Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Chính sách hỗ trợ phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.36 KB, 55 trang )

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu của nước ta hiện nay, nó là một
trong các khâu đột phá chiến lược của nước ta trong nhiều năm qua và những
năm tiếp theo. Chính sách về phát triển nhân lực cho ngành giáo dục vì thế có ý
nghĩa quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược to lớn trên. Đặc biệt từ
sau chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương 8 Khóa XI (Nghị quyết số 29 ngày 4
tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng) về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh
tế quốc tế thì vấn đề về phát triển nhân lực, đào tạo bồi dưỡng nhân tài có ý
nghĩa quyết định đối với sự phát triển của đất nước. Những người tiên phong
trong nhiệm vụ của bài toán giáo dục đó chính là đội ngũ các thầy cô giáo thuộc
các cấp học của hệ thống giáo dục quốc dân.
Mắt xích Giáo dục tiểu học lại được đặt ra, chú trọng sự nghiêm túc hơn
bao giờ hết. Đội ngũ các thầy cô giáo cấp tiểu học phải được phát triển đảm
bảo đạt tiêu chuẩn về chất lượng và số lượng, cơ cấu… Giáo dục tiểu học của
Việt Nam những năm gần đây đã đạt được các kết quả hết sức khả quan trong
mục tiêu là đưa trẻ đến trường 100%. Tuy vậy, từ bậc học này các em học
sinh phát triển đến đâu và liệu sự rèn giũa của người thầy với các em có theo
kịp với yêu cầu về đổi mới giáo dục hay không. Tất cả những điều đó phụ
thuộc rất lớn vào việc đảm bảo các điều kiện từ cơ sở vật chất, từ người thầy,
cô giáo…
Vì vậy, việc nhận thức đúng vai trò của đội ngũ nhà giáo, nhà quản lý của
cấp học này, tiến tới phát triển, nâng cao toàn diện kiến thức, kỹ năng, trách
nhiệm đạo đức nghề nghiệp là những công việc tiên quyết và Nhà nước chính là
chủ thể cần ban hành những chính sách phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
trong hệ thống chính sách về phát triển đội ngũ giáo viên.
Các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ rõ “Mục tiêu xây dựng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất


lượng, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt nâng cao bản lĩnh chính trị,
phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề nhà giáo”.
Hà Nam là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, một nơi có điều kiện
phát triển tương đối thuận lợi so với cả nước, nhưng vẫn có những khác biệt
giữa các huyện, xã do địa hình và điều kiện dân cư chi phối. Chính sách giáo
1


dục của Hà Nam cũng cần được thiết kế và thực thi nhằm đạt được sự phát
triển tối ưu đối với ngành giáo dục nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng.
Xuất phát từ nhận thức trên, với vị trí là một người công tác quản lý trong
ngành giáo dục tiểu học, tôi đã có khá nhiều trăn trở với sự nghiệp đổi mới giáo
dục của nước nhà và tỉnh Hà Nam của tôi nói riêng, vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài
“Chính sách hỗ trợ phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hà Nam” để làm
đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách hỗ trợ
phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học, đề xuất các giải pháp về chính sách hỗ trợ
phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hà Nam trong thời gian tới. Đề tài tập
trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ phát triển đội ngũ giáo
viên tiểu học.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển đội ngũ giáo
viên tiểu học tỉnh Hà Nam.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu về chính sách hỗ
trợ phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hà Nam trong thời gian tới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển
đội ngũ giáo viên tiểu học của tỉnh Hà Nam (giáo viên tiểu học trong các cơ sở
giáo dục công lập), bao gồm các chính sách bộ phận: Chính sách đào tạo, bồi

dưỡng, thu hút, đãi ngộ, tuyển dụng… đội ngũ giáo viên tiểu học của tỉnh Hà
Nam.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, đề tài dựa trên
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, sử dụng tổng hợp một số
phương pháp như: thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp, điều tra xã hội
học…
Ngoài ra, đề tài cũng tham khảo những số liệu thứ cấp đã được công bố, kết
quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu liên quan, đồng thời dựa vào
các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục,
đào tạo và đổi mới giáo dục, đào tạo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2


Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu:
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Hà Nam.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ 2010 đến 2015 và định hướng
giải pháp đến năm 2020.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học.
Đội ngũ giáo viên tiểu học là tập thể những người làm công tác giảng dạy
được tổ chức theo một cơ sở giáo dục tiểu học với số lượng, chất lượng và cơ
cấu hợp lý cùng chung nhiệm vụ là thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy theo chuẩn
chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào
đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách
làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển
toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trường. Vì vậy chính
sách là chuỗi những hoạt động mà chính quyền chọn làm hay không làm với tính

toán và chủ đích rõ ràng, có tác động đến người dân. Như vậy, có thể nhận thấy:
- Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra;
- Chính sách được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị chung và tình
hình thực tế;
- Chính sách được ban hành bao giờ cũng nhắm đến một mục đích nhất
định; nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó; chính sách được ban hành
đều có sự tính toán và chủ đích rõ ràng.
Phát triển đội ngũ giáo viên chính là công tác phát triển nguồn nhân lực
trực tiếp tham gia vào công tác giảng dạy của trường tiểu học, là quá trình làm
tăng tiến, chuyển biến về số lượng và chất lượng, hài hòa về cơ cấu theo chiều
hướng tích cực của đội ngũ giáo viên trong các nhà trường.
Từ những vẫn đề trên có thể thấy rằng: Phát triển đội ngũ giáo viên là quá
trình chủ thể quản lý đội ngũ giáo viên sử dụng các biện pháp quản lý, phát triển
đội ngũ giáo viên đảm bảo về số lượng, chất lượng và đồng bộ về cơ cấu trong
tương lai để đáp ứng mục tiêu giáo dục đào tạo.
Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 giữa
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập. Theo đó, chức danh nghề nghiệp giáo
3


viên tiểu học trong các trường tiểu học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân bao gồm:
- Giáo viên tiểu học hạng II - Mã số: V.07.03.07
- Giáo viên tiểu học hạng III - Mã số: V.07.03.08
- Giáo viên tiểu học hạng IV - Mã số: V.07.03.09
Giáo viên tiểu học đủ tiêu chuẩn được xét bổ nhiệm vào ngạch: Giáo viên
tiểu học; Giáo viên tiểu học chính; Giáo viên tiểu học cao cấp theo quy định.
Đối với bậc Tiểu học, đây là bậc học mà đối tượng học là những học sinh
mới bắt đầu bước ra thế giới của đời sống xã hội thay vì vẫn còn nằm trong bàn

