Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

CÔNG tác xã hội cá NHÂN và GIA ĐÌNH với TRẺ EM có vấn đề về tâm lý tại THÔN DU nội xã MAI lâm – HUYỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.26 KB, 71 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................3
BÁO CÁO TRƯỚC THỰC ĐỊA..........................................................................4
I, NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH.....................5
II/ GIỚI THIỆU VỀ BUỔI KIỂM HUẤN MÔN CTXH CÁ NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH..................................................................................................................5
III. Mô tả địa bàn thực hành : ( Thôn Du Nội – xã Mai Lâm – huyện Đông
Anh )...................................................................................................................8
BÁO CÁO CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VỚI TRẺ EM CÓ
VẤN ĐỀ VỀ TÂM LÝ TẠI THÔN DU NỘI - XÃ MAI LÂM – HUYỆN
ĐÔNG ANH – TP HÀ NỘI.................................................................................17
A. LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................18
B. NỘI DUNG.....................................................................................................20
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................20
1. Các khái niệm ............................................................................................20
1.1. khái niệm Công Tác xã hội cá nhân..........................................................20
1.2.Khái niệm trẻ em........................................................................................20
1.3.Khái niệm tâm lý........................................................................................21
1.4.Tiến trình Công tác xã hội cá nhân.............................................................22
II. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA PHƯƠNG THỰC HÀNH.....................................24
1.Thông tin về Thôn Du Nội, Xã Mai Lâm:.....................................................24
2.Thông tin mô tả về thôn Du Nội :.................................................................24
2.1. Đặc điểm chung:.......................................................................................24
2.2. Về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội (giai đoạn 2015 - 2018):.............25
III. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỐI TƯỢNG.......................29
1. Tình hình trẻ em tại Việt Nam......................................................................29
2. Luật pháp, chính sách dành cho trẻ em tại Việt Nam...................................30
IV. TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI TRẺ EM CÓ VẤN
ĐỀ VỀ TÂM LÝ..............................................................................................32
1. Mô tả ca........................................................................................................32
1..1 Hoàn cảnh của thân chủ............................................................................32


1.2. Thành phần gia đình..................................................................................33
2. Tiến trình trợ giúp thân chủ..........................................................................34

1


2.1. Tiếp nhận đối tượng..................................................................................34
2.2. Giai đoạn 2: Thu thập thông tin................................................................38
2.2.1.Phúc trình................................................................................................38
2.2.2. Các công cụ............................................................................................44
2.3. Giai đoạn 3: Phân tích nguyên nhân, xác định vấn đề ưu tiên..................49
2.4. Lập kế hoạch trợ giúp TC..........................................................................56
2.5. Triển khai các hoạt động trợ giúp thân chủ...............................................60
2.6. Lượng giá..................................................................................................63
2.6.1. Những thay đổi của Thân chủ:...............................................................63
2.6.2. Đánh giá về sinh viên.............................................................................66
2.6.2.1. Điểm mạnh.........................................................................................66
2.6.2.2. Hạn chế................................................................................................66
2.6.3. Đánh giá về việc vận dụng kiến thức, kĩ năng.......................................67
2.6.4. Tự đánh giá bản thân..............................................................................67
V. Kiến nghi, đề xuất........................................................................................69
KẾT LUẬN.........................................................................................................71

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTXH
NVXH
TC

SV
NTV

Công tác xã hội
Nhân viên xã hội
Thân chủ
Sinh viên
Nhà tham vấn

3


BÁO CÁO TRƯỚC THỰC ĐỊA
MÔN THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

4


I, NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH
-Thời gian thực hành: Từ ngày 27/02/2019 đến ngày 30/3/2019
-Địa điểm: Thôn Du Nội – xã Mai Lâm – huyện Đông Anh – Thành Phố Hà
Nội
-Mục tiêu học phần:
+Kiến thức: Sinh viên biết các vận dụng các kiến thức kỹ năng , kỹ thuật đã
học trong lý thuyết về CTXH cá nhân và gia đình vào quá trình thực hành . Vận
dụng vào các hoạt động thực tế như: tiếp cận đối tượng, xác định vấn đề và nhu
cầu của đối tượng, tổ chức buổi gặp mặt giữa sinh viên và đối tượng để xây
dựng các hoạt động can thiệp.
+Kỹ năng: Sinh viên áp dụng các kỹ năng đã học vào quá trình tiếp cận đối
tượng, tạo dựng sự tin tưởng, đánh giá các nhu cầu hỗ trợ, chuẩn bị các điều

