Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh tại bệnh viện quân y 354 năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 113 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN XUÂN TRUNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354 NĂM 2017

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN XUÂN TRUNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354 NĂM 2017
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

CHUYÊN NGHÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MS: CK 62 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng

HÀ NỘI - 2019



LỜI CẢM ƠN
Luận văn này hoàn thiện được là nhờ rất nhiều từ sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè, cơ quan và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng, Phó trưởng Bộ môn
Quản lý và Kinh tế dược, Trường đại học Dược Hà Nội, người Cô đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược,
Trường Đại Học Dược Hà Nội đã truyền đạt cho tôi phương pháp nghiên cứu
khoa học và kiến thức chuyên ngành quý báu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới
các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, các phòng ban và các thầy cô giáo
trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ, dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học
tập tại Trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc, ban Kế hoạch - Tổng hợp,
ban Công nghệ thông tin, đặc biệt là khoa Dược Bệnh viện Quân y 354 đã tạo
điều kiện cho tôi trong quá trình làm đề tài.
Tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp những người đã động viên, cổ vũ,
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Cuối cùng cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong
gia đình đã luôn bên tôi, sẻ chia yêu thương cho tôi trên mọi nẻo đường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng

năm 2019

Học viên

Nguyễn Xuân Trung



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Hương. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố ở các công trình nghiên cứu khác.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2019

Học viên

Nguyễn Xuân Trung


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Thực trạng sử dụng kháng sinh tại bệnh viện ......................................... 3
1.1.1. Qui định về thuốc kháng sinh ........................................................... 3
1.1.2. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh ........................................................ 5
1.1.3. Sử dụng kháng sinh tại bệnh viện ..................................................... 9
1.2. Thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh viện .......................................... 16
1.3. Các phương pháp nghiên cứu, phân tích và đánh giá về sử dụng kháng sinh. ... 20
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số ............................................... 20
1.3.2. Các phương pháp phân tích dữ liệu tổng hợp ................................. 21
1.4. Vài nét về bệnh viện Quân y 354 .......................................................... 24
1.5. Tính cấp thiết và cần thiết của đề tài .................................................... 25
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 27
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................... 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 27

2.1.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 27
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 27
2.2.1. Biến số nghiên cứu.......................................................................... 27
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 31
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................... 31
2.2.4. Mẫu nghiên cứu .............................................................................. 32
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................... 35
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 40
3.1. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc kháng sinh đã sử dụng tại bệnh viện
Quân y 354 năm 2017 .................................................................................. 40
3.1.1. Cơ cấu kháng sinh về số lượng và giá trị sử dụng trong năm 2017 40
3.1.2. Cơ cấu kháng sinh theo nhóm tác dụng dược lý............................. 41
3.1.3. Cơ cấu kháng sinh theo nguồn gốc, xuất xứ ................................... 45
3.1.4. Cơ cấu kháng sinh theo đường dùng .............................................. 46


3.1.5. Cơ cấu kháng sinh theo nguồn kinh phí ......................................... 46
3.1.6. Cơ cấu kháng sinh theo đối tượng điều trị...................................... 47
3.1.7. Cơ cấu kháng sinh theo nguồn gốc tên của thuốc .......................... 48
3.1.8. Liều DDD của thuốc kháng sinh .................................................... 48
3.2. Phân tích thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh cephalosporin thế hệ 3
trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân y 354 năm 2017 .......................... 50
3.2.1. Cơ cấu về đối tượng trong bệnh án. ................................................ 50
3.2.2. Cơ cấu về khối điều trị theo bệnh án .............................................. 50
3.2.3. Cơ cấu về chỉ định phẫu thuật trong bệnh án ................................. 51
3.2.4. Cơ cấu về biên bản hội chẩn ........................................................... 52
3.2.5. Thực hiện qui định đánh số thứ tự ngày dùngkháng sinh trong BA ...... 53
3.2.6. Cơ cấu về việc sử dụng kháng sinh đồ trong bệnh án .................... 54
3.2.7. Cơ cấu đường dùng và ngày dùng của thuốc kháng sinh cephalosporin

thế hệ 3 ...................................................................................................... 54
3.2.8. Cơ cấu chuyển đường dùng của thuốc kháng sinh ......................... 55
3.2.9. Phản ứng có hại của thuốc .............................................................. 57
3.2.10. Khuyến cáo đưa liều của kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 ....... 57
3.2.11. Khoảng cách đưa liều của kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 ..... 59
3.2.12. Cơ cấu về ngày điều trị của kháng sinh ........................................ 60
3.2.13. Tần suất lượt sử dụng của kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 ..... 62
3.2.14. Cơ cấu chi phí thuốc trong điều trị ............................................... 63
3.2.15. Cách sử dụng cephalosporin thế hệ 3 trong bệnh án .................... 68
3.2.16. Phối hợp kháng sinh...................................................................... 68
3.2.17. Thay đổi kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 ................................ 70
3.2.18. Tương tác thuốc kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 .................... 72
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 74
4.1. Cơ cấu danh mục thuốc kháng sinh đã sử dụng tại bệnh viện quân y
năm 2017 ...................................................................................................... 74
4.1.1. Cơ cấu kháng sinh về số lượng và giá trị sử dụng trong năm 2017 74
4.1.2. Cơ cấu kháng sinh theo nhóm tác dụng dược lý............................ 74
4.1.3. Cơ cấu kháng sinh theo nguồn gốc, xuất xứ ................................... 76
4.1.4. Cơ cấu kháng sinh theo đường dùng .............................................. 77


4.1.5. Cơ cấu kháng sinh theo nguồn kinh phí ......................................... 77
4.1.6. Cơ cấu kháng sinh theo đối tượng điều trị...................................... 77
4.1.7. Cơ cấu kháng sinh theo nguồn gốc tên của thuốc .......................... 78
4.1.8. Liều DDD của thuốc kháng sinh .................................................... 78
4.2. Phân tích thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh cephalosporin thế hệ 3
trong điều trị nội trú tại Bệnh viện quân y 354 năm 2017. .......................... 79
4.2.1. Cơ cấu về đối tượng trong bệnh án. ............................................... 79
4.2.2. Cơ cấu về khối điều trị theo bệnh án .............................................. 79
4.2.3. Cơ cấu về chỉ định phẫu thuật trong bệnh án ................................. 79