tay của cha mẹ và gia đình, các học sinh sẽ bắt đầu được học tập các kiến thức
cơ bản. Tuy nhiên, các em vẫn còn thói quen ham chơi và chưa thật sự sẵn sàng
học tập, đặc biệt một số năm đầu tiểu học. Do vậy, để truyền đạt được kiến thức
và giúp các em say mê học tập giáo viên tiểu học phải có kỹ năng sư phạm
vững chắc, cách dạy khéo léo, truyền cảm. Đồng nghĩa với việc giáo viên tiểu
học phải trang bị cho mình phương pháp dạy học linh hoạt, đặc biệt phải nắm
được đặc điểm tâm sinh lý của các em thật tốt.
Thực tế đã chứng minh rằng, trong môi trường giáo dục tiên tiến ở các
nước phương Tây, giờ học của học sinh tiểu học rất thoải mái không phải ngồi
yên một chỗ như ở các trường tiểu học hiện nay. Các giáo viên tiểu học phải
khéo léo, tâm lý, biết kết hợp các môn học để tăng hiệu quả giáo dục, tạo ra môi
trường học tập nhẹ nhàng và có sức hút cao. Chỉ có vừa học vừa chơi như vậy
các em mới không bị áp lực, luôn hào hứng, tìm tòi và khám phá với kiến thức
mới..
Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành một số yêu cầu đối với
chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học, đây là một số yêu cầu khá riêng
đối với bậc học này do đây là bậc học đào tạo các em học sinh, người mà mới
bắt đầu tham gia vào việc học tập tại trường lớp. Chuẩn giáo viên hay còn gọi là
chuẩn chuyên môn, chuẩn nghề nghiệp là các mức trình độ người giáo viên cần
đạt được trong suốt cuộc đời dạy học của mình. Ðó là các mốc ghi nhận trình độ
chuyên môn không ngừng được nâng cao của người giáo viên, nhằm đáp ứng
yêu cầu của giáo dục và xã hội, buộc họ phải không ngừng học tập và hình thành
phương pháp giảng dạy tích cực. Khi đã có chuẩn giáo viên thì đó là cơ sở để
xác định chuẩn đào tạo. Thực tế cho thấy, chuẩn giáo viên là đòi hỏi tất yếu của
thời đại với người giáo viên nói chung, đặc biệt các yêu cầu đối với người giáo
viên tiểu học nói riêng. Chuyển từ xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên theo
4


chuẩn đào tạo, trình độ đào tạo, sang xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên theo

chuẩn giáo viên là xu thế chung của các nước đang phát triển, là cách quản lý
tiên tiến và hiện đại.
Giáo viên tiểu học đang thực hiện nhiệm vụ “3 trong 1”, gồm đào tạo kiến
thức, lại giống như người mẹ hiền tại trường và đồng thời là người bạn đối với
học trò. Sự hình thành nhân cách các em bị tác động rất lớn tại cấp bậc tiểu học.
Do vậy, việc phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học sẽ tạo ra một đội ngũ học sinh
tương lai nhiều trí tuệ, đóng góp vào nguồn nhân lực chất lượng cao và thúc đẩy
sự phát triển của Việt Nam.
Nhiệt tình với các môn mình đã lựa chọn mà giảng dạy cho học sinh, cũng
như tham gia đóng góp, thay đổi, sáng tạo ra kế hoạch giảng dạy, chương trình
học tập và nhà trường, phản ánh nhu cầu học sinh và sáng kiến của các cơ quan
chức năng. Khả năng tự học tập thông qua báo chí, internet, và đặc biệt thông
qua tham khảo thêm kiến thức từ các giáo viên khác.
Sẵn sàng làm việc ngoài giờ lên lớp, học sinh tiểu học là cấp học rất quan
trọng đối với cuộc đời mỗi người, biết đọc, biết viết các con số và hình thành
nên các kỹ năng sống. Tuy nhiên, đối với khối học sinh tiểu học vẫn còn đang
hình thành nhân cách, và một số học sinh có thể chưa chú tâm vào việc học hoặc
quấy rối và rầy la tại lớp học. Điều đó có thể dẫn giáo viên mất bình tĩnh và
thiếu kiểm soát, và có thể làm giáo viên chịu một số tác động căng thẳng và gặp
khó khăn. Yêu cầu mỗi giáo viên khi tham gia vào giảng dạy tiểu học không
những kiên nhẫn hơn và bình tĩnh hơn, tâm lý khi làm việc với những học sinh
có năng lực khác nhau và đặc biệt đối với những học sinh dân tộc đến từ các nơi
khác nhau nơi cuộc sống còn khó khăn, giáo viên luôn tình cảm nhẹ nhàng, chân
thành với học sinh. Nhiều trường hợp giáo viên có thể dạy bồi dưỡng cho những
học sinh yếu kém để nâng cao lên, thể hiện tinh thần trách nhiệm của người thầy
đối với học sinh, gia đình và xã hội.
Hiện nay yêu cầu về số lượng, cơ cấu của giáo viên được quy định rất rõ
trong Luật giáo dục đối với từng cấp học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển
khai các địa phương thực hiện chuẩn giáo dục tiểu học cấp quốc gia, với nhiều
bộ tiêu chí khá cụ thể. Đây có thể coi là một chuẩn mực chung dành cho các

trường, địa phương áp dụng. Ở đây, yêu cầu về số giáo viên, cơ cấu theo môn
học được quy định khá rõ ràng.
Ngày 28 tháng 12 năm 2012, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban
hành Thông tư số 59/2012/QĐ-BGD&ĐT thay thế QĐ số 32/2005, “Về việc ban
5


hành Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia”. Theo đó, trường
chuẩn quốc gia được chia làm 2 cấp độ: mức độ 1 và mức độ 2 (có các tiêu
chuẩn cao hơn so với mức độ 1 và hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện
mức độ cao hơn, tạo tiền đề nhằm tiếp cận với trình độ phát triển của trường tiểu
học ở các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới).
1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
* Cơ chế, chính sách của Nhà nước dành cho đối tượng giáo viên tiểu
học
Giáo viên là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (trừ giáo viên các
trường ngoài công lập) hưởng lương từ ngân sách nhà nước, do vậy cơ chế,
chính sách của Nhà nước về tiền lương, chính sách về định mức giờ giảng, giờ
nghiên cứu khoa học, các loại phụ cấp… có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
đến phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học.
Chính sách tiền lương nếu đáp ứng được các nhu cầu về cuộc sống, học tập và
nuôi sống gia đình của người giáo viên thì họ sẽ toàn tâm, toàn ý cống hiến cho công
việc. Ngược lại thì sẽ ảnh hưởng đến tâm tư, nguyện vọng và mức độ cống hiến cho
công việc, thậm chí là mất động lực làm việc của đội ngũ giáo viên.
Ngoài ra chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm của Nhà nước
cũng là một yếu tố thu hút học sinh giỏi và yêu nghề vào ngành sư phạm. Theo
bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Quyền Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học, Bộ Giáo
dục và Đào tạo: “Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang có chính sách đối với hệ
thống trường sư phạm, từ quy hoạch trường lớp đến chính sách đối với nhà giáo.
Chúng tôi đã và đang bàn để làm sao thu hút được người giỏi vào ngành sư

phạm, thu hút học sinh giỏi, học sinh đạt giải vào trường sư phạm với sự khác
biệt so với việc thu hút người giỏi vào các ngành khác. Ngoài học phí sẽ có sự
đảm bảo công ăn việc làm sau khi tốt nghiệp và sẽ có chính sách luân chuyển
cán bộ trong ngành”1.
Cụ thể hơn, để phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học, Nhà nước cần có hệ
thống chính sách phát triển và hỗ trợ về các vấn đề thu hút đầu vào đối với
người giáo viên tương lai, đào tạo các sinh viên sư phạm, cũng như tuyển dụng,
bồi dưỡng, đãi ngộ… đối với các giáo viên trong các trường tiểu học.
* Mức độ quan tâm của địa phương
Đối với mỗi địa phương, mức độ quan tâm và đầu tư cho sự nghiệp giáo
dục là khác nhau phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng
1

6


giai đoạn; phụ thuộc vào tiềm lực tài chính và ngân sách chi sự nghiệp giáo dục
của địa phương.
Đặc điểm địa lý của địa phương cũng là yếu tố tác động đến chính sách
phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học. Đối với các vùng khó khăn, miền núi xa
trung tâm thì việc thu hút giáo viên sẽ khó khăn hơn những khu đô thị. Việc giữ
chân giáo viên giỏi gắn bó với trường ở vùng nông thôn, miền núi, điều kiện khó
khăn là một bài toán khó đối với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào
tạo cũng như chính quyền địa phương.
* Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy
Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy bao gồm: Khuôn viên trường lớp, sân
chơi bãi tập, lớp học, thư viện, máy chiếu, máy tính, thiết bị phục vụ nghiên cứu,
giảng dạy, hệ thống thông tin, internet … Khoa học ngày càng tiến bộ thì đòi hỏi
người giáo viên phải sử dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào hoạt động giảng
dạy nhằm làm sinh động, phong phú hơn cho các giờ lên lớp..