kiện cần thiết để xây dựng kế hoạch hỗ trợ, kỹ năng lắng nghe tích cực, xử lý
căng thẳng, xử lý khủng hoảng và kỹ năng ghi chép thu thập thông tin.
+Thái độ: Học phần CTXH cá nhân và gia đình giúp sinh viên hình thành
thái độ làm việc chuyên nghiệp và phát triển giá trị đạo đức nghề nghiệp. Học
phần giúp sinh viên thực hiểu ý nghĩa, vai trò và chức năng của CTXH cá nhân
và gia đình trong hoạt động nghề công tác xã hội. Đồng thời nhận diện được
những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện phương pháp CTXH cá nhân và gia
đình để từ đó đúc rút kinh nghiệm sao cho phù hợp với từng đối tượng có những
vấn đề khác nhau.
II/ GIỚI THIỆU VỀ BUỔI KIỂM HUẤN MÔN CTXH CÁ NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH
-Thời gian: chiều 25/02/2019
-Địa điểm: Phòng E301 – Trường đại học Lao động xã hội
-Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Huệ
*Nội dung:
-Giảng viên cung cấp thông tin địa bàn nơi sinh viên tới thực hành :thôn Du

5


Nội- xã Mai Lâm – huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội
-Cung cấp các giấy tờ cần thiết cho chuyến thực hành:
+Bản cam kết
+Chứng minh thư nhân dân
+ Các tài liệu hướng dẫn thực hành
+Giảng viên nhắc nhở, dặn dò sinh viên cách ứng xử, lời nói khi xuống địa
phương sao cho hợp lý.
+Giảng viên hướng dẫn các nội dung cần hoàn thành trong thời gian thự
chành: báo cáo trước thực địa, nhật ký, báo cáo tổng kết cá nhân và gia đình,
nhóm, phát triển cộng đồng

-Giảng viên nhắc lại lý thuyết CTXH cá nhân –gia đình, bao gồm :
1, khái niệm : CTXH cá nhân-gia đình là phương pháp hỗ trợ qua mối quan
hệ 1:1 giữa nhân viên CTXH được đào tạo chuyện nghiệp với đối tượng yếu thế,
hỗ trợ các cá nhân- gia đình giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống của
họ thong qua các hoạt động như tham vấn, kết nối nguồn lực, hỗ trợ họ tự giải
quyết vấn đề của bản than và có khả năng vượt qua những vấn đề khác có thể
xảy ra trong tương lai.
2, Tiến trình ,kỹ năng , kỹ thuật sử dụng trong CTXH cá nhân
a, Tiến trình
-Giai đoạn 1: Tiếp nhận đối tượng
-Giai đoạn 2: Thu thập thông tin
-Giai đoạn 3: Đánh giá và xác định vấn đề
-Giai đoạn 4: Lập kế hoạch can thiệp/hỗtrợ
-Giai đoạn 5: Triển khai thực hiện kế hoạch
-Giai đoạn 6: Lượng giá/chuyểngiao
b, kỹ năng công tác xã hội cá nhân
-Kỹ năng vấn đàm/phỏng vấn
-Kỹ năng tham vấn
-Kỹ năng xử lý căng thẳng thần kinh

6


-Kỹ năng xử lý khủng hoảng
-Kỹ năng ghi chép và lưu trữ hồ sơ công tác xã hội cá nhân
c, Một số kỹ thuật tác nghiệp sử dụng trong CTXH cá nhân
-Các kỹ thuật giúp đối tượng vận động, thay đổi không khí , tạo hoạt động
vui vẻ trị liệu
-Kỹ thuật giúp đối tượng nói ra suy nghĩ, tình cảm
-Các kỹ thuật lấy ý kiến,giúp các đối tượng học hỏi kỹ năng mới.

3.Tiến trình, kỹ năng sử dụng trong CTXH với gia đình.
a, Tiến trình
- Giai đoạn 1: tiếp nhận ca/ mở hồ sơ ca
- Giai đoạn 2: thu thập thông tin
- Giai đoạn 3: đánh giá cấp độ, nhu cầu của gia đình
- Giai đoạn 4: xây dựng kế hoạch đáp ứng nhu cầu
- Giai đoạn 5: hỗ trợ triển khai kế hoạch
- Giai đoạn 6: lượng giá, đóng hồ sơ
b, Kỹnăng
- Vãng gia
- Quan sát
- Biện hộ
- Tham vấn gia đình
- Vẽ sơ đồ phả hệ

- Tổ chức các buổi họp gia đình

7


III. Mô tả địa bàn thực hành : ( Thôn Du Nội – xã Mai Lâm – huyện Đông
Anh )

1. Thông tin về xã Mai Lâm :
Xã Mai Lâm nằm ở phía Đông Nam huyện Đông Anh địa giới
như sau:
Phía bắc giáp xã Dục Tú và Cổ Loa
Phía đông giáp xã Yên Viên của huyện Gia Lâm
Phía tây giáp xã Đông Hội
Phía nam giáp phường Thượng Thanh của quận Long Biên

