Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực ngọc lặc tỉnh thanh hóa năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 79 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

HOÀNG VĂN MẠNH

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NGỌC LẶC
TỈNH THANH HÓA NĂM 2017

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2019


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

HOÀNG VĂN MẠNH

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NGỌC LẶC
TỈNH THANH HÓA NĂM 2017
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dƣợc
MÃ SỐ: CK 60720412
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng
Thời gian thực hiện: Từ ngày 2/7/2018 đến 2/11/2018

HÀ NỘI 2019



LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng, trƣớc hết tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc tới :
PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng – Ngƣời cô kính mến đã trực tiếp hƣớng dẫn
và tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu, quý thầy cô Bộ môn Quản lý
Kinh tế Dƣợc, phòng đào tạo sau đại học Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã giúp đỡ
và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại
trƣờng.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Sở y tế Thanh Hóa đã cho chúng tôi cơ hội
đƣợc học tập nâng cao trình độ tại tỉnh.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và khoa dƣợc Bệnh viện đa khoa khu
vực Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi thu
thập số liệu luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, hỗ trợ cho
tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Ngọc Lặc, ngày 2 tháng 11 năm 2018
Học viên

Hoàng Văn Mạnh


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ 7
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... 8
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................. 3
1.1. Một số phƣơng pháp phân tích thuốc sử dụng ....................................... 3
1.1.1. Phƣơng pháp phân tích ABC ........................................................... 3
1.1.2. Phƣơng pháp phân tích thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dƣợc lý4
1.2. Một số văn bản pháp quy liên quan đến danh mục thuốc sử dụng tại

bệnh viện ........................................................................................................ 5
1.2.1. Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của các tổ chức
có trách nhiệm quản lý sử dụng thuốc ...................................................... 5
1.3.2. Văn bản hƣớng dẫn thực hiện các vấn đề liên quan đến sử dụng
thuốc ........................................................................................................... 5
1.3. Thực trạng thuốc đƣợc sử dụng tại một số bệnh viện ở Việt Nam ........ 7
1.4.1. Về thực trạng kháng sinh đƣợc sử dụng........................................... 7
1.4.2. Về nguồn gốc xuất xứ của thuốc đƣợc sử dụng ............................... 8
1.4.3. Về tình hình sử dụng thuốc biệt dƣợc gốc – thuốc generic ............ 9
1.4.4. Về đƣờng dùng của thuốc đƣợc sử dụng........................................ 10
1.4.5. Về thành phần hoạt chất của thuốc đƣợc sử dụng.......................... 12
1.4.6. Về phân tích ABC .......................................................................... 12
1.5. Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa . 13
1.5.1. Đặc điểm......................................................................................... 13
1.5.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị .......................................................... 14
1.5.3. Mô hình bệnh tật của bệnh viện ..................................................... 15
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 17
2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ........................................... 17
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu..................................................................... 17


2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................. 17
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 17
2.2.1. Các biến số nghiên cứu .................................................................. 17
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 20
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu ......................................................... 20
2.2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu .............................................................. 20
2.2.5. Phƣơng pháp phân tích số liệu ....................................................... 20
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 24
3.1. Phân tích cơ cấu thuốc đƣợc sử dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực

Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa năm 2017........................................................... 24
3.1.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo tân dƣợc – chế phẩm YHCT .............. 24
3.1.2. Cơ cấu thuốc tân dƣợc sử dụng theo nhóm tác dụng dƣợc lý ........ 24
3.1.3. Cơ cấu thuốc tân dƣợc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ ............... 27
3.1.4. Cơ cấu thuốc tân dƣợc sử dụng theo biệt dƣợc gốc – generic ....... 29
3.1.5. Cơ cấu thuốc generic sử dụng theo nhóm tiêu chí kỹ thuật ........... 29
3.1.6. Cơ cấu thuốc tân dƣợc sử dụng theo đơn và đa thành phần .......... 30
3.1.7. Cơ cấu thuốc tân dƣợc sử dụng theo đƣờng dùng.......................... 31
3.1.8. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC .................................... 31
3.1.9. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích VEN .................................... 32
3.2. Phân tích một số tồn tại trong việc sử dụng thuốc tại bệnh viện Đa khoa
khu vực Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa năm 2017............................................. 35
3.2.1. Phân tích các thuốc kháng sinh sử dụng ........................................ 35
3.2.2. Phân tích biệt dƣợc gốc sử dụng .................................................... 37
3.2.3. Phân tích thuốc nhập khẩu đối chiếu với danh mục Thông tƣ 10 .. 39
3.2.4. Phân tích 10 thuốc tiêm có giá trị sử dụng cao nhất ...................... 43
3.2.5. Phân tích các thuốc hạng A sử dụng .............................................. 44
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 46


4.1. Về cơ cấu thuốc đƣợc sử dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc
tỉnh Thanh Hóa năm 2017 ........................................................................... 46
4.1.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo tân dƣợc – đông dƣợc ......................... 46
4.1.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dƣợc lý / theo nhóm y lý
y học cổ truyền ......................................................................................... 46
4.1.3. Cơ cấu thuốc tân dƣợc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ ............... 48
4.1.4. Cơ cấu thuốc tân dƣợc sử dụng theo biệt dƣợc gốc – generic ....... 50
4.1.5. Cơ cấu thuốc generic sử dụng theo nhóm tiêu chí kỹ thuật ........... 51
4.1.6. Cơ cấu thuốc tân dƣợc sử dụng theo đơn thành phần - đa thành
phần .......................................................................................................... 51

