Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số khó khăn thường gặp trong các dự án đầu tư xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.27 KB, 7 trang )

Một số khó khăn thường gặp trong các
dự án đầu tư xây dựng
1. Giới thiệu chung
Việt Nam hiện nay đang phát triển nhanh chóng sau khi chuyển
đổi thành công từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế
thị trường từ năm 1986. Chính vì vậy, đầu tư cho việc xây dựng cơ
sở hạ tầng, nhà máy, nhà ở... cũng đang tăng lên rất nhanh. Cùng
với nguồn vốn đầu tư rất lớn vào ngành Xây dựng, việc quản lý
các công trình đang phải đối mặt với hàng loạt các thách thức và
khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra.
Việc chỉ ra các khó khăn cụ thể và nguyên nhân là cần thiết để
giúp cho CĐT, nhà thầu xây dựng, cơ quan chính phủ, tổ chức
viện trợ... hiểu được những hậu quả do các trục trặc đó gây ra và
có biện pháp hữu hiệu nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu tác động tiêu cực của chúng. Do
vậy, nội dung bài báo nhằm xác định những khó khăn điển hình, thường gặp cũng như
nguyên nhân của chúng khi thực hiện hoạt động ĐTXD và phát triển tại Việt Nam.
2. Điểm qua các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam
Hiện tại đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về các rủi ro hay các khó khăn nảy sinh
hoạt động xây dựng. Với các nước đang phát triển có điều kiện gần giống Việt Nam, các
trục trặc được nói đến nhiều nhất là việc chậm tiến độ và tăng chi phí xây dựng. Xung đột
giữa các bên tham gia dự án trong quá trình đàm phán giá trị xây dựng và giải ngân khối
lượng hoàn thành.Ở Việt Nam cũng có một số nghiên cứu rất chi tiết về các rủi ro cụ thể
và thường gặp, đề cập tới việc xung đột giữa CĐT, nhà thầu, tư vấn và thầu phụ, dẫn đến
việc công trình không hoàn thành đúng theo tiến độ, tăng chi phí chung và giảm chất
lượng xây dựng. Các tai nạn lao động hay xẩy ra tại công trường xây dựng do thiếu ý
thức và trang thiết bị bảo hộ. Những nghiên cứu này giúp cho tác giả có một cái nhìn
tổng quát hơn về các trục trặc hay xẩy ra tại các công trình xây dựng trên thế giới cũng
như Việt Nam.
3.Phương pháp nghiên cứu
Tác giả tiến hành nghiên cứu về các trục trặc hay xuất hiện tại các công trình xây dựng
Việt Nam. Nguồn dữ liệu được thu thập chủ yếu từ các phương tiện thông tin đại chúng


như đài, báo, và truyền hình. Mặt khác, nghiên cứu của các đồng nghiệp cũng được tham
khảo để tìm ra các rủi ro tiềm ẩn và nguyên nhân của chúng. Nghiên cứu này định nghĩa
một trục trặc xuất hiện trong công trường xây dựng là một hiện tượng bất thường xẩy ra
và gây hư hại cho kết cấu xây dựng hoặc tăng chi phí và thời gian hoặc gây xung đột giữa
các bên tham gia xây dựng. Nếu một trục trặc bị nhắc lại nhiều lần thì nó bị coi là trục
trặc thường gặp. Ở đây chỉ đề cập đến các trục trặc điển hình và thường gặp.
4. Phân tích các trục trặc khi tiến hành đầu tư xây dựng tại Việt Nam
Theo phương pháp truyền thống, một công trình xây dựng thường trải qua các giai đoạn
(1) khởi đầu, (2) thiết kế và dự toán, (3) đấu thầu, (4) chuẩn bị công trường, (5) xây dựng,
1


và (6) sử dụng. Các trục trặc điển hình trong từng giai đoạn được phân tích cụ thể như
sau:
4.1 Giai đoạn khởi đầu
Nghiên cứu khả thi được tiến hành đầu tiên, khi ý định ĐTXD công trình được đề cập
đến. Giai đoạn này thường được tiến hành bởi CĐT công trình và các Cty Tư vấn để tiến
hành các nghiên cứu khả thi và chuẩn bị nhân lực, ban bệ cho các công trình tương lai.
Trong giai đoạn này, các trục trặc được tổng hợp trong Bảng 1.
Bảng 1. Các trục trặc và nguyên nhân trong giai đoạn khởi đầu
TT Các
trục
trặc
thường gặp
1 Quyết định đầu tư
sai
2 Không nghiên cứu
khả thi
3 Quy trình lập và
thẩm định dự án