Diện tích khoảng 6,19km2, dân số 13.976 người
2.Thông tin mô tả về thôn Du Nội :
2.1. Đặc điểm chung:
Trải qua quá trình lịch sử hình thành, đấu tranh và phát triển, Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân các dân tộc thôn Du Nội luôn nỗ lực, khắc phục mọi
khó khăn, tranh thủ mọi thời cơ thuận lợi và đạt được những kết quả quan trọng
trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh. Cụ thể như
sau:
- Về tăng trưởng kinh kế bình quân hàng năm đạt: 5,85%/12%.
- Về thu nhập bình quân theo đầu người: 699 USD.
- Về cơ cấu kinh tế: tỷ trọng nông lâm nghiệp: 74,14%/67%; công nghiệp
xây dựng: 0,75%/9%; thương mại dịch vụ: 25,11%/24%.
- Về tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt trên 12.000 tấn.
Hiện nay toàn huyện đã có hơn 700 ha mía nguyên liệu xuất khẩu sang Trung
Quốc. Giá trị trên 1 đơn vị canh tác đạt trên 25 triệu đồng/ ha.
- Về kết cấu hạ tầng: nhiều các công trình đường, điện, trường, trạm được
đầu tư xây mới.
- Các đoàn thể chính trị, xã hội bao gồm:

8


+ Ban công tác mặt trận thôn
+ Chi đoàn thanh niên
+ Chi hội phụ nữ
+ Chi hội nông dân
+ Chi hội cựu chiến binh
+ Chi hội người cao tuổi
+ Hội khuyến học
2.2. Về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội (giai đoạn 2015 - 2018):

a. Về sản xuất nông nghiệp:
Trong hai năm qua tuy thời tiết có thời điểm không thuận lợi cho nông
nghiệp như rét đậm, mưa kéo dài đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích
gieo cấy lúa của nhân dân. Song với tinh thần chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo
và điều hành sản xuất của Ban quản lý thôn như xây dựng cơ cấu giống hợp lý,
cấy thống nhất lúa theo từng khu vực, ba con nhân dân cấy hết diện tích. Đồng
thời đôn đốc, chăm bón, tưới tiêu, phong trừ sâu bệnh, diệt chuột, ốc biêu vàng
kịp thời. Ban quản lý thôn phối hợp với khuyến nông xã huyện, hội làm vườn
huyện, tỉnh tổ chức 12 buổi tập huấn chuyển giao khoa học - kĩ thuật trong trồng
trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. Đã tư vấn kịp thời cho bà con nhân
dân. Chính nhờ vậy đã góp phần quan trọng đến năng suất, chất lượng sản phẩm.
Năm 2015 và 06 tháng đầu năm 2018 thôn thực hiện có hiệu quả cao giống lúa
TBR 225 trên cánh đồng mẫu đã cho năng suất lúa bình quân đạt 230 - 240
kg/sào.
Năng suất lúa năm 2015 đạt 59 tạ/ha. Năng suất lúa năm 2018 đạt 60 tạ/ha.
Năng suất lúa nhiệm kỳ này đã tăng hơn nhiệm kỳ trước là 25%. Tổng lương
thực cả nhiệm kỳ đạt 10,472 tấn. Lương thực bình quân đầu người đạt 650kg,
nhiệm kỳ trước là 630kg. Cây vụ đông năm 2015 đạt thấp có khoảng 5 - 7 mẫu
cây rau mầm. Năm 2016 có khoảng 15 mẫu, trong đó cây khoai tây có từ 8 - 10
mẫu. Cây khoai tây thu được hơn 22 tấn, giá trị kinh tế được hơn 90 triệu đồng.
Năng suất trong 2 năm qua tăng khá là nhờ áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ

9


thuật vào sản xuất sau dồn điển đổi thửa, cơ cấu giống hợp lý, diện tích lúa hàng
hóa chiếm từ 20 - 30% trong tổng diện tích của thôn. Đưa cơ giới hóa vào khâu
làm đất, cắt gặt lúa đã giảm chi phí đầu vào cho nhân dân.
b. Về chăn nuôi:
Đàn bò là 45 con so với chỉ tiêu không đạt.

Đàn lợn từ 1300 - 1400 con, tăng 28,6%.
Đàn gia cầm 11000 con, tăng 9,1%.
Thủy sản: năm 2015 sản lượng cá là 20 tấn. Năm 2018 ước khoảng 60 tấn.
Sản lượng cả nhiệm kỳ này tăng trên 70% so với nhiệm kỳ trước là do năm 2016
đã có 20 hộ có ao trong vùng thủy sản đã bắt đầu đi vào chăn thả, khai thác.
c. Xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi:
Năm 2018 thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn thôn đã được đầu tư xây dựng các công trình như sau:
- Xây dựng nhà văn hóa mới trên 500 triệu đồng.
- Bãi rác thác 62 triệu đồng
- Nghĩa trang nhân dân 150 triệu đồng
- Kênh cứng chùa đi đồng giữa 108 triệu đồng. Tháng 4/2015 hoàn chỉnh
hồ sơ dồn điền đổi thửa đến tháng 10/2018 được nhà nước hỗ trợ 163.866.000
đồng.
Tháng 6/2015 được nhà nước hỗ trợ cánh đồng mẫu 70% bằng 156 triệu
đồng. Tháng 4/2015 bằng nguồn quỹ của thôn mua sắm trang thiết bị nhà văn
hóa hơn 16 triệu đồng.
Trong 1 năm qua có hơn 70% số hộ trong thôn xây dựng mới nhà ở kiên cố
cao tầng, tăng hơn nhiệm kỳ trước là 2,5%.
Ban quản lý thôn thường xuyên san gạt đường giao thông nội đồng, đặt
một số tầm cống qua mương, thường xuyên tổ chức dọn kênh mương để phục vụ
sản xuất và đi lại của bà con. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để ứng phó với thời
tiết, thiên tai, bão lũ có thể xảy ra hàng năm.
d. Tài nguyên và môi trường:

10


Tài nguyên đất đai, nước được quản lý chặt chẽ theo luật. Trong thôn ít
xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai của tập thể.

Công tác vệ sinh môi trường được thôn thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở
cho nên không bị ô nhiễm lớn, 100% hộ dân có nhà vệ sinh, trong đó có tới trên
75% là nhà vệ sinh tự hoại, các hộ chăn nuôi từ 10 con lợn trở lên đều xây hầm
Bioga. Năm 2015 công tác thu gom rác thải do tổ vệ sinh môi trường của thôn
đảm nhận. Từ năm 2016 thôn ký hợp đồng với hợp tác xã Đồng Phát để thu gom
rác thải. Đến nay công tác này đã được xã hội hóa 100%. Nhìn chung công tác
vệ sinh môi trường luôn được thôn quan tâm tuyên truyền. Do vậy, đường làng
ngõ xóm luôn phóng khoáng, sạch sẽ.
c.

Văn hóa thể dục - thể thao:

Lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến quan trọng, chất lượng giáo
dục đào tạo từng bước được nâng cao. Mạng lưới y tế được củng cố xây dựng
mới, cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Hoạt động văn
hoá thông tin thể thao, truyền thanh truyền hình được phát triển với nội dung
hình thức phong phú đa dạng. Cuộc vân động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá khu dân cư" được đẩy mạnh và ngày càng đi vào chiều sâu. Các
danh hiệu văn hóa được duy trì và tăng qua các năm.
Trong thời gian vừa qua thôn đã hoàn thiện cơ bản các thiết chế văn hóa,
thể dục, thể thao theo quy định của nhà nước, ở nhà văn hóa và khu trung tâm
văn hóa. Đồng thời từng bước bổ sung các quy định trong công tác quản lý trên
tất cả các hoạt động của thôn. Thường xuyên thực hiện tốt nếp sống văn hóa
trong việc cưới việc tang, lễ hội. Trong 02 năm qua cơ bản các gia đình có người
qua đời đều đi hỏa táng, đã đảm bảo tốt vệ sinh môi trường và tiết kiệm trong
mỗi đám hàng vài chục triệu đồng. Từ tháng 4/2016 đến nay không còn duy trì
đội văn hiếu của làng. Gia đình có đám tự thuê văn hiếu, song thôn hỗ trợ mỗi
đám 1,5 triệu đồng (trong đó có 01 vòng hoa).
Năm 2015 có 201/218 hộ đạt gia đình văn hóa.
Năm 2018 có 202/2018 hộ đạt gia đình văn hóa.


11


Thôn đạt làng văn hóa cấp huyện năm 2018, được Chủ tịch UBND huyện
cấp bằng công nhận .
Thôn tổ chức đội văn nghệ tập luyện tham gia giao lưu Hội thu hát dân ca
đạt kết quả khá, ngoài ra còn tham gia giao lưu với các thôn bạn trong các dịp
những ngày lễ lớn của đất nước.
Thôn có đội bóng chuyền hơi (cả nam và nữ). Có đội bóng đá, chủ yếu
tham gia giao lưu trong các dịp tết Nguyên Đán và lễ hội...
Phong trào thể thao được các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực vào các
buổi chiều tại các trung tâm văn hóa, luôn nhôn nhịp ở tất cả các lứa tuổi cùng
tham gia.
Hệ thống loa truyền thanh của thôn thường xuyên hoạt động, đã thông báo
tuyên truyền kịp thời mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà
nước, sự chỉ đạo của xã, các quy định và mọi kế hoạch hoạt động của thôn tới bà
con nhân dân.
f. Về y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình:
Các cháu trong độ tuổi 100% được uống và tiêm phòng vắc - xin theo quy
định, 100% các bà mẹ mang thai được thăm khám thai theo quy định. Trong
thôn có gần 40 cụ cao tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Năm 2018 thôn vận động
nhân dân tham gia bảo hiểm y tế được hơn 80 người. Các cặp vợ chồng trong độ
tuổi sinh đẻ đã thực hiện kế hoạch sinh đẻ theo quy định. Tuy nhiên 2 năm qua
vẫn có 3 trường hợp sinh con thứ 3. Trong thôn không có dịch bệnh lớn xảy ra ở
người cũng như đàn vật nuôi. 100% các hộ dân dùng nước hợp vệ sinh. Không
có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn thôn. Đặc biệt vào dịp tết Nguyên
Đán thôn tập trung cao công tác tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm trong ăn
uống sinh hoạt.
g. Về giáo dục:

Trong thôn 100% trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường, từ đầu năm
học 2016 - 2017 các em mẫu giáo 5 tuổi về trường chính để học. Các bậc phu
huynh luôn quan tâm, chăm sóc, quản lý con em học tập và vui chơi trong dịp

12


hè. Thôn thường xuyên duy trì quỹ khuyến học để khen thưởng cho các em.
Năm học 2014 - 2015 có 110 em được khen thưởng, có 20 em đỗ vào đại học.
Năm học 2015 - 2018 có 128 em được khen thưởng, có 34 em đỗ vào đại học.
Phong trào học tập của các cháu luôn ở top đầu của xã về thành tích học tập.
Trong thôn có 5 dòng họ duy trì quỹ khuyến học để động viên khen thưởng các
cháu có thành tích trong học tập. Được UBND xã tặng giấy khen phong trào
khuyến học 2016 - 2018. Nhìn chung về giáo dục thôn phát huy truyền thống
hiếu học từ nhiều năm nay, nhờ vậy mà các cháu luôn chăm ngoan, học giỏi,
không mắc các tệ nạn xã hội ở tuổi học trò.
h. Chính sách xã hội:
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ, Ban quản lý thôn, Ban công tác mặt
trận thôn, các tổ chức chính trị xã hội đã triển khai thực hiện nghiêm túc các chế
độ chính sách của đảng và nhà nước, cũng như các nguồn tài trợ của các cơ
quan, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trợ giúp các hộ nghèo, các đối tượng chính
sách xã hội trong thôn.

13


KẾ HOẠCH THỰC HÀNH MÔN CÔNG TÁC XÃ
HỘI CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Nội dung


Mục tiêu

Hoạt động

Người

Thời

thực

gian

Kết quả

hiện
1.Tìm

-Tiếp nhận -Tiếp cận địa bàn NVXH

hiểu cơ sở TC
thực tế

Tuần1 -Tiếp cận với TC và
.

-Gặp Trưởng

-Tạo mối

thôn, Bí thư đoàn


28/02/

quan hệ

thanh niên hỗ trợ

2019-

với TC

tìm kiếm TC

03/04/

tạo mối quan hệ tốt

2019

-Gặp gỡ và tiếp
nhận TC
2.Bước

-Thu thập

-Làm việc với

đầu thu

thông tin


TC

thập

về TC

thông tin

-Thu thập
thông tin
về gia đình
TC, các

NVXH

Tuần2 -Thu thập được thông
04/04/

tin của TC và gia đình
TC

-Thu thập đầy đủ

2019-

thông tin về TC

10/04/ -Xác định được những


-Thu thập đủ các
thông tin về gia

2019

vấn đề mà thân chủ
gặp phải

đình TC

đối tượng
liên quan
đến TC và
vấn đề của
TC

-Tìm hiểu các
vấn đề, các đối
tượng liên quan
đến TC
-Các nguyên
nhân dẫn tới vấn

14


đề mà TC chia sẻ
3.Xác

-Xác định


-Cùng TC lập 4

NVXH,

Tuần3 -Xác định rõ vấn đề

định vấn

rõ vấn đề

bảng biểu:

TC

11/04/ mà TC gặp phải để có

đề xây

cần ưu tiên

dựng kế

giải quyết

hoạch

+Sơ đồ phả hệ

2019-


hướng giải quyết vấn

17/04/ đề
+Biểu đồ sinh

2019

thái
+Phân tích điểm
mạnh, điểm yếu
+Cây vấn đề
-Xây dựng kế
hoạch thực hiện
+Xác định rõ vấn
đề cần giải quyết
+Nêu rõ các hoạt
động cụ thể để
hỗ trợ TC
+Hỗ trợ huy
động các nguồn
lực để giúp đỡ
TC
+Huy động
nguồn lực cùng
hỗ trợ TC

15



4.Triển

-Giải

-Tổng hợp lại kế

NVXH,

Tuần3 -Giải quyết được

khai kế

quyết vấn

hoạch và xem xét TC

18/04/ những vấn đề mà

hoạch

đề của TC

kỹ lưỡng trước

2019-

khi thực hiện

24/04/
2019


-Thực hiện kế
hoạch theo

trước đây TC gặp phải
-Giúp TC tự tin hơn,
mở lòng và vui vẻ
trong cuộc sống

những bước đã

-Có thêm những khả

ghi và tổng

năng mới(ca hát, vẽ

hợp( Có cả sự hỗ

tranh…)

trợ từ các nguồn
lực bên trong và
bên ngoài)
5.Kết thúc -Chia tay
ca
TC

-Đến tạm biệt TC
-Đưa cho gia

đình TC bản kế
hoạch lâu dài
giúp ích cho TC
cho gia đình TC
bản kế hoạch
lâu dài về các
hoạt động giúp
ích cho TC