4.1.7. Cơ cấu thuốc tân dƣợc sử dụng theo đƣờng dùng.......................... 52
4.1.8. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC .................................... 53
4.2. Về một số tồn tại trong việc sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa khu
vực Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa năm 2017.................................................... 55
4.2.1. Phân tích các thuốc kháng sinh sử dụng ........................................ 55
4.2.2. Phân tích biệt dƣợc gốc sử dụng .................................................... 56
4.2.3. Phân tích thuốc nhập khẩu đối chiếu với danh mục Thông tƣ 10 .. 58
4.2.4. Phân tích 10 thuốc tiêm có giá trị sử dụng cao nhất ...................... 59
4.2.5. Phân tích các thuốc hạng A sử dụng .............................................. 60
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 65
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 69


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BDG

Biệt dƣợc gốc

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BV


Bệnh viện

BYT

Bộ y tế

GTSD

Giá trị sử dụng

KM

Khoản mục

NK

Nhập khẩu

SĐK

Số đăng ký

SXTN

Sản xuất trong nƣớc

TDDL

Tác dụng dƣợc lý


Trđ

Triệu đồng

TW

Trung ƣơng

WHO

Tổ chức y tế thế giới

YHCT

Y học cổ truyền


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Cơ cấu bệnh tật của Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc tỉnh
Thanh Hóanăm 2017 theo ICD – 10 ............................................................... 15
Bảng 2.1. Tên biến, định nghĩa và giá trị của biến, nguồn thu thập ............... 17
Bảng 3.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo tân dƣợc – chế phẩm YHCT ............... 24
Bảng 3.2. Cơ cấu thuốc tân dƣợc theo nhóm tác dụng dƣợc lý ...................... 24
Bảng 3.3 Cơ cấu thuốc đông dƣợc theo nhóm y lý y học cổ truyền ............... 27
Bảng 3.1.1. Cơ cấu thuốc tân dƣợc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ ............ 27
Bảng 3.4 Tỷ số giữa thuốc phải hội chuẩn và thuốc không phải hội chuẩn
trong danh mục thuốc năm 2017 ..................................................................... 28
Kết quả phân tích số liệu cho thấy trong năm 2017, bệnh viện sử dụng
rất ít thuốc có dấu * phải hội chuẩn tỷ lệ thuốc phải hội chẩn chiếm 4,3%
về số khoản mục và 3.64% về gía trị sử dụng. Những thuốc này tập trung

chủ yếu là các nhóm kháng sinh và các dung dịch acid amin là chủ yếu ....... 28
Bảng 3.5 Cơ cấu thuốc tân dƣợc sử dụng theo biệt dƣợc gốc – generic......... 29
Bảng 3.6. Cơ cấu thuốc generic theo nhóm tiêu chí kĩ thuật .......................... 29
Bảng 3.7 Cơ cấu thuốc tân dƣợc sử dụng theo thành phần............................. 30
Bảng 3.8. Cơ cấu thuốc tân dƣợc sử dụng theo đƣờng dùng .......................... 31
Bảng 3.9. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC .................................... 31
Bảng 3.10. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC .................................. 32
Bảng 3.11. Cơ cấu thuốc hạng A sử dụng theo nhóm tác dụng dƣợc
lý/nhóm y lý y học cổ truyền........................................................................... 33
Bảng 3.12. Cơ cấu thuốc kháng sinh sử dụng theo phân nhóm ..................... 35
Bảng 3.13. Cơ cấu sử dụng kháng sinh nhóm beta-lactam ............................ 35
Bảng 3.14. Cơ cấu sử dụng kháng sinh nhóm phosphonic ............................. 37
Bảng 3.15. Chênh lệch giá trị khi thay thế thuốc biệt dƣợc gốc .................... 38
bằng thuốc generic sản xuất trong nƣớc ......................................................... 38


Bảng 3.16. Cơ cấu thuốc biệt dƣợc gốc đối chiếu với danh mục 101 biệt
dƣợc gốc hết hạn bảo hộ, có nhiều thuốc nhóm 1 đƣợc cấp giấy đăng ký
lƣu hành, đáp ứng yêu cầu điều trị .................................................................. 39
Bảng 3.17. Cơ cấu thuốc nhập khẩu đối chiếu với danh mục Thông tƣ 10 .... 40
Bảng 3.18. Chênh lệch giá trị khi thay thế thuốc nhập khẩu bằng thuốc
sản xuất trong nƣớc ......................................................................................... 41
thuộc danh mục thông tƣ 10 ............................................................................ 41
Bảng 3.19. Danh mục 10 thuốc tiêm có giá trị sử dụng cao nhất .................. 43
Bảng 3.20. Tỷ lệ các thuốc có tác dụng hỗ trợ có trong hạng A..................... 44


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe, là một trong
những yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng khám chữa bệnh của bệnh viện. Theo