4.2.4. Cơ cấu về biên bản hội chẩn ........................................................... 80
4.2.5. Cơ cấu về việc đánh số thứ tự ngày dùng kháng sinh trong bệnh án ... 80
4.2.6. Cơ cấu về việc sử dụng kháng sinh đồ trong bệnh án .................... 81
4.2.7. Cơ cấu đường dùng của thuốc kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 81
4.2.8. Cơ cấu chuyển đường dùng của thuốc kháng sinh ......................... 81
4.2.9. Phản ứng có hại của thuốc .............................................................. 82
4.2.10. Khuyến cáo đưa liều, khoảng cách đưa liều của kháng sinh C3G 82
4.2.11. Cơ cấu về ngày điều trị của kháng sinh ........................................ 83
4.2.12. Tần suất lượt sử dụng của kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 ..... 84
4.2.13. Cơ cấu chi phí thuốc trong điều trị ............................................... 84
4.2.14. Cách sử dụng và thay đổi kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 ...... 84
4.2.15. Phối hợp và tương tác thuốc kháng sinh C3G trong bệnh án ....... 85
4.3. Hạn chế của đề tài ................................................................................. 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADR
BA
BBHC
BHYT
BV
BVQY
C1,2,3,4G
CS
DDD

DMT
DTQG
DVYT
GT
GTSD
HC
HSBA
KHTH
KM
KS
KSĐ
KSDP
PL

QY
TB
TL
TT
WHO

: Phản ứng có hại của thuốc
: Bệnh án.
: Biên bản hội chẩn
: Bảo hiểm y tế.
: Bệnh viện.
: Bệnh viện Quân y.
: Cephalosporin thế hệ 1, 2, 3, 4.
: Chính sách.
: Liều xác định trong ngày.
: Danh mục thuốc.

: Dược thư quốc gia.
: Dịch vụ y tế.
: Giá trị.
: Giá trị sử dụng.
: Hoạt chất.
: Hồ sơ bệnh án.
: Kế hoạch tổng hợp.
: Khoản mục.
: Kháng sinh.
: Kháng sinh đồ.
: Kháng sinh dự phòng.
: Phụ lục.
: Quyết định.
: Quân y.
: Trung bình.
: Tài liệu.
: Thứ tự.
: Tổ chức y tế thế giới.


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:
Bảng 1.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:
Bảng 3.6:
Bảng 3.7:
Bảng 3.8:
Bảng 3.9:

Bảng 3.10:
Bảng 3.11:
Bảng 3.12:
Bảng 3.13:
Bảng 3.14:
Bảng 3.15:
Bảng 3.16:
Bảng 3.17:
Bảng 3.18:
Bảng 3.19:
Bảng 3.20:
Bảng 3.21:
Bảng 3.22:
Bảng 3.23:

Tóm tắt một số nghiên cứu về sử dụng kháng sinh và kháng sinh
cephalosporin thế hệ 3 trên thế giới .......................................... 11
Tóm tắt tình hình sử dụng kháng sinh tại một số bệnh viện ở
Việt Nam ................................................................................... 13
Cơ cấu danh mục thuốc kháng sinh sử dụng tại Bệnh viện Quân
y 354 năm 2017 ......................................................................... 28
Các chỉ số phân tích thực trạng kê đơn cephalosporin thế hệ 3 29
Tỷ lệ hồ sơ bệnh án theo mã Bệnh ICD 10 ............................... 34
Cơ cấu về số lượng và giá trị sử dụng của thuốc kháng sinh năm 2017.. 40
Cơ cấu về số lượng và giá trị của các nhóm kháng sinh năm 2017... 41
Cơ cấu về số lượng và giá trị sử dụng của nhóm beta- lactam và
các phân nhóm khác. ................................................................. 42
Cơ cấu số lượng giá trị sử dụng của phân nhóm cephalosporin
thế hệ 3 ...................................................................................... 43
Cơ cấu sử dụng và giá trị của thuốc nhóm C3G ....................... 44

Cơ cấu kháng sinh về số lượng và giá trị sử dụng theo nguồn
gốc xuất xứ ................................................................................ 45
Cơ cấu kháng sinh về số lượng và giá trị theo đường dùng ..... 46
Cơ cấu kháng sinh về số lượng và giá trị theo nguồn kinh phí 46
Cơ cấu kháng sinh về đối tượng điều trị ................................... 47
Cơ cấu kháng sinh về số lượng và giá trị sử dụng theo tên thuốc ... 48
Kết quả DDD/ 100 giường- ngày của phân nhóm kháng sinh.. 48
DDD của kháng sinh nhóm beta-lactam ................................... 49
Cơ cấu về đối tượng trong bệnh án ........................................... 50
Cơ cấu về khối điều trị .............................................................. 50
Cơ cấu về khoa điều trị ............................................................. 51
Cơ cấu về chỉ định phẫu thuật ................................................... 51
Cơ cấu về biên bản hội chẩn ..................................................... 52
Tình hình sử dụng biên bản hội chẩn của kháng sinh cephalosporin
thế hệ 3 ...................................................................................... 52


Bảng 3.24:
Bảng 3.25:
Bảng 3.26:
Bảng 3.27:
Bảng 3.28:
Bảng 3.29:
Bảng 3.30:
Bảng 3.31:
Bảng 3.32:
Bảng 3.33:
Bảng 3.34:
Bảng 3.35:
Bảng 3.36:

Bảng 3.37:
Bảng 3.38:
Bảng 3.39:
Bảng 3.40:
Bảng 3.41:
Bảng 3.42:
Bảng 3.43:
Bảng 3.44:
Bảng 3.45:
Bảng 3.46:
Bảng 3.47:
Bảng 3.48:
Bảng 3.49:
Bảng 3.50:
Bảng 3.51:

Tỷ lệ bệnh án có đánh số thứ tự ngày dùng kháng sinh............ 53
Cơ cấu về việc đánh số thứ tự ngày dùng kháng sinh .............. 53
Cơ cấu về việc sử dụng kháng sinh đồ...................................... 54
Cơ cấu về đường dùng của kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 54
Cơ cấu về chuyển đường dùng của thuốc kháng sinh............... 55
Cơ cấu về cách chuyển đường dùng của thuốc kháng sinh ...... 55
Tần suất chuyển đường dùng tiêm sang uống của kháng sinh . 56
Tần suất chuyển đường dùng uống sang tiêm của kháng sinh . 56
Biểu hiện phản ứng có hại của thuốc. ....................................... 57
Cơ cấu về khuyến cáo đưa liều của kháng sinh cephalosporin
thế hệ 3 ...................................................................................... 57
Đánh giá liều dùng của kháng sinh cephalosporin thế hệ 3..... 58
Cơ cấu về đối tượng sử dụng cephalosporin thế hệ 3 sai liều
khuyến cáo ................................................................................ 59

Cơ cấu về khoản cách đưa liều của kháng sinh cephalosporin
thế hệ 3 ...................................................................................... 59
Cơ cấu về ngày điều trị của kháng sinh .................................... 60
Cơ cấu ngày điều trị của kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 và
tỷ lệ ............................................................................................ 61
Phân bố tần suất sử dụng của các cephalosporin thế hệ 3 ........ 62
Chi phí thuốc trong điều trị ....................................................... 64
Tỷ lệ giá trị sử dụng của kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 với
thuốc trong bệnh án ................................................................... 66
Giá trị sử dụng của kháng sinh cephalosporin thế hệ 3với kháng
sinh đã sử dụng.......................................................................... 67
Tỷ lệ chỉ sử dụng kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 trong bệnh án . 68
Tỷ lệ sử dụng kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 từ đầu.......... 68
Số thuốc kháng sinh được kê trong 1 đợt điều trị ..................... 68
Tỷ lệ phối hợp cephalosporin thế hệ 3 với kháng sinh khác .... 69
Tỷ lệ phối hợp cephalosporin thế hệ 3 hay gặp ........................ 70
Tỷ lệ thay đổi kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 .................... 70
Tần suất thay thế của các thuốc kháng sinh .............................. 71
Tỷ lệ tương tác thuốc cephalosporin thế hệ 3 ........................... 72
Tỷ lệ từng thuốc cephalosporin thế hệ 3 có tương tác .............. 73


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ tóm tắt qui trình lấy bệnh án ................................................. 35


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe của con người là một trong những ưu tiên hàng đầu
của mỗi quốc gia trong đó thuốc đóng một vai trò hết sức quan trọng. Sử

dụng thuốc an toàn hiệu quả và hợp lý sẽ đem lại kết quả cao trong điều trị,
ngược lại nếu sử dụng thuốc thiếu hiệu quả, không hợp lý sẽ đem đến nhiều
hậu quả phức tạp không mong muốn.
Kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt vì việc sử dụng chúng không
chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng. Việc phát
hiện ra kháng sinh Penicillin của Alexander Fleming năm 1928 đã mở ra một
kỷ nguyên mới trong điều trị của nền y học. Kể từ đó đến nay đã có hàng
nghìn loại kháng sinh được tìm ra, cứu sống biết bao nhiêu người bệnh. Tuy
nhiên việc sử dụng kháng sinh như con dao hai lưỡi, nếu được sử dụng đúng
cách sẽ đem lại hiệu quả tốt trong điều trị, ngược lại nếu sử dụng không đúng
sẽ có rất nhiều hậu quả kèm theo, không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà
còn đến cả toàn xã hội.
Sử dụng kháng sinh không hợp lý đã gây nên tình trạng kháng kháng
sinh đặc biệt nghiêm trọng. Vấn đề về kháng kháng sinh đã mang tính toàn
cầu và đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển, với gánh nặng của các
bệnh nhiễm khuẩn và những chi phí bắt buộc cho việc thay thế các kháng sinh
cũ bằng các kháng sinh mới, đắt tiền. Các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá,
đường hô hấp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm khuẩn bệnh
viện là các nguyên nhân hàng đầu có tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong cao ở các nước
đang phát triển. Việc kiểm soát các loại bệnh này đã và đang chịu sự tác động
bất lợi của sự phát triển và lan truyền tình trạng kháng kháng sinh của vi
khuẩn [16].
Tổ chức Y tế Thế giới nhận định, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên
phụ thuộc kháng sinh và yêu cầu toàn cầu có trách nhiệm bảo vệ nguồn thuốc
kháng sinh quý giá cho thế hệ sau. Từ những năm 1996, Bộ Y tế đã ban hành
1


chính sách Quốc gia về thuốc, trong đó có nêu rõ chính sách về thuốc kháng
sinh như sau: “Thuốc kháng sinh có vai trò rất quan trọng trong điều trị, đặc

biệt đối với tình hình bệnh tật của một số nước khí hậu nhiệt đới như nước ta.
Do đó, cần phải chấn chỉnh việc kê đơn và sử dụng kháng sinh, kiểm soát tình
trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp” [10]. Tuy
nhiên do việc sử dụng rộng rãi, kéo dài cùng với việc lạm dụng, sử dụng chưa
hợp lý, thiếu an toàn nên tình trạng kháng kháng sinh của các vi sinh vật ngày
một gia tăng. Vì vậy vào năm 2013 Bộ Y tế lại đưa ra kế hoạch hành động
quốc gia về chống kháng thuốc nhưng tình hình chưa được cải thiện nhiều [5].
Mức độ kháng thuốc ngày càng trầm trọng làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều
trị, nguy cơ tử vong cao, thời gian điều trị kéo dài, chi phí điều trị tăng cao,
ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và cộng đồng. Đến năm 2018, Bộ Y tế
lại đưa ra khẩu hiệu "Kháng sinh: sử dụng có trách nhiệm" nhằm nêu cao tầm
quan trọng của kháng sinh và ý thức quản lý sử dụng nó trong cộng đồng.
Bệnh viện Quân y 354 là một bệnh viện đa khoa hạng 1, hàng năm
bệnh viện sử dụng một số lượng lớn thuốc để phục vụ khám chữa bệnh, trong
đó kháng sinh luôn là nhóm thuốc có tỷ lệ sử dụng cao trong bệnh viện
(thường chiếm khoảng 20- 40% tổng giá trị sử dụng thuốc), kháng sinh nhóm
cephalosporin thế hệ 3 cũng là một trong những nhóm kháng sinh quan trọng
được sử dụng nhiều trong điều trị nhiễm khuẩn tại bệnh viện, nhưng tình
trạng kháng kháng sinh đang là vấn đề phức tạp cần được giải quyết sớm.
Để góp phần quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng kháng sinh tại bệnh
viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích thực trạng sử dụng
thuốc kháng sinh tại bệnh viện quân y 354 năm 2017” với 2 mục tiêu:
1. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc kháng sinh đã sử dụng tại bệnh viện
quân y 354 năm 2017.
2. Phân tích thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh cephalosporin thế hệ 3
trong điều trị nội trú tại bệnh viện Quân y 354 năm 2017.