Khi được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng phục vụ cho công
tác giảng dạy thì đội ngũ giáo viên sẽ có điều kiện phát huy tối đa tính sáng tạo, đổi
mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học. Đây cũng là
động lực để phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
* Cơ cấu của đội ngũ giáo viên của địa phương
Đặc điểm của đội ngũ giáo viên trong mỗi trường tiểu học của toàn bộ địa
phương cũng ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển đội ngũ giáo viên. Số lượng
giáo viên thừa hay thiếu, có cơ cấu về thâm niên công tác, cơ cấu về giới tính,
độ tuổi thế nào, chất lượng của đội ngũ giáo viên cao hay thấp có ảnh hưởng
nhất định tới việc phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trên ba phương diện: phát
triển về số lượng (thu hút, tuyển dụng, đào tạo nguồn); phát triển về chất lượng
(đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, tin học, ngoại ngữ); phát triển về cơ cấu
đội ngũ giáo viên của địa phương nói chung và của từng trường tiểu học nói
riêng.
1.2. Nội dung chính sách hỗ trợ phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
* Nhóm chính sách phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
chính là việc xác định nhu cầu giáo viên tương lai theo tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp, do đó phải đề ra được những quy định ưu tiên, quy định về lộ
trình và các quy định cụ thể khác để thực hiện được các công việc trong
tương lai.
7


Có ba nội dung chủ yếu của chiến lược, đó là:
- Xác định, hình thành mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học của
địa phương, cụ thể là từng trường.
- Đảm bảo chắc chắn và có tính cam kết về các nguồn lực của địa phương,
nhà trường để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
- Quyết định những hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu.

Dựa vào đội ngũ giáo viên hiện có, công tác kế hoạch hoá phát triển đội
ngũ giáo viên cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục của địa phương phải đánh
giá được thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học, tính toán số lượng giáo viên yêu
cầu theo kế hoạch đào tạo, nguồn giáo viên tuyển từ đâu, … Để làm được điều
đó, cần triển khai thực hiện các công tác sau:
+ Thống kê nhân sự: Để có thể dự báo, tính toán được khả năng sẵn có về
nguồn nhân lực giáo viên tiểu học, trước hết cần thống kê một cách khoa học,
nhằm thực hiện công tác quản lý, thống kê đội ngũ giáo viên theo những chỉ tiêu
cần thiết.
+ Thống kê kỹ năng: Công việc này sẽ cung cấp dữ liệu về trình độ học
vấn, kinh nghiệm, năng lực, độ tuổi, … cho thấy chất lượng đội ngũ giáo viên
hiện có của địa phương.
+ Lược đồ thay thế: Liệt kê các vị trí việc làm và cá nhân đảm nhận vị trí
việc làm đó và khả năng phát triển của họ trong tương lai.
+ Hoạch định người kế nhiệm: Là tiến trình xác định, bồi dưỡng, đào tạo
các giáo viên có năng lực, có thể đảm nhiệm được những vị trí cao hơn (Hiệu
trưởng, phó Hiệu trưởng, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng
Giáo dục và Đào tạo, …).
* Chính sách thu hút và tuyển dụng giáo viên
Tuyển dụng giáo viên cần tuân thủ các quy định về tuyển dụng viên chức
của Nhà nước. Tuyển dụng gồm tuyển mộ và tuyển chọn. “Tuyển mộ là quá trình
thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng
lao động bên trong tổ chức” và “Quá trình tuyển chọn nhân lực là quá trình đánh
giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào các yêu cầu của công
việc, để tìm được những người phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong số những
người đã thu hút được trong quá trình tuyển mộ”2.

2

8



Nguyên tắc của tuyển dụng là phải đảm bảo lựa chọn, sàng lọc được
những ứng viên có đầy đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu vị trí công việc. Trong tuyển
dụng phải lấy công việc làm trung tâm để tuyển dụng, cân đối giữa công việc và
nguồn lực để tránh tuyển dụng thừa hoặc thiếu giáo viên.
Yêu cầu để thành công trong công tác tuyển dụng giáo viên đó là cần phải
giải đáp được các câu hỏi về: Trình độ chuyên môn của ứng viên, kinh nghiệm, kỹ
năng, các mong muốn phát triển của cá nhân và mức độ phù hợp với tổ chức về
môi trường, … Chỉ khi lựa chọn được đúng người để bố trí công việc phù hợp thì
mới thành công trong công tác tuyển dụng.
* Chính sách bố trí sử dụng và đánh giá chất lượng giáo viên
Bố trí sử dụng giáo viên chính là quá trình sắp xếp, phân công giáo viên
vào các vị trí việc làm phù hợp nhằm khai thác và phát huy tối đa năng lực của
giáo viên theo mục tiêu của nhà trường.
Về công tác đánh giá giáo viên, theo tác giả Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn
Tấn Thịnh (2012), “Đánh giá thực hiện công việc được hiểu là sự đánh giá có hệ
thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan
hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng từ trước và có thảo luận về sự
đánh giá đó với người lao động”.
Do đó đánh giá giáo viên phải được thực hiện định kỳ theo quy định của
Nhà nước, của ngành. Mục tiêu của đánh giá giáo viên là: (i) Giúp cho giáo viên
nhận thức rõ ưu, nhược điểm của mình trong quá trình làm việc để có những điều
chỉnh phù hợp thực hiện công việc tốt hơn; (ii) Giúp cho người quản lý có thể ra
được các quyết định sử dụng nhân sự đúng đắn hơn; (iii) Giúp cho nhà trường ngày
càng hoàn thiện hơn trong hoạt động giáo dục của mình.
Từ những vấn đề trên có thể thấy, sắp xếp, bố trí, sử dụng và đánh giá
giáo viên tiểu học có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không những phản ánh thành
tích đạt được mà còn liên quan đến tư cách đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp
của người giáo viên.

* Xây dựng môi trường làm việc sư phạm
Môi trường làm việc là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội liên
quan đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên. Đối với hoạt động
của giáo viên trong nhà trường thì môi trường làm việc của giáo viên bao gồm:
không gian làm việc tại trường, giảng dạy trên lớp, cơ sở vật chất và trang thiết
bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học… Ngoài ra, môi trường làm việc
còn bao gồm cả văn hóa công sở, các mối quan hệ giao tiếp trong nhà trường.
9