một số nghiên cứu, chi phí mua thuốc chiếm khoảng 30-40% ngân sách ngành
y tế của nhiều nƣớc và phần lớn số tiền đó bị lãng phí do sử dụng thuốc không
hợp lý và các hoạt động cung ứng thuốc không hiệu quả [37]. Các nghiên cứu
đã cho thấy tình trạng thuốc đƣợc sử dụng bất hợp lý xảy ra tại nhiều nƣớc
trên thế giới [38]. Tại Việt Nam, để đảm bảo thuốc đƣợc sử dụng an toàn, hợp
lý, hiệu quả, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về quản lý sử
dụng thuốc nhƣ các quy định về đấu thầu, danh mục thuốc đƣợc quỹ Bảo
hiểm y tế thanh toán, nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị....
Tuy nhiên, thực trạng thuốc đƣợc sử dụng tại các bệnh viện vẫn đang
còn tồn tại nhiều bất cập nhƣ tình trạng lạm dụng kháng sinh và vitamin, sử
dụng nhiều biệt dƣợc gốc trong kê đơn, các thuốc không thực sự cần thiết
đƣợc sử dụng với tỷ lệ cao... [20]. Đây chính là một trong những nguyên nhân
làm tăng chi phí điều trị, tăng phản ứng có hại của thuốc, giảm chất lƣợng
điều trị và làm giảm uy tín của bệnh viện, đặc biệt là làm mất lòng tin từ
ngƣời bệnh. Do đó, nghiên cứu về thực trạng thuốc đƣợc sử dụng là việc làm
hết sức thiết thực để góp phần nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh cho nhân
dân theo đúng với chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc.
Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa là bệnh viện đa
khoa hạng 1 lớn nhất trên toàn tỉnh, với biên chế 500 giƣờng bệnh nhƣng số
lƣợng bệnh nhân luôn trên 1000 ngƣời. Điều này dẫn đến vấn đề thuốc đƣợc
lựa chọn và sử dụng càng cần đƣợc chú trọng và giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên,
cho đến nay chƣa có một đề tài nghiên cứu nào về thực trạng thuốc đƣợc sử
dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa. Vì vậy, với
mong muốn góp phần tăng cƣờng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích danh mục thuốc sử dụng

1


tại bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa năm 2017” với

hai mục tiêu sau:
- Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa khu
vực Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa năm 2017;
- Phân tích một số tồn tại trong danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện
đa khoa khu vực Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa năm 2017.
Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài, đề xuất một số kiến nghị nhằm
giúp bệnh viện làm cơ sở để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện năm kế tiếp
đƣợc hợp lý hơn.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Một số phƣơng pháp phân tích thuốc sử dụng
Để đánh giá thực trạng thuốc đƣợc sử dụng trong bệnh viện và làm tiền
đề cho việc xây dựng danh mục thuốc của chu trình tiếp theo, ngƣời ta sử
dụng các phƣơng pháp phân tích danh mục thuốc đã sử dụng trong bệnh viện.
Theo thông tƣ 21/2013/TT-BYT, các phƣơng pháp phân tích thƣờng đƣợc áp
dụng để phát hiện các vấn đề về thuốc sử dụng là phân tích ABC, phân tích
VEN, phân tích nhóm tác dụng dƣợc lý, phân tích DDD. Từ đó thực trạng
thuốc đƣợc sử dụng chƣa hợp lý, phạm vi ảnh hƣởng của nó sẽ đƣợc làm rõ
và cho phép nhà quản lý đƣa ra các giải pháp can thiệp [11].
1.1.1. Phương pháp phân tích ABC
Phân tích ABC là phƣơng pháp phân tích tƣơng quan giữa lƣợng thuốc
tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ
lớn trong ngân sách.
Phân hạng thuốc nhƣ sau:
- Hạng A: Gồm những thuốc chiếm 75 - 80 % tổng giá trị tiền.
- Hạng B: Gồm những thuốc chiếm 15 - 20 % tổng giá trị tiền.
- Hạng C: Gồm những thuốc chiếm 5 - 10 % tổng giá trị tiền.

Thông thƣờng, thuốc hạng A chiếm 10 – 20% tổng số thuốc, hạng B
chiếm 10 – 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 -80% [11].
Ý nghĩa của phân tích ABC:
Cho thấy những thuốc đƣợc sử dụng thay thế với lƣợng lớn mà có chi
phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trƣờng. Thông tin này đƣợc sử
dụng để:
- Lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn.
- Tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế.
- Thƣơng lƣợng với nhà cung cấp để mua đƣợc thuốc với giá thấp hơn.

3


- Lƣợng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của cộng đồng và từ đó phát hiện những vấn đề chƣa hợp lý trong sử dụng
thuốc, bằng cách so sánh lƣợng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật.
- Xác định phƣơng thức mua các thuốc không có trong danh mục thuốc
thiết yếu của bệnh viện.
Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ cho một chu kỳ
trên 1 năm hoặc ngắn hơn. Phƣơng pháp này cũng có thể ứng dụng cho một
đợt đấu thầu hoặc nhiều đợt đấu thầu.
Phân tích ABC có nhiều lợi ích: Trong lựa chọn thuốc, phân tích đƣợc
thuốc hạng A có chi phí cao, các thuốc này có thể thay thế bằng các thuốc rẻ
hơn. Trong mua hàng, dùng để xác định tần suất mua hàng, mua thuốc hạng A
thƣờng xuyên hơn với số lƣợng nhỏ hơn nên hàng tồn kho thấp hơn có thể tiết
kiệm đáng kể ngân sách. Do các thuốc hạng A chiếm tỷ trọng ngân sách lớn
nên việc tìm kiếm nguồn chi phí thấp hơn các thuốc hạng A, tìm ra dạng liều
hoặc nhà cung ứng rẻ hơn là rất quan trọng. Theo dõi đơn hàng hạng A có tầm
quan trọng đặc biệt, do thiếu hụt thuốc không lƣờng trƣớc có thể dẫn tới mua
thuốc khẩn cấp với giá cao.

1.1.2. Phương pháp phân tích thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý
Phƣơng pháp phân tích thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dƣợc lý có
các bƣớc phân tích cũng giống nhƣ phân tích ABC, một số ít nhóm tác dụng
dƣợc lý có chi phí cao chiếm phần lớn chi phí. Trên cơ sở những thông tin về
mô hình bệnh tật, tình hình, lƣu lƣợng bệnh nhân, phân tích sử dụng thuốc
theo nhóm tác dụng dƣợc lý giúp:
- Xác định những nhóm tác dụng dƣợc lý có mức tiêu thụ thuốc cao nhất
và chi phí nhiều nhất.
- Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử
dụng thuốc bất hợp lý.