không chuẩn
4 Không thống nhất
được các phương án
thiết kế, xây dựng
5 Không tiến hành
hoặc không có đủ
các khảo sát địa
chất
6 Khả năng tài chính
hạn hẹp
7 Quyết định đầu tư
phụ thuộc nhiều
vào cấp trên và các
đơn vị liên quan
khác
8 CĐT không biết
tiến hành công việc
khởi đầu, ít kinh
nghiệm thực hiện
dự án
9 Nhiều yếu tố khó
lường tác động đến
quyết định đầu tư
10 Có nhiều thay đổi
trong tương lai về
kinh tế, xã hội...

Mức độ xuất Mức độ tác Nguyên nhân của các trục
hiện
động

trặc
- CĐT và các đơn vị liên
Trung bình
Nghiêm trọng
quan không có kinh nghiệm
triển khai dự án mới
Phổ biến
Bình thường
- CĐT thiếu vốn, nhân lực
Phổ biến
Không nghiêm và khả năng quản lý công
trình
trọng
- Nhiều yếu tố khó lường
Không phổ Nghiêm trọng trước và thiếu thông tin
trong giai đoạn đầu của dự
biến
án.
- Xung đột trong nội bộ
Rất phổ biến Trung bình
CĐT xem nên tiến hành dự
án hay không và thực hiện
thế nào.
Quyết định đầu tư phụ
Rất phổ biến Nghiêm trọng
thuộc nhiều vào cá nhân
Phổ biến
Không nghiêm lãnh đạo, đơn vị cấp trên
hoặc đơn vị cấp vốn.
trọng

- Yếu tố lợi ích kinh tế của
đầu tư dự án nhiều khi
không được nhấn mạnh và
quan tâm đúng mực.
Bình thường Trung bình
- Nhiều thay đổi về điều
kiện kinh tế, xã hội, kỹ
thuật, thời gian.
Phổ biến

Bình thường

Phổ biến

Bình thường

4.2 Giai đoạn thiết kế và dự toán
Giai đoạn này thường bắt đầu khi CĐT nhận thấy nhu cầu xây dựng và liên hệ với các
Cty tư vấn, thiết kế và dự toán để tiến hành các bước chuẩn bị xây dựng. Thông thường
2


thiết kế và dự toán sẽ được tiến hành trước khi xây dựng công trình, tuy nhiên vẫn có các
thiết kế bổ sung trong giai đoạn xây dựng. Bảng 2 chỉ ra một số các rủi ro cơ bản.
Bảng 2. Các trục trặc và nguyên nhân trong giai đoạn thiết kế và dự toán
TT Các trục trặc thường Mức độ xuất
gặp
hiện
1
Không công khai Rất phổ biến

thiết kế và quy hoạch
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Sai sót trong các bản
thiết kế
Thiết kế không tính
đến các quy hoạch
tương lai
Thiết kế lạc hậu,
không đáp ứng được
các nhu cầu sử dụng
Thiết kế vượt quá
yêu cầu, gây lãng phí
vốn XD
Thiếu thiết kế chi tiết
Thiếu dự toán, chi
tiết
Dự toán không chính
xác, sai
Thiết kế không đồng
bộ, tương thích giữa
các bộ phận

Dự toán xây dựng có
đơn giá không phù
hợp với giá thị
trường hiện tại

Phổ biến
Rất phổ biến
Phổ biến
Trung bình
Phổ biến
Trung bình
Trung bình
Phổ biến
Phổ biến

