Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Thực hiện quy trình trồng và chăm sóc bảo vệ rừng sau trồng tại đội sản xuất Cây Thị thuộc Công Ty Lâm Nghiệp Đồng Hỷ huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------

NGÔ VĂN NAM

THỰC HIỆN QUY TRÌNH TRỒNG VÀ
CHĂM SÓC BẢO VỆ RỪNG SAU TRỒNG TẠI ĐỘI SẢN XUẤT CÂY THỊ
THUỘC CÔNG TY LÂM NGHIỆP ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản Lý Tài Nguyên Rừng

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------

NGÔ VĂN NAM

THỰC HIỆN QUY TRÌNH TRỒNG VÀ
CHĂM SÓC BẢO VỆ RỪNG SAU TRỒNG TẠI ĐỘI SẢN XUẤT CÂY THỊ
THUỘC CÔNG TY LÂM NGHIỆP ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản Lý Tài Nguyên Rừng

Lớp

: K46 – QLTNR - N01

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học


: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn : TS. Đàm Văn Vinh

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là quá trình điều tra
trên thực địa hoàn toàn trung thực, khách quan, chưa công bố trên tài liệu nào.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
Thái Nguyên, tháng năm 2018
XÁC NHẬN CỦA GVHD

Người viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước

TS. Đàm Văn Vinh

Ngô Văn Nam

Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót

sau khi hội đồng chấm yêu cầu.
(Ký, ghi rõ họ tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học,
ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của
toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp cùng các thầy cô trong
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong quá trình
học tập tại trường qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ
quý báu này.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng
dẫn TS. Đàm Văn Vinh người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bác, các cô, các chú các
anh các chị đang công tác tại Công ty Lâm Nghiệp Thái Nguyên đã tận tình
giúp đỡ tôi trong việc hướng dẫn, cung cấp các thông tin, tài liệu và tạo điều
kiện cho tôi thực hiện đề tài của mình trong thời gian qua.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã quan tâm động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Vì điều kiện thời gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên bản
đề tài nghiên cứu này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo, các bạn sinh viên
để hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018



iii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Hiện trạng dân số và lao động xã năm 2010 .................................. 21
Bảng 4.1. Khảo sát các yếu tố tự nhiên ........................................................... 31
Bảng 4.2: Các kỹ thuật trồng rừng và các nội dung chăm sóc bảo vệ rừng .. 32
Bảng 4.3: Dự tính chi phí trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng năm thứ nhất ...... 34
Bảng 4.4. Tổng diện tích thiết kế trồng rừng tại đội sản xuất Cây Thị .......... 35
Bảng 4.5: Điều tra về tiêu chuẩn cây con xuất vườn: ..................................... 37
Bảng 4.6: Điều tra về sinh trưởng và phẩm chất của cây keo lai sau khi trồng .....40
Bảng 4.7: Điều tra về sinh trưởng và phẩm chất của cây keo lai sau khi trồng .....41
Bảng 4.8: Điều tra về sinh trưởng và phẩm chất của cây keo lai sau khi trồng .....42
Bảng 4.9: Kết quả đánh giá tỷ lệ sống sau trồng rừng (3 tháng) theo dự án xã
Cây Thị năm 2017......................................................................... 43


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Xử lý thực bì: .................................................................................. 35
Hình 4.2: Cuốc hố ........................................................................................... 36
Hình 4.3: Đo chiều cao đường kính cây con xuất vườn. ................................ 38
Hình 4.3: Tiến hành trồng ............................................................................... 38
Hình 4.4: Tiến hành chăm sóc: ....................................................................... 39


v


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ............................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN I. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài ..................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu ................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu .................................................................................................. 3
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới............................................................. 4
2.1.2 Những nghiên cứu về cây Keo lai (Acacia mangium xAcacia
auriculiformis) ................................................................................................... 4
2.1.3 Những kết quả nghiên cứu về điều kiện lập địa....................................... 5
2.1.4.Những nghiên cứu về lâm sinh ................................................................ 6
2.1.5. Nghiên cứu về chính sách và thị trường ................................................. 7
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................... 9
2.2.1 Đặc điểm cây Keo lai ............................................................................. 10
2.2.2. Nghiên cứu cải thiện giống ................................................................... 11
2.2.3. Những nghiên cứu về trồng rừng nguyên liệu công nghiệp ................. 13
2.2.4. Nghiên cứu về điều kiện lập địa............................................................ 15
2.2.5. Về chính sách vào thị trường ................................................................ 17
2.3. Tổng quan về cơ sở thực tập .................................................................... 19
2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 19
2.1.2. Địa hình ................................................................................................. 20


vi


2.1.3. Khí hậu - thủy văn ................................................................................. 20
2.1.4. Thổ nhưỡng ........................................................................................... 20
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.....26
3.1. Đối tượng, thời gian và phạm vi thực hiện .............................................. 26
3.2. Nội dung ................................................................................................... 26
3.3. Phương pháp và các bước thực hiện ........................................................ 26
3.3.1. Kế thừa có chọn lọc............................................................................... 26
3.3.2. Thực hiện quy trình sản xuất................................................................. 27
3. Trồng rừng................................................................................................... 27
PHẦN 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN .............................. 31
4.1. Điều tra, khảo sát hiện trạng, thực hiện quy trình trông và chăm sóc bảo
vệ rừng sau trồng tại đội sản xuất Cây Thị thuộc Công Ty Lâm Nghiệp Đồng
Hỷ - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. ...................................................... 31
4.1.1 Điều tra, khảo sát hiện trạng. ................................................................. 31
4.1.2. Các biện pháp kỹ thuật trồng rừng. ....................................................... 32
4.1.3. Dự tính chi phí trồng rừng và chăm sóc rừng năm đầu ........................ 33
4.2 Thực hiện quy trình trồng và chăm sóc bảo vệ sau khi trồng. .................. 35
4.2.1. Xử lý thực bì ......................................................................................... 35
4.2.2. Kỹ thuật làm đất .................................................................................... 36
4.2.3. Kỹ thuật trồng ....................................................................................... 36
4.3. Theo dõi sinh trưởng và chất lượng cây sau khi trồng ............................ 40
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 44
5.1. Kết luận .................................................................................................... 44
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46