4


- Xác định những thuốc bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu thụ
không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể ví dụ sốt rét và sốt xuất
huyết.
- Hội đồng thuốc và Điều trị lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả
cao nhất trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị
thay thế [11].
1.2. Một số văn bản pháp quy liên quan đến danh mục thuốc sử dụng tại
bệnh viện
1.2.1. Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của các tổ chức
có trách nhiệm quản lý sử dụng thuốc
- Thông tƣ số 22/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011 của Bộ y tế quy định
về chức năng hoạt động của khoa Dƣợc bệnh viện. Tại điều 2 của Thông tƣ
quy định chức năng của khoa Dƣợc : “ Khoa Dƣợc có chức năng quản lý và
tham mƣu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dƣợc trong bệnh viện
nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lƣợng và tƣ vấn, giám
sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý ”. Nhƣ vậy, khoa Dƣợc có vai

trò chủ đạo và là đầu mối trong quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện [7].
- Thông tƣ số 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 của Bộ y tế quy định về
tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị. Tại điều 3 của Thông tƣ
quy định chức năng của Hội đồng thuốc và điều trị: “Hội đồng có chức năng
tƣ vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị
bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong
bệnh viện ”. Thông tƣ cũng hƣớng dẫn cụ thể các phƣơng pháp phân tích
đƣợc áp dụng để phát hiện các vấn đề về sử dụng thuốc: Phân tích ABC, phân
tích nhóm điều trị, phân tích VEN, phân tích DDD; nguyên tắc xây dựng danh
mục thuốc và tiêu chí lựa chọn thuốc [11].
1.3.2. Văn bản hướng dẫn thực hiện các vấn đề liên quan đến sử dụng
thuốc

5


- Thông tƣ số 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 của Bộ y tế về việc ban
hành và hƣớng dẫn thực hiện Danh mục thuốc tân dƣợc thuộc phạm vi thanh
toán của quỹ Bảo hiểm y tế. Thông tƣ quy định 845 hoạt chất, 1064 thuốc tân
dƣợc và 57 thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu nằm trong phạm vi thanh
toán của quỹ BHYT, đồng thời phân thành 27 nhóm tác dụng dƣợc lý [12].
- Thông tƣ số 05/2015/TT-BYT ngày 17/03/2015 của Bộ y tế về việc ban
hành danh mục thuốc đông y, thuốc từ dƣợc liệu và vị thuốc y học cổ truyền
thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT. Thông tƣ quy định 229 thuốc đông
y, thuốc từ dƣợc liệu phân thành 11 nhóm y lý y học cổ truyền và 349 vị
thuốc phân thành 30 nhóm y lý y học cổ truyền [13].
- Thông tƣ số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/01/2012 của Bộ y tế về
việc hƣớng dẫn một số nội dung cụ thể trong đấu thầu mua sắm thuốc tại các
đơn vị có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc, quỹ BHYT và các
nguồn thu hợp pháp khác phục vụ nhu cầu phòng, khám và chữa bệnh để đảm

bảo phù hợp với tính chất đặc thù của thuốc theo quy định của luật Dƣợc.
Thông tƣ quy định rõ tiêu chí để phân chia thành các gói thuốc trong đấu thầu
thành 3 gói: Gói thuốc generic (đƣợc chia thành 5 nhóm), gói thuốc biệt dƣợc
gốc và gói thuốc y học cổ truyền [13].
- Thông tƣ số 11/2016/TT-BYT ngày 05/11/2016 của Bộ y tế về việc
hƣớng dẫn một số nội dung cụ thể trong đấu thầu mua sắm thuốc tại các đơn
vị có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc, quỹ BHYT và các
nguồn thu hợp pháp khác phục vụ nhu cầu phòng, khám và chữa bệnh để đảm
bảo phù hợp với tính chất đặc thù của thuốc theo quy định của luật Dƣợc, bổ
sung các vấn đề về đấu thầu thuốc so với Thông tƣ 01 [17].
- Thông tƣ số 10/2016/TT-BYT ngày 05/5/2016 của Bộ y tế ban hành
Danh mục 146 thuốc sản xuất trong nƣớc đáp ứng nhu cầu điều trị, giá thuốc
và khả năng cung ứng. Danh mục đƣợc xây dựng trên nguyên tắc các thuốc

6


sản xuất tại các đơn vị trong nƣớc đáp ứng tiêu chí kỹ thuật, giá cả hợp lý và
có khả năng đảm bảo cung cấp cho các cơ sở điều trị trên cả nƣớc [16].
1.3. Thực trạng thuốc đƣợc sử dụng tại một số bệnh viện ở Việt Nam
Hiện nay, chi phí cho tiền thuốc đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi
phí y tế nói chung và chi phí khám chữa bệnh nói riêng. Trong năm 2015,
tổng chi cho thuốc từ quỹ BHYT là 26.132 tỉ đồng chiếm tỉ lệ 48,3%, còn
năm 2016 là 31.541 tỉ đồng chiếm tỉ lệ 41%. Chi phí thuốc BHYT phần lớn
tập trung vào 20 nhóm chính, chiếm đến 86% tổng chi phí thuốc BHYT chi
trả năm 2016.
1.4.1. Về thực trạng kháng sinh được sử dụng
Kháng sinh luôn là vấn đề đƣợc quan tâm trong sử dụng thuốc an toàn,
hợp lý. Hầu nhƣ tại các bệnh viện, kinh phí mua sắm nhóm thuốc này luôn
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng.