NVXH,

Tuần4 -TC chấp nhận chia

TC, gia

25/04/ tay NVXH

đình TC

2019

29/04/

-TC có chiều hướng
tích cực trong tương
lai

2019

16



BÁO CÁO CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VỚI TRẺ
EM CÓ VẤN ĐỀ VỀ TÂM LÝ TẠI THÔN DU NỘI - XÃ MAI LÂM –
HUYỆN ĐÔNG ANH – TP HÀ NỘI.

17


A. LỜI MỞ ĐẦU
Từ trước đến nay, Trẻ em là những công dân nhỏ tuổi và là người chủ
tương lai của đất nước. Quan tâm đến trẻ em là một trong những mối quan tâm
hàng đầu của mỗi quốc gia. Nước ta là một trong những nước đầu tiên ký vào
Công ước quốc tế về Quyền trẻ em.
Trẻ em nói chung, học sinh nói riêng đã và đang cần gì, mong muốn điều gì
từ phía nhà trường, gia đình, xã hội? Tình yêu thương của cha, mẹ, người thân,
điều kiện để học tập tốt và vui chơi giải trí, kiến thức và cả những ước mơ, đó là
những điều trẻ em mong muốn. Trẻ em là những công dân nhỏ tuổi và là người
chủ tương lai của đất nước. Quan tâm đến trẻ em là một trong những mối quan
tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, xã hội hiện nay ngày một phát triển
thì càng nảy sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng không tốt tới trẻ em như: tệ nạn xã
hội, nạn buôn bán trẻ em, thực trạng tan vỡ trong hôn nhân ngày một nhiều
khiến trẻ em chịu ảnh hưởng tâm lí…Để công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em thực
sự đạt hiệu quả cao, đúng với ý nghĩa ươm những mầm xanh tương lai cho đất
nước thì cần sự chung tay vào cuộc của cả cộng đồng xã hội. Đồng thời tập
trung giải quyết những khó khăn, bức xúc trong đời sống của trẻ em, phấn đấu
giảm tỷ lệ trẻ em bị xâm hại, ngược đãi, bạo lực; trẻ em bị tai nạn thương tích,
trẻ em bị suy dinh dưỡng; góp phần xây dựng một thế hệ trẻ tương lai của đất
nước có thể chất, sức khỏe, trí tuệ, phẩm chất đạo đức nhằm xây dựng quê
hương, đất nước ngày càng giàu mạnh. Và để thực hiện những mục tiêu đó, vai

trò của nhân viên xã hội (NVXH) là rất quan trọng.
Được nhà trường và khoa Công tác xã hội tạo điều kiện cho em được thực
hành môn học công tác xã hội cá nhân và gia đình tại Thôn Du Nội, Xã Mai
Lâm huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, em đã có có hội tiếp xúc và làm việc
với những thân chủ thực tế để vận dụng từ lí thuyết sang thực hành. Qua thời
gian nghiên cứu, em xin chọn : “Công tác xã hội cá nhân với trẻ em có vấn đề về
tâm lí tại Thôn Du Nội, Xã Mai Lâm huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. ” làm

18


đề tài của mình. Tuy nhiên, do kinh nghiệm thực tiễn còn chưa đầy đủ nên trong
quá trình thực hành, em sẽ còn nhiều sai sót, em rất mong sẽ nhận được sự đóng
góp, chỉnh sửa của thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

19


B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Các khái niệm
1.1. khái niệm Công Tác xã hội cá nhân.
Công tác xã hội cá nhân được hiểu là phương pháp tiếp cận của công tác
xã hội nhằm giúp đỡ, hỗ trợ cá nhân vượt qua khó khăn thông qua mối quan hệ
làm việc một- một, giúp cá nhân đối tượng đánh giá, xác định vấn đề, tìm kiếm
tiềm năng, điểm mạnh để tiến đến nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề.
Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả
hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an
sinh cho người dân trong xã hội ( từ điển bách khoa ngành công tác xã hội
1995).

