Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu một số cơ sở khoa học để phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM TRƯỜNG GIANG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC
ĐỂ PHỤC VỤ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG
RỪNGTẠI HUYỆN QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

THÁI NGUYÊN – 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM TRƯỜNG GIANG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC
ĐỂ PHỤC VỤ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG
RỪNGTẠI HUYỆN QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG
Ngành: Lâm học
Mã số ngành: 8620201

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ HOÀNG CHUNG

THÁI NGUYÊN - 2018



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu
và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa từng được công bố ở các
nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018
Tác giả

Phạm Trường Giang


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi
đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy giáo, Cô giáo,
các tổ chức, cá nhân.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Đỗ Hoàng Chung đã
bồi dưỡng, khuyến khích và hướng dẫn tôi đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực hết
sức thú vị và có ý nghĩa qua luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, cô giáo trong phòng Quản lý
đào tạo sau đại học, khoa Lâm nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi nhiệt
tình và chỉ dẫn nhiều ý kiến chuyên môn quan trọng.
Qua bản luận văn này, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban quản lý,
cán bộ và nhân dân các xã Tân Nam, Tiên Nguyên, Bản Rịa và hạt kiểm lâm
huyện Quang Bình nơi triển khai đề tài, đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thu thập số liệu và điều tra hiện trường.
Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng nhưng trong quá trình thực hiện đề
tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý

kiến quý báu để bản luận văn được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin cam đoan các kết quả, số liệu được trình bày trong
luận văn là trung thực, khách quan.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018
Tác giả

Phạm Trường Giang


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .........................................................vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 3
4. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................ 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................... 5
1.1.

Cơ sở khoa học ........................................................................................ 5

1.1.1. Những nghiên cứu về ảnh hưởng và biến động khí CO2 trong khí
quyển đối với sự thay đổi khí hậu ........................................................... 5

1.1.2. Nghiên cứu về sự tích lũy Các bon trong các hệ sinh thái rừng .............. 7
1.1.3. Những nghiên cứu về phương pháp xác định Các bon trong sinh khối...... 9
1.1.4. Một số hoạt động có liên quan đến Cơ chế phát triển sạch - CDM ...... 10
1.2.

Những nghiên cứu về chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới .... 11

1.2.1. Giá trị môi trường và dịch vụ môi trường rừng..................................... 11
1.2.2. Chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới ....................................... 18
1.3.

Nghiên cứu về dịch vụ môi trường rừng và chi trả dịch vụ môi
trường rùng trong nước ........................................................................... 22

1.3.1. Chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam ................................................ 27
1.3.2. Phương pháp xác định mức chi trả ........................................................ 29


iv
1.3.3. Phương pháp chi trả ............................................................................... 32
1.4.

Kết luận chung ....................................................................................... 33

1.5.

Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ....................... 34

1.5.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên .......................................................... 34
1.5.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Quang Bình ....................................... 35

Chương 2.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 37
2.1.

Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 37

2.2.

Mục tiêu ................................................................................................. 37

2.3.

Phương pháp .......................................................................................... 38

2.3.1. Phương pháp kế thừa ............................................................................. 38
2.3.2. Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin ......................................... 39
2.3.3. Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn ........................................................ 39
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 43
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 46
3.1.

Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới hệ số K .................................. 46

3.1.1. Đặc điểm tầng cây cao ........................................................................... 46
3.1.2. Đặc điểm thực vật tầng thấp (thảm tươi cây bụi và cây tái sinh) .......... 48
3.1.3. Đặc điểm lớp thảm khô.......................................................................... 49
3.1.4. Độ xốp đất.............................................................................................. 50
3.1.5. Độ ẩm đất và liên hệ của nó với các chỉ tiêu cấu trúc ........................... 52
3.2.

Các hệ số K thành phần của từng lô rừng.............................................. 52


3.2.1. Hệ số K1 theo trạng thái rừng tại các xã có chi trả DVMTR (Tân
Nam, Bản Rịa, Tiên Nguyên), trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh
Hà Giang ................................................................................................ 52
3.2.2. Hệ số K2 theo loại rừng (chức năng chủ yếu được quy hoạch của rừng)
tại các xã có chi trả DVMTR (Tân Nam, Bản Rịa và Tiên Nguyên),
trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang ........................................ 56


v
3.2.3. Hệ số K3 theo nguồn gốc hình thành rừng tại các xã có chi trả
DVMTR (Tân Nam, Bản Rịa và Tiên Nguyên), trên địa bàn huyện
Quang Bình, tỉnh Hà Giang..................................................................... 58
3.3.

Hệ số K chung cho toàn huyện và bản đồ hệ số K cho các lô rừng
để làm căn cứ thực hiện chi trả Dịch vụ môi trường rừng .................... 60

3.4.

Đề xuất các giải pháp............................................................................. 63

3.5.

Đánh giá ................................................................................................. 64

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 65
1. Kết luận ........................................................................................................ 65
2. Tồn tại .......................................................................................................... 66
3. Kiến nghị...................................................................................................... 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 67
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CDM

: Cơ chế phát triển sạch

DVMTR : Dịch vụ môi trường rừng
GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

KNK

: Khí nhà kính

LHQ

: Công ước khung của Liên Hợp Quốc

TNMT

: Tài nguyên môi trường

UBND


: Ủy ban nhân dân


vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Tỉ lệ đóng góp gây hiệu ứng nhà kính của các loại khítrong
khí quyển ....................................................................................... 6

Bảng 3.1.