Theo kết quả trúng thầu năm 2015 của 14 Sở y tế đƣợc công bố trên
Website của Cục quản lý Dƣợc –BYT, các thuốc điều trị ký sinh trùng, chống
nhiếm khuẩn là nhóm thuốc đứng đầu về số khoản mục (chiếm 22,42%) và
GTSD (chiếm 27,18%) [19].
Các nghiên cứu đƣợc thực hiện năm 2016 tại một số bệnh viện trong
khu vực miền Trung đều cho kết quả nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống
nhiễm khuẩn là nhóm có GTSD chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nhóm thuốc
nhƣ tại BV Hữu Nghị đa khoa Nghệ An nhóm thuốc kháng sinh chiếm
38,73% giá trị tiền thuốc sử dụng [35], tại bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh nhóm
thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm 39,88% giá trị tiền
thuốc tân dƣợc [22].
Một số nghiên cứu khác tại một số BV tuyến TW, giá trị tiền thuốc
phân bổ cho kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ khá cao nhƣ tại trung tâm tim mạch
bệnh viện E, nhóm thuốc kháng sinh chiếm tới 34,84% giá trị tiền thuốc sử

7


dụng năm 2014, trong đó kháng sinh nhập khẩu chiếm tới 99,25% về mặt giá
trị [27]. Tại BV TW Huế năm 2012, nhóm điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm
khuẩn là nhóm thuốc đứng đầu (chiếm 34,84%) trong tổng giá trị tiêu thụ
thuốc của BV [34].
Một nghiên cứu tại BV Hữu Nghị Việt Nam Cu Ba năm 2016 cũng cho
kết quả cơ cấu thuốc sử dụng trong điều trị nội trú tập trung phần lớn vào
nhóm thuốc kháng sinh, chiếm 48,1% về khoản mục và 61,5% về giá trị [26].
Các nghiên cứu trên cho thấy thuốc chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng tiền thuốc sử dụng tại BV, nguyên nhân có thể do mô hình
bệnh tật tại Việt Nam có tỉ lệ nhiễm khuẩn cao, hoặc có tình trạng lạm dụng
thuốc chống nhiễm khuẩn vẫn còn phổ biến.
1.4.2. Về nguồn gốc xuất xứ của thuốc được sử dụng

Hƣởng ứng cuộc vận động “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt
Nam” của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, ngành dƣợc đã nỗ lực thực
hiện kế hoạch triển khai Đề án “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng thuốc Việt
Nam” [9]. Mục tiêu của Đề án là nâng cao nhận thức của ngƣời dân và cán bộ
y tế trong việc sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam, qua đó góp phần tăng tỷ
lệ sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam có chất lƣợng tại các cơ sở y tế và
trong cộng đồng, đồng thời thúc đẩy ngành sản xuất, kinh doanh dƣợc Việt
Nam phát triển. Bên cạnh đó, Cục Quản lý Dƣợc cũng đã triển khai chƣơng
trình truyền thông “Con đƣờng thuốc Việt”, “ Ngôi sao thuốc Việt ” góp phần
khuyến khích sản xuất thuốc trong nƣớc. Ngày 10/1/2014, Thủ tƣớng Chính
Phủ đã ký quyết định số 68/QĐ-TTg phê duyệt chiến lƣợc quốc gia phát triển
ngành Dƣợc Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ,
trong đó đặc biệt chú trọng việc phát triển sản xuất thuốc trong nƣớc [30].
Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2015 do Bộ Y tế và nhóm đối
tác Y tế phối hợp thực hiện đã đánh giá thuốc sản xuất trong nƣớc vẫn chiếm
tỷ trọng thấp về giá trị, sản xuất thuốc trong nƣớc mới đáp ứng đƣợc gần 50%

8


nhu cầu sử dụng thuốc trong nƣớc (tính theo GTSD) chủ yếu là các thuốc
thông thƣờng, nguyên liệu và bao bì sử dụng để sản xuất thuốc trong nƣớc
vẫn phải nhập khẩu đến 90% [18].
Theo kết quả trúng thầu năm 2015 của 14 Sở y tế đƣợc công bố trên
Website của Cục quản lý Dƣợc-BYT, thuốc sản xuất trong nƣớc có số mặt
hàng trúng thầu cao nhƣng giá trị thấp hơn so với thuốc nhập khẩu, thuốc sản
xuất trong nƣớc chiếm 52% về số khoản mục trúng thầu nhƣng chỉ chiếm
32% giá trị trúng thầu [19].
Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện TW Huế năm 2012, các thuốc sử dụng
tại BV TW Huế chủ yếu là các thuốc nhập khẩu với số khoản mục thuốc

chiếm 76,19% và GTSD chiếm 87,97% [34]. Nghiên cứu tại bệnh viện Đà
Nẵng năm 2013, thuốc nhập khẩu nhiều hơn gấp 2,5 lần thuốc sản xuất trong
nƣớc về số khoản mục và nhiều hơn gấp 4 lần các thuốc sản xuất trong nƣớc
về GTSD [23]. Nghiên cứu tại Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An năm
2016 cũng cho thấy thuốc nhập khẩu chiếm ƣu thế hơn hẳn thuốc sản xuất
trong nƣớc cả về số khoản mục và GTSD (thuốc nhập khẩu chiếm 69,83% về
số khoản mục và chiếm 80,07% về GTSD) [35]. Một nghiên cứu khác về
phân tích về tình hình sử dụng thuốc BHYT năm 2013 của 39 BV trên địa bàn
thành phố Hải Phòng cũng cho kết quả tƣơng tự, giá trị tiền thuốc nhập khẩu
chiếm 81,7% ở BV tuyến thành phố và 45,2% ở BV tuyến quận huyện [32].
1.4.3. Về tình hình sử dụng thuốc biệt dược gốc – thuốc generic
Theo thông tƣ 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của
hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện về tiêu chí lựa chọn thuốc đối với
danh mục thuốc bệnh viện thì ƣu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang
tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dƣợc hoặc nhà sản xuất cụ thể [11]. Thuốc
biệt dƣợc, đặc biệt là biệt dƣợc gốc thƣờng có giá cao hơn thuốc mang tên
generic. Trong khi đó, sử dụng thuốc mang tên generic đƣợc nhiều nƣớc coi
là cách thức giúp giảm chi phí điều trị [37].