Công tác xã hội cá nhân có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt về những
đóng góp to lớn đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Công tác xã hội cá nhân tin tưởng vào giá trị vốn có và sự quan trọng của mỗi cá
nhân và sự phụ thuộc lẫn nhau của cá nhân và xã hội.
1.2.Khái niệm trẻ em
Theo Hiệp ước về quyền trẻ em của Liên hiệp quốc định nghĩa trẻ em như
sau: Mọi con người dưới tuổi 18 trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em. Còn
theo từ điển Wikipedia Tiếng Việt thì: Về mặt sinh học, “trẻ em” là con người ở
giữa giai đoạn từ khi sinh và tuổi dậy thì. Định nghĩa pháp lý về một “trẻ em”
nói chung chỉ tới một đứa trẻ, còn được biết tới là một người chưa tới tuổi
trưởng thành. Và theo từ điển Tiếng Việt của các tác giả: Vĩnh Lộc, Bảo Đoan,
Ngọc Hạnh, Quỳnh Tâm do Nhà xuất bản Thanh Niên phát hành năm 2000 thì
“trẻ em” là trẻ con (trang 10390). Và cũng sách này, ở phần giải thích về cụm từ
trẻ con là: Đứa trẻ nhỏ tuổi.
Theo Từ điển bách khoa toàn thư, trẻ em được định nghĩa là : “ Về mặt sinh

20


học, trẻ em là con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh ra và tuổi dậy thì. Định
nghĩa pháp lý về một "trẻ em" nói chung chỉ tới một đứa trẻ, còn được biết tới là
một người chưa tới tuổi trưởng thành.
Trẻ em cũng có thể được hiểu trong mối quan hệ gia đình với bố mẹ
(như con trai và con gái ở bất kỳ độ tuổi nào hoặc, với nghĩa ẩn dụ, hoặc thành
viên nhóm trong một gia tộc, bộ lạc, hay tôn giáo, nó cũng có thể bị ảnh hưởng
mạnh mẽ bởi một thời gian, địa điểm cụ thể, hoặc hoàn cảnh.
Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam thì đưa ra khái niệm: “Trẻ em
là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em
đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 9, ngày 12-8-1991 đã thông qua toàn văn

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Sau đó, luật này đã được Quốc hội
khóa XI, kỳ họp thứ 5 năm 2004 sửa đổi. Tại Điều 1 của luật này có quy định về
trẻ em như sau: Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16
tuổi. Và trong dự thảo Luật trẻ em (tên gọi cũ là Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em) vừa được công bố để lấy ý kiến đóng góp của các cấp, ngành đã đưa
ra khái niệm về trẻ em như sau: Trẻ em là người dưới 18 tuổi.
1.3.Khái niệm tâm lý
Tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh do sự tác động của
thế giới khách quan vào não, được não phản ánh, nó gắn liền, điều hành, điều
chỉnh mọi hành vi hoạt động của con người.
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát
triển của các hiện tượng tinh thần hay các hiện tượng tâm lý.
Trong tiếng Việt, thuật ngữ “tâm lý”, “tâm hồn” đã có từ lâu. Trong Từ
điển Phật học của Đoàn Trọng Côn: “tâm” là lòng cảm động, là cái lý, ý thức,
trí, cái linh của con người nói chung về vũ trụ. “Lý” được hiểu là lý lẽ về “cái
tâm”. Trong Từ điển tiếng Việt (1988) định nghĩa một cách tổng quát: tâm lý là
ý nghĩ, tình cảm... làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người.

21


Tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh do sự tác động của thế
giới khách quan vào não, được não phản ánh, nó gắn liền, điều hành, điều chỉnh
mọi hành vi hoạt động của con người.
Tóm lại, khi xét bản chất hiện tượng của con người, chúng ta có thể phân
tích theo 3 phương diện:
- Về nội dung: Tâm lý người là sự phản ánh thế giới khách quan thông qua
lăng kính khách quan (chủ thể).
- Về cơ chế: Tâm lý người diễn ra theo cơ chế phản xạ của não.
- Về bản chất: Tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử

1.4.Tiến trình Công tác xã hội cá nhân
Tiến trình công tác xã hội cá nhân trải qua 6 giai đoạn:
Bước 1. Tiếp cận địa bàn, tìm kiếm thân chủ
- Phương pháp: Làm quen, tạo dựng mối quan hệ và tìm hiểu sơ lược về
vấn đề ban đầu của thân chủ.
Bước 2. Thu thập thông tin về thân chủ và bước đầu xác định vấn đề của
thân chủ
- Phương pháp: Thông qua các mối quan hệ của thân chủ và chính bản thân
thân chủ cung cấp, Kết hợp các phương pháp, kỹ năng thu thập thông tin:
Phỏng vấn sâu, quan sát, ghi chép, trò chuyện, thăm gia đình, trò chơi...để thu
thập thông tin.
Sử dụng các công cụ;
- Vẽ và phân tích sơ đồ phả hệ của thân chủ ( 3 thế hệ)
- Vẽ và phân tích biểu đồ sinh thái
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống thân chủ
Bước 3. Phân tích nguyên nhân, xác định vấn đề của thân chủ
Sử dụng công cụ:
- Vẽ và phân tích cây vấn đề của thân chủ
- Xác định các vấn đề và sắp sếp vấn đề theo thứ tự ưu tiên của thân