Biểu điều tra độ tàn che, độ che phủ và tỷ lệ che phủ của
thảm khô ...................................................................................... 41

Bảng 3.2.

Biểu điều tra cây gỗ ..................................................................... 42

Bảng 3.3.

Biểu điều tra cây bụi, thảm tươi .................................................. 42

Bảng 3.4.

Biểu điều tra thảm khô ................................................................ 43

Bảng 4.1.

Cấu trúc tầng cây cao các loại rừng nghiên cứu.......................... 47


Bảng 4.2.

Cấu trúc tầng cây cao các trạng thái rừng nghiên cứu ................ 47

Bảng 4.4.

Đặc điểm cấu trúc của thảm tươi, cây bụi tại địa điểm nghiên cứu ..... 48

Bảng 4.5.

Đặc điểm thảm khô ở các loại rừng............................................. 49

Bảng 4.6.

Đặc điểm thảm khô ở các trạng thái rừng ................................... 49

Bảng 4.7.

Độ che phủ mặt đất của loại rừng tại khu vực nghiên cứu.......... 50

Bảng 4.8.

Độ che phủ mặt đất của trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu ..... 50

Bảng 4.9.

Độ xốp đất của rừng trồng và rừng tự nhiên ............................... 51

Bảng 4.10. Độ xốp đất của các loại rừng theo độ sâu tầng đất...................... 51

Bảng 4.11. Độ xốp đất của các trạng thái rừng theo độ sâu tầng đất ............ 52
Bảng 4.12. Độ ẩm đất của các trạng thái rừng............................................... 52
Bảng 4.13. Tổng hợp hệ số K theo trạng thái rừng........................................ 53
Bảng 4.14. Tổng hợp diện tích rừng ở các khu vực nghiên cứu .................... 56
Bảng 4.15. Bảng tra hệ số K điều chỉnh mức chi trả DVMTR cho rừng
tựnhiên ......................................................................................... 61
Bảng 4.16. Bảng tra hệ số K điều chỉnh mức chi trả DVMTR cho rừng trồng .... 61


viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí các ô đo đếm .............................................................. 40
Hình 4.1. Phân theo loại rừng sản xuất, phòng hộ ........................................ 55
Hình 4.2. Phân theo chức năng chủ yếu được quy hoạch của rừng .............. 58
Hình 4.3.

Phân theo nguồn gốc hình thành rừng tại các xã có chi trả DVMTR ..... 60


1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên được thực hiện từ
những năm 70 của thế kỷ XX trong khối các nước phát triển như Bắc Mỹ,
Châu Âu và gần đây là các nước Mỹ latin và các nước Châu Á, Châu Phi và
Châu Đại Dương. Việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần
nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho các chủ rừng, khuyến khích người dân tham
gia bảo vệ rừng, cải thiện đời sống người dân nằm trong các vùng được chi
trả. Việc thực hiện chi trả được giám sát và đánh giá thông qua các bộ tiêu
chí, chỉ số và các căn cứ khoa học do các cơ quan chuyên môn, các công ty tư

vấn chuyên thực hiện đánh giá, cung cấp các số liệu mang tính cập nhật có có
độ chính xác cao, đảm bảo quyền lợi cho bên tham gia cung ứng dịch vụ môi
trường rừng được công bằng, chính xác, tạo động lực cho các thành phần
tham gia cung ứng dịch vụ moi trường rừng bảo vệ rừng và môi trường cảnh
quan được tốt hơn.
Năm 2004 nước ta với thiết lập cơ sở pháp lý nhằm thực hiện chương
trình quốc gia về chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua Luật Bảo Vệ và
phát triển rừng sửa đổi (năm 2004). Năm 2008 nước ta chính thức thực hiện
thí điểm tại các tỉnh Sơn La và Lâm Đồng và cho đến năm 2011 đã tiến hành
áp dụng trên toàn quốc. Việc xác định chi trả gồm các loại dịch vụ môi trường
phải chi trả, gồm:
-Phòng hộ đầu nguồn (gồm bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, bồi lắng lòng
hồ, lòng sông, suối, điều tiết và duy trì nguồn nước cho hoạt động sản xuất và
đời sống xã hội).
- Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ
sinh thái rừng phục vụ cho du lịch.


2
- Hấp thụ và lưu giữ Các bon của rừng, giảm phát thải gây hiệu ứng nhà
kính bằng các biện pháp ngăn chặn sự suy thoái và giảm diện tích rừng và
phát triển rừng bền vững.
-Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên và
nguồn nước từ rừng cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.
Việc thực hiện xác định các căn cứ để thực hiện chi trả dịch vụ môi
trưởng rừng hiện nay ngoài các tổ chức nước ngoài hỗ trợ đánh giá, xác định
còn có Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam có năng lực để đánh giá, xác
định. Còn lại chưa có tổ chức trong nước nào đánh giá, xác định được các căn
cứ, tiêu chí đánh giá để thực hiện chi trả cho từng khu vực có cung ứng trên
phạm vi toàn quốc.