2



Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng sử dụng kháng sinh tại bệnh viện
1.1.1. Qui định về thuốc kháng sinh
1.1.1.1. Khái niệm
Có nhiều định nghĩa về kháng sinh, trên thế giới người ta coi kháng sinh
là một loại thuốc dùng để điều trị nhiễm khuẩn. Theo Meyers, kháng sinh là
những chất có tác dụng ức chế sự trao đổi chất, mà thoạt đầu là do các tế bào
sống phần nhiều là vi sinh vật, đặc biệt là các loài nấm Streptomycetes tiết ra.
Cũng có thể coi thuốc kháng sinh là những hợp chất hóa học – không kể
nguồn gốc – có tác động chuyên biệt trên một giai đoạn chuyển hoá thiết yếu
của vi sinh vật. Với liều điều trị, kháng sinh có thể kìm hãm hoặc tiêu diệt các
vi sinh vật gây bệnh. Theo quan điểm của Bộ Y tế Việt Nam thì “Kháng sinh
(antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) được tạo
ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes), có tác dụng ức
chế sự phát triển của các vi sinh vật khác [8].
Hiện nay “kháng sinh” được mở rộng đến cả những chất kháng khuẩn có
nguồn gốc tổng hợp như các sulfonamid và quinolon.
1.1.1.2. Phân loại thuốc kháng sinh
Người ta thường sử dụng một số căn cứ để phân loại kháng sinh như:
- Theo cơ chế tác dụng: thuốc ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, gây
rối loạn chức năng màng bào tương, ức chế sinh tổng hợp protein, ức chế
sinh tổng hợp acid nucleic.
- Theo tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh thì chia thành:
kháng sinh kìm khuẩn và kháng sinh diệt khuẩn.
- Theo cấu trúc hóa học thì kháng sinh được phân thành các nhóm sau:
• Nhóm Beta- lactam.
• Nhóm Aminoglycosid.
• Nhóm Macrolid.
• Nhóm Lincosamid.


3


• Nhóm Phenicol.
• Nhóm Tetracyclin.
• Nhóm Peptid: Glycopeptid, Polypetid, Lipopeptid.
• Nhóm Quinolon.
• Các nhóm kháng sinh khác: Sulfonamid, Oxazolidinon, 5-nitroimidazol.
Trong đó kháng sinh nhóm beta – lactam là một nhóm kháng sinh lớn
với cấu trúc hóa học có vòng beta – lactam gồm: Các penicilin, các
cephalosporin, các beta-lactam khác như: carbapenem, monobactam, các chất
ứng chế beta-lactam.
- Thuốc kháng sinh nhóm penicillin đều là dẫn xuất của acid
6-aminopenicilanic (A6AP), phần đa là các chất bán tổng hợp, chỉ có penicillin
G là kháng sinh tự nhiên được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy penicilium.
Việc thay đổi phổ kháng khuẩn và hoạt tính kháng sinh trên các chủng vi khuẩn
phụ thuộc vào sự thay đổi nhóm thế trong cấu trúc của penicillin bán tổng hợp.
- Kháng sinh nhóm cephalosporin đều là dẫn xuất của acid
7-aminocephalosporanic (A7AC) được hình thành bằng các phương pháp bán
tổng hợp. Sự thay đổi các nhóm thế sẽ dẫn đến thay đổi đặc tính và tác dụng
sinh học của thuốc. Dựa vào phổ kháng khuẩn của kháng sinh nhóm
cephalosporin được chia làm 4 thế hệ:
 Cephalosporin thế hệ 1 gồm các thuốc cefazolin, cephalexin,
cephadroxil có hoạt tính mạnh trên phần lớn các chủng vi khuẩn Gram (+),
hầu hết các vi khuẩn kỵ khí trong khoang miệng, có hoạt tính tốt trên các
chủng Moraxella catarrhalis, E.coli, K.pneumoniae, P.mirabilis.
 Cephalosporin thế hệ 2 gồm: cefoxitin, cefaclor, cefprozil, cefuroxim,
cefotetan, ceforanid có hoạt tính mạnh hơn trên vi khuẩn Gr (-) so với thế hệ 1
nhưng yếu hơn thế hệ 3.
 Cephalosporin thế hệ 3 được phát hiện và công bố vào đầu những

năm 1980 gồm có: cefotaxim (1980), ceftriaxon (1982), ceftazidim (1983),
cefoperazon (1986), cefixim (1987), cefpodoxim proxetil (1989), cefdinir