9


Nghiên cứu tại một số bệnh viện, thuốc biệt dƣợc gốc tuy chiếm tỷ lệ
thấp về số khoản mục nhƣng lại có GTSD cao. Tại BV đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
năm 2016, thuốc biệt dƣợc gốc chỉ chiếm 15,2% về số khoản mục nhƣng
chiếm 21,84% về giá trị [22]. Nghiên cứu tại bệnh viện tai mũi họng TW năm
2015, thuốc biệt dƣợc gốc chiếm 29,49% về số khoản mục và có giá trị chiếm
tới 53,94% về GTSD [33]. Một nghiên cứu khác tại bệnh viện Hữu Nghị đa
khoa Nghệ An năm 2016 cũng cho kết quả thuốc biệt dƣợc gốc chiếm 27,26%
về số khoản mục và chiếm 29,70% về giá trị [35]

Theo số liệu của BHXH Việt Nam tại công văn số 3794/BHXH –DVT
ngày 28/8/2017 về việc thống nhất tỷ lệ sử dụng biệt dƣợc gốc tại các tuyến
điều trị theo chỉ đạo của Chính phủ thì chi phí sử dụng thuốc biệt dƣợc gốc
trong khám chữa bệnh BHYT năm 2016 là 8.225,9 tỷ đồng bằng 26

tổng

chi phí thuốc. Trong đó, tỷ lệ sử dụng biệt dƣợc gốc tại bệnh viện tuyến trung
ƣơng chiếm 47%, tại tuyến tỉnh chiếm 24% và tại tuyến huyện chiếm 7%. Chi
phi các thuốc biệt dƣợc gốc hết hạn bản quyền có từ 1-3 số đăng ký nhóm 1
thay thế trở lên theo Công văn số 2713/BYT-QLD là 2.982 tỷ đồng. Nhƣ vậy
chi phí của thuốc biệt dƣợc gốc năm 2016, sau khi đã tách chi phí của các biệt
dƣợc gốc hết hạn bản quyền còn lại là 5.243,9 tỷ đồng, bằng 16

tổng chi

thuốc; tỷ lệ sử dụng biệt dƣợc gốc tƣơng ứng tại tuyến trung ƣơng, tuyến tỉnh,
tuyến huyện là 32 , 15

và 4

số chi thuốc. Trong thời gian tới danh mục

thuốc biệt dƣợc gốc hết hạn bản quyền tiếp tục tăng lên, đồng thời một số biệt
dƣợc gốc hiệu quả sử dụng không vƣợt trội so với thuốc Nhóm 1 sẽ loại khỏi
danh mục, thì chi phí biệt dƣợc gốc tiếp tục giảm thêm [3].
1.4.4. Về đường dùng của thuốc được sử dụng
Với sự lan truyền các bệnh qua đƣờng tiêm truyền, BYT và WHO đã có
nhiều khuyến cáo nhằm đảm bảo an toàn trong tiêm truyền. Một trong các
giải pháp là chỉ sử dụng thuốc tiêm khi cần thiết [6].


10


Theo thông tƣ 23/2011/TT-BYT hƣớng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ
sở y tế có giƣờng bệnh về tiêu chí lựa chọn đƣờng dùng thuốc cho ngƣời bệnh
thì Bộ Y tế khuyến cáo chỉ dùng đƣờng tiêm khi ngƣời bệnh không uống
đƣợc thuốc hoặc khi sử dụng thuốc theo đƣờng uống không đáp ứng đƣợc yêu
cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ dùng đƣờng tiêm [8].
Theo một nghiên cứu năm 2012 tại 38 bệnh viện trên toàn quốc, kết quả
phân tích cơ cấu các dạng thuốc cho thấy, tỉ lệ thuốc tiêm và thuốc tiêm
truyền ở các BV đều chiếm tỉ lệ cao ở tất cả các tuyến. Cụ thể:
Tại các BV tuyến TW: Số khoản mục thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền
chiếm tỉ lệ từ 62,6
lệ từ 61,6

đến 69,7%, GTSD thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền chiếm tỉ

đến 74,7% trong tổng chi phí dùng thuốc của BV.

Tại các BV tuyến tỉnh: Số khoản mục thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền
chiếm tỉ lệ từ 51,8

đến 72,0%, GTSD nhóm thuốc này chiếm tỉ lệ từ 46,1%

đến 65,3% trong tổng chi phí dùng thuốc của BV.
Tại các BV tuyến huyện: Số khoản mục thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền
chiếm tỉ lệ từ 51,7
lệ từ 44,1


đến 61,0%, GTSD thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền chiếm tỉ

đến 51,2% trong tổng chi phí dùng thuốc của BV [25].