1


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài
Tính đến 31 tháng 12 năm 2016, tổng diện tích rừng toàn quốc gần
14.377.682 triệu ha, trong đó có gần 10.242.141 triệu ha rừng tự nhiên và hơn
4.135.541 triệu ha rừng trồng, độ che phủ của rừng đã tăng lên 41,19% (Bộ
NN&PTNT, 2017) [1]. Tuy diện tích rừng và độ che phủ của rừng đã tăng lên
đáng kể nhưng chất lượng rừng vẫn còn rất thấp. Hầu hết diện tích rừng tự
nhiên là rừng trung bình và rừng nghèo, không còn khả năng đáp ứng được
nhu cầu sản xuất hiện nay. Đặc biệt là rừng trồng trong những năm vừa qua
năng suất đã nâng lên gần 20m3/ha/năm nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nguyên
liệu cho nhu cầu sản xuất của xã hội.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hiện nay cả nước có hơn
1,4 triệu ha rừng trồng có khả năng cung cấp một lượng gỗ khoảng 30,6
triệu m3. Tuy nhiên, lượng gỗ này chủ yếu chỉ phục vụ cho ngành chế biến
giấy và gỗ ván sàn. Phần lớn gỗ dùng để chế biến các sản phẩm đồ mộc, đặc
biệt là đồ mộc gia dụng và đồ mỹ nghệ vẫn phải nhập khẩu. Mặc dù, năm
2006 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đạt sấp xỉ 2 tỷ USD, nhưng
chi phí nhập khẩu gỗ nguyên liệu, phụ kiện sử dụng cho ngành công nghiệp
chế biến gỗ đã lên tới trên 1 tỷ USD (Thông tấn xã Việt Nam, 2007) [17].
Trong quí I năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 691 triệu USD,
nhưng chỉ tính riêng 02 tháng đầu năm 2008, kim ngạch nhập khẩu gỗ
nguyên liệu đã là 183,7 triệu USD. Điều này một lần nữa lại khẳng định sự
thiếu hụt nguồn nguyên liệu trong nước là đáng kể (Chuyên trang gỗ- Bộ
Nông nghiệp và PTNT, 2008).
Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 đã đề
ra mục tiêu xuất khẩu sản phẩm gỗ đến năm 2020 phải đạt 5,56 tỷ USD. Tốc


2


độ tăng trưởng bình quân hàng năm của kinh ngạch xuất khẩu gỗ vào khoảng
trên 30%/năm. Con số này cho thấy nhu cầu nguồn nguyên liệu đầu vào cho
các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tăng mạnh từ nay đến năm 2010 và đến năm
2020. Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, nhu cầu gỗ cho xây dựng và
các nhu cầu khác trên thị trường nội địa cũng được dự báo sẽ liên tục tăng. Để
đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng của xã hội, ngành Lâm nghiệp đã
đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp lựa chọn các loài cây mọc nhanh
và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh để nâng cao năng suất và chất
lượng rừng trồng.
Một trong những loài cây nguyên liệu có khả năng sinh trưởng nhanh
được đề cập đến đó là cây Keo. Cây Keo là 1 trong 48 loài cây trồng chính để
trồng rừng sản xuất đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tại Quyết
định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/03/2005. Keo không chỉ là giống có ưu
thế sinh trưởng nhanh, biên độ sinh thái rộng, có khả năng thích ứng với
nhiều loại đất mà còn có khả năng cải tạo đất, cải thiện môi trường sinh thái.
Gỗ Keo được sử dụng làm ván sàn, ván dăm, trụ mỏ và đặc biệt hơn cả là
được sử dụng nhiều trong công nghiệp giấy. Tại tỉnh Thái Nguyên, trong
những năm qua công tác trồng rừng đã được các cấp chính quyền và người
dân quan tâm nhiều hơn, diện tích rừng trồng tăng lên đáng kể, đặc biệt là
rừng sản xuất. Theo báo cáo về diễn biến tài nguyên rừng của tỉnh Thái
Nguyên, năm 2007 toàn tỉnh có 164.355 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là
100.509 ha, rừng trồng 63.846 ha, tổng trữ lượng gỗ trên 3 triệu m3 và có
khoảng 24 triệu cây tre nứa. Hàng năm toàn tỉnh khai thác khoảng 20.000 m 3
gỗ và 650 tấn tre nứa, lượng lâm sản này một phần phục vụ cho nhu cầu sử
dụng của người dân trong vùng, phần còn lại cung cấp nguyên liệu cho
Công ty ván dăm Thái Nguyên và Nhà máy giấy Bãi Bằng. Trong những năm
gần đây, tỉnh Thái Nguyên đã có chủ trương đẩy mạnh công tác trồng rừng
sản xuất và loài cây trồng chính được lựa chọn là cây Keo lai và Keo tai