4


(1991), ceftibuten (1992), cefditoren, ceftizoxim [54]. Có hoạt tính mạnh trên
vi khuẩn Gr (-), trên Gr (+) kém hơn thế hệ 1 nhưng có hoạt tính mạnh trên vi
khuẩn họ Enterrobacteriaceae.
 Cephalosporin thế hệ 4 như cefepim có phổ tác dụng mạnh hơn thế
hệ 3 và bền vững với các beta-lactamase nhưng không bền với Klebsiella
pneumoniae.
Nhóm Carbapenem: là nhóm beta-lactam mới có phổ kháng khuẩn
rộng, có hoạt tính rất mạnh trên vi khuẩn Gram (-), được tạo ra từ biến đổi cấu
trúc hóa học của penicillin và cephalosporin. Gồm có các thuốc: imipenem,
meropenem, doripenem, ertapenem.
- Nhóm Monobactam là kháng sinh có công thức phân tử chứa betalactam đơn vòng. Điển hình là aztreonam chỉ có tác dụng trên vi khuẩn Gr (-).
- Các chất ức chế beta-lactam cũng có cấu trúc beta-lactam nhưng không
có hoạt tính kháng khuẩn, mà chỉ có vai trò ức chế enzym beta-lactam do vi
khuẩn tiết ra.Các chất này được sử dụng trên lâm sàng hiện nay gồm có acid
clavunanic, sulbactam, tazobactam [8].
Nhìn chung kháng sinh nhóm beta-lactam được đánh giá tốt về hiệu
quả cũng như khả năng dung nạp, nên được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi.
1.1.2. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh
Muốn điều trị thành công nhiễm khuẩn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
tình trạng bệnh lý, vị trí nhiễm khuẩn và sức đề kháng của người bệnh. Các
kiến thức về phân loại kháng sinh sẽ giúp cho việc lựa chọn kháng sinh hay
xác định chế độ liều tối ưu cho từng nhóm kháng sinh, là cơ sở để thực hiện
các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý. Trên thế giới sử dụng kháng sinh
thường theo nguyên tắc MINDME:[4]

- Theo chỉ dẫn vi khuẩn học bất kỳ khi nào có thể (Microbiology guides
wherever possible).
- Chỉ định phải căn cứ trên bằng chứng (Indication should be evidence-based).
- Lựa chọn phổ hẹp nhất cần thiết (Narrowest spectrum required).

5


- Liều lượng phù hợp với loại nhiễm khuẩn và vị trí nhiễm khuẩn
(Dosage appropriate to the site and type of infection).
- Thời gian điều trị tối thiểu cho hiệu quả (Minimum duration of therapy).
- Bảo đảm đơn trị liệu trong hầu hết các trường hợp (Ensure monotherapy in
most situation).
Tại Việt Nam, những nguyên tắc chính khi sử dụng kháng sinh được
nêu ra là:
- Chỉ dùng kháng sinh cho nhiễm khuẩn. Không dùng cho nhiễm virus.
Dùng càng sớm càng tốt.
- Chỉ định theo phổ tác dụng. Nếu nhiễm khuẩn đã xác định thì dùng
kháng sinh phổ hẹp.
- Dùng đủ liều để đạt được nồng độ đủ và ổn định. Không dùng liều tăng
dần. Dùng đủ thời gian qui định.
- Chọn thuốc theo dược động học phụ thuộc vào nơi nhiễm khuẩn và tình
trạng bệnh nhân. Đồng thời phải phối hợp với các biện pháp điều trị khác khi
cần [7].
Bên cạnh đó, Bộ y tế cũng đưa ra các lưu ý khi sử dụng kháng sinh [8]:
Lựa chọn kháng sinh và liều lượng:
Lựa chọn thuốc kháng sinh phụ thuộc hai yếu tố: người bệnh và vi khuẩn
gây bệnh.
Yếu tố liên quan đến người bệnh cần xem xét bao gồm: lứa tuổi, tiền sử
dị ứng thuốc, chức năng gan - thận, tình trạng suy giảm miễn dịch, mức độ

nặng của bệnh, bệnh mắc kèm, cơ địa dị ứng…
Về vi khuẩn: loại vi khuẩn, độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn.
Cần cập nhật tình hình kháng kháng sinh để có lựa chọn phù hợp. Chính sách
kê đơn kháng sinh nhằm giảm tỷ lệ phát sinh vi khuẩn kháng thuốc và đạt
được tính kinh tế trong điều trị.
Liều dùng của kháng sinh phụ thuộc nhiều yếu tố: tuổi người bệnh, cân
nặng, chức năng gan - thận, mức độ nặng của bệnh. Không có liều chuẩn cho
các trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Kê đơn không đủ liều sẽ dẫn đến thất bại

6


điều trị và tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc, do vậy, việc giám sát nồng độ
thuốc trong máu nên được triển khai.
Sử dụng kháng sinh dự phòng
Kháng sinh dự phòng (KSDP) là việc sử dụng kháng sinh trước khi xảy
ra nhiễm khuẩn nhằm mục đích ngăn ngừa hiện tượng này. KSDP nhằm giảm
tần suất nhiễm khuẩn tại vị trí hoặc cơ quan được phẫu thuật, không dự phòng
nhiễm khuẩn toàn thân hoặc vị trí cách xa nơi được phẫu thuật.
KSDP được chỉ định cho tất cả các can thiệp phẫu thuật thuộc phẫu
thuật sạch nhiễm. Phẫu thuật nhiễm và phẫu thuật bẩn: kháng sinh đóng vai
trò trị liệu. Lựa chọn kháng sinh dự phòng có phổ tác dụng phù hợp với các
chủng vi khuẩn chính thường gây nhiễm khuẩn tại vết mổ cũng như tình trạng
kháng thuốc tại địa phương, đặc biệt trong từng bệnh viện.
Liều kháng sinh dự phòng tương đương liều điều trị mạnh nhất của
kháng sinh đó. Lưu ý đường dùng thuốc và thời gian dùng thuốc theo
hướng dẫn.
Không dùng kháng sinh để dự phòng cho các nhiễm khuẩn liên quan
đến chăm sóc sau mổ và những nhiễm khuẩn xảy ra trong lúc mổ.
Kháng sinh dự trữ: thuật ngữ thuốc dự trữ nói chung và kháng sinh dự trữ

nói riêng là những thuốc được đánh dấu (*) trong thông tư 40/ 2014/ TT- BYT
ngày 27/ 11/ 2014 và những thuốc có trong danh mục kháng sinh cần phê duyệt
trước khi sử dụng tại bệnh viện của quyết định 708/ QĐ- BYT ngày 2/ 5/ 2015.
Sử dụng kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm
Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm khi chưa có bằng chứng về vi
khuẩn học do không có điều kiện nuôi cấy vi khuẩn, hoặc khi đã nuôi cấy mà
không phát hiện được nhưng có bằng chứng lâm sàng rõ rệt về nhiễm khuẩn.
Phác đồ sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm là lựa chọn kháng sinh có phổ
hẹp nhất gần với hầu hết các tác nhân gây bệnh hoặc với các vi khuẩn nguy
hiểm có thể gặp trong từng loại nhiễm khuẩn. Kháng sinh phải có khả năng
đến được vị trí nhiễm khuẩn với nồng độ hiệu quả nhưng không gây độc. Nếu

