Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

THỰC NGHIỆM sư PHẠM PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG dạy học môn GIÁO dục CÔNG dân PHẦN CÔNG dân với đạo đức ở TRUNG tâm GIÁO dục THƯỜNG XUYÊN, HUYỆN AN BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.56 KB, 38 trang )

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN
NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN PHẦN
CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC Ở
TRUNG TÂM GIÁO DỤC
THƯỜNG XUYÊN, HUYỆN AN
BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG

1


- Kế hoạch thực nghiệm
- Giả thuyết thực nghiệm
Việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học
môn Giáo dục công dân ở các lớp thành công, sẽ gây được sự
chú ý của HS và khơi dậy ý thức tự học tập . Từ đó giúp HS
biết tiếp nhận kiến thức một cách có chọn lọc, sáng tạo, biết
biến kiến thức trong sách vở thành kiến thức của bản thân và
biết áp dụng những kiến thức đó vào trong hoạt động thực
tiễn của cuộc sống. Ngoài ra, thông qua TN sư phạm, còn
khẳng định tính đúng đắn về mặt lý luận của phương pháp dạy
học thảo luận nhóm khi áp dụng vào phần “Công dân với đạo
đức” nói riêng và môn Giáo dục công dân nói chung.
- Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm nhằm mục đích kiểm nghiệm sự đúng đắn
và tính hiệu quả của việc vận dụng phương pháp thảo luận
nhóm trong giảng dạy môn Giáo dục công dân ở Trung tâm
Giáo dục Thường xuyên An Biên nhằm phát huy tính tích cực
của HS trong quá trình giảng dạy. Kết quả thực nghiệm là cơ
sở để tác giả khẳng định và đề xuất một số biện pháp nhằm


2


nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân góp
phần nâng cao chất lượng dạy học.
- Phương pháp thực nghiệm
-Với lớp đối chứng đã sử dụng các phương pháp dạy học
truyền thống: thuyết trình, diễn giảng, trong quá trình lên lớp
GV truyền đạt một số nội dung trong giáo trình cho HS
- Với lớp thực nghiệm sử dụng chủ yếu là phương pháp
thảo luận, ngoài ra cũng kết hợp với một số phương pháp dạy
học khác.
- Thiết kế mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm đối với HS và
GV.
- Lấy ý kiến phản hồi từ HS sau khi thực nghiệm và
phân tích kết quả.
- Nội dung thực nghiệm
- Những nội dung khoa học cần thực nghiệm
Áp dụng theo nội dung của bài học trong phần “Công
dân với đạo đức”, chúng tôi đã chọn một số bài phù hợp với
việc vận dụng phương pháp dạy học thảo luận nhóm để tiến
3


hành TN. Chúng tôi chọn hai bài để TN trên hai lớp, bài 11
“Một số phạm trù cơ bản của đạo đức” (Tiết1) và bài 14
“Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Tiết
1).
Chúng tôi lựa chọn lớp 10 B, sĩ số 40 HS là lớp thực
nghiệm (lớp 10 A, sĩ số 41 HS làm lớp đối chứng).

- Thiết kế bài giảng thực nghiệm
Thiết kế bài thực nghiệm thứ nhất
Bài: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
Hiểu được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm
Hiểu rõ những yêu cầu và nhiệm vụ mà đạo đức xã hội
đặt ra cho con người. Từ đó có nhận thức đúng về đạo đức cá
nhân và có ý thức bồi dưỡng đạo đức mới.
2. Về kỹ năng

4


Đánh giá một cách khoa học các hiện tượng đạo đức
trong xã hội.
Đánh giá được các hành vi đạo đức diễn ra trong cuộc
sống hàng ngày.
3. Về thái độ
Biết tôn trọng và giữ gìn được giá trị và chuẩn mực đạo
đức mới tiến bộ.
Có ý thức tự giác thực hiện các hành vi của bản thân
thao các giá trị chuẩn mực ấy trong cuộc sống.
II. Phương pháp.
Phương pháp chủ đạo là phương pháp thảo luận nhóm
Bên cạnh đó trong quá trình dạy học còn sử dụng một số
phương pháp khác như thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề,
trực quan, sử dụng trò chơi…
III. Tài liệu và phương tiện dạy học
SGK, sách GV Giáo dục công dân 10