3

tượng. Mặc dù phần lớn diện tích đất trồng rừng sản xuất là trồng 2 loài cây
trên, nhưng theo đánh giá sơ bộ của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái
Nguyên thì lượng tăng trưởng bình quân hàng năm chỉ đạt khoảng 16 18m3/ha/năm. Với lượng tăng trưởng như vậy thì khả năng đáp ứng nhu cầu
về gỗ nguyên liệu cho địa phương là không đủ. Do đó, cần phải nâng cao
được năng suất, chất lượng gỗ rừng trồng. Để đáp ứng được các yêu cầu trên
cần phải lựa chọn giống tốt, điều kiện lập địa và áp dụng các biện pháp kỹ
thuật thâm canh phù hợp, cũng như chăm sóc bảo vệ rừng sau trồng một cách
hiệu quả. Vì vậy, thực hiện đề tài “Thực hiện quy trình trồng và chăm sóc
bảo vệ rừng sau trồng tại đội sản xuất Cây Thị thuộc Công Ty Lâm Nghiệp
Đồng Hỷ- huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên”
1.2. Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu
- Nắm được quy trình trồng và chăm sóc cây Keo ở xã Cây Thị, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
- Vận dụng kiến thức cơ bản về quy trình trồng và chăm sóc cây Keo để
thực hiện các công việc từ chuẩn bị, thu thập tài liệu, khảo sát các yếu tố tự
nhiên, chia lô trồng rừng, chọn loại cây trồng, xây dựng bản đồ, dự toán chi
phí trồng rừng và kỹ thuật trồng… tại đội sản xuất Cây Thị thuộc Công ty
Lâm nghiệp huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu
- Tham gia thực hiện trồng và chăm sóc bảo vệ rừng sau khi trồng.
- Thực hiện trình tự các bước cơ bản quy trình về trồng rừng từ xử lý
thực bì, làm đất bón phân, chọn loài cây và mật độ trồng rừng, thời vụ, kĩ
thuật trồng rừng, trồng dặm.
- Các yêu cầu và kĩ thuật chăm sóc rừng sau khi trồng để đạt được năng
suất cao nhất.



4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Để nâng cao năng suất và duy trì tính ổn định, bền vững của rừng trồng
kinh tế, các nhà khoa học nhiều nước trên thế giới đã tập trung nghiên cứu về
điều kiện lập địa, tuyển chọn tập đoàn cây trồng sao cho phù hợp với điều
kiện lập địa, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, phân vùng sinh thái, tăng trưởng
và sản lượng, sâu bệnh,… Có thể nói cho đến nay cơ sở khoa học cho việc
phát triển rừng trồng sản xuất ở các nước phát triển đã được hoàn thiện, tương
đối ổn định và đi vào phục vụ sản xuất lâm nghiệp trong nhiều năm qua.
2.1.2 Những nghiên cứu về cây Keo lai (Acacia mangium xAcacia
auriculiformis)
Keo lai là tên gọi tắt của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng
(Acasimangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Giống Keo lai tự
nhiên này được phát hiện đầu tiên bởi Messir Herbern và Shim vào năm 1972
trong số các cây Keo tai tượng và Keo lá tràm trồng ven đường ở Sook
Telupid thuộc bang Sabah, Malaysia. Năm 1976, M.Tham đã kết luận thông
qua việc thụ phấn chéo giữa Keo Tai tượng và Keo lá tràm tạo ra cây Keo lai
có sức sinh trưởng nhanh hơn giống bố mẹ. Đến tháng 7 năm 1978, kết luận
trên cũng đã được Pedley xác nhận sau khi xem xét các mẫu tiêu bản tại
phòng tiêu bản thực vật ở Queensland - Australia (dẫn theo Lê Đình Khả,
1999) [12]. Ngoài ra, Keo lai tự nhiên còn được phát hiện ở vùng Balamuk và
Old Tonda của Papua New Guinea (Turnbull, 1986, Gun và cộng sự, 1987,
Griffin, 1988), ở một số nơi khác tại Sabah (Rufelds, 1987) và Ulu Kukut
(Darus và Rasip, 1989) của Malaysia, ở Muak-Lek thuộc tỉnh Saraburi của
Thái Lan (Kijkar, 1992). Giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng với Keo lá Số



5

hóa bởi Trung tâm Học liệu 6 tràm đã được phát
hiện ở cả rừng tự nhiên lẫn rừng trồng và đều có một số đặc tính vượt trội với
bố mẹ, sinh trưởng nhanh, cành nhánh nhỏ, thân đơn trục với đoạn thân dưới
cành lớn (dẫn theo Lê Đình Khả và CS, 1999) [12]. Nghiên cứu về hình thái
cây Keo lai có thể kể đến các công trình nghiên cứu của Rufelds (1988).
(Gan.E và Sim Boom Liang 1991) các tác giả đã chỉ ra rằng: Keo lai xuất hiện
lá giả (Phyllode) sớm hơn Keo tai tượng nhưng muộn hơn Keo lá tràm. Ở cây
con lá giả đầu tiên của Keo lá tràm thường xuất hiện ở lá thứ 4-5, Keo tai
tượng lại thường xuất hiện ở lá thứ 8-9 còn ở Keo lai thì thường bắt đầu xuất
hiện ở lá thứ 5-6.
2.1.3 Những kết quả nghiên cứu về điều kiện lập địa
Nghiên cứu của Laurie (1974) đã cho thấy đất đai ở vùng nhiệt đới rất
khác nhau về nguồn gốc và lịch sử phát triển, điều này được thể hiện ở sự
khác nhau về đặc điểm của các phẫu diện đất, đó là độ dày tầng đất, cấu trúc
vật lý, hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng, phản ứng của đất (độ pH) và
nồng độ muối. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến khả năng sinh trưởng của
rừng trồng trên các loại đất khác nhau là khác nhau
Kết quả nghiên cứu của Pandey. D (1983) [22] về loài Bạch đàn Eucalyptus
camaldulensis được trồng trên các điều kiện lập địa khác nhau đã cho thấy: nếu
trồng ở vùng nhiệt đới khô với chu kỳ kinh doanh từ 10-20 năm thì năng suất chỉ
đạt từ 5-10m3/ha/năm, nhưng trồng ở vùng nhiệt đới ẩm thì năng suất có thể đạt
tới 30m3/ha/năm. Kết quả này lại một lần nữa khẳng định điều kiện lập địa
khác nhau thì năng suất rừng trồng cũng khác nhau.
Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy việc xác định vùng trồng và
điều kiện lập địa phù hợp với từng loài cây trồng là rất cần thiết và đây cũng
chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và chất
lượng của rừng trồng



