Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

khảo sát đặc điểm dịch tễ và thực trạng sử dụng thuốc arv của bệnh nhân nhiễm hivaids tại bệnh viện bệnh nhiệt đới tỉnh hưng yên năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.96 KB, 69 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ LÊ SƠN

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ARV
CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM HIV/AIDS
TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI
TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2017

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2018


ưBỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ LÊ SƠN

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ARV
CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM HIV/AIDS
TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI
TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Thanh Bình
Thời gian thực hiện: Tháng 05/2018 – 11/2018



HÀ NỘI 2018


MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
IĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................... 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HIV/AIDS .................................................................... 3
1.1.1. Tình hình trên thế giới ................................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ HIV/AIDS tại Việt Nam ..................................................... 3
1.1.3. Đặc điểm dịch tễ và công tác phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh Hưng Yên ..... 5
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRỊ VÀ SỬ DỤNG THUỐC ARV........................... 8
1.2.1. Tổng quan virus HIV ..................................................................................... 8
1.2.2. Mục đích và nguyên tắc điều trị ................................................................... 10
1.2.3. Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị thuốc ARV ........................................................ 10
1.2.4. Chuẩn bị điều trị thuốc ARV ....................................................................... 12
1.2.5. Thuốc ARV và cơ chế tác dụng ................................................................... 12
1.2.6. Các phác đồ điều trị thuốc ARV cho người lớn ............................................ 14
1.2.7. Theo dõi trong quá trình điều trị thuốc ARV ................................................ 16
1.3. TỔNG QUAN VỀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ .................................................... 18
1.3.1 Khái niệm, vai trò của tuân thủ điều trị đối với điều trị thuốc ARV............... 18
1.3.2. Phân loại tuân thủ của bệnh nhân với điều trị thuốc ARV ............................ 19
1.3.3. Các phương pháp đánh giá tuân thủ điều trị ................................................. 19
1.3.4. Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị ......................................................... 19
1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị thuốc ARV ............................... 20
1.3.5.1. Các yếu tố cá nhân .................................................................................... 20
1.3.5.2. Các yếu tố về thuốc ................................................................................... 21
1.3.5.3. Yếu tố về dịch vụ y tế và sự hỗ trợ liên quan đến tuân thủ điều trị ............ 21

1.3.6. Các biện pháp cải thiện tuân thủ điều trị ở bệnh nhân .................................. 21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 23
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 23
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 23


2.2.1. Xác định biến số nghiên cứu ........................................................................ 24
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 26
2.2.3. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................... 26
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 26
2.2.5. Xử lý và tính toán số liệu ............................................................................. 27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 30
3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC HIV/AIDS CỦA BỆNH NHÂN SỬ DỤNG
THUỐC ARV TẠI HƯNG YÊN ........................................................................... 30
3.1.1. Dịch tễ theo nhóm tuổi ................................................................................. 30
3.1.2. Dịch tễ theo tình trạng hôn nhân .................................................................. 30
3.1.3. Dịch tễ theo đường lây nhiễm ...................................................................... 31
3.1.4. Dịch tễ theo trình độ học vấn ....................................................................... 32
3.1.5. Dịch tễ theo nghề nghiệp và địa bàn làm việc .............................................. 32
3.1.6. Dịch tễ theo giai đoạn lâm sàng ................................................................... 33
3.1.7. Dịch tễ theo các nhiễm trùng cơ hội mắc kèm .............................................. 33
3.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ARV CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM
HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TỈNH HƯNG YÊN ................ 34
3.2.1. Thực trạng sử dụng thuốc ARV ................................................................... 34
3.2.2. Thực trạng tuân thủ của bệnh nhân đối với điều trị ARV ............................. 36
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN..................................................................................... 40
4.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH NHÂN NHIỄM HIV/AIDS SỬ DỤNG THUỐC
ARV TẠI HƯNG YÊN ......................................................................................... 40
4.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ARV CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM
HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TỈNH HƯNG YÊN ................ 42

4.2.1. Thực trạng sử dụng thuốc ........................................................................... 42
4.2.2. Thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân đối với điều trị thuốc ARV ........ 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 51
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 51
KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 53


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
3TC

Lamivudin

ABC

Abacavir

AND

Acid desoxyribonucleic

ADR

Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drugs Reaction)

AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được
biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư có thể dẫn
đến tử vong (Acquired Immune Deficiency Syndrome)


ALAT

Alanin aminotransferase

ALT

Alanin aminotransferase

APRI

AST to platelet Ratio Index- Chỉ số tỷ lệ AST-Tiểu cầu

ARN

Acid Ribonucleic

ARV

Antiretroviral- Thuốc kháng vi rút

AST

Aspartate aminotransferase

AZT

Zidovudin

BN


Bệnh nhân

CBYT

Cán bộ y tế

CCR5

C-C chemokine receptor 5

CLCr

Hệ số thanh thải creatinin (Clearance creatinin)

d4T

Stavudin

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứuư

ĐTV

Điều tra viên

EFV

Efavirenz


GĐLS

Giai đoạn lâm sàng

HBV

Virus viêm gan B (Hepatitis B virus)

HBeAg

Hepatitis B envelope antigen- Kháng nguyên vỏ của vi rút viêm ganB

HCV

Virus viêm gan C (Hepatitis C virus)

HIV

Virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, làm cho cơ thể suy
giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh (Human


Immunodeficiency Virus)
INH

Isoniazid

LPV/r

Lopinavir/ritonavir


MD

Mại dâm

MMT

Methadon

NNRTI

Thuốc ức chế enzym sao chép ngược không nucleosid (Nonnucleoside reverse-transcriptase inhibitor)

NRTI

Thuốc ức chế enzym sao chép ngược nucleosid (Nucleoside reversetranscriptase inhibitor)

NtRTI

Thuốc ức chế enzyme sao chép ngược nucleotide (Nucleotide reverse
transcriptase inhibitor)

NCMT

Nghiện chích ma túy

NTCH

Nhiễm trùng cơ hội


NVP

Nevirapin

PI

Thuốc ức chế protease (Protease inhibitor)

PKNT

Phòng khám ngoại trú

PNMD

Phụ nữ mại dâm

TB

Tế bào

TCD4

Tế bào lympho T mang phân tử CD4

TDF

Tenofovir

TDKMM


Tác dụng không mong muốn

TTĐT

Tuân thủ điều trị

THPT

Trung học phổ thông

UNAIDS

Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (Jont United
Nations programme on HIV/AIDS)

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization )


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại thuốc điều trị HIV/AIDS ........................................................ 13
Bảng 1.2. Phác đồ điều trị ARV bậc 1 cho người trưởng thành .............................. 15
Bảng 1.3. Phác đồ ARV bậc 2 cho người trưởng thành .......................................... 14
Bảng 1.4. Tương tác của thuốc ARV và cách xử trí ............................................... 16
Bảng 2.1. Các biến số trong nghiên cứu ................................................................. 22
Bảng 3.1. Đặc điểm dịch tễ học HIV/AIDS theo nhóm tuổi ................................... 28
Bảng 3.2. Đặc điểm dịch tễ học HIV/AIDS theo tình trạng hôn nhân .................... 28
Bảng 3.3. Đặc điểm dịch tễ học HIVAIDS theo đường lây nhiễm ......................... 29
Bảng 3.4. Đặc điểm dịch tễ học HIV/AIDS theo trình độ học vấn ......................... 30

Bảng 3.5. Đặc điểm dịch tễ học HIV/AIDS theo nghề nghiệp và địa bàn làm việc 390
Bảng 3.6. Đặc điểm dịch tễ học HIVAIDS theo giai đoạn lâm sàng....................... 31
Bảng 3.7. Dịch tễ nhiễm trùng cơ hội mắc kèm HIV/AIDS ................................... 31
Bảng 3.8. Phác đồ điều trị thuốc ARV của bệnh nhân ............................................ 32
Bảng 3.9. Các nhóm thuốc sử dụng đồng thời với thuốc ARV ............................. 32
Bảưng 3.10. Tình hình duy trì điều trị.................................................................... 33
Bảng 3.11. Các tương tác thuốc ghi nhận khi điều trị ............................................. 34
Bảng 3.12. Tuân thủ uống thuốc trong tuần qua ..................................................... 35
Bảng 3.13. Kiến thức của ĐTNC về điều trị ARV ………………………………. 36
Bảng 3.14. Tỷ lệ sử dụng rượu, bia theo giới của ĐTNC ……………………....... 37


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận
được sự chỉ bảo, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, đồng nghiệp, anh chị, bạn bè và
gia đình. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới: GS. TS. NGƯT. Nguyễn Thanh Bình- Hiệu trưởng Trường Đại học Dược
Hà Nội – Trưởng bộ môn Quản lý và Kinh tế dược.
Những người đã hướng dẫn tôi, dìu dắt tôi vượt qua những khó khăn và tận
tình chỉ bảo cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo
trường Đại học Dược Hà Nội và đặc biệt các thầy cô giáo trong Bộ môn Quản lý và
Kinh tế dược - Trường Đại học Dược Hà Nội, những người đã giảng dạy và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi cũng trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc, các bác sĩ, các anh chị
điều dưỡng, tư vấn viên và toàn bộ nhân viên của Phòng khám ngoại trú – Bệnh
viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian
thưực hiện luận văn tại đây.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn vô hạn tới gia đình, bạn bè những người đã luôn quan
tâm động viên và là chỗ dựa tinh thần vững chắc để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của

mình trong 2 năm học vừa qua.
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2018
Học viên


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính đến năm 2018, toàn cầu đã đương đầu với dịch HIV/AIDS gần 4 thập
kỷ. Nhiều thành tựu về y học, xã hội học, tuyên truyền giáo dục, huy động cộng
đồng, ... trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS, những nỗ lực ấy vẫn chưa đủ sức
để ngăn chặn sự tấn công của đại dịch HIV/AIDS. Đặc biệt, ở các nước chậm và
đang phát triển, nơi mà nguồn lực dành cho chẩn đoán, điều trị, theo dõi và quản lý
người nhiễm HIV/AIDS còn hạn hẹp thì HIV/AIDS vẫn còn là vấn đề quan trọng
của y tế công cộng. Dịch HIV/AIDS vẫn là một thảm họa chưa từng có của loài
người, gây ra sự tổn thất to lớn cho các quốc gia, các cộng đồng và các gia đình trên
toàn thế giới, hơn 30 triệu người đã chết vì AIDS; 34 triệu người đang sống với
HIV, hơn 7.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, 6 triệu người đang điều trị thuốc ARV tại
các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình [1].
Ở Việt Nam, chưa từng có dịch bệnh nào lây lan rộng khắp và kéo dài như
dịch HIV/AIDS [1]. Tính đến hết 30/9/2017 số người nhiễm HIV được báo cáo
đang còn sống trong cả nước 208.371 trường hợp, tuy nhiên tuy nhiên số quản lý
được chỉ đạt 80%, số bệnh nhân AIDS trong số người nhiễm HIV là 90.943 trường
hợp, tổng số người nhiễm HIV tử vong từ đầu dịch đến nay được báo cáo là 91.840
trường hợp. Dịch vẫn đang tiếp tục lây lan trên đất nước ta với khoảng 10.000
người nhiễm mới mỗi năm (riêng năm 2017 ước tính phát hiện mới khoảng 9.800
người nhiễm và khoẳng 1.800 người nhiễm HIV tử vong [5]); hơn 75% số xã,
phường; 98% quận, huyện; 100% tỉnh, thành phố báo cáo có người nhiễm HIV [1],
[4].
Với sự gia tăng nhanh chóng của số người nhiễm HIV và số người chuyển

sang giai đoạn AIDS, công tác chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV/AIDS ngày
càng trở nên cấp thiết. Cho đến nay, phương pháp điều trị bằng thuốc kháng
retrovirus (ARV) vẫn là phương pháp hiệu quả nhất giúp người nhiễm HIV/AIDS
nâng cao sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ, giảm tử vong, giảm các bệnh NTCH và giảm
sự lây truyền HIV cho người khác. Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy điều trị
ARV cho người nhiễm HIV là liệu pháp dự phòng tốt, đây là quá trình liên tục kéo
dài suốt cuộc đời và đòi hỏi sự tuân thủ điều trị tuyệt đối. Tuân thủ điều trị là uống
1