7


không có bằng chứng về vi khuẩn sau 48 giờ điều trị, cần đánh giá lại lâm
sàng trước khi quyết định tiếp tục sử dụng kháng sinh.
Sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng vi khuẩn học
Nếu có bằng chứng rõ ràng về vi khuẩn và kết quả của kháng sinh đồ,
kháng sinh được lựa chọn là kháng sinh có hiệu quả cao nhất với độc tính
thấp nhất và có phổ tác dụng hẹp nhất gần với các tác nhân gây bệnh được
phát hiện. Ưu tiên sử dụng kháng sinh đơn độc. Phối hợp kháng sinh chỉ cần
thiết nếu: Chứng minh có nhiễm đồng thời nhiều loại vi khuẩn nên cần phối
hợp mới đủ phổ tác dụng, hoặc khi gặp vi khuẩn kháng thuốc mạnh, cần phối
hợp để tăng thêm tác dụng, hoặc khi điều trị kéo dài, cần phối hợp để giảm
nguy cơ kháng thuốc.
Lựa chọn đường đưa thuốc
Đường uống là đường dùng được ưu tiên vì tính tiện dụng, an toàn và giá
thành rẻ.
Đường tiêm chỉ được dùng trong những trường hợp sau: Khi khả năng

hấp thu qua đường tiêu hoá bị ảnh hưởng, khi cần nồng độ kháng sinh trong
máu cao, khó đạt được bằng đường uống, nhiễm khuẩn trầm trọng và tiến
triển nhanh. Tuy nhiên, cần xem xét chuyển ngay sang đường uống khi có thể.
Độ dài đợt điều trị
Độ dài đợt điều trị phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn, vị trí nhiễm
khuẩn và sức đề kháng của người bệnh. Các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ và
trung bình thường đạt kết quả sau 7 - 10 ngày. Không nên điều trị kéo dài để
tránh kháng thuốc, tăng tỷ lệ xuất hiện tác dụng không mong muốn và tăng
chi phí điều trị.
Lưu ý tác dụng không mong muốn và độc tính khi sử dụng kháng sinh
Tất cả các kháng sinh đều có thể gây ra tác dụng không mong muốn
(ADR), do đó cần cân nhắc nguy cơ/lợi ích trước khi quyết định kê đơn. Gan
và thận là hai cơ quan chính thải trừ thuốc, do đó sự suy giảm chức năng những

8


cơ quan này dẫn đến giảm khả năng thải trừ kháng sinh, kéo dài thời gian lưu
của thuốc trong cơ thể, làm tăng nồng độ dẫn đến tăng độc tính. Do đó phải
thận trọng khi kê đơn kháng sinh cho người cao tuổi, người suy giảm chức
năng gan, thận vì tỷ lệ gặp ADR và độc tính cao hơn người bình thường [8].
1.1.3. Sử dụng kháng sinh tại bệnh viện
Sử dụng thuốc hợp lý đang trở thành vấn đề được cả thế giới quan tâm,
đặc biệt là việc sử dụng kháng sinh. Đây là một trong những nhóm thuốc có
giá trị chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nhóm thuốc được sử dụng trong bệnh
viện. Kháng sinh luôn được coi là một trong các nhóm thuốc dễ bị lạm dụng
nhất với việc sử dụng bất hợp lý ở tất cả các khu vực, nhất là ở các nước đang
phát triển.
Dữ liệu mới nhất về tiêu thụ kháng sinh trong Liên minh Châu âu do
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Châu Âu công bố tháng 11 năm

2017 cho thấy: Trong năm 2016, mức tiêu thụ trung bình của EU / EEA về sử
dụng thuốc kháng sinh để sử dụng có hệ thống trong lĩnh vực bệnh viện là 2,1
DDD /1000 người - ngày. Tiêu thụ dao động từ 1,0 (Hà Lan) đến 2,9 (Malta)
DDD mỗi 1000 người - ngày. Như những năm trước, penicillin là thuốc
kháng sinh được sử dụng thường xuyên nhất ở tất cả các quốc gia, từ 33%
(Đức) đến 67% (Slovenia) của tổng tiêu thụ trong cộng đồng. Tỷ lệ các nhóm
kháng sinh khác đa dạng hơn giữa các quốc gia, ví dụ cephalosporin và các
beta-lactam khác: từ 0,2% (Đan Mạch) đến 22% (Nước Đức); macrolides,
lincosamides và streptogramins: từ 5% (Thụy Điển) đến 23% (Slovakia); và
quinolone: từ 2% (Vương quốc Anh) đến 21% (Síp) [42].
Theo báo cáo của chương trình giám sát sử dụng thuốc kháng sinh ở
châu Âu (HSE/ HPSC) về việc sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện cấp công
ở Ireland cho năm 2017 trung bình là 86,6 liều hàng ngày được xác định cho
mỗi 100 ngày sử dụng, trong đó kết quả về tỷ lệ tiêu thụ kháng sinh bệnh viện
tính theo liều DDD/ 100 giường- ngày theo nhóm kháng sinh từ năm 2007

9


đến 2017 cho thấy một số nhóm có xu hướng tăng như mức tiêu thụ nhóm
penicillin tăng dần từ 35,9 (2007) lên đến 42,3 (2017), nhóm cephalosporin,
monobactam, carbapenem tăng rất mạnh, từ 5,9 (2007) lên đến 9,3 ( 2017).
Trong khi đó thì nhóm quinolones lại có xu thế giảm dần còn 4,9 (2017) [45].
Trong một nghiên cứu về dữ liệu bảo hiểm y tế và dịch vụ toàn quốc
năm 2008-2012 tại Hàn Quốc, lượng tiêu thụ toàn bộ kháng sinh từ 21,68 đến
23,12 DDD/ 100 người- ngày và có xu hướng tăng sử dụng các kháng sinh
cephalosporin thế hệ 3, các carbapenem và glycopeptid [53].
Tại Trung Quốc dữ liệu sử dụng kháng sinh của tất cả các bệnh án điện
tử của tất cả các bệnh viện trừ huyết học và khoa nhi cho thấy: mức độ tiêu
thụ kháng sinh còn khoảng 30 DDD/ 100 ngày giường năm 2014. Chi phí