6

2.1.4.Những nghiên cứu về lâm sinh
Bón phân cho cây trồng lâm nghiệp là một trong những biện pháp kỹ
thuật thâm canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, đặc biệt là
ở những nơi đất xấu. Trên thế giới, việc áp dụng bón phân cho rừng trồng bắt
đầu từ những năm 1950. Trong vòng 1 thập kỷ, diện tích rừng được bón phân
đã tăng lên 100.000 ha/năm ở Nhật Bản, Thụy Điển và Phần Lan. Đến năm
1980, diện tích rừng được bón phân trên thế giới đã đạt gần 10 triệu ha (dẫn
theo Đinh Văn Quang) .
Về vấn đề này đã có nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm và đi sâu
nghiên cứu, điển hình là công trình nghiên cứu của (Mello 1976) [21] ở
Brazin, tác giả cho thấy Bạch đàn (Eucalyptus) sinh trưởng khá tốt ở công
thức không bón phân, nhưng nếu bón phân NPK thì năng suất rừng trồng có
thể tăng lên trên 50%.
Mật độ trồng rừng ban đầu cũng là một trong những biện pháp kỹ thuật
lâm sinh quan trọng có ảnh hưởng đến năng suất rừng trồng. Đối với mỗi
dạng lập địa, mỗi loài cây trồng, mỗi mục đích kinh doanh rừng đều có cách
sắp xếp, bố trí mật độ khác nhau.
Tại Colombia, (Bolstand và cộng sự 1988) [18] cũng đã tìm thấy một
vài loại phân có phản ứng tích cực đối với rừng trồng Thông P. caribeae, đó là
Potassium, Phosphate, Boron và Magnesium. Tại Cu Ba, cũng với đối tượng
là rừng Thông P. caribeae, khi nghiên cứu các công thức bón phân cho đối
tượng này (Herrero và cộng sự 1988) [20] đã kết luận bón phân Phosphate sau
13 năm trồng nâng cao sản lượng rừng từ 56m3/ha lên 69m3/ha. Từ những
kết quả nghiên cứu trên, một lần nữa đã khẳng định bón phân cho rừng trồng
mang lại những hiệu quả rõ rệt: nâng cao tỷ lệ sống, tăng sức đề kháng của
cây đối với các điều kiện bất lợi của môi trường, tăng sinh trưởng, nâng cao

sản lượng, chất lượng sản phẩm rừng trồng.


7

Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu với nhiều loài cây khác nhau
trên các dạng lập địa khác nhau, điển hình là các công trình nghiên cứu của
(Julian Evans 1992) [19] khi nghiên cứu mật độ trồng rừng cho Bạch đàn E.
deglupta ở Papua New Guinea đã bố trí 4 công thức có mật độ trồng khác
nhau (2.985 cây/ha; 1.680 cây/ha; 1.075 cây/ha; 750 cây/ha), số liệu thu được
sau 5 năm trồng cho thấy đường kính bình quân của các công thức thí nghiệm
tăng theo chiều giảm của mật độ, nhưng tổng tiết diện ngang lại tăng theo
chiều tăng của mật độ, điều này có nghĩa là rừng trồng ở mật độ thấp tuy
lượng tăng trưởng về đường kính cao hơn nhưng trữ lượng gỗ cây đứng vẫn
nhỏ hơn những công thức trồng ở mật độ cao. Trong một nghiên cứu khác với
thông P. caribeae ở Quensland - Australia, tác giả cũng đã thí nghiệm với 5
công thức mật độ khác nhau (2.200 cây/ha; 1.680 cây/ha; 1.330 cây/ha; 1.075
cây/ha và 750 cây/ha), sau hơn 9 năm trồng cũng thu được kết quả tương tự,
nhưng ở các công thức trồng mật độ thấp (750 cây/ha - 1.075 cây/ha) có
đường kính trung bình đạt từ 20,1 - 20,9cm, số cây đạt đường (D1.3) > 10cm
chiếm từ 84% - 86%; Ở công thức mật độ cao đường kính chỉ đạt từ 16,6 17,8cm, số cây có đường kính (D1.3) > 10cm chỉ chiếm từ 71% - 76%. Từ
các kết quả nghiên cứu trên cho thấy mật độ trồng ảnh hưởng khá rõ đến chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 9 lượng sản phẩm
và chu kỳ kinh doanh, vì vậy cần phải căn cứ vào mục tiêu kinh doanh cụ thể
để xác định mật độ trồng cho thích hợp.
2.1.5. Nghiên cứu về chính sách và thị trường
Hiệu quả của công tác trồng rừng sản xuất chính là hiệu quả về kinh tế.
Sản phẩm rừng trồng phải có được thị trường, phục vụ được cả mục tiêu trước
mắt cũng như lâu dài. Đồng thời, phương thức canh tác phải phù hợp với kiến
thức bản địa và dễ áp dụng đối với người dân. Theo nghiên cứu của Ianuskơ

K (1996), vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các khu rừng trồng kinh tế