Câu hỏi tình huống có vấn đề
5


Phiếu học tập
Bảng phụ HS và GV
Một số câu ca dao tục ngữ
IV. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Theo em đạo đức có vai trò như thế nào đối với mỗi cá
nhân? Cho ví dụ minh họa?
3. Học bài mới
Đặt vấn đề vào bài
“Như đã tìm hiểu ở bài học trước, đạo đức có vai trò
quan trọng đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Nói đến đạo
đức là nói đến các phạm trù cơ bản như: “Nghĩa vụ, lương
tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc, thiện ác. Nếu cá nhân
nào thực hiện tốt các phạm trù đạo đức trên thì sẽ được xã hội
đánh giá là người có đạo đức. Vậy các phạm trù đạo đức đó
được biểu hiện như thế nào và cần phải làm gì để thực hiện tốt

6


các phạm trù đạo đức đó, chúng ta sẽ vào bài học hôm
nay”[2].

NỘI DUNG BÀI HỌC


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

1. Nghĩa vụ

GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu
đơn vị kiến thức thức nhất.
Hoạt động 1: Cho học sinh thảo
luận nhóm và phương pháp
thuyết trình tìm hiểu khái niệm
Nghĩa vụ.

a. Nghĩa vụ là gì?

* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu
Nghĩa vụ là trách nhiệm của được Nghĩa vụ là trách nhiệm
cá nhân đối với lợi ích chung của cá nhân đối với lợi ích chung
của cộng đồng của xã hội.
của cộng đồng của xã hội.
Nghĩa vụ là biểu hiện chỉ có
Cách tiến hành: Giáo viên chia
ở con người
lớp thành 3 nhóm (mỗi nhóm 10
học sinh)
Nhóm 1: Em hãy nêu một số
Để thực hiện tốt nghĩa vụ
hành vi, hành động, trường hợp
của mình đối với xã hội cá
mà em nghĩ đó là đạo đức?
nhân cần phải:
Nhóm 2: Qua những hành vi

- Đặt nhu cầu và lợi ích của
trên thì quan điểm cá nhân của
xã hội lên trên hết.
em về đạo đức là như thế nào?
- Phải biết hi sinh quyền lợi
Nhóm 3: Rút ra bài học cá nhân
của mình vì lợi ích chung.
về đạo đức và kể những hành vi
- Bên cạnh đó xã hội phải đạo đức mà mình đã làm được?
7


bảo đảm cho cá nhân thực
GV: Nhận xét và giảng giải
hiện tốt nghĩa vụ, và quyền thêm:
lợi của mình.
Trong thực tế để trở thành
người có đạo đức tốt và được mọi
người coi trọng thì cá nhân đó
b. Nghĩa vụ của thanh
không chỉ thực hiện tốt nghĩa vụ
niên Việt Nam hiện nay.
của mình mà còn phải biết quan
- Chăm lo rèn luyện đạo tâm giúp đỡ người khác hoàn
thành nghĩa vụ. Đồng thời phải
đức bản than.
đặt nhu cầu và lợi ích của cá
- Có ý thức quan tâm đến nhân phù hợp với nhu cầu và lợi
mọi người xung quanh.
ích của xã hội.

- Dám đấu tranh chống lại
cái ác, bảo vệ cái thiện, góp
phần xây dựng xã hội tốt đẹp.

GV: Nêu vấn đề chuyển ý
Trong thời kỳ chiến tranh,
nghĩa vụ cao cả nhất của người
thanh niên là lên đường nhập ngũ
để bảo vệ tổ quốc con trong thời
đại ngày nay nghĩa vụ của người
thanh niên là gì?
GV: Yêu cầu HS nêu một vài ví
dụ
GV: Kết luận vấn đề 1, chuyển
ý
Nghĩa vụ chính là trách nhiệm
mà mỗi cá nhân cần phải thực
hiện. Khi cá nhân thực hiện tốt
nghĩa vụ của mình sẽ được mọi
người tôn trọng và đánh giá cao,
đồng thời bản thân họ cũng sẽ
8