đúng thuốc, đúng giờ, đúng liều lượng thuốc, đúng cách được chỉ định và uống đều
đặn suốt đời [3]. Tuân thủ điều trị giúp duy trì nồng độ thuốc ARV trong máu nhằm
ức chế tối đa sự nhân lên của virus HIV, đủ thời gian cho phép hệ miễn dịch được
phục hồi, từ đó phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng cơ hội, cải thiện chất lượng sống
cho người bệnh và tăng tỷ lệ sống sót [3], [6]. Nếu không tuân thủ sẽ dẫn đến việc
nồng độ thuốc trong máu thấp, làm xuất hiện các đột biến của virus HIV kháng
thuốc và thất bại điều trị [2], [19].
Hưng Yên là tỉnh có số người nhiễm HIV tăng đều hàng năm, số bệnh nhân
chuyển sang giai đoạn AIDS và có nhu cầu điều trị thuốc ARV cũng gia tăng nhanh
trong những năm trở lại đây. Tháng 01 năm 1997, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên
tại tỉnh Hưng Yên được phát hiện, đến ngày 31/12/2017 luỹ tích các trường hợp
nhiễm HIV/AIDS toàn tỉnh là 1627 trường hợp, trong đó số nhiễm HIV/AIDS hiện
còn sống 815 (275 trường hợp nhiễm HIV, 540 chuyển giai đoạn AIDS) người và
812 trường hợp tử vong. Chỉ tính riêng năm 2017 số trường hợp mới nhiễm HIV
phát hiện 81 người, chuyển sang giai đoạn AIDS 98 trường hợp, chết do AIDS là 43
trường hợp [8].
Với số lượng bệnh nhân điều trị ngày càng tăng, ở khắp các huyện, thành
phố trong tỉnh, nhiều bệnh nhân đi làm ở tỉnh khác, trong khi đó điều trị ARV chỉ
tập trung tại 01 phòng khám, có phác đồ điều trị cần tuân thủ phức tạp (đúng liều,
đúng giờ, đúng thuốc) gây không ít trở ngại cho bệnh nhân trong việc tiếp cận và

tuân thủ điều trị. Chưa có nghiên cứu nào về dịch tễ và thực trạng sử dụng thuốc
ARV tại Tỉnh Hưng Yên.
Từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát đặc điểm dịch tễ
và thực trạng sử dụng thuốc ARV của bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện
Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên năm 2017” với các mục tiêu sau:
- Khảo sát đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS điều trị tại
phòng khám ngoại trú – Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên, năm 2017.
- Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc ARV của bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS
tại phòng khám ngoại trú - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên, năm 2017.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HIV/AIDS
1.1.1. Tình hình trên thế giới
Kể từ trường hợp nhiễm nhiễm virus HIV đầu tiên trên thế giới là nhóm 5
thanh niên đồng tính ở miền Bắc nước Mỹ vào tháng 5 năm 1981. Hiện HIV/AIDS
tiếp tục là một vấn đề y tế công cộng lớn của toàn cầu. Tính đến nay, hội chứng
nhiễm HIV/AIDS đã cướp đi sinh mạng của hơn 35 triệu người trên thế giới. Theo
số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến cuối năm 2017, khoảng
36,9 triệu người đang phải sống chung với HIV. Trong năm 2017, đã có 940.000
người thiệt mạng trên thế giới do các nguyên nhân liên quan đến HIV và 1,8 triệu ca
nhiễm mới. Trong khi đó 59% số người lớn và 52% số trẻ em sống chung với HIV
đã được điều trị liệu pháp kháng retrovirus (ARV) suốt đời.
Khu vực châu Phi là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, với 25,7 triệu sống
chung với HIV trong năm 2017. Bên cạnh đó, khu vực này cũng chiếm hơn 2/3 tổng
số ca nhiễm mới trên toàn cầu.
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ HIV/AIDS tại Việt Nam
1.1.2.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam

Kể từ ca nhiễm virus HIV đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1990, đến
nay HIV/AIDS thực sự trở thành đại dịch, là mối nguy hại cả về kinh tế lẫn xã hội
đối với Việt Nam. Qua gần 30 năm đương đầu với HIV/AIDS, Việt Nam đã sớm
hình thành hệ thống tổ chức phòng, chống HIV/AIDS từ trung ương tới cơ sở, đồng
thời ban hành được một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật khá hoàn chỉnh
về vấn đề này. Tính đến hết tháng 9/2017, toàn quốc có khoảng trên 122.439 người
nhiễm virus HIV đang điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) tại 63 tỉnh/thành phố
(hết năm 2017 điều trị cho khoảng 124.000 bệnh nhân), với 401 phòng khám điều
trị ngoại trú thuốc ARV, triển khai cơ sở cấp phát thuốc điều trị ARV tại 562 trạm y
tế, trong trại giam), tăng gần 6.000 người so với cuối năm 2016, cấp phát thuốc tại
TYT xã cho 10.499 bệnh nhân [5]. Tỷ lệ người nhiễm HIV đang điều trị ARV đạt
58% tổng số người có HIV hiện còn sống được báo cáo [5].
1.1.2.2. Đặc điểm dịch tễ
3


Theo báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2017 của Bộ Y tế
+ Số lượng người nhiễm: Trong quý III/2017, số trường hợp báo cáo phát
hiện trùng lặp và không tìm thấy địa chỉ thực tế được các tỉnh/ thành phố đề nghị
loại bỏ 3.386 trường hợp. Số người nhiễm HIV hiện được báo cáo đang còn sống là
208.371 trường hợp, tuy nhiên số quản lý được chỉ đạt 80%, số bệnh nhân AIDS
trong số người nhiễm HIV là 90.493 trường hợp, tổng số người nhiễm tử vong từ
đầu dịch đến nay là 91.840 trường hợp.
Trong 9 tháng đầu năm 2017, cả nước xét nghiệm phát hiện mới 6,883 trường
hợp nhiễm HIV; 3,484 bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS; số bệnh nhân tử
vong 1,260 trường hợp. So sánh số liệu nhiễm HIV, tử vong báo cáo năm 2016, số
trường hợp nhiễm HIV phát hiện mới giảm 1,1%, số bệnh nhân chuyển sang giai
đoạn AIDS giảm 39% và người nhiễm HIV tử vong giảm 15%.
+ Về địa bàn phân bố dịch: Trong 9 tháng đầu năm 2017, cả nước phát hiện
người nhiễm hầu hết ở trên 80% xã, phường, gần 98% quận, huyện và tất cả các

tỉnh, thành trên toàn lãnh thổ.
+ Phân bố theo nhóm tuổi: Về phân bố theo nhóm tuổi 40% người nhiễm
trong năm 2017 trong độ tuổi từ 30- 39 tuổi; 30% người nhiễm trong độ tuổi 20- 29
tuổi; 19% trong độ tuổi 40- 49 tuổi; trên 50 tuổi là 6%, nhóm tuổi 14- 19 chiếm 3%,
nhóm trẻ em từ 0- 13 tuổi là 2%.
+ Hình thái lây nhiễm HIV: lây truyền qua đường tình dục chiếm 58%, lây
truyền qua đường máu chiếm 32%, mẹ truyền sang con chiếm 2,6%, không rõ
nguyên nhân chiếm 8%.
+ Phân bố theo giới tính: nữ chiếm 22%, đa phần là nam chiếm 78%.
Phân bố người nhiễm HIV theo giới tính, nhóm tuổi không có khác biệt so
với năm 2016, lây truyền qua đường tình dục tiếp tục chiếm tỷ lệ lớn trong những
năm gần đây.
+ Phân bố theo nhóm đối tượng: Tỷ lệ nhiễm HIV cao trong nhóm nghiện
chích ma túy, gái mại dâm và đã có dấu hiệu lan ra cộng đồng. Tuy nhiên, dịch HIV
có xu hướng chững lại, không tăng nhanh như những năm trước trong nhóm ưcó
hành vi nguy cơ cao (nghiện chích ma túy, gái bán dâm); và có xu hướng gia tăng
4