Để đảm bảo tính khách quan và công bằng cho các bên cung ứng dịch
vụ môi trường rừng và có những căn cứ cụ thể để thực hiện chi trả đến từng
chủ rừng thì cần phải có những cơ quan, tổ chức đứng ra đánh giá chính xác
các căn cứ theo bộ tiêu chí cụ thể, áp dụng cho từng địa phương, từng trạng
thái rừng và loại rừng cụ thể.
Không nằm ngoài mục tiêu đó huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang là
huyện đang thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR),
với 02 loại hình dịch vụ có sử dụng cung ứng dịch vụ môi trường rừng là
Trung tâm nước sạch huyện Quang Bình và thuỷ điện:Sông Bạc, Sông Chừng
và thuỷ điện Thác Bà. Qua 06 năm thực hiện việc chi trả tiền dịch vụ môi
trường rừng cho các chủ rừng thì việc xác định hệ số K còn đang được áp
dụng chung cho cả tỉnh theo 3 loại rừng là: Đặc dụng có hệ số là 1.0, Phòng
hộ hệ số là 0.95 và sản xuất là 0.9 chính vì thế chưa đánh giá sát với thực tế
về hiện trạng rừng cho từng đối tượng rừng thông qua xác định hàm lượng
các bon có trong từng đối tượng rừng cụ thể, để áp dụng cho việc chi trả đảm
bảo công bằng và khuyến khích được người dân bảo vệ rừng có hiệu quả hơn.
Từ những điều kiện thực tiễn và nhu cầu khoa học trên đây nên tôi chọn đề tài


3
nghiên cứu của mình là: “Nghiên cứu một số cơ sở khoa học để phục vụ chi
trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang”.
2. Ý nghĩa của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Cung cấp thêm những kết quả nghiên cứu về xácđịnh hệ số K và lập
bản đồ hệ số K cho từng lô rừng tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Sau khi lập được bản đồ hệ số K có thể sử dụng thành quả đểáp dụng
cho chi trả DVMTR tại huyện Quang Bình một cách chính xác nhất, đảm bảo
công bằng cho các bên cung ứng DVMTR.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các
cấp, các ngành trong việc chi trả DVMTR cho các chủ rừng tạiđịa phương nói
riêng và cácđịa phương khác nói chung.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được cơ sở khoa học cho chi trả dịch vụ môi trường rừng của
từng lô rừng thông quađánh giá chỉ số Ktại các xã có chi trả dịch vụ môi
trường rừng để làm căn cứ chi trả dịch vụ môi trường rừng các xã gồm:Tân
Nam, Bản Rịa, Tiên Nguyên, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Bước đầu
xây dựng được bản đồ hệ số K cho 03 xã để làm căn cứ xác định chi trả
DVMTR sau này.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được một số đặc điểm cấu trúc của rừng tại các xã Tân Nam,
Bản Rịa và Tiên Nguyên, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
- Tính và lập được bản đồ hệ số K chung cho từng lô rừng để áp dụng
cho chi trả DVMTR, hệ số K chung được đánh giá theo các tiêu chí về trạng
thái, loại rừng và nguồn gốc hình thành rừng cho từng lô rừng.


4
4. Đóng góp mới của đề tài
- Đây là công trình nghiên cứu có hệ thống về hệ số K cho từng trạng
thái rừng cung ứng DVMTR trên địa bàn huyện.
- Lập được bản đồ hệ số K cho từng lô rừng để áp dụng vào chi trả
DVMTR trên địa bàn huyện được chính xác nhất, đảm bảo công bằng và
khích lệ được các chủ rừng trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các lô trạng thái rừng được chi trả
dịch vụ môi trường rừngtại các xã Tân Nam, Bản Rịa và Tiên Nguyên, huyện

Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu đánh giácác lô rừng có chi trả dịch vụ môi trường
rừng của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang bao gồm các nội dung sau:
- Xác định được hệ số K cho từng trạng thái rừng, nguồn gốc hình
thành rừng, loại rừng của lô rừng nghiên cứu từ các hệ số K đó tính được hệ
số K chung cho toàn bộ các lô rừng có cung ứng DVMTR trên toàn lưu vực.
Tuy nhiên trong đề tài tác giả chỉđánh giá và nghiên cứu về tiêu chí khả năng
giữ nước và chống xói mòn của các loại rừng vì hiện nay trên địa bàn huyện
chỉ có hình thức chi trả DVMTR của bên thủyđiện cho các lưu vực cung cấp
nguồn nước và chống xói mòn bồi lấp long hồ. Ngoài ra trong việcđánh giá hệ
số K cho mức độ khó khăn trong bảo vệ rừng tác giả chưa đánh giá được do
các khu rừng hiện nay đã được giao khoán cho các tổ bảo vệ rừng vàdo thời
gian nghiên cứu có hạn nên chưa thểđánh giá tiêu chí này.
- Lập được bản đồ hệ số K cho từng lô rừng đểáp dụng chi trả
DVMTRcho huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.