thấy lương tâm mình thanh thản.
Vậy lương tâm là gì? Chúng ta
cùng tìm hiểu đơn vị kiến thức
thứ 2.
Hoạt động 2: Nêu tình huống
có vấn đề để HS giải quyết và

kết hợp với phương pháp nêu
vấn đề để học sinh tự liên hệ
bản thân.
Sau khi phân tích các ví dụ GV
rút ra khái niệm lương tâm.
GV: Nêu câu hỏi
Trong tình huống trên, theo em
khi nào lương tâm của Linh
thanh thản và khi nào thì Linh sẽ
bị cắn rứt lương tâm?
GV: Đặt câu hỏi
Hai trạng thái của lương tâm có
tác động đến cá nhân như thế
nào?
Lương tâm ở trạng thái nào sẽ
tốt hơn.
2. Lương tâm
a. Lương tâm là gì
Khái niệm lương tâm
Lương tâm là năng lực tự
9


đánh giá và điều chỉnh hành
vi của bản thân trong mối
quan hệ với người khác và
với xã hội
GV: Nêu vấn đề
Trong cuộc sống chúng ta sẽ
thường xuyên gặp những vấn đề

mà cần phải sử sự theo lương
Lương tâm có hai trạng thái tâm. Tuy nhiên để trở thành
người có lương tâm phải tự rèn
- Lương tâm thanh thản
luyện đạo đức cá nhân. Vậy em
rèn luyện như thế nào để trở
- Lương tâm bị cắn rứt
thành người có lương tâm?
Lương tâm dù ở trạng thái
nào cũng có ý nghĩa tích cực
đối với mỗi cá nhân.
Nếu lương tâm thanh thản,
sẽ giúp con người tự tin vào
bản thân mình và giúp con
người phát huy tính tích cực.
Nếu lương tâm cắn rứt, sẽ
GV: Kết luận bài
giúp cá nhân điều chỉnh lại
hành vi của mình cho phù hợp Lương tâm là đặt trưng của đời
với chuẩn mực đạo đức xã sống đạo đức, là yếu tố nội tâm
hội.
làm nên giá trị đạo đức của con
Nếu một người chuyên làm người. nhờ có lương tâm mà
chuyện ác mà không biết ăn những cái tốt đẹp trong đời sống
năng hối hận là người vô được duy trì và phát triển. Do đó
trong cuộc sống không phải đòi
lương tâm.
hỏi mỗi cá nhân phải có lương
b. Làm thế nào để trở thành tâm mà phải giữ gìn lương tâm
người có lương tâm

trong sáng.
10


- Thường xuyên rèn luyện
tư tưởng đạo đức theo quan
điểm tiến bộ, cách mạng và tự
giác thực hiện các hành vi đạo
đức thành thói quen đạo đức
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
của bản than một cách tự
nguyện, phấn đấu trở thành
công dân tốt có ích cho xã hội
- Bồi dưỡng tình cảm trong
sáng, đẹp đẽ trong quan hệ
giữa người với người, cao
thượng bao dung và nhân ái
Đối với HS:
- Tự giác thực hiện nghĩa vụ
của HS
- Có ý thức đạo đức, tác
phong tốt.
- Biết quan tâm giúp đỡ
người khác
- Có lối sống lành mạnh
4. Củng cố
Em hãy điền các trạng thái của lương tâm vào các ví dụ
sau đây

11



Tại ngã ba đường có một cụ già chống gậy qua đường bị
ngã
1. Người A nhìn thấy rồi đi thẳng
2. Người B giúp đỡ tận tình
3. Người C chế nhạo người B
5. Dặn dò
2.2.3. Thiết kế bài thực nghiệm số hai
Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc
I.

Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
Giúp HS hiểu về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt
Nam
Thấy được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là HS đối
với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
2. Về hành vi

12


Biết phê phán những hành vi đi ngược lại với lợi ích của
quốc gia, dân tộc
3. Về thái độ
Giúp HS ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
“Yêu thương, quí trọng quê hương đất nước, tự hào về

những truyền thống dân tộc, có ý thức học tập, rèn luyện góp
phần và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước”
[2]
II. Phương pháp.
Phương pháp chủ đạo là phương pháp thảo luận nhóm
Bên cạnh đó trong quá trình dạy học còn sử dụng một số
phương pháp khác như thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề,
trực quan, thảo luận nhóm…
III. Tài liệu và phương tiện dạy học
SGK, sách GV Giáo dục công dân 10
Câu hỏi tình huống có vấn đề

13


Phiếu học tập
Bảng phụ HS và GV
Một số câu ca dao tục ngữ
IV. Hoạt động dạy và học
1.