Mức độ tác Nguyên nhân của các
động
trục trặc
- CĐT và Cty tư vấn
Không
không muốn lộ thông
nghiêm
tin.
trọng
- Năng lực của Cty tư
Nghiêm
vấn yếu, không đáp ứng
trọng
yêu cầu trong thiết kế và
Nghiêm

dự toán hiện đại.
trọng
- Cty tư vấn muốn đảm
bảo an toàn bằng cách
Nghiêm
tăng hệ số an toàn.
trọng
- Cty tư vấn thiếu các dữ
liệu
cần thiết cho thiết
Không
kế và dự toán.
nghiêm
- Bản thiết kế/dự toán
trọng
không
được
kiểm
Trung bình
định/chỉ
kiểm
định

Trung bình
sài.
- Các sai sót của thiết kế
Nghiêm
không được phát hiện
trọng
gây ra nhiều khó khăn

Nghiêm
cho CĐT và nhà thầu.
trọng
- Quy phạm và tiêu
chuẩn thiết kế hiện tại
Nghiêm
lạc hậu, thiếu và không
trọng
đáp ứng được yêu cầu
hiện đại.

4.3 Giai đoạn đấu thầu
Giai đoạn này bắt đầu khi thiết kế và dự toán đã hoàn thiện và các nhà thầu được mời
tham gia chào thầu tự do, hạn chế hoặc chỉ định thầu. Giai đoạn này là thời gian nhạy
cảm và có nhiều tiêu cực, trục trặc xảy ra (Bảng 3).
Bảng 3. Các trục trặc và nguyên nhân trong giai đoạn đấu thầu
TT Các trục
thường gặp
1
Quá nhiều
thầu tham gia
khó khăn
chọn thầu
2
Giá bỏ thầu
thấp

trặc Mức độ xuất Mức độ tác
hiện
động

Trung bình
nhà Phổ biến
gây
cho
quá Rất phổ biến

Nguyên nhân của các trục
trặc
- Các nhà thầu cố gắng
thắng thầu bằng mọi giá,
dẫu rằng nhiều khi năng lực
không đảm bảo yêu cầu.
Nghiêm trọng - Nhà thầu năng lực hạn chế,
không vượt qua được yêu
3


3

4
5
6
7
8

9

10

Liên kết giữa các

nhà thầu để tạo ưu
tiên cho một nhà
thầu
Nhà thầu không
đủ năng lực
Nhà thầu không
được cung cấp các
thông tin cần thiết
Không có cạnh
tranh bình đẳng
giữa các nhà thầu
Hồ sơ thầu không
rõ ràng
Tiêu cực và để lộ
thông tin nhậy
cảm trong quá
trình thầu
Yêu cầu đấu thầu
quá cao, đặc biệt
là vấn đề bảo lãnh
thầu
Nhân viên tổ chức
đấu thầu có trình
độ chuyên môn
thấp để xử lý các
vấn đề phát sinh

Phổ biến

Phổ biến

Bình thường
Phổ biến
Rất phổ biến
Rất phổ biến

Phổ biến

Bình thường

Nghiêm trọng cầu sơ tuyển tối thiểu tiền
đấu thầu.
- CĐT, đơn vị xét thầu
không công bằng, rõ ràng
Nghiêm trọng trong đấu thầu, và che đậy
thông tin.
Bình thường - Năng lực tổ chức thầu hạn
chế, thiếu khao học và
chuyên nghiệp.
Nghiêm trọng - Có các tiêu cực trước,
trong và sau khi đấu thầu,
đặc biệt là hình thức liên kết
mờ ám giữa một nhóm các
Trung bình
nhà thầu.
Rất nghiêm - Do các nhà thầu không
đáng tin cậy nên CĐT đưa
trọng
nhiều yêu cầu bắt buộc để
đảm bảo an toàn.
Bình thường


Không
nghiêm trọng

4.4 Giai đoạn chuẩn bị công trường
Giai đoạn chuẩn bị công trường thường bắt đầu trong giai đoạn thiết kế và dự toán để
chuẩn bị hiện trường sẵn sàng cho quá trình xây dựng. Công việc chủ yếu là giải phóng
mặt bằng, lắp đặt hệ thống kỹ thuật điện nước... Các trục trặc thường gặp trong giai đoạn
này được thể hiện trong Bảng 4.
Bảng 4. Các trục trặc và nguyên nhân trong giai đoạn chuẩn bị công trường
TT Các
trục
trặc
thường gặp
1
Chậm giải phóng
mặt bằng
2
Quy định và khung
pháp lý cho di dời
dân, giải phóng
mặt bằng thiếu và
không rõ ràng
3
Chi phí giải phóng
mặt bằng quá lớn,
vượt quá dự toán
4
Vướng các công