Các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tỉ lệ thuốc tiêm truyền chiếm tỷ lệ
cao trong danh mục thuốc sử dụng của BV nhƣ tại BV đa khoa Phố Nối tỉnh
Hƣng Yên thuốc tiêm truyền chiếm tỉ lệ 42,9% trong tổng số lƣợng thuốc
dùng trong danh mục thuốc của BV năm 2013 [21]. Nghiên cứu tại Bệnh viện
tai mũi họng TW năm 2015 cho kết quả, thuốc tiêm truyền với chi phí lên tới
hơn 16 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất về cả số khoản mục (60,26%) và giá
trị (71,02%) trong danh mục thuốc của bệnh viện [33]. Nghiên cứu tại bệnh
viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An năm 2016, số khoản mục thuốc đƣờng tiêm
truyền (chiếm 41,35%) thấp hơn so với số khoản mục thuốc đƣờng uống
(chiếm 50,84%), tuy nhiên có sự chênh lệch lớn về giá trị sử dụng giữa 2

11


nhóm này, thuốc đƣờng tiêm truyền chiếm 88,98% về giá trị hơn gấp 4 lần
thuốc đƣờng uống (chỉ chiếm 19,32% về giá trị) [35].
1.4.5. Về thành phần hoạt chất của thuốc được sử dụng
Theo thông tƣ 21/2013/TT-BYT của Bộ y tế về tiêu chí lựa chọn thuốc
đối với danh mục thuốc bệnh viện thì ƣu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất.
Đối với những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu
chứng minh liều lƣợng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một
quần thể đối tƣợng ngƣời bệnh đặc biệt và có lợi thế vƣợt trội về hiệu quả,
tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất.
Theo kết quả phân tích cơ cấu thuốc đơn thành phần - đa thành phần
trong danh mục thuốc của các BV cho thấy số khoản mục và GTSD của thuốc
đơn thành phần cũng thƣờng chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn thuốc đa thành phần.

Nghiên cứu tại BV TW Huế năm 2012 chỉ ra rằng các thuốc sử dụng tại
BV TW Huế năm 2012 chủ yếu là thuốc đơn thành phần, chiếm 86,05 % về
số khoản mục và chiếm 88,28% về GTSD. Các thuốc đa thành phần chủ yếu
là các dạng phối hợp vitamin, kháng sinh, thuốc tiêu hóa, tim mạch [34].
Một nghiên cứu khác tại BV đa khoa TW Quảng Nam năm 2013 cũng
chỉ ra kết quả thuốc đơn thành phần chiếm tỉ lệ lớn trong danh mục thuốc với
597 khoản mục thuốc chiếm 85,9% và chiếm 85,7% kinh phí, thuốc đa thành
phần với 98 khoản mục chiếm 14,1% khoản mục thuốc và 14,3% kinh phí
[24].
Nghiên cứu tại bệnh viện Đà Nẵng năm 2013 cũng cho kết quả tƣơng tự,
thuốc đơn thành phần chiếm tới 85,58% về số khoản mục và chiếm 87,37%
về GTSD [23].
1.4.6. Về phân tích ABC
Ở Việt Nam, hiện đang mở rộng áp dụng phân tích ABC ở các bệnh
viện. Một nghiên cứu trên 38 bệnh viện tuyến TW, tuyến tỉnh, tuyến huyện đã
sử dụng phƣơng pháp phân tích ABC nhƣ là một trong những tiêu chí đánh

12


giá hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng danh mục thuốc.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các bệnh viện đã sử dụng 70% giá trị các thuốc
hạng A tƣơng ứng với 11,2% - 13,1% số khoản mục thuốc. Nghiên cứu cũng
cho thấy vitamin là 1 trong 10 nhóm thuốc có GTSD lớn nhất trong hạng A
tại cả 3 tuyến BV. Giá trị sử dụng nhóm vitamin trong hạng A của các BV
tuyến TW chiếm tỷ lệ từ 0,4% - 1,5%, tại tuyến tỉnh từ 4,2% - 5,5 , đặc biệt
tại các bệnh viện tuyến huyện, tỷ lệ này tới 9,1- 11% [25].
Ngoài nhóm vitamin, một số thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị thuộc
nhóm N, cũng chiếm tỷ lệ đáng kể trong hạng A của một số bệnh viện. Một
nghiên cứu tại bệnh viện TW Huế năm 2012 cho kết quả có 3 hoạt chất có tác

dụng hỗ trợ có trong hạng A đƣợc sử dụng với 13 khoản mục thuốc, chiếm
5,34% tổng giá trị tiền thuốc của bệnh viện, trong đó hoạt chất glutathion có
GTSD lớn nhất (12,99 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,32%) và có sự trùng lặp nhiều
biệt dƣợc cho cùng 1 hoạt chất, chẳng hạn glutathion hàm lƣợng 600mg dạng
viên có đến 5 thuốc [34]. Nghiên cứu khác tại bệnh viện Đà Nẵng năm 2013
cho kết quả với 7 khoản mục thuốc trong nhóm AN (chiếm tỷ lệ 0,81% về số
khoản mục) nhƣng lại chiếm tới 10,26% về giá trị [23]. Nghiên cứu tại bệnh
viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An năm 2016 có kết quả nhóm AN với 27
khoản mục (chiếm 4,13%) có GTSD là 31 tỷ, chiếm gần 20% tổng GTSD cao
hơn cả nhóm AV [35].
1.5. Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa
1.5.1. Đặc điểm
Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc có địa chỉ tại Phố Lê Duẫn Thị
Trấn Ngọc Lặc Huyện Ngọc Lặc Tỉnh Thanh Hóa tiền thân là Bệnh viện
huyện đƣợc thành lập tháng 5 năm 1961 . Đến năm 2004 thực hiện quyết định
số: 355/QĐ-CT của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nâng cấp lên thành Bệnh
viện ĐKKV hạng II trực thuộc Sở Y Tế Thanh Hóa. Bệnh viện có tổng diện
tích 28 ha, với 970 giƣờng bệnh thực kê, 557 cán bộ viên chức, 30 khoa