8

có thể giải quyết được thông qua những kế hoạch xây dựng và phát triển các
nhà máy chế biến lâm sản với quy mô khác nhau trên cơ sở áp dụng các công
cụ chính sách “đòn bẩy” nhằm thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào
phát triển rừng. Thom R. Waggener (2000) để phát triển trồng rừng sản xuất
đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài sự đầu tư tập trung về kinh tế và kỹ thuật còn
phải chú ý nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến chính sách và thị
trường. Nhận biết được 2 vấn đề then chốt, đóng vai trò quyết định đối với
quá trình sản xuất này nên tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Canada,...
nghiên cứu về kinh tế lâm nghiệp ở cấp quốc gia hiện nay được tập trung vào
thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Trên quan điểm “thị trường
là chìa khoá của quá trình sản xuất”, các nhà kinh tế lâm nghiệp phân tích
rằng chính thị trường sẽ trả lời câu hỏi sản xuất cái gì và sản xuất cho ai? Khi
thị trường có nhu cầu và lợi ích của người sản xuất được đảm bảo thì sẽ thúc
đẩy được sản xuất phát triển tạo ra sản phẩm hàng hoá.
Trên quan điểm về sở hữu rừng trồng có thể phân theo các hình thức sở
hữu sau:
- Sở hữu công cộng hay sở hữu Nhà nước.
- Sở hữu tư nhân: Rừng trồng thuộc hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã,
doanh nghiệp và các nhà máy chế biến gỗ.
- Sở hữu tập thể: Rừng trồng thuộc các tổ chức xã hội.
Liu Jinlong dựa trên việc phân tích và đánh giá tình hình thực tế trong
những năm qua đã đưa ra một số công cụ chủ đạo khuyến khích tư nhân phát
triển trồng rừng như:
- Rừng và đất rừng cần được tư nhân hoá.
- Ký hợp đồng hoặc cho tư nhân thuê đất lâm nghiệp của Nhà nước.

- Giảm thuế đánh vào các lâm sản.
- Đầu tư tài chính cho tư nhân trồng rừng.


9

- Phát triển quan hệ hợp tác giữa các công ty với người dân để phát triển
trồng rừng.
Những công cụ mà tác giả đề xuất tương đối toàn diện từ khâu quản lý
chung, vấn đề đất đai, thuế và cả mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người
dân. Có thể nói, đây không chỉ là những đòn bẩy thúc đẩy tư nhân tham gia
trồng rừng mà còn gợi những định hướng quan trọng cho phát triển rừng
trồng sản xuất tại các nước đang phát triển ở Việt Nam.
Qua những nghiên cứu của mình, các tác giả cho biết hiện nay 3 vấn đề
được xem là quan trọng, khuyến khích người dân tham gia trồng rừng tại các
quốc gia Đông Nam Á chính là:
- Quy định rõ ràng về quyền sử dụng đất.
- Quy định rõ đối tượng hưởng lợi từ rừng trồng.
- Nâng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật của người dân.
Đây cũng là những vấn đề mà các nước trong khu vực, trong đó có Việt
Nam đã và đang quan tâm giải quyết để thu hút nhiều thành phần kinh tế tham
gia trồng rừng sản xuất, đặc biệt là khơi thông nguồn vốn tư nhân, vốn đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài cho trồng rừng. Vì vậy, quan điểm chung để phát triển
trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế cao là trồng rừng cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu với sự tham gia của nhiều thành
phần kinh tế và đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong mỗi loại hình tổ chức
sản xuất kinh doanh rừng trồng.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ngành Lâm nghiệp nước ta đã có những bước tiến đáng kể trong những
năm qua. Cùng với những đổi mới về công tác quản lý, hoạt động nghiên cứu

khoa học về xây dựng và phát triển rừng cũng rất được quan tâm. Các chương
trình, dự án trồng rừng với quy mô lớn được thực hiện trên khắp cả nước với
nhiều mô hình rừng trồng sản xuất được thiết lập, nhiều biện pháp kỹ thuật đã


10

được đúc rút xây dựng thành quy trình, quy phạm, phục vụ đắc lực cho công
tác trồng rừng trong đó có trồng rừng sản xuất. Có thể tóm tắt và đúc rút từ
kết quả một số công trình như sau:
2.2.1 Đặc điểm cây Keo lai
Ở Việt Nam, cây Keo lai tự nhiên được Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn
và các cộng sự thuộc Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (RCFTI) phát
hiện đầu tiên tại Ba Vì (Hà Tây cũ) và vùng Đông Nam Bộ vào năm 1992.
Tiếp theo đó, từ năm 1993 cho đến nay Lê Đình Khả và các cộng sự đã tiến
hành nghiên cứu về cải thiện giống cây Keo lai, đồng thời đưa vào khảo
nghiệm một số dòng Keo lai có năng suất cao tại Ba Vì (Hà Tây cũ) được ký
hiệu là BV; Trung tâm cây nguyên liệu giấy Phù Ninh cũng chọn lọc một số
dòng được ký hiệu là KL. (Lê Đình Khả và các cộng sự 1997, 1999. 2006)
[11, 12] khi nghiên cứu về các đặc trưng hình thái và ưu thế lai của Keo lai đã
kết luận Keo lai có tỷ trọng gỗ và nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa hai
giống bố mẹ. Keo lai có ưu thế lai về sinh trưởng so với Keo tai tượng và Keo
lá tràm, điều tra sinh trưởng tại rừng trồng khảo nghiệm 4,5 năm tuổi ở Ba Vì
(Hà Tây cũ) cho thấy Keo lai sinh trưởng nhanh hơn Keo tai tượng từ 1,2 1,6 lần về chiều cao và từ 1,3 - 1,8 lần về đường kính, gấp 2 lần về thể tích.
Tại Sông Mây (Đồng Nai) ở rừng trồng sau 3 năm tuổi Keo lai sinh trưởng
nhanh hơn Keo lá tràm 1,3 lần về chiều cao; 1,5 lần về đường kính. Một số
dòng vừa có sinh trưởng nhanh vừa có các chỉ tiêu chất lượng tốt đã được
công nhận là giống Quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật là các dòng BV5,
BV10, BV16, BV32, BV33. Khi nghiên cứu sự thoái hóa và phân ly của cây
Keo lai, (Lê Đình Khả, 1997) [11] đã khẳng định: Không nên dùng hạt của

cây Keo lai để gây trồng rừng mới. Keo lai đời F1 có hình thái trung gian giữa
hai loài bố mẹ và tương đối đồng nhất, đến đời F2 Keo lai có biểu hiện thoái
hóa và phân ly khá rõ rệt, cây lai F2 sinh trưởng kém hơn cây lai F1 và có