Ổn định lớp

2.

Kiểm tra bài cũ
Em đã làm gì để thể hiện sự hòa nhập và hợp tác của mình
với các bạn trong lớp?

3.


Học bài mới
Đặt vấn đề vào bài
Mỗi người điều có quê hương, tổ quốc của mình. Ta gọi
hai tiếng tổ quốc thiên liêng, triều mến. Tổ quốc là nơi ta sinh
ra và lớn lên, trưởng thành. Vậy là công dân của nước Việt
Nam chúng ta phải làm gì để xây dựng đất nước ngày càng
giàu mạnh.

14


NỘI DUNG BÀI
HỌC
1.

Lòng yêu nước

HOẠT ĐỘNG CỦA
THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA
TRÒ

GV: Tổ chức cho HS
HS: Đọc đoạn thơ,
tìm hiều đơn vị kiến trao đổi với nhau để
thức 1
rút ra câu trả lời
Hoạt động: Sử dụng

phương pháp nêu vấn
đề kết hợp với thuyết
trình để giúp học sinh
nắm được lòng yêu
nước và truyền thống
yêu nước

Lòng yêu nước của
tác giả là một tình
cảm rất mãnh liệt,
yêu nước trở thành lý
tưởng, lẽ sống cao
đẹp, quyết hi sinh tất
cả để bảo vệ độc lập
cho tổ quốc.

Yêu nước là tình cảm
tự nhiên của mỗi người,
a. Lòng yêu nước là phẩm chất quan
làgì?
trọng của công dân
HS: Suy nghĩ độc
Lòng yêu nước là là
Để tìm hiểu về lòng
tình yêu quê hương yêu nước cho HS tìm lập trả lời câu hỏi
đất nước và tinh thần hiểu đoạn thơ trong
sẳn sàng đem hết khả SGK.
năng của mình để
Ôi Tổ quốc ta yêu
phục vụ lợi ích của tổ

như máu thịt
quốc.
Như mẹ cha ta, như
vợ như chồng
Ôi tổ quốc nếu cần ta
chết
Cho mỗi ngôi nhà,
ngọn núi, con sông…
15

HS: Suy nghĩ trả lời


Lòng yêu nước bắt
nguồn từ những tình
cảm bình dị và gần
gũi nhất của con
người đối với gia
đình, làng xóm, quê
hương …Những tình
cảm ban đầu ấy sẽ
phát triển tình yêu đất
nước

Nhóm 1:
Câu hỏi: Trong đoạn
thơ trên lòng yêu nước
được thể hiện như thế
nào? Thể hiện qua
những từ ngữ nào?

GV: Nêu vấn đề
Yêu nước đã có từ
ngàn xưa từ thời lập
nước và trong từng thời
kỳ lịch sử lòng yêu
nước luôn có điểm
chung đó là giữ nước
và dựng nước.

HS: Suy nghĩ trả lời

Nhóm 2:
Theo em vì sao yêu
b. Truyền thống nước là một truyền
yêu nước của dân thống của dân tộc ta?
tộc Việt Nam
Nhóm 3:
- Yêu nước là
truyền thống cao quí
Truyền thống đó
và thiêng liêng nhất được hình thành, bồi
của dân tộc Việt Nam, đắp như thế nào
là cội nguồn của các
GV: Nêu câu hỏi
giá trị truyền thống
khác
Cần phải làm gì để
- Yêu nước được phát huy lòng yêu nước
hình thành và hun đúc của nhân dân ta?
từ trong cuộc đấu


GV: Kết luận bài
16

HS: Suy nghĩ trả lời


tranh liên tục, gian
khổ, liên tục và kiên
cường chống giặc
ngoại xăm, trong lao
động, xây dựng đất
nước.
c. Biểu hiện của
lòng yêu nước
- Tình cảm gắn bó
với quê hương đất
nước
- Tình yêu với đồng
bào, giống nòi, dân
tộc

Lòng yêu nước của
dân tộc Việt Nam đã trở
thành truyền thống vô
cùng tốt đẹp được
truyền từ đời này sang
đời khác. Ngày nay thế
hiện các em được sống
trong hòa bình thì

truyền thống đó càng
phải được phát huy cao
độ. Để làm được điều
đó mỗi cá nhân phải
tích cực học tập, rèn
luyện để trở thành công
dân tốt cho xã hội.