5
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Những nghiên cứu về ảnh hưởng và biến động khí CO2 trong khí
quyển đối với sự thay đổi khí hậu
Các lý thuyết về sự hâm nóng toàn cầu phát sinh từ cuối thế kỷ XIX do
những nhà khoa học Thụy Điển trong khi quan sát sự thay đổi nhiệt độ của
không khí bị ô nhiễm để rồi từ đó kết luận rằng trái đất nóng dần do con
người phóng thích các khí ô nhiễm vào không khí. Lý thuyết này là nguyên
nhân khởi đầu cho bao cuộc thảo luận sau đó giữa các nhà khoa học. Họ đã
tiên đoán là từ năm 1896, thán khí (CO2) thải vào không khí do việc đốt than

đá để tạo ra năng lượng là nguyên nhân chính gây ra “hiệu ứng nhà kính”.
Mãi đến năm 1949, sau khi khảo sát hiện tượng tăng nhiệt độ trong không
khí ở Âu Châu và Bắc Mỹ từ năm 1850 đến 1940 so với các nơi khác trên thế
giới, các nhà nghiên cứu Anh đã đi đến kết luận là sự phát triển ở các quốc gia
kỹ nghệ đã làm tăng lượng ô nhiễm thán khí trong không khí, do đó làm cho mặt
đất ở hai vùng này nóng mau hơn so với các vùng chưa phát triển.
Đến năm 1958, các cuộc nghiên cứu ở phòng thí nghiệm Mauna Loa
Observatory (Hawai) đặt ở độ cao 3.345m đã chứng minh được khí CO2 là
nguyên nhân chính yếu của sự gia tăng nhiệt độ.
Đến năm 1976, các chất khí methane (CH4), chlorofluoro Các bon
(CFC), nitrogen dioxide (NO2) cũng được xác nhận là nguyên nhân của hiệu
ứng nhà kính. Các cuộc nghiên cứu do hai khoa học gia Karl và Trenberth
trên tạp chí Sciences số tháng 12/2003 nói lên tính chất khẩn thiết của vấn đề
này. Theo ước tính của hai ông thì từ năm 1990 đến 2100, nhiệt độ trên mặt
địa cầu sẽ tăng từ 3,1 đến 8,9oF (1,6 đến 4,2oC); sự tăng nhiệt độ này sẽ làm
nóng chảy hai tảng băng ở Greenland và Antartica và có thể làm ngập lụt các
bờ biển (và người ta cũng ước tính được rằng CO2 trong không khí đã tăng


6
30% từ năm 1750 đến nay). Điều này sẽ làm thu hẹp diện tích đất sống của
con người trên quả địa cầu, để rồi từ đó sinh ra nhiều hệ lụy như sau:
- Trái đất sẽ chịu đựng những luồng khí nóng bất thường;
- Hạn hán sẽ thường xuyên hơn và xảy ra ở nhiều nơi;
- Mưa to, bão tố xảy ra bất thường cũng như không thể tiên liệu trước
như hiện nay;
- Các hệ thực vật, sinh vật trên trái đất sẽ bị thay đổi;
- Sau cùng mực nước biển sẽ dâng cao ở nhiều nơi, ước tính khoảng
0,75 -1,5m vào năm 2100.
Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp thứ tự

theo tỉ lệ được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.1. Tỉ lệ đóng góp gây hiệu ứng nhà kính của các loại khí
trong khí quyển
Các loại chất khí

Tỷ lệ (%) gây hiệu ứng

NO2

5

O3

8

CH4

12-20

CFC

15-25

CO2

50-60
(Nguồn: Md. Mahmudur Rahman, 2004)

Tóm lại, “Hiệu ứng nhà kính” có thể được giải thích một cách khoa học
và hình tượng hơn như sau: Các khí kể trên (cũng được gọi là “khí nhà kính” KNK) di chuyển trong bầu khí quyển, “nhốt” (trap) khí nóng, các bức xạ nhiệt

thải hồi từ mặt địa cầu tại nơi đây, do đó khí nóng này không thể thoát ra
ngoài không gian được. Ngược lại, các khí trên cũng đã “hành xử” như một
nhà kính để lọc các tia sáng mặt trời trước khi vào trái đất.


7
1.1.2. Nghiên cứu về sự tích lũy Các bon trong các hệ sinh thái rừng
Theo số liệu của Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO): tổng diện tích
rừng trên thế giới năm 2015 khoảng 4 tỉ ha, chiếm gần 30% diện tích đất toàn
cầu. Hàng năm trên toàn thế giới bị mất đi khoảng 13 triệu ha rừng (trong đó
có khoảng 0,4% là rừng nguyên sinh) và con số này vẫn chưa có dấu hiệu
giảm, đặc biệt là trong những năm gần đây những vụ cháy rừng có qui mô lớn
đã xảy ra ngày càng nhiều hơn trước (như ở Indonesia, Mỹ, Nga vừa
qua…)[14]. Từ đó tổ chức này đã cảnh báo: nạn phá rừng lấy đất sản xuất,
làm nhà ở, nhất là nạn khai thác rừng lấy gỗ một cách bừa bãi và hiểm họa
cháy rừng hiện làm cho trái đất ngày càng bị sa mạc hóa, nhiều động thực vật
quý hiếm đã và đang bị diệt chủng. Các chuyên gia khí tượng trên thế giới
cũng cho biết, nhiệt độ trung bình trên thế giới từ đầu năm 2007 đã cao hơn
mức nhiệt độ trung bình của thế kỷ XX là khoảng 0,72 0C, gây ra hạn hán kéo
dài, mưa lớn, bão tuyết, lũ lụt và sụt lở đất,… diễn ra trong những năm trở lại
đây thường xuyên hơn. Phá rừng cũng là một trong những nguyên nhân chính
làm cho lượng CO2 tăng lên - Đây là một trong những nguyên nhân làm biến
đổi khí hậu trái đất.
Ngày nay, theo quan sát của các nhà khoa học đã cho thấy trong hệ sinh
thái rừng có 6 loại bể chứa Các bon là: sinh khối trên mặt đất bao gồm: cây
trồng và các thảm thực vật khác; sinh khối dưới mặt đất: thảm mục, thảm
tươi, gỗ chết, Các bon hữu cơ trong đất, trong rễ cây. Trong khi đó các thảm
thực vật đã thu giữ một trữ lượng CO2 lớn hơn một nửa khối lượng chất khí
đó sinh ra từ sự đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch trên thế giới. Và từ nguyên
liệu Các bon này hằng năm thảm thực vật trên trái đất đã tạo ra được 150 tỷ