Xây dựng môi trường làm việc cũng như văn hoá công sở là hết sức cần
thiết, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới toàn diện giáo dục như hiện nay. Xây dựng
môi trường làm việc sự phạm phải hội tụ các yếu tố sau: (i) Văn hoá công sở
được hình thành và duy trì thường xuyên, được mọi thành viên chấp nhận và
tuân thủ; (ii) Có sức hấp dẫn và thu hút được người tài gắn bó và cống hiến hết
mình cho công việc; (iii) Đảm bảo cho mỗi cá nhân giáo viên phát huy tối đa
tính sáng tạo trong công việc; (iv) Môi trường làm việc của nhà trường phải đảm
bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, các chuẩn mực về đạo đức, chuyên
môn của ngành giáo dục và đào tạo.
* Nhóm chính sách hỗ trợ phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Đào tạo, bồi dưỡng là một hoạt động của quản lý nhân lực, giữ một vai trò
chiến lược trong phát triển đội ngũ giáo viên. Vì vậy, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên tiểu học là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức, được tiến hành
trong một khoảng thời gian nhất định nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng và hành
vi và nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên.
Do đó, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cần đảm bảo các yêu cầu: (i) Xác
định đối tượng cần được đào tạo, bồi dưỡng; (ii) Đảm bảo đáp ứng yêu cầu về
số lượng, cơ cấu, tính quy hoạch và liên tục trong đào tạo, bồi dưỡng giáo
viên; (iii) Xác định mục tiêu của chương trình đào tạo, bồi dưỡng và xây

dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả của đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
tiểu học.
Nội dung xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
gồm các bước sau:
+ Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng
+ Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng
+ Lựa chọn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng
+ Xác định chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo
+ Lựa chọn và đào tạo giáo viên
+ Dự trù kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
+ Đánh giá sau đào tạo.
Từ những vấn đề trên, có thể thấy mục tiêu chung của đào tạo, bồi dưỡng
là nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng của đội ngũ giáo viên tiểu học, nâng cao tính
10


hiệu quả công việc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và
địa phương.
- Chính sách đãi ngộ và chế độ phúc lợi
Chính sách đãi ngộ và chế độ phúc lợi được hiểu là thù lao lao động hay
lương bổng và đãi ngộ để bù đắp vào lao động đã bỏ ra. Có thể hiểu đó là các
khoản thu về quyền lợi vật chất và tinh thần mà người lao động được hưởng để
bù đắp vào sức lao động mà họ đã hao phí.
* Chính sách đãi ngộ: Gồm hai hình thức sau:
- Đãi ngộ tài chính: được thể hiện thông qua tiền lương và các khoản thu
khác ngoài lương như tiền thưởng, thu nhập tăng thêm, …
- Đãi ngộ phi tài chính: hình thức đãi ngộ này ngày càng được quan tâm
và có tầm quan trọng trong quản lý, nhất là đối với ngành giáo dục đào tạo.
Chính bản thân công việc, mức độ hấp dẫn của công việc và môi trường làm
việc, văn hóa công sở, cơ hội phát triển, thăng tiến, … là những yếu tố quan

trọng trong đãi ngộ phi tài chính.
* Chế độ phúc lợi: Là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ
cuộc sống của người giáo viên như: bảo hiểm sức khoẻ; tiền lương hưu; tiền trả
cho các ngày nghỉ lễ, nghỉ phép; thăm quan nghỉ mát; nhà ở; phương tiện đi lại
và các phúc lợi khác gắn liền với các quan hệ trong công việc.
Mục tiêu của chính sách đãi ngộ và chế độ phúc lợi là thu hút được những
giáo viên giỏi, có trình độ cao phù hợp với yêu cầu công việc giảng dạy ở cấp
tiểu học. Khi xây dựng và đưa ra các chính sách đãi ngộ và phúc lợi cần phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Hệ thống thù lao lao động phải hợp pháp, đảm bảo các quy định của
pháp luật hiện hành.
+ Chính sách đãi ngộ và chế độ phúc lợi phải thoả đáng, công khai và
công bằng để thu hút giáo viên giỏi và giữ chân họ ở lại với nhà trường.
+ Chính sách đãi ngộ và chế độ phúc lợi phải có tác dụng tạo động lực và
kích thích đội ngũ giáo viên cống hiến, sáng tạo trong công việc.
- Chính sách phụ cấp đối với nhà giáo
Phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên tiểu học bao gồm những chính sách ưu
đãi của Nhà nước được quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày
06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

11


+ Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy
trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường
trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng
nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải
đảo, vùng sâu, vùng xa;
+ Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy
trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Ngoài phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên theo quy định của Nhà nước,
các địa phương còn có những chính sách hỗ trợ về vật chất và tinh thần của địa
phương mình cho đội ngũ giáo viên.
1.3. Kinh nghiệm xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển đội ngũ giáo viên
tiểu học
- Kinh nghiệm quốc tế
* Kinh nghiệm của Phần Lan
Vào những năm 70 của thế kỷ 20, giáo dục bắt buộc ở Phần Lan vẫn duy trì
là 6 năm và hệ thống giáo dục không có gì đặc biệt, chất lượng giáo dục vẫn
chưa có nhiều đột phá. Cũng vào những năm này, luật mới về giáo dục tại Phần
Lan ra đời, song hành cùng với việc chính phủ tăng mạnh ngân sách cho giáo
dục, và chỉ chưa đầy 20 năm sau, hệ thống giáo dục mới đào tạo ra một thế hệ
công dân tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung cấp nghề và hơn nửa số công
dân đang ở độ tuổi đi học đại học. Ở tất cả các cấp học, việc học rất nghiêm
khắc và hoàn toàn miễn phí do chế độ phúc lợi cao, vì vậy tạo cơ hội cho tất
cả mọi người đều được tham gia học tập tại Phần Lan.
Bài học tại Phần Lan cho thấy chìa khóa cho sự thành công không phải là
Chính phủ đã đầu tư bao nhiêu tiền. Mà thành công là ở nhân tố con người,
con người là trung tâm của mọi cải cách giáo dục và là mục tiêu mà giáo dục
cần phải hướng đến. Chất lượng giáo dục cao ở Phần Lan là do Phần Lan
đào tạo được một thế hệ giáo viên chất lượng cao nhất, do được chọn lựa từ
những người giỏi và có trách nhiệm trong xã hội. Để dạy trẻ em mẫu giáo,
giáo viên Phần Lan phải có bằng đại học, đặc biệt để dạy tiểu học, tối thiểu
giáo viên phải có bằng Thạc sỹ, trong khi nhiều sinh viên tốt nhất mong
muốn trở thành giáo viên, đây là điều khác khá xa so với Việt Nam khi thời
gian gần đây nhiều sinh viên giỏi không muốn trở thành thầy, cô giáo, Luôn
đảm bảo “vai trò của giáo viên là quan trọng số một” là bí quyết thành công
12



giáo dục của Phần Lan. Điều này khẳng định rằng nghề giáo tại thời điểm
hiện nay được mọi người kính trọng và có mức sống tốt so với mặt bằng
chung tại Phần Lan.
Hơn nữa, niềm tin vào giáo dục, triết lý về tính nhân bản đã tạo không
ít thành công cho giáo dục Phần Lan, được chính phủ tạo lập khá thành
công, trong niềm tin của dân chúng đối với chính phủ. Nó bắt nguồn sâu xa
từ tính cách dân tộc của một quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên, đất
nước Phần Lan không có gì ngoài cá và rừng. Do vậy, đất nước Phần Lan đã
nhận thức rõ rằng chỉ có giáo dục là liều thuốc giải hiệu nghiệm nhất cho
nạn đói nghèo cách đây hơn một thế kỷ. Himanen, một triết gia nói. “Sự
phát triển của Phần Lan đến từ việc đầu tư cho hệ thống giáo dục”, đây cũng
là triết lý mà giáo dục Nhật Bản đã rất thành công, sẽ được thảo luận ở mục
tiếp theo.
Chất lượng giáo viên là yếu tố quyết định tới giáo dục của Phần Lan, ngay
trong khâu tuyển chọn giáo viên cũng được thực hiện rất kỹ càng, yêu cầu họ
phải sử dụng tốt các phương tiện giáo dục, phục vụ cho đào tạo, đặc biệt cách sử
dụng máy tính trong trường học được coi là tiêu chí rất quan trọng trong tuyển
dụng nhân sự. Ngoài ra, thông thường thì một giáo viên mới ra trường phải dạy
ở các tỉnh trong vòng 5 năm trước khi có thể xin được một biên chế ở trường
thành phố, là yêu cầu bắt buộc họ phải tích lũy đủ kinh nghiệm để đảm nhiệm
với các vị trí yêu cầu công việc cao hơn.
Để đạt được kết quả nền giáo dục chất lượng cao và toàn diện, Phần
Lan dành không ít ngân sách cho ngành giáo dục, trong ngân sách quốc gia
việc dành ngân sách nhiều cho ngành này thì sẽ phải hi sinh ngân sách của
ngành khác, nhưng với kết quả đạt được vô cùng to lớn đã tạo sự phấn khích
rất lớn cho người dân Phần Lan và họ luôn cảm thấy tự hào về những kết
quả mà đất nước đạt được. Một dân tộc mà người dân cảm thấy tự hào, tính
đoàn kết sẽ được thắt chặt hơn, tạo tiền đề cao hơn của một dân tộc thống
nhất và thành công, trong khi người Phần Lan đang già đi nhanh chóng, tuổi
thọ cao, lực lượng lao động ngày càng giảm, dẫn đến chi tiêu cho người già