13


phòng (6 phòng chức năng, 5 khoa cận lâm sàng, 2 tổ và 17 khoa lâm sàng),
với bảy chức năng nhiệm vụ chính:
1. Cấp cứu, khám chữa bệnh
2. Đào tạo cán bộ y tế
3. Nghiên cứu khoa học về y học
4. Chỉ đạo tuyến dƣới về chuyên môn kỹ thuật
5. Phòng bệnh
6. Hợp tác quốc tế

7. Quản lý kinh tế y tế
BVĐK khu vực Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa là bệnh viện tuyến tỉnh, với
số lƣợt khám bệnh trung bình 400 - 500 bệnh nhân/ngày và số lƣợt điều trị nội
trú 600 - 800 bệnh nhân/ngày.
Để khẳng định năng lực đúng với tầm vóc của bệnh viện đa khoa hạng II
trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân trong huyện, các huyện lân cận và
nƣớc bạn Lào, bệnh viện đã đẩy mạnh phát triển các dịch vụ kỹ thuật cao trên
đầy đủ các lĩnh vực: nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, phụ sản, chuyên khoa,
cận lâm sàng.
Đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tay nghề và trình độ cao , 1
Bác sĩ CKII, 4 Thạc sỹ, 120 Bác sĩ-Dƣợc sĩ CKI), phƣơng tiện kỹ thuật hiện
đại, thái độ phục vụ tận tình nhằm hƣớng tới một mục đích chung là đem lại
kết quả điều trị tốt nhất cho ngƣời bệnh.
1.5.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Bệnh viện tọa lạc trên khu đất có diện tích 28 ha, gồm 8 khu nhà với
tổng diện tích sử dụng 43.160 m2. Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại với hệ
thống 5 phòng mổ, 1 labo xét nghiệm đảm bảo tiêu chuẩn, đạt 100% kết quả
ngoại kiểm.
Khu chẩn đoán kỹ thuật cao với hệ thống máy móc thế hệ mới: máy xét
nghiệm miễn dịch tự động, máy khí máu, điện giải, đếm tế bào, xét nghiệm

14


nƣớc tiểu, sinh hóa, chức năng đông máu, định danh vi khuẩn. Hệ thống tự
động thực hiện tất cả các xét nghiệm với chất lƣợng chẩn đoán chính xác, trả
kết quả nhanh không mất nhiều thời gian chờ đợi.
Hệ thống chẩn đoán hình ảnh hiện đại: Chụp mạch số hóa xóa nền, CTScaner 64 lát cắt, Xquang DR 2 chấm nhận, C-arm kỹ thuật số, siêu âm 4D,
máy chụp răng toàn cảnh, máy chụp nhũ ảnh, máy cộng hƣởng từ.
Hệ thống 12 máy lọc thận nhân tạo.

1.5.3. Mô hình bệnh tật của bệnh viện
Mô hình bệnh tật của bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc tỉnh Thanh
Hóa tỉnh đƣợc phân thành 21 chƣơng bệnh theo phân loại bệnh tật ICD – 10
của Tổ chức y tế thế giới [14].
Bảng 1.1 Cơ cấu bệnh tật của Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc tỉnh
Thanh Hóanăm 2017 theo ICD – 10

C10 Bệnh hệ hô hấp

Mã ICD –
10
J00-J99

C11 Bệnh hệ tiêu hóa

K00-K99

25.685

12,53

I00-I99

24.472

11,94

TT

Chƣơng bệnh


Tần suất

Tỉ lệ (%)

28.849

14,08

C09 Bệnh hệ tuần hoàn
Chấn thƣơng, ngộ độc và một
C19 số hậu quả khác do nguyên
nhân bên ngoài
C15 Chửa, đẻ và sau đẻ

S00-T99

18.317

8,94

O00-O99

17.370

8,47

C06 Bệnh hệ thần kinh

G00-G99


16.821

8,21

C14 Bệnh hệ sinh dục-tiết niệu

N00-N99

12.544

6,12

C12 Bệnh da và mô dƣới da
Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh
C01
vật
Bệnh cơ – Xƣơng và mô liên
C13
kết
C07 Bệnh mắt và phần phụ

L00-L99

11.254

5,49

A00-B99


9.873

4,81

M00-M99

9.098

4,44

H00-H59

8.644

4,21

C00-D48

6.450

3,14

C02 Khối U

15


TT
C04
C16

C08
C03
C20
C05
C18
C17
C21

Mã ICD –
10

Chƣơng bệnh
Bệnh nội tiết, dinh dƣỡng và
chuyển hóa
Một số bệnh trong thời kỳ
sinh
Bệnh tai và xƣơng chũm
Bệnh của máu và cơ quan tạo
máu, cơ chế miễn dịch
Nguyên nhân bên ngoài của
bệnh tật và tử vong
Rối loạn tâm thần và hành vi
Triệu chứng, dấu hiệu và phát
hiện bất thƣờng lâm sàng, xét
nghiệm
Dị dạng bẩm sinh và biến
dạng
Yếu tố ảnh hƣởng đến sức
khỏe ngƣời khám nghiệm và
điều tra

Tổng
Mô hình bệnh tật của BVĐKKV

E00-E90

Tần suất
4.879

Tỉ lệ (%)
2,38

P00-P96

2.780

1,35

H60-H95

2.563

1,25

D50-D89

1.752

0,85

V01-Y98


1.256

0,61

F00-F99

1.128

0,55

R00-R99

824

0,40

Q00-Q99

254

0,12

Z00-Z99

28

0,01

100

Ngọc Lặc tỉnh Thanh hóa trong năm
204.841

2017 rất đa dạng, gồm 21 chƣơng bệnh. Các bệnh về hô hấp chiếm tỉ lệ cao
nhất chiếm 14,08%, tiếp theo là bệnh về hệ tiêu hóa chiếm 12,53%, bệnh về
hệ tuần hoàn chiếm 11,94%.

16


×