tấn vật chất khô thực vật. Khám phá này càng khẳng định thêm vai trò hệ sinh
thái rừng trong việc làm giảm lượng CO2 trong khí quyển.
Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Úc về “Các bon xanh”
và vai trò của nó đối với biến đổi khí hậu, rừng nguyên sinh có khả năng lưu


8
giữ CO2 nhiều hơn gấp 3 lần so với ước tính trước kia và nhiều hơn 60% so
với rừng trồng. Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Quốc gia Úc cho biết,
cho đến nay vai trò của các khu rừng nguyên sinh và sinh khối Các bon xanh
của các khu rừng này chưa được đánh giá đúng mức trong cuộc chiến chống
lại sự nóng lên của trái đất. Các nhà khoa học cho rằng Uỷ ban Liên Chính
phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) và Nghị định thư Kyoto đã không nhận ra sự
khác biệt về khả năng hấp thụ Các bon giữa rừng trồng và rừng nguyên sinh.
Rừng nguyên sinh có thể hấp thụ lượng Các bon nhiều gấp 3 lần so với ước
tính hiện thời. Hiện nay, khả năng hấp thụ Các bon của rừng được tính toán
dựa theo rừng trồng. Chính sự khác biệt trong việc định nghĩa một khu rừng
cũng dẫn đến việc đánh giá không đúng mức sinh khối Các bon trong các khu
rừng lâu năm… Những khu rừng chưa bị khai thác ở Úc có thể hấp thụ
khoảng 640 tấn Các bon trên 1 ha, thế nhưng theo ước tính của IPCC thì con
số này chỉ khoảng 217 tấn Các bon trên 1 ha. Còn theo tính toán của các nhà
khoa học, nếu những khu rừng bạch đàn ở phía Đông Nam Australia không bị
xâm phạm thì với diện tích 14,5 triệu ha rừng, sẽ có 9,3 tỉ tấn Các bon được
lưu trữ trong đó. Nhưng theo cách tính toán của IPCC thì lượng Các bon trong
những khu rừng bạch đàn này chỉ đạt khoảng 1/3 con số các nhà khoa học đã
đưa ra và chỉ bằng 27% sinh khối Các bon của các khu rừng này[19]. Rừng tự
nhiên không chỉ hấp thụ nhiều Các bon hơn rừng trồng mà chúng còn lưu giữ
được Các bon lâu hơn bởi vì rừng tự nhiên được bảo vệ trong khi rừng trồng
bị khai thác một cách luân phiên.
Brendan Mackey, thành viên của nhóm tác giả nhận xét việc bảo vệ

rừng tự nhiên sẽ là “Một mũi tên trúng hai đích”, vừa giữ được một bể hấp
thụ Các bon lớn, vừa ngăn chặn việc giải phóng Các bon trong rừng ra ngoài.
Ước tính lượng Các bon lưu giữ trong sinh khối và đất khoảng gấp 3
lần lượng Các bon có trong khí quyển. Và khoảng 35% khí nhà kính trong khí
quyển là hậu quả của nạn phá rừng trong quá khứ và 18% lượng phát thải khí


9
này hàng năm là do nạn phá rừng liên tục. Do đó, “Duy trì lượng Các bon lưu
giữ trong các khu rừng tự nhiên đồng nghĩa với việc ngăn chặn lượng Các bon
gia tăng do đốt nhiên liệu hoá thạch”.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, những khu rừng bị chặt phá giảm
hơn 40% lượng Các bon hấp thụ so với những khu rừng không bị chặt phá.
Phần lớn lượng Các bon sinh khối trong các khu rừng tự nhiên được giữ trong
sinh khối gỗ của những cây cổ thụ lớn. Việc phá rừng vì lợi ích thương mại
làm thay đổi cơ cấu niên đại của rừng, mức tuổi trung bình của cây cối trong
rừng bị giảm đi rất nhiều và khả năng hấp thụ Các bon cũng giảm. Vì thế,
sinh khối Các bon trong các khu rừng chuyên dụng để lấy gỗ cũng như trong
các khu đồn điền độc canh sẽ luôn luôn thấp hơn đáng kể so với sinh khối Các
bon ở các khu rừng tự nhiên không bị xâm phạm.
Theo Schimel và cộng sự (2001), trong chu trình Các bon toàn cầu,
lượng Các bon lưu trữ trong thực vật thân gỗ và trong lòng đất khoảng 2,5Tt;
trong khi đó khí quyển chỉ chứa 0,8Tt và hầu hết lượng Các bon trên trái đất
được tích lũy trong sinh khối cây rừng.
1.1.3.Những nghiên cứu về phương pháp xác định Các bon trong sinh khối
Khi nghiên cứu lượng Các bon lưu trữ trong rừng trồng nguyên liệu
giấy, Romain Piard (2005) đã tính lượng Các bon lưu trữ trên tổng sinh khối
tươi trên mặt đất, thông qua lượng sinh khối khô (không còn độ ẩm) bằng
cách lấy tổng sinh khối tươi nhân với hệ số sau đó nhân sinh khối khô với hệ
số để xác định lượng Các bon lưu trữ trong cây.