thì luôn tăng trong khi lực lượng lao động giảm dẫn tới các khoản thu về
thuế sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng tất cả điều đó không làm thay đổi triết lý của
người Phần Lan đối với giáo dục của họ, bởi con người phải là trung tâm
của mọi chính sách, trong đó có giáo dục, đặc biệt đối với bậc học tiểu học.
13


* Kinh nghiệm của Nhật Bản
Hiện nay chúng ta đều biết Nhật Bản đang là cường quốc về kinh tế
trên thế giới, từ một đất nước bại trận trong thế chiến thứ 2, Nhật đã vươn
lên rất mạnh mẽ trong suốt thời gian sau chiến tranh, và khẳng định được vị
trí rất cao trên diễn đàn quốc tế. Bí quyết thành công trên không thể không
nhắc tới: đó là sự thành công trong giáo dục đào tạo, đặc biệt là chất lượng
giáo dục ngay từ bậc học tiểu học.
Nhật Bản đang duy trì mô hình giáo dục phổ thông khá giống với Việt
Nam, đó là duy trì học tập giáo dục phổ thông là 12 năm, từ lớp 1 đến lớp 12
(6 tuổi đến hết năm 17 tuổi). Tuy nhiên có sự khác biệt nhỏ là mô hình ở
Nhật Bản là Tiểu học 6 năm, THCS 3 năm, THPT 3 năm, trong khi Việt Nam
theo mô hình: Tiểu học là 5 năm, THCS 4 năm, THPT 3 năm. Có một đặc
trưng khá riêng biệt là các trường học ở Nhật rèn luyện tính lao động cho
sinh viên rất cao, từ các chương trình dọn dẹp trường lớp, đến cách sử dụng
các thiết bị công nghệ, hoặc học tập về hướng dẫn sử dụng an toàn giao
thông, sang đường, đều được giáo dục cho trẻ em Nhật rất cẩn thận.
Ngay từ nhỏ, các học sinh đã được học tập và rèn luyện tính tự lập khá cao.
Buổi sáng các em học sinh nhỏ tuổi phải tự thực hiện vệ sinh cá nhân và
chuẩn bị bữa sáng mà không còn phụ thuộc vào cha mẹ. Ngay ở trường, các
bữa trưa cũng được các em tự nấu và chia ra từng suất ăn cho các bạn, và
mỗi học sinh hoàn toàn làm việc rất chủ động, không ỷ lại.
Có thể thấy một nét chung giáo dục tại Nhật Bản được thực hiện
không những ở gia đình, mà ngay tại nhà trường cũng được quan tâm rất sát

sao và có trách nhiệm cao, ý thức con người tất cả phải bắt đầu từ giáo dục:
giáo dục trong nhà trường và giáo dục trong gia đình, nhưng điều hết sức
quan trọng là hai nền tảng giáo dục đó phải thống nhất. Ở trường, từ mầm
non đến tiểu học các cô giáo dạy trẻ tính tự lập, thì về nhà bố mẹ, ông bà
không thể làm thay các cháu, ở trường dạy Luật Giao thông thì không thể bố
mẹ đưa cháu đi học lại vượt đèn đỏ...những xích mích trong nhà trường, cô
giáo đều hướng dẫn học sinh, không phải tranh luận mình đúng hay sai mà
xem bản thân có lỗi gì để xin lỗi bạn, thì về nhà cũng vậy, khi con cái xảy ra
mâu thuẫn gì, bố mẹ, ông bà cũng phải có cách giải quyết như vậy, điều này
vô cùng có ý nghĩa khi giáo dục con người ý thức vì mọi người. Một nền
giáo dục rất mang tính nhân văn, nhân bản và có tính giáo dục cao. Hệ
14


thống này được duy trì tốt nhờ do giữa nhà trường và gia đình luôn có mối
tương tác rất thường xuyên trong giáo dục, nhiệm vụ của các cô giáo
thường xuyên chia sẻ với phụ huynh những vấn đề đồng nhất trong giáo
dục trẻ em, và ở nhà thì vai trò của người mẹ là rất quan trọng trong việc
giáo dục nhân cách cho trẻ em, nhất là ý thức tự lập, ý thức vì mọi người,
giữ gìn vệ sinh chung và ý thức chấp hành kỷ luật.
Không có gì tốt hơn là giáo dục cho các em ngay từ hành động cụ thể
và gương mẫu, cha mẹ và thầy cô giáo tác động tới các em rất lớn, đặc biệt
các em ở tuổi mới bắt đầu đi học, triết lý "mình vì mọi người", hay "lao
động là vinh quang" luôn được củng cố và duy trì thường xuyên, các em
luôn nghĩ tới việc làm sao để có ích cho mình, gia đình và đất nước, hơn là
những điểm số mà vẫn duy trì trong đánh giá học sinh ở nhiều quốc gia như
hiện nay.
Trong các kỳ thi, ngay cả bậc tiểu học đều khá căng thẳng và mang
tính cạnh tranh cao, kết quả kỳ thi được đánh giá nghiêm túc, đúng thực lực
và thái độ nghiêm túc của người học. Tính nghiêm túc trong công tác của

các thầy cô giáo, và trong học tập của học sinh từ trong nhà trường đều là
bài học thành công nhất trong hệ thống giáo dục Nhật Bản, làm cho mỗi
người Nhật Bản khi tham gia vào thị trường lao động sau này luôn làm việc
trên tinh thần rất nghiêm túc trong công việc, với nhiều tác phong chuyên
nghiệp.
- Kinh nghiệm trong nước
* Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng: Đà Nẵng là thành phố khu vực miền
Trung của nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội
thời gian vừa qua, vị trí năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và năng lực hành chính
công PAPI luôn nằm trong tốp đầu của Việt Nam, bộ mặt đô thị và chất lượng
cuộc sống tại Đà Nẵng đã thay đổi vô cùng ấn tượng. Điều đó không thể không
nhắc tới sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với sự phát triển của Thành
phố Đà Nẵng, Giáo dục và đào tạo là một trong những nhân tố quan trọng.
Thành công của Đà Nẵng phải kể đến bằng các chính sách trọng dụng
nhân tài ở nhiều ngành nghề, từ bác sĩ, giảng viên đại học, giáo viên các cấp tới
nhiều lĩnh vực mà Đà Nẵng đang thực hiện.

