giấy Ao.
V: Các bước lên lớp
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
Vào bài
MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính của bài
học


HĐ 1: Thảo luận nhóm tìm hiểu 1. Nghĩa vụ
phạm trù nghĩa vụ.
Mục tiêu: HS hiểu nghĩa vụ là gì?
Cách tiến hành:
GV: Gọi học sinh đọc ví dụ trong
sách về hoạt động nuôi con của sói
và nuôi dạy con cái của cha mẹ?
Gv: Em có nhận xét gì về hoạt động
nuôi con của sói và của cha mẹ?

a. Nghĩa vụ là gì?
“Nghĩa vụ là trách
nhiệm của cá nhân đối
với yêu cầu, lợi ích
chung của cộng đồng
xã hội” [6; 68].
Khi nhu cầu lợi ích cá
nhân và xã hội mâu
thuẫn nhau thì các “cá

HS trả lời

nhân phải biết đặt nhu


Gvkl: Như vậy hai từ nghĩa vụ chỉ cầu, lợi ích của xã hội
dành riêng cho con người mà thôi. lên trên. Không những
Đó là biểu hiện riêng, là nét đặc thế, còn phải biết hy
trưng riêng của con người.
Gv nêu ví dụ: Anh Toàn tham gia
giao thông đến ngã tư muốn vượt
đèn đỏ nhưng thấy công an giao

sinh quyền lợi của
mình



quyền

lợi

chung. Tuy nhiên, xã
hội cũng phải có trách
nhiệm bảo đảm cho sự


thông đứng bên đường sợ bị phạt thỏa mãn nhu cầu lợi
hành chính nên anh không vượt đèn ích chính đáng của các
đỏ.
Gv: Nhu cầu của anh Toàn ở đây là
gì?
Hs: Vượt đèn đỏ.
Gv: Nhu cầu của xã hội ở đây là gì?
Hs: An toàn giao thông.

Gv: Việc anh Toàn không vượt đèn
đỏ rất phù hợp với nhu cầu của xã
hội. Đó không chỉ là trách nhiệm của
anh mà còn là nghĩa vụ mà anh phải
thực hiện đối với xã hội.
Vậy nghĩa vụ là gì?
HS trả lời
Gv yêu cầu học sinh lấy ví dụ.

cá nhân” [6; 68].


Hs trả lời
Gv: Trong thực tế không phải khi
nào nhu cầu và lợi ích của cá nhân
với xã hội cũng thống nhất nhau, có
lúc chúng mâu thuẫn thậm chí đối
lập nhau. Trong những trường hợp
đó cá nhân phải làm gì?
Gv chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ
khoảng 2- 3 học sinh thảo luận các
trường hợp dưới đây:
Trường hợp 1: Nhà nước chủ
trương di dời một số hộ gia đình
đến khu tái định cư để xây dựng các
dự án phát triển kinh tế.
Trường hợp 2: Khi Tổ quốc bị xâm
lăng, trong khi đó bản thân còn mẹ
già, con dại, vợ yêu....
Trong những trường hợp đó cá



nhân phải làm gì? Xã hội có trách
nhiệm gì?
HS các nhóm thảo luận.
Gv gọi bất kì một số nhóm báo cáo
kết quả thảo luận.
Các nhóm khác tranh luận, bổ sung,
hoàn chỉnh đáp án.
Gvkl:
Hồ Chí Minh đã từng nói: Nếu trong
đảng mà lợi ích của Đảng và lợi ích
của từng đảng viên mâu thuẫn
nhau thì trong trường hợp đó lợi ích
các đảng viên phải phục tùng tuyệt
đối lợi ích của Đảng.
Gv liên hệ thêm một số trường hợp
trong xã hội hiện nay cá nhân không
thực hiện đúng nghĩa vụ của mình
như các dự án giải phóng mặt bằng


không thực hiện đúng tiến độ vì các
cá nhân không chịu di dời, không
đặt lợi ích của xã hội lên trên.
HĐ 2: Thực hành tìm hiểu nghĩa vụ
của học sinh đối với vấn đề trật tự,
an toàn giao thông (HS các nhóm
đã được chuẩn bị trước ở nhà).
Mục tiêu: HS có ý thức thực hiện

nghĩa vụ an toàn giao thông
Yêu cầu: tìm hiểu nghĩa vụ của học
sinh đối với vấn đề trật tự, an toàn
giao thông theo đơn vị nhóm học
tập.
Nội dung:
1. Tìm hiểu thực trạng về an toàn
giao thông ở địa phương mình,
gồm:
- Mật độ phương tiện tham gia giao


thông.
- Chất lượng đường xá, phương tiện
giao thông.
- Ý thức của người tham gia giao
thông.
- Tình hình ùn tắc giao thông.
- Tình hình tai nạn giao thông.
2. Đề xuất giải pháp góp phần làm
giảm tai nạn giao thông.
3. Nghĩa vụ của học sinh đối với vấn
đề trật tự, an toàn giao thông ở địa
phương.
Tiến hành:
- Gv chia lớp thành 4 nhóm thảo
luận nội dung trên
- Nhóm phân công nội dung tìm



hiểu cho mỗi cá nhân.
- Cá nhân tìm hiểu, thu thập thông
tin.
- Thảo luận nhóm chia sẻ kết quả
làm việc cá nhân (kĩ thuật khăn trải
bàn), viết báo cáo chung của nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Gv nhận xét và rút ra kết luận.
Chuyển ý: Trong cuộc sống mỗi khi b. Nghĩa vụ của người
đề cập đến nhân cách một con thanh niên Việt Nam
người ta thường hay nhắc đến hiện nay
những phẩm chất của người ấy. Đó
chính là lương tâm