Những năm gần đây, tại một số công trình nghiên cứu tương tự người
ta đã xác định rằng: Các bon được ước lượng là một hằng số tương đối, tỉ lệ
với sinh khối trong từng đối tượng như sau:
- Sinh khối sống, đứng và sinh khối gỗ nằm, chết: Sinh khối * H = C.
- Xác bã, thảm mục: Sinh khối * H = C. (H: hệ số tính được)
- Trong đất: Cần lấy mẫu phân tích trong phòng thí nghiệm.


10
Ngoài ra Các bon được xác định thông qua việc tính toán sự thu nhận
và điều hòa CO2 và O2 trong khí quyển của thực vật bằng cách phân tích hàm
lượng hóa học của Các bon, hydro, oxy, nitơ và tro trong 01 tấn chất khô.
1.1.4. Một số hoạt động có liên quan đến Cơ chế phát triển sạch - CDM
Cơ chế phát triển sạch (CDM) là một phương thức hợp tác quốc tế mới
trong lĩnh vực môi trường giữa các quốc gia đang phát triển và các quốc gia
đã công nghiệp hoá. Đây là hình thức hợp tác được xây dựng theo Nghị định
thư Kyoto nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện phát triển bền vững
thông qua sự đầu tư vào lĩnh vực môi trường của chính phủ các nước công
nghiệp hoá và các công ty, doanh nghiệp của các nước này. Trong rất nhiều
hội nghị, diễn đàn thế giới và khu vực diễn ra mới đây đều cho thấy: Biến đổi
khí hậu mà biểu hiện chủ yếu là hiện tượng nóng lên toàn cầu và nước biển
dâng đang là mối quan tâm chung của toàn cầu, nó đã và đang ảnh hưởng tới
toàn bộ đời sống vật chất và môi trường sống của chúng ta. Mặc dù các nước
tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu,
nghị định thư Kyoto cũng rất nỗ lực trong việc giảm thiểu phát thải khí nhà
kính ra khí quyển nhằm đạt được mục tiêu chung trong việc bảo vệ hệ thống
khí hậu trái đất. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn gặp nhiều khó khăn và là
thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. Tuy nhiên cộng đồng
quốc tế vẫn đang hợp tác, tìm “tiếng nói” chung cùng nhau giải quyết vấn đề
này, trên cơ sở pháp lý là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí

hậu và Nghị định thư Kyoto.
Trong 3 cơ chế của Nghị định thư Kyoto, Cơ chế phát triển sạch (CDM)
có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với các nước đang phát triển. Cơ chế này
giúp các nước đang phát triển, triển khai các công nghệ thân thiện môi trường
bằng các nguồn vốn đầu tư của chính phủ, doanh nghiệp các nước phát triển.
CDM cho phép các quốc gia với những mục tiêu giảm phát thải bắt buộc
được phát triển dự án tại các quốc gia đang phát triển. Đồng thời, cơ chế phát


11
triển sạch CDM cũng nhằm mục tiêu hướng tới phát triển bền vững bằng các
cam kết cụ thể về hạn chế và giảm lượng khí nhà kính phát thải định lượng
của các nước trên phạm vi toàn cầu.
Thời gian qua, các dự án CDM đã đem lại lợi ích rõ rệt về môi trường
và kinh tế cho cả hai phía - phía các nước công nghiệp hoá (tức là các nhà đầu
tư dự án CDM) và phía các nước đang phát triển (hay còn gọi là các nước tiếp
nhận dự án CDM). Về mặt kinh tế, nguồn tài trợ từ các dự án CDM sẽ giúp
các nước đang phát triển đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường và
phát triển bền vững, chẳng hạn như giảm ô nhiễm không khí và nước, cải
thiện sử dụng đất, nâng cao phúc lợi xã hội, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm
hay giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hoá thạch… Ở mức độ toàn
cầu, thông qua các dự án giảm phát thải, CDM có thể khuyến khích đầu tư
quốc tế, thúc đẩy cung cấp nguồn lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế ở
nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới.
1.2. Những nghiên cứu về chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới
1.2.1. Giá trị môi trường và dịch vụ môi trường rừng
1.2.1.1. Giá trị phòng hộ đầu nguồn
Nhiều nghiên cứu đã khẳng vai trò to lớn của rừng trong việc phòng
hộ đầu nguồn. Các chức năng này bao gồm: giữ đất - và do đó kiểm soát xói
mòn và quá trình lắng đọng bùn cát; điều tiết dòng chảy hạn chế lũ lụt, cung

cấp nguồn nước, kiểm soát chất lượng nước,...Việc mất đi lớp rừng che phủ
có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu diễn ra việc khai thác gỗ bừa bãi
hoặc sử dụng đất không hợp lý (Hamilton và King, 1983). Chúng ta phải trả
giá đắt cho việc suy giảm các vùng đầu nguồn do phá rừng và sử dụng đất
không hợp lý.
Ngày nay, một phần năm dân số thế giới bị thiếu nước sạch để uống và
một nửa dân số thế giới thiếu nước cho các nhu cầu vệ sinh (RUPES, 2004).
Việc tàn phá rừng đầu nguồn đã góp phần làm tăng các thảm họa tự nhiên gây