15


Đà Nẵng thực hiện cấp nhà cho người tài được thu hút bằng căn hộ chung
cư rộng rãi, đảm bảo cho người tài được thu hút an tâm làm việc.
Tạo việc làm cho vợ hoặc chồng được làm việc ở vị trí phù hợp tại TP Đà
Nẵng và con cái được tham gia học tập tại trường học trên địa bàn, làm tăng khả
năng thu hút nhân lực chất lượng cao về địa phương.
Hệ thống các trường học ở Đà Nẵng tương đối ổn định và thực tế cho thấy
chất lượng đào tạo của Đà Nẵng khá tốt, từ các cấp học từ tiểu học trở lên. Lãnh
đạo Thành phố qua các thời kỳ luôn thực hiện giáo dục và đào tạo theo quy
hoạch đã được xây dựng.
2. Cơ sở thực tiễn chính sách hỗ trợ phát triển đội ngũ giáo viên tiểu

học tỉnh Hà Nam
2.1. Khái quát đặc điểm tỉnh Hà Nam
Tỉnh Hà Nam nằm ở Tây Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội. Phía bắc giáp thành phố Hà
Nội, phía đông giáp Hưng Yên và Thái Bình, phía đông nam giáp Nam Định,
phía nam giáp Ninh Bình, phía tây giáp Hoà Bình. Hà Nam có 5 huyện, 1 thành
phố; 116 xã, phường, thị trấn (gồm 6 phường, 7 thị trấn, 103 xã); trong đó có 2
thị trấn và 13 xã thuộc khu vực miền núi (đến tháng 7 năm 2015 là xã đồng
bằng.

Hình bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam
(Nguồn: www.hanam.gov.vn)
16


Với diện tích tự nhiên 860,5 km2, địa hình đa dạng vừa có đồng bằng,
vùng bán sơn địa, vừa có vùng trũng. Vùng đồi núi phía tây có nhiều tài nguyên
khoáng sản, đặc biệt là đá vôi để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng, nhất là xi măng; đây cũng là vùng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch.
Vùng đồng bằng có diện tích đất đai màu mỡ, bãi bồi ven sông Hồng, sông
Châu, có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công
nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và du lịch sinh thái. Địa hình đó là điều
kiện để phát triển kinh tế đa dạng, kết hợp kinh tế vùng đồng bằng với kinh tế
vùng đồi núi.
Hà Nam cũng như các tỉnh đồng bằng sông Hồng có khí hậu mang đặc
điểm của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, mùa đông lạnh hơn nhiều so với nhiệt độ
trung bình cùng vĩ tuyến. Nhiệt độ trung bình khoảng 23 oC. Lượng mưa trung
bình năm 1.700- 2.200mm, song không đều, tập trung 70% lượng mưa cả năm
vào mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10).
2.1.1. Về kinh tế - xã hội

Về cơ bản Hà Nam vẫn là một tỉnh thuần nông, đại bộ phận người dân
vẫn sống ở khu vực nông thôn với thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp. Địa
hình Hà Nam là đồng bằng chiêm trũng, tuy nhiên thời gian gần đây công tác
thủy lợi cho đồng ruộng tốt hơn nên ít ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông
nghiệp nhiều như trước kia.
Công nghiệp chủ đạo của tỉnh là xi măng, vật liệu xây dựng. Công nghiệp
dệt may và tiểu thủ công nghiệp với làng nghề dệt lụa Nha Xá, xã Mộc Nam,
huyện Duy Tiên chuyên dệt lụa tơ tằm, đũi, quy mô hiện tại có 500 khung dệt,
công suất đạt từ 850.000 - 1.000.000 mét lụa/năm; làng nghề dệt vải xã Hoà
Hậu, huyện Lý Nhân chuyên sản xuất vải, khăn tắm, khăn ăn các loại; làng nghề
thêu ren thủ công xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm với các sản phẩm thêu chăn,
ga, gối, đệm, khăn ăn, khăn trang trí,… chủ yếu xuất sang châu Âu và Bắc Á
(doanh thu mỗi năm làng nghề đạt 25 -30 tỷ đồng). Mây tre giang đan ở Hoàng
Đông, Duy Tiên, nghề sừng thủ công mỹ nghệ ở xã An Lão - Bình Lục, dùng
nguyên liệu sừng động vật để chế tác ra các vật dụng trang trí, đồ dùng sinh
hoạt, thị trường xuất khẩu chủ yếu của sản phẩm là Đông Âu, Bắc Á, doanh thu
bình quân 1 năm từ 2 - 3 tỷ đồng.
2.1.2. Về văn hóa - giáo dục
Người dân Hà Nam có truyền thống đoàn kết, yêu nước, có phẩm chất cần
17


cù, siêng năng, chăm chỉ trong lao động sản xuất, có kinh nghiệm trong sản xuất
nông nghiệp; tài hoa, sáng tạo, khéo léo trong sản xuất hàng thủ công, mỹ
nghệ…
Quê hương Hà Nam đã sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước. Kể từ khoa
thi đầu tiên (1075) đến khoa thi cuối cùng (1919) tỉnh Hà Nam đã có 53 người đỗ
đạt ở 36 khoa thi. Nhiều nhà khoa bảng của Hà Nam đã có những đóng góp lớn
cho sự nghiệp xây dựng đất nước như: Lý Trần Thản (Duy Tiên) làm trấn thủ
Hưng Hóa đời vua Lê Hiển Tông; Trương Công Giai (Thanh Liêm) làm Binh bộ

Thượng thư đời Lê Duy Tông. Có nhiều người trở thành học giả, nhà văn, nhà thơ
nổi tiếng như Nguyễn Khuyến - nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, nhà văn - liệt sĩ
Nam Cao…
Hà Nam là một tỉnh có nhiều di tích lịch sử văn hoá, gồm đủ các loại
hình, phân bố rộng khắp trên toàn địa bàn. Bên cạnh những giá trị văn hoá vật
thể, Hà Nam còn là quê hương của những lễ hội truyền thống, đậm đà bản sắc
dân tộc, bản sắc địa phương như Hát dặm Quyển Sơn (Kim Bảng)...
Theo số liệu thống kê lao động việc làm các năm qua, trong tổng số lực
lượng lao động trong độ tuổi, lực lượng lao động trẻ ở nhóm tuổi 15-34 chiếm tỷ lệ
42,81%, lực lượng lao động trung niên ở nhóm tuổi 35-54 chiếm tỷ lệ 49,37%, lực
lượng lao động ở nhóm tuổi 55-59 chiếm tỷ lệ 7,82%.
Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết đạt 97,1%. Tỷ trọng dân số
chưa bao giờ đi học 2,4%. Tỷ trọng dân số chưa học xong tiểu học 17,3; tỷ trọng
dân số đã tốt nghiệp tiểu học 19,3%. Tỷ trọng dân số đã tốt nghiệp THCS
42,4%. Tỷ trọng dân số đã tốt nghiệp THPT 18,6%.
Tỷ lệ nhập học chung cấp tiểu học: 101,6% ; tỷ lệ nhập học chung cấp
THCS: 98,8% ; tỷ lệ nhập học chung cấp THPT: 72,8%.
Tỷ trọng dân số có bằng sơ cấp:
3,1 %
Tỷ trọng dân số có bằng trung cấp:
5,6 %
Tỷ trọng dân số có bằng cao đẳng:
2,1%
Tỷ trọng dân số có bằng đại học trở lên:
2,2 %.
2.2. Khái quát công tác giáo dục đào tạo của ngành giáo dục Hà Nam
2.2.1. Về quy mô và mạng lưới trường, lớp
- Quy mô giáo dục ngày càng mở rộng. Các loại hình trường, lớp, mạng
lưới các cơ sở giáo dục Hà Nam đã phát triển đồng bộ và rộng khắp, bao gồm
nhiều loại hình trường ở tất cả các cấp học và ngành học.