HĐ 3: Thảo luận nhóm tìm hiểu 2. Lương tâm
phạm trù lương tâm.
Mục tiêu: Học sinh hiểu phạm trù

a. Lương tâm là gì?
“Lương tâm là năng


lương tâm và các trạng thái của lực tự đánh giá và điều
lương tâm.
Cách tiến hành:

chỉnh hành vi đạo đức
của bản thân trong
mối quan hệ với người


Gv chia lớp thành 4 nhóm thảo luận

khác và xã hội” [6; 70].

tình huống sau:
- Lương tâm tồn tại
Gv đọc mẫu tin “Dũng cảm bắt hai
tên cướp”

dưới hai trạng thái:
thanh thản và cắn rứt

“Vào lúc 11h 40 ngày 1 tháng 8 của lương tâm.
năm 2016. Chị Tần Thị Kim Liên ngụ
tại phường Thạnh Lộc, quận 12 chở
mẹ và con nhỏ bị hai tên cướp giựt
sợi dây chuyền trên Hương lộ 12
phường Thạnh Lộc. Nghe chị kêu
cứu, lập tức dân phòng hạ thanh
chắn trên đường của bọn cướp
hướng về Ngã Tư Ga. Bọn cướp
nhanh chóng quay đầu xe hướng về
Lái Thiêu. Lúc này anh Phạm Gia Tý

b. Làm thế nào để trở
thành người có lương
tâm (Học sinh tự
nghiên cứu ở nhà)



hành nghề xe ôm ngụ tại phường
Thanh Xuân nghe kêu cứu đã lấy xe
Honda 67 chạy theo rồi liệng xe
mình ra chắn đường bọn cướp. Hai
tên té xuống đường, một tên bị
chấn thương đầu đưa vào bệnh
viện. Tại cơ quan công an chúng
khai là Nguyễn Hưng Quốc sinh
năm 1980 và Nguyễn Thanh Hậu
sinh năm 1978 ngụ tại phường 25
quận Bình Thạnh, cả hai đều có đặc
điểm chung là nghiện xì ke”.
Gv nêu câu hỏi thảo luận:
- Anh Tý dùng xe chạy theo bọn
cướp nhằm mục đích gì?
- Hành động này được mọi người
trong xã hội đánh giá cao vì sao?
- Sau khi bắt cướp tâm trạng của


anh Tý thế nào? Đó có phải là lương
tâm không? Vì sao?
- Em có suy nghĩ gì về hành động
của các Hiệp sĩ đường phố hiện
nay?
Học sinh các nhóm thảo luận.
Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo
kết quả. Trên cơ sở đó, GV nhận xét
và rút ra kết luận: khi con người làm
một việc gì đã cảm thấy đúng, cảm

thấy hài lòng với chính mình. Đó
chính là lương tâm của người ấy.
Việc tự đánh giá hành vi đúng hoặc
sai của mỗi người đó chính là lương
tâm của người đó. Vậy Lương tâm là
gì?
Gv nêu câu hỏi đàm thoại: Lương
tâm tồn tại dưới mấy trạng thái?


HS trả lời
Gv: Lương tâm của anh Tý tồn tại ở
trạng thái nào? Gv: Khi nào lương
tâm thanh thản? Khi nào lương tâm
cắn rứt? Ví dụ.
Hs trả lời.
Giáo viên nêu thêm các ví dụ để học
sinh hiểu thêm về các trạng thái của
lương tâm.
GVKL: Lương tâm tồn tại dưới trạng
thái nào cũng có ý nghĩa giá trị tích
cực đối với cá nhân.
*Củng cố, luyện tập và dặn dò:
- GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm những bài thơ hoặc danh
ngôn nói về nhân phẩm và danh dự.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 1 và 2 trang 75.
- GV yêu cầu HS chuẩn trước nội dung về các phạm trù nhân
phẩm và danh dự, hạnh phúc.



Giáo án thực nghiệm số 2
BÀI 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ
GIA ĐÌNH
TIẾT 22 + 23
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Yêu cầu đặt ra đối với học sinh sau khi học xong bài này
là:
1. Về kiến thức
- Hiểu được: “Thế nào là tình yêu? Thế nào là tình yêu chân
chính, hôn nhân và gia đình? Biết được các đặc trưng tốt
đẹp, tiến bộ của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay. Nêu
được các chức năng cơ bản của gia đình” [7; 96].
2. Về kĩ năng:
- Hiểu và tôn trọng các quy định của pháp luật. “Biết nhận
xét, đánh giá được một số quan niệm sai lầm về tình yêu, hôn
nhân và gia đình. Thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân đối
với gia đình” [7; 96].
3. Về thái độ:


- Có ý thức chấp hành và thực hiện theo những quy định của
pháp luật. “Đồng tình, ủng hộ các quan niệm đúng đắn về
tình yêu, hôn nhân và gia đình” [7; 97]. Qua đó bày tỏ thái độ
yêu quí các thành viên trong gia đình.
II. Trọng tâm: Khái niệm tình yêu.
III. Phương pháp: Thảo luận lớp, thảo luận nhóm kết hợp
với phương pháp thuyết trình, liên hệ…
IV. Phương tiện và đồ dùng dạy học:
- Máy chiếu để trình chiếu giáo án điện tử. (Nếu có giáo án),
bản trong.

- Giấy khổ to, bút dạ, kéo, băng dính.
- Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, ca dao, tục ngữ, truyện
đọc, tình huống pháp luật có liên quan đến nội dung bài học.
V. Các bước lên lớp:
- Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ. Bài mới
Vào bài


×