12
ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất. Chẳng hạn như lũ lụt hàng năm làm
hàng ngàn người bị thiệt mạng, hàng vạn gia đình mất nhà cửa. Thiệt hại về
tài sản trị giá hàng tỷ đôla. Sự bồi lắng tại các hồ chứa thủy điện làm giảm
tuổi thọ của hồ chứa và tăng thêm chi phí trong việc sản xuất điện năng. Ô
nhiễm nguồn nước đe dọa cuộc sống của các loài cá, động và thực vật trong
hệ sinh thái nước vốn rất nhạy cảm, đồng thời đe dọa cả chất lượng nước mà
con người sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày.
Như vậy có thể thấy hai chức năng quan trọng của rừng trong việc duy
trì khả năng phòng hộ của các vùng đầu nguồn là:
- Thứ nhất rừng hạn chế xói mòn đất và bồi lắng. Xói mòn đất là một
vấn đề nghiêm trọng đối với sản xuất nông, lâm nghiệp ở nhiều vùng nhiệt
đới và á nhiệt đới và là một trong những nguyên nhân chính gây thoái hoá đất
và sa mạc hóa. Rừng bị tàn phá dẫn đến bề mặt đất đai chịu ảnh hưởng trực
tiếp của nước mưa, dòng chảy bề mặt và là nguyên nhân cơ bản làm cho xói
mòn đất tăng nhanh.
- Thứ hai rừng điều tiết dòng chảy hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn nước.
Rừng và nguồn nước không thể tách rời nhau.Rừng và nước xuất hiện đồng
thời, và thường xuyên có tác động qua lại.Các loài cây đều sử dụng nước cho
đến khi nó bị chặt hạ.Sự xuất hiện của thực vật là chỉ thị cho sự sẵn có của

nguồn nước.
Vì vậy, trong vùng nhiệt đới lớp thảm thực vật sẽ phát triển tốt tươi ở
những nơi có nguồn nước dồi dào. Nguồn nước dư dật sau khi được thực vật
sử dụng sẽ thấm xuống đất rừng, tham gia vào mực nước ngầm và bổ sung
vào dòng chảy sông suối trừ một lượng nước nhỏ bốc hơi vật lý và thoát khỏi
đất rừng hoặc đóng thành băng. Nguồn nước nhả ra từ rừng và đất rừng
thường mang lại lợi ích to lớn đối với đời sống và sinh hoạt của con người.
Lượng giá giá trị của rừng trong phòng hộ đầu nguồn cũng đã được nghiên
cứu.Giá trị của rừng trong hạn chế xói mòn là rất đáng kể.Xói mòn đất ở nơi


13
phát rừng làm rẫy cao gấp 10 lần ở những khu vực có 3 rừng tự nhiên. Song
song với quá trình xói mòn là sự tích tụ chất lắng đọng tại các vùng lòng chảo
gây ra thiệt hại cho các công trình thuỷ lợi, ước tính khoảng 4USD/ha/năm
(Cruz et al, 1988) và các hồ nhân tạo ước tính lên tới 6 tỷ USD/năm
(Mahmood, 1987). Trong khi đó, nếu được rừng bảo vệ, lợi ích về chống xói
mòn, rửa trôi, kiểm soát dòng chảy có thể lên tới 80 USD/ha/năm (Cruz et al,
1988).Các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng giá trị của rừng trong phòng hộ
đầu nguồn là rất lớn. Hàng năm giá trị của rừng trong bảo vệ cố định đất là
11,5 tỷ NDT (khoảng 1,4 tỷ USD); bảo vệ độ phì đất là 226,6 tỷ NDT
(khoảng 28 tỷ USD); phòng chống lũ lụt là 78,5 tỷ NDT (khoảng 9,8 tỷ USD)
và tăng nguồn nước là 93,6 tỷ NDT (khoảng 11,6 tỷ USD)[16],[17]. Rõ ràng
là rừng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn mà nhờ đó
hạn chế được xói mòn đất và lũ lụt, quá trình bồi lắng và đồng thời đảm bảo
nguồn nước sạch dồi dào phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu sản xuất nông
nghiệp và làm thuỷ điện.
1.2.1.2. Giá trị bảo tồn Đa dạng sinh học
Rừng được coi là sinh cảnh cực kỳ quan trọng xét về mặt đa dạng sinh
học mà chúng sở hữu.Lấy số lượng loài làm ví dụ minh chứng cho tính đa

dạng sinh học. Tổng số sinh vật được mô tả và phát hiện lên đến khoảng 1,75
triệu loài và người ta phỏng đoán rằng con số này chỉ chiếm 13% số lượng
thực tế. Có nghĩa là số loài thực tế có thể là 13,6 triệu (Hawksworth và KalinArroyo, 1995; Stork, 1999). Bao nhiêu trong tổng số này trú ngụ ở các cánh
rừng trên thế giới vẫn là điều chưa được biết đến.Wilson (1992) cho rằng có
lẽ một nửa trong số các loài được biết đến sống ở rừng nhiệt đới và còn rất
nhiều loài sẽ tiếp tục được khám phá ở các khu rừng nhiệt đới.Mất rừng, đặc
biệt là rừng nhiệt đới - môi trường sống quan trọng của đa dạng sinh học,
đồng nghĩa với việc mất đi tính đa dạng sinh học của nhân loại.


14
Theo thống kê của Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO), ước tính
khoảng 24% các loài động vật có vú trên trái đất và khoảng 12% các loài
chim đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Nguyên nhân chính dẫn đến sự
tuyệt chủng của các loài vật kể trên là chúng bị mất đi môi trường sống quen
thuộc, mà chủ yếu là các hệ sinh thái rừng.
Theo Viện Tài nguyên thế giới việc chặt phá rừng nhiệt đới ước tính sẽ
làm mất đi 5 - 15% các loài sinh vật trên trái đất trong khoảng thời gian từ
năm 1990 đến năm 2020.Đánh giá giá trị bảo tồn đa dạng sinh học đã được
một số quốc gia quan tâm thực hiện.Các nghiên cứu đều khẳng định giá trị to
lớn của đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy giá trị
đa dạng sinh học của rừng Trung Quốc là 7.030,8 tỷ NDT (khoảng 878 tỷ
USD). Trong đó giá trị đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới là cao nhất,
khoảng 59.346 NDT/ha (tương đương 7.418 USD/ha) và thấp nhất là rừng ở
khu cao nguyên Thanh Tạng, bình quân là 4.395NDT/ha (khoảng 549,4
USD). Giá trị đa dạng sinh học của rừng Trung Quốc bình quân cho mỗi hécta
mỗi năm là 58.474 NDT (khoảng 7.039 USD) [17].Việt Nam là một trong các
quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới, được công nhận là một
quốc gia ưu tiên cao cho bảo tồn toàn cầu. Các hệ sinh thái của Việt Nam giàu

có và đa dạng với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối,...cùng tạo nên môi
trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú trên toàn cầu. Nhiều
loài động, thực vật độc đáo của Việt Nam không có ở nơi nào khác trên thế
giới, đã khiến cho Việt Nam trở thành nơi tốt nhất - trong một số trường hợp
là nơi duy nhất - để bảo tồn các loài đó. Mặc dù chưa có con số chính thức
đánh giá giá trị đa dạng sinh học của Việt Nam, nhưng không thể phủ nhận
giá trị to lớn và tầm quan trọng của bảo tồn đa dạng sinh học. Do vậy, đầu tư
cho bảo tồn đa dạng sinh học từ Chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế có xu
hướng tăng nhanh trong những năm gần đây.


15
Trong giai đoạn 1996 - 2004, tổng đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học
đạt 256 triệu USD, trong đó từ ngân sách chính phủ là 81,6 triệu USD (chiếm
32%) và từ các nhà tài trợ quốc tế là 177 triệu USD (chiếm 68%). Riêng trong
năm 2005, tổng đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học có thể đạt 51,8 triệu
USD (Bộ tài nguyên và môi trường 2005).
1.2.1.3. Giá trị cố định, hấp thụ các bon và điều hòa khí hậu
Đa số các nhà khoa học môi trường cho rằng việc gia tăng các khí nhà
kính gây ra hiện tượng nóng lên 4 toàn cầu, có thể sẽ làm nhiệt độ trái đất
tăng thêm nhanh chóng từ 1 đến 5 độ C. Hiện tượng này có thể dẫn đến việc
tan băng, từ đó sẽ gây ra những thay đổi đối với các hệ sinh thái ở dãy
Himalaya, dãy Andes, và các vùng đất thấp hơn chịu ảnh hưởng của các dãy
núi này. Băng tan ở hai đầu cực của trái đất sẽ làm dâng mực nước biển và
làm ngập các vùng đất thấp ven biển như phía Nam của Bangladesh, đồng
bằng sông Mê kông ở Việt Nam và một phần lớn diện tích các bang Florida
và Louisiana của Mỹ. Nhiều hòn đảo trên biển Thái Bình Dương sẽ biến mất
trên bản đồ thế giới. Những tác động khác của hiện tượng thay đổi khí hậu
toàn cầu là khí hậu ngày càng trở nên khắc nghiệt, xói mòn bờ biển, gia tăng
quá trình mặn hóa và mất đi những rạm san hô.Việc đốt cháy các nguồn năng

lượng hóa thạch như xăng, dầu điêzel và than đá trong công nghiệp và giao
thông đã tạo ra khoảng 65% khí nhà kính.
Trên toàn cầu, ngành nông nghiệp, tính cả việc đốt nương trong canh
tác du canh, cũng tạo ra khoảng 20% khí nhà kính. Tổng số khí cácbon thải ra
của thế giới là khoảng 1,1 tấn/người-năm. Con số này là cao, nhưng lượng khí
thải ra từ các nước phát triển là 3,1 tấn/ha, và ở riêng Mỹ là 5,6 tấn/ha. Nhằm
hạn chế phát thải và sự biến đổi khí hậu toàn cầu, Nghị định thư Kyoto được
180 quốc gia ký kết năm 1997, đạt được cam kết của 38 nước công nghiệp
phát triển trong việc cắt giảm phát thải khí nhà kính vào năm 2012 xuống
mức 5,2%, thấp hơn so với mức phát thải năm 1990. Thực vật sống mà chủ


×