18


- Tính đến năm học 2014 - 2015 mạng lưới trường lớp và quy mô giáo
dục và đào tạo phát triển như sau:
Bảng quy mô các bậc học tại Hà Nam
Cấp,
ngành
học
Mầm
non

Tiểu
học

THCS

THPT

Số
trường

Số lớp

120
trường,
46 Nhóm
trẻ tư
thục
140


1.618
(1.572
CL, 46
TT)

120

1.296

2.042

27 (23 607
CL,
4 (557
DL)
CL,
50DL)

6
116
GDTX TTHTC
Đ
GDCN 1 ĐH,

53

Số
HS
/lớp


Số học sinh

46.950
(45.994 CL,
956TT)

28

57.052

Tỷ lệ
huy
động
%
74,56

Số lớp/
trường

Trường
chuẩn QG

13,2

59
(49,17%)
M2:6 (5%)

99,95


14,6

136
(97,14%)
M2:16(11,
43%
57
(47,5%)
9
(33,33%)

34,2

44.346

99,90

10,8

44,4

26.933
76,0
(24.293 CL,
2.640DL)

24,2CL
12,5DL


50,1

2.656
THPT, 434
THCS;

8/83

7.912 (191

(Nguồn: Báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nam 2015)
Như vậy, có thể thấy:
Quy mô giáo dục ổn định; tỷ lệ huy động trẻ ra lớp cao: trẻ nhà trẻ đạt
43,2%, trẻ mẫu giáo 99,2% ( mẫu giáo 5 tuổi 99,9% ); tiểu học 99,95%; THCS
99,9%; THPT 76%.
- Sĩ số học sinh bình quân trong 1 lớp học đối với GD TH và GDTHCS ổn
định ở mức thấp: tiểu học 28, THCS 34,2; điều đó tạo điều kiện thuận lợi để cải
thiện điều kiện dạy, học và nâng cao chất lượng giáo dục.
19


- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia mầm non, THCS, THPT còn thấp
(dưới 50% ).
- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đối với cấp tiểu học là tương đối cao
(chiếm tới 97,14%)
- Hầu hết các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều có trường mầm non, tiểu
học, trung học cơ sở, trung tâm học tập cộng đồng. Mỗi huyện, thành phố đều có từ
4-5 trường trung học phổ thông và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên. So với
năm 1997 (thời điểm tỉnh được tái lập) số trường, lớp thuộc các ngành học, cấp học
đều tăng, được qui hoạch, xây dựng phù hợp với đặc điểm địa lý của địa phương,

tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường học tập.
2.2.2. Chất lượng giáo dục
2.2.3.1. Chất lượng giáo dục toàn diện so sánh năm học 2013-2014 với
năm học 2014-2015.
- Nuôi dạy và chất lượng giáo dục đạo đức, trí dục:
Bảng chất lượng giáo dục phổ thông của tỉnh Hà Nam
2013-2014 sl
2014-2015
Tăng, giảm
Năm học
SL
%
SL
%
%
Học sinh
lên lớp:
- Tiểu học

- THCS

- THPT

Xếp loại
H kiểm:
- TH
- THCS

57.444/5.78
94

G: 19.745
Kh: 26.689
55.049/55.7
87
G:5.303
Kh: 21.181
31.022/312
88
G:1.337
Kh:10.845
57.877
T:
Y:

99,2%
34,4%
46,5%
98,7%
9,6%
38,5%

56.847/57.052

99,6%

0,4

44.022/44346
G:6.569
Kh: 16.986


99.3%
14,87
%
38,6%

0,6
5,2
0,1

99,1%
4,3%
35,0%

26.201/26.388
G:1.853
Kh:11.935

99,3%
7,1%,.
45,6%.

0,2
2,8
10,6

100
70,6%;
0,4%
20



- THPT
Xếp loại
học lực:
- THCS
- THPT
Tốt
nghiệp:
- THCS
- THPT

HS lưu
ban
- TH
- THCS
- THPT

T:
Y:

69,1%;
3,6%

G,Kh:
Y,K:
G:
Y,K:
Đỗ
G:

Kh:
TB:
Đỗ
G:
Kh
TB

45,9%;
8,6%
2,1%;
8,6%
98,7%
10,2%,
40,3%,
49,4%
97,55%
1,1%,
7,5%,
91,4,%,

G,Kh
Y,K
G:
Y,K:
Đỗ
(G:
Kh:
TB:
Đỗ
G:

Kh,
TB:

:54,1%
5,2%,
7,0%,
5,2%
99,4%
16,7%,
38,9%,
44,5%
99,65
%
2,4%,
21,9%
75,7,%

G,Kh: 8,2%;
Y,K: -3,4%
G: 4,9
Y,K: -3,4%
0,7%
G:6,5;
Kh:4,2;
TB:-4,9)
2,1%
G:1,3;
Kh:14,4;
TB:-15,7


450
738
266

0,8 %
1,3%
0,9%

205
324
187

0,4%
0,7%
0,7%

- 0,4%
- 0,6%
- 0,2%

(Nguồn: Báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nam 2015)
Bảng chất lượng cấp Tiểu học: Năm học 2014-2015
(Thực hiện TT 30, ngày 28/8/2014 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc đánh giá
học sinh tiểu học).
Thủ CôngKỹThuật; Mĩ
Tiến
thuật; Âm
Tin
1. Chất lượng
g

Toán nhạc; Thể
Ngoại ngữ
học
giáo dục
Việt
dục; LS &
ĐL; Khoa
học; TN&XH
Hoàn
SL 5954 5922 60073
41612
5924
thành
3
7
% 98,9 98,4 99,86
97,90
98,88
21


8
5
Chưa hoàn SL 616 932
% 1,02 1,55
thành
Đánh giá chung 2. Năng lực
Đạt
SL 60011


86
0,14
3. Phẩm chất
60111

Chưa đạt

48

SL

148

892
2,10
4. Khen thưởng
- Giấy khen cấp
trường
- Giấy khen cấp trên
(PGD, huyên)

67
1,12
2527
3
17

(Nguồn: Báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nam 2015)
Như vậy, chất lượng học tập của học sinh đã được nâng dần. So với các địa
phương trong cả nước thì con số về học sinh lưu ban tại Hà Nam đặt ra cho các nhà

trường tìm hiểu nguyên nhân và có các biện pháp tháo gỡ cho các em.
Đáng chú ý, ở cấp tiểu học, đã có 100% học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5, tiểu học
được học tiếng Anh theo chương trình mới theo khung tham chiếu Châu Âu từ năm
học 2012-2013 đến nay.
2.2.2.2. Chất lượng học sinh giỏi
- Học sinh giỏi cấp tỉnh: Chất lượng học sinh giỏi cấp tỉnh từng bước được
nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thúc đẩy đổi mới
hoạt động dạy và học trong các trường học.
- Học sinh giỏi cấp quốc gia: Trong thời gian qua, tỷ lệ học sinh đạt giải
từng bước tăng lên. Chất lượng giải được cải thiện, có nhiều giải cao. Từ năm
học 2012-2013: 50 giải.
- Học sinh giỏi quốc tế: Năm học 2011 đến nay: 1 Huy chương bạc Vật lí
Châu Á Thái Bình Dương, 1 Huy chương vàng Vật lí quốc tế.
- Kết quả điểm bình quân thi vào đại học, cao đẳng hàng năm ổn định và
thường xuyên trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu toàn quốc.
Như vậy, so với các địa phương trong cả nước, Hà Nam vẫn thể hiện được
khả năng học tập với chất lượng tương đối tốt, có thể tham dự các kỳ thi cấp quốc
gia và quốc tế đạt giải, thi vào các trường đại học ở mức tốt. Tuy vậy, nhìn chung
so với điều kiện và tiềm năng của tỉnh thì những con số thể hiện về chất lượng đó
có thể được tăng lên nhiều hơn nếu toàn ngành giáo dục có những biện pháp thực
hiện đồng bộ.
2.3. Khái quát thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
phục vụ đối với cấp tiểu học của Hà Nam
2.3.1. Số lượng giáo viên Tiểu học
22


Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ các loại hình giáo viên và nhân viên
phục vụ cho dạy và học, những người quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy và
học trong nhà trường Tiểu học.