11

biến động lớn về sinh trưởng. Do đó, để phát triển giống Keo lai vào sản xuất thì
phải dùng phương pháp nhân giống bằng hom hoặc nuôi cấy mô từ những dòng
Keo lai tốt nhất đã được công nhận là giống Quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật.
Đoàn Thị Mai (1997) [13] thông báo kết quả nhân giống một số dòng
keo lai bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, cũng cho kết quả tương tự như tác giả.
Nguyễn Ngọc Tân, để nhân tạo chồi keo lai với hệ số nhân cao, chỉ cần
dùng riêng BAP mà không cần phối hợp với chất khác, với nồng độ BAP 2,0
mg/l cho kết quả cao nhất.
Lê Đình Khả và cộng sự (1999) [12] nốt sần và khả năng cải tạo đất của
keo lai đã thông báo kết quả ở giai đoạn 3 tháng tuổi, số lượng và khối lượng
nốt sần trên rễ của keo lai gấp 3-10 lần các loài keo bố, mẹ. Số lượng tế bào
vi khuẩn cố định đạm trong bầu đất, cao hơn so với bố, mẹ, một số khác có
tính chất trung gian.
Dưới tán rừng 5 tuổi, số tế bào vi sinh vật và vi khuẩn cố định đạm trong
1 gam đất dưới tán rừng keo lai cao hơn rõ rệt so với bố, mẹ. Đất dưới tán
rừng keo lai được cải thiện hơn đất dưới tán rừng keo của bố, mẹ ,cả về hoá,
lý tính.
2.2.2. Nghiên cứu cải thiện giống
Giống là một trong những khâu quan trọng nhất của trồng rừng. Không
có giống được cải thiện theo mục đích kinh tế thì không thể đưa năng suất
rừng lên cao. Trong thực tế đã cho thấy, cây rừng nói chung nếu chọn được
giống tốt thì sản lượng gỗ có thể tăng từ 10-20%, có khi tăng tới 30% so với
giống bình thường. Đối với giống lai đã được chọn lọc của các loài cây mọc

nhanh có thể tăng từ 50-100% sản lượng gỗ so với giống bố mẹ. Vì vậy, cải
thiện giống cây rừng là nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng gỗ
và các sản phẩm mong muốn khác. Năm 1993, Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ
Nông nghiệp và PTNT) đã có Quyết định ban hành "Qui phạm xây dựng rừng


12

giống và vườn giống", "Qui phạm xây dựng rừng giống chuyển hóa", trong đó
qui định rõ các tiêu chuẩn về chọn lọc xuất xứ giống và cây giống cũng như
các phương thức khảo nghiệm giống và xây dựng rừng giống, vườn giống
(dẫn theo Lê Đình Khả, 1997) [11].
Trong những năm gần đây, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc
Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Trung tâm Phát triển lâm nghiệp Phù
Ninh thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam cùng một số cơ sở nghiên cứu lâm
nghiệp các tỉnh đã nghiên cứu thành công lai giống nhân tạo cho các loài Keo,
Bạch đàn và Thông (Lê Đình Khả, 1999) [12]. Trong khoảng hơn 10 năm gần
đây, công tác nghiên cứu cải thiện giống đã đạt được những thành tựu đáng
kể. Từ khảo nghiệm hàng chục giống Keo lai đã có 4 dòng có năng suất cao
và thích hợp với nhiều vùng sinh thái đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT
công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật và giống quốc gia là BV10; BV16; BV32;
BV33 (Lê Đình Khả, 1999)[12]. Gần đây một số dòng khác cũng đã được Bộ
Nông nghiệp và PTNT công nhận giống tiến bộ kỹ thuật là BV71; BV73;
BV75; TB3; TB5; TB6; TB12; BT1; BT7; BT11; KL2; KL20; KLTA3 (Lê
Đình Khả, 1999)[12]. Lai giống nhân tạo giữa các cây trội đã được chọn lọc
từ các xuất xứ có triển vọng nhất của Keo tai tượng và Keo lá tràm cùng một
số dòng Keo lai tự nhiên như BV10, BV16, BV32, BV33 đã được thực hiện
trong các năm 1997-1999 tại Ba Vì (Hà Tây cũ), từ thụ phấn có kiểm soát đã
thu được 10 tổ hợp lai đầu tiên. Những tổ hợp lai này có sinh trưởng tương
đối nhanh, có thân cây thẳng, cành nhánh nhỏ, ngọn phát triển tốt, đây chính

là cơ sở khoa học làm tiền đề để phát triển gỗ nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến trong nước cũng như xuất khẩu trong những năm tới (Lê Đình Khả,
1999)[12].


13

2.2.3. Những nghiên cứu về trồng rừng nguyên liệu công nghiệp
Ở Việt Nam, trong những thập kỷ vừa qua, vấn đề trồng rừng và kinh
doanh rừng trồng ngày càng được quan tâm. Bên cạnh những cây bản địa
được gây trồng thành công, như mỡ, tre luồng, thông nhựa... thì một số loài
cây mọc nhanh như keo, bạch đàn, với nhiều xuất xứ cũng được tham gia vào
cơ cấu cây trồng trong lâm nghiệp
Trồng rừng công nghiệp đã có nhiều tác giả nghiên cứu Những năm
1992 - 1995, trong khuôn khổ của chương trình KN03 - 03 năm 2001, (Hoàng
Xuân Tý và cs) [15] đã tiến hành đề tài KN03 - 13 “Nâng cao công nghệ thâm
canh rừng trồng (Keo, Bạch đàn), sử dụng cây họ đậu để cải tạo đất và nâng
cao sản lượng rừng ở vùng Đông Nam Bộ”. Nhóm tác giả đã đề ra một tổ hợp
phân hữu cơ vi sinh để bón lót hữu hiệu cho bạch đàn ở vùng Sông Bé gồm:
25 gam urê + 50 gam Supe lân + 10 gam KCL + 100 đến 200 gam than bùn
đã hoạt hoá. Công thức cho bón thúc là 75 gam urê + 125 gam Supelân. Các
tác giả cũng kiến nghị không nên trồng mật độ thưa 1111 cây /ha vì tán quá
thưa, tạo điều kiện cho cỏ Mỹ phát triển, không có lợi cho sinh trưởng của cây
trồng và tốn công làm cỏ. Với hai loài keo tai tượng và keo lá tràm, nhóm tác
giả cũng đưa ra kết luận, công thức bón phân tốt nhất cho bón lót là 100 gam
NPK + 160 gam than bùn hoặc 100gam NPK + 100 gam than bùn + Bo + Zn.
ở mật độ 1666 cây/ha, cả hai loài keo cho năng suất cao nhất sau 40 tháng.
Bằng cách tính toán giá thành phân bón và công chăm sóc, các tác giả cũng đã
bắt đầu tính toán hiêu quả kinh tế của việc làm đất và bón phân và đi đến
nhận định là, nếu bón phân có thể thu lợi từ 498.000đ/ha đến 870.000đ/ha sau

