Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phát huy tính tích cực HS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.15 KB, 5 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1) Thực trạng của vấn đề :
- Tham khảo ý kiến của Ban Giám Hiệu, từ đồng nghiệp, kết hợp với những điều đã tích luỹ
từ các cuộc tập huấn, từ các tài lệu tham khảo như Tạp chí tuổi thơ , Thế giới trong ta, Báo
giáo dục …, từ 2 năm qua, tôi đã mạnh dạn đưa những ý tưởng “Dạy học theo hướng tích
cực hoá hoạt động của học sinh” vào một số môn học, đặc biệt là môn Toán - môn học
có mặt thường xuyên trong mỗi ngày của chương trình Tiểu học.
- Kết quả thu được nhận thấy ngay là thái độ học tập của trẻ được cải thiện rõ nét nhất,
chuyển từ thụ động sang chủ động chiếm lĩnh kiến thức, thích thú với những hình thức học
tập mới lạ, với những trò chơi “Chơi mà học” lý thú.
2) Những hạn chế khi áp dụng cách thức cũ :
- Học sinh thụ động, chỉ chú trọng học thuộc lòng những ghi nhớ, những qui tắc toán cứng
ngắc, rập khuôn mà không hiểu, thậm chí không bao giờ muốn tìm hiểu xem tại sao như thế
này mà không như thế kia?
- Môn Toán từ lúc nào bỗng trở nên khô khan tẻ nhạt không chỉ từ phía học sinh mà còn cả ở
phía giáo viên (Giáo viên thường né tránh tiết Toán trong những lần chọn tiết thao giảng
hoặc đăng ký thi đua dạy tốt ở trường bởi vì nó quá nhàm chán và rập khuôn).
- Học sinh học tập thụ động, không khí lớp nặng nề, tiết Toán trôi qua khó khăn như một
guồng máy đã quá cũ trong khi vận hành.
• NỘI DUNG :
1) CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Theo cơ sở khoa học, học sinh tiểu học có những đặc điểm sau :
O Khả năng trực quan nhạy bén hơn khả năng tư duy
O Đánh giá sự vật, hiện tượng theo định lượng tốt hơn theo định tính .
O Luôn thích thú với những hoạt động tìm tòi, khám phá hơn là tiếp nhận hoặc lấy
sẵn một vật để trước mặt .
- Xét về mặt tâm lý, trẻ tiểu học - nhất là học sinh lớp 5 - luôn muốn tự khẳng định mình với
thầy cô, bạn bè, muốn được tôn trọng, thích được khen và chắc chắn sẽ vô cùng thú vị khi
nhận thấy rằng kiến thức do tự mình phát hiện ra chứ không phải do thầy cô chỉ bảo như
trước đây.
2) BIỆN PHÁP THỰC HIỆN (CÁC BƯỚC CỤ THỂ) :


A) DẠY HỌC TOÁN THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH :
 Đối với hoạt động kiểm tra bài cũ :
Phương pháp dạy truyền thống :
- Giáo viên sửa bài tập nhà bằng
cách cho học sinh nêu miệng
hoặc chép bài cần sửa lên bảng
lớp
- Vài học sinh nêu lại quy tắc,
côngthức, ghi nhớ… đã học tiết
Phương pháp dạy học mới :
- Dùng thẻ Đúng ( Đ ) - Sai ( S ),
Mặt khóc  - Mặt cười  hoặc
bàn tay xanh (sai), bàn tay đỏ
(đúng) như chương trình truyền
hình “Ở nhà chủ nhật”… để nhận
xét bài làm của mình (đối với các
- 1 -
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
trước  Ít học sinh tham gia
- Đơn hình thức : cá nhân.
bài toán chỉ có một kết quả)
- Sửa bài “Tiếp sức” theo tổ (đối
với bài toán giải)  nhiều HS
tham gia.
- Đa hình thức : nhóm, cá nhân, cả
lớp.
 Đối với hoạt động lĩnh hội kiến thức mới :
- Với tiêu chí “Làm thế nào để tất cả học sinh được tham gia, được thực hành, được thảo
luận, được thao tác trên vật thật ở mức nhiều nhất có thể được”.