Mức độ xuất Mức độ tác
hiện
động
Rất phổ biến
Rất nghiêm
trọng
Phổ biến
Bình thường

Phổ biến
Bình thường

Nguyên nhân của các trục
trặc
- Không công khai các
thông tin về quy hoạch,
triển khai dự án và chi phí
đền bù.
- Đền bù di dời, phương
án tái định cư và ổn định
cuộc sống mới chưa đủ
Nghiêm trọng thuyết phục người dân.
- Các cấp chính quyền
liên quan không hỗ trợ
Bình thường toàn diện cho việc giải
4


5
6

7

8

9

10

trình hạ tầng kỹ
thuật khác
Khó khăn trong
xin giấy phép xây
dựng
Liên quan tới quá
nhiều cơ quan, cấp
công quyền
Xung đột với
người dân sống
xung quanh công
trình
Khó khăn trong
việc lắp đặt các
dịch vụ phụ trợ
(điện, nước, điện
thoại...)
Gian dối và che
đậy thông tin trong
quá trình giải
phóng mặt bằng và
tái định cư

Tái chiếm đất sau
giải toả

Bình thường
Bình thường
Bình thường

Phổ biến

Phổ biến

Bình thường

phóng mặt bằng di dời
dân.
Bình thường - Các cấp chính quyền
gây khó khăn trong việc
thẩm định hồ sơ, cấp
Bình thường phép xây dựng.
- Ảnh hưởng tiêu cực của
thời tiết (mưa, lũ,...) và
Bình thường tác động của con người
tới tiến độ công trình.
- Sự chây ỳ và coi thường
pháp luật của người dân
Bình thường trong quá trình di dời sau
giải toả.
- Không có luật hoặc
khung pháp lý cho việc
đàm phán, thảo thuận

Nghiêm trọng giữa chủ công trình với
người dân.

Bình thường

4.5 Giai đoạn xây dựng
Theo phương pháp truyền thống, nhà thầu tổng sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn các công
việc để quản lý các nhà thầu phụ và phối hợp với CĐT và tư vấn giải quyết các vấn đề
xẩy ra trên công trường. Nhiều rủi ro được chỉ ra trong Bảng 5 trong giai đoạn này.
Bảng 5. Các trục trặc và nguyên nhân trong giai đoạn xây dựng
TT Các trục trặc
thường gặp
1
Chất lượng xây
dựng kém, không
đáp ứng yêu cầu
2
Sử dụng vật liệu
kém chất lượng
và bớt khối lượng
3
Chi phí quyết
toán chậm, nợ
đọng lâu ngày
4
Xây dựng ảnh
hưởng tới môi
trường (bụi, tiếng
ồn...)
5

Chậm tiến độ xây
dựng

Mức độ xuất Mức độ tác Nguyên nhân của các trục trặc
hiện
động
Phổ biến
Nghiệm
- Giám sát không chặt chẽ và
trọng
tuân thủ theo hợp đồng, quy
định
- Thiết kế sai, không phù hợp
Phổ biến
Nghiêm
với tình hình xây dựng.
trọng
- Nhà thầu năng lực hạn chế và
Rất phổ biến
Bình thường không đáp ứng được yêu cầu.
- Giá bỏ thầu quá thấp, không
đủ chi trả các chi phí xây dựng
Phổ biến
Bình thường - Ảnh hưởng của thời tiết, khí
tượng thuỷ văn, và của con
người.
- Bắt đầu xây dựng khi quá
trình giải phóng mặt bằng chưa
Rất phổ biến
Nghiêm

hoàn tất.
trọng
5


6
7
8

9

10

Tăng chi phí xây
dựng
Hồ sơ xây dựng
không đầy đủ
Các lỗi kỹ thuật
(rỗ bê tông, rỉ
thép, cấp phối
không đạt...)
Không quyết toán
được các hạng
mục đã hoàn
thành
Nhiều tai nạn lao
động