thời gian 40 tháng.
Mai Đình Hồng (2002) [9] nghiên cứu sinh trưởng của các dòng Bạch
đàn chọn lọc PN2, PN14 trong trồng rừng sản xuất, phục vụ nguyên liệu giấy
vùng trung tâm, đã thông báo kết quả sinh trưởng của bạch đàn urophylla ở


14

các lập địa khác nhau rất khác nhau, trữ lượng cây đứng sau sáu năm ở hai Số
hóa bởi Trung tâm Học liệu 15 khu vực vạn xuân
thuộc Huyện Tam Nông Phú Thọ là 123 m3 /ha và khu vực Huyện Đoan
Hùng, Phú Thọ là 155m3 /ha. Sinh trưởng ở vùng trồng khác nhau cũng khác
nhau rất lớn, rừng trồng sau 3 năm tuổi ở vùng Hữu Lũng - Lạng Sơn là 104
m3 /ha, ở Đoan Hùng, Phú Thọ là 75 m3 /ha, còn ở Vạn xuân chỉ là 66m3 /ha.
Khi phân tích kinh tế rừng trồng thâm canh, tác giả cho rằng vay vốn để trồng
rừng nguyên liệu công nghiệp với lãi suất 0,54% trên tháng, thì tiền lãi vay
phải trả là 6.273.000 đồng/chu kỳ 8 năm, khi khai thác rừng đạt 89 m3 gỗ
thương phẩm/8 năm thì hoà vốn, nếu năng suất đạt 130 m3 gỗ thương phẩm
(tương ứng 160 m3 trữ lượng cây đứng, tức là tăng trưởng bình quân 20 m3
/ha/năm) thì có lãi 8.100.000 đồng/ha. Chính phủ chỉ đạo nhà máy phải gắn
chặt với vùng nguyên liệu để giá mua nguyên liệu cho người sản xuất được
cao hơn. Nếu giá cây nguyên liệu giấy được cải thiện thì hiệu quả rừng trồng
còn cao hơn nữa.
Đoàn Thị Mai (1997) [13 ] đã đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường vì
mục tiêu phát triển bền vững cho một số phương án sử dụng đất canh tác
trong lâm nghiệp và vùng nguyên liệu giấy. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
năng suất rừng trồng công nghiệp và lập địa gây trồng có quan hệ mật thiết
với nhau. Tác giả đã dựa vào độ dốc, thực bì đặc trưng và độ sâu tầng đất để
phân dạng lập địa trồng rừng keo tai tượng ở vùng trung tâm thành 5 dạng,
đánh giá sinh trưởng của keo tai tượng, 8 tuổi, mật độ từ 930 - 1100 cây /ha

trên các dạng lập địa.
Trong khi đó ở Đông Nam Bộ, điều tra năng suất rừng trồng keo tai
tượng cũng nhận thấy, độ dầy tầng đất và loại đất có ảnh hưởng lớn tới năng
suất rừng. ở Bầu Bàng trên đất xám, tầng đất dày năng suất rừng 8 tuổi, mật
độ 1600 cây/ha, đạt 16-22m3 /ha/năm, còn ở Sông Mây, đất mỏng lớp hơn,


15

trên phiến sét năng suất đạt 15-19 m3 /ha/năm, ở Minh Đức (Bình Dương)
trên đất xám dày, năng suất rừng 6 tuổi đạt khá cao, từ 25-29 m3 /ha/năm.
Năng suất rừng trồng còn phụ thuộc nhiều vào giống, làm đất và bón phân.
Các kết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 16 quả
điều tra đánh giá thấy, giống được cải thiện, làm đất và bón phân hợp lý đều
nâng cao năng suất rừng trồng. Keo lá tràm các trị số tương ứng là 34,4 so với
20,2m3 /ha/năm. Rõ ràng là để nâng cao năng suất rừng trồng công nghiệp,
cần phải chọn giống đã được cải thiện, phải chọn lập địa phù hợp để phát huy
năng suất, tiềm năng của nguồn giống đã cải thiện, cần tiến hành thâm canh
rừng trồng thông qua các biện pháp làm đất, bón phân hợp lý. Với keo tai
tượng và keo lai, đạt năng suất 25 đến 30 m3 /ha/năm, sau 7-8 năm kinh
doanh với lãi suất vay 7%, thì tỷ suất lãi nội bộ IRR có thể đạt 18-20% nghĩa
là trồng rừng có lãi. Nếu trữ lượng đạt 70 m3/ha sau 8 năm, năng suất chỉ đạt
gần 9m3 /ha/năm, thì với lãi suất 7%/ năm ,người trồng rừng sẽ không có
lãi,tỷ suất lãi nội tại IRR chỉ đạt 7,68%. Theo tính toán năng suất phải đạt
12m3 /ha/năm thì lãi nội tại IRR có thể đạt 10,2 %, nghĩa là trồng rừng mới
có lãi. Đây là cơ sở quan trọng trong kinh doanh rừng trồng công nghiệp, cần
thiết phải đạt năng suất tối thiểu mới có thể tạo được lợi ích từ trồng rừng khi
vay vốn ngân hàng 7%/ năm để đầu tư.
2.2.4. Nghiên cứu về điều kiện lập địa
Nghiên cứu điều kiện lập địa tức là nghiên cứu mối quan hệ giữa khả