22


chủ.
Bước 4. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề cho những vấn đề theo thứ tự ưu
tiên. Lập theo mẫu (duyệt cùng với kiểm huấn viên và báo cáo với giảng viên
hướng dẫn để góp ý kịp thời)
- Xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể
- Xác định các nguồn lực
- Xác định các hoạt động hỗ trợ

- Thời gian triển khai các hoạt động
- Người thực hiện
- Kết quả dự kiến đạt được
Bước 5. Triển khai các hoạt động trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề
- Tham vấn, trợ giúp học tập, vui chơi, trị liệu, giao nhiệm vụ...
Bước 6. Lượng giá- Kết thúc (đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ) về các hoạt động
và kết quả đạt được
- Xem xét mức độ thay đổi của thân chủ
- Đánh giá mức độ tham gia giải quyết vấn đề của thân chủ
- Xác định các nguồn lực có thể trợ giúp cho thân chủ: Con người, tổ
chức, tài nguyên, chính sách..
- Sử dụng các công cụ đánh giá: phỏng vấn, phiếu điều tra, cuộc họp, báo
cáo...
- Viết phúc trình vấn đàm , mỗi một bước viết 01 phúc trình để minh họa,,
viết ngay trong mỗi bước của tiến trình. Trong phúc trình ghi rõ sinh viên đã sử
dụng kỹ năng gì.
Kết thúc- Chia tay thân chủ và cơ sở thực hành.

23


II. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA PHƯƠNG THỰC HÀNH
1.Thông tin về Thôn Du Nội, Xã Mai Lâm:
Thôn Du Nội, Xã Mai Lâm nằm ở rìa phía Đông Nam huyện Đông Anh,
trên bờ Bắc sông Đuống. Phía Bắc Mai Lâm là xã Dục Tú, phía Tây Bắc là
xã Cổ Loa, phía Tây Nam là xã Đông Hội, đều là các xã cùng huyện. Mặt phía
Nam của Mai Lâm tiếp giáp với phường Thượng Thanh của quận Long
Biên (ranh giới là sông Đuống). Phía Đông là thị trấn Yên Viên và xã Yên
Thườngcủa huyện Gia Lâm. Sông Ngũ Huyện Khê chảy ngang qua Mai Lâm, từ
hướng xã Đông Hội sang xã Dục Tú. Quốc lộ 3chạy qua xã từ hướng thị trấn

Yên Viên sang Cổ Loa.

2.Thông tin mô tả về thôn Du Nội :
2.1. Đặc điểm chung:
Trải qua quá trình lịch sử hình thành, đấu tranh và phát triển, Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân các dân tộc thôn Du Nội luôn nỗ lực, khắc phục mọi

24


khó khăn, tranh thủ mọi thời cơ thuận lợi và đạt được những kết quả quan trọng
trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh. Cụ thể như
sau:
- Về tăng trưởng kinh kế bình quân hàng năm đạt: 5,85%/12%.
- Về thu nhập bình quân theo đầu người: 699 USD.
- Về cơ cấu kinh tế: tỷ trọng nông lâm nghiệp: 74,14%/67%; công nghiệp
xây dựng: 0,75%/9%; thương mại dịch vụ: 25,11%/24%.
- Về tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt trên 12.000 tấn.
Hiện nay toàn huyện đã có hơn 700 ha mía nguyên liệu xuất khẩu sang Trung
Quốc. Giá trị trên 1 đơn vị canh tác đạt trên 25 triệu đồng/ ha.
- Về kết cấu hạ tầng: nhiều các công trình đường, điện, trường, trạm được
đầu tư xây mới.
2.2. Về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội (giai đoạn 2015 - 2018):
b. Về sản xuất nông nghiệp:
Trong hai năm qua tuy thời tiết có thời điểm không thuận lợi cho nông
nghiệp như rét đậm, mưa kéo dài đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích
gieo cấy lúa của nhân dân. Song với tinh thần chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo
và điều hành sản xuất của Ban quản lý thôn như xây dựng cơ cấu giống hợp lý,
cấy thống nhất lúa theo từng khu vực, ba con nhân dân cấy hết diện tích. Đồng
thời đôn đốc, chăm bón, tưới tiêu, phong trừ sâu bệnh, diệt chuột, ốc biêu vàng

kịp thời. Ban quản lý thôn phối hợp với khuyến nông xã huyện, hội làm vườn
huyện, tỉnh tổ chức 12 buổi tập huấn chuyển giao khoa học - kĩ thuật trong trồng
trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. Đã tư vấn kịp thời cho bà con nhân
dân. Chính nhờ vậy đã góp phần quan trọng đến năng suất, chất lượng sản phẩm.
Năm 2015 và 06 tháng đầu năm 2018 thôn thực hiện có hiệu quả cao giống lúa
TBR 225 trên cánh đồng mẫu đã cho năng suất lúa bình quân đạt 230 - 240
kg/sào.
Năng suất lúa năm 2015 đạt 59 tạ/ha. Năng suất lúa năm 2018 đạt 60 tạ/ha.

25


×