trong nhóm phụ nữ mang thai cũng như đa dạng hóa đối tượng nhiễm ở nhiều ngành
nghề khác nhau như công nhân, trí thức, học sinh, sinh viên.
Chúng ta cũng đã triển khai thực hiện Chương trình điều trị thay thế nghiện
các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Đến cuối tháng 9/2017, Chương
trình đã được triển khai tại 63 tỉnh, thành phố, với 294 cơ sở và điều trị cho 51.818
bệnh nhân (đạt 65,20% chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 1008/QĐTTg[5].
1.1.3. Đặc điểm dịch tễ và công tác phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh Hưng Yên
1.1.3.1. Đặc điểm dịch tễ HIV/AIDS tại tỉnh Hưng Yên
+ Lũy tích người nhiễm: Tháng 01 năm 1997, trường hợp nhiễm HIV đầu
tiên tại tỉnh Hưng Yên được phát hiện, đến ngày 31/12/2017 luỹ tích các trường hợp
nhiễm HIV/AIDS toàn tỉnh là 1627 trường hợp, trong đó số nhiễm HIV/AIDS hiện

còn sống 815 người và 812 trường hợp tử vong. Chỉ tính riêng năm 2017 số trường
hợp mới nhiễm HIV phát hiện 81 người, chuyển sang giai đoạn AIDS 98 trường
hợp, chết do AIDS là 43 trường hợp.
Đến 31/12/2017 lũy tích số bệnh nhân đã được điều trị thuốc ARV là 637
người, bệnh nhân đang được điều trị là 449 người.
+ Về địa bàn phân bố dịch: Địa bàn có người nhiễm HIV: đến nay có 10/10
huyện/thành phố (100%) và 156/161 số xã/phường (96,89%) trên địa bàn đã phát
hiện có các trường hợp nhiễm HIV; thành phố Hưng Yên, huyện Khoái Châu,
huyện Yên Mỹ, huyện Tiên Lữ, huyện Văn Giang, huyện Mỹ Hào, huyện Phù Cừ
có 100% xã/phường/thị trấn có người nhiễm HIV/AIDS.
+ Người nhiễm HIV theo nhóm tuổi: lứa tuổi từ 20 – 39 tuổi chiếm 82%[9].
+ Hình thái lây nhiễm HIV: đối tượng người nhiễm HIV là người nghiện
chích ma tuý chiếm 62,65%.
+ Phân bố theo giới: Lũy tích số trường hợp nhiễm HIV là nam giới 1.260
người (77.68%), nữ giới 22,56% (367 trường hợp).
+ Phân bố theo nhóm đối tượng:Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích
ma túy có xu hướng giảm. Do chúng ta cũng đã triển khai thực hiện Chương trình
điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.
5


Thực hiện kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 07/12/2011 của UBND tỉnh
Hưng Yên về việ c triển khai Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng thuốc Methadone tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012-2015. Đến 31/12/2017,
luỹ tích số người được điều trị MMT 1.671, hiện đang điều trị được cho 656 người
nghiện chích ma tuý tại địa bàn các huyện/thành phố[9].
Đánh giá chung về tình hình dịch HIV/AIDS của tỉnh Hưng Yên cũng như
tình hình dịch HIV của cả nước vẫn trong giai đoạn tập trung, chủ yếu ở nhóm có
hành vi nguy cơ cao. Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư không có
hành vi nguy cơ đang có xu thế tăng như nhóm tiêm chích ma túy. Dịch HIV vẫn

tiếp tục diễn biến phức tạp gây tác động xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội và ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc của nhiều gia đình[9].
1.1.3.2. Công tác dự phòng lây nhiễm HIV tại Hưng Yên
Bệnh viện bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên trước đây là Trung tâm phòng,
chống HIV/AIDS tỉnh Hưng Yên thực hiện đây đủ và nghiêm túc các công tác
phòng lây nhiễm HIV như:
+ Thông tin, giáo dục, truyền thông;
+ Can thiệp giảm tác hại;
+ Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con;
+ Công tác chăm sóc, hỗ trợ, điều trị toàn diện HIV/AIDS:
- Số bệnh nhân đang điều trị thực hiện nghiêm việc tuân thủ điều trị và đạt
hiệu quả tốt. 85% số bệnh nhân tăng cân, 100% giảm các triệu chứng nhiễm trùng
cơ hội.
- Huy động sự tham gia của người có HIV trong các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS: Toàn tỉnh hiện có 02 CLB người có HIV ở 10/10 huyện/thành phố, thu
hút hơn 200 người nhiễm HIV tham gia, các hoạt động của các CLB tự lực ngày có
quy mô hơn với việc thành lập Ban điều hành các CLB người có HIV.
- Hoạt động tiếp cận điều trị: Hoạt động chăm sóc và điều trị cho người
nhiễm HIV được triển khai đồng bộ, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS chuẩn bị
nhân lực, cơ sở vật chất để phục vụ 30 giường bệnh nội trú, điều trị bệnh nhiễm
trùng cơ hội và bệnh đồng nhiễm như viêm gan B, C cho bệnh nhân AIDS. Trên cơ
6


sở đó thành lập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới quy mô 60 giường bệnh nội trú mở rộng
điều trị các bệnh nhiệt đới phục vụ nhân dân toàn tỉnh.
+ Công tác tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS;
+ Công tác giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương trình
phòng, chống HIV/AIDS.
Năm 2018, thực hiện quyết định số 2188/QĐ – TTg ngày 15/11/2016 của

Thủ tướng chính phủ và công văn số 2145 UBND-KGVX ngày 21/9/2016 về việc
Mua bảo hiểm Y tế cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh. Trung
tâm phòng, chống HIV/AIDS đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên mua
thẻ BHYT cho người nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh Hưng Yên [9].
1.1.3.3. Một vài nét về đặc điểm của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên
Theo Quyết định số 09/2018/QĐ-UBND ngày 26/02/2018 của Ủy ban nhân
dân Tỉnh Hưng Yên đã thành lập Bệnh viện bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên trên cơ
sở tổ chức lại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS thực thuộc Sở Y tế tỉnh Hưng
Yên với chức năng chính có chức năng chính: Thực hiện các hoạt động phòng,
chống, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng cho các bệnh nhân mắc các
bệnh truyền nhiễm, bệnh nhiệt đới và HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh. Bệnh viện có
các nhiệm vụ chính như:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện các hoạt động về phòng, chống
các bệnh truyền nhiễm, bệnh nhiệt đới và HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh trên cơ sở
các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và tình hình thực tế ở địa phương về
chăm sóc sức khỏe nhân dân, trình Giám đốc Sở Y tế hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh
phê duyệt; tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt.
- Khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân mắc các bệnh
truyền nhiễm, bệnh nhiệt đới và HIV/AIDS; Tư vấn các vấn đề liên quan tới bệnh
truyền nhiễm, bệnh nhiệt đới và HIV/AIDS; Phối hợp với các cơ sở y tế khác khám
sức khỏe cho các đối tượng đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài và kết hôn
với người nước ngoài khi có yêu cầu; Tham gia khám giám định sức khỏe và khám
giám định y khoa khi có yêu cầu;