- Lòng tự hào dân
tộc chính đáng
- Đoàn kết, kiên
cường bất khất chống
giặt ngoại xâm
- Cần cù, thông
minh, sáng tạo trong
lao động.
d. Bài học
- Phát huy truyền
thống yêu nước của
dân tộc
- Thể hiện lòng yêu
nước trong học tập,
17


lao động và trong
cuộc sống
- Biết tôn trọng
truyền thống, tôn
trọng các giá trị đạo

đức của dân tộc Việt
Nam.

4. Củng cố bài
Đặt câu hỏi
Theo em quan điểm nào sau đây là đúng? Vì sao?
a. Mỗi cá nhân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là
yêu nước

18


b. Những người xa quê hương đóng góp tiền của đề xây
dựng quê hương đất nước là yêu nước
c. Đối với HS chỉ cần học tốt là đủ, không cần thể hiện
lòng yêu nước.
5. Dặn dò
3.2.3. Thiết kế bài thực nghiệm lần 2
Đối với bài: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
(Tiết 1)
Bước 1: Khảo sát lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Thảo luận phần nội dung 1. Nghĩa vụ
GV: tiến hành áp dụng trình tự các bước tổ chức dạy học
theo phương pháp thảo luận nhóm. Chia lớp ra làm 04 nhóm,
giáo viên phân nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm, hướng dẫn các
nhóm hoạt động và nói rõ thời gian thảo luận, thời gian báo
cáo sau khi thảo luận.
GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi nhỏ.
Chia lớp làm 4 nhóm.


19


Nhóm 1: nối nội dung giữa cột A và cột B sao cho phù họp
và có nghĩa và giải thích.
Cột A

Cột B

Người kinh doanh hàng hóa

Chăm sóc dạy bảo con cái

Bác sĩ

Đóng thuế
Thực hiện tốt nội qui Nhà

Cha mẹ

trường

HS

Chữa bệnh
Nhóm 2: Tìm hiểu về khái niệm nghĩa vụ và cho các ví

dụ về nghĩa vụ (ngoài các dữ liệu trên)
Nhóm 3: phân tích các ví dụ sau:
1. Gà mẹ đẻ con, bới đất tìm mồi để nuôi con

2. Cha mẹ sinh con ra, nuôi dưỡng con nên người, lo cho
con ăn học
Nhóm 4: trao đổi và trả lời câu hỏi: con cháu có nghĩa
vụ gì đối với gia đình?

20


GV: Qua phân tích ví dụ trên chúng ta có thể rút ra được
khái niệm nghĩa vụ là gì.
Bước 2: Thảo luận
Sau khi hết thời gian thảo luận, GV yêu cầu các nhóm cử
đại diện của nhóm mình lên báo cáo kết quả làm việc của
nhóm.
Nhóm 1: đại diện nhóm 1 lên bảng làm
Cột A

Cột B

Người kinh doanh hàng hóa

Đóng thuế

Bác sĩ

Chữa bệnh

Cha mẹ

Chăm sóc dạy bảo con cái

Thực hiện tốt nội qui Nhà

HS

trường
Giải thích: Người kinh doanh hàng hóa có nghĩa vụ đóng

thuế, Bác sĩ có nghĩa vụ chử bệnh, HS có nghĩa vụ thực hiện
tốt nội qui Nhà trường, Cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, dạy
bảo con cái.
21