- Tận dụng sự hợp tác trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học từ phía học sinh .
- Các phương thường sử dụng : trực quan, thực hành, luyện tập, đặt vấn đề, giảng giải, đàm
thoại …
- Các hình thức học tập : cá nhân, nhóm đôi, nhóm lớn, cả lớp, học ngoài sân…
Ví dụ : Dạy khái niệm “ Thể tích của một hình”
* Phương pháp dạy trước đây :
GV dùng đồ dùng dạy học có sẵn ở bộ phận thiết bị đó là các khối lập phương, khối hộp
chữ nhật hoặc là vật dụng có dạng cái ca..... để giảng giải, giới thiệu khái niệm về thể tích.
O GV thực hiện thao tác xếp các khối lập phương tạo thành khối chữ nhật rồi so sánh…
 Kiến thức được áp đặt từ lời nói và hành động của GV đến HS.
O HS thụ động ngồi nghe nhìn và trả lời  Kết qua khó kiểm tra được.
* Phương pháp dạy học mới :
O GV dặn HS mang theo mỗi em 1 vật có thể là hộp sữa, lon bia, chai nước ngọt, chai
nước suối (phổ biến nhất)
O Yêu cầu HS xem thông tin trên vỏ hộp và cho biết thể tích của vật em có là bao nhiêu ?
O Nhóm đôi - cùng tìm, nói cho nhau nghe hoặc ghi ra bảng nhóm như :
- Chai nước ngọt có thể tích thực là 1,5 lít
- Chai nước suối lớn có thể tích thực là 1 lít
- Chai nước suối nhỏ có thể tích thực là 0,5 lít
Có thể HS chỉ ghi được thông số chứ không nói được dơn vị như : hộp sữa có thể tích
200ml; lon bia có thể tích 330ml
GV lưu ý : Cụm từ “ Thể tích thực ”
O Sau khi HS đã nêu thông tin về thể tích trên vật thực, GV đặt vấn đề : “ Thể tích là gì ?

Dự đoán : Học sinh sẽ nêu : “Thể tích là lượng chất lỏng có trong vật chứa nó” (Đây là
phát hiện của học sinh nhưng chưa hoàn toàn chính xác)
O Giáo viên đưa ra hộp giấy và đặt vấn đề : “ Cái hộp này có thể tích không ? Vì sao? ”
O Cho học sinh thảo luận theo nhóm 4.
Dự đoán : Có 2 khả năng :
- Có thể tích vì nó chứa được .

- Không có thể tích vì đổ nước vào nó chảy ra hết.
O Giáo viên chọn 1 em (ở khả năng thứ hai) nhận một chai nước suối đã được xuyên một
lỗ thủng đáy (đã được bịt kín bằng tay)  đổ nước vào  thả tay ra  nước chảy ra
- 2 -
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
hết  chai rỗng  Chai có thể tích không ? (Khẳng định là “có” vì đã ghi trên chai -
ở hoạt động trên).
Từ đó giáo viên chỉ nêu khái niệm thể tích một cách đơn giản đối với trẻ : “Thể tích của
một vật là khoảng không gian bên trong mà vật có thể chứa được hay nói cách khác mọi vật
đều có thể tích”.
Một số vật có hìng dạng cụ thể như cái hộp, phòng học (Hình hộp chữ nhật), khối ru -bích,
hột xí ngầu (Hình lập phương), lon sữa, lon bia ( Hình trụ )  người ta có thể đo được thể tích
chính xác của nó. Một số vật có kích thước quá nhỏ bé như hạt cát, mẫu phấn hoặc vật không
có hình cụ thể như chất lỏng, không khí … đều có thể tích.
 Đối với hoạt động LUYỆN TẬP THỰC HÀNH :
- Hình thức học tập : cá nhân, chủ yếu làm các bài tập trong sách giáo khoa.
- Chú ý liên hệ thực tế khi so sánh thể tích các hình, các vật.
Ví dụ : Chai lớn - Chai nhỏ  Thể tích lớn hơn - Thể tích nhỏ hơn.
Hồ nước nhỏ hơn căn phòng  thể tích hồ nước nhỏ hơn thể tích căn phòng.
 Đối với hoạt động CỦNG CỐ :
- Thường áp dụng trò chơi .
- Hình thức học tập nhóm 4 hoặc theo tổ.
Ví dụ : Trò chơi : Ai mà tài thế ?
Cách chơi : trong 2 phút tìm và so sánh thể tích của các vật xung quanh có hình dạng tương
đươn. Nhóm, tổ nào tìm được nhiều cặp và so sánh đúng là thắng.
B) MỘT SỐ TRÒ CHƠI, CÁCH TỔ CHỨC LỚP HỌC:
 Trò chơi “Tìm bạn” : GV phát cho mỗi em một thẻ ghi số (số tự nhiên, phân số
hoặc số thập phân…) hoặc ghi các dữ liệu có liên quan đến nội dung cần ghi nhớ
(đáy, chiều cao, vận tốc, thời gian) . Tìm những người có giá trị tương ứng, phù
hợp… theo mục tiêu bài học dưới sự phát lệnh của GV. Có ghi điểm cho từng