7


- Đào tạo cán bộ y tế: là cơ sở thực hành đồng thời tham gia giảng dạy, đào
tạo cán bộ y tế chuyên khoa ở bậc trung học, cao đẳng và đại học; Tổ chức đào tạo
liên tục, đào tạo lại cho cán bộ, viên chức của bệnh viện và các cơ sở y tế khác có

nhu cầu.
- Nghiên cứu khoa học về y học: Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu
khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên khoa;
- Chỉ đạo tuyến về chuyên môn, kỹ thuật:
- Phòng, chống bệnh dịch:
- Tổ chức các hoạt động truyền thông, can thiệp và huy động cộng đồng
trong dự phòng lây nhiễm và điều trị các bệnh truyền nhiễm, bệnh nhiệt đới và
HIV/AIDS; điều trị nghiện chất theo hướng dẫn.
- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, áp dụng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật trong lĩnh vực phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, bệnh nhiệt đới và
HIV/AIDS; tổ chức thực hiện dự án phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, bệnh
nhiệt đới và HIV/AIDS và các dự án liên quan theo quy định của pháp luật; hợp tác
quốc tế với các tổ chức, cá nhân ngoài nước về phòng, chống, khám bệnh, chữa
bệnh, nghiên cứu khoa học các bệnh truyền nhiễm, bệnh nhiệt đới, HIV/AIDS và
đào tạo cán bộ theo quy định của pháp luật.
Bệnh viện hiện nay có 65 cán bộ nhân viện thuộc 8 khoa/phòng không ngừng
phát huy truyền thống, không ngừng nâng cao chất lượng trong công tác phòng,
chống HIV/AIDS và công tác khám chữa bệnh cho nhân dân nhất là những bệnh
truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh. Với những kết quả đạt được đơn vị đã được nhận
Huân chương lao động hạng 3, Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, bệnh viện luôn
hoàn thành tốt nhiệm vụ, Chi bộ trong sạch vững mạnh.
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRỊ VÀ SỬ DỤNG THUỐC ARV
1.2.1. Tổng quan virus HIV
1.2.1.1. Căn nguyên gây bệnh
Virus HIV được định nghĩa là virus gây suy giảm miễn dịch ở người. HIV
thuộc nhóm sao chép ngược ở người và là virus nhân lên chậm. Đặc điểm của virus
này có chứa men sao chép ngược chịu trách nhiệm chuyển RNA thành DNA khi
8



virus xâm nhập vào tế bào chủ. Virus HIV thuộc họ Rotroviridea và thuộc thứ nhóm
Lentivitiae. Có 3 nhóm HIV1: nhóm M, nhóm O và nhóm N. Nhóm M (nhóm chủ
yếu, nhóm chính gây ra nhiễm trùng HIV ở trên toàn cầu). Có 3 đường chính của
lây truyền HIV ở người là quan hệ tình dục (đồng giới/khác giới); qua truyền máu
giữa người bệnh và người lành; lây truyền HIV từ mẹ sang con.
1.2.1.2. Cấu trúc virus HIV
Virus HIV là loại retrovirus, cấu trúc bởi 2 thành phần cơ bản:
- Lớp vỏ: tạo bởi lipoprotein và glycoprotein, có các kháng nguyên gp120,
gp40. Trong đó, quan trọng nhất là gp120 có tác dụng giúp virus tiếp cận thụ thể
TCD4 trên màng tế bào đích.
- Lớp nhân: gồm RNA và men RT (Reverse Transcriptase) để sao chép. Các
kháng nguyên nhân là p17, p24, p7, p11, p66, p32 [20].
1.2.1.3. Vòng sống của virus HIV
Trong cơ thể người, HIV xâm nhiễm và nhân lên chủ yếu trong các tế bào
lympho TCD4 (gọi tắt là TCD4). Chu trình của HIV trong tế bào vật chủ bao gồm
các bước: 1) Xâm nhập vào tế bào; 2) Sao chép ngược từ ARN thành ADN; 3) Tích
hợp vào bộ gen của tế bào vật chủ; 4) Sao chép và dịch mã gen của virus; và 5) Tổ
hợp virus và nảy chồi từ tế bào nhiễm và tiếp tục xâm nhiễm các tế bào khác. Mỗi
bước trong chu trình của HIV đều có sự tham gia của các cấu trúc và/hoặc enzym
của virus và các cấu trúc khác của tế bào như thụ thể TCD4 và đồng thụ thể
CCR5/CXCR4 của tế bào, enzym sao chép ngược, enzym tích hợp, enzym protease
của virus [7].
1.2.1.4. Cơ chế bệnh sinh
Virus HIV gây tổn thương các tế bào của hệ miễn dịch dẫn tới các rối loạn đáp
ứng miễn dịch. Trong các tế bào của hệ miễn dịch bị tổn thương do HIV thì TCD4
thường bị tổn thương đầu tiên và trầm trọng nhất. Khi HIV xâm nhập vào tế bào
TCD4, nó sẽ trực tiếp hủy diệt TCD4 bằng cách làm tăng thẩm thấu màng tế bào,
gây độc tế bào; hoặc gián tiếp giết TCD4 do hình thành kháng thể kháng lympho
hoặc phản ứng chéo giữa kháng thể kháng HIV với kháng nguyên tế bào đích [17].
Hậu quả của quá trình này dẫn tới một loạt các rối loạn hệ thống miễn dịch

9


trong cơ thể bao gồm:
- Rối loạn miễn dịch qua trung gian tế bào: bệnh nhân dễ mắc các bệnh liên
quan đến đáp ứng miễn dịch như lao, viêm phổi do Pneumocytis carinii, nhiễm
nấm.
- Rối loạn miễn dịch dịch thể: bệnh nhân nhạy cảm với các loại nhiễm trùng
như tụ cầu, phế cầu…
- Rối loạn chức năng đại thực bào và bạch cầu mono: làm giảm khả năng
chống vi khuẩn, giảm phản ứng viêm làm cho các cơ quan có nhiều đại thực bào
như phổi, đường tiêu hóa, da dễ bị nhiễm trùng cơ hội.
- Tổn thương các cơ quan tạo lympho: gây suy tủy xương, làm giảm toàn bộ
hoặc từng dòng hồng cầu, bạch cầu hạt, tiểu cầu và lympho.
Với hàng loạt rối loạn trên, hệ miễn dịch của bệnh nhân sẽ dần dần bị suy
giảm. Sau một thời gian, người bệnh sẽ tiến triển thành giai đoạn hình thành hội
chứng AIDS. Khi đó, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nghiêm trọng, tạo điều
kiện cho nhiễm trùng cơ hội phát triển, cuối cùng dẫn tới tử vong [12].
1.2.2. Mục đích và nguyên tắc điều trị
 Mục đích
- Ngăn chặn tối đa và lâu dài quá trình nhân lên của virus HIV trong cơ thể
- Phục hồi chức năng miễn dịch [3]
 Nguyên tắc điều trị
- Phối hợp thuốc: dùng phối hợp ít nhất 3 loại thuốc ARV;
- Điều trị sớm: điều trị ngay khi người bệnh đủ tiêu chuẩn nhằm ngăn chặn khả
năng nhân lên của virus HIV, giảm số lượng virus HIV trong máu và giảm phá hủy
tế bào miễn dịch;
- Điều trị liên tục, suốt đời: người bệnh cần được điều trị thuốc ARV suốt đời và
theo dõi trong suốt quá trình điều trị;
- Đảm bảo tuân thủ điều trị thuốc ARV: người bệnh cần thực hiện uống thuốc đúng

liều, đúng giờ, đúng cách theo chỉ định [3].
1.2.3. Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị thuốc ARV
Theo Quyết định số 3047/2015/QĐ/BYT ngày 22/07/2015 của Bộ Y tế về
10


việc ban hành “Hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS”, người bệnh
(người lớn và trẻ em ≥ 5 tuổi) được chỉ định điều trị ARV khi:
+ CD4≤ 500 tế bào/mm3
+ Điều trị không phụ thuộc số lượng tế bào CD4 trong trường hợp: Giai đoạn lâm
sàng 3 hoặc 4 bao gồm cả mắc lao / Có biểu hiện của viêm gan B (VGB) mạn tính
nặng

(*)

/ Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú nhiễm HIV/ Người nhiễm

HIV có vợ/chồng không bị nhiễm HIV / Người nhiễm HIV thuộc các quần thể nguy
cơ bao gồm: người tiêm chích ma túy, phụ nữ bán dâm, nam quan hệ tình dục đồng
giới / Người nhiễm HIV ≥ 50 tuổi / Người nhiễm HIV sinh sống, làm việc tại khu
vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
(*)

Chỉ định điều trị ARV cho người nhiễm HIV có viêm gan B mạn tính nặng và

CD4 > 500 tế bào/mm3 khi:
- Người lớn và trẻ em có viêm gan B mạn tính và có bằng chứng của xơ
gan còn bù hoặc mất bù (dựa vào lâm sàng hoặc chỉ số APRI > 2) không phụ
thuộc vào xét nghiệm ALT, tình trạng HBeAg và tải lượng vi rút viêm gan B.
- Người lớn có viêm gan B mạn tính, không có biểu hiện lâm sàng của xơ gan hoặc

chỉ số APRI ≤ 2 nhưng có tuổi trên 30, có men gan tăng liên tục và tải lượng vi rút viêm
gan B > 20.000 UI/ml mà không phụ thuộc vào tình trạng HBeAg. Trong trường hợp
không có xét nghiệm tải lượng vi rút viên gan B có thể chỉ định điều trị nếu men gan tăng
liên tục kéo dài mà không phụ thuộc vào tình trạng HBeAg.
Chỉ số APRI được tính như sau: APRI = (AST/GHT*) x 100/số tiểu cầu (109/l)
*GHT: giới hạn trên của giới hạn bình thường của xét nghiệm AST; giới
hạn này ở người Việt Nam thường là 40 U/L trừ khi có sự thay đổi do phòng xét nghiệm
thông báo.
Lưu ý: chỉ định điều trị ARV cho người nhiễm HIV có viêm gan C giống như chỉ
định điều trị cho người nhiễm HIV đơn thuần.

Ngày 27/07/2017, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3413/2017/QĐ-BYT
Quyết định về việc sửa đổi nội dung tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV trong "Hướng
dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS" ban hành kèm quyết định số
3047/QĐ-BYT ngày 22/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế như sau:
Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV: điều trị ARV cho tất cả các trường hợp

11


nhiễm HIV không phụ thuộc vào số lượng tế bào TCD4 và giai đoạn lâm sàng.
Tiêu chuẩn này là bước ngoặt lớn giúp cho người nhiễm HIV được tiếp cận
điều trị sớm, mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn trong tương lai.
Ngày 01/12/2017 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5418/QĐ-BYT
ban hành ”Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS” một bước ngoặt lớn hơn
nữa cho người nhiễm HIV và cho cộng đồng.
1.2.4. Chuẩn bị điều trị thuốc ARV
Những nội dung cần thực hiện trước khi người bệnh bắt đầu điều trị thuốc ARV:
- Thảo luận với người bệnh về nguyện vọng và sự chấp nhận và sẵn sàng để
bắt đầu điều trị thuốc ARV, phác đồ điều trị thuốc ARV, liều lượng và thời gian

dùng thuốc, các lợi ích và những tác dụng bất lợi có thể gặp cũng như những yêu
cầu về theo dõi và tái khám.
- Rà soát và bổ sung các xét nghiệm cần thiết bao gồm xét nghiệm khẳng định
tình trạng nhiễm HIV, xét nghiệm CD4, viêm gan B, viêm gan C, các xét nghiệm cơ
bản.
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, các bệnh khác nếu có và vấn đề tương tác
thuốc để cân nhắc chỉ định thuốc hoặc điều chỉnh liều.
- Nhấn mạnh việc tuân thủ tuyệt đối việc uống thuốc ARV.
- Tư vấn về các biện pháp dự phòng lây nhiễm virus HIV khác như quan hệ
tình dục an toàn, điều trị methadone, sử dụng bơm kim tiêm sạch.
- Tư vấn về lợi ích của các can thiệp phòng lây truyền virus HIV từ mẹ sang
con nếu người nhiễm virus HIV mang thai [3].
1.2.5. Thuốc ARV và cơ chế tác dụng
1.2.5.1. Phân loại thuốc ARV
Hiện nay trên thế giới có 5 nhóm thuốc ARV được phân chia theo tác động
của chúng lên những bước khác nhau trong chu trình nhân bản của HIV trong tế bào
vật chủ (hình 1.1) bao gồm:
- Nhóm ức chế sao chép ngược tương tự nucleosid và nucleotid (NRTI );
- Nhóm ức chế enzym sao chép ngược không có cấu trúc nucleosid (NNRTI);
- Nhóm ức chế enzym protease (PI);
12


- Nhóm ức chế enzym tích hợp (INSTI);
- Nhóm ức chế quá trình xâm nhập và ức chế hòa màng (EI &FI) [7].
Phân loại các thuốc điều trị HIV/AIDS được tổng hợp trong bảng 1.1. Các thuốc
này được sản xuất dưới dạng các đơn chất hoặc phối hợp hoạt chất, thuốc liều cố
định bao gồm 2-3 loại thuốc trong một viên.
Bảng 1.1. Phân loại thuốc điều trị HIV/AIDS
Nhóm

Thuốc
Viết tắt
Nhóm ức chế enzym sao chép ngược tương tự Abacavir
ABC
nucleosid và nucleotid (NRTI)
Didanosin
ddI
Emtricitabin
FTC
Lamivudin
3TC
Stavudin
d4T
Tenofovir
TDF
Zalcitabin
ddC
Zidovudin
AZT
Nhóm ức chế enzym sao chép ngược không có Delavirdin
DLV
cấu trúc nucleosid (NNRTI)
Efavirenz
EFV
Etravirin
ETR
Nevirapin
NVP
Rilpivirin
RPV

Nhóm ức chế enzym protease (PI)
Amprenavir
APV
Atazanavir
ATV
Cobisistat
COBI
Darunavir
DRV
Fosamprenavir
FPV
Indinavir
IDV
Lopinavir/ritonavir LPV/r
Nelfinavir
NFV
Ritonavir
RTV
Saquinavir
SQV
Tipranavir
TPV
Nhóm ức chế enzym tích hợp (INSTI)
Raltegravir
RAL
Dolutegravir
DTG
Elvitegravir
EVG
Nhóm ức chế xâm nhập và ức chế hòa màng Maraviroc

MVC
(EI&FI)
Enfuvirtid
ENF
Ghi chú: Các thuốc in nghiêng đậm đang được sử dụng trong Chương trình
phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam và cũng đang sử dụng tại Bệnh viện Bệnh
nhiệt đới tỉnh Hưng Yên.
1.2.5.2. Cơ chế tác dụng của các nhóm thuốc ARV
13


Các NRTI ức chế enzym sao chép ngược bằng cách gắn các nucleic giả vào
ADN của virus mới được tạo thành làm dây ADN đó không thể kéo dài. Cụ thể, các
NRTI là dẫn xuất pyrimidin hoặc purin khi được hoạt hóa (bởi enzym của virus) trở
thành dạng 5’- triphosphat cạnh tranh với enzym sao chép ngược trong chuỗi ADN
của virus làm ngừng kéo dài chuỗi ADN này.
- Các NNRTI ức chế enzym sao chép ngược bằng cách gắn trực tiếp vào
enzym sao chép ngược tại vị trí xúc tác làm virus không thể trưởng thành và không
có khả năng gây nhiễm.
- Các PI ức chế trưởng thành của virus. Do protease tác dụng ở giai đoạn
cuối của chu kỳ phát triển của virus nên PI ức chế sự sao chép của HIV của tất cả tế
bào bị nhiễm nào và ở bất cứ giai đoạn nào của chu kỳ. Trái lại NRTI chỉ tác dụng ở
giai đoạn trước khi hình thành và gắn dây ADN của virus vào tế bào vật chủ.
- Các INSTI ức chế enzym integrase- enzym tích hợp ADN của virus vào
ADN của tế bào vật chủ, do đó ngăn cản quá trình sao chép tạo ra virus mới.
- Chất ức chế xâm nhập (maraviroc) gắn chọn lọc vào thụ thể CCR5 trên
màng tế bào vật chủ và ngăn cản tương tác giữa glycoprotein 120 của HIV-1 với
CCR5, do đó ngăn cản sự xâm nhập của HIV vào tế bào vật chủ.
- Chất ức chế hòa màng (enfuvirtid) ngăn cản bước thứ 2 trong con đường
hòa màng bằng cách gắn vào vùng HR1 của glycoprotein 41(gp 41) và ngăn cản

tương tác giữa HR1 và HR2, do đó ngăn cản sự thay đổi về hình dạng của gp41 để
hoàn thành bước cuối cùng của quá trình hòa màng [7].
1.2.6. Các phác đồ điều trị thuốc ARV cho người lớn
Phác đồ điều trị chuẩn hiện nay bao gồm ít nhất 3 thuốc ARV, thường được
gọi là liệu pháp kháng retrovirus hoạt tính cao (Highly active antiretroviral therapy HAART), có hiệu quả trong việc giảm tải lượng virus và cải thiện tình trạng lâm
sàng. Phác đồ này thường phối hợp 2 thuốc nhóm NRTI với 1 thuốc nhóm NNRTI
hoặc nhóm PI [3].
Người nhiễm virus HIV cần điều trị sớm nhất có thể, theo tiêu chí điều trị của
quốc gia, để có hiệu quả cao nhất trong phục hồi miễn dịch và giảm lây truyền HIV
trong cộng đồng [3].
14


1.2.6.1. Phác đồ điều trị thuốc ARV bậc 1
Hiện nay theo Hướng dẫn quản lý, điều trị, chăm sóc HIV/AIDS của Bộ Y tế
năm 2015, phác đồ TDF+ 3TC+EFV là phác đồ ưu tiên sử dụng cho bệnh nhân bắt
đầu điều trị ARV.
Các phác đồ điều trị ARV ưu tiên cho người trưởng thành được tổng hợp trong
bảng 1.2.
Bảng 1.2. Phác đồ điều trị thuốc ARV bậc 1 cho người trưởng thành
Phác đồ điều trị HIV/AIDS

Chỉ định
Phác đồ ưu tiên, sử dụng cho tất cả người
TDF + 3TC + EFV
bệnh bắt đầu điều trị ARV
Phác đồ thay thế khi người bệnh có chống
TDF + 3TC + NVP
chỉ định với EFV
Phác đồ thay thế khi người bệnh có chống

AZT + 3TC + EFV/NVP
chỉ định với TDF
1.2.6.2. Phác đồ điều trị thuốc ARV bậc 2
Khi thất bại điều trị với phác đồ bậc 1, bệnh nhân sẽ được chuyển sang phác
đồ bậc 2. Điều trị bậc 2 nên sử dụng phối hợp 2 thuốc nhóm NRTI và 1 thuốc
nhóưm PI (kết hợp ritonavir). Hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế năm 2015 và WHO
năm 2013 đều thống nhất lựa chọn phác đồ bậc 2 dựa theo nguyên tắc: nếu thất bại
với phác đồ phối hợp TDF + 3TC (hoặc FTC) thì chuyển sang phác đồ bậc 2 chứa
AZT + 3TC; ngược lại nếu thất bại với phác đồ chứa AZT/d4T + 3TC thì chuyển
sang phác đồ bậc 2 chứa TDF + 3TC [3].
Bảng 1.3. Phác đồ thuốc ARV bậc 2 cho người trưởng thành
Người nhiễm
HIV
Người trưởng
thành, phụ nữ
mang thai và
cho con bú
Đồng nhiễm
lao và HIV

Đồng nhiễm
lao và HIV

Tình huống phác
Phác đồ bậc hai
đồ bậc 1
Sử dụng TDF trong AZT + 3TC (hoặc
+
LPV/r hoặc
phác đồ bậc 1

FTC)
ATV/r
Sử dụng AZT trong
Sử dụng AZT
+
LPV/r hoặc
phác đồ bậc 1
trong phác đồ bậc 1
ATV/r
Đang điều trị lao Điều trị như phác đồ cho người trưởng
bằng rifampicin.
thành và trẻ vị thành niên nhưng gấp đôi
liều LPV/r (LPV/r 800 mg/200 mg hai lần
mỗi ngày) hoặc tăng liều ritonavir bằng liều
LPV (LPV/r 400 mg/400 mg) hai lần mỗi
ngày
Nếu điều trị lao TDF + 3TC (hoặc FTC) + LVP/r (hoặc

15


Người nhiễm
HIV

Tình huống phác
đồ bậc 1
bằng rifabutin

Phác đồ bậc hai


ATV/r)
AZT + 3TC (hoặc FTC) +LVP/r (hoặc
ATV/r)
Đồng
AZT + nhiễm
TDF + 3TC (hoặc FTC) + ATV/r (hoặc LPV/r)
HIV và HBV
1.2.7. Theo dõi trong quá trình điều trị thuốc ARV
1.2.7.1. Một số ADR thường gặp của thuốc ARV trong phác đồ bậc 1
TDF có thể gây rối loạn chức năng tế bào ống thận. Do đó, xét nghiệm
creatinin huyết thanh để theo dõi độc tính ở thận liên quan đến TDF đặc biệt cho
người bệnh có các yếu tố nguy cơ như tuổi cao, có tiền sử bệnh thận, cao huyết áp
không kiểm soát được, bị tiểu đường mạn tính, sử dụng thuốc tăng cường PI (ví dụ
ritonavir) hoặc các thuốc gây độc cho thận.
AZT có thể gây ra các độc tính về máu vì thế cần xét nghiệm hemoglobin
trước khi điều trị, đặc biệt ở người lớn và trẻ em có cân nặng thấp, số lượng CD4
thấp và bệnh HIV tiến triển. Không chỉ định AZT cho bệnh nhân có hemoglobin <
8,0 g/dl.
NVP có thể gây độc tính trên gan, theo dõi men gan để đánh giá độc tính với
gan do NVP gây ra đặc biệt đối với phụ nữ có CD4 > 250/mm3 hoặc người bệnh có
đồng nhiễm virus viêm gan B và C.
EFV có độc tính chủ yếu là tác dụng lên thần kinh trung ương và thường mất
đi sau vài tuần. Tuy nhiên một số ít trường hợp có thể kéo dài vài tháng hoặc không
mất đi [3].
1.2.7.2. Các tương tác của thuốc ARV và cách xử trí
Các tương tác thuốc của thuốc ARV và cách xử trí được trình bày trong bảng 1.4.
Bảng 1.4. Tương tác của thuốc ARV và cách xử trí
Thuốc ARV

Các tương tác chính

Khuyến cáo điều trị
Ribavirin và peginterferon Phác đồ bậc 1: Thay thế AZT bằng
AZT
alfa-2a
TDF
Rifampicin
Thay thế rifampicin bằng rifabutin.
PI tăng cường
Điều chỉnh liều PI hoặc thay thế
(ATV/r,
bằng ba thuốc NRTI (đối với trẻ em)
LVP/r)
Lovastatin và simvastatin
Sử dụng thuốc điều chỉnh rối loạn

16


lipid máu khác (ví dụ: pravastatin)
Thuốc tránh thai hormon có Sử dụng thuốc tránh thai khác hoặc
estrogen
dùng thêm các phương pháp tránh
thai khác
Methadon và buprenophin Điều chỉnh liều methadon và
buprenophin
Astemizol và terfenadin
Sử dụng thuốc kháng histamin khác
thay thế
TDF
Theo dõi chức năng thận

Amodiaquin
Sử dụng thuốc kháng sốt rét khác để
thay thế
Methadon
Điều chỉnh liều methadon phù hợp
EFV
Thuốc tránh thai hormon có Sử dụng thuốc tránh thai khác hoặc
estrogen
dùng thêm các phương pháp tránh
thai khác
Astemizol và terfenadin
Sử dụng thuốc kháng histamin khác
thay thế
Rifampicin
Thay NVP bằng EFV
NVP
Itraconazol và ketoconazol Sử dụng thuốc chống nấm thay thế
(ví dụ fluconazol)
1.2.7.3. Thất bại điều trị
- Tiêu chuẩn thất bại lâm sàng: xuất hiện mới hoặc tái phát các bệnh lý giai
đoạn lâm sàng 4 sau điều trị ARV ít nhất 6 tháng.
- Tiêu chuẩn thất bại miễn dịch học: CD4 giảm xuống dưới mức trước khi
điều trị hoặc CD4 liên tục dưới 100 tế bào/mm3 trong 2 lần xét nghiệm liên tiếp
(cách nhau 6 tháng) và không có căn nguyên nhiễm trùng gần đây gây giảm CD4.
- Tiêu chuẩn thất bại virus học: tải lượng virus huyết tương trên 1000 bản
sao/ml ở hai lần xét nghiệm virus liên tiếp sau 3 tháng sau khi đã được hỗ trợ tuân
thủ ở người bệnh đã điều trị ARV ít nhất 6 tháng. Trong một số trường hợp không
thể làm tải lượng virus lần hai sau 3 tháng thì có thể hội chẩn và chuyển phác đồ
bậc 2.
Tải lượng virus (HIV RNA) là phương pháp ưu tiên để chẩn đoán và khẳng

định thất bại điều trị. Tuy nhiên, ở những nơi xét nghiệm tải lượng virus không
được thực hiện thường quy, số lượng tế bào CD4 và các dấu hiệu lâm sàng có thể
được sử dụng để chẩn đoán thất bại điều trị [3].

17


×