kháng sinh cho đợt điều trị khoảng 95,4 dolar [41].
Liều kháng sinh được sử dụng cũng có nhiều thay đổi qua các năm:
Trong một nghiên cứu của GARP đánh giá mức độ sử dụng kháng sinh thông
qua liều xác định hàng ngày trên 100 giường – ngày (DDD/ 100 giườngngày) trong năm 2009 cao nhất là: levofloxacine (104,73), tiếp theo là
ceftriaxone (85,93), cefoperazole (22,14). Nhiều kháng sinh có mức tiêu thụ
tăng cao trong năm 2009 so với năm 2008 như: fluoroquinolone tăng từ 76,5
đến 125,6; và cephalosporin thế hệ 3 từ 63,4 đến 124,5 DDD/ 100 giườngngày. Trong khi các kháng sinh thế hệ cũ như amphenicol và cephalosporin
thế hệ 1 hoặc 2 ít được sử dụng [16].
Sử dụng kháng sinh cần tuân thủ nguyên tắc đầu tiên phải lựa chọn
kháng sinh có phổ hẹp nhất có tác dụng trên chủng vi khuẩn để giảm hiện
tượng kháng kháng sinh. Tuy nhiên trong thực tế các kháng sinh phổ rộng
như cephalosporin thế hệ 3, nhóm quinolon… được sử dụng rất phổ biến với
tỷ lệ cao. Có thể tóm tắt một số nghiên cứu về sử dụng kháng sinh trên thế
giới như sau:

10


Bảng 1 1: T m tắt một số nghiên cứu về sử dụng kháng sinh và kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 trên thế giới
Thông tin NC
STT

Địa điểm
NC (năm)

Mẫu và đối tƣợng
nghiên cứu

Tỷ lệ kê đơn
kháng sinh


Tất cả các bệnh
nhân sử dụng kháng
sinh ngày 19/7/2011

1

1 bệnh viện ở
Thổ Nhĩ Kỳ (2011) [50]

2

132 bệnh viện tại Đức 41539 bệnh nhân sử
(2011) [49]
dụng kháng sinh

3

183 Bệnh viện tại Mỹ 75 bệnh nhân tại
(2011) [47]
mỗi bệnh viện

47%

25,5%

Tình hình sử dụng kháng sinh
Cephalosporin là KS được sử dụng nhiều
nhất chiếm 57%, tiếp theo là các
fluoroquinolon và penicillin

KS được sử dụng nhiều nhất là cefuroxime
(14,3%), tiếp đó là ciprofloxacin (9,8%) và
ceftriaxon (7,5%)

96,2%

KS được sử dụng nhiều nhất là
fluoroquinolon (14,1%), các penicillin phối
hợp (11%), các C3G (10,5%)

4

226 bệnh viện của 41 quốc 17.693 trẻ em và trẻ
gia (2012) [52]
sơ sinh

37,6%

KS phổ rộng được sử dụng phổ biến, chủ
yếu là ceftriaxon (Đông Âu 31,35%, châu
Á 13,0%, Nam Âu 9,8%)

5

Mulago National Referral Bệnh án điều trị từ
12/2013 đến tháng 4
HospitalUganda
(2013-2014) [48]
năm 2014


79%

KS được sử dụng nhiều nhất là ceftriaxon
66%, metronidazol đứng thứ 2 với 41%

11


Bảng 1.1 chỉ ra tình hình sử dụng kháng sinh đặc biệt là kháng sinh
nhóm cephalosporin chiếm tỷ lệ cao (57%) [50]. Đáng lưu ý là tỷ lệ sử dụng
ceftriaxone tại các nước Đông Âu cao nhất (31,35%), tiếp theo là các nước ở
châu Á là 13%, Nam Âu là 9,8% [52]. Tại Ugada cũng cho thấy ceftriaxone
được chỉ định nhiều nhất chiếm 66% [48].
Trong những năm gần đây việc sử dụng kháng sinh tại Việt Nam luôn ở
mức đáng báo động. Tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn diễn ra khá phổ biến
trong các cơ sở y tế. Tỷ lệ có đơn thuốc là kháng sinh tại các tuyến y tế là
71,2%, có nơi lên đến 95% [34]; tỷ lệ này là 60,6% ở bệnh viện [14] và có thể
lên đến 75,5% trong nhóm bệnh nhân nội trú [15]. Một số nghiên cứu về sử
dụng kháng sinh trong bệnh viện Việt Nam cho thấy có khoảng 1/ 3 số Bệnh
nhân có chỉ định kê đơn kháng sinh không hợp lý [51].
Trước thực trạng đó, bên cạnh việc tuyên truyền phổ biến trên các phương
tiện thông tin đại chúng về nguy cơ lạm dụng kháng sinh, Bộ Y tế cũng đưa ra rất
nhiều những văn bản nhằm nâng cao công tác quản lý sử dụng kháng sinh như
quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015 hay quyết định số 772/ QĐ- BYT
ngày 04/ 03/ 2016. Tuy nhiên tại các cơ sơ y tế vẫn chưa được cải thiện nhiều.
Theo kết quả báo cáo của Bộ Y tế năm 2008- 2009 liều sử dụng kháng
sinh trung bình của nước ta là 274,7 DDD/100 giường- ngày [15]. Tỷ lệ này
cao hơn đáng kể so với báo cáo của Hà Lan cùng kỳ là 58,1 DDD/ 100
giường- ngày [43]. Trong một báo cáo khác của Bộ Y tế về tổng quan ngành y
tế năm 2013, chi cho thuốc chiếm tới 42% tổng chi y tế và 70% tổng giá trị

thanh toán BHYT. Thực trạng sử dụng thuốc có nhiều bất cập, đặc biệt là sử
dụng kháng sinh, tỷ lệ đơn thuốc có kháng sinh tính chung là 49,2% và ở
tuyến huyện xã là 60% [4].
Số liệu của bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2015, tổng chi phí tiền
thuốc khoảng 30.000 tỉ đồng, chiếm tới 50% tổng chi phí của quỹ BHYT cho
khám chữa bệnh, trong đó chi phí kháng sinh điều trị tại bệnh viện chiếm tới
17% tổng chi phí tiền thuốc. Cũng theo Bộ Y tế, trong khi các quốc gia phát
triển đang sử dụng KS thế hệ 1 thì Việt Nam đã sử dụng KS thế hệ 3 và 4.
Trong số 4 nhóm bệnh viện thì bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh/ thành phố có
mức chi trung bình cho kháng sinh là cao nhất (43%) [16]. Những năm gần
đây mức tiêu thụ kháng sinh ở một số bệnh viện cũng đã có giảm nhưng vẫn
đáng quan tâm, thông qua một số nghiên cứu gần đây theo bảng 1.2:

12


Bảng 1.2: Tóm tắt tình hình sử dụng kháng sinh tại một số bệnh viện ở Việt Nam

STT

Bệnh viện
(Năm)
Thông tin

1

Đối tƣợng
nghiên cứu

2


Phƣơng pháp
nghiên cứu

3

Đa khoa trung ƣơng
Quảng Nam (2013)
[39]

Việt Nam Thụy Điển
Uông Bí (2013)
[36]

Đa khoa tỉnh Vĩnh
Phúc(2015)
[40]

Chấn thƣơng chỉnh hình
Nghệ An (2016)
[33]

Danh mục thuốc, hồ sơ Báo cáo và bệnh án sử Báo cáo sử dụng thuốc và DMT, báo cáo xuất nhập
bệnh án sử dụng kháng dụng kháng sinh tại BV bệnh án nội trú tại BV 2015 tồn hồ sơ bệnh án nội trú
sinh tại BV năm 2013
năm 2013
tại BV năm 2016
Hồi cứu

Hồi cứu


Hồi cứu

Mô tả cắt ngang

Cỡ mẫu theo BA

400

237

216

350

4

Tỷ lệ tiền KS sản
xuất trong nƣớc

48,3% Tổng tiền

16,77% Tổng tiền

14% Tổng tiền

26,8% Tổng tiền

5


Tỷ lệ số khoản mục

37,58% số khoản mục

25,67% số khoản mục

50% số khoản mục

6

DDD/100 ngày
giƣờng của một
số KS

7

Giá trị tiêu thụ
KS theo đƣờng
dùng

Nhóm beta-lactam:
106,34 DDD cao nhất
(C3G là 35,12 DDD)
Thứ 2 là nhóm aminosid :
21,16 DDD
% GT thuốc đường tiêm,
truyền: 95,61%

Nhóm beta-lactam:
39,18 DDD cao nhất

Thứ 2 là nhóm
aminosid : 11 DDD

Fluoroquinolon : 65,93 DDD Amoxicillin + acid
Penicillin : 30,78 DDD
clavulanic :11,2 DDD
(Trong đó C2G : 48,08 ;
Ceftriaxon : 8,9 DDD
C3G : 49 DDD).
% GT thuốc đường tiêm, % GT thuốc đường tiêm,
truyền: 94,7%
truyền: 97%

13


Bảng 1.2 cho thấy nhóm Beta-lactam ở các bệnh viện Đa khoa trung
ương Quảng Nam và Việt Nam Thụy Điển Uông Bí có DDD/ 100 ngày
giường cao nhất, ở các bệnh viện khác nhóm này cũng đứng ở vị trí cao, trong
đó nhóm C3G có DDD/ 100 ngày giường ở bệnh viện đa khoa Vĩnh Phúc là
rất cao (49DDD) [39], [36], [40].
Giá trị tiêu thụ đường tiêm, truyền của kháng sinh là rất cao dao động từ
94,7% (bệnh viện đa khoa Vĩnh Phúc) đến 97% (bệnh viện chấn thương chỉnh
hình Nghệ An) [40], [33].
Tại Bệnh viện trung ương Quân đội 108, giá trị kháng sinh sử dụng chiếm
khoảng 36,1%. Trong các thuốc hạng A, kháng sinh chiếm 16/ 52 khoản mục
(30,8%) với giá trị 19,1 tỷ đồng chiếm 31,1%. Kháng sinh đường uống có giá trị
5,8 tỷ đồng chiếm 25,3%, kháng sinh đường tiêm, truyền có giá trị 17,1 tỷ đồng
chiếm 74,5%. Trong 6 nhóm kháng sinh đường tiêm thì nhóm cephalosporin
chiếm cao nhất với 46,2%. Trong phẫu thuật, tỷ lệ chi phí kháng sinh sau mổ

chiếm cao nhất (83%), sử dụng kháng sinh dự phòng đứng thứ 2 là 10,5% [13].
Trong các nghiên cứu năm 2013, tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh sử dụng tại
bệnh viện là tương đối đồng đều, tại bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam
là 39,79% [39], tỷ lệ này ở bệnh viện Đà Nẵng là 39,62% [12] còn ở bệnh viện
Việt Nam Thụy Điển Uông Bí là 21,94% [36]. Năm 2015 tỷ lệ tiền thuốc kháng
sinh tại bệnh viện đa khoa Vĩnh phúc là 39,73% [40], cá biệt năm 2016 ở bệnh
viện chấn thương chỉnh hình Nghệ An tỷ lệ tiền sử dụng thuốc kháng sinh là
63,1% [40]. Trong các bệnh viện này, kinh phí dành cho kháng sinh nhóm Betalactam luôn có tỷ lệ rất cao chiếm từ 65,86% đến 85,16%, đặc biệt là kháng sinh
nhóm cephalosporin chiếm tỷ lệ cao nhất từ 54,1% đến 92,03%. Bởi trong tất cả
các loại thuốc kháng sinh, cephalosporin là nhóm kháng sinh được dùng nhiều
nhất, đặc biệt là các cephalosporin thế hệ 3, 4. Các kháng sinh nhóm
cephalosporin thế hệ 3, với những ưu điểm về hoạt phổ tác dụng và tính an toàn,
ngay từ khi ra đời đã nhanh chóng trở thành nhóm kháng sinh có vai trò quan
trọng trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn, đặc biệt là những nhiễm khuẩn
nặng do vi khuẩn Gram (-), nên cũng bị lạm dụng nhiều nhất.

14


×