Bảng số lượng và tỷ lệ GV trên lớp
Năm học
2014 – 2015
Số GV
3595
Số lớp
2568
Tỷ lệ
1,4
( Nguồn Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nam)
Như vậy, so với chuẩn giáo viên đứng lớp thì số lượng giáo viên tại Hà
Nam là đã đáp ứng về mặt số lượng (1,4 so với 1,2).
2.3.2. Chất lượng giáo viên Tiểu học tỉnh Hà Nam
Chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định thành bại trong công
cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục ở nước ta nói chung và ở Hà Nam nói riêng.
Kết quả công cuộc đó là chất lượng giáo dục phải đáp ứng thời kỳ CNH-HĐH
đất nước, với đội ngũ tương đối ổn định. Theo điều tra thực trạng giáo viên Tiểu
học Hà Nam, hầu hết giáo viên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và đạt chuẩn,
giáo viên đủ sức khoẻ để giảng dạy và công tác. Số giáo viên này theo lý thuyết
là đảm nhận được việc dạy học theo hướng đổi mới nhưng qua thực tiễn và khảo
sát thấy: Số lượng giáo viên đạt khá giỏi trên 95,5%. Tỷ lệ này không đồng đều
cho các trường.
2.3.2.1. Trình độ đào tạo của giáo viên
Các giáo viên tiểu học của Hà Nam đã thường xuyên học tập, nâng cao
trình độ dưới mọi hình thức, và những năm vừa qua con số giáo viên đạt trên
chuẩn của Hà Nam tăng đáng kể.
Bảng trình độ được đào tạo của giáo viên
Giáo viên TH chia theo trình độ đào tạo
Đại
Trên

Cao
TH
TH
ĐH
đẳng 12 + 2 9 + 3
học
95
2
1980 132
0
4

Dưới
THSP
0

(Nguồn: Báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nam 2015)
Số liệu thống kê về trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên Tiểu học của
Hà Nam cho thấy, theo chuẩn quy định đối với giáo viên Tiểu học (Giáo
viên có trình độ THSP là đạt chuẩn) thì tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 99,7%,
23


trong đó giáo viên trên chuẩn chiếm tỷ lệ 81.7%. Đây là kết quả tương đối
tốt so với thực trạng chung của cả nước.
Nhưng nhìn vào bảng trên, có thể thấy, số lượng giáo viên trên đại học
của cả tỉnh là 2 người thì còn thấp khá xa so với nhiều địa phương trong cả
nước. Nếu được đào tạo nâng cao trình độ, có thể phong trào dạy và học ở
cấp tiểu học của Hà Nam sẽ khởi sắc hơn.
Cũng có thể kể thêm một số khó khăn, điểm yếu đối với giáo viên

Hà Nam
- Một số giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn nhưng lại thiếu toàn diện
ở những mặt khác. Thiếu hụt những năng lực kiến thức về chính trị - xã hội, các
kỹ năng về tin học, ngoại ngữ, chưa đủ để sử dụng vào dạy học, giữa chuẩn đào
tạo và khả năng thực tiễn mà giáo viên có được sau đào tạo.
- Việc bố trí giáo viên dựa trên cơ sở năng lực thực tế của một số hiệu
trường chưa hợp lý, việc đánh giá, xếp loại, bổ nhiệm nhiều nơi, nhiều lúc
chưa khách quan, công bằng, đúng mức, làm mất sự đoàn kết thống nhất,
phong trào thi đua trong hoạt động chuyên môn chưa cao, không phát huy
hết năng lực của mỗi người vì vậy có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
2.3.2.2. Chất lượng giảng dạy của giáo viên
Trong những năm qua ngành Giáo dục đã thực hiện tốt công tác đào tạo
bồi dưỡng nhiều mặt (bồi dưỡng đạt chuẩn, nâng chuẩn, bồi dưỡng thường
xuyên, bồi dưỡng chuyên đề) cho giáo viên nói chung, giáo viên Tiểu học nói
riêng nên chất lượng giảng dạy của giáo viên Tiểu học được nâng lên rõ rệt.
Điều đó thể hiện ở kết quả là chất lượng bài giảng của giáo viên được đánh giá
cao dần qua các lần đi dự giờ của các trường, phòng giáo dục tổ chức; cũng như
qua các cuộc thi dạy giỏi ở các cấp do tỉnh Hà Nam tổ chức.
2.3.2.3. Đánh giá về năng lực của giáo viên
Việc đánh giá năng lực của giáo viên được thực hiện thông qua phiếu điều tra
tại các trường Tiểu học. Thông qua phiếu trả lời của mẫu điều tra gồm 240 người là
Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên cốt cán và với giáo viên đang giảng dạy tại
thời điểm 8/2015 từ đó rút ra nhận định tổng quát về các mặt:
- Kiến thức chuyên môn
- Kỹ năng sư phạm
Bảng đánh giá về kiến thức chuyên môn của giáo viên tiểu học Hà Nam
ĐVT: %
Chỉ tiêu đánh giá
Mức độ
24



Chủ trương đường lối của Đảng
Tình hình phong tục tập quán
địa phương
Kiến thức các môn dạy
Kiến thức cơ bản về tâm lý,
giáo dục, phương pháp dạy học
các bộ môn

Nắm
vững
liên hệ
rộng
43,5

Chỉ đủ vận
Nắm
Chỉ biết
dụng vào
chưa
1 phần
bài dạy
vững
41,2

11,8

1,5


51,2

36,6

10,5

1,7

55,3

30,8

9,4

4,5

54,2

28,2

13,1

4,5

(Nguồn: Tác giả tổng hợp qua phiếu điều tra)
Việc nắm vững các kiến thức chuyên môn liên quan đến các môn học, tiết
học, bài học và liên hệ rộng được đánh giá cao nhất song cũng chỉ đạt ≈ 55%,
nhiều giáo viên thiếu am hiểu về chủ trương đường lối của Đảng, phong tục tập
quán và tình hình địa phương, việc nắm vững các kiến thức về giáo dục, về
phương pháp dạy học các bộ môn tỷ lệ cũng chưa thật cao.

* Kỹ năng sư phạm của giáo viên
Bảng đánh giá kỹ năng sư phạm của giáo viên
ĐVT: %
Mức độ
Phải rèn
Thành
Chỉ tiêu đánh giá
Khá Tr.bình
luyện
thạo
thêm
Kỹ năng lập kế hoạch bài giảng
45,7
36,9
14,0
3,4
Tổ chức hoạt động dạy học theo
hướng đổi mới phương pháp dạy 46,8
33,5
15,1
4,6
học
Thực hiện công tác chủ nhiệm lớp
62,3
20,6
14,5
2,6
Tổ chức HĐ ngoài giờ lên lớp, Đội, 36,0
38,3
20,1

5,6
Sao NĐ
Giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp, 59,5
17,5
20,2
2,8
học sinh, phụ huynh, cộng đồng
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu điều tra)
Qua bảng đánh giá cho chúng ta thấy kỹ năng sư phạm của giáo viên chưa
cao và thiếu đồng đều. Cụ thể:
25


×