năng sinh trưởng của thực vật rừng với các yếu tố của môi trường thông qua
khí hậu, địa hình, đất đai. Xác định lập địa nghĩa là tìm hiểu các yếu tố ngoại
cảnh ảnh hưởng và quyết định tới sự hình thành các kiểu quần thể thực vật
khác nhau và năng suất sinh trưởng của chúng (Ngô Quang Đê và cộng sự,
2001) [3]. Đề cập đến vấn đề này, tại Việt Nam đã có khá nhiều các công
trình nghiên cứu, điển hình là các công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và


16

cộng sự (1994), khi đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng Đông
Nam Bộ, các tác giả đã căn cứ vào 3 nội dung cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau đó là đơn vị sử dụng đất, tiềm năng sản xuất của đất và độ thích hợp
của cây trồng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng vùng Đông Nam Bộ có tiềm
năng sản xuất kinh doanh lâm nghiệp khá lớn, diện tích đất thích hợp để phát
triển các loài cây lâm nghiệp chiếm từ 70-80%, đặc biệt là các loài cây cung
cấp gỗ nguyên liệu công nghiệp như một số loài Bạch đàn và Keo. Khi nghiên
cứu phương pháp đánh giá về sản lượng rừng trồng Keo lai ở vùng Đông
Nam Bộ, (Phạm Thế Dũng và Hồ Văn Phúc 2004) [2] đã chỉ ra rằng Keo lai
cho năng suất khác nhau trên các điều kiện lập địa khác nhau.
Trần Công Quân (2012) [14] nghiên cứu về một số cơ sở khoa học
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng nguyên liệu bằng Keo lai và Bạch
đàn tại hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Với hai phương pháp phân chia lập
địa hương pháp dựa vào 6 yếu tố lập địa (Kiểu khí hậu, Dạng khí hậu, dạng
ẩm lập địa, dạng địa hình – địa thế, dạng đất và nền vật chất tạo đất, trạng thái
thực vật) đã phân chia được trên địa bàn nghiên cứu thành các dạng, nhóm lập
địa cụ thể. Phương pháp dựa trên 4 yếu tố chủ đạo (loại đất – đá mẹ; độ dốc;
độ dày tầng đất – tỷ lệ đá lẫn và thực vật chỉ thị). Kết quả của nghiên cứu cho
thấy trên địa bàn nghiên cứu có hai loại dạng lập địa chủ yếu là: FsII2a và
FSII2b thuộc nhóm dạng lập địa C1 và C2 phù hợp với trồng Keo lai và Bạch

đàn urophylla dòng U6. Mức độ thích hợp của Keo lai trên các lập địa ở địa
bàn nghiên cứu đạt trung bình cả vùng diện tích 4.488,8ha/ 8.831 ha, chiếm tỷ
lệ trung bình 50,86%. Ảnh hưởng của các yếu tố lập địa (hàm lượng mùn
trong đất, độ dày tấng đất…); hay việc tuân thủ các biện pháp kỹ thuật liên
hoàn (phát dọn thực bì, làm đất, bón phân, chăm sóc…) đến sinh trưởng của
cây Keo lai và Bạch đàn U6 rất rõ rệt, kiểm tra thống kê đều có Ft>F05, hoặc
Ut>1,96. Tại các điểm nghiên cứu, trồng rừng Keo lai và Bạch đàn U6 chu kỳ


17

kinh doanh 7 năm đều cho hiệu quả kinh tế cao. Hiệu quả kinh tế rừng trồng
Keo lai và Bạch đàn U6 phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn điều kiện lập
địa, tuân thủ các biện pháp kỹ thuật liên hoàn (phát dọn thực bì, làm đất, chọn
giống, bón phân, mật độ cây trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng…); các yếu tố kinh
tế (mức đầu tư cho trồng rừng, giá cả các yếu tố đầu vào, giá cả gỗ nguyên
liệu đầu ra, công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm…), luận án đã dần chứng minh
mô hình áp dụng đúng và không đúng để kết luận.
Tóm lại, xác định điều kiện lập địa thích hợp cho mỗi loài cây trồng là
một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao năng suất rừng trồng.
2.2.5. Về chính sách vào thị trường
Cùng với đổi mới chiến lược phát triển lâm nghiệp, Chính phủ đã ban
hành hàng loạt các chính sách về quản lý rừng và đất lâm nghiệp như: Luật
đất đai 2003, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; các Nghị định 01/CP
ngày 01 tháng 01 năm 1995 Ban hành Bản quy định về việc giao khoán đất sử
dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản
trong các doanh nghiệp nhà nước; 02/CP ngày 15 tháng 1 năm 1994, Ban
hành bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; 163/NĐ-CP ngày 16
tháng 11 năm 1999 về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia

đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp các chính
sách về đầu tư, tín dụng như luật Khuyến khích đầu tư trong nước, nghị định
43/1999/NĐ-CP, nghị định 50/1999/NĐ-CP, tín dụng ưu đãi, tín dụng thương
mại, chính sách thuế, chính sách hưởng lợi... Các chính sách trên đã có tác
động mạnh tới phát triển sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng sản xuất.
Nhìn chung, những nghiên cứu về kinh tế và chính sách phát triển trồng
rừng sản xuất ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã được quan tâm nhiều
hơn, song cũng mới chỉ tập trung vào một số vấn đề như: phân tích và đánh


×