đôi, từng nhóm.
 Ứng dụng dạy các bài :
O Phân số bằng nhau, Tính chất cơ bản của phân số .
O Số thập phân : so sánh, sắp xếp, tìm các giá trị bằng nhau…
O Củng cố các qui tắc tính về chu vi, diện tích, thể tích, tìm vận tốc, thời gian,
quãng đường……
 Giáo viên sẽ là trọng tài ghi điểm số trên bảng. Và dĩ nhiên kết quả vừa học vừa
chơi như thế này sẽ tạo không khí hào hứng , học sinh tích cực hơn.
 Trò chơi “Ai mà tài thế ? “: trong một khoảng thời gian nhất định , bạn nào tìm
được , làm nhiều dữ kiện đúng theo yêu cầu của GV thì thắng.
 Ứng dụng dạy các bài:
O Thuộc qui tắc, công thức liên quan đến hình học, toán chuyển động, các bảng
đơn vị đo ……
 Trò chơi “Ai nhanh hơn” : Với một lượng kiến thức đã định , bạn nào thực hiện
xong yêu cầu nhanh hơn thì thắng.
 Ứng dụng dạy các dạng bài Luyện tập, củng cố kiến thức.
- 3 -
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Trò chơi “Tiếp sức vượt khó”: từng tổ nhóm sẽ cùng nhau giải quyết một số bài
nhiều nội dung hoặc có nội dung khó.
 Ứng dụng dạy các bài Luyện tập chung hoặc giải toán đố.
Thay đổi hình thức luyện tập để gây hứng thú học tập trong lớp là một trong những biện
pháp hay và tích cực.
C) MỘT SỐ CÁCH ĐÁNG GIÁ , KHEN THƯỞNG DỄ THỰC HIỆN:
- Cả lớp vỗ tay khen ngợi, vỗ lớn, nhỏ, nhiều, ít tuỳ theo khả năng nhóm, tổ hay cá nhân
đạt được.
- GV dùng những con thú nhồi bông (gấu, thỏ, chuột Mickey hay chú lùn Hugo…...) gián
tiếp cho lời nhận xét đánh giá.
- Bốc thăm số như lôtô chọn ra 5 bạn ngẫu nhiên để làm giám khảo cho điểm A, B đối với
các hoạt động mang tính tập thể.

- GV làm bông hoa đỏ, xanh bằng bìa để thưởng trực tiếp ngay khi đạt kết quả (lớp đã
thực hiện và có tác dụng tích cực)
- 1 vài cái kẹo thưởng ngay (rẻ, dễ động viên)
- Lớp có bảng khen . Ví dụ:
O Cành có những quả táo mang số thứ tự hoặc tên của bạn được khen trong ngày.
O Giỏ hoa gồm những bông hoa có tên của bạn được khen trong suốt tuần.
3) KẾT QUẢ:
 100% học sinh tham gia hoạt động. Em nào sai chưa thuộc giáo viên biết ngay và nhắc
nhở kịp thời, uốn nắn nga, hiệu quả hơn.
 Có thể thay đổi hình thức luyện tập như thảo luận nhóm, trò chơi tiếp sức, phiếu học
tập, trắc nghiệm … để làm thay đổi, linh hoạt, hào hứng học tập.
 Quan trọng hơn là tạo được tâm lý thích học toán ở học sinh.
 Tạo được sự đoàn kết, gắn bó và tinh thần tập thể trong học sinh.
* Những điều cần lưu ý khi tổ chức học tập theo hướng tích cực :
- Thiết kế bài dạy - chuẩn bị đồ dùng học tập phải đảm bảo phù hợp với trình độ học sinh
của mỗi lớp.
- Giáo viên nắm vững mục tiêu bài dạy và lưu ý điểm cần nhấn mạnh với từng đối tượng
cụ thể.
- 100% học sinh phải làm việc - giáo viên là người hướng dẫn, hỗ trợ để các em tìm tòi,
tích cực chủ động sáng tạo để chiếm lĩnh kiến thức.
- Trò chơi dễ, phù hợp với học sinh, không bắt bí, quá khó.
4) PHẠM VI ÁP DỤNG :
 Ưu điểm
- Phát huy rất tốt vai trò trung tâm của học sinh.
- Tạo được sự hứng thú cao trong mỗi tiết học.
- Tạo tình thân ái, tinh thần đoàn kết làm cơ sở rèn luyện và phát triển nhân cách học sinh.
- 4 -
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Thay đổi cách nhìn khô khan, nhàm chán trong giờ học Toán
- HS có tinh thần hợp tác, biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến của bạn và mạnh dạn nêu những

nhận định riêng của mình  cơ sở sự tự tin trong giao tiếp.
 Hạn chế
- GV cần có nỗ lực cao, nhanh nhẹn và khả năng linh hoạt trong các tình huống sư phạm ,
quản lý lớp tốt.
- Lớp học ồn, không khí quá sôi động đôi khi tạo ra 1 vài hành động quá khích ở 1 số học
sinh .
Tân Phú, ngày 20 tháng 03 năm 2007
Người viết
Phạm Trí Tuệ
- 5 -

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×