Nhóm 2:
“Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với lợi ích
chung của cộng đồng của xã hội. Nghĩa vụ là biểu hiện chỉ có
ở con người”[2,168].
Ví dụ:

công dân có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

Con cái phải có nghĩa vụ vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha
mẹ
Anh, chị phải có nghĩa vụ dạy bảo em
Nhóm 3: HS: Tìm hiểu trả lời
- Giống nhau là đầu có nghĩa vụ nuôi, tìm thức ăn để
nuôi sống con cái.
- Khác nhau
Gà mẹ nuôi con đó chỉ là hành động bản năng của con
vật, còn cha mẹ nuôi con là trách nhiệm của cha mẹ cần phải

thực hiện, trách nhiệm đó chính là nghĩa vụ phải có.
Nhóm 4: “con cái có trách nhiệm: yêu thương, hiếu
thảo, phụng dưỡng kính trọng, nghe lời ông bà, cha mẹ; quan
tâm, chăm sóc, giúp đỡ anh, chị, em trong gia đình”[2,87].
22


Thảo luận phần nội dung 2. Lương tâm:
Tình huống:Trên đường đi học về Linh đã nhặt một cái
ví trong đó có một triệu đồng. Cầm ví trên tay Linh nghĩ sẽ
dùng số tiền này để đóng học phí vì đã đến kỳ đóng tiền mà
mẹ vẫn chưa có cho Linh, nhưng Linh lại nghĩ đây là tiền của
người khác lấy làm của mình là rất xấu, phải đem trả lại cho
chủ của nó.
Câu hỏi: Khi nhặt được tiền tâm lý của Linh chuyển biến
như thế nào. Nếu em là Linh trong tình huống này em sẽ làm
như thế nào? Vì sao em làm như thế?
GV: Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận tình huống trên
HS: Thảo luận, từng nhóm cử đại diện lên trả lời câu hỏi.
GV: Kết luận chung
- Khi nhặt được ví tiền Linh có những suy nghĩ trái
ngược nhau, đó chính là năng lực tự đánh giá hành vi của bản
thân để biết được hành vi đó có phù hợp với đạo đức xã hội
hay không. Năng lực tự đánh giá đó được gọi là lương tâm
- Trong tình huống, nếu em sử dụng số tiền đó để đóng
học phí sẽ giúp em tiếp tục đến Trường nhưng sau đó em sẽ
23


luôn mặc cảm với chính mình vì cảm thấy mình có lỗi. Nếu

em trả lại ví cho người bị mất em sẽ nhận được lời khen ngợi
của mọi người, được mọi người đánh giá cao và bản thân em
cũng cảm thấy rất hạnh phúc.
Bài: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc
Bước 1: chuẩn bị
GV: tiến hành áp dụng trình tự các bước tổ chức dạy học
theo phương pháp thảo luận nhóm. Chia lớp ra làm 04 nhóm,
phân nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm, hướng dẫn các nhóm
hoạt động và quy định thời gian thảo luận, thời gian báo cáo
sau khi thảo luận.
Chia lớp làm 4 nhóm.
Nhóm 1: tìm hiểu câu hỏi và trả lời các câu hỏi:
- Yêu nước là gì?
- Em hãy cho biết lòng yêu nước được bắt nguồn từ đâu?
Nhóm 2: Tìm một số câu ca dao tục ngữ nói về tình yêu
quê hương?
24


Nhóm 3: Em hãy nêu một vài hành động thể hiện lòng
yêu nước của dân tộc ta trong chiến tranh và thời bình?
Nhóm 4: Bản thân HS cần phải làm gì để thể hiện lòng
yêu nước?
Bước 2: tiến hành thảo luận:
Sau khi hết thời gian quy định, các nhóm cử đại diện của
nhóm mình lên báo cáo thành quả làm việc của nhóm. Nhóm
còn lại tập trung theo dõi lắng nghe và nhận xét (nếu có).
Nhóm 1: Yêu nước là tình cảm tự nhiên của mỗi người,
là phẩm chất quan trọng của công dân. “Lòng yêu nước là tình

yêu quê hương đất nước và tinh thần sẳn sàng đem hết khả
năng của mình để phục vụ lợi ích của tổ quốc”[2,98].
Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị và
gần gũi nhất của con người đối với gia đình, làng xóm, quê
hương …Những tình cảm ban đầu ấy sẽ phát triển tình yêu đất
nước
Nhóm 2:
1. Anh đi anh nhớ quê nhà
25


×