Phổ biến
Phổ biến

Phổ biến

- Vốn xây dựng không đủ và bị
Nghiêm
trọng
chậm, đặc biệt là vốn ngân
Bình thường sách.
- Nhiều tiêu cực trong quá
trình xây dựng của các bên
Nghiêm
tham
gia dự án.
trọng

Phổ biến

Bình thường

Bình thường

Rất nghiêm
trọng

4.6 Giai đoạn sử dụng
Sau khi các công việc xây dựng, lắp máy hoàn thành công trường được bàn giao lại cho
CĐT sử dụng. Giai đoạn này liên quan tới CĐT và người sử dụng, mặc dù nhà thầu
thường liên quan đến quá trình bảo trì trong thời gian đầu. Các khó khăn trong quá trình
này được thể hiện trong Bảng 6.
Bảng 6. Các trục trặc và nguyên nhân trong giai đoạn sử dụng
TT Các trục trặc thường Mức độ

gặp
xuất
hiện
1
Công trình hoàn thiện Bình
không đáp ứng các thường
yêu cầu kỹ thuật
2
Nhiều khuyết tật xây Phổ
dựng
biến
3
Nguy cơ cháy nổ cao Rất phổ
do chập điện, thiếu biến
thiết bị phụ trợ
4
Công trình xây xong Ít phổ
nhưng không thể sử biến
dụng được
5
Thiếu các dịch vụ Rất phổ
tiện ích (điện, nước, biến
vệ sinh...)
6
Công trình không Rất phổ
được duy tu, bảo trì biến
thường xuyên
7
công trình đưa vào sử Bình
dụng nhưng hiệu quả thường

không cao
8
Công trình sử dụng Phổ
và xuống cấp nhanh biến
chóng

Mức độ
động

tác Nguyên nhân của các trục trặc

Bình thường

- Chi phí cho xây dựng thấp
nên CĐT và nhà thầu phải cắt
bỏ nhiều hạng mục phụ trợ.
- Chất lượng xây dựng thấp,
Bình thường
thiếu giám sát trong quá trình
xây dựng..
Bình thường
- Không có quy định, chế tài
bắt buộc bảo dưỡng sau hoàn
thành
Bình thường
- Quy phạm thiết kế xây dựng
còn thấp, lạc hậu so với nhu
Không nghiêm cầu thực tế của xã hội hiện
đại.
trọng

- Nguồn vốn cho duy tu bảo
trì
công trình hầu như không
Bình thường
có.
- Không có ban quản lý công
Không nghiêm trình chịu trách nhiệm về các
vấn đề phát sinh trong quá
trọng
trình sử dụng.
Nghiêm trọng - Có nhiều sai sót, không
lường trước được trong quá
trình thực hiện dự án dẫn đến
6


9
10

Thiếu các thiết bị phụ
trợ và an toàn (thang
máy, tay vịn...)
Điều kiện sống kém
(chật hẹp, bí khí,
thiếu sáng, ồn...)

Rất phổ Bình thường
biến

công trình không phù hợp với

yêu cầu.

Rất phổ Bình thường
biến

5. Kết luận
Tác giả sơ lược một số các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình thực hiện dự án qua các giai
đoạn(1) khởi đầu, (2) thiết kế và dự toán, (3) đấu thầu, (4) chuẩn bị công trường, (5) xây
dựng, và (6) sử dụng. Mức độ xuất hiện và tác động của các trục trặc này đến công trình
xây dựng khác nhau. Yêu cầu hiện nay là phải hạn chế chúng càng nhiều càng tốt để có
một mục đích chung là tạo ra những công trình tốt nhất, chi phí và thời gian xây dựng
hợp lý nhất. Các trục trặc trên được liệt kê theo dạng định tính, quan điểm của người
ngoài nhìn vào ngành xây dựng Việt Nam. Trong tương lai, các rủi ro này phải được
nghiên cứu chi tiết bởi các chuyên gia của ngành xây dựng Việt nam để chỉ ra các số liệu
cụ thể về tên trục trặc, nguyên nhân và giải pháp hạn chế chúng.
(Nguồn tin: T/C Xây dựng, số